Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

Tiểu luậnmôn học kinh tế chính trị mác lênin

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.5 MB, 20 trang )

lOMoARcPSD|21993573

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

----

TIỂU LUẬN
MƠN HỌC: KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC-LÊNIN

Giảng viên hướng dẫn: VŨ ANH TUẤN
Sinh viên thực hiện: VĂN CƠNG THẮNG
Lớp-Khóa: FB002-K48
MSSV: 31221020908

TP.HCM, ngày 03 tháng 04 năm 2023

J


lOMoARcPSD|21993573

MỤC LỤC
1.Phân tích vai trị lợi ích kinh tế và các nhân tố ảnh hưởng đến
quan hệ lợi ích kinh tế..........................................................................1
1.1.Khái niệm lợi ích kinh tế................................................................1
1.2.Khái niệm về quan hệ lợi ích kinh tế............................................1
1.3.Vai trị của lợi ích kinh tế đối với các chủ thể kinh tế-xã hội.....2
1.4.Các nhân tố ảnh hưởng đến quan hệ lợi ích kinh tế...................3
2.Vai trị của Nhà nước trong đảm bảo hài hịa lợi ích giữa các chủ


thể trong nền kinh tế............................................................................4
2.1.Một số quan hệ lợi ích kinh tế cơ bản trong nền kinh tế............4
2.2.Vai trò của Nhà nước.....................................................................4
3.Đề xuất những biện pháp xử lý hài hịa mối quan hệ: lợi ích cá
nhân, lợi ích nhóm và lợi ích xã hội ở Việt Nam hiện nay...............6
3.1.Những hạn chế còn tồn tại............................................................6
3.2.Những biện pháp xử lý hài hòa mối quan hệ..............................6
4.Tài liệu tham khảo...................................................................................7


lOMoARcPSD|21993573

BÀI LÀM
CÂU 1: Phân tích vai trị lợi ích kinh tế và các nhân tố ảnh
hưởng đến quan hệ lợi ích kinh tế
1.1.Khái niệm lợi ích kinh tế
-Trong quá trình phát triển, tồn tại của xã hội loài người, con người luôn cần
được thỏa mãn nhu cầu về vật chất lẫn tinh thần. Lợi ích là thứ thu được khi con
người được thỏa mãn nhu cầu của chính mình. Trong suốt quá trình phát triển
đời sống xã hội vật chất thì lợi ích về vật chất đóng vai trị then chốt, quyết định
sự thúc đẩy hoạt động của cá nhân cũng như tồn bộ xã hội.
-Lợi ích về vật chất thu được khi con người thực hiện các hoạt động kinh tế
được gọi là lợi ích kinh tế
-Là một phạm trù kinh tế khách quan, và là hình thức biểu hiện của quan hệ sản
xuất. Ph.Ănghen viết: “những quan hệ kinh tế của một xã hội nhất định nào đó
biểu hiện trước hết dưới hình thức lợi ích”.V.I.Lênin cho rằng: “Lợi ích của giai
cấp này hay giai cấp khác được xác định một cách khách quan theo vai trò mà
họ có trong hệ thống quan hệ sản xuất, theo những hoàn cảnh và điều kiện sống
của họ”
1.2.Khái niệm về quan hệ lợi ích kinh tế

-Sự tương tác giữa các chủ thể kinh tế với nhau như người với người, giữa cộng
đồng người, giữa các tổ chức kinh tế, giữa các bộ phận hợp thành nền kinh tế,
giữa con người với tổ chức kinh tế, giữa quốc gia và phần còn lại của thế giới để
tạo nên các lợi ích kinh tế trong mối liên hệ với trình độ phát triển của lực lượng
sản xuất và kiến trúc thượng tầng tương ứng với một giai đoạn phát triển xã hội
nhất định được gọi là quan hệ lợi ích kinh tế.
-Biểu hiện của quan hệ lợi ích kinh tế vơ cùng đa dạng, phong phú, có thể kể
đến là quan hệ theo chiều dọc giữa một tổ chức kinh tế với một cá nhân thuộc về
tổ chức đó, hay quan hệ theo chiều ngang giữa các bộ phận hợp thành các nền
kinh tế khác nhau.
-Sự thống nhất và mâu thuẫn luôn tồn tại song song với nhau và là hai mặt đối
lập của vấn đề, trong quan hệ lợi ích kinh tế ta có thể nhận thấy cụ thể về hai
hình thái này:
+Các chủ thể kinh tế thống nhất với nhau khi mà chúng có thể trở thành bộ phận
cấu thành của nhau. Khi mà lợi ích của chủ thể này được thực hiện thì chủ thể

