Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Phân tích lý luận của phép biện chứng duy vật về nguồn gốc, động lực của sự vận động và phát triển, đồng thời vận dụng lý luận này vào hoạt động nhận thức và thực tiễn của bản thân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (215.5 KB, 10 trang )

lOMoARcPSD|22244702

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

BÀI THI CUỐI KỲ
Mơn: TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN

PHÂN TÍCH LÝ LUẬN CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT VỀ
NGUỒN GỐC, ĐỘNG LỰC CỦA SỰ VẬN ĐỘNG VÀ PHÁT
TRIỂN, ĐỒNG THỜI VẬN DỤNG LÝ LUẬN NÀY VÀO HOẠT
ĐỘNG NHẬN THỨC VÀ THỰC TIỄN CỦA BẢN THÂN
Họ tên: HỒ QUẾ ANH
Số thứ tự: 01
MSSV: 31221022998
Lớp: FNC05
Thứ: Tư
Buổi: Sáng
Nhóm: 08

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 3 năm 2023


lOMoARcPSD|22244702

MỤC LỤC

NỘI DUNG................................................................................................................ 1
1.

Nội dung quy luật mâu thuẫn theo triết học Mác – Lênin ....................... 1


1.1. Các khái niệm và nội dung quy luật mâu thuẫn ................................ 1
1.1.1.

Mặt đối lập là gì? ............................................................................. 1

1.1.2.

Mâu thuẫn biện chứng là gì? ......................................................... 1

1.1.3.

Mối quan hệ giữa các mặt đối lập là gì? ....................................... 2

1.1.4.

Quy luật mâu thuẫn là gì? .............................................................. 2

1.2. Ý nghĩa phương pháp luận rút ra khi nghiên cứu quy luật mâu
thuẫn. ................................................................................................................. 3
2. Vận dụng quy luật mâu thuẫn để giải quyết những bất đồng trong cuộc
sống ………………………………………………………………………………3
1.1. Những mâu thuẫn hay gặp phải trong cuộc sống của bản thân ....... 3
1.2.

Biện pháp giải quyết mâu thuẫn .......................................................... 4

LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... 6
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 6



lOMoARcPSD|22244702

GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
Theo chiều dài lịch sử, xã hội trải qua thời gian dài để hình thành các hình thái khác nhau
và phát triển các hình thái ấy. Đồng hành song song với công cuộc xây dựng đất nước,
triết học là một mắt xích nối liền tất cả yếu tố để phát triển xã hội. Với Lênin, “ Phép biện
chứng, tức là học thuyết về sự phát triển, dưới hình thức hồn thiện nhất, sâu sắc nhất và
khơng phiến diện.”, vì thế để lý giải cho những khúc mắc trong quá trình vận động và
phát triển của xã hội, các lý luận về phép biện chứng duy vật chính là phương pháp
giải thích tối ưu nhất.
Với một cách giải thích khác, Friedrich Engels cho rằng “ Phép biện chứng duy vật chẳng
qua chỉ là môn khoa học về những quy luật phổ biến về sự vận động và phát triển của tự
nhiên, của xã hội loài người và của tư duy.”. Vậy nên nếu nói đến nguồn gốc, động lực
của sự vận động và phát triển thì việc đào sâu tư duy về một trong ba quy luật cơ bản của
phép biện chứng duy vật là không thể bỏ qua. Vì quy luật quyết định sự vận động, phát
triển của các sự vật, hiện tượng khi có các điều kiện phù hợp.
Cụ thể ở quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập thể hiện bản chất của phép
biện chứng và là hạt nhân của phép biện chứng bởi nó đề cập đến vấn đề cốt lõi của phép
biện chứng duy vật – Vấn đề nguyên nhân, động lực của sự vận động và phát triển.
Thế nhưng có một điều phải hiểu là quy luật mâu thuẫn tự nó khơng trở thành nguồn gốc,
động lực của sự phát triển mà do con người can thiệp vào mâu thuẫn mới tạo ra tác động
tích cực hay tiêu cực liên quan đến sự phát triển. Mâu thuẫn nói chung chỉ là nguồn gốc
của sự phát triển vì nó giải thích nguyên nhân tận gốc của sự vận động còn động lực của
sự phát triển là việc giải quyết mâu thuẫn.
Vì vậy, muốn vận dụng được quy luật mâu thuẫn vào đời sống, ta sẽ khai thác các khía
cạnh xung quanh quy luật mâu thuẫn và cách để giải quyết mâu thuẫn đó.


