Tải bản đầy đủ (.docx) (101 trang)

nghiên cứu một số tổ hợp gốc ghép thích hợp ở cây cam quýt tại thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (537.81 KB, 101 trang )

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
WTO World Trade Organization: Tổ chức thương mại thế giới
NN & PTNT Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
TCN Tiêu chuẩn ngành
pH power of hydrogen: Chỉ số đo độ hoạt động của ion hidro (H
+
)
FAO Food and Agriculture Organization of the United Nations: Tổ
chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc
BVTV Bảo vệ thực vật
GAP Good Agriculture Practice: Thực hành nông nghiệp tốt
IPM Integrated pest management: Quản lý dịch hại tổng hợp
CAQ Cây ăn quả
CS Cộng sự
KHCN Khoa học công nghệ
PCR Polymerase Chain Reaction: Phản ứng chuỗi trùng hợp
ELISA Enzyme-Linked ImmunoSorbent Assay: Kỹ thuật phát hiện
kháng nguyên
ĐC Đối chứng
TB Trung bình
STT Số tứ tự
NXB Nhà xuất bản
2
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
2
DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 3.1: Đồ thị động thái tăng trưởng chiều dài cành dòng TN13 52
Hình 3.2: Đồ thị động thái tăng trưởng chiều dài cành ghép dòng XB - 4 52
Hình 3.3: Đồ thị động thái tăng trưởng chiều dài cành ghép dòng XB-106 52


Hình 3.4: Đồ thị động thía tăng trưởng chiều dài cành ghép bưởi đỏ 52
4
PHÂN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cây ăn quả có múi (Citrus) là những cây có giá trị dinh dưỡng và cho
hiệu quả kinh tế cao, dễ sử dụng và được nhiều người ưa chuộng. Ở Việt Nam
khi vấn đề lương thực cơ bản được giải quyết, phát triển sản xuất cây ăn quả
đã và đang trở thành mũi nhọn kinh tế sau khi gia nhập WTO.
Hiện nay, nhu cầu thị trường trong nước rất cao với những sản phẩm
quả không hạt, chất lượng ngon, dễ bảo quản, vận chuyển. Các sản phẩm quả
cam, bưởi, quýt, không hạt có độ đường cao vẫn phải nhập từ Thái Lan, Trung
Quốc để tiêu dùng trong nước với số lượng rất lớn. Trước nhu cầu của sản
xuất, tiêu thụ và chế biến cây có múi (citrus…) việc nghiên cứu các khâu kỹ
thuật bổ sung nhằm hoàn thiện công tác tuyển chọn giống mới trước khi đưa
ra sản xuất là hết sức cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn lớn đem lại hiệu quả
cho bà con nông dân vùng sản xuất hàng hóa cây ăn quả chất lượng cao.
Cây có múi có phổ thích nghi rộng, có thể trồng được ở nhiều nơi và
tạo nên những vùng quả đặc sản cho từng vùng sinh thái như bưởi Diễn,
bưởi Năm Roi, bưởi Đoan Hùng, bưởi Thanh Trà, bưởi Phúc Trạch, cam
Vân Du, cam Xã Đoài, quýt Bắc Sơn …. Mỗi loại có hương vị riêng đặc
trưng cho các vùng miền của đất nước và ngày càng được người tiêu dùng
ưa chuộng. Cây có múi đang trở thành cây ăn quả có ưu thế trong sản xuất
quả tươi của các vùng kinh tế. Do được trồng trọt lâu đời cùng với kỹ thuật
trồng trọt, chăm sóc mang tính kinh nghiệm, sự phát sinh của sâu bệnh hại,
sự biến đổi của điều kiện thời tiết nên các vùng trồng cây có múi của nước
ta đang đặt ra các vấn đề cần được quan tâm như: suy thoái giống, năng
suất, chất lượng giảm; quả sản xuất ra chưa đáp ứng được tiêu chuẩn của
một loại quả hàng hóa.
4
5

