Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

Đề án các phân tích và giải pháp đầu tư của Việt Nam vào thị trường Nam Phi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (305.52 KB, 31 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
o0o
Trong bối cảnh toàn cầu hóa nền kinh tế ngày nay, bất kỳ quốc gia nào muốn phát
triển đều không thể đứng ngoài cuộc chơi chung. Mọi quốc gia cần phải nhanh chóng mở
rộng quan hệ kinh tế với các quốc gia khác nếu không muốn lùi lại phía sau. Việt Nam
chúng ta đã, đang và sẽ không ngừng mở rộng mối quan hệ này, chúng ta cần tranh thủ sự
giúp đỡ và hợp tác của các nuớc trong khu vực và thế giới. Trong những năm qua kim
ngạch xuất khẩu của Việt Nam không ngừng tăng lên. Việt Nam hiện nay đang là điểm đến
rất hấp dẫn cho nhà đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên chúng ta cần phải tiến lên một bước nữa
trong kinh doanh quốc tế với việc xúc tiến đầu tư ra nước ngoài.
Hiện nay, Việt Nam đã quan hệ kinh tế - chính trị với nhiều quốc gia trên thế giới,
trong đó có Nam Phi. Nam Phi nói riêng, châu Phi nói chung là một thị trường đầy tiềm
năng vì còn đang bỏ ngõ, các yêu cầu về sản phẩm, dịch vụ không quá khắt khe. Bên cạnh
đó, Nam Phi, quốc gia phát triển nhất châu Phi, đang kêu gọi đầu tư vào quốc gia này bằng
nhiều chính sách ưu đãi đặc biệt cùng với một môi trường vĩ mô ổn định nhiều thuận lợi đối
với các nhà đầu tư nước ngoài.
Page 1
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ NAM PHI 4
1.1. Môi trường tự nhiên 4
1.1.1. Vị trí địa lý 4
1.1.2. Khí hậu 4
1.1.3. Tài nguyên thiên nhiên 5
1.1.4. Hệ động thực vật 5
1.2. Môi trường dân số 5
1.2.1. Dân số 5
1.2.2. Phân phối thu nhập 6
1.3. Môi trường văn hóa xã hội: 7
1.4. Môi trường Chính trị - Pháp luật và chính sách đối ngoại 8
1.4.1. Chính trị 8
1.4.2. Luật pháp 9


1.4.3. Chính sách đối ngoại mới của Nam Phi 10
1.5. Môi trường Kinh tế 11
1.5.1. Tăng trưởng kinh tế, lạm phát, lãi suất 11
1.5.2. Tỷ giá hối đoái 12
1.5.3. Thị trường Chứng khoán 13
1.6. Môi trường công nghệ 14
TỔNG KẾT ĐÁNH GIÁ VỀ MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ
NAM PHI ĐỐI VỚI NHÀ ĐẦU TƯ VIỆT NAM

15
CHƯƠNG 2: NHỮNG NGÀNH CÓ TRIỂN VỌNG ĐẦU TƯ Ở NAM PHI
2.1. Ngành công nghiệp chế biến 16
2.2. Ngành dệt may 17
2.3. Ngành dược phẩm 18
2.4. Ngành nông nghiệp 20
CHƯƠNG 3: MÔI TRƯỜNG VI MÔ NGÀNH ĐIỀU NAM PHI
3.1. Môi trường vi mô ngành 22
3.1.1. Khách hàng 22
3.1.2 . Nhà cung ứng 22
3.1.3. Sự nỗ lực cạnh tranh 22
3.1.4. Các sản phẩm thay thế 23
3.1.5. Các nhóm áp lực xã hội 23
3.2. Cơ hội cho các nhà đầu tư Việt Nam về ngành điều ở Nam Phi 23
3.2.1 Công nghệ nghành chế biến hạt điều ở Nam Phi 23
Page 2
3.2.2. Công nghệ nghành chế biến hạt điều ở Việt Nam 24
3.2.3. Tiềm năng và vị thế của ngành điều Việt Nam trên thị trường thế giới 24
3.3. Phương thức đầu tư cho ngành điều 24
Page 3
PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ NAM PHI VÀ CƠ HỘI

ĐẦU TƯ NGÀNH ĐIỀU CHO CÁC NHÀ ĐẦU TƯ VIỆT NAM
  
CHƯƠNG 1: MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ NAM PHI
1.1. Môi trường tự nhiên:
1.1.1. Vị trí địa lý:
Với tổng diện tích 1.219.912 km
2
, lớn thứ 25 thế giới, nằm ở cực Nam của châu Phi,
Nam Phi có chung biên giới với Namibia, Botswana và Zimbabwe. Trong khi đó thì
Mozambique và Swaziland nằm ở phía đông bắc, bao quanh hoàn toàn khu vực phía Đông-
Nam là vương quốc núi Lesotho.
Nam Phi được bao phủ bởi đại dương ở 3 phía: Tây, Nam, và Đông với đường bờ biển
dài hơn 2500 kilometres. Đường bờ biển được quét bởi 2 dòng đại dương chính là: luồng
chảy Mozambuquie-Agulhas về phía Nam ấm và luồng chảy Benguela lạnh.
Những dòng nước lạnh của bờ biển phía Tây giàu oxy, nitrat, photphat và sinh vật phù du
hơn bờ biển ở phía Đông.
Nhận xét:
• Nam Phi có vị trí địa lý thuận lợi, nằm trên đường giao thông quan trọng, tiếp giáp với
nhiều quốc gia, cũng như có thể dễ dàng có được những mối quan hệ về kinh tế với các
nước đó.
• Sự trái ngược về nhiệt độ giữa hai luồng chảy là nguyên nhân gây ra sự khác biệt về
nhiệt độ và thảm thực vật giữa bờ biển phía Đông và phía Tây của Nam Phi. Nó cũng lý
giải sự khác biệt, đa dạng sinh vật trong sự sống ở biển, thuận lợi cho các ngành đánh bắt
thủy hải sản. Do đó mà ngành công nghiệp đánh bắt cả chủ yếu tập trung ở bờ biển phía
Tây.
1.1.2 Khí hậu:
Mang tính chất cận nhiệt đới.
Nam Phi có nhiều khu vực khí hậu, từ sa mạc khô cằn phía nam Namib tại cực tây bắc
tới kiểu khí hậu cận nhiệt đới tươi tốt ở phía đông dọc biên giới với Mozambique và Ấn Độ
Dương. Từ phía đông, địa hình nhanh chóng chuyển thành núi non dựng đứng về hướng cao

nguyên nội địa được gọi là Thảo nguyên cao.
Nhận xét:
• Điều kiện khí hậu điển hình của Nam phi là ấm và biến nó thành điểm đến lý tưởng cho
khách du lịch.
Page 4
• Đồng thời điều kiện khí hậu nơi đây thích hợp cho việc trồng các loại cây như ngô, bông,
cây lấy gỗ, điều…
1.1.3. Tài nguyên thiên nhiên:
Các mỏ khoáng sản của Nam Phi có trữ lượng rất lớn và hiếm có trên thế giới như
mangan (chiếm 80% trữ lượng toàn thế giới), crom (68%), vanadi (45%), vàng (35%),
alumino-silicat (37%), titan, quặng sắt, đồng, kim cương, than
Nhận xét:
• Nam Phi giàu có về khoáng sản, thuận lợi cho việc phát triển các ngành công nghiệp khai
khoáng.
• Bên cạnh đó, nó cũng góp phần tác động vào kim ngạch xuất khẩu nguyên, nhiên liệu
thô, khoáng sản của Nam Phi.
1.1.4. Hệ động thực vật:
Nam Phi là một trong 17 quốc gia trên thế giới được coi là rất đa dạng sinh thái. thứ ba
trên thế giới, sau Brazil và Indonesia.
Quần xã sinh vật ưu thế tại Nam Phi là đồng cỏ, đặc biệt trên Thảo nguyên cao.
Nhiều loài động vật có vú sinh sống tại các thảo nguyên cây bụi.
Nhận xét:
• Với thế mạnh về sinh thái, Nam Phi có nhiều lợi thế trong ngành du lịch cũng như nuôi
trồng các loại sinh vật, góp phần cung cấp lương thực cho thị trường trong nước cũng
như xuất khẩu, xa hơn nữa là có thể giải quyết được việc làm cho người lao động.
• Bên cạnh đó, nó làm cho Nam Phi chịu ít sự tác động của thiên tai, ô nhiễm môi trường,
tạo nên môi trường sống, làm việc và sản xuất hết sức thuận lợi.
Nhận xét chung về môi trường tự nhiên:
Điều kiện tự nhiên của Nam Phi có nhiều nét tương đồng với điều kiện tự nhiên của Việt
Nam. Do đó, điều này thuận lợi cho việc đầu tư một số ngành mà Việt Nam có thế mạnh

