Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Phân tích lý luận của phép biện chứng duy vật về cách thức vận động, phát triển của các sự vật, hiện tượng trong thế giới vận dụng lý luận này vào hoạt động nhận thức và thực tiễn của bản thân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (312.99 KB, 10 trang )

lOMoARcPSD|17343589

ĐẠI HỌC UEH
TRƯỜNG KINH DOANH
KHOA QUẢN TRỊ

TIỂU LUẬN
Môn học: Triết học Mác – LêNin
Chủ đề: Phân tích lý luận của phép biện chứng duy vật về cách thức vận
động, phát triển của các sự vật, hiện tượng trong thế giới. Vận dụng lý luận
này vào hoạt động nhận thức và thực tiễn của bản thân.
Giảng viên: TS Ngô Quang Huy
Mã lớp học phần: 22C1PHI51002302
Sinh viên: Trần Gia Hân
Khóa – Lớp: K48 –BA003
MSSV: 31221022014

TP Hồ Chí Minh, ngày 25 tháng 12 năm 2022


lOMoARcPSD|17343589

MỤC LỤC
Trang
A.Mở đầu.
B.Nội dung.
Chương 1: Nguyên lý về sự phát triển và cách thức diễn ra của sự phát triển……….......1
1.1.Nguyên lý về sự phát triển………………..…………………………………..1
1.2.Quy luật từ những sự thay đổi về lượng dẫn đến những sự thay đổi về chất
và ngược lại – cách thức của sự phát triển………………….....………………….2
1.3.Ý nghĩa phương pháp luận rút ra từ việc nghiên cứu cách thức của sự


phát triển………………………………………………………………..……….3
Chương 2: Vận dụng ý nghĩa phương pháp luận từ quy luật Lượng – Chất vào hoạt động
nhận thức và hoạt động thực tiễn của bản thân………………………………......………4
2.1.Vận dụng vào hoạt động nhận thức…………………………...………...…4
2.2.Vận dụng vào hoạt động thực tiễn…………………………………………..5
C. Kết luận.
D. Tài liệu tham khảo.


lOMoARcPSD|17343589

A. MỞ ĐẦU
Thế giới của chúng ta luôn vận động và phát triển khơng ngừng, chính vì thế mỗi chúng
ta phải học hỏi và phát triển để hoàn thiện bản thân, để theo kịp với sự phát triển của xã
hội. Nó giống như khi bạn tham gia một cuộc thi điền kinh. Nếu như bạn cứ đứng im
trong khi những người khác đang chạy thì chắc chắn bạn sẽ là người bị bỏ lại phía sau
và trở thành người thua cuộc. Và để phát triển thì chúng ta phải hiểu một cách sâu sắc
về cách thức của sự phát triển.Vì vậy bài tiểu luận với chủ đề “Phân tích lý luận của
phép biện chứng duy vật về cách thức vận động, phát triển của các sự vật, hiện tượng
trong thế giới. Vận dụng lý luận này vào hoạt động nhận thức và thực tiễn của bản
thân.” nhằm nghiên cứu về nội dung, ý nghĩa phương pháp luận về cách thức của sự
phát triển- quy luật lượng chất, giúp chúng ta hiểu về cách thức của sự phát triển để vận
dụng vào bản thân. Với chủ đề nghiên cứu này chúng ta sẽ tìm hiểu về nguyên lý của sự
phát triển, nội dung quy luật lượng chất và rút ra ý nghĩa phương pháp luận, trên cơ sở
đó vận dụng vào nhận thức và thực tiễn để phát triển bản thân.