Để có cây giống tốt, đạt tiêu chuẩn, chất lượng quả đáp ứng được thị
hiếu của người tiêu dùng cần phải qua bình tuyển, xét chọn những cây đầu
dòng và có kỹ thuật nhân giống phù hợp để đạt được những tiêu chí riêng
như: Độ thuần, độ đồng đều, dịch hại, gốc ghép, cành ghép, mắt ghép, cành
chiết, bộ rễ, thân, lá …. (Bộ Nông nghiệp và PTNT 10TCN629-2006) [5].
Tuy nhiên trên thực tế đa số các cơ sở sản xuất giống cây ăn quả có múi đều
thiếu hẳn vườn cây đầu dòng, các kỹ thuật nhân giống theo kinh nghiệm dân
gian nên chất lượng cây con chưa đáp ứng được yêu cầu. Từ đó, gây ra nhiều
khó khăn và thiệt hai cho người sản xuất quả có múi. Trước tình hình trên
chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu một số tổ hợp gốc ghép
thích hợp ở cây cam quýt tại Thái Nguyên”.
2. Mục đích và yêu cầu
2.1. Mục đích
Nghiên cứu một số tổ hợp gốc ghép trên cây cam quýt nhằm xác định
được tổ hợp gốc ghép thích hợp cho công tác nhân giống một số dòng cây
cam quýt tại Thái Nguyên.
2.2. Yêu cầu
- Nghiên cứu ảnh hưởng của thời vụ ghép đến khả năng tiếp hợp và
sinh trưởng cành ghép của một số dòng cam quýt.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của loại gốc ghép đến khả năng tiếp hợp và
sinh trưởng cành ghép của một số dòng cam quýt .
- Nghiên cứu ảnh hưởng của tuổi gốc ghép đến khả năng tiếp hợp và
sinh trưởng cành ghép của một số dòng cam quýt.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
3.1. Ý nghĩa khoa học
- Đề tài đã giúp học viên vận dụng và củng cố những kiến thức đã học
trong sách vở vào trong thực nghiệm .
5
6
- Giúp học viên trau dồi kinh nghiệm, nâng cao kỹ năng thực hành thí

nghiệm, thu thập và xử lí số liệu phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học.
- Kết quả nghiên cứu đã góp phần vào chuyên ngành cây ăn quả những
ý nghĩa khoa học mới về lĩnh vực cây có múi, xác định được một số tổ hợp
gốc ghép đem lại giá trị cao trong nghiên cứu, là tài liệu tham khảo có giá trị
và trong giảng dạy tại các trường đại học và cao đẳng chuyên ngành.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Đề tài sẽ giúp đưa ra những kiến nghị và đề xuất cho công tác chọn
tạo và nhân giống một số dòng cây có múi nghiên cứu nói riêng và cây ăn quả
có múi nói chung.
- Cung cấp thêm nguồn vật liệu cho công tác chọn tạo giống cây có múi
ở địa phương.
- Có giá trị cho việc lựa chọn cây gốc ghép góp phần phát triển hàng
hóa cây có múi ở miền Bắc Việt Nam.
6
7
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài
Cây có múi có cấu tạo hoa lưỡng tính và là cây giao phấn nên các cây
trồng từ hạt (cây thực sinh) có tính biến dị lớn thường không duy trì được
những đặc tính của cây mẹ. Vì vậy trong quá trình sản xuất người nông dân ít
khi nhân giống bằng phương pháp gieo hạt mà đa phần là nhân giống vô tính.
Qua các quá trình di thực bằng nhân giống vô tính nhiều giống duy trì được
một số đặc tính tốt của cây mẹ nơi nguyên sản, ngoài ra nó còn thể hiện một
số đặc tính tốt hơn. Các nhà chọn giống có kinh nghiệm chia phương pháp
nhân giống vô tính thành 2 dạng khác nhau:
+ Dạng thứ nhất là những cây nhân giống vô tính bằng cách ghép, chiết
cành, giâm cành, hoặc nuôi cấy invitro. Các thế hệ cây con này có cấu trúc di
truyền của quần thể phức tạp, mức độ dị hợp cao, phân li mạnh khi sinh sản
hữu tính nhưng cây con cơ bản mang đặc tính di truyền của cây mẹ (Hoàng

Ngọc Thuận 2004) [29].
+ Dạng thứ hai là những cây nhân giống vô tính có nguồn gốc phôi tâm
và sinh sản vô phôi. Sự hình thành hạt vô tính có chứa các phôi tâm hoặc sinh
sản vô phôi là đặc tính quan trọng của đa số các loài trong họ phụ cam quýt.
Đa số các loài cam quýt có thể cho ra các cây mọc từ hạt vô tính, có nguồn
gốc từ các tế bào sôma phôi tâm. Mặc dù cây con phôi tâm trên cơ bản biểu
hiện các đặc trưng của cây mẹ, nhưng có khả năng hình thành các dạng hình
khác nhau, những biến đổi này có thể là các biến dị sôma do kết quả trao đổi
chất của các giao tử đực và noãn mà thành, cũng có thể được hình thành trong
quá trình dung hợp tế bào và do tác động của những điều kiện sinh thái
(Hoàng Ngọc Thuận 2004, Trịnh Duy tiến 1999) [29] [23].
7
8
Trong thực tiễn sản xuất đa số người nông dân sử dụng phương pháp
triết cành và ghép cành để nhân giống cây có múi. Ở hầu hết các vườn ươm
sản xuất kinh doanh cây giống họ cây có múi đều được nhân giống bằng kỹ
thuật ghép cây. Thông thường, các giống được dùng làm gốc ghép thường là
gốc bưởi chua. Các cây ghép sinh trưởng nhanh, phát triển tốt và sớm ra hoa
đậu quả. Đa số các cây con nhân giống bằng phương pháp này giữ được
những đặc điểm của cây đầu dòng (Nguyễn Minh Châu 2005) [7].
1.2. Nguồn gốc, phân loại cây có múi
1.2.1. Nguồn gốc
Trên thế giới, cây có múi có lịch sử trồng trọt từ rất lâu đời. Cây có múi
được trồng ở vùng Đông Nam châu Á cách đây khoảng 4.000 năm trước
Công nguyên (Webber, 1967) [52].
Nhiều kết quả nghiên cứu cho rằng cam quýt đang được trồng hiện
nay đều có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới Đông Nam châu
Á. Tanaka (1979) đã vạch ra đường ranh giới vùng xuất xứ của giống thuộc
chi Citrus từ phía Đông Ấn Độ (chân dãy Hymalaya) qua Úc, miền Nam
Trung Quốc, Nhật Bản…. Hàn Ngạn Trực đời Tống trong “Quýt lục” đã