1


lOMoARcPSD|21993573

còn lại cũng sẽ được gián tiếp hoặc trực tiếp thực hiện. Ví dụ cụ thể như một cá
nhân lao động làm việc tạo ra được lợi ích riêng của mình, cùng với những cá
nhân khác hình thành nên một tập thể doanh nghiệp và tham gia vào lợi ích tập
thể đó. Đồng thời doanh nghiệp càng hoạt động hiệu quả, càng tạo ra được
những lợi ích của doanh nghiệp đó thì lại càng đảm bảo về lợi ích của các cá
nhân trong tập thể. Do lợi ích càng tăng thì người lao động càng chăm chỉ, tích
cực làm việc và có trách nhiệm cao với doanh nghiệp làm lợi ích của doanh
nghiệp càng được thực hiện tốt hơn. Điều này có nghĩa là các chủ thể hành động
vì một mục tiêu giống nhau thì lợi ích kinh tế của các chủ thể đó thống nhất với

nhau.
+Theo sau sự thống nhất đó chính là sự mâu thuẫn, sự mâu thuẫn xảy ra khi các
chủ thể thực hiện các hoạt động khác nhau vì những mục tiêu lợi ích kinh tế
riêng của chủ thể đó. Cụ thể là khi một cá nhân, doanh nghiệp vì lợi ích cá nhân
của riêng mình mà bn lậu hàng giả, hàng cấm,... thì lúc đó lợi ích của cá nhân,
doanh nghiệp đó có sự mâu thuẫn với lợi ích của xã hội. Điều này dẫn đến việc
lợi ích của chủ doanh nghiệp càng tăng cao, thì lợi ích của xã hội sẽ ngày càng
giảm. Nguồn gốc về các xung đột trong xã hội chính là các mâu thuẫn về lợi ích
kinh tế, do đó việc điều tiết, cân bằng các mâu thuẫn chính là chức năng bắt
buộc, khiến cho các chủ thể phải quan tâm và là việc giúp cho Nhà nước ổn định
xã hội, nhằm phát triển kinh tế-xã hội.
1.3.Vai trị của lợi ích kinh tế đối với các chủ thể kinh tế-xã hội
- Các hoạt động kinh tế trong nền kinh tế thị trường hiện nay đang vô cùng đa
dạng và phong phú. Nhưng mục tiêu chung nhất của các hoạt động đó là ln
hướng tới hai chữ “lợi ích”. Dựa vào đó ta có thể khái qt chung về vai trị lợi
ích kinh tế thơng qua một số khía cạnh sau đây:
+Thứ nhất: Là mục tiêu của các hoạt động kinh tế. Trong suốt quá trình tồn tại
và phát triển của xã hội lồi người, nhu cầu là thứ khơng thể thiếu do đó con
người thực hiện các hoạt động kinh tế để thỏa mãn được nhu cầu của chính mình,
ngày càng nâng cao lên về phương thức và mức độ thỏa mãn nhu cầu về vật chất.
Thu nhập càng cao sẽ đáp ứng được các nhu cầu ở mức độ càng cao. Vì điều này,
nên mọi chủ thể đều phải thực hiện hoạt động kinh tế để tăng thu nhập. Thực
hiện lợi ích kinh tế sẽ giúp xã hội ngày càng ổn định và phát triển. Theo lời của
Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Nước độc lập mà dân khơng được hưởng ấm no, hạnh
phúc thì độc lập cũng khơng có ý nghĩa gì”.
+Thứ hai: Là động lực của các hoạt động kinh tế. Về mặt kinh tế, các chủ thể
hoạt động tạo ra lợi ích trước hết là để thỏa mãn nhu cầu chính đáng của mình.
Nhưng lợi ích này ln phải được đảm bảo có liên hệ với các chủ thể khác trong
xã hội, vì lợi ích của mình người lao động ln phải tích cực, chăm chỉ tạo ra
những sản phẩm tốt, luôn học hỏi nâng cao tay nghề, cải tiến phương thức và

