Tải bản đầy đủ (.docx) (44 trang)

BÀI tập lớn môn học KINH tế CHÍNH TRỊ mác LÊNIN đề tài sự PHÁT TRIỂN của NGÀNH điện lực ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.67 MB, 44 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

BÀI TẬP LỚN MƠN HỌC
KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC LÊNIN

ĐỀ TÀI
SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH ĐIỆN LỰC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

LỚP: DT02 NHÓM: DT021.2 HK203

GVHD: THS. VŨ QUỐC PHONG
SINH VIÊN THỰC HIỆN
STT

MSS

1

19125

2

19144

3

19148

4


19151

5

19154

6

20122


TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2021

1


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................................... 3
CHƯƠNG 1: SẢN XUẤT HÀNG HÓA....................................................................... 6
1.1. Khái niệm và hai điều kiện ra đời của sản xuất hàng hoá....................................... 6
1.1.1. Khái niệm sản xuất hàng hoá........................................................................... 6
1.1.2. Hai điều kiện ra đời của sản xuất hàng hoá..................................................... 6
1.2. Những ưu thế và hạn chế của sản xuất hàng hóa.................................................... 7
1.2.1. Ưu thế của sản xuất hàng hóa.......................................................................... 7
1.2.2. Hạn chế của sản xuất hồng hóa...................................................................... 8
CHƯƠNG 2: SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH ĐIỆN LỰC VIỆT NAM HIỆN NAY 9

2.1. Lịch sử hình thành và phát triển ngành điện lực Việt Nam.....................................9
2.2. Thực trạng, hạn chế và nguyên nhân phát triển ngành điện lực Việt Nam............12
2.2.1. Thực trạng ngành điện lực Việt Nam............................................................. 12

2.2.2. Những hạn chế và nguyên nhân phát triển ngành điện lực Việt Nam............17
CHƯƠNG 3: CHIẾN LƯỢC, GIẢI PHÁP & KIẾN NGHỊ PHÁT TRIỂN NGÀNH
ĐIỆN LỰC Ở VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2045.............................................................. 19
3.1. Chiến lược của ngành điện lực ở Việt Nam.......................................................... 19
3.2. Đề xuất các giải pháp thực hiện quy hoạch điện lực ở Việt Nam..........................28
3.3. Kiến nghị phát triển cho ngành điện lực ở Việt Nam............................................ 37
KẾT LUẬN................................................................................................................. 38
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................... 39

2


PHẦN MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Sự phát triển ổn định, bền vững của nền kinh tế và nâng cao sự thịnh vượng cho
cuộc sống của con người cần đến dịch vụ điện năng được cung cấp một cách hiệu quả
và tin cậy. Điện năng là đầu vào cho phần lớn các hoạt động sản xuất kinh doanh và
tiêu dùng. Ngành điện cũng là ngành công nghiệp hạ tầng chủ chốt của hầu hết các nền
kinh tế trên thế giới.
Với tầm nhìn đưa Việt Nam trở thành một quốc gia phát triển vào năm 2045 khi
đất nước kỷ niệm 100 năm độc lập. Thông qua Đại Hội Đảng tồn quốc lần thứ 13,
ngành điện lực Việt Nam có một sứ mệnh hết sức đặc biệt. Nó khơng chỉ đóng vai trị
kiến tạo mà cịn là mũi nhọn tiên phong trong nỗ lực cải cách và khai thác sức mạnh
tổng hợp của xu thế thời đại, đặc biệt trong cuộc cách mạng số, tồn cầu hóa để phát
triển bền vững.
Trên đà phát triển của đất nước, cùng với xu thế hội nhập hiện nay và đặc biệt khi
Việt Nam đã gia nhập WTO, để tồn tại và phát triển kịp xu hướng thời đại và quốc tế,
ngành điện Việt Nam đã có những đóng góp to lớn trong cơng cuộc bảo vệ Tổ Quốc
trong những giai đoạn lịch sử trước đây và sự nghiệp xây dựng đất nước ngày nay.
Từng bước phát triển ngành điện một cách ổn định, xóa bỏ bao cấp trong ngành điện.

Thu hút vốn đầu tư từ mọi thành phần kinh tế trong và ngoài nước tham gia hoạt động
điện lực, giảm dần đầu tư của Nhà nước cho ngành điện. Nâng cao năng lực vận hành,
độ tin cậy của hệ thống, cơ bản cung cấp đủ điện cho phát triển kinh tế xã hội. Chỉ số
tiếp cận điện năng Việt Nam đã có bước tiến vượt bậc, chỉ trong vòng 5 năm (2013 –
2018) cải thiện từ vị trí 156/189 vươn lên vị trí27/190 vào năm 2018 và đứng thứ 4
trong khu vực ASEAN.
Nhưng bên cạnh đó ngành điện ở Việt Nam vẫn tồn tại những hạn chế. Trong bối
cảnh nhu cầu điện đang và còn tiếp tục tăng trưởng cao; nguồn năng lượng sơ cấp đang
dần cạn kiệt dẫn đến việc đảm bảo nhiên liệu cho phát điện ngày càng phụ thuộc nhiều
hơn vào nhập khẩu. Nhưng việc nhập khẩu năng lượng sơ cấp với khối lượng lớn nếu
khơng có chiến lược phùhợp có thể tiềm ẩn rủi ro cho an ninh năng lượng. Việc xây
dựng nhiều nguồn điện không theo sát quy hoạch, phân bố trên vùng miền

3


mất cân đối dẫn đến tăng thêm lượng điện truyền tải lãng phí, tổn thất truyền tải cịn
cao. Sản xuất và cung ứng điện chưa đảm bảo ổn định, đặc biệt là trong các thời điểm
mùa khô hàng năm, xuất hiện tình trạng quá tải trên lưới điện truyền tải do mất cân đối
về nguồn điện giữa các vùng miền. Theo Bộ Công thương, thời gian tới ngành điện
Việt Nam sẽ còn gặp nhiều thách thức lớn hơn trong việc thỏa mãn nhu cầu tăng
trưởng kinh tế và cải thiện đời sống nhân dân.
Từ những hạn chế trên có thể thấy việc nghiên cứu các vấn đề liên quan đến sự
phát triển ngành điện lực Việt Nam là điều cấp thiết. Nên nhóm đã lựa chọn vấn đề
“Phát triển ngành điện lực ở Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu cho mơn kinh tế chính
trị Mác – Lenin. Để chúng ta có thể hiểu rõ hơn về tầm quan trọng, cũng như góp phần
hình thành một số giải pháp thiết thực cho việc phát triển ngành điện lực, hướng đến
mục tiêu cung cấp điện năng đến khách hàng một cách an toàn, tin cậy và chất lượng
dịch vụ cao hơn, góp phần bảo đảm cho các hoạt động kinh tế chính trị, xã hội và văn
hóa của đất nước.