như: trồng cây nhiệt đới, nuôi trồng thủy hải sản, xuất khẩu thô…
1.2. Môi trường dân số:
1.2.1. Dân số:
Nam Phi là quốc gia có hơn 47 triệu dân với nhiều nguồn gốc, văn hoá, tôn giáo và ngôn
ngữ khác nhau, trong đó ngôn ngữ chính là tiếng Anh. Nam Phi có tỉ lệ gia tăng dân số hàng
năm là -0.4%.
Cơ cấu dân số gồm 38 triệu người gốc Phi (chiếm 79,6% tổng số dân), 4,3 triệu người da
trắng (chiếm 9,1%), 4,2 triệu người da mầu (chiếm 8,9%), 1,2 triệu người gốc Ấn Độ / châu
Á (chiếm 1,2 triệu). Đa số dân cư tự xếp loại mình là người Châu Phi hay người da đen,
nhưng về văn hóa hay ngôn ngữ không có sự đồng nhất.
Page 5
Theo cuộc điều tra dân số mới nhất năm 2001, tín đồ Thiên chúa giáo chiếm 79.7% dân
số. Con số này gồm Thiên chúa giáo Zion 11.1%, Trào lưu chính thống (Charismatic) 8.2%,
Cơ đốc giáo 7.1%, Hội giám lý 6.8%, Cải cách Hà Lan 6.7%, Giáo phái Anh 3.8%, và nhánh
Thiên chúa giáo khác 36%. Đạo Hồi chiếm 1.5% dân số, 15.1% không theo tôn giáo nào,
2.3% khác và 1.4% không được xếp hạng.
Nhận xét:
• Nam Phi có lợi thế về nguồn lao động tương đối dồi dào
• Dân số gồm nhiều thành phần sắc tộc, do đó có nhiều khúc thị trường mục tiêu cho
doanh nghiệp có thể lựa chọn.
1.2.2. Phân phối thu nhập:
Từ năm 1991 đến năm 1996 thu nhập của hững người nghèo nhất (40% dân số) đã giảm
xuống hơn 20%, trong khi đó thu nhập của những người giàu nhất (10% dân số) thì vẫn tăng
đều.
Growth of population, real total income and real per capita income by race, 1970-2000
(real income estimates in 2000-Rand)
1970-80 1980-90 1990-2000 1970-2000
Population:
Blacks 2.8% 3.0% 2.0% 2.6%
Coloured

s 2.4% 1.8% 1.5% 1.9%
Indians 2.2% 1.7% 1.2% 1.7%
Whites 1.6% 1.0% 0.4% 1.0%
Total 2.5% 2.6% 1.7% 2.3%
Total income:
Blacks 7.9% 4.7% 4.0% 4.6% 5.5% 5.7%
Coloured
s 3.1% 4.4% 3.7% 3.2% 3.8% 3.6%
Indians 5.6% 4.7% 4.4% 4.8% 4.9% 5.0%
Whites 3.4% 2.1% 2.3% 1.8% 2.6% 2.4%
Page 6
Total 4.6% 3.2% 3.1% 3.1% 3.6% 3.6%
Per capita income:
Blacks 5.0% 1.6% 1.9% 2.5% 2.9% 3.1%
Coloured
s 0.8% 2.6% 2.2% 1.6% 1.8% 1.6%
Indians 3.3% 2.9% 3.1% 3.5% 3.1% 3.2%
Whites 1.8% 1.1% 1.8% 1.4% 1.6% 1.4%
Total 2.0% 0.6% 1.3% 1.3% 1.3% 1.3%
Qua bảng trên cho thấy dù thu nhập trên đầu người của người da đen có tăng nhưng sự
phân hoá giàu nghèo vẫn còn rất lớn và vẫn còn rất đông người thất nghiệp hoặc lao động
phổ thông.
Thích hợp đầu tư vào những ngành thâm dụng lao động.
1.3. Môi trường văn hóa xã hội:
Nam Phi là một nước đa văn hoá. Ẩm thực Nam Phi sử dụng chủ yếu nguyên liệu thịt và
sở hữu một món ăn đặc trưng riêng của xã hội Nam Phi trong những dịp lễ lạt được gọi là
braai, hay thịt nước.
Nam Phi sở hữu nhiều phong cách âm nhạc. Nhiều nhạc công da đen biểu diễn bằng
tiếng Hà Lan Nam Phi hay tiếng Anh trong thời kỳ apartheid đã chuyển sang sử dụng các
ngôn ngữ Châu Phi truyền thống, và phát triển một phong cách âm nhạc riêng biệt được gọi

là Kwaito.
Những người da đen sống tại đô thị thường sử dung tiếng Anh hay tiếng Hà Lan Nam
Phi ngoài tiếng mẹ đẻ của họ. Có những nhóm nhỏ hơn nhưng vẫn rất đáng chú ý những
người sử dụng các ngôn ngữ Khoisan, tuy không phải là ngôn ngữ chính thức, nhưng cũng
được xếp hạng là một trong tám ngôn ngữ không chính thức.
Phong cách sống của tầng lớp trung lưu, chủ yếu là thiểu số người da trắng nhưng số
lượng người da đen, người da màu và người Ấn Độ thuộc tầng lớp này cũng đáng kể, tương
tự nhau về nhiều phương diện với tầng lớp trung lưu tại Tây Âu, Bắc Mỹ và Australasia.
Tình trạng phân biệt chủng tộc rất sâu sắc thời chế độ apartheid, người da màu thường có xu
hướng tiếp cận văn hóa da trắng Nam Phi hơn là văn hóa da đen Nam Phi, đặc biệt là những
Page 7
người da màu nói tiếng Hà Lan Nam Phi, những người mà ngôn ngữ và đức tin tôn giáo của
họ tương đồng hay đồng nhất với những người Nam Phi gốc Hà Lan.
1.4. Môi trường Chính trị - Pháp luật và chính sách đối ngoại:
1.4.1. Chính trị:
Thủ đô hành chính Nam Phi: Pretoria
Nam Phi có một hệ thống lưỡng viện gồm:
- Thượng viện chín mươi thành viên của Hội đồng Tỉnh Quốc gia.
- Hạ viện bốn trăm thành viên của Quốc hội.
Chính phủ được hạ viện thành lập và lãnh đạo đảng đa số trong Quốc hội là Tổng thống.
Các đảng phái chính trị :
- Đảng Quốc gia mới (New National Party- NNP): Trước đây là đảng đối lập với Đảng
Đại hội dân tộc Phi ANC, đã trở thành một bộ phận của ANC  điều đó cho thấy
rằng Nam Phi đang thực hiện việc xây dựng một đất nước Nam Phi dân chủ, hoà
bình, không phân biệt chủng tộc, không phân biệt giới tính, phồn thịnh và đoàn kết
dân tộc.
- Đại hội Dân tộc Phi (ANC): Tập hợp nhiều sắc tộc, tôn giáo, trí thức, tư sản, nhân
dân lao động đấu tranh cho tự do, công bằng và xây dựng một xã hội không phân biệt
chủng tộc ở Nam. ANC duy trì ổn định chính trị, xã hội, hạn chế suy thoái kinh tế,
kiên trì chính sách hòa hợp thống nhất dân tộc.