2


lOMoARcPSD|21993573

cơng cụ lao động; chủ doanh nghiệp phải tìm cách sử dụng hiệu quả nguồn lực
lao động, tìm hiểu các nhu cầu thị hiếu của khách hàng bằng cách ngày càng
nâng cao chất lượng sản phẩm, cùng với giá thành hợp lý, có tinh thần trách
nhiệm trong việc phục vụ người tiêu dùng. Những điều trên góp phần thúc đẩy
phát triển lực lượng sản xuất, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân.
+Thứ ba: Là động lực của các hoạt động xã hội. “Động lực của toàn bộ lịch sử
chính là cuộc đấu tranh của các giai cấp và những xung đột về quyền lợi của họ”.
Địa vị của chủ thể trong hệ thống quan hệ sản xuất còn quyết định về mức thỏa
mãn nhu cầu của chủ thể đó, chính vì thế các chủ thể đã phải đấu tranh với nhau
để thực hiện quyền làm chủ với tư liệu sản xuất. Đây chính là nguồn gốc của các
cuộc đấu tranh giai cấp diễn ra xuyên suốt trong lịch sử-một động lực giúp thúc
đẩy xã hội tiến bộ.
+Thứ tư: Là cơ sở thực hiện lợi ích chính trị, lợi ích xã hội, lợi ích văn hóa.
Cũng như “đời sống vật chất quyết định đời sống tinh thần” thì kinh tế quyết
định đến chính trị, xã hội. Lợi ích kinh tế được tạo ra làm động lực thúc đẩy lợi
ích chính trị, xã hội, văn hóa.
1.4.Các nhân tố ảnh hưởng đến quan hệ lợi ích kinh tế
+Thứ nhất: Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Chất lượng, số lượng của
hàng hóa, dịch vụ của hàng hóa quyết định đến lợi ích kinh tế được tạo ra,
nhưng chất lượng và số lượng lại phụ thuộc vào trình độ phát triển của lực lượng
sản xuất. Chính vì lí do đó mà lợi ích kinh tế của các chủ thể sẽ càng được cải
thiện tốt hơn nếu trình độ của lực lượng sản xuất cao hơn. Vì thế việc nâng cao,
cải thiện trình độ của lực lượng sản xuất là vơ cùng quan trọng và đã trở thành
nhiệm vụ tiên quyết của các quốc gia hiện nay.
+Thứ hai: Địa vị của chủ thể trong hệ thống quan hệ sản xuất xã hội. Vai trò của

mỗi chủ thể tham gia vào các hoạt động kinh tế-xã hội được quyết định thông
qua quan hệ sản xuất, trước hết là quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất.
+Thứ ba: Chính sách phân phối thu nhập của nhà nước. Nhà nước can thiệp vào
nền kinh tế thị trường chính là điều tất yếu, mức thu nhập của các chủ thể kinh
tế bị ảnh hưởng bởi chính sách phân phối thu nhập. Sự tương quan giữa các mối
quan hệ trên thị trường kinh tế như khi mức thu nhập đổi dẫn đến mức độ thỏa
mãn về nhu cầu vật chất của con người thay đổi, điều này tất sẽ dấn đến sự thay
đổi trong quan hệ lợi ích kinh tế.
+Thứ tư: Hội nhập kinh tế quốc tế. Việc mở cửa hội nhập hiện nay là một xu
hướng tất yếu và là bản chất của nền kinh tế thị trường. Hội nhập kinh tế sẽ đem
lại các lợi ích từ thương mại quốc tế, hàng hóa sẽ có cơ hội tiếp cận với thị
trường nước ngồi. Tuy nhiên nó cũng đem lại rủi ro như việc hàng hóa nội địa
gặp phải sự cạnh tranh với hàng hóa nước ngồi làm giảm sự tiêu thụ của hàng
3


lOMoARcPSD|21993573

hóa trong nước. Hội nhập kinh tế có thế sẽ làm đất nước phát triển rất nhanh
nhưng phải trả một cái giá đó là sự cạn kiệt nguồn tài nguyên mơi trường, ơ
nhiễm,...Có nghĩa rằng mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế sẽ ảnh hưởng đa chiều
đến lợi ích kinh tế của các chủ thể.