2.ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU: Ngành điện lực ở Việt Nam
3.PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Không gian: Việt Nam
Thời gian: 2010 đến 2020
4. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Thứ nhất, phân tích hai điều kiện ra đời, ưu thế và hạn chế của sản xuất hàng hóa.
Thứ hai, giới thiệu quá trình hình thành và phát triển của ngành điện lực ở Việt
Nam.
Thứ ba, đánh giá thực trạng và nguyên nhân phát triển ngành điện ở Việt Nam.
Thứ tư, giới thiệu chủ trương phát triển ngành điện Việt Nam đến năm 2030 và
tầm nhìn đến năm 2045.
Thứ năm, Đề xuất kiến nghị phát triển ngành điện lực Việt Nam.
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu lịch sử, logic, phương pháp luận biện
chứng, phân tích tổng hợp, thống kê mơ tả.
6. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI

4


Ngoài mục lục, phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, đề tài gồm 03
chương:
− Chương 1: SẢN XUẤT HÀNG HÓA.
− Chương 2: SỰ PHÁ T TRIỂN CỦA NGÀNH ĐIỆN LỰC Ở VIỆT NAM
HIỆN

NAY.
− Chương 3: CHIẾN LƯỢC, GIẢI PHÁ P & KIẾN NGHỊ PHÁ T TRIỂN
NGÀNH ĐIỆN LỰC Ở VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2045.


5


Chương 1: SẢN XUẤT HÀNG HÓA
1.1. Khái niệm và hai điều kiện ra đời của sản xuất hàng hoá
1.1.1. Khái niệm sản xuất hàng hố
Theo C.Mác, sản xuất hàng hóa là kiểu tổ chức hoạt động kinh tế mà ở đó, những
người sản xuất ra sản phẩm nhằm mục đích trao đổi, mua bán.
Trong đó, sản phẩm được sản xuất ra không phải để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng
của chính người trực tiếp sản xuất ra nó mà là để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người
khác, thông qua việc trao đổi, mua bán.
1.1.2. Hai điều kiện ra đời của sản xuất hàng hố
Thứ nhất: Phân cơng lao động xã hội.


Phân công lao động xã hội là sự chun mơn hóa sản xuất, phân chia lao động

xã hội ra thành các ngành, các lĩnh vực sản xuất khác nhau.


Do sự phân công lao động xã hội nên việc trao đổi sản phẩm trở thành tất yếu.

Khi có phân công lao động xã hội, mỗi người chỉ sản xuất một hoặc một vài thứ sản
phẩm nhất định, nhưng nhu cầu của cuộc sống địi hỏi họ phải có nhiều loại sản phẩm
khác nhau, do đó, họ cần đến sản phẩm của nhau, buộc phải trao đổi với nhau. Phân
công lao động xã hội, chun mơn hóa sản xuất đồng thời làm cho năng suất lao động
tăng lên, sản phẩm thặng dư ngày càng nhiều nên càng thúc đẩy sự trao đổi sản phẩm.


Như vậy, phân công lao động xã hội là cơ sở, là tiền đề của sản xuất hàng hóa.


Phân cơng lao động xã hội càng phát triển, thìsản xuất và trao đổi hàng hóa càng mở
rộng hơn, đa dạng hơn.
Thứ hai: Sự tách biệt về mặt kinh tế của các chủ thể sản xuất.


Sự tách biệt tương đối về mặt kinh tế giữa các chủ thể sản xuất làm cho giữa

những người sản xuất độc lập với nhau, có sự tách biệt về lợi ích. Trong điều kiện đó,
người này muốn tiêu dùng sản phẩm của người khác phải thông qua trao đổi, mua bán,
tức là phải trao đổi dưới hình thức hàng hóa. C.Mác viết: “chỉ có sản của những lao
động tư nhân độc lập và không phụ thuộc vào nhau mới đối diện với nhau như là
những hàng hóa”. Sự tách biệt về mặt kinh tế giữa những người sản xuất là điều kiện
đủ để nền sản xuất hàng hóa ra đời và phát triển.

6


− Trong lịch sử, sự tách biệt này do chế độ tư hữu về tư hữu tư liệu sản xuất
quy
định. Trong chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất thì tư liệu sản xuất thuộc sở hữu của mỗi
cá nhân và kết quả là sản phẩm làm ra thuộc quyền sở hữu của họ.
Hai điều kiện trên cho thấy, phân công lao động xã hội làm cho những người sản
xuất phụ thuộc vào nhau, còn sự tách biệt tương đối về mặt kinh tế giữa những người
sản xuất lại chia rẽ họ, làm cho họ độc lập với nhau. Đây là một mâu thuẫn. Mâu thuẫn
này được giải quyết thơng qua trao đổi, mua bán sản phẩm của nhau.
Đó là hai điều kiện cần và đủ của sản xuất hàng hóa. Thiếu một trong hai điều
kiện đó sẽ khơng có sản xuất hàng hóa
1.2. Những ưu thế và hạn chế của sản xuất hàng hóa
1.2.1. Ưu thế của sản xuất hàng hóa