lOMoARcPSD|22244702


NỘI DUNG
1. Nội dung quy luật mâu thuẫn theo triết học Mác – Lênin
1.1. Các khái niệm và nội dung quy luật mâu thuẫn
1.1.1. Mặt đối lập là gì?
Mặt đối lập là khái niệm chỉ các bộ phận, các thuộc tính,… có khuynh hướng
biến đổi trái ngược nhau nhưng cùng tồn tại khách quan trong mỗi sự vật hiện
tượng, xã hội và tư duy con người.
Điển hình như việc trong cơ thể con người luôn tồn tại hai hoạt động cơ bản là
ăn uống và bài tiết, tiêu hoá.
Với hoạt động ăn uống chính là con người nạp thức ăn và nước uống vào
người để tạo ra năng lượng và duy trì sự sống => Hoạt động ăn uống là tiếp
nhận thức ăn vào cơ thể.
Với hoạt động bài tiết là quá trình cơ thể con người đào thải các chất lỏng
hoặc chất rắn dễ hồ tan ra ngồi mơi trường khi đã hấp thụ hết các chất
dinh dưỡng từ thức ăn và nước uống. Quá trình giúp cân bằng nội mơi hố
học và tái tạo một q trình trao đổi chất mới => Hoạt động bài tiết là đào
thải thức ăn ra khỏi cơ thể.
Từ đó thấy được hai q trình có khuynh hướng hoạt động trái ngược nhau:
tiếp nhận > < đào thải. Nhưng lại cùng tồn tại trong hoạt động sống của mỗi
con người trên xã hội, nếu một trong hai hoạt động này biến mất đều gây ảnh
hưởng cực kì xấu đến sức khoẻ con người thậm chí là dẫn đến cái chết.
1.1.2. Mâu thuẫn biện chứng là gì?
Mâu thuẫn biện chứng là khái niệm dùng để chỉ sự liên hệ, tác động theo cách
vừa thống nhất, vừa đấu tranh; vừa đòi hỏi, vừa loại trừ, vừa chuyển hóa lẫn
nhau giữa các mặt đối lập.
Lấy ví dụ về hai giai cấp trong xã hội ở thời kì phong kiến là địa chủ, phong
kiến và nơng dân. Ở nhà nước phong kiến, đây là hai giai cấp luôn xảy ra mâu
thuẫn với nhau.

1



lOMoARcPSD|22244702

Giai cấp địa chủ, phong kiến là giai cấp nắm giữ tài sản và tư liệu sản xuất
nhiều nhất trong xã hội bao gồm đồn điền, ruộng đất, kim ngân,… Kể cả bộ
máy nhà nước vẫn bảo vệ lợi ích kinh tế cho giai cấp này nhiều hơn khiến
cho kẻ mạnh thì vẫn mạnh và vẫn đàn áp kẻ yếu thế cịn kẻ yếu thì vẫn bị
bóc lột => Giai cấp địa chủ, phong kiến là giai cấp thống trị.
Giai cấp nơng dân là giai cấp có số lượng đơng đảo nhất, là lực lượng sản
xuất chính trong xã hội thế nhưng đây lại là lực lượng có quyền hạn và tài
sản thấp nhất. Đa số các tư liệu sản xuất của lực lượng này là đi thuê từ giai
cấp địa chủ, phong kiến => Giai cấp nông dân là giai cấp bị trị.
Suy ra trong xã hội phong kiến có sự mâu thuẫn về quyền lợi, lợi ích sâu sắc
giữa 2 giai cấp. Tuy nhiên 2 giai cấp này lại ln gắn liên khơng thể tách rời
với nhau vì giai cấp thống trị phải cho thuê tư liệu sản xuất thì giai cấp bị trị
mới có thể làm việc để nuôi sống bản thân. Ngược lại giai cấp bị trị phải làm
việc thì quan hệ sản xuất mới tạo ra sản phẩm cho giai cấp thống trị sử dụng.
1.1.3. Mối quan hệ giữa các mặt đối lập là gì?
Từ hai cơ sở trên ta thấy rằng các mặt đối lập có khuynh hướng đấu tranh với
nhau như việc chúng sẽ bài trừ, phủ định sự tồn tại của nhau thế nhưng ở mặt
khác chúng lại thống nhất với nhau. Cụ thể ở mặt thống nhất thì các mặt đối
lập sẽ tác động với nhau được thể hiện qua:
Đầu tiên là các mặt đối lập cần đến nhau, nương tựa nhau, làm tiền đề cho
nhau tồn tại;
Tiếp theo là các mặt đối lập tác động ngang nhau, cân bằng với nhau;
Cuối cùng là giữa các mặt đối lập có sự tương đồng, đồng nhất do trong các
mặt đối lập còn tồn tại những yếu tố giống nhau.
1.1.4. Quy luật mâu thuẫn là gì?
Theo đó quy luật mâu thuẫn được hiểu để chỉ ra mọi sự vật, hiện tượng trong