lOMoARcPSD|17343589

B. NỘI DUNG

Chương 1: Nguyên lý về sự phát triển và cách thức diễn ra của sự phát triển:
1.1..Nguyên lý về sự phát triển:
Nguyên lý về sự phát triển là một trong hai nguyên lý cơ bản của phép biện chứng duy vật.
Phép biện chứng duy vật khẳng định rằng mọi sự vật hiện tượng luôn nằm trong xu hướng vận
động và phát triển không ngừng. Sự phát triển là một quy luật cơ bản mà tất cả các sự vật hiện
tượng đều nằm bên trong sự phát triển. Phát triển là quá trình vận động theo hướng đi lên từ
thấp đến cao, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn, từ chất cũ đến chất mới ở trình độ cao hơn.
Đặc điểm chung của sự phát triển là tiến lên theo đường xoắn óc, trong những bước phát triển
sẽ có sự lặp lại của sự vật, hiện tượng cũ, đó là những bước thục lùi tạm thời để sự vật có bước
phát triển cao hơn. Sự phát triển mang tính khách quan, phổ biến, kế thừa, và đa dạng.
Nguồn gốc của sự phát triển đến ngay bên trong bản thân của sự vật hiện tượng, đó là sự thống
nhất và đấu tranh giữa các mặt các mặt đối lặp bên trong sự vật hiện tượng làm nên động lực
cho sự phát triển. Quy luật này được gọi là mâu thuẩn biện chứng.
Cách thức của sự phát triển tuân theo quy luật từ những thay đổi về lượng dẫn đến những thay
đổi về chất và ngược lại. Sự phát triển diễn ra bắt đầu từ sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thay
đổi về chất và ngược lại khi chất mới ra đời thay thế thì lượng lại tiếp tục tích lũy. Q trình này
diễn ra liên tục và tiếp diễn nhau.
Khuynh hướng của sự phát triển tuân theo quy luật phủ định của phủ định. Trong quá trình
phát triển của sự vật hiện tượng, cái mới ra đời thay thế cho cái cũ gọi là sự phủ định. Còn phủ
định biện chứng là sự tự phủ định, tự phát triển của sự vật hiện tượng, là một mắt xích dẫn đến
sự ra đời của cái mới tiến bộ hơn so với cái cũ. Quy luật phủ định của phủ định khẳng định phủ
định biện chứng không phải là bác bỏ và phủ định hết tất cả sự phát triển trước đó mà nó chỉ giữ
gìn những mặt tích cực của cái trước và lặp lại những đặc điểm của cái trước nhưng trên cơ sở
cao hơn, tiến bộ hơn.
Nguyên lý sự phát triển có thể giúp chúng ta nhận thức và cải tạo thế giới. Để nắm được bản
chất cũng như khuynh hướng sự phát triển ta cần phải tuân thủ những nguyên tắc sau: thứ nhất,
khi xem xét một sự vật hiện tượng ta phải đặt nó vào sự vận động để phát hiện ra xu hướng biến
đổi của nó khơng chỉ ở hiện tại mà cịn dự báo khuynh hướng phát triển của nó trong tương lai.
1



lOMoARcPSD|17343589

Thứ hai là chúng ta phải nhận thức sự vật hiện tượng với tính biện chứng để thấy được sự phức
tạp của sự phát triển. Thứ ba là phải biết phát hiện và ủng hộ cái mới, tránh quan điểm bảo thủ,
trì trệ. Cuối cùng là phải kế thừa những yếu tố tích cực từ đối tượng cũ và phát triển chúng trong
điều kiện mới.
1.2.Quy luật từ những sự thay đổi về lượng dẫn đến những sự thay đổi về chất và ngược
lại – cách thức của sự phát triển:
Quy luật từ sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất và ngược lại là một trong ba quy
luật cơ bản của phép biện chứng duy vật, chỉ ra cách thức của sự vận động và phát triển. Nội
dụng quy luật lượng- chất như sau: Bất kì một sự vật, hiện tượng nào cũng đều là sự thống nhất
giữa chất và lượng, sự thay đổi dần dần về lượng đến điểm nút sẽ dẫn đến sự thay đổi về chất
của sự vật, hiên tượng thông qua bước nhảy. Khi chất mới ra đời lại tiếp tục tác động trở lại sự
thay đổi của lượng mới . Quá trình ấy diễn ra liên tục làm cho sự vật không ngừng biến đổi và
phát triển. Để hiểu rõ quy luật này ta cần làm rõ những khái niệm có liên quan sau:
1.2.1 Khái niệm chất:
Theo triết học, chất chỉ tính khách quan, vốn có của sự vật, hiện tượng. Chất là sự thống nhất
hữu cơ qua các thuộc tính và yếu tố tạo nên nó, giúp cho chúng ta có thể phân biệt được sự vật,
hiện tượng đó là nó chứ khơng phải là sự vật, hiện tượng khác. Chẳng hạn bạc là kim loại màu
trắng bạc, mềm, dẻo, dễ uốn, dẫn điện tốt nhất trong tất cả kim loại,...những thuộc tính này nói
lên những chất riêng của bạc giúp ta phân biệt nó với các kim loại khác. Đặc điểm của chất là
có tính ổn định tương đối. Mỗi sự vật có rất nhiều thuộc tính, do đó khơng phải có một chất mà
rất nhiều chất. Ví dụ mức độ trưởng thành của một người từ lúc sinh ra đến mầm non rồi đến
nhi đồng, thiếu niên, thanh niên,.. mỗi giai đoạn đều là một chất. Tuy nhiên, khơng phải thuộc
tính nào cũng biểu hiện chất của sự vật mà chỉ những thuộc tính cơ bản mới tạo thành chất của
sự vật. Ví dụ trong mối quan hệ giữa con người và động vật thì thuộc tính cơ bản giúp con người
phân biệt với con vật chính là chúng ta có tư duy, khả năng chế tạo và sử dụng công cụ.
1.2.2 Khái niệm lượng:
Lượng là một phạm trù triết học chỉ tính quy định vốn có của sự vật, hiện tượng về mặt quy