- Đảng Cộng sản Nam Phi
- Đại hội toàn Phi - PAC : là tổ chức ly khai từ ANC có xu hướng cực đoan.
- Đại hội các Công đoàn Nam Phi (COSATU)
- Mặt trận Dân chủ thống nhất (UDF)
- Đảng tự do Inkhata
- Các đảng khác của người da trắng: Đảng tiến bộ Liên bang (PFP), Đảng Cộng hoà
mới, Đảng bảo thủ Nam Phi, Đảng Nam Phi, Đảng Phong trào Kháng chiến
Afrikaaner, Đảng Hertige Dân tộc.
Nhận xét:
• Nhìn chung Nam Phi là một quốc gia đa đảng. Tuy nhiên, các Đảng phái chính trị này
hiện nay không có sự xung đột. ANC là đảng cầm quyền hiện nay. Điều này tạo ra một
Page 8
chế độ chính trị ổn định ở Nam Phi, thuận lợi cho tiến trình thúc đẩy sự phát triển, hội
nhập của Nam Phi trong xu thế toàn cầu hóa ngày nay; đặc biệt là với các chính sách kêu
gọi đầu tư nước ngoài.
1.4.2. Luật pháp:
Cơ sở chủ yếu của luật pháp Nam Phi là luật thương mại và cá nhân Rôma - Hà Lan cùng
Thông luật Anh.
Luật Sở hữu Trí Tuệ Việc đăng ký bằng sáng chế, thiết kế và thương hiệu được qui định
thành đạo luật và được quản lý bởi Văn phòng Đăng ký Sở hữu Trí tuệ và Doanh nghiệp
(CIPRO) ở Pretoria. Luật sở hữu trí tuệ ở Nam Phi đã được điều chỉnh và củng cố phù hợp
với “tiến trình” của WTO và Công ước quốc tế.
Luật Về Bằng Sáng Chế Bằng sáng chế được đăng ký trong thời hạn 5 năm, có thể trả phí
gia hạn hàng năm bắt đầu sau năm thứ ba, sau khi hoàn tất hồ sơ xin cấp đăng ký bằng sáng
chế. Một bằng sáng chế đăng ký tại Nam Phi là thuộc về Nam Phi và không được mở rộng ra
các quốc gia khác. Nam Phi đã tham gia Hiệp ước Hợp tác về Bằng Sáng Chế.
Luật Thiết Kế bảo vệ thiết kế thẩm mỹ và thực dụng Các thiết kế thẩm mỹ và thực dụng
mới có thể được đăng ký với CIPRO nếu chúng chưa từng được sử dụng trước đây ở Nam
Phi, chưa từng được đăng ký ở Nam Phi hoặc ở bất cứ quốc gia nào, chưa từng được mô tả
trong bất cứ ấn phẩm nào. Việc đăng ký một thiết kế thẩm mỹ có giá trị trong 5 năm, có thể

gia hạn trong 2 thời hạn tiếp theo, mỗi thời hạn 5 năm.
Luật bản quyền nhãn hiệu hàng hóa: Bất cứ cá nhân, công ty, hiệp hội hoặc pháp nhân
nào sử dụng, hoặc đề nghị sử dụng một thương hiệu, một ký hiệu dịch vụ, một ký hiệu giấy
chứng nhận hoặc một ký hiệu bao bì đều phải đăng ký với Văn phòng Đăng ký Sở hữu Trí
tuệ và Doanh nghiệp (CIPRO). Việc bảo vệ thương hiệu và logo được qui định bởi luật
chung và Đăng ký thương hiệu có giá trị trong thời gian 10 năm và có thể gia hạn cho
khoảng thời gian 10 năm sau đó với giá trị vĩnh viễn. Trong phạm vi điều luật này, không
một thương hiệu hay logo nào được đăng ký mà người xin cấp phép lại không có ý định sử
dụng (có sử dụng một cách trực tiếp hay thông qua một giấy phép hay không), hoặc giả mạo
kế thừa, hoặc gần như gây ra nhầm lẫn.
Luật này bảo vệ cả các chủ sở hữu các thương hiệu nước ngoài đạt tiêu chuẩn bảo vệ phù
hợp với Công ước Paris 1883. Thương hiệu không đăng ký cũng được đề nghị bảo vệ theo
luật chung với điều kiện nó phải chứng minh được rằng chủ sở hữu đã có tín nhiệm với
thương hiệu của mình.
Nam Phi gia nhập hệ thống đăng ký thương hiệu quốc tế được thành lập theo Dự thảo
Madrid. Điều này cho phép người Nam Phi đăng ký thương hiệu với Tổ chức Sở hữu Trí tuệ
Page 9
Thế giới, do đó sẽ hỗ trợ mạnh mẽ việc bảo vệ các thương hiệu trong tất cả hoặc ở bất cứ
nước nào ký kết Hiệp ước Madrid.
Nhận xét:
• Nam Phi có một hệ thống luật thương mại tương đối hoàn chỉnh theo thông lệ quốc tế.
Điều này giúp Nam Phi tạo ra một môi trường luật pháp minh bạch, giúp các nhà đầu tư
trong và ngoài nước dễ dàng hơn trong vấn đề đầu tư, đồng thời cũng tạo ra cảm giác an
toàn khi quyết định đầu tư vào quốc gia này
1.4.3. Chính sách đối ngoại mới của Nam Phi:
Chế độ chính trị dân chủ đã mở ra một chương mới cho Nam Phi trong quan hệ hợp tác
quốc tế. Nam Phi đã tự thiết lập được các mối quan hệ với tư cách là đối tác quan trọng
trong khu vực và trên thế giới, có quan hệ tốt với cộng đồng quốc tế và có tiếng nói quan
trọng trong các nền kinh tế đang phát triển. Sau sự sụp đổ của chế độ Apacthai, chính sách
đối ngoại mới của Nam Phi đi theo xu hướng sau:

- Bình thường hoá, mở rộng và tăng cường các quan hệ ngoại giao của Nam Phi
với cộng đồng quốc tế;
- Thúc đẩy sự phát triển kinh tế trong một thế giới phụ thuộc và toàn cầu hoá
thông qua đa dạng hóa và tăng cường các quan hệ thương mại, thu hút vốn FDI và
liên kết khu vực;
- Chung sống hoà bình và thúc đẩy sự phát triển kinh tế ở miền Nam châu Phi.
- Thúc đẩy quan hệ hợp tác với các tổ chức đa phương, cải thiện mối quan hệ
với các nước G7 và các đối tác thương mại chủ yếu của Nam Phi.
- Tiếp tục các mối quan hệ truyền thống và thúc đẩy các mối quan hệ đối tác
mới.
Nam Phi đã tái gia nhập Diễn đàn Liên hợp quốc về thương mại và phát triển
(UNCTAD) vào năm 1996; Phong trào không liên kết (NAM) vào năm 1998, Khối thịnh
vượng chung (năm 1999), Liên minh châu Phi (AU) năm 2002. Nam Phi lập quan hệ ngoại
giao với Trung Quốc đầu năm 1998, đồng thời tăng cường quan hệ với châu Á, đặc biệt với
các nước ASEAN. Nam Phi chú trọng quan hệ các nước lớn, đặc biệt là Mỹ, Nhật Bản, EU,
Nga, Trung Quốc, Ấn Độ nhằm thu hút vốn, đầu tư, khoa học kỹ thuật và mở rộng kinh tế
đối ngoại.
Nam Phi là một trong những nước đưa ra Chương trình đối tác mới vì sự phát triển của
châu Phi-NEPAD và được coi là đầu tàu kinh tế ở châu Phi ngày càng có vai trò to lớn trong
việc thúc đẩy liên kết kinh tế ở châu lục.
Nam Phi gia nhập WTO vào năm 2002, cơ chế thương mại của Nam Phi đã tự do hóa
gần như hoàn toàn. Trợ cấp xuất khẩu dưới cơ chế ưu đãi xuất khẩu đã được dỡ bỏ vào năm
Page 10
1997. Tất cả hạn ngạch đều được huỷ bỏ, cơ chế thuế quan được hợp lý hoá và tỷ lệ thuế
theo Cơ chế tối huệ quốc (MFN) đã giảm từ trên 20% đầu những năm 1990 xuống 11,4%
vào năm 2002. Trong các hoạt động thương mại, Nam Phi đã chú trọng cải cách chính sách
thương mại, chủ yếu là thực hiện cải cách thuế quan theo đúng cam kết của WTO.
Nhận xét:
• Nam Phi từng bước cải thiện môi trường đầu tư để thu hút vốn đầu tư nước ngoài kể
từ sau năm 1994. Hơn một thập kỷ qua, dòng vốn FDI vào Nam Phi ngày càng nhiều do đất