ghi chép về phân loại và các giống ở Trung Quốc. Điều này cũng khẳng
định thêm về nguồn gốc các giống cam chanh (Citrus sinensis Osbeck) và
các giống quýt ở Trung Quốc theo đường ranh giới gấp khúc Tanaka. (Trần
Thế Tục 1998) [31].
Nhiều tác giả cho rằng nguồn gốc quýt Kinh (Citrus nobilis Lour) là ở
miền Nam Việt Nam. Thực tế ở Việt Nam ta từ bắc chí nam ở vùng nào cũng
có trồng cam sành với nhiều vật liệu giống với các tên địa phương khác nhau
mà không nơi nào trên thế giới có như: cam sành Bố Hạ, cam sành Hàm Yên,
Yên Bái, Cam sen Yên Bái, Cam sen Đình Cả - Bắc Sơn, cam bù Hà Tĩnh…
(Trần Thế Tục, 1998) [31].
8
9
Nguồn gốc bưởi trùm là ở tây Ấn Độ, còn nguồn gốc của bưởi thì ở
Malaisia (theo Chawalit Nigomdhnm 1992). Sau đó được trồng rộng rãi ở
Trung Quốc, miền nam nước Nhật, tây Ấn Độ, Địa Trung Hải, Mỹ. Theo Tôn
Thất Trình (1995) bưởi có nguồn gốc ở Ấn Độ. Như vậy các tác giả trong và
ngoài nước nghiên cứu về nguồn gốc thấy rằng: Bưởi có nguồn gốc từ Ấn Độ,
Trung Quốc và các nước Đông Nam Á thuộc vùng khí hậu nhiệt đới và Á
nhiệt đới nóng.
Giống cam Washington navel là có nguồn gốc từ Bahia, Brazil và có
thể là đột biến của giống cam ngọt “Seleta” được nhập nội vào Úc năm 1824,
ở Florida (Mỹ) năm 1835, California năm 1870 và từ Washington D.C
(Hartman.HK and Dele E. Kester Davies 1983) [43].
1.2.2. Phân loại
Vấn đề phân loại cam quýt được nhiều tác giả nghiên cứu trong nhiều
thời kì khác nhau. Đầu tiên là Lines (1753) đã sắp xếp và đưa giống Citrus
vào hệ thống thực vật học và chia thành 2 loài Citrus medica (L) và Citrus
aurantium (L). Sau đó là Gallenzio (1811), Dekaedol (1824), Bona Via (1888-
1890), Engle (1897), Swingle (1911 - 1916), Markovie (1921), Tanaka (1927
- 1932), Luxe (1929- 1941), Dzukovskii (1971) và nhiều tác giả khác. (Boun