đời sống đều tồn tại những khía cạnh đối lập với nhau để từ đó hình thành nên
sự xung đột trong chính bản thân sự vật, hiện tượng đó. Sự đấu tranh và thống

2


lOMoARcPSD|22244702

nhất giữa các mặt đối lập sẽ tạo nên xung lực trong chính các mặt đối lập và
từ đó dẫn đến có những sự vật sẽ mất đi để cái mới được hình thành.
Như ví dụ trên, khi ở quan hệ giữa hai giai cấp xảy ra xung đột quá lớn, hai
giai cấp đánh mất đi sự cân bằng khi tham gia sản xuất và quan hệ phong kiến
dần trở nên lỗi thời thì trong xã hội sẽ hình thành một hình thái mới tương ứng
với kiểu quan hệ sản xuất mới. Xã hội phong kiến bị thay bởi xã hội tư bản và
nhà nước phong kiến cũng bị thay bởi nhà nước tư sản. Xã hội tư bản chính là
cái mới được hình thành từ cái cũ, cải tiến hơn, hồn thiện hơn.
Tất nhiên ở trong chính xã hội tư bản cũng hình thành những mâu thuẫn mới,
các mặt đối lập trong mâu thuẫn lại xung đột với nhau để tạo ra một xã hội
mới, tiến bộ hơn. Từ đó có thể khẳng định mâu thuẫn chính là nguồn gốc,
động lực của sự phát triển.
1.2. Ý nghĩa phương pháp luận rút ra khi nghiên cứu quy luật mâu thuẫn
Như đã trình bày, mâu thuẫn khơng tự nó là động lực của sự vận động, phát triển
mà do cách con người tác động vào mâu thuẫn và giải quyết nó. Vậy để phát hiện
mâu thuẫn để giải quyết mâu thuẫn, có một số nguyên tắc phải tuân thủ:
Thứ nhất, thừa nhận tính khách quan của mâu thuẫn: Thống nhất chỉ có tính
tương đối tức khơng phải khía cạnh nào của sự vật, hiện tượng đều có mặt đối lập
mà muốn giải quyết mâu thuẫn thì phải tìm ra các mặt đối lập trong mâu thuẫn.
Thứ hai, xem xét riêng biệt từng vị trí phát sinh, vai trị của mỗi mâu thuẫn: Mỗi
loại mâu thuẫn lại có một phương pháp giải quyết khác nhau, không thể đánh
đồng tất cả loại mâu thuẫn và giải quyết chúng chỉ theo một phương pháp.

Thứ ba, khơng điều hồ mâu thuẫn, nóng vội, bảo thủ: Khi mâu thuẫn vận động
đến giai đoạn các mặt đối lập tạo ra đủ xung lực tức đã đạt đến mức “chín muồi”
thì mâu thuẫn mới đủ điều kiện để giải quyết. Vì thế phải linh hoạt, khơn khéo để
vận dụng hiệu quả các phương pháp giải quyết mâu thuẫn.
2. Vận dụng quy luật mâu thuẫn để giải quyết những bất đồng trong cuộc sống
1.1. Những mâu thuẫn hay gặp phải trong cuộc sống của bản thân

