Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Phân tích lý luận của phép biện chứng duy vật về cách thức vận động, pháttriển của các sự vật, hiện tượng trong thế giới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (144.11 KB, 9 trang )

lOMoARcPSD|21993952

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ


BÀI TIỂU LUẬN CUỐI KỲ
MƠN: TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN

Chủ đề:

PHÂN TÍCH LÝ LUẬN CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG
DUY VẬT VỀ CÁCH THỨC VẬN ĐỘNG, PHÁT
TRIỂN CỦA CÁC SỰ VẬT, HIỆN TƯỢNG TRONG
THẾ GIỚI. ANH (CHỊ) HÃY VẬN DỤNG LÝ
LUẬN NÀY VÀO HOẠT ĐỘNG NHẬN THỨC VÀ
THỰC TIỄN CỦA BẢN THÂN

Giáo viên hướng
dẫn
Sinh viên thực
hiện
Mã số sinh viên
Số thứ tự
Lớp
Mã lớp học phần

:

Đào Tuấn Hậu


:
:
:
:

Trịnh Thị Thanh Huyền
31221026062
62
KQ005

:

22C1PHI51002332

Tháng 12/2022


lOMoARcPSD|21993952

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
NỘI DUNG
Chương 1: PHÂN TÍCH LÝ LUẬN .................................................1
1.1. Các khái niệm........................................................................1
1.1.1. Khái niệm về phép biện chứng...........................................1
1.1.2. Khái niệm về phép biện chứng duy vật..............................1
1.2. Quan điểm của phép duy vật biện chứng về cách thức vận
động, phát triển của sự vật, hiện tượng.......................................1
1.2.1. Phạm trù Chất và Lượng.....................................................2
1.2.2. Mối quan hệ biện chứng giữa Chất và Lượng.....................2

1.3. Ý nghĩa phương pháp luận....................................................3
Chương 2: VẬN DỤNG QUY LUẬT VÀO HOẠT ĐỘNG NHẬN
THỨC VÀ THỰC TIỄN CỦA BẢN THÂN.........................................3
2.1. Trong học tập .......................................................................3
2.2. Trong cuộc sống....................................................................4
KẾT LUẬN..........................................................................................5
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................6


lOMoARcPSD|21993952

MỞ ĐẦU
Trong thế giới, sự vật, hiện tượng luôn vận động và phát triển
không ngừng. Bất kỳ sự vật, hiện tượng nào cũng là một thể thống
nhất giữa hai mặt chất và lượng, mối quan hệ giữa chúng là tất yếu
và khách quan. Vì vậy, việc nắm rõ cách thức vận động, phát triển
của chúng trong thế giới để đề ra phương hướng áp dụng vào trong
khoa học, sản xuất và đời sống có ý nghĩa vơ cùng to lớn. Nếu nhận
thức không đúng sẽ dẫn đến tư tưởng tả khuynh, hữu khuynh. Hiểu
được điều đó, học thuyết của chủ nghĩa Mác-Lênin đã đưa ra quy luật
“Chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi
về chất và ngược lại”. Do đó, việc nghiên cứu từ đó phân tích và làm
rõ đề bài: “Phân tích lý luận của phép biện chứng duy vật về cách
thức vận động, phát triển của các sự vật, hiện tượng trong thế giới.
Anh (chị) hãy vận dụng lý luận này vào hoạt động nhận thức và thực
tiễn của bản thân” là cơ sở để chúng em áp dụng một cách đúng đắn
và khoa học quy luật này vào trong thực tiễn của cuộc sống.

NỘI DUNG
Chương 1: PHÂN TÍCH LÝ LUẬN

1.1. Các khái niệm
Phép biện chứng duy vật là nội dung quan trọng của triết học
Mác-Lênin bởi chức năng phương pháp luận phổ biến của nó cho
mọi hoạt động của chủ thể. Sau đây là khái niệm một phần liên
quan đến phép biện chứng duy vật để làm cơ sở cho các chương
tiếp theo.
1.1.1. Khái niệm về phép biện chứng
Phép biện chứng là học thuyết nghiên cứu về “những quy luật
chung của sự vận động của thế giới bên ngoài cũng như của tư duy
con người (V.I.Lênin)”.
1.1.2. Khái niệm về phép biện chứng duy vật