Keaua Vongsalath 2005) [6].
Trên thế giới hiện nay người ta sử dụng các hệ thống phân loại của
Swingle, Tanaka và Hogdson. Trong hệ thống phân loại công bố năm 1943
trong tác phẩm “ Citrus industry” Swingle chia cam quýt ra làm 16 loài.
Tanaka chia thành 144 loài, còn Dzukovskii chia thành 157 loài (1971). Nhà
nghiên cứu cam quýt người Mỹ Hogdson, trên cơ sở phân tích, phê phán cả 2
hệ thống phân loại, tạo ra một hệ thống phân loại mới bao gồm 16 loài từ hệ
thống của Swingle và hơn 20 loài từ hệ thống của Tanaka (Hoàng Ngọc
Thuận 2004), (Trần Thế Tục và cs, 1998) [29] [31].
9
10
Sự phân loại cam quýt khá phức tạp vì có các yếu tố như: vòng di thực
và khả năng thích ứng rộng, có rất nhiều giống (Cultivars) trong sản xuất và
các dạng con lai của giống này (Hybrids), hiện tượng hạt đa phôi, đột biến và
hiện tượng đa bội thể cũng là những nhân tố gây khó khăn cho phân loại cam
quýt. (Phạm Văn Côn, 1997)[9].
Cam quýt thuộc bộ cam quýt (Rutales), họ cam quýt (Rutaceae), được
phân chia làm 130 giống (genera) với những đặc điểm chung như cây có
mang tuyến dầu (chủ yếu phân bố ở lá), bầu lọc nối trên đài hoa, lá phần lớn
có đỉnh viền răng cưa, quả thảo gồm 2 hay nhiều noãn bên trong, 130 giống
này nằm trong họ phụ khác nhau, trong đó họ phụ hoa hồng (Aurantirideae)
là có ý nghĩa nhất. Sự phân loại chi tiết hơn dưới họ phụ Aurantirideae có tộc
Citereae (28 giống) và tộc phụ Citrnae (13 giống), 3 nhóm: “tiền cam quýt”,
“gần cam quýt”, và nhóm “cam quýt thực sự” (True Citrus group) được phân
bố từ Citreace và tộc phụ Citrnae (Trần Như Ý, Đào Thanh Vân, 2000) [34].
Cam quýt gồm 100 đến 160 loài (Specias) khác nhau, Tanaka quan sát
thực tiễn sản xuất và cho rằng các giống (Cultivars) cam quýt quả trong quá
trình trồng trọt đã biến dị trở thành giống mới. Ông quan sát ghi chép tỷ mỉ đặc
điểm hình thái của các giống đã biến dị này và phân chúng thành một loài mới
hoặc giống mới có tên khoa học với tên khoa học được bắt đầu bằng tên giống

hoặc loài đã sinh ra chúng và kết thúc bằng chữ Horticulturre. Tanaka, Swingle
đã phân chia cam quýt ra thành 16 loài tuy nhiên, các nhà khoa học vẫn phải
dùng bảng phân loại của Tanaka để gọi tên các giống cam quýt vì bảng phân
loại này chi tiết đến từng giống. Có 10 loài quan trọng nhất trong nhóm True
Citrus group và nhóm con lai được liệt kê ở bảng bảng sau và một số nhóm
con lai phổ biến, đây là những loài được trồng phổ biến và có ý nghĩa với con
người, có thể được mô tả như sau (Vũ Công Hậu, 2000; Đường Hồng Dật
2003) [17] [12].
10
11
Bảng 1.1: Các loài cam quýt thực sự có ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất
STT
Tên loài
Tên tiếng anh
Tên tiếng
việt
1 C.sisnensis Osbeck Sweets Orange Cam ngọt
2 C.aurantium L Sour Orange Cam chua
3 C.reticulata Blanco Mandarin Quýt
4 C.limon Osbreck Lemon Chanh núm
5 C.medica L Citron Chanh yên
6
C.aurantifolia
Swingle
Lime
Chanh vỏ
mỏng
7 C.trifolia L Trioliate Chanh đắng
8 C.grandis L Shadock Bưởi
9 C.paradishi L Pomelo Bưởi chùm

10
C.fortunenna
Swingle
Kumquat Quất
1.3. Đặc điểm thực vật
1.3.1. Bộ rễ
Nhìn chung, cam quýt có bộ rễ ăn nông. Theo V. P. Ekimop (Nga) thì
biểu bì của rễ non có nấm cộng sinh. Nấm có tác dụng tốt cho rễ cam quýt
như vai trò của lông hút với các cây trồng khác. Sự phân bố của rễ cam quýt
phụ thuộc vào đặc tính của giống, mực nước ngầm, chế độ canh tác, chăm
bón, nhưng nhìn chung rễ cam quýt ăn nông từ 0 - 30cm. Bộ rễ cam quýt hoạt
động mạnh vào 3 thời kỳ (Trần Như Ý, Đào Thanh Vân, 2000) [34]:
- Trước khi ra cành xuân (từ tháng 2 đến tháng 3)
- Sau khi rụng quả sinh lý đợt đầu đến lúc cành hè xuất hiện (từ tháng 6
đến tháng 8)
11
12
- Sau khi cành mùa thu đã sung sức (khoảng tháng 10)
1.3.2. Thân, cành, lá
- Thân, cành: cam quýt có đặc điểm là (tự rụng ngọn) sau khi cành phát
triển đến mức nhất định thì ngừng lại lúc đó ngọn và có khi cả 1 - 2 mầm phía
dưới sẽ rụng đi hiện tượng này liên tục xảy ra trong các đợt lộc làm cho cam
quýt không có thân chính rõ rệt, cành lá rậm rạp, đây là cơ sở cho việc cắt tỉa
hàng năm.
Một năm cam quýt ra nhiều đợt cành
+ Cành xuân ra vào tháng 2, 3, 4 là cành mang hoa và quả, cành thường
ngắn, mật độ lá dầy thích hợp để lấy mắt ghép, ghép vào vụ thu.
+ Cành hè được mọc ra từ cành xuân cùng năm thường ra vào tháng 5 -
7 là cành dài nhất, cành có mật độ lá thưa và to.
+ Cành thu: ra vào tháng 8, 9 phát sinh ra chủ yếu từ cành xuân và cành