mơ, trình độ phát triển, tốc độ và nhịp điệu vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng. Đặc
điểm của lượng là tồn tại khách quan và không tách rời sự vật, hiện tượng. Lượng có thể được
thể hiện ở dạng đơn vị cụ thể ví dụ nhiệt độ trung bình cơ thể người là 37,5oC hay ở dạng trừu
2


lOMoARcPSD|17343589

tượng, khái quát như trình độ tri thức của một người, ý thức trách nhiệm cao hay thấp của một
công dân,... Bất kỳ sự vật, hiện tượng nào cũng tồn tại hai mặt chất và lượng. Chất và lượng tác
động biện chứng lẫn nhau.
1.2.3 Khái niệm độ, điểm nút, bước nhảy trong quá trình tác động giữa chất và lượng:
Độ là một khoảng giới hạn mà trong khoảng giới hạn đó, sự tích lũy về lượng chưa làm cho chất
của nó thay đổi. Điểm nút là điểm giới hạn mà tại đó khi sự vật, hiện tượng tích lũy chạm đến
nó, chất mới sẽ bắt đầu xuất hiện và thay thế cho chất cũ và tại thời điểm đó sẽ bắt đầu xảy ra
bước nhảy. Bước nhảy là giai đoạn chuyển hóa về chất của sự vật, hiện tượng do những thay
đổi về lượng trước đó gây ra. Bước nhảy kết thúc một giai đoạn biến đổi về lượng, là sự gián
đoạn trong quá trình vận động liên tục của sự vật, hiện tượng. Có nhiều loại bước nhảy, xét theo
quy mơ và nhịp độ của bước nhảy ta có bước nhảy toàn bộ và bước nhảy cục bộ. Bước nhảy
tồn bộ thì làm cho tất cả các mặt, yếu tố của sự vật, hiện tượng thay đổi. Còn bước nhảy cục
bộ chỉ làm cho một số yếu tố, bộ phận thay đổi. Tuy nhiên sự phân biệt bước nhảy cục bộ với
bước nhảy tồn bộ chỉ mang tính tương đối vì chúng đều là kết quả của sự thay đổi về lượng.
Xét về thời gian thì ta có bước nhảy tức thời và bước và bước nhảy dần dần. Bước nhảy tức thời
thì làm cho sự vật, hiện tượng nhanh chóng biến đổi các bộ phận của nó. Ví dụ khối lượng của
Uranium 235 khi đạt tới khối lượng giới hạn thì nó sẽ lập tức nổ ngay. Bước nhảy dần dần là sự
tích lũy dần những yếu tố của chất mới và loại bỏ dần những yếu tố của chất cũ. Để hiểu rõ
những khái niệm trên ta lấy ví dụ sau: một bạn sinh viên năm nhất đang học ở Đại học UEH
TPHCM và bạn ấy cần phải học đủ 125 tín chỉ để ra trường. Vậy hiện tại chất của bạn ấy là chất
sinh viên, và bạn ấy đang trong q trình tích lũy lượng, đó là lượng kiến thức, lượng tín chỉ để
chuyển thành chất mới là chất cử nhân. Độ là khoản từ 1 tín chỉ đến 125 tín chỉ mà bạn ấy tích

lũy, trong khoản này thì bạn ấy chưa thay đổi về chất. Cịn điểm nút chính là kết quả của bài
luận tốt nghiệp mà bạn ấy nhận được. Nếu kết quả bài luận là đậu thì tại thời điểm này chất cử
nhân bắt đầu xuất hiện và chất sinh viên dần mất đi. Q trình bạn ấy tích lũy thêm kinh nghiệm
để trở thành một cử nhân được công nhận gọi là bước nhảy, cụ thể là bước nhảy dần dần- tích
lũy dần những yếu tố của chất mới và loại bỏ dần những yếu tố của chất cũ.
1.3.Ý nghĩa phương pháp luận rút ra từ việc nghiên cứu cách thức của sự phát triển:
Thứ nhất, chúng ta phải nhận thức được cả hai mặt lượng, chất, xác định được điểm nút và lựa
chọn hình thức bước nhảy cho phù hợp, vì khi nhận thức được rõ ràng chất mình muốn chuyển
3