nước có nhiều biến đổi quan trọng về thể chế kinh tế – chính trị và do có nguồn tài nguyên
phong phú và cơ sở hạ tầng hiện đại vào dạng bậc nhất châu Phi.
• Chủ nghĩa đa phương đã tạo điều kiện thuận lợi cho Nam Phi phát triển và giải quyết
các vấn đề trong nước như quyền con người, dân chủ, giảm nợ, hoà bình và ổn định, gia
nhập hệ thống thương mại toàn cầu, phát triển bền vứng, các trách nhiệm quốc tế trước
những vấn đề nghèo khổ, sức khoẻ, HIV/AIDS. Nam Phi đã có vị trí quan trọng trong nền
kinh tế châu lục nói riêng và nền kinh tế thế giới nói chung (Nam Phi cùng ba nước Trung
Quốc, Ấn Độ, Brazil trở thành những quốc gia cực quan trọng của các nền kinh tế mới nổi
và dự báo trong giai đoạn 2030-2035 bốn nền kinh tế này sẽ trở thành cực quan trọng trong
thế giới đa cực, đang có tiếng nói quan trọng để bảo vệ quyền lợi của các nước đang phát
triển).
1.5. Môi trường Kinh tế:
1.5.1. Tăng trưởng kinh tế, lạm phát, lãi suất
Nam Phi là nền kinh tế lớn nhất Châu Phi, là điểm sáng của Nam Châu Phi trong suốt
thời kỳ qua, nhờ có sự tăng trưởng trung bình 3% trong thời gian dài 1994- 2004, trên dưới
5% gian đoạn 2005-2007, cộng với việc điều hành kinh tế vĩ mô bài bản, kiểm soát thị
trường tài chính, ngân hàng hợp lý, lại tranh thủ được thời cơ thu được lợi nhuận lớn từ việc
xuất khẩu các mặt hàng chiến lược: khai khoáng, nguyên liệu, vàng, kim cương, sắt thép,
than trong thời gian giá cao. Do đó Nam Phi là một trong những nước cho đến thời điểm
này, chịu ảnh hưởng hạn chế trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Theo xếp hạng của
Liên hiệp quốc, Nam Phi là quốc gia có mức thu nhập loại trung bình và sở hữu nhiều nguồn
tài nguyên thiên nhiên; tài chính, truyền thông và năng lượng rất phát triển, thị trường chứng
khoán xếp hạng nằm trong tốp 20 của thế giới.
Năm 2004, Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Nam Phi đạt 213,1 tỷ USD; GDP bình
quân đạt 4.500 USD/người; tăng trưởng kinh tế đạt 4,9% (năm 2005); tỷ lệ lạm phát 4,5%;
tỷ lệ đầu tư đạt 16% so với GDP; dự trữ ngoại hối đạt 7,97 tỷ USD (2004); tỷ giá tiền tệ:
6,58 Rand (ZAR)/USD. Nam Phi có nền kinh tế dựa trên nền công nghiệp hiện đại và phát
triển cao (chiếm 31%) và hoạt động nông nghiệp (chiếm 4%) sản xuất ra các sản phẩm đa
dạng, cùng với các loại hình dịch vụ (chiếm 65%) phát triển mạnh trên nhiều lĩnh vực kinh
tế.

Page 11
Theo nhiều phương diện, Nam Phi là một nước phát triển; tuy nhiên, sự phát triển này
chủ yếu tập trung quanh bốn vùng là Cape Town, Port Elizabeth, Durban, và
Pretoria/Johannesburg. Ngoài bốn trung tâm kinh tế đó, sự phát triển rất ít thấy và tình trạng
nghèo khổ vẫn hiện diện dù đã có những nỗ lực của chính phủ. Tuy nhiên, các vùng đệm
quan trọng gần đây đã có những bước phát triển nhanh chóng. Như các vùng: Vịnh Mossel
tới Vịnh Plettenberg; vùng Rustenburg; vùng Nelspruit; Bloemfontein; Bờ biển Cape West;
KZN North Coast.
Bắt đầu từ năm 2000, Tổng thống Thabo Mbeki đã tập trung cho mục tiêu tăng trưởng
kinh tế và thu hút đầu tư nước ngoài bằng cách giảm bớt các hạn chế của luật lao động, đẩy
nhanh quá trình tư nhân hoá, và cắt giảm những khoản chi tiêu không cần thiết của chính
phủ. Các chính sách của ông gặp phải sự phản đối mạnh mẽ từ phía các công đoàn. Nam Phi
cũng là nước sản xuất và tiêu thụ năng lượng lớn nhất châu lục Châu Phi.
Trong khi đó, các chuyên gia phân tích cho rằng, nền kinh tế Nam Phi hiện đang khá
căng thẳng, khi tỷ lệ lãi suất tăng 500 điểm cơ bản kể từ tháng 6/06, trong bối cảnh ngân
hàng trung ương (FNB) đang cố kiềm chế lạm phát.phần mở rộng tín dụng trong nước
tiếp tục phản ánh xu hướng giảm trong chi tiêu trong nước cũng như các tiêu chí tín dụng
nghiêm ngặt hơn đang được áp dụng bởi các ngân hàng đối với các khoản vay cho cả hai
hộ gia đình và các công ty. Tốc độ tăng trưởng năm trong tổng số các khoản vay và tiến bộ
đến khu vực tư nhân từ 10,2 phần trăm trong tháng hai và 7,3 phần trăm tháng 3 năm
2009. Tốc độ tăng trưởng hàng quý giảm từ 6,2 phần trăm trong quý IV năm 2008 đến 0,1
phần trăm trong quý I năm 2009. Lắp đặt bán hàng tín dụng và tài chính cho thuê phản ánh
nhu cầu yếu đối với hàng hoá bền, với tăng của 3,1 phần trăm trong tháng hai và 1,6 phần
trăm tháng ba. Ngân hàng dự trữ cắt giảm lãi suất tỷ giá Nam Phi: Ngân hàng Trung ương
cắt giảm Lãi suất Tỷ giá.
1.5.2. Tỷ giá hối đoái:
Tỷ giá đồng Rand của Nam Phi so với đồng Dollar của Mỹ là USD/ZAR 7.4598 (cập
nhật ngày 15/9/2009), trong khi đó thì USD/VND 17849. Đồng rand Nam Phi, đồng tiền tệ
thị trường hoạt động nhất thế giới, đã gia nhập câu lạc bộ mười lăm đồng tiền tệ được ưa
thích, hệ thống Thanh toán kết nối liên tục (CLS), nơi các giao dịch được giải quyết lập tức,

làm giảm nguy cơ giao dịch xuyên múi giờ. Theo Bloomberg Currency Scorecard, đồng
rand Nam Phi (ZAR) là đồng tiền tệ hoạt động tốt nhất trước đồng dollar Mỹ trong giai đoạn
2002 - 2005.
Sự biến đổi nhanh của đồng rand đã ảnh hưởng tới hoạt động kinh tế, với sự sụt giá mạnh
của nó trong năm 2001, rơi xuống mức thấp kỷ lục R13.85 trên dollar Mỹ, làm dấy lên
những lo ngại lạm phát, và buộc Ngân hàng Dự trữ Quốc gia phải tăng tỷ lệ lãi suất. Từ thời
Page 12
điểm đó đồng rand đã phục hồi, đạt mức R6.99 trên dollar Mỹ ở thời điểm tháng 1 năm 2007
trong khi chính sách của Ngân hàng Dự trữ Quốc gia Nam Phi về lạm phát với đã hoàn
thành mục tiêu đưa lạm phát về mức kiểm soát được. Tuy nhiên, đồng rand càng mạnh càng
gây nhiều sức ép lên những nhà xuất khẩu, và nhiều người hiện kêu gọi chính phủ can thiệp
vào tỷ lệ trao đổi giúp giảm giá đồng rand.
1.5.2. Thị trường Chứng khoán:
Thị trường Chứng khoán Nam Phi (JSE) là công ty chứng khoán duy nhất hoạt động tại
Nam Phi. Ngoài ra, một hệ thống thanh toán điện tử mới, Hệ thống Giao Dịch Cổ Phiếu
Điện Tử (STRATE) được thực hiện từ năm 1999/2000. Hệ thống này liên quan đến việc phi
vật chất hóa giấy chứng nhận cổ phần và việc hủy bỏ giấy chứng nhận cổ phần gửi cho
Trung tâm Ký Quỹ Chứng Khoán (CDS) của JSE. Các cổ phần được ghi nhận bằng cách
nhập dữ liệu vào tài khoản của người tham gia được CSD chấp nhận.
Thị trường chứng khoán Future Nam Phi (SAFEX) cung cấp sàn giao dịch tài chính
Future và Option. Một hệ thống thương mại tự động được thiết lập ở thị trường chứng khoán
SAPEX từ ngày 31/05/1996. Từ năm 1995, một số yêu cầu về đủ vốn đã được áp dụng.
Thị trường Chứng khoán Bond của Nam Phi (BESA) là thị trường chứng khoán trẻ nhất
cung cấp (bằng quá trình thanh toán điện tử) cho việc kinh doanh các loại trái phiếu chính
phủ và cổ phiếu của các cơ sở tài chính, và trên thị trường Option của các loại trái phiếu, cổ
phiếu này.
Những pháp nhân chuyển lợi nhuận hoặc cổ tức cho người không thường trú sở hữu,
hoặc kiểm soát 75% công ty hoặc lớn hơn, phải tham khảo ý kiến của Cơ quan quản lý hối
đoái nếu các khoản nợ hoặc tài sản của pháp nhân (ngay cả khi chưa hoàn toàn sử dụng)
không dựa vào công thức trên. Nếu khoản nợ trong nước, hoặc tài sản của công ty được tính