Thứ nhất: Sản xuất hàng hóa ra đời trên cơ sở của phân công lao động xã hội,
chuyên mơn hóa sản xuất. Do đó, nó khai thác được những lợi thế về tự nhiên, xã hội,
kĩ thuật của từng người, từng cơ sở sản xuất cũng như từng vùng, từng địa phương.
Đồng thời, sự phát triển của sản xuất hàng hóa lại có tác động trở lại, thúc đẩy sự phát
triển của phân công lao động xã hội, làm cho chun mơn hóa lao động ngày càng
tăng, mối liên hệ giữa các ngành, các vùng ngày càng trở nên mở rộng, sâu sắc. Từ đó,
nó phá vỡ tính tự cấp tự túc, bảo thủ, trì trệ, lạc hậu của mỗi ngành, mỗi địa phương
làm cho năng suất lao động xã hội tăng lên nhanh chóng, nhu cầu của xã hội được đáp
ứng đầy đủ hơn. Khi sản xuất và trao đổi hàng hóa mở rộng giữa các quốc gia, thì nó
cịn khai thác được lợi thế của các quốc gia với nhau.
Thứ hai: Trong nền sản xuất hàng hóa, qui mơ sản xuất khơng cịn bị giới hạn
bởi nhu cầu và nguồn lực mang tính hạn hẹp của mỗi cá nhân, gia đình, mỗi cơ sở, mỗi
vùng, mỗi địa phương, mà nó được mở rộng, dựa trên cơ sở nhu cầu và nguồn lực của
xã hội. Điều đó lại tạo điều kiện thuận lợi cho việc ứng dụng những thành tựu khoa
học – kĩ thuật vào sản xuất...thúc đẩy sản xuất phát triển.
Thứ ba: Trong nền sản xuất hàng hóa, sự tác động của qui luật vốn có của sản
xuất và trao đổi hàng hóa là qui luật giá trị, cung – cầu, cạnh tranh...Buộc người sản
xuất hàng hóa phải ln ln năng động, nhạy bén, biết tính tốn, cải tiến kĩ thuật, hợp
líhố sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế, cải tiến hình

7


thức, qui cách và chủng loại hàng hóa, làm cho chi phí sản xuất hạ xuống đáp ứng nhu
cầu, thị hiếu của người tiêu dùng ngày càng cao hơn
Thứ tư: Trong nền sản xuất hàng hóa, sự phát triển của sản xuất, sự mở rộng và
giao lưu kinh tế giữa các cá nhân, giữa các vùng, giữa các nước... không chỉ làm cho
đời sống vật chất mà cả đời sống văn hóa, tinh thần cũng được nâng cao hơn, phong
phú hơn, đa dạng hơn.
1.2.2. Hạn chế của sản xuất hoàng hóa

Thứ nhất: Có thể dẫn đến sự mất cân đối, khủng hoảng kinh tế. Khi sản xuất ra
hàng hóa, mà một lượng hàng hóa bị sản xuất quá tải, dẫn đến khơng có người mua
(cung lớn hơn cầu) thì hàng hóa sẽ bị tồn đọng trên thị trường, những nhà sản xuất dần
dần hết vốn dẫn đến bể nợ.
Thứ hai: Nảy sinh những tiêu cực, trong sản xuất kinh doanh. Các chủ thể kinh
tế trong sản xuất hàng hóa chạy theo lợi nhuận, có thể dẫn đến việc vi phạm pháp luật
như là hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng
Thứ ba: Làm phân hoá về kinh tế, thu nhập, cụ thể là phân hóa giàu nghèo của
những người sản xuất hàng hóa. Nhiều người giàu lên nhanh chóng vì họ sản xuất ra
hàng hóa được nhiều người ưu chuộng. Nhiều người nghèo đi vì khi họ sản xuất ra
hàng hóa mà khơng ai mua.
Thứ tư: Có thể phá huỷ môi trường, làm mất cân bằng về môi trường, sinh thái.
Trong quá trình sản xuất hàng hóa, các nhà máy sẽ thải ra mơi trường các hóa chất, khí
đốt có nguy cơ gây hại cho môi trường. Các chất thải từ nhà máy thải ra, tích tụ lâu
năm, gặp thời tiết biến đổi sẽ tạo thành tảo nở hoa.

8


Chương 2: SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH ĐIỆN LỰC VIỆT NAM HIỆN NAY
2.1. Lịch sử hình thành và phát triển ngành điện lực Việt Nam
Nguyên nhân ra đời của ngành điện: Năm 1945, nước ta đã đạt được một cột
mốc quan trọng đó là Cách Mạng Tháng 8 thành cơng , khai sinh ra Nước Việt Nam
Dân chủ Cộng hịa.Chính quyền non trẻ của nước ta vừa được thành lập lại phải thực
hiện nhiệm vụ to lớn chính ta giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. Để thực hiện
được nhiệm vụ chúng ta phải thực hiện sản xuất ở miền bắc và điều đó là nguyên nhân
của việc thành lập ra đời của ngành điện.
Kết quả: Thành lập cơ quan quản lý nhà nước đầu tiên chuyên trách về lĩnh vực
điện. Ngày 21/7/1955, Bộ trưởng Bộ Công Thương ra Quyết định số 169–
BCT/ND/KB (Thứ trưởng Đặng Viết Châu ký) thành lập Cục Điện lực trực thuộc Bộ

Công Thương và bổ nhiệm ông Hồ Quý Diện làm Cục trưởng.
Lịch sử ra đời của ngành điện Việt Nam được phân thành 4 giai đoạn:


Giai đoạn 1 (1945 – 1975): Xây dựng tuyến đường dây 110 kV đầu tiên của

miền Bắc. Quý III/1962, tuyến đường dây 110 kV đầu tiên của miền Bắc (Đơng Anh –
Việt Trì, ng Bí – Hải Phịng) được khởi cơng xây dựng và đến quý IV/1963 hồn
thành đóng điện. Thời gian tiếp theo, nhiều nhà máy điện, tuyến đường dây và TBA
110 kV, 35 kV đã ra đời. 9 trong số 12 nhà máy điện đã được nối liền bằng đường dây
110 kV, tạo thành một hệ thống điện hoàn chỉnh của miền Bắc. Đây là giai đoạn phát
triển rực rỡ nhất của hệ thống điện trước khi Mỹ tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại
miền Bắc.
– Giai đoạn 2 (1976 – 1994):
+

Thành lập Công ty Điện lực miền Trung: Ngày 7/10/1975, Công ty Điện lực

miền Trung (nay là Công ty Điện lực 3) được thành lập. Sau khi được giải phóng, các
cơ sở điện lực khu vực miền Trung hầu hết đều nhỏ bé, manh mún, khơng có lưới
truyền tải cao thế, tồn miền chỉ có 150 máy phát diezel phân tán ở các đô thị, tổng
công suất đặt là 74 MW. Công ty Điện lực miền Trung ra đời là điều kiện đảm bảo cho
sự thống nhất trong công tác quản lý điều hành; đồng thời củng cố, phát triển sản xuất
kinh doanh điện trong toàn khu vực miền Trung