-1-


lOMoARcPSD|21993952

Phép biện chứng duy vật được định nghĩa khái quát rằng:
“Phép biện chứng… là môn khoa học về những quy luật phổ biến của
sự vận động và sự phát triển của tự nhiên, của xã hội loài người và
của tư duy (Ph.Ăngghen)”.
1.2. Quan điểm của phép duy vật biện chứng về cách thức
vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng
Một trong ba quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật và
cho biết phương
thức vận động, phát triển của sự vật, hiện trượng trong thế giới là
quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành những sự
thay đổi về chất và ngược lại.
1.2.1. Phạm trù Chất và Lượng
Chất là phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định khách




quan vốn có của sự vật, hiện tượng; là sự thống nhất hữu cơ các
thuộc tính tạo nên sự vật, hiện tượng, làm cho sự vật, hiện tượng
mang bản chất là chính nó, giúp phân biệt nó với cái khác.
Chất có tính tương đối ổn định và mang tính khách quan. Mỗi sự
vật, hiện tượng khơng phải chỉ có một chất mà có thể có nhiều chất.
Chất không chỉ được quy định bởi những yếu tố tạo thành mà còn bởi
phương thức liên kết giữa các yếu tố đó. Chất của sự vật do những
thuộc tính tạo thành nó quy định, song khái niệm chất khơng đồng
nhất với khái niệm thuộc tính. Chất bộc lộ ra thơng qua những thuộc
tính, nhưng khơng phải bất kỳ thuộc tính nào cũng là biểu hiện của
chất.
 Lượng là phạm trù triết học dùng để chỉ thuộc tính và tính quy
định vốn có của
sự vật, hiện tượng về mặt số lượng, khối lượng, quy mơ, trình độ
phát triển, nhịp điệu.
Lượng giống chất ở điểm tồn tại khách quan nhưng khác với
chất, lượng thường xuyên biến đổi. Mỗi loại lượng có phương thức
xác định khác nhau: Bằng con số chính xác; bằng phương pháp trừu
-2-


lOMoARcPSD|21993952

tượng; có trường hợp lượng là kết cấu bên trong nhưng cũng có
trường hợp lượng là nhân tố bên ngồi. Sự phân biệt giữa chất và
lượng chỉ mang tính tương đối, tùy vào từng mối quan hệ nhất định:
Trong mối quan hệ này nó là chất nhưng trong mối quan hệ khác nó

có thể là lượng.
1.2.2. Mối quan hệ biện chứng giữa Chất và Lượng
Bất kỳ sự vật, hiện tượng nào cũng là một thể thống nhất giữa
mặt chất và lượng.
Một là, từ những sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về
chất.
Sự thống nhất giữa chất và lượng diễn ra trong một phạm vi
nhất định gọi là độ.
 Độ là phạm trù triết học dùng để chỉ khoảng giới gian nhất định
mà trong đó sự thay đổi về lượng chưa dẫn đến sự thay đổi căn bản
về chất. Khi sự thay đổi về lượng đạt tới khoảng mà làm thay đổi
chất của sự vật thì khoảng đó gọi là điểm nút.
Điểm nút là phạm trù triết học dùng để chỉ điểm giới hạn mà



tại đó sự thay đổi về lượng đã phá vỡ độ cũ dẫn tới sự thay đổi về
chất. Trong những điều kiện nhất định, khi lượng đạt tới điểm nút tất
yếu sẽ làm chất cũ mất đi, chất mới sinh ra. Đây chính là bước nhảy
trong quá trình vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng.
 Bước nhảy là phạm trù triết học dùng để chỉ sự chuyển hóa về
chất do sự thay đổi về lượng trước đó gây ra trong quá trình phát
triển của sự vật, hiện tượng. Bước nhảy là bước ngoặt cơ bản, là sự
gián đoạn của quá trình vận động, phát triển liên tục: Đánh dấu sự
kết thúc của giai đoạn này và mở ra điểm khởi đầu của giai đoạn
mới.
Hai là, sự tác động trở lại của chất đối với lượng.
Mặc dù lượng thay đổi nhưng vẫn chịu sự tác động của chất.
Chất mới ra đời, không tồn tại một cách thụ động mà có tác động trở