CÂU 2: Vai trò của Nhà nước trong đảm bảo hài hịa lợi
ích giữa các chủ thể trong nền kinh tế
2.1.Một số quan hệ lợi ích kinh tế cơ bản trong nền kinh tế
+Thứ nhất: Quan hệ lợi ích giữa người lao động và người sử dụng lao động.
+Thứ hai: Quan hệ lợi ích giữa những người sử dụng lao động.
+Thứ ba: Quan hệ lợi ích giữa những người lao động.
+Thứ tư: Quan hệ giữa lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm và lợi ích xã hội.

2.2.Vai trò của Nhà nước
-Đảm bảo hài hòa lợi ích giữa các chủ thể trong nền kinh tế là sự can thiệp của
Nhà nước giúp hạn chế các mặt mâu thuẫn, xung đột, khuyến khích các mặt
thống nhất nhằm tạo điều kiện giúp phát triển đa chiều (chiều rộng và chiều
sông), tạo nên động lực giúp thúc đẩy lợi ích kinh tế. Và vai trò của Nhà nước
trong việc đảm bảo hài hịa lợi ích giữa các chủ thể trong nền kinh tế được biểu
hiện qua những mặt sau:
-Thứ nhất: Bảo vệ lợi ích hợp pháp, tạo mơi trường thuận lợi cho hoạt động tìm
kiếm lợi ích của các chủ thể kinh tế.
+Trong những năm qua Việt Nam đã thực hiện rất tốt về việc tạo lập những môi
trường thích hợp cho các hoạt động kinh tế mà trước hết chính là ổn định chính
trị. Chính nhờ lý do này đã tạo nên sự an tâm cho các nhà đầu tư trong và ngoài
nước khi tiến hành đầu tư, tiếp tục giữ vững ổn định an ninh chính trị sẽ góp
phần giúp điều hịa các lợi ích kinh tế ở Việt Nam.
+Muốn tạo ra môi trường thuận lợi cho các hoạt động kinh tế yêu cầu phải tạo ra
được mơi trường pháp luật có thể bảo vệ được lợi ích hợp pháp của các chủ thể
kinh tế. Thời đại hội nhập kinh tế quốc tế đòi hỏi các quốc gia phải đảm bảo
tuân thủ các chuẩn mực và thông lệ quốc tế. Hệ thống pháp luật nước ta trong
những năm qua đang dần được cải thiện tốt hơn nhưng vấn đề nhức nhối hiện
nay lại chính là vấn đề về tuân thủ pháp luật.
+Tại đại hội VI của Đảng diễn ra vào tháng 12/1986, Đảng ta đã nhìn nhận ra
đúng đường lối, chính sách cùng với đó là những sai lầm, khuyết điểm trong quá

4


lOMoARcPSD|21993573

trình thực tiễn xây dựng và phát triên nền kinh tế. Từ đó có bước nhảy vọt giúp
tạo ra mơi trường kinh tế thuận lợi cho kinh tế tư nhân phát triển tại Việt Nam.