theo công thức đó (ngay cả khi chưa sử dụng hoàn toàn), việc chuyển khoản cổ tức phải có
sự chấp thuận của cơ quan giao dịch có thẩm quyền (thường là ngân hàng thương mại).
Thị trường Chứng khoán JSE ở Nam Phi đã ban hành thủ tục niêm yết mới có hiệu lực từ
ngày 1/9/2003. Thủ tục niêm yết mới trên thị trường chứng khoán JSE là kết quả của việc
xem xét toàn diện, với dự định sắp xếp các yêu cầu niêm yết theo thông lệ quốc tế. Tất cả
các công ty đã được niêm yết, hoặc dự định niêm yết, trên thị trường chứng khoán JSE phải
có hiểu biết về những thay đổi lớn trong thủ tục niêm yết mới. Trong Báo cáo Ngân sách
tháng 2 năm 2004, Bộ trưởng Bộ Tài chính tuyên bố sẽ cho phép các công ty có vốn đầu tư
nước ngoài (các công ty có hơn 75% vốn nước ngoài) được niêm yết trên thị trường chứng
khoán JSE và Bond Exchange của Nam Phi.
Nhận xét
• Tình hình kinh tế Nam Phi vào năm 2008 và đầu 2009 là do ảnh hưởng chung từ cuộc
khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Nhưng nền kinh tế thế giới đang trên đà hồi phục, nên
Nam Phi cũng không ngoại lệ.Việc ảnh hưởng của chính trị đến kinh tế không là đáng lo
ngại. Bởi vì Nam Phi đã qua rồi thời kỳ khủng hoảng và xung đột chính trị. Bên cạnh đó,
Page 13
chế độ bầu cử dân chủ, công bằng sẽ giúp người dân chọn được người xứng đáng nhất
đại diện cho đất nước của họ.
• Nhìn chung Nam Phi có môi trường kinh tế tăng trưởng khá ổn định và hoạt động trong
lĩnh vực tài chính tương đối đa dạng và phát triển với các hệ thống ngân hàng và thị
trường chứng khoán. Các nhà đầu tư sẽ gặp nhiều thuận lợi trong hoạt động ngoại thương
tại quốc gia này.
1.6. Môi trường công nghệ:
Tốc độ phát triển công nghệ: tạo thuận lợi cho những người mới xâm nhập và đe dọa các
doanh nghiệp hiện hữu trong ngành.
Công nghệ mới tạo điều kiện để sản xuất sản phẩm chất lượng cao, chi phí thấp hơn, giá
rẻ hơn
Nam Phi có khoa học kỹ thuật và công nghệ tiên tiến, là nước phát triển nhất ở châu Phi
và là đầu tàu thúc đẩy sự phát triển mọi mặt của 14 nước trong Cộng đồng Phát triển miền
Nam châu Phi (SADC). Nam Phi đứng đầu thế giới về trữ lượng và khai thác vàng, crôm, kim cương và đứng

trong hàng ngũ 5 nước hàng đầu thế giới về sản xuất điện thoại kỹ thuật số. Nhiều sản phẩm kỹ thuật của Nam Phi đạt
tiêu chuẩn kỹ thuật ngang Mỹ và EU. Công nghiệp khai thác mỏ, chế tạo và thương mại của Nam Phi có thể sánh
ngang với các nước ở châu Âu, châu Mỹ và châu Á. Nam Phi đặc biệt chú trọng phát triển công nghệ sạch,
hàm lượng khoa học - công nghệ cao và sử dụng có hiệu quả tiết kiệm tài nguyên thiên
nhiên; từng bước thay đổi mô hình và công nghệ sản xuất (“sản xuất sạch” “công nghiệp hóa
sạch”), mô hình tiêu dùng sạch hơn, thân thiện với môi trường hơn.
Bên cạnh đó, Nam Phi có một số thế mạnh như:
- Dẫn đầu thế giới trong lĩnh vực khai thác mỏ;
- Thị trưởng viễn thông bùng nổ;
- Mạng lưới giao thông hiện đại;
- Công nghiệp năng lượng phát triển.
Page 14
- Công nghiệp hóa chất rất năng động
Nhận xét:
• Như vậy, Nam Phi rất thuận lợi để đầu tư vào các ngành có chất xám cũng như cần công
nghệ như: công nghệ thông tin, khai khoáng, công nghiệp chế biến…
TỔNG KẾT ĐÁNH GIÁ VỀ MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ NAM PHI ĐỐI VỚI
NHÀ ĐẦU TƯ VIỆT NAM
Nói về những thuận lợi môi trường kinh doanh, đầu tư tại Nam Phi, Nam Phi có một hệ
thống pháp luật đáng tin cậy và đã được kiểm chứng, tài nguyên thiên nhiên, khoáng sản dồi
dào, cơ sở hạ tầng về kinh tế và công nghiệp đã được thiết lập, nguồn nhân lực dồi dào, giá
điện rẻ.
Hơn nữa, nhờ các chính sách kinh tế vĩ mô Nam Phi đã thành công trong việc giảm thâm
hụt ngân sách, ổn định nợ, giảm lạm phát và lãi suất ngân hàng. Hiện Nam Phi nổi lên như
một quốc gia dân chủ, minh bạch và có một nền chính trị ổn định.
Các doanh nghiệp Việt Nam có thể tìm thấy rất nhiều cơ hội đầu tư tại Nam Phi trong các
lĩnh vực như: Chế biến nông nghiệp, ôtô, hóa chất và các ngành công nghiệp liên quan, du
lịch, dệt may, da giày, khai thác mỏ và luyện kim, hàng không, đường sắt và đường thủy,
phim ảnh và các thiết bị máy móc
Việt Nam và Nam Phi đã có một mối quan hệ chính trị rất chặt chẽ và bền vững. Chúng

ta cần mở rộng và nâng cao hơn nữa quan hệ hợp tác kinh tế với Nam Phi, nâng lên một tầm
cao mới xứng tầm với mối quan hệ chính trị. Hơn nữa, đầu tư vào Nam Phi trước các đối thủ
để chiếm ưu thế người đi trước vì đây thật sự là một thị trường đầy tiềm năng.
Page 15
CHƯƠNG 2: NHỮNG NGÀNH CÓ TRIỂN VỌNG ĐẦU TƯ Ở NAM PHI
2.1. Ngành công nghiệp chế biến:
Nam Phi là nước có truyền thống tự cung tự cấp do chế độ Aparthaid để lại cộng thêm
ngành đánh bắt và chế biến thuỷ sản của họ khá phát triển, nên nhập khẩu hải sản rất nhỏ so
với tổng cung của thị trường. Hơn nữa người dân Nam Phi có tập quán ăn thịt nhiều hơn
thủy sản.
Sản lượng thuỷ sản hàng năm được kiểm tra nghiêm ngặt để bảo vệ nguồn tài nguyên
biển nên không có sự thay đổi lớn trong mấy năm gần đây. Tổng sản lượng đánh bắt năm
2000 đạt khoảng 600 nghìn tấn.
Nhập khẩu năm 2000 của Nam Phi đạt gần 25,1 nghìn tấn thuỷ sản các loại. Xuất khẩu
năm 2000 đạt 132,8 nghìn tấn.
Hàng năm đánh bắt cá đạt 600 nghìn tấn trị giá 2,5 triệu Rand doanh thu bán buôn. Có
khoảng 28000 lao động và 3400 chiếc tầu được sử dụng vào ngành này. Sản lượng loại lươn
biển ăn được, cá bơn Agulhas, và cá meluc (một loại cá tuyết) chiếm tỷ lệ cao nhất về trị giá
và số lượng là 45%. Cá biển gồm cá mòi cơm, cá hồi mắt đỏ và cá trống chiếm 23%, sò biển
11%.
- Hình thức thuế: thuế nhập khẩu được áp dụng đối với tất cả mọi mặt hàng và được tính
trên trị giá hoá đơn thương mại. VAT là 14% trị giá hàng bao gồm cả thuế nhập khẩu. Triển
vọng về hạ mức thuế: sẽ triển khai theo quy định chung của WTO đối với mặt hàng này.
- Hạn ngạch: không.
- Giấy phép: Tất cả các loại cá tươi, đông lạnh, sấy khô, muối, hun khói đều phải xin giấy
phép nhập khẩu. Các loài giáp xác, động vật thân mềm các loại đều phải xin giấy phép nhập
khẩu. Ngoài ra các loại tôm cua cá mực khác đều không phải xin giấy phép nhập khẩu.
- Giấy tờ nhập khẩu: Đối với các mặt hàng thuỷ sản từ Việt Nam Hải quan Nam Phi đòi
hỏi phải có Giấy chứng nhận kiềm dịch (Phytosanitary certificate). Chất lượng sản phẩm
phải đảm bảo không gây hại cho người tiêu dùng và phải tuân theo tiêu chuẩn sản phẩm của