-3-


lOMoARcPSD|21993952

lại đối với lượng mới. Q trình tác động đó diễn ra liên tục làm cho
sự vật, hiện tượng không ngừng phát triển.
1.3. Ý nghĩa phương pháp luận
Một là, trong hoạt động muốn tạo ra bước nhảy phải thực hiện
quá trình tích lũy dần dần về lượng nếu khơng sẽ khơng có sự biến
đổi về chất. Do đó, trong thực tiễn cần khắc phục bệnh nơn nóng,
chủ quan, duy ý chí, đặc biệt là tư tưởng “tả khuynh”.
Hai là, khi lượng đã đạt đến điểm nút thì cần phải chủ động,
quyết tâm thực hiện bước nhảy. Chỉ như vậy ta mới khắc phục được
tư tưởng bảo thủ, "hữu khuynh”.
Ba là, cần vận dụng linh hoạt các hình thức của bước nhảy trong
lĩnh vực xã hội, tuy vẫn phải tuân theo điều kiện khách quan, nhưng
cũng chú ý đến điều kiện chủ quan, vừa tránh sự nơn nóng lại vừa
tránh bảo thủ, trì trệ, khơng thay đổi.
Chương 2: VẬN DỤNG QUY LUẬT VÀO HOẠT ĐỘNG NHẬN
THỨC VÀ THỰC TIỄN CỦA BẢN THÂN
2.1. Trong học tập
Có thể nói, sự chuyển đổi từ Phổ thơng lên Đại học cũng giống
như q trình biến đổi từ lượng thành chất. Chính vì vậy để thích
nghi, mỗi sinh viên cần phải tự hình thành những thói quen, nếp
sống mới. Hiện nay, kiểu học tín chỉ đã tạo điều kiện sinh viên đăng
kí học vượt để ra trường sớm. Tuy nhiên có trường hợp, sinh viên nợ
mơn mà mình đăng ký học vượt bởi việc thực hiện nhiều bước nhảy
cùng nhau trong khi khả năng tiếp thu kiến thức (lượng) có hạn. Bên
cạnh đó, gian lận thi cử và căn bệnh thành tích là những tình huống

tiêu cực vẫn còn tồn tại trong nền giáo dục của nước ta hiện nay. Tức
là sinh viên chưa tích lũy đủ lượng đã được tạo điều kiện để thực hiện
thành công bước nhảy, tuy vậy chất vẫn giữ nguyên mà không biến
đổi thành chất mới, làm cho chất mới không tác động lượng mới.
Điều này đã khiến cho nền giáo dục của chúng ta có những người
khơng có cả “chất” và “lượng”.
-4-


lOMoARcPSD|21993952

Dựa vào ý nghĩa phương pháp luận của quy luật, sau đây là một
số giải pháp nâng cao chất lượng học tập cho bản thân em nói riêng
và sinh viên đại học nói chung.
Một là, từng bước tích lũy kiến thức một cách chính xác, đầy đủ;
tạo mọi điều kiện thuận lợi cho bước nhảy. Từ năm nhất của bậc học
đại học, các kiến thức đều có tính trừu tượng, do đó sinh viên cần rèn
luyện tính tích cực, tự giác, trung thực. Bằng cách: Ở nhà, sinh viên
tự nghiên cứu nội dung bài học trước. Ở trên lớp, tích cực phát biểu
xây dựng bài, nếu không hiểu chỗ nào thì mạnh dạn hỏi đáp với
giảng viên. Sau giờ học, chủ động tìm kiếm các nguồn kiến thức trên
mạng, trao đổi với bạn học hay đàn anh, đàn chị. Kiến thức là bao la,
do đó sinh viên cần cẩn trọng trong việc lựa chọn những thứ cần tiếp
thu, phải là những lượng tốt thì mới có những biến đổi tốt về chất.
Không chỉ là học về kiến thức, sinh viên cũng cần rèn luyện kỹ năng.
Trong các hoạt động nhóm phải có tính chủ động đóng góp ý kiến,
mạnh dạn nêu quan điểm. Khi chất biến đổi, chất mới sẽ tác động trở
lại, sinh viên sẽ bắt kịp được tiến độ và việc tiếp thu lượng mới sẽ dễ
dàng hơn. Sinh viên cũng cần tránh sự trì trệ khi bước nhảy đến.
Ngày nay, nhiều trường bổ sung điều kiện tốt nghiệp là hoàn thành

các chứng chỉ: Tin học và ngoại ngữ. Năm nhất là thời điểm thích hợp
mà sinh viên nên bổ sung các loại chứng chỉ này.
Hai là, trong quá trình học tập và nghiên cứu của sinh viên cần
tránh tư tưởng tả khuynh, đốt cháy giai đoạn. Để làm được điều đó,
sinh viên cần thiết lập phương pháp học tập hợp lý: Học từ dễ đến
khó, từ căn bản đến nâng cao. Một câu hỏi khó là tổng hợp của nhiều
câu hỏi dễ. Khi viết tiểu luận, cũng phải đi từng bước từ việc làm
trang bìa, viết mở đầu, lập dàn ý, triển khai nội dung rồi đi đến kết
luận. Mọi thứ đều đi từ xa lạ đến quen thuộc, điều quan trọng là làm
mọi việc phải có trình tự và kĩ lưỡng. Mỗi người có một khả năng
khác nhau, cần biết tự đánh giá bản thân để phân bố sự tích lũy về
lượng cho cân đối. Khi thời cơ đến cũng là lúc đủ về lượng, sinh viên
-5-