+Xây dựng các kết cấu hạ tầng (đường sắt, đường bộ, đường sông, đường hàng
không,...) giúp tạo ra môi trường thuận lợi cho nền kinh tế phát triển, đây chính
là một trong ba bước đột phá lớn giúp đáp ứng các nhu cầu về kết cấu hạ tầng,
góp phần đẩy mạnh về kinh tế. Mơi trường vĩ mô yêu cầu các quốc gia phải biết
“tùy cơ ứng biến” đưa ra những chính sách thơng minh và phù hợp đối với từng
giai đoạn. Về vấn đề này Việt Nam cũng đang có thể từng bước đáp ứng được
những yêu cầu này và hoàn thành tốt những vấn đề về mặt kinh tế hiện nay.
-Thứ hai: Điều hòa lợi ích giữa cá nhân-doanh nghiệp-xã hội.
+Lợi ích giữa các chủ thể và tác động của các quy luật thị trường có sự mâu
thuẫn với nhau khiến cho sự phân hóa về các tầng lớp dân cư khiến cho việc
thực hiện lợi ích kinh tế của một số bộ phận dân cư đang gặp rất nhiều bất cập,
khó khăn. Vì thế, để cải thiện tình hình hiện nay, Nhà nước cần phải nhanh
chóng đưa ra những chính sách nhằm giúp hài hịa lợi ích kinh tế. Phải thừa
nhận khách quan sự chênh lệch mức thu nhập giữa các chủ thể là cá nhân và tập
thể, mặt khác cũng phải tìm cách ngăn chặn sự chênh lệch quá đáng ấy. Vấn đề
phân hóa xã hội một cách thái quá có thể dẫn đến những hậu quả vơ cùng
nghiêm trọng, thậm chí là những xung đột xã hội gay gắt. Đây chính là những
vấn đề mà chính sách phân phối thu thập phải tính đến. Do đó việc phát triển
khoa học kĩ thuật là tất yếu để nâng cao thu nhập cho chủ thể, đó chính là điều
kiện về vật chất để có thể thực hiện cơng bằng trong xã hội.
-Thứ ba: Kiểm sốt, ngăn ngừa các quan hệ lợi ích có ảnh hưởng tiêu cực đối
với sự phát triển xã hội.
+Hiện tại có thể nói có hai quan điểm chính về cân bằng trong phân phối: đầu
tiên là công bằng theo mức độ và kế tiếp là công bằng theo chức năng. Hai quan
niệm kể trên đều có những đặc điểm riêng, có ưu nhưng cũng có nhược chính vì
thế chúng ta cần phải sử dụng kết hợp hai quan niệm trên. Trước tiên, Nhà nước
chăm lo cho đời sống của nhân dân, ở mỗi giai đoạn, thời kỳ người dân đều phải
đạt được một mức sống tối thiểu. Để thực hiện hóa được việc này, Nhà nước
phải đẩy mạnh thực hiện các chính sách về xóa đói giảm nghèo, tạo điều kiện
tiếp cận một cách bình đẳng các nguồn lực phát triển, khắc phục tư tưởng bao

cấp, đồng thời đẩy mạnh các hoạt động từ thiện, tương thân tương ái giúp đồng
bào các vùng sâu, vùng xa, thiên tai hoạn nạn,...Tiếp đến cần phải có chính sách
khuyến khích người dân làm giàu hợp pháp, giúp đỡ người dân với mọi biện
pháp có thể. Cịn theo luật pháp, người dân được làm bất cứ gì khơng vi phạm
đến những gì luật pháp không cấm.
+Nhưng trái ngược lại với những chủ thể kinh tế làm ăn chân chính để tạo ra lợi
ích kinh tế, những thành phần thu nhập từ các hoạt động phi pháp như buôn lậu,
5


lOMoARcPSD|21993573

buôn bán hàng giả, chất cấm, tham nhũng,... tồn tại khá phổ biến hiện nay đang
làm tổn hại đến các chủ thể kinh tế chân chính khác. Để phịng ngừa cũng như
dứt điểm tình trạng này, Nhà nước cần có những biện pháp cứng rắn nhằm sàng
lọc và chọn ra được những người có tài, có tâm, trong sạch, loại đi những người
không đạt đủ tiêu chuẩn. Các cán bộ, chức trách phải chịu trách nhiệm đến cùng
cho mọi quyết định của mình trong phạm vi quyền hạn. Nhà nước cần phải
nhanh chóng xây dựng, hồn thiện hệ thống pháp luật. Trong thời đại hội nhập
kinh tế quốc tế, viêc hoàn thành hệ thống pháp luật nhất thiết phải phù hợp theo
thơng lệ quốc tế. Luật pháp chính là cơng cụ quan trọng nhất trong việc góp
phần ngăn chặn các thu nhập phi pháp, trước pháp luật mọi người đều trở nên
bình đẳng, mọi hành vi vi phạm pháp luật đều phải bị xử lý thật nghiêm khắc.
Thực hiện tốt các biện pháp này sẽ giúp thực hiện công bằng xã hội, góp phần
ngăn chặn các hoạt động tạo ra thu nhập trái pháp luật.
-Thứ tư: Giải quyết mâu thuẫn trong quan hệ lợi ích kinh tế
+Nếu chúng ta khơng giải quyết các mâu thuẫn giữa các lợi ích kinh tế thì điều
này sẽ ảnh hưởng đến động lực của các hoạt động kinh tế. Vì vấn đề này, ta cần
phải giải quyết triệt để những mâu thuẫn ngay khi nó xảy ra. Nguyên tắc khi giải
quyết những mâu thuẫn giữa các lợi ích kinh tế là phải có mặt của các bên tham