lOMoARcPSD|17343589

hóa thì ta sẽ biết cần tích lũy những lượng gì. Ví dụ ta xác định muốn trở thành một người
quản lý bán hàng thì ta cần phải có kỹ năng về giao tiếp, bán hàng, tiếng anh và mối quan
hệ,..đó chính là lượng cần phải tích lũy để trở thành chất mới là quản lý bán hàng. Thứ hai,
trong q trình phát triển ta phải tránh nóng vội chủ quan khi chưa tích lũy đủ về lượng đã
muốn thay đổi về chất. Khi chưa tích lũy đủ về lượng mà đã muốn chất mới ra đời thì sự ra
đời của chất mới sẽ khơng bền vững, vững chắc. Ví dụ muốn trở thành một người quản lý bán
hàng của cơng ty A, muốn làm ở vị trí đó thì ta cần rất nhiều yếu tố như kỹ năng quản lý, kiến
thức chuyên môn, mối quan hệ,.. Nhưng nếu ta chỉ có mối quan hệ mà chưa có kiến thức, kỹ
năng đã nộp đơn xin vào vị trí của cơng ty ấy thì cho dù ta được nhận vào nhờ mối quan hệ,
thời gian ta ngồi vào vị trí đó chắc chắn sẽ không vững chắc, tức chất mới ra đời khơng vững
chắc. Vì khi ngồi ở vị trí đó ta khơng có đủ kỹ năng, kiến thức để hồn thành cơng việc với
năng suất cao. Vì vậy địi hỏi ta phải tích lũy đủ về lượng, nếu khơng thì chất mới ra đời cũng
chỉ là sự tồn tại không ổn định, vững chắc. Thứ ba, tránh bảo thủ trì trệ khi lượng đã tích lũy
đủ nhưng vẫn khơng thực hiện bước nhảy để chất mới ra đời thay thế cho chất cũ. Khi tích lũy
đủ về lượng nhưng chần chừ, không dám thực hiện bước nhảy để chạm đến điểm nút. Ví dụ,
bản thân đã tích lũy đủ lượng kỹ năng, kiến thức đã nêu ở trên nhưng cứ chần chừ, không đủ
bản lĩnh để thực hiện bước nhảy, nộp đơn xin vào vị trí ấy. Nếu như ta cứ chần chừ như vậy

thì người khác sẽ đến và lấy mất cơ hội của ta.
Chương 2: Vận dụng ý nghĩa phương pháp luận từ quy luật lượng – chất vào hoạt động
nhận thức và hoạt động thực tiễn của bản thân:
2.1.Vận dụng vào hoạt động nhận thức:
Nghiên cứu về cách thức của sự phát triển giúp em nhận thức được rằng phải xác định được
hình tượng mình muốn trở thành trong tương lai- xác định được chất mà mình muốn chuyển
hóa. Đây cũng chính là ngun lý của sự phát triển. Nguyên lý về sự phát triển yêu cầu chúng
ta phải nhận thức sự vật, hiện tượng để dự đốn, phát triển nó trong tương lai, từ đó có những
kế hoạch, chiến lược kích thích cho sự vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng đó. Vì vậy
việc xây dựng cho mình một kế hoạch, chiến lược, xác định mục tiêu, hình tượng của bản thân
đó là đảm bảo nguyên tắc phát triển. Bất kỳ ai khi làm việc cũng cần phải lập mục tiêu, kế
hoạch cho mình, xác định đâu là điểm nút, chất mà mình muốn chuyển hóa và cần phải tích
lũy những lượng gì.
4