lOMoARcPSD|21993952

có thể thực hiện bước nhảy một cách tự nhiên mà không cần đắn đo.
Tự tin thực hiện bước nhảy cũng là chống lại bệnh bảo thủ, trì trệ.
Cần tránh căn bệnh thành tích và gian lận, chạy theo những "lượng
ảo" để rồi không biến đổi tạo thành chất mới, đi ngược lại với quy
luật.
2.2. Trong cuộc sống
Trước hết là rèn luyện thói quen tốt cho bản thân. Thế hệ trẻ bây
giờ mà ta thường gọi là Gen Z thường có thói quen ăn uống khơng
lành mạnh, sử dụng nhiều chất kích thích (cà phê,...), ít tập luyện thể
dục, thể thao. Họ thường bị stress rất nhiều trong công việc và học
tập. Do đó, việc thay đổi lối sống lành mạnh hơn mang tầm quan
trọng đặc biệt. Song, khơng có thói quen nào là hình thành một cách
dễ dàng mà khơng thơng qua cả một q trình dài luyện tập. Phải

bắt đầu rèn luyện thói quen từ một cường độ thấp, trong một khoảng
thời gian nhất định thì cường độ sẽ tăng dần.
Trong quá trình tập luyện, căn bệnh trì trệ là vật cản đường mà
bất kỳ sinh viên nào cũng cần phải vượt qua. Giải pháp ở đây là đặt
ra mục tiêu và phải quyết tâm thực hiện. Hãy bắt đầu hình thành
những thói quen đơn giản như ngủ sớm – dậy sớm hơn 1 phút hay
mỗi ngày một trang sách... Tiếp theo là phải giữ vững quyết tâm như
ngày đầu tiên và tăng cường độ lên để có sự tích lũy dần dần về thời
gian (lượng). Đến một lúc nào đó thói quen cũ (chất cũ) mất đi và
thói quen mới (chất mới) được hình thành.
Mối quan hệ trong cuộc sống cũng được vận hành theo quy luật.
Trong gia đình, các thành viên muốn hịa thuận thì phải sống có trách
nhiệm và tơn trọng lẫn nhau. Trong tập thể, đội nhóm, sinh viên cần
có sự liên hệ tốt với các thành viên, biết cách tương tác và hòa nhập.
Một tập thể bao gồm nhiều cá nhân, mỗi cá nhân có phẩm chất tốt
(lượng) sẽ góp phần tạo nên chất tốt cho tập thể đó. Bên cạnh đó,
muốn kết thêm bạn mới cũng cần có sự tích lũy trong mối quan hệ.
Hai bên có sự giao tiếp với nhau, nếu có những sở thích và mối quan
-6-


lOMoARcPSD|21993952

tâm chung thì hai bên càng có sự hịa hợp trong mối quan hệ này.
Tình bạn (chất) hình thành từ những quan cuộc nói chuyện, tin nhắn,
điểm chung (lượng).
KẾT LUẬN
Chung quy lại, quy luật “Chuyển hóa từ những thay đổi về lượng
dẫn đến những thay đổi về chất và ngược lại” đã cho biết cách thức
của sự vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng. Mối quan hệ

giữa chất và lượng là một quy luật khách quan, luôn tồn tại trong
cuộc sống. Muốn có có sự thay đổi về chất phải kiên trì tích lũy sự
thay đổi về lượng, ngược lại muốn duy trì sự ổn định của chất phải
giữ được sự thay đổi về lượng trong khoảng giới hạn độ của nó; khi
lượng thay đổi chưa đạt đến độ không nên vội vàng thực hiện bước
nhảy; nhưng khi lượng thay đổi đạt khoảng giới hạn của độ thì phải
quyết tâm thực hiện bước nhảy. Qua đó, việc nắm bắt nội dung quy
luật rồi rút ra ý nghĩa phương pháp luận và áp dụng vào hoạt động
thực tiễn và nhận thức của bản thân là một hành động thiết thực và
có ý nghĩa vơ cùng to lớn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ph. Ăng-ghen. Lút-vích Phơ-bách và sự cáo chung của triết học cổ
điển Đức (xem C. Mác và Ph. Ăng-ghen. Toàn tập, tiếng Nga, xuất
bản lần thứ 2, t. 21, tr. 302, 276, 302).
2. Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh – Khoa Lý luận chính trị.
(2019). Tài liệu hướng dẫn ôn tập môn học Triết học Mác-Lênin. Hồ
Chí Minh.

-7-



×