Nam Phi.
Nhận xét:
• Thuận lợi: Về cơ bản Việt Nam và Nam Phi đều là những nước xuất khẩu hàng thuỷ
sản. Tuy nhiên do vị trí địa lý khác nhau tạo nên những môi trường sinh thái khác nhau và
chủng loại hải sản có những khác biệt nhất định giữa Việt nam và Nam Phi, nên Việt Nam
có thể nghiên cứu để đưa một số chủng loại hải sản mà Nam Phi không có, đặc biệt là các
loại cá nước ngọt bao gồm ở các dạng chế biến đông lạnh và muối khô. Hiện nay thị trường
Nam Phi có mặt số loại nghêu của Việt nam.
• Khó khăn:
Page 16
- Thị trường Nam Phi còn tương đối mới mẻ đối với các doanh nghiệp việt Nam kinh
doanh mặt hàng này.
- Chi phí vận chuyển xa là một yếu tố bất lợi đối với các nhà xuất khẩu Việt Nam.
- Tỷ lệ tiêu thụ thủy sản của dân Nam Phi thấp hơn rất nhiều so với các nước khác.
- Hàng thuỷ sản của Việt Nam gặp phải sự cạnh tranh của Mozambique, Angola, là các
nước có lợi thế hơn về địa lý khi xuất khẩu sang Nam Phi.
2.2. Ngành dệt may:
Nam Phi không áp dụng hạn ngạch đối với hàng dệt may nhập khẩu. Nam Phi tuân theo
các hiệp định tự do thương mại với một số nước sau: EU, SADC, Zimbabwe. Dựa trên các
hiệp định đó mà Nam Phi áp thuế cho mặt hàng may mặc cũng như các mặt hàng khác.
Hiện nay Nam Phi đang tiến hành đàm phán ký kết Hiệp định tự do thương mại với
Trung Quốc và Ấn Độ. Ngoài ra Nam Phi cũng có dự định ký kết hiệp định tự do thương
mại với khối Mercosur Nam Mỹ.
Do nạn thấp nghiệp rất cao trên 30%, nên ngành may mặc của Nam Phi được nhà nước
bảo hộ mạnh qua hàng rào thuế quan. Tuy nhiên Nam Phi là một trong những sáng lập viên
của WTO nên họ phải tuấn thủ lộ trình cắt, giảm thuế theo quy định của tổ chức này.
Số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam cho thấy, mặc dù kim ngạch xuất
khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang Nam Phi trong những năm gần đây không cao nhưng
vẫn có sự tăng trưởng tốt. Cụ thể, năm 2005 đạt 1,503 triệu USD, năm 2006 đã đạt mức
3,503 triệu USD, riêng 10 tháng đầu năm 2007 đạt 10,8 triệu USD, tăng 400% so cùng kỳ

năm trước. Đây là mức tăng rất cao, đánh dấu thời kỳ mới trong xuất khẩu dệt may vào thị
trường Nam Phi. Theo các chuyên gia, nguyên nhân của mức tăng đột biến này là từ
1/1/2007, Nam Phi áp dụng cơ chế hạn ngạch tự vệ đối với hàng dệt may có xuất xứ từ
Trung Quốc với thời hạn kéo dài đến 31/12/2008. Do đó, trong quý l/2007, tổng trị giá nhập
khẩu hàng dệt may từ Trung Quốc đã giảm 34% so cùng kỳ năm trước. Thị phần hàng dệt
may của Trung Quốc tại thị trường Nam Phi cũng giảm từ 71,7% trong quý đầu năm 2006
xuống còn 53% trong quý l/2007. Đây chính là cơ hội để hàng dệt may Việt Nam tăng kim
ngạch tại thị trường Nam Phi.Nhưng nhìn về lâu dài, Nam Phi vẫn là thị trường cạnh tranh
gay gắt đối với hàng dệt may, Việt Nam thực sự sẽ gặp khó khăn trước các đối thủ quá mạnh
như Trung Quốc và Ấn Độ, nhưng không hẳn Việt Nam không thể chen chân vào thị trường
này. Các chuyên gia khẳng định, hàng dệt may Việt Nam vẫn có thể “chen chân” vào thị
trường này, tuy nhiên cách tốt nhất vẫn là bán các sản phẩm không trùng hợp với đối thủ
cạnh tranh trên.
Page 17
Mặt khác, Bộ Công Thương Nam Phi đang có kế hoạch sửa đổi thuế nhập khẩu các mặt
hàng dệt (nguyên liệu đầu vào của may mặc) theo chiều hướng giảm thuế nhập khẩu. Mức
thuế hiện nay là 22%. Nguyên nhân là Nam Phi muốn hỗ trợ ngành công nghiệp may mặc
trong nước. Thực tế là sau khi Nam Phi áp dụng biện pháp tự vệ, áp hạn ngạch đối với hàng
dệt may từ Trung Quốc, các DN kinh doanh và bán lẻ hàng may mặc của Nam Phi đã
chuyển sang nhập khẩu hàng may mặc từ các nước khác. Do vậy, Bộ Công Thương Nam Phi
đang xem xét giảm thuế nhập khẩu hàng dệt (ngành dệt trong nước không đáp ứng được nhu
cầu nguyên liệu cho ngành may mặc), để giảm chi phí đầu vào, tăng sức cạnh tranh của hàng
may mặc sản xuất tại Nam Phi. Ngành dệt của Việt Nam cũng cần nắm bắt cơ hội này để
xâm nhập thị trường Nam Phi.
Nhận xét:
• Các cơ quan đại diện tại nước sở tại cần hỗ trợ giúp các doanh nghiệp đặt chân trên
thị trường nước sở tại thông qua các hình thức mở văn phòng đại diện hoặc chi nhánh tại
Nam Phi, bao gồm hướng dẫn thủ tục, tìm địa điểm đặt văn phòng và phương án kinh doanh.
Thương vụ cần phối hợp với các văn phòng đại diện hoặc chi nhánh đưa ra kế hoạch xuất
khẩu cụ thể hàng năm như một trong các biện pháp cụ thể nhằm thúc đẩy kim ngạch xuất

khẩu.
• Với các doanh nghiệp, cần phải có chiến lược thị trường lâu dài và phải có quyết tâm
theo đuổi chiến lược đã đề ra. Đào tạo và đầu tư dài hạn cho đội ngũ làm tiếp thị quốc tế
chuyên nghiệp.
2.3. Ngành dược phẩm:
Ngành dược là ngành ít chịu ảnh hưởng khi nền kinh tế đi xuống, đồng thời lại có cơ hội
tăng trưởng mạnh khi kinh tế đi lên. Hiện tại, thị trường dược Nam Phi còn rất nhiều tiềm
năng tăng trưởng khi mà mặt hàng dược phẩm thường ở trong tình trạng cung ít hơn cầu tại
nhiều quốc gia châu Phi nói chung và Nam Phi nói riêng. Theo đánh giá của WHO, hiện nay
vẫn còn khoảng 24 loại bệnh phổ biến ở châu Phi, trong đó có những loại bệnh đặc trưng với
khí hậu nhiệt đới như sốt rét, AIDS, sốt vàng da Chính điều này đã làm cho tỉ lệ tăng dân
số của Nam Phi âm.
Với số dân khoảng 47,9 triệu người, Nam Phi là một trong những thị trường có nhu cầu
lớn về dược phẩm ở châu Phi. Nam Phi cũng là một ví dụ điển hình của một thị trường có
nhu cầu về dược phẩm đa dạng nhất trên thế giới. Do có cơ cấu dân số gồm nhiều thành
phần dân tộc nên nhu cầu về dược phẩm của từng tộc người khác nhau với kiến thức về
chăm sóc sức khoẻ và mức sống khác nhau ở Nam Phi càng trở nên đa dạng.
Page 18
Nam Phi có quy mô thị trường lớn xét theo vùng và dự báo tăng trưởng thuận lợi. Tuy
nhiên, mức tăng trưởng nhu cầu còn bị kìm hãm là do tăng trưởng dân số chậm và môi
trường pháp chế không thuận lợi nếu so sánh với các thị trường ở Trung Đông.
Nhu cầu đối với các loại thuốc chăm sóc sức khoẻ cơ bản như kháng sinh hoặc thuốc mua
không cần đơn của bác sỹ đang ngày càng tăng, đặc biệt có một thực tế có rất nhiều loại
thuốc đang bị mất quyền bảo hộ bằng sáng chế ở Nam Phi. Nhu cầu đối với những loại
thuốc cổ truyền được điều chế từ một số cây thuốc trong thiên nhiên đang tăng cao ở Nam
Phi.
Nam Phi là quốc gia có mức tiêu thụ dược phẩm cao nhất trong số các quốc gia Châu Phi
và ở mức tương đối cao so với nhiều quốc gia châu Á nhờ mức sống bình quân của người
dân nước này không quá thấp. Theo đánh giá của nhiều chuyên gia trong ngành dược của
Nam Phi, năm 2007 Nam Phi là thị trường đứng thử 3 trong số 13 nước ở khu vực Trung Á