gia, và phải đặt lợi ích đất nước lên hàng đầu.
+Khi mâu thuẫn giữa các lợi ích kinh tế bộc phát có thể dẫn đến hậu quả khơn
lường như xung đột ( các cuộc đình cơng, bãi cơng ). Cần phải có sự tham gia để
hịa giải khi các xung đột này xảy ra như các tổ chức xã hội, điển hình là Nhà
nước.

CÂU 3: Đề xuất những biện pháp xử lý hài hòa mối quan
hệ: lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm và lợi ích xã hội ở Việt
Nam hiện nay.
3.1.Những hạn chế tồn tại
-Thứ nhất: vi phạm lợi ích cá nhân chính đáng bằng cách nhân danh lợi ích xã
hội, vấn đề này vẫn đang nhức nhối trong xã hội hiện nay và tiềm ẩn nhiều phức
tạp.
-Thứ hai: đề cao lợi ích cá nhân khơng chính đáng, vi phạm lợi ích cá nhân và
lợi ích xã hội gây tổn hại cho sự phát triển đất nước xã hội.
-Thứ ba: nhiều biểu hiện đề cao lợi ích xã hội, trong khi đó khơng chú tâm đúng
mức vào các lợi ích cá nhân.
3.2.Những biện pháp xử lý hài hòa mối quan hệ

6


lOMoARcPSD|21993573

-Thứ nhất: nâng cao nhận thức của các chủ thể kinh tế.
-Thứ hai: thực hiện nghiêm các giải pháp đảm bảo một cách công khai, minh
bạch nhằm mục tiêu ngăn chặn các hành vi tiêu cực như tham nhũng, tham ô.
-Thứ ba: khuyến khích cá nhân thực hiện lợi ích chính đáng của mình và đảm
bảo các lợi ích xã hội khác.


4. Tài liệu tham khảo
-Giáo Trình Kinh Tế Chính Trị Mác-Lênin (NXB Chính Trị 2021) - Ngơ Tuấn
Nghĩa

-HẾT-

7


lOMoARcPSD|21993573

Tiểu luận Kinh Tế Chính Trị
Mác-Lênin
by Cơng Thắng Văn

Submission date: 01-Apr-2023 07:26PM (UTC+0700)
Submission ID: 2052829233
File name: 91470145_Cong_Thang_Van_Tieu_luan_Kinh_Te_Chinh_Tri_Mac-Lenin_77_412304411.pdf
(397.54K)
Word count: 3699
Character count: 13333


lOMoARcPSD|21993573


lOMoARcPSD|21993573


lOMoARcPSD|21993573


1


lOMoARcPSD|21993573

1
1


lOMoARcPSD|21993573

1

1
1

1

1


lOMoARcPSD|21993573

1

1


lOMoARcPSD|21993573


1

1


lOMoARcPSD|21993573

1

1


lOMoARcPSD|21993573


lOMoARcPSD|21993573

Tiểu luận Kinh Tế Chính Trị Mác-Lênin
ORIGINALITY REPORT

7

11%

%

SIMILARITY INDEX

INTERNET SOURCES


0%

PUBLICATIONS

26%

STUDENT PAPERS

PRIMARY SOURCES

1

7%

amp.elib.vn
Internet Source

Exclude quotes

On

Exclude bibliography

On

Exclude matches

Downloaded by chinh toan ()


< 100 words



×