9


+


Thành lập Công ty Điện lực miền Nam: Ngày 7/8/1976, Bộ trưởng Bộ Điện và

Than ra Quyết định số 1592/QĐ–TCCB.3 về việc đổi tên Tổng cục Điện lực (thành lập
ngay sau ngày miền Nam hồn tồn giải phóng) thành Cơng ty Điện lực miền Nam.
Ngày 9/5/1981, Công ty Điện lực miền Nam đổi tên thành Công ty Điện lực 2 theo
Quyết định số 15/TTCBB.3 của Bộ trưởng Bộ Điện lực. Ngày 7/4/1993, Thủ tướng
Chính phủ ra Quyết định số 147–TTg chuyển Công ty Điện lực 2 trực thuộc Bộ Năng
lượng. Từ ngày 1/4/1995, Công ty Điện lực 2 được thành lập lại, trực thuộc Tổng công
ty Điện lực Việt Nam (nay là Tập đoàn Điện lực Việt Nam).
+

Tuyến đường dây 220 kV đầu tiên được xây dựng: Tháng 3/1979, tuyến đường

dây 220 kV Hà Đơng – Hịa Bình được khởi công xây dựng và đến tháng 5/1981 đưa
vào vận hành. Đây là đường dây truyền tải 220 kV đầu tiên ở miền Bắc, nâng cao năng
lực truyền tải, cung cấp điện và tạo cơ sở kỹ thuật cho việc xây dựng đường dây siêu
cao áp 500 kV Bắc – Nam sau này
– Giai đoạn 3 (1995 – 2015):
+

Thành lập Tổng công ty Điện lực Việt Nam: Ngày 1/1/1995, Tổng công ty

Điện lực Việt Nam (EVN) chính thức ra mắt, hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh
doanh điện năng trên toàn quốc. Sự ra đời của EVN đánh dấu bước ngoặt trong quá
trình đổi mới, chuyển sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Là một
doanh nghiệp lớn, ngành Điện tự cân đối tài chính, hạch tốn kinh tế, tự trang trải
nhằm bảo tồn, phát triển vốn, đẩy mạnh hội nhập khu vực và quốc tế.
+

Hình thành và chính thức vận hành thị trường điện cạnh tranh tại Việt Nam:


Ngày 26/01/2006, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 26/2006/TTg phê duyệt lộ
trình, các điều kiện hình thành và phát triển các cấp độ thị trường điện lực tại Việt
Nam. Để thực hiện mục tiêu từng bước phát triển thị trường điện lực cạnh tranh, thu
hút vốn đầu tư, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, thị trường điện lực tại Việt
Nam sẽ được hình thành và phát triển qua 3 cấp độ: Cấp độ 1 (2005 – 2014): Thị
trường phát điện cạnh tranh; Cấp độ 2 (2015 – 2022): Thị trường bán buôn điện cạnh
tranh; Cấp độ 3 (từ sau 2022): Thị trường bán lẻ điện cạnh tranh.
+

Thành lập Tập đoàn Điện lực Việt Nam: Ngày 22/6/2006, Thủ tướng Chính

phủ ra Quyết định số 147/QĐ–TTg về việc phê duyệt Đề án thí điểm hình thành Tập
đoàn Điện lực Việt Nam, với 3 lĩnh vực kinh doanh chính là điện năng, cơ khí và viễn

10


thông. Quyết định 148/2006/QĐ–TTG ngày 22/6/2006 về việc thành lập Cơng ty mẹ –
Tập đồn Điện lực Việt Nam. Ngày 17/12/2006, Tập đồn Điện lực Việt Nam chính
thức ra mắt, đánh dấu một bước ngoặt trọng đại, đưa ngành Điện nhanh chóng trở
thành một Tập đồn kinh tế mạnh, kinh doanh đa ngành nghề, đa sở hữu, có trình độ
cơng nghệ, quản lý hiện đại, chun mơn hóa cao và hội nhập quốc tế có hiệu quả
+

Chủn cơng ty mẹ – Tập đồn Điện lực Việt Nam (EVN) thành Cơng ty

TNHH một thành viên: Ngày 25/6/2010, Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định số
975/QĐ–TTg về việc chuyển Công ty mẹ – Tập đồn Điện lực Việt Nam thành cơng
ty TNHH một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu. Tên gọi sau khi chuyển đổi là:

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật
Doanh nghiệp, các quy định pháp luật có liên quan và Điều lệ tổ chức hoạt động do
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Tại thời điểm chuyển đổi, vốn điều lệ của EVN là
110 nghìn tỷ đồng; Ngành nghề kinh doanh chính là: Sản xuất, điều độ, mua, bán buôn
điện năng; xuất nhập khẩu điện năng; đầu tư và quản lý vốn đầu tư các dự án điện. Đây
là bước chuyển đổi quan trọng theo đúng lộ trình cam kết của Việt Nam với tổ chức
WTO.
– Giai đoạn 4 (2015 – 2020):
+ Tổng công suất nguồn điện xếp thứ 2 Đông Nam Á và thứ 23 thế giới. Tính
đến cuối năm 2020, tổng cơng suất nguồn điện tồn hệ thống là khoảng 69.300 MW.
Trong đó, tổng cơng suất các nguồn điện năng lượng tái tạo là 17.430 MW, chiếm
25,2%.
+

Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đưa điện về nông thôn, miền núi và hải đảo. Đến

cuối năm 2020, EVN đã cấp điện đến 100% số xã và 99,54% số hộ dân trên cả nước,
trong đó số hộ dân nơng thơn có điện đạt 99,3%. Ngồi ra, EVN đã thực hiện cấp điện
và bán điện trực tiếp đến 11/12 huyện đảo trong cả nước.