3


lOMoARcPSD|22244702

Với vai trò hiện tại của bản thân là một sinh viên trường đại học UEH, em nhận
thức được xung quanh mình ln có những mâu thuẫn xảy ra, kể cả trong chính
nội tâm của em cũng có những mâu thuẫn diễn ra liên tục.
Như đã đề cập, không phải tất cả mâu thuẫn đều thúc đẩy sự vận động, phát triển
theo hướng tích cực. Điển hình là việc bản thân vừa muốn có thể tiếp thu tốt kiến
thức các mơn học để có một bảng điểm đẹp thế nhưng đôi lúc chúng em lại bị
những yếu tố như đi làm thêm, hoạt động câu lạc bộ/đội/nhóm làm mất đi sự tập
trung cho việc học tập. Việc không thể cân bằng giữa việc hoạt động ngoài giờ và
học tập đã kìm hãm thành tích và sự phát triển của bản thân.
Ở một khía cạnh khác khi em nằm trong một tập thể lúc làm việc nhóm thì việc
mâu thuẫn nội bộ là điều khơng thể tránh khỏi. Việc chín người mười ý, ai cũng
bảo vệ quan điểm cá nhân mà lại không lắng nghe ý kiến của người khác. Hoặc
khi làm việc nhóm có những thành viên rất năng nổ, chăm chú nghe giảng để có
thể đóng góp ý kiến cho bài nhóm tuy nhiên lại có những thành phần khơng có ý
thức học tập, có thái độ thụ động khi làm bài, thối thác trách nhiệm khi khơng
hồn thành nhiệm vụ đúng hạn bằng những lý do rất vô ý thức như ngủ quên làm,
xem tin nhắn trễ nên khơng làm kịp. Số ít thành viên như vậy khơng giúp nhóm
ngày càng phát triển hay làm điểm số nhóm cao lên mà chỉ khiến cho chất lượng

bài làm của nhóm đi xuống.
1.2. Biện pháp giải quyết mâu thuẫn
Thứ nhất, tôn trọng mâu thuẫn: Tôn trọng là cố gắng phát hiện ra những mặt đối
lập trong mẫu thuẫn, phân tích đầy đủ để nắm bắt bản chất và khuynh hướng phát
triển của chúng để có thể lựa chọn khơn khéo phương pháp giải quyết phù hợp.
Thứ hai, không bác bỏ, xố nhồ mâu thuẫn mà khơng giải quyết: Tự tin đón nhận
các mâu thuẫn xảy ra; giải quyết chúng sẽ giúp ta có thêm kinh nghiệm, kĩ năng
và phản xạ tự nhiên để ứng phó các mâu thuẫn gay gắt hơn đến trong tương lai.
Thứ ba, liên tục đổi mới tư duy, chủ động sáng tạo những phương pháp mới để
giải quyết mâu thuẫn: Mâu thuẫn luôn tồn tại và vận động vì vậy con người cũng
phải trau dồi tri thức, liên tục tìm tịi học hỏi các kiến thức mới để giải quyết các

4


lOMoARcPSD|22244702

mâu thuẫn mới. Đồng nghĩa với học hỏi kiến thức mới là con người phải biết loại
bỏ các tư duy đã lỗi thời, định nghĩa khơng cịn phù hợp với xã hội.
Thứ tư, mâu thuẫn yêu cầu con người sắp xếp, hệ thống kiến thức đang có: Việc
hệ thống kiến thức là đang rèn luyện con người có một tư duy phát triển hơn vì
kiến thức khơng đi riêng lẻ, chúng luôn hỗ trợ nhau. Khi gặp mâu thuẫn, con
người sẽ biết nên vận dụng kiến thức nào vào để giải quyết và giải quyết theo
trình tự như thế nào đạt hiệu suất tối đa.
Vận dụng 4 biện pháp trên để giải quyết những mâu thuẫn của bản thân, em đã
giải quyết được đa số các mâu thuẫn thường gặp trong đời sống sinh viên:
Với mâu thuẫn của cá nhân, em đã tìm hiểu kĩ càng các lợi ích và tác hại khi
không cân bằng được mong muốn học hành và đi làm; sau đó cân nhắc để lựa
chọn những khung giờ phù hợp với việc hoạt động ngoài giờ. Khi đi học về, em đã
ôn lại bài cũ, hệ thống bài giảng thầy cơ nói ở trên trường và làm bài tập để chắc