hè cùng năm.
+ Cành đông: ra vào tháng 11 - 12 thường sinh ra trên cành quả vô hiệu
cành đông là cành yếu nhất trên các loại cành.
Cành cam quýt được phân chia làm 3 loại:
+ Cành mẹ: Là cành sinh ra cành quả. Nó có thể là cành xuân, hè, thu
năm trước. Qua theo dõi cho thấy tuỳ theo giống, thường cành thu hoặc cành
hè làm cành mẹ thì số cành quả nhiều và tỷ lệ đậu quả cao.
+ Cành dinh dưỡng: Cành không ra hoa, quả, chỉ có lá xanh, có nhiệm
vụ là quang hợp, thực ra giữa cành mẹ và cành dinh dưỡng không có giới hạn
rõ, năm nay là cành dinh dưỡng, sang năm có thể là cành mẹ. Thuộc loại cành
dinh dưỡng có một loại cành đặc biệt thường mọc vào mùa hè đó là “cành
vượt”. Cành này mọc từ trong thân chính đâm thẳng ra, dài 30cm đến 1,5m,
có gai dài và to, đốt lá dài, lá to màu xanh nhạt. Khi còn nhỏ có thể lợi dụng
12
13
loại cành này để tạo tán hoặc khi cây già yếu cần phục tráng cho cây. Còn đối
với cam kinh doanh thì cắt bỏ tránh cho cây khỏi rụng quả và bớt sâu bệnh.
+ Cành quả: Tuỳ giống cam quýt mà cành quả có độ dài từ 3 - 25cm,
thông thường từ 3 - 9cm. Cành quả có lá thường đậu quả tốt hơn cành quả
không có lá. Cành quả phần lớn ra trong mùa xuân (Trần Như Ý, Đào Thanh
Vân, 2000) [34].
- Lá: Theo quan điểm tiến hoá thì cam quýt vốn có lá kép. Dấu vết còn
lại là eo lá dưới gốc lá đơn. Eo lá là đặc điểm để phân biệt các giống. Tuổi thọ
của lá thay đổi tuỳ điều kiện khí hậu và điều kiện dinh dưỡng của cây. Ở Việt
Nam trung bình tuổi thọ của lá từ 15 - 24 tháng, ở vùng Á nhiệt đới có thể kéo
dài hơn. Những lá hết thời kỳ sinh trưởng sẽ rụng rải rác trong năm, ở nước ta
rụng nhiều vào mùa đông. Tuỳ theo giống và mùa lá có thể khác nhau về hình
dạng, độ lớn, màu sắc… Lá có quan hệ chặt chẽ với sản lượng, nhất là với
trọng lượng quả. Theo nghiên cứu trên cam Washington Navel (Mỹ) thấy:
Nếu có 10 lá /quả thì quả nặng 70g, nếu có 35 lá/quả thì quả nặng 120g, nếu

có 50 lá/quả thì quả nặng 180g (Trần Như Ý, Đào Thanh Vân, 2000) [34].
1.3.3. Hoa, quả, hạt
- Hoa: công thức hoa: K
5
C
5
A
(20 - 40)
G
(8 - 15)
Là loại hoa đầy đủ, hoa thường ra đồng thời với cành non và thường ra
rộ. Một cây cam có thể nở tới 60.000 hoa nhưng chỉ còn 1% đậu quả là có
thể đạt sản lượng 100kg/cây. Vì vậy hoa thường rụng nhiều, có giống yêu
cầu thụ phấn nhưng cũng có giống không thụ phấn cũng đậu quả như cam
Navel. Thông thường tỷ lệ đậu quả của cam quýt là 3 - 11% (Bùi Huy Đáp,
1960) [13].
- Quả: thuộc loại quả mọng khi còn xanh chứa nhiều acid đến khi chín
thì lượng acid giảm, hàm lượng đường và chất tan tăng lên. Cấu tạo quả gồm
2 phần: vỏ ngoài và vỏ giữa.
13
14
Phần vỏ ngoài: gồm lớp biểu bì trên là biểu bì của tử phòng do các tế
bào có chất sừng dày hình thành xen kẽ có các khí khổng.
Phần vỏ giữa gồm 2 lớp: lớp sắc tố và lớp trắng.
+ Lớp sắc tố do mấy chục tầng tế bào chứa nhiều sắc tố hợp thành một
lớp mỏng. Khi quả còn xanh nhờ diệp lục mà quả có thể quang hợp được. Khi
quả già và chín thì quả có màu vàng hoặc đỏ.
+ Lớp trắng: Dưới lớp sắc tố là lớp trắng (lớp cùi) lớp này có thể màu
trắng, màu vàng hoặc màu hồng nhạt, độ dày của lớp trắng thay đổi tuỳ giống.
Sự phát triển của quả trải qua hai đợt rụng quả sinh lý:

+ Đợt 1: sau khi ra hoa khoảng một tháng (tháng 3 - tháng 4) quả còn
nhỏ khi rụng mang theo cả cuống.
+ Đợt 2: khi quả đạt đường kính 3 - 4cm (cuối tháng 4) quả rụng không
mang theo cuống.
- Hạt: tuỳ theo giống mà có sự khác nhau về kích thước, số lượng, màu
sắc phôi hạt. Các loại quả có múi phần lớn là hạt đa phôi, riêng bưởi là hạt
đơn phôi (Trần Như Ý, Đào Thanh Vân, 2000) [34]
1.4. Yêu cầu sinh thái
1.4.1. Nhiệt độ
Cây cam quýt có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới nóng ẩm, vì vậy chúng ưa
khí hậu ấm, nhưng do có phạm vi phân bố rộng, cho nên một số loài chịu được
nhiệt độ thấp. Phần lớn cam quýt sinh trưởng trong phạm vi nhiệt độ 12 - 39
0
C.
Quýt sinh trưởng thích hợp nhất ở nhiệt độ 25 - 27
0
C, cam sinh trưởng tốt ở
nhiệt độ 23 - 29
0
C. Một số loài có thể chịu được nhiệt độ - 5
0
C trong thời gian
ngắn. Quýt Unshiu chỉ bị hại chết khi nhiệt độ xuống đến - 11
0
C, cam
Washingtơn Navel bị hại khi nhiệt độ không khí - 9
0
C. Những giống thích ứng
với điều kiện nhiệt độ thấp thường có phẩm vị ngon, hấp dẫn, mã quả đẹp. Ở
nhiệt độ 40

0
C với thời gian kéo dài nhiều ngày, cây ngừng sinh trưởng, lá
14
15
rụng, cành bị khô héo. Tuy vậy, có những giống chỉ bị hại khi nhiệt độ không
khí lên đến 50 - 57
0
C (Đường Hồng Dật, 2003) [12].
Nhìn chung những vùng có nhiệt độ bình quân hàng năm > 17
0
C có thể
trồng cam quýt. Ở Việt Nam trừ một số vùng có sương muối kéo dài, còn các
vùng khác đều có thể phù hợp với cây cam (Trần Như Ý, Đào Thanh Vân,
2000) [34].
1.4.2. Ánh sáng
Cây cam quýt thích hợp với ánh sáng có cường độ 10.000 - 15.000 lux
(tương ứng với 16 - 17h trong ngày mùa hè ở nước ta), cam quýt ưa ánh sáng
tán xạ, không ưa ánh sáng trực xạ. Nhưng không nên trồng dưới các bóng cây
to, bởi vì trong điều kiện này cam quýt thường bị nhiều loài sâu bệnh gây hại.
Muốn có ánh sáng tán xạ cho chúng cần bố trí mật độ trồng dày hợp lý và
vườn cam quýt cần bố trí những nơi thoáng và tránh nắng. Đặc biệt ở các
vùng đồng bằng sông Hồng, trung du và miền núi phía Bắc nước ta cần chú ý
đến điều này vì các vùng này sâu bệnh thường gây hại nặng cho cam quýt.
Các giống cam quýt khác nhau có yêu cầu khác nhau về ánh sáng: Cam cần
nhiều ánh sáng hơn quýt, quýt cần nhiều ánh sáng hơn chanh (Nguyễn Thị
Minh Phương, 2007) [20].
1.4.3. Nước
Ẩm độ không khí là một yếu tố khá quan trọng ảnh hưởng đến sinh
trưởng của cam quýt, khi ẩm độ không khí cao làm cây ít thoát hơi nước, ít
tiêu hao năng lượng cho quá trình hút nước. Nếu ẩm độ quá cao sẽ tạo điều