11


2.2. Thực trạng, hạn chế và nguyên nhân phát triển ngành điện lực Việt Nam
2.2.1. Thực trạng ngành điện lực Việt Nam
Báo cáo tại buổi giải trình, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh cho biết: Giai
đoạn từ 2011 đến 2019, tốc độ tăng trưởng phụ tải điện của cả nước luôn duy trìở mức
cao, trung bình là 10,5%/năm. Mặc dù gặp nhiều khó khăn, thách thức
nhưng ngành điện vẫn đảm bảo cung cấp đủ điện an toàn, tin cậy, đáp ứng nhu cầu
phát triển kinh tế – xã hội và đảm bảo an ninh, quốc phòng của đất nước.

Bảng 2.1: Sản lượng điện thương phẩm tăng theo nguồn lắp đặt

Nguồn: Cơ quan của hiệp hội năng lượng Việt Nam

Tính đến hết năm 2019, điện sản xuất và nhập khẩu toàn hệ thống đạt 239 tỷ
kWh tăng 2,35 lần so với năm 2010. Công suất phụ tải lớn nhất toàn hệ thống (Pmax)
năm 2019 đạt 38.249 MW. So với Điều chỉnh Quy hoạch điện VII, sản lượng điện sản
xuất ước thực hiện năm 2020 đạt khoảng 93,3% sản lượng quy hoạch, sản lượng điện
thương phẩm đạt trên 91,6%.
Về nguồn điện:
− Trong giai đoạn 2010 – 2015, ngành điện đã đưa vào vận hành khoảng
17.000
MW nguồn điện (bao gồm cả thủy điện nhỏ và năng lượng tái tạo), đạt hơn 81% khối
lượng được giao trong giai đoạn 2011 – 2015 theo Quy hoạch điện VII. Tính đến hết
năm 2019, tổng công suất đặt của hệ thống điện quốc gia đạt 54.880 MW.

12




Giai đoạn 2016 – 2020, tổng công suất đặt của hệ thống đạt khoảng 94% tổng

công suất nguồn điện đã được quy hoạch (khối lượng xây dựng nguồn điện truyền
thống chỉ đạt khoảng 60% so với quy hoạch).
Về năng lượng tái tạo: Hiện nay, tổng cơng suất điện gió và điện mặt trời là
khoảng 5.800 MW, chiếm khoảng 10% tổng công suất nguồn của hệ thống.
Thực trạng lưới điện
Bảng 2.2: Tổng hợp khối lượng đường dây 500 kV năm 2020.


Nguồn: EVN

– Lưới điện có vai trị truyền tải điện từ các nhà máy điện tới các trung tâm phụ
tải và tới nơi tiêu dùng, tạo mối liên kết trao đổi điện năng một cách linh hoạt, hiệu quả
giữa các miền của đất nước và giữa các nước trong khu vực, lưới điện truyền tải bao
gồm: cao thế,trung và hạ thế. Tính đến năm 2020 nước ta có 5 đường dây cao thế
500 kW bao gồm: đường dây Hoà Bình – Hà Tĩnh (1 mạch). Hà Tĩnh – Đà Nẵng (1
mạch), Đà Nắng – Pleiku (1 mạch), Pleiku – Phú Lâm (1 mạch), Yaly – Pleiku (2
mạch) với tổng chiều dài 7799 km đường dây với dung lượng các trạm biến của lưới
điện truyền tải 33300 MVA (bao gồm các trạm Hoà Bình, Pleiku, Đà Nẵng, Phú Lâm).
Như vậy với tổng chiều dài 7799 km đường dây cao thế 500kW cơ bản gần như trải
dọc chiều dài đất nước nối liền lưới điện giữa các miền tuy nhiên để đảm bảo cung cấp
điện về tới tất cả các tỉnh, huyện của cả nước cần có các đường dây trung và hạ thế.
Đến cuối năm 2019, tổng chiều dài đường dây 500 kV là 8.496 km tăng 2,2 lần so với
năm 2010; chiều dài đường dây 220 – 110 kV tăng từ 23.156 km lên 43.174 km (tăng
1,9 lần); dung lượng các trạm biến áp truyền tải cũng tăng khoảng 2,8 lần so với năm
2010.

13


Bảng 2.3: Tổng hợp khối lượng đường dây 220kV – 110kV năm 2020.

Nguồn: EVN



Năm 2020, sản lượng truyền tải giữa các miền qua các đường dây 220kV và

110kV như sau:

+ Ở cấp điện áp 220kV: Giao nhận giữa Bắc – Trung là đường dây 220kV
Vũng
Áng – Đồng Hới và Formosa HT – Ba Đồn. Giao nhận Trung – Nam là 2 đường dây
220kV mạch kép Đăk Nông – Bình Long 2 và Nha Trang – Tháp Chàm.

+

Ở cấp điện áp 110kV: Giao nhận giữa Trung – Nam là tổng các đường dây

110kV Đa Nhim – Cam Ranh, Ninh Hải – Cam Ranh, Bù Đăng – Đăk Nông.
+ Năm 2019, sản lượng truyền tải Bắc – Trung trên lưới 220 – 110kV là
khoảng
1,7 tỷ kWh. Sản lượng truyền tải Trung – Nam là khoảng 1,2 tỷ kWh.


Do lưới điện 220 – 110kV chưa đảm bảo dự phòng đặc biệt là khu vực Miền

Bắc và miền Nam nên trong các trường hợp sự cố nguồn, sự cố lưới và phụ tải cao đều
dẫn đến quá tải các đường dây 220kV liên kết. Tình hình vận hành lưới điện 220kV
của các miền trong các năm qua cụ thể như sau:
+

Tính tới năm 2020 cả nước có tổng chiều dài 18391 km đường dây 220 kv với

dung lượng của các trạm biến áp truyền tải là 62483 MVA.
+

Sau gần 5 năm thực hiện Điều chỉnh Quy hoạch điện VII, lưới điện truyền tải

được xây dựng đạt khoảng 70 – 90% của cả giai đoạn 2016 – 2020.

+

Bên cạnh đó, việc liên kết lưới điện với các nước láng giềng cũng đạt kết quả

khá tốt. Sản lượng nhập khẩu từ Lào và Trung Quốc năm 2019 khoảng 3,1 tỷ kWh,
chiếm 1,4% tổng sản lượng điện của hệ thống.