lOMoARcPSD|17343589

2.2.Vận dụng vào hoạt động thực tiễn:
Nhận thức được sự quan trọng trong việc xác định mục tiêu, hình tượng trong tương lai, em
đã xác định mục tiêu của mình là sẽ trở thành một trưởng phòng kinh doanh của cơng ty
Unilever Việt Nam, vị trí đó ngồi tấm bằng giỏi còn cần rất nhiều kỹ năng như quản lý, giao
tiếp, xây dựng chiến lược,… để làm được điều đó em đã lập cho mình một kế hoạch phát triển
bản thân trong 4 năm để đạt được mục tiêu của mình. Ngay từ năm 1 phải cố gắng chăm chỉ
học tâp, khơng bỏ mơn để làm nền móng vững vàng cho những năm sau. Tuy nhiên, năm 1 và
2 lượng kiến thức tương đối nhẹ nên bên cạnh việc học phải tham gia những hoạt động thực
tế như mùa hè xanh, xn tình nguyện,… để có thêm trải nghiệm thực tế đồng thời tạo nhiều
mối quan hệ trong xã hội, điều quan trọng nhất trong năm 1 và 2 phải hoàn thành các chứng
chỉ về kỹ năng hỗ trợ cho công việc sau này. Đầu tiên là tiếng anh, Unilever là một công ty đa
quốc gia nên nếu giỏi về tiếng anh thì đó là một lợi thế để có được công việc. Em sẽ chọn học

ở trung tâm anh ngữ ILA và mục tiêu là trong 1 năm phải đạt IELTS 6.0. Năm 2, học những
kỹ năng còn lại và tiếp tục trao học tiếng anh lên trình độ IELTS 7.0. Kỹ năng đầu tiên học
trong năm 2 là kỹ năng về tin học, tin học văn phòng giúp tối ưu hóa cơng việc, thời gian và
làm việc với hiệu suất cao hơn. Em sẽ rèn luyện bằng cách tham gia khóa học online IC3 của
IIG và lấy chứng chỉ trong 1 tháng. Tiếp theo là kỹ năng quản lý, để trở thành một người quản
lý giỏi thì chắc chắn khơng thể thiếu kỹ năng này, sau khi hồn thành chứng chỉ tin học, em
sẽ theo học khóa kỹ năng quản lý bán hàng ở Viện MasterSkills và lấy chứng chỉ trong 2 tháng.
Kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm sẽ trau dồi trong q trình học tập, tham gia các hoạt động
ngoại khóa ở trường, tuy nhiên để trở thành sale manager thì giao tiếp thơi chưa đủ, cần phải
có khả năng thuyết trình, đàm phán để mang về những hợp đồng, lợi ích cho cơng ty. Vì vậy
em sẽ đăng lý khóa học thuyết trình và đàm phán ở Trung tâm kỹ năng iRTC TpHCM và lấy
chứng chỉ trong 2 tháng. Cuối năm 2 sẽ thi IELTS với mục tiêu là 7.0. Vậy kết thúc năm 2
em đã hoàn thành 5 chứng chỉ về kỹ năng Tiếng anh, tin học, quản lý, thuyết trình, đàm phán.
Năm 3,4 sẽ tiếp tục trau dồi kiến thức chuyên ngành và kinh nghiệm làm việc. Ngoài chăm
chỉ học ở trường để đạt được bằng giỏi, em sẽ xin làm thực tập ở bộ phận kinh doanh công ty
Unilever để làm quen với mơi trường làm việc thực tế cũng như tích lũy kinh nghiệm và tạo
nhiều mối quan hệ. Vậy kết thúc 4 năm đai học, em đã có đủ về kiến thức, kỹ năng và cả kinh
nghiệm 2 năm làm việc, đủ điều kiện để trở thành một sale manager của công ty đa quốc gia
Unilever.
5


lOMoARcPSD|17343589

C. KẾT LUẬN
Quy luật lượng- chất là một trong ba quy luật cơ bản của pháp biện chứng duy vật.
Lượng và chất là hai mặt thống nhất của sự vật và chỉ khi nào lượng được tích lũy đủ
đến một mức độ nhất định thì chất mới thay đổi nên trong hoạt động thực tiễn phải chú
ý phải xác định rõ chất để biết cần tích lũy những lượng gì, đồng thời tránh sự nóng vội
chủ quan và bảo thủ trì trệ. Trong quá trình nghiên cứu về cách thức của sự phát triển

và vận dụng nó em nhận thấy rằng để có thể vận dụng được các tính chất ý nghĩa của
quy luật này cần phải nhận thức sâu sắc và áp dụng một cách lâu dài, có hiệu quả trong
quá trình học tập của mỗi sinh viên. Từ đó, hồn thiện các kỹ năng, phát triển bản thân,
góp phần xây dựng đất nước ngày càng phát triển.

6


lOMoARcPSD|17343589

D. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Giáo trình triết học Mác-Lê Nin, Bộ giáo dục và đào tạo, NXB Chính trị Quốc gia
2021.
2.Tài liệu hướng dẫn ôn tập môn Triếc học Mác- Lê Nin, Khoa Lý luận chính trị, UEH
(2022, LHNB),

7



×