kiện thuận lợi cho bệnh hại phát triển như bệnh thối gốc, bệnh ghẻ, bệnh rám
quả do nấm, ẩm độ quá cao sẽ hấp thu nhiều tia tử ngoại làm màu sắc cam
quýt ít tươi thắm hơn, nhiệt độ cùng với ẩm độ quá cao làm quả phồng xốp
chất lượng kém. Ẩm độ không khí phù hợp nhất vào khoảng 70 - 75% (Phạm
Thị Chữ, 1996; J. Saunt, 1990) [8] [50].
15
16
Nước rất cần cho cam quýt đặc biệt vào các giai đoạn ra chồi, ra hoa và
quả đang đậu vào cuối tháng 2 đầu tháng 3 và giai đoạn phình quả đến khi
quả chuẩn bị chín. Lượng mưa thích hợp cho trồng cam quýt là từ 1000 -
2400 mm/năm, tối thuận là 1200 mm (Saunt, 1990) [49]. Các vùng trồng cam
quýt trên thế giới để có sản lượng cao đều có các phương pháp tưới hợp lý
không phụ thuộc vào nước trời. Ở những vùng trồng cam quýt có kỹ thuật cao
người ta có thể dùng biện pháp tưới nước để điều khiển sự phân hoá hoa, tỷ lệ
nở hoa, hoa nở sớm hoặc muộn và đặc biệt là chất lượng quả.
1.4.4. Đất và dinh dưỡng
- Đất đai: Các yếu tố đất đai quan trọng khi lựa chọn đất trồng cam quýt
đó là tầng sâu đất, đất rễ thoát nước, mực nước ngầm sâu hoặc mực nước
ngầm ổn định. Mực nước ngầm trong đất nếu hơi cao một chút nhưng ổn định
không lên xuống thất thường thì cũng ít ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của
cam quýt. Mực nước ngầm đảm bảo an toàn cho cây phải tối thiểu sâu 1,5 m
dưới mặt đất. Độ pH thích hợp với sinh trưởng của cam quýt từ 5,5 - 6,5, đất
quá chua sẽ có nhiều dinh dưỡng bị rửa trôi, và cũng có thể gây ngộ độc một
số nguyên tố như đồng (Cu). Đất quá kiềm làm cây khó hút một số nguyên tố
nên có bảng hiện thiếu kẽm (Zn), sắt (Fe). Nhìn chung đất phù hợp với cam
quýt là đất phù sa, phù sa cổ, đất bồi tụ, đất đỏ bazan, đất mùn đá vôi (Phạm
Thị Chữ,1996; J. Saunt, 1990) [7] [49]. Đất có hàm lượng mùn cao, tỷ lệ
khoáng cân đối sẽ là loại đất phù hợp với trồng cam quýt.
- Dinh dưỡng: để phát triển tốt cam, quýt cần được cung cấp đầy đủ và
cân đối các nguyên tố dinh dưỡng đa lượng N, P, K cũng như các nguyên tố vi

lượng Cu, Mg, B.
+ Đạm (N): là nguyên tố có vai trò quyết định đối với năng suất và
phẩm chất quả. Đạm xúc tiến sự phát triển thân cành lá, thúc đẩy việc hình
thành lộc mới trong năm. Nhiều đạm quá mức có ảnh hưởng xấu đến chất
16
17
lượng quả: quả to, vỏ dày, phẩm chất kém, quả lên mã chậm, màu sắc quả
đậm hơn bình thường, hàm lượng vitamin C trong quả giảm. Thiếu đạm lá
mất diệp lục ngả sang màu vàng, nhánh quả nhỏ mảnh, lá bị rụng, nhánh dễ
chết khô, quả nhỏ, vỏ mỏng, năng suất cây giảm. Ở nước ta cây hấp thu
đạm quanh năm nhưng mạnh nhất là vào những tháng trời ấm từ tháng 2
đến tháng 12.
+ Lân (P): rất cần cho quá trình phân hoá mầm hoa. Thiếu lân cành lá
sinh trưởng kém, lá rụng nhiều, rễ không phát triển được. Lân có tác dụng làm
giảm hàm lượng acid trong quả, nâng cao tỷ lệ đường/acid làm cho hương vị
quả thơm ngon, giảm hàm lượng vitamin C, vỏ quả mỏng, trơn, lõi quả chặt
không rỗng, màu sắc quả hơi kém nhưng chuyển mã nhanh.
+ Kali (K): rất cần cho cam, quýt khi cây ra lộc non và vào thời kỳ
quả phát triển mạnh. Kali có ảnh hưởng lớn đến năng suất và phẩm chất
quả. Cây được bón đủ kali quả to, ngọt, chóng chín, chịu đựng cao trong
khi cất giữ và vận chuyển. Tuy nhiên nếu thừa kali trong lá, trong cây thì
cành lá sinh trưởng kém, đốt ngắn, cây không lớn được. Trong đất nếu có
nhiều kali sẽ ngăn trở quá trình hấp thu Ca, Mg làm cho quả tuy to nhưng
mẫu mã xấu, vỏ dày, thịt quả thô.
+ Magiê (Mg): có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất cây có múi. Các
nguyên tố vi lượng khác nhau B, Fe, Cu, Zn, Mn ít nhiều đều có ảnh hưởng
đến năng suất và phẩm chất quả. Tuỳ thuộc vào loại đất, mức độ thiếu hụt của
các nguyên tố vi lượng nói trên mà mức độ ảnh hưởng đến năng suất và chất
lượng quả nhiều hay ít. Bón đầy đủ phân chuồng và phân hữu cơ có thể khắc
phục được tình trạng thiếu các nguyên tố vi lượng trong đất (Đường Hồng Dật