và châu Phi xét về mức độ tiêu thụ dược phẩm và triển vọng tăng trưởng tiêu thụ dược
phẩm.
Với tổng mức tiêu thụ 3,34 tỷ USD dược phẩm các loại trong năm 2007, tiêu thụ dược
phẩm ở Nam Phi sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh. Mức tiêu thụ ước tính có thể đạt 5,82 tỷ USD
vào năm 2012 với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm là 11,8%. Tiêu thụ các loại dược phẩm
sẽ tiếp tục tăng trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế mạnh (tốc độ tăng GDP hàng năm trong
giai đoạn dự báo là 9,6%) và tỷ lệ mắc bệnh lây cũng như không lây ngày một cao.
Thêm vào đó, theo ước tính của Bộ Thương mại Mỹ, 70% nhu cầu dược phẩm của châu
Phi nói chung và Nam Phi nói riêng được đáp ứng bởi thuốc nhập khẩu.
Mặc dù dự báo tiêu thụ các loại thuốc đặc trị sẽ tăng cao, nhưng với các biện pháp giảm
thiểu chi phí để ưu tiên các phương pháp điều trị rẻ tiền nhất của chính phủ Nam Phi thì xu
hướng tiêu thụ các loại thuốc thông thường được coi là sẽ phát triển mạnh nhất.
Nhận xét:
• Do kinh tế Nam Phi có tốc độ tăng trưởng nhanh, theo sau đó là nhu cầu về chăm sóc đời
sống, sức khỏe ngày một cao, thêm vào đó nhu cầu về thuốc nhập khẩu cao đã làm cho
miếng bánh thị phần nơi đây trở nên khá hấp dẫn với các nhà đầu tư.
• Như vậy có thể nói, nhu cầu về dược phẩm của Nam Phi là rất lớn. Các doanh nghiệp của
chúng ta có thể có triển vọng đầu tư để khai thác thị trường được xem là béo bở này. Tuy
nhiên, cần phải chú ý đến vấn đề tăng trưởng dân số của Nam Phi cũng như môi trường
Pháp luật.
Page 19
• Nhu cầu về các loại thuốc đặc trị cũng như các dịch vụ y tế của Nam Phi sẽ tăng cao. Tuy
nhiên, các doanh nghiệp cần chú ý đến vấn đề chi phí, giá cả. Nếu doanh nghiệp nào có
chi phí thấp, giá cả phù hợp thì xác suất đạt thành công sẽ cao hơn.
2.4. Ngành nông nghiệp:
Kinh tế nông nghiệp của Nam Phi mang tính 2 mặt bao gồm khu vực thương mại rất phát
triển và khu vực sản xuất tự cung tự cấp lương thực cơ bản ở nông thôn. Tuy nhiên, Nam Phi
vẫn phải nhập khẩu lúa mì, gạo, chè, cà phê và các giống cây có dầu.
- Đất canh tác nông nghiệp chiếm một phần nhỏ trong tổng diện tích đất của Nam Phi.
- Lượng mưa thấp và không được phân phối đều dẫn đến hạn hán thường xuyên gây ảnh

hưởng tới sản lượng nông nghiệp.
- Tính 2 mặt của sản xuất nông nghiệp: các đồn điền tập trung vào các người chủ da
trắng được trang bị hệ thống tưới tiêu tốt trong khi các vùng nông thôn vùng xa vùng cao tập
trung canh tác theo các dạng thủ công, lạc hậu.
- Đất đai phân phối không đều do di sản của chế độ Apacthai cũ để lại. Tranh chấp đất
đai vẫn còn vướng lại tại một số tỉnh miền bắc.
- HIV/AIDS ảnh hưởng lớn tới tuổi thọ. Tuổi thọ trung bình của Nam Phi giờ chỉ còn 51.
- Nạn nhập cư trái phép từ các nước láng giềng gây ảnh hưởng lớn tới nền nông nghiệp.
Họ chủ yếu là những lao động không có tay nghề. Theo số liệu không chính thức, khủng
hoảng ở Zimbabwe đã làm cho hơn 3 triệu người nhập cư trái phép.
- Vấn đề khu vực: Nam Phi cũng tham gia chương trình đào tạo an toàn thực phẩm (Food
security training programme) của khu vực.
- Tập quán tiêu thụ: người da đen chủ yếu ăn bột ngô. Người da trắng ăn bánh mì và
khoai tây. Người châu á ăn gạo (chủ yếu gạo đồ).
Nhận xét:
• Nông sản là một trong những nhóm hàng Việt nam xuất khẩu khá ổn định vào thị
trường Nam Phi chủ yếu là cà phê và hạt tiêu.
• Gạo xuất không được ổn định lý do người dân Nam Phi (gốc Ấn Độ) chủ yếu ăn gạo
đồ. Muốn tăng kim ngạch nhóm hàng này Việt nam cần chuyển hướng sang xuất khẩu hàng
đã được chế biến ví dụ như cà phê Trung nguyên.
Page 20
Xuất khẩu của Việt Nam sang Nam Phi năm 2007
Stt Mặt hàng Số lượng Giá trị (USD)
1 Hàng hải sản 1.111.000
2 Cà phê 769 tấn 12.562.824
3 Sản phẩm chất dẻo 8.235 tấn 728.388
4 Cao su 121 tấn 264.911
5 Túi xách, ví, vali, mũ & ô dù 1.376.911
6 Sản phẩm mây, tre, cói & thảm 783.588
7 Gỗ & sản phẩm gỗ 3.334.599

8 Sản phẩm gốm, sứ 684.960
9 Mỳ ăn liền 304.957
10 Hàng dệt may 13.267.645
11 Giày dép các loại 37.847.689
12 Máy vi tính, sản phẩm điện tử & linh kiện 4.201.622
13
14
15
16
17
Than đá
Gạo
Hạt tiêu
Hạt điều
Hàng rau quả
23.026 tấn
36.980 tấn
801
524 tấn
2.194.978
10.908.910
2.966.685
2.147.070
492.114
Tổng cộng 115.616.903
Các mặt hàng Việt Nam nhập khẩu từ Nam Phi năm 2007
Mặt hàng NK ĐVT 6 tháng đầu năm 2009
Trị giá (USD)
Tổng giá trị NK 48.298.659
Hàng thuỷ sản USD 542.208

Hoá chất USD 1.177.922
Sp hoá chất USD 1.882.444
Chất dẻo nguyên liệu Tấn 2.869.643
Gỗ và sp gỗ USD 3.299.855
Xơ, sợi dệt các loại Tấn 1.616.303
Page 21
Đá quý, kim loại quý và sp USD 26.465
Sắt thép các loại Tấn 22.166.352
Kim loại thường khác Tấn 948.858
Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác USD 1.448.383
Page 22
CHƯƠNG 3: MÔI TRƯỜNG VI MÔ NGÀNH ĐIỀU NAM PHI
3.1. Môi trường vi mô ngành:
3.1.1. Khách hàng:
Các khách hàng mục tiêu được nhắm đến chính là các quốc gia tiêu thụ hạt điều lớn trên
thế giới như Mỹ, các nước châu Âu như Hà Lan, Nga,… và hiện nay nổi lên là thị trường
Trung Quốc và Hồng Kông. Đây đều là những thị trường có nhu cầu về hạt điều lớn đồng
thời yêu cầu chất lượng sản phẩm khá khắt khe: tỷ lệ hạt vỡ thấp, hạt đồng đều, quan tâm
đến vấn đề chất lượng và vệ sinh thực phẩm. Có thể nói đây sẽ là những thị trường đầy hứa
hẹn vì nhu cầu điều nhân thế giới dự kiến sẽ còn tăng mạnh trong nhiều năm tới.
3.1.2 . Nhà cung ứng:
Nam Phi tiếp cận với nguồn nguyên liệu hạt điều thô khá dễ dàng, với lợi thế có một vị
trí địa lý thuận lợi, gần với các nước trồng điều thô lớn trên thế giới mà giá cả lại tương đối
rẻ như Tanzania, Guinea Bissau, Mozambique. Điều này sẽ tạo ra một nguồn cung ổn định
với chi phí chấp nhận cho sản xuất. Ngoài ra, các nước cung cấp nguồn nguyên liệu đầu vào
cho việc sản xuất và chế biến điều đều là những nước có công nghệ chế biến kém phát triển.
Họ không tận dụng được tối đa nguồn nguyên liệu của mình nên chủ yếu tập trung vào việc
xuất khẩu nhân điều thô, do đó sức ép từ nhà cung cấp đối với doanh nghiệp sẽ không còn
mạnh mẽ nữa.
Nam Phi là một nước có nguồn lao động giá rẻ dồi dào nên sẽ tạo ra thuận lợi trong việc