14


Thực trạng vốn đầu tư và tình hình tài chính của ngành điện


Nhu cầu về điện phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân ngày càng lớn. Điều đó

đặt ra nhiệm vụ vô cùng quan trọng đối với ngành điện đòi hỏi ngành điện phải phát
triển xây dựng các công trình điện đáp ứng nhiệm vụ đặt ra. Để làm được như vậy
ngành điện cần một lượng vốn đầu tư lớn đầu tư cho xây dựng các công trình nguồn và
lưới điện vì ngành điện là ngành công nghiệp nặng địi hỏi khối lượng vốn đầu tư lớn
có thời gian thu hồi chậm.


Thực tế thời gian qua cho thấy cùng với sự phát triển của ngành điện khối

lượng vốn đầu tư tăng lên liên tục năm 1990 tổng vốn đầu tư mới chỉ có 409,63 tỷ
VND đến năm 2001 là 12.433.6 tỷ VND tăng hơn 3 lần. Trong đó vốn đầu tư cho các
công trình nguồn là 3902,3 tỷ các công trình lưới là 40809 VND, các công trình khác
là: 4450 tỷ VND. Ngồi ra hàng năm ngành cịn phải trả nợ vốn vay từ các nguồn là
2850 tỷ VND. Như vậy để cân đối với đầu tư cho xây dựng các cơng trình thì ngồi
nguồn vốn tự tích luỹ ngành cịn phải đi vay: vay nước ngồi và vay trong nước.

− EVN đã đảm nhận cấp điện cho 11/12 huyện đảo. Đối với các đảo có vị trí
chiến lược trên biển (như: Phú Quốc, Cô Tô, Lý Sơn, Kiên Hải…) EVN đầu tư cấp
điện lưới quốc gia để đảm bảo cấp điện ổn định. Tính đến nay, 100% số xã và 99,52
các hộ dân, trong đó 99,25% hộ dân nơng thơn trên cả nước có điện.


Chỉ số tiếp cận điện năng Việt Nam cũng có bước tiến vượt bậc, chỉ trong vòng

5 năm (2013 – 2018) cải thiện thứ hạng được 129 bậc, từ vị trí156/189 quốc gia, vùng
lãnh thổ vào năm 2013 vươn lên vị trí 27/190 vào năm 2018 và đứng thứ 4 trong khu
vực ASEAN.
− Ngành điện đã thực hiện đồng bộ nhiều biện pháp về kỹ thuật và quản lý
kinh
doanh, nhờ đó tổn thất điện năng của hệ thống điện giảm từ mức 10,15% vào năm
2010 xuống còn 6,5% năm 2019. Các hoạt động nhằm tiết kiệm điện và sử dụng điện
hiệu quả được triển khai sâu rộng. Sản lượng điện tiết kiệm hàng năm bằng 1,7 – 2,5%
sản lượng điện thương phẩm.


Đến cuối năm 2019, có 94 nhà máy điện với tổng cơng suất 26.126 MW

(chiếm 47,5% tổng cơng suất tồn hệ thống) trực tiếp tham gia thị trường điện.

15


Thực trạng lao động ngành Điện
− Về mặt số lượng.
Bảng 2.4: Số lượng lao động ngành điện lực


Nguồn: Tổng cục thống kê



Như vậy đến năm 2019 ngành điện có 192.800 lao động trong đó 40.691 lao

động làm việc trong điện lực các tỉnh. Cơ cấu giới trong ngành điện thì lao động nữ
chiếm trên 50% tổng lao động của ngành, lao động nữ chủ yếu thực hiện các công việc
tại điện lực các tỉnh: ghi chỉ số công tơ, thu tiền điện v.v... So với các nước trong khu
vực thì số nhân viên ngành điện phục vụ 1000 dân là trên 40 người còn ở mức cao,
chất lượng nguồn lao động: chất lượng lao động ngành điện hiện nay còn thấp gần
80% lao động chưa qua đào tạo. Trên 10% lao động đạt trình độ đại học và trên đại
học, năng suất lao động thấp nên số lượng lao động trong ngành điện cao làm cho chỉ
phí tiền lượng lớn.


Tuy nhiên, theo Bộ trưởng, bên cạnh những kết quả đã đạt được, ngành điện

vẫn còn nhiều tồn tại những vấn đề:
+

Thứ nhất: Nhiều dự án nguồn điện chậm tiến độ so với quy hoạch làm ảnh

hưởng nghiêm trọng tới việc đảm bảo cung ứng điện trong thời gian tới. Tổng cơng
suất các nguồn điện truyền thống có thể đưa vào vận hành trong giai đoạn 2016 – 2020
chỉ đạt gần 60%.
+

Thứ hai: Mất cân đối nguồn cung điện giữa các vùng miền, ở miền Bắc và


miền Trung xảy ra tình trạng thừa cung, trong khi đó, ở miền Nam nguồn cung chỉ đáp
ứng được khoảng 80% nhu cầu.
+

Thứ ba: Nguồn điện từ năng lượng tái tạo phát triển nhanh nhưng hệ thống

truyền tải điện để giải tỏa công suất phát triển chưa đồng bộ. Một số dự án điện (chủ
yếu điện mặt trời) trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận, với tổng công suất
khoảng 690 MW đã phải hạn chế một phần công suất phát. Đến cuối năm 2020, khi
các công trình lưới điện truyền tải đang thi công tại khu vực này được đưa vào vận
hành thì tình trạng này mới được giải quyết.

16


+

Thứ tư: Việc đảm bảo nhiên liệu cho phát điện ngày càng phụ thuộc nhiều hơn

vào nhập khẩu. Việt Nam đã phải nhập khẩu than và tới đây sẽ phải nhập khẩu LNG
cho sản xuất điện. Ước tính cần nhập khoảng 60 triệu tấn than và 12 triệu tấn LNG vào
năm 2030. Việc nhập khẩu năng lượng sơ cấp với khối lượng lớn nếu khơng có chiến
lược phù hợp có thể tiềm ẩn rủi ro cho an ninh năng lượng.
+