chắn nắm vững kiến thức từ đó khi đi làm thì kiến thức trên trường học cũng
khơng bị ảnh hưởng. Ngồi ra, em cũng tranh thủ trau dồi kiến thức mới và vận
dụng kiến thức vào các hoạt động ngoài giờ để tiếp thu những kiến thức thực tế,
theo kịp với các hoạt động của thời đại.
Với mâu thuẫn nhóm trong học tập, nếu em đứng trên cương vị là nhóm trưởng thì
em sẽ lập ra các quy định khi làm việc nhóm, ai khơng hồn thành đúng hạn hoặc
sai với quy định sẽ bị nhắc nhở hoặc trừ thẳng vào phần trăm điểm hoàn thành bài
của thành viên đó. Em sẽ dành ra một ít thời gian để sắp xếp năng lực và sở
trường của các bạn từ đó sẽ đưa ra phần việc phù hợp với khả năng của mỗi thành
viên chứ không phải là chia phần việc đều cho mỗi bạn. Nếu có bất kì những mâu
thuẫn nào xảy ra giữa các thành viên thì chúng em sẽ ngồi xuống và bàn bạc cũng
như góp ý thẳng những điểm thiếu sót chứ khơng trốn tránh hay bỏ qua sự sai lầm
khi làm việc nhóm đó. Tất nhiên tụi em sẽ cố gắng giúp đỡ lẫn nhau, tạo khơng
khí vui vẻ, hồ đồng giúp các bạn hoà nhập và cởi mở chia sẻ ý kiến cá nhân. Sau
những bài làm nhóm, tụi em sẽ dành thời gian để phổ cập lại kiến thức cho nhau
giúp mỗi người đều có thời gian để nói chuyện mà không ai bị thiếu hụt kiến thức.

5


lOMoARcPSD|22244702

LỜI CẢM ƠN
Năm nhất đại học chắc chắn em vẫn cịn rất nhiều sự thiếu sót và chưa hiểu biết
trong quá trình học tập song em lại nhận được sựu hỗ trợ rất nhiều từ cô. Em chân
thành cảm ơn sự tâm huyết trong giảng dạy của cơ khi có những góp ý thẳng thắn
trong q trình thuyết trình, chuẩn bị bài của em nói riêng và của lớp nói chung.
Để hồn thành được đề tài này, cảm ơn cơ vì đã chia sẻ những kinh nghiệm trong
quá trình tìm kiếm các tài liệu liên quan và thể hiện đề tài này.
Chúc mong cơ có nhiều sức khoẻ, hạnh phúc bên gia đình và ln giữ lửa để

truyền đạt kiến thức đến thế hệ tiếp theo. Xin chân thành cảm ơn cô!
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Bộ giáo dục và đào tạo (2021), Giáo trình triết học Mác-Lênin, Nxb. Chính trị
quốc gia, Hà Nội.
[2]. Khoa Lý luận chính trị, UEH (2022, LHNB), Tài liệu HDHT Triết học MácLênin,TP.HCM.
[3]. Luật sư Hoàng Lê Khánh Linh. (28/10/2022). Vận dụng nguyên lý về sự phát
triển trong học tập như thế nào?. Truy cập ngày 22/3/2023 tại:
/>[4]. Dao Nguyen. (4/9/2020). Kỹ năng làm việc nhóm và xây dựng nhóm làm việc
hiệu quả. Truy cập ngày 22/3/2023 tại: />[5]. Luật sư Lê Thị Hằng. (21/11/2022). Kiểu nhà nước phong kiến là gì? Sự ra
đời và phát triển nhà nước phong kiến. Truy cập ngày 22/3/2023 tại:
/>n%20c%C3%B3%20k%E1%BA%BFt%20c%E1%BA%A5u%20ph%E1%BB%A
9c%20t%E1%BA%A1p%2C%20trong,%C4%91ai%2C%20t%C3%A0i%20s%E
1%BA%A3n...
[6]. Thạc sỹ Đinh Thuỳ Dung. (25/112/2022). Ví dụ về mâu thuẫn trong cuộc
sống, trong triết học, trong tư duy. Truy cập ngày 22/3/2023 tại:

6


lOMoARcPSD|22244702

/>
7



×