giảm chi phí sản xuất đối với doanh nghiệp. Và việc các nhà đầu tư xây dựng nhà máy xí
nghiệp giải quyết được việc làm cho người dân, giảm tỷ lệ thất nghiệp rất được chính phủ
Nam Phi ủng hộ, nên điều này có thể tạo lên những thuận lợi trong thủ tục hành chính hay
các khoản hỗ trợ khác cho doanh nghiệp.
3.1.3. Sự nỗ lực cạnh tranh:
Ngành điều châu Phi đã thành lập Hiệp hội Điều Châu Phi, nhằm xúc tiến chiến dịch
tăng giá trị cho hạt điều, khuyến khích nâng cao sản lượng và chất lượng, và đưa châu Phi
trở thành nguồn cung cấp điều sạch chất lượng cao.
Để khôi phục ngành điều, châu Phi đang phấn đấu phát triển ngành chế biến điều, nhằm
tạo ra thu nhập khoảng 500 triệu USD vào năm 2015. Châu Phi đang khôi phục 4 lợi thế
cạnh tranh là sản lượng, chi phí sản xuất, chất lượng sản phẩm và danh tiếng sản phẩm.
Mục tiêu của châu Phi là hướng xuất khẩu sản phẩm sang các thị trường Liên minh châu Âu
và châu Á.
Và nước này đang đặt mục tiêu tăng mạnh công suất chế biến trong 5 năm tới, nhờ việc
xây dựng 5 nhà máy chế biến điều mới.
Page 23
Các nhà sản xuất cũng như xuất khẩu điều châu Phi đều nhận thức rằng cần phải tăng
chất lượng điều thô, phát triển ngành chế biến để vừa nâng cao năng suất, vừa nâng cao chất
lượng điều chế biến mới có thể tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm điều của châu lục này.
Nguồn cung châu Phi rất tiềm năng với những ưu thế nổi trội là: điều thô chất lượng cao, sản
phẩm sạch (hữu cơ) tiết kiệm cước phí vận chuyển …
Để nắm bắt được thị phần ở châu Âu và Trung Quốc, các nhà chế biến châu điều Phi
đang nỗ lực sản xuất sản phẩm chất lượng cao, giá rẻ, xây dựng quan hệ đối tác tin cậy, tiến
hành các chiến dịch quảng cáo cho tiêu thụ điều, cũng như tích cực tiến hành các cuộc đàm
thoại với phía Trung Quốc.
3.1.4. Các sản phẩm thay thế:
Một số các cây trong cho sản phẩm lấy dầu như mè, dẻ, lạc, gấc… có thể thay thế dầu
điều, tuy nhiên giá thành cao hơn dầu điều. Bên cạnh đó, các sản phẩm từ điều đa dang hơn:
nhân hạt thô, thực phẩm bánh kẹo, dầu vỏ hạt điều…
3.1.5. Các nhóm áp lực xã hội:

Các tổ chức xã hội, đặc biệt là chính phủ Nam Phi có những chính sách ưu đãi khuyến
khích đầu tư nước ngoài vào các ngành nông nghiệp, trong đó có ngành điều. Bên cạnh đó,
việc đầu tư vào ngành này góp phần tạo nhiều việc làm, giải quyết thất nghiệp cho một
lượng lớn dân cư, cải thiện thu nhập và nâng cao đời sống của họ.
3.2. Cơ hội cho các nhà đầu tư Việt Nam về ngành điều ở Nam Phi:
3.2.1 Công nghệ nghành chế biến hạt điều ở Nam Phi:
Ngành chế biến điều ở Nam Phi không phát triển trong khi đây là một thị truờng tiềm
năng. Các nước lân cận và trong cùng khu vực như Mozambique, Tanzania, Guinea-Bissau,
…là những nước xuất khẩu hạt điều lớn nhưng gần như toàn bộ sản lượng điều thô các nước
này được xuất khẩu sang Ấn Độ, Việt Nam để chế biến.
Điều đó có thể thấy ngành chế biến điều ở Nam Phi nói riêng và châu Phi nói chung còn
gặp nhiều khó khăn do đầu tư cho cây điều còn thấp, và kết quả là năng suất thấp và giá sản
phẩm điều nhân cũng thấp.
Nhân điều có giá trung bình 4.500 USD/tấn, trong khi giá điều thô chỉ 500 -700 USD/tấn.
Ngoài ra, chế biến điều có thể tạo ra hàng ngàn việc làm cho người dân Nam Phi.
Nhu cầu điều nhân thế giới dự kiến sẽ còn tăng mạnh trong nhiều năm tới. Đây là cơ hội cho
những nước đang chú trọng tới phát triển ngành chế biến điều thô. Nguồn cung châu Phi rất
tiềm năng với những ưu thế nổi trội là: điều thô chất lượng cao, sản phẩm sạch (hữu cơ) tiết
kiệm cước phí vận chuyển …Những thị trường chính nhập khẩu điều nhân là Mỹ, EU và
Trung Quốc.
Page 24
3.2.2. Công nghệ nghành chế biến hạt điều ở Việt Nam:
Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong ngành chế biến hạt điều trên thế giới với
những công nghệ chế biến điều tiên tiến nhất:
Đã nghiên cứu và chế tạo thành công thiết bị hấp hạt điều liên tục với công nghệ hấp
động bằng hơi nước bão hòa đảm bảo tính ổn định, đồng nhất của chất lượng hạt điều hấp,
dễ cắt tách nhân, giảm thiểu bể vỡ nhân, nâng cao chất lượng sản phẩm và năng suất lao
động. Việc áp dụng công nghệ này sẽ nâng cao được chất lượng sản phẩm, đáp ứng yêu cầu
xuất khẩu, giảm chi phí sản xuất, cải thiện điều kiện làm việc và bảo vệ sức khoẻ cho người
lao động

3.2.3. Tiềm năng và vị thế của ngành điều Việt Nam trên thị trường thế giới:
Các sản phẩm từ điều rất đa dạng như: nhân điều chế biến thành thực phẩm ăn liền, dầu
vỏ hạt điều, chất đốt và gỗ điều
Phân tích lợi thế cạnh tranh của hạt điều nước ta so với các nước cũng cho thấy, Việt
Nam hội đủ 5 điều kiện cơ bản để tăng khả năng cạnh tranh về các sản phẩm điều xuất khẩu.
Cụ thể, năng suất bình quân trồng điều ở Việt Nam đã cao hơn 2 lần so với mức bình quân
của thế giới, cao hơn cả Brazil và Ấn Độ; giá thành một tấn hạt điều Việt Nam là 247
USD/T, trong khi của Ấn Độ là 544 USD/T và Brazil là 288 USD/T; trong năm 2005, xuất
khẩu nhân điều đã chiếm 54% sản lượng toàn thế giới nhiều doanh nghiệp xuất khẩu đã tạo
được uy tín với khách hàng ở các thị trường tiêu thụ lớn. Xuất khẩu hạt điều của VN đã bán
được vào 42 thị trường trên thế giới. Trong đó có 5 thị trường tiêu thụ hạt điều VN lớn nhất
là Mỹ, Trung Quốc, Hà Lan, Anh và Australia.
3.3. Phương thức đầu tư cho ngành điều:
Có rất nhiều phương thức để đầu tư ra nước ngoài, mỗi phương thức đều có những ưu –
nhược điểm riêng. Tuy nhiên, từ những phân tích môi trường vĩ mô Nam Phi và môi trường
vi mô ngành điều tại quốc gia này, chúng ta nên đầu tư trực tiếp 100% vốn vào thị trường
này. Có những lý do sau:
- Về công nghệ: chúng ta có bí quyết công nghệ riêng, hiện đại vào bậc nhất
trong ngành này. Đầu tư trực tiếp giúp chúng ta giữ được bí quyết này.
- Về nhà cung cấp, chúng ta mua nguyên liệu thô từ chính quốc và các quốc gia
láng giềng với Nam Phi. Bên cạnh đó, chúng ta có thể trồng điều tại quốc gia này vì
điều kiện khí hậu đáp ứng được.
Page 25

×