Thứ năm: Huy động vốn cho các dự án điện gặp nhiều khó khăn. Trung bình

mỗi năm nhu cầu vốn đầu tư cho nguồn và lưới điện khoảng 8 – 10 tỷ USD. Các tập
đồn nhà nước đều gặp khó khăn về tài chính nên việc huy động vốn cho các dự án của
họ cũng gặp khó khăn. Các dự án nguồn điện do tư nhân và nhà đầu tư nước ngồi

cũng gặp khó khăn do u cầu cao từ các bên cho vay (bảo lãnh Chính phủ chuyển đổi
ngoại tệ…).
2.2.2. Những hạn chế và nguyên nhân phát triển ngành điện lực Việt Nam
Do địa hình nước ta phức tạp với chiều dài đất nước hơn 2000 km nên việc đưa
điện tới các vùng sâu, vùng xa gặp nhiều khó khăn, đặc biệt các đồng bào dân tộc thiểu
số ở trên núi cao, ở hải đảo dân cư thưa thớt, địa hình hiểm trở nên việc đưa điện đến
đó gặp nhiều khó khăn. Do vậy nhiều xã vẫn chưa có điện. Hơn nữa, do điều kiện tự
nhiên địa hình, khoáng sản của từng vùng, miền khác nhau nên việc khai thác các tiềm
năng phục vụ phát triển nguồn điện khác nhau: Miền Bắc có nhiều tiềm năng khai thác
phát triển điện hơn miền Trung và miền Nam nên có sự thiếu điện nghiêm trọng ở
miền Trung và miền Nam. Năm 2019 miền Bắc sản lượng điện phát ra là: 9372,88
triệu kWh, điện năng tiêu thụ: 4922.461 triệu kWh; miền Trung sản lượng điện phát ra:
375,1 triệu kWh, điện năng tiêu thụ 1056.304 triệu kWh; miễn Nam điện năng phát ra
là: 588.08 triệu kWh, điện năng tiêu thụ: 5226.222 triệu kWh. Do đó sự phân bố khơng
đồng đều giữa các miền như vậy, nên cẩn phải có xây dựng hệ thống lưới điện kéo dọc
chiều dài đất nước từ Bắc vào Nam để phân phối điện năng đáp ứng nhu cầu sử dụng
điện ở miền Trung và miền Nam. Do đó làm tăng chỉ phí đầu tư cộng với đường truyền
tải dài làm cho tổn thất điện năng là rất lớn nên tổn thất điện năng của Việt Nam còn
cao hơn một số nước trong khu vực.
Do chính sách của Nhà nước duy trì giá điện ở mức thấp để khuyến khích sản
xuất và đảm bảo mặt lợi ích xã hội: tất cả các hộ gia đình được sử dụng điện ở mức giá
thấp. Do đó có một bất hợp lý là doanh thu điện khơng bùđắp được chỉ phí sản xuất,

17


không thu hút được nhiều đầu tư của các thành phần kinh tế vào việc phát triển nguồn
điện.
Kết luận: Với sự cố gắng của ngành điện trong thời gian qua, bên cạnh những
mặt đạt được còn nhiều hạn chế. Vì vậy để phục vụ sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện

đại hoá đất nước để đưa nước ta trở thành nước cơng nghiệp vào năm 2025. Địi hỏi
ngành điện phải có chiến lược dài hạn khắc phục hạn chế còn tồn tại, khai thác hết các
tiềm năng để phát triển ngành điện xứng đáng với vai trị của nó.

18


Chương 3: CHIẾN LƯỢC, GIẢI PHÁP & KIẾN NGHỊ PHÁT TRIỂN NGÀNH
ĐIỆN LỰC Ở VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2045
Trong tương lai, sự phát triển của ngành điện Việt Nam sẽ ngày càng gặp nhiều
thách thức lớn hơn trong việc thoả mãn nhu cầu tăng trưởng kinh tế và cải thiện đời
sống nhân dân. Có thể nêu ra một số thách thức lớn đối với ngành điện như sau: Nhu
cầu điện đang và còn tiếp tục tăng trưởng cao; nguồn năng lượng sơ cấp đang dần cạn
kiệt và khả năng cung cấp nguồn năng lượng sơ cấp hạn chế, dẫn đến sớm phải nhập
khẩu nhiên liệu; xây dựng nhiều nguồn điện không theo sát quy hoạch, phân bố trên
vùng miền mất cân đối dẫn đến tăng thêm lượng điện truyền tải lãng phí, tổn thất
truyền tải cịn cao; sự phát triển mạnh mẽ của các nguồn điện sử dụng năng lượng tái
tạo như gió, mặt trời dẫn tới những khó khăn nhất định trong vận hành hệ thống điện,
các yêu cầu ngày càng khắt khe hơn về bảo vệ môi trường trong hoạt động điện lực…
Để vượt qua các khó khăn, thách thức, đảm bảo cung cấp điện ổn định, tin cậy,
đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội và an ninh quốc phòng của đất nước, cần
thiết phải xây dựng Quy hoạch phát triển Điện lực quốc gia thời kỳ 2021 – 2030 tầm
nhìn đến năm 2045 (Quy hoạch điện VIII). Quy hoạch sẽ định hướng được tương lai
phát triển của ngành điện; định lượng các giá trị mục tiêu cung cấp điện; xác định quy
mô, tiến độ và phân bổ không gian của các công trình nguồn điện, lưới điện và đề xuất
các giải pháp thực hiện quy hoạch.
3.1. Chiến lược của ngành điện lực ở Việt Nam
Tổng hợp dự báo phụ tải 6 vùng, 3 miền và toàn hệ thống cho các mốc thời
gian lập quy hoạch
Tổng hợp kết quả dự báo nhu cầu điện theo 6 vùng, 3 miền của kịch bản phụ

tải cơ sở được tổng hợp dưới đây:

19


Bảng 3.1: Kết quả dự báo Kịch bản phụ tải cơ sở theo 3 miền

Nguồn: Trích dẫn từ bộ dự thảo lần 3: Quy hoạch Phát triển Điện lực Quốc gia thời kỳ 2021 – 2030, tầm
nhìn đến năm 2045 của bộ công thương viện năng lượng

Bảng 3.2: Kết quả dự báo Kịch bản phụ tải cơ sở theo 6 vùng

Nguồn: Trích dẫn từ bộ dự thảo lần 3: Quy hoạch Phát triển Điện lực Quốc gia thời kỳ 2021 – 2030, tầm
nhìn đến năm 2045 của bộ cơng thương viện năng lượng

20


Kết luận về các phương án phụ tải điện


Kết quả dự báo điện thương phẩm của kịch bản cơ sở quy hoạch điện VIII thấp

hơn so với kịch bản cơ sở quy hoạch điện VII ĐC khoảng 18 TWh vào năm 2020, 17
TWh năm 2025, và 15 TWh năm 2030. Công suất cực đại năm 2030 của quy hoạch
điện VIII sẽ thấp hơn 4,1 GW so với quy hoạch điện VII ĐC. Nhu cầu điện của quy
hoạch điện VIII thấp hơn quy hoạch điện VII ĐC chủ yếu là do dự báo tăng trưởng
GDP thấp hơn so với quy hoạch điện VII ĐC (tăng trưởng GDP giai đoạn 2016 – 2035
là 7%/năm trong kịch bản cơ sở và 7,6% trong kịch bản cao). Nhu cầu điện theo kịch
bản cao đến năm 2030 của quy hoạch điện VIII cao hơn nhu cầu điện theo kịch bản cơ

sở của quy hoạch điện VII ĐC là khoảng 25 TWh, và thấp hơn kịch bản cao của quy
hoạch điện VII ĐC là 29 TWh.
− Hệ số đàn hồi điện thương phẩm/ GDP đạt 1,24 lần giai đoạn 2026 – 2030

giảm xuống 0,46 lần giai đoạn 2041 – 2045. Điều này thể hiện tác động của chuyển
dịch cơ cấu kinh tế và hiệu quả chung sử dụng điện của Việt Nam sẽ dần được cải
thiện theo thời gian.
Vốn đầu tư các công trình nguồn điện: Cơ sở tính tốn tổng đầu tư các cơng
trình nguồn điện


Vốn đầu tư các công trình nguồn điện được xác định trên cơ sở các chỉ tiêu

kinh tế trong chương 4 có xét đến tính khả thi cho các cơng trình dự kiến xây dựng.


Theo tiến độ dự kiến và khối lượng xây dựng các công trình nguồn điện bao

gồm các công trình chuyển tiếp và xây dựng mới, nhằm đáp ứng chương trình phát
triển nguồn điện.


Số năm đầu tư xây dựng và dự kiến kế hoạch phân bổ vốn đầu tư theo tỷ lệ

hàng năm từng công trình, tuỳ thuộc vào quy mô và loại hình nhà máy được xây dựng
theo quy định.
− Tổng vốn đầu tư các công trình nguồn điện hàng năm giai đoạn 2021 –
2045
được xác định cho ngành điện, bao gồm vốn đầu tư các công trình thuộc EVN và các
công trình của các chủ đầu tư khác.



Đối với các công trình thuỷ điện và nhiệt điện đã có dự án đầu tư, vốn đầu tư

sẽ được xác định trên cơ sở các dự án đã được phê duyệt (mới nhất).


21




Đối với các công trình chưa thực hiện bước chuẩn bị đầu tư, vốn đầu tư được

xác định từ suất vốn đầu tư mỗi loại tuỳ thuộc theo quy mô công suất từng loại nhà
máy.


Tổng vốn đầu tư các công trình nguồn điện được tính tốn từ vốn đầu tư chi tiết

theo từng loại nguồn điện tùy thuộc vào công suất tổ máy, nhà máy, được phân bổ vốn
từng năm theo tiến độ xây dựng phù hợp với thời gian vào vận hành và khối lượng
nguồn của phương án phát triển cơ sở giai đoạn quy hoạch 2021 – 2045.


Tổng vốn đầu tư các cơng trình nguồn điện được tính cho phương án phát triển

cơ sở sẽ bao gồm: vốn đầu tư thuần và lãi trong thời gian xây dựng.
Tổng vốn đầu tư các công trình nguồn điện
− Tổng vốn đầu tư thuần (không kể lãi trong thời gian xây dựng) giai đoạn

2021
– 2045 là: 5.275.809 tỷ đồng tương ứng với 226,53 tỷ USD, trong đó:
+ Giai đoạn 2021 – 2025 là: 1.120.747 tỷ đồng.
+ Giai đoạn 2026 – 2030 là: 999.264 tỷ đồng.
+ Giai đoạn 2031 – 2035 là: 1.344.448 tỷ đồng.
+ Giai đoạn 2036 – 2040 là: 1.070.857 tỷ đồng.
+ Giai đoạn 2041 – 2045 là: 760.493 tỷ đồng.
− Tổng vốn đầu tư thuần qua các giai đoạn 2021 – 2030 và 2031 – 2045:
+ Giai đoạn 2021 – 2030 là: 2.120.011 tỷ đồng.
+ Giai đoạn 2031 – 2045 là: 3.155.798 tỷ đồng.


Như vậy bình quân mỗi năm giai đoạn 2021 – 2045 cần phải đầu tư thuần cho

phần nguồn điện là 211,032 nghìn tỷ đồng, tương ứng 9,06 tỷ USD.


Như vậy bình quân mỗi năm giai đoạn 2021 – 2045 cần phải đầu tư thuần cho

phần nguồn điện là 211,032 nghìn tỷ đồng, tương ứng 9,06 tỷ USD.


Tổng vốn đầu tư nguồn điện tính cả đầu tư thuần và lãi trong thời gian xây

dựng (IDC) giai đoạn 2021–2030 sẽ là 2.221.932 tỷ đồng, tương ứng bình quân mỗi
năm giai đoạn này cần phải đầu tư xấp xỉ là 222,1 nghìn tỷ đồng, quy đổi xấp xỉ là
9,35 tỷ USD.

22



Bảng 3.3: Tổng hợp vốn đầu tư nguồn điện giai đoạn 2021 – 2030.
Đơn vị: Tỷ đồng

Nguồn: Trích dẫn từ bộ dự thảo lần 3: Quy hoạch Phát triển Điện lực Quốc gia thời kỳ 2021 – 2030, tầm
nhìn đến năm 2045 của bộ công thương viện năng lượng

Bảng 3.4: Tổng hợp vốn đầu tư nguồn điện giai đoạn 2021 – 2030.
Đơn vị: Tỷ đồng

Nguồn: Trích dẫn từ bộ dự thảo lần 3: Quy hoạch Phát triển Điện lực Quốc gia thời kỳ 2021 – 2030, tầm
nhìn đến năm 2045 của bộ công thương viện năng lượng

23


×