2003) [12].
17
18
1.5. Tình hình sản xuất, tiêu thụ quả ở Việt Nam và trên Thế
giới
1.5.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ trên Thế giới
Trong nhiều năm qua năng suất, diện tích và sản lượng của cam quýt
không ngừng tăng. Vành đai trồng cam quýt trải dài từ 400 vĩ bắc xuống 400
vĩ nam, có nghĩa là cam quýt chỉ được trồng ở vùng nhiệt đới và á nhiệt đới.
Hiện nay vùng cây ăn quả nhiệt đới như: Việt Nam, Cu Ba, Thái Lan, Malayia
và miền Nam Trung Quốc giáp Việt Nam đang gặp những khó khăn lớn về
phát triển cam quýt do một số bệnh hại cam quýt của vùng nhiệt đới như bệnh
greening gây nên. Sức tàn phá của các loại dịch bệnh này khiến cho diện tích
cam quýt của một số nước nằm trong vùng nhiệt đới bị thu hẹp hoặc không
tăng lên được. Trái lại, khí hậu vùng á nhiệt đới không cho phép các loại bệnh
hại cam quýt điển hình là bệnh greening phát triển mạnh, chính vì thế vùng
cam quýt á nhiệt đới có xu hướng ngày càng phát triển mạnh về diện tích,
năng suất, sản lượng, chất lượng quả cũng như đầu tư các biện pháp kỹ thuật
về giống, canh tác (Forst, H.B., and Soost, R.K.1979) [49].
Theo Cơ quan phát triển nông nghiệp Quốc tế Hoa kỳ (USDA, 2004)
[51], khoảng 70% diện tích cây có múi được trồng chủ yếu ở vùng ở các nước
thuộc vùng Địa Trung Hải và Hoa Kỳ, mặc dù Braxin là nước sản xuất cây có
múi hàng đầu thế giới.
Hiện nay, cây có múi là một trong những loại cây ăn quả chủ yếu, và
được trồng tại nhiều nước và vùng lãnh thổ trên thế giới (Mung, 2008) [46].
Trên Thế giới hiện nay có một số vùng trồng cây có múi lớn như:
- Vùng cam quýt châu Mỹ:
Là vùng khá rộng lớn và tập trung, gồm chủ yếu ở các nước Trung Mỹ,
kéo lên phía Bắc đến khoảng 400 vĩ Bắc và xuống phía Nam đến vĩ độ tương
đương bao gồm các nước: Honduras, Jamaica, Mexico, Cuba, Dominica,

Nicaragoa, Panama, Mỹ, Costarica, Brazil, Argentina, Equado, Uruguay,
18
19
Colombia Ngoài ra cam quýt còn được trồng trong nhà kính và ở những
vùng ấm áp ven biển miền Nam Canada. Tuy không phải là nơi khởi nguyên
của cam quýt nhưng lịch sử trồng cam quýt ở châu Mỹ gắn liền với lịch sử
khám phá ra châu lục này của các nhà thám hiểm châu Âu, đặc biệt là của
người Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha. Có nhiều ý kiến khác nhau về lịch sử du
nhập cam quýt vào châu Mỹ, phần lớn cho rằng nhà thám hiểm người Tây
Ban Nha: Phó vương Columbo đã mang cam quýt đến châu Mỹ trong chuyến
đi biển lần thứ 2 năm 1483(Kenneth W. Riley, 1996; Tanaka, 1954; Wendell,
M. el al, 1997) [45] [50] [53].
Tuy nhiên cũng có ý kiến cho rằng cam quýt được đưa vào châu Mỹ từ
những người đi biển Bồ Đào Nha trước năm 1483 (. W. C. Zhang (1981) [56],
nhận định này cũng giống như một số ý kiến của các nhà sử học cho rằng
châu Mỹ được người Bồ Đào Nha khám phá trước khi Columbo đặt chân đến
châu lục này. Nhờ điều kiên thiên nhiên ưu đãi cũng như sự phát triển nhanh
về mọi mặt của lục địa châu Mỹ, cam quýt được phát triển mạnh cả về diện
tích, năng suất và sản lượng. Ở châu Mỹ có một số giống cam quýt nổi tiếng,
cam Navel được chọn lọc ở đây, ngoài các giống cam ngọt., bưởi chùm (Citrus
paradisis) cũng là sản phẩm chính thức của châu Mỹ, với đặc điểm vỏ mỏng, cùi
có vị thơm mềm, độ chua và ngọt vừa phải, bưởi chùm được đặc biệt ưa chuộng
làm món tráng miệng trên thế giới. Châu Mỹ là nơi sản xuất và xuất khẩu chủ
yếu bưởi chùm, cam Navel và các giống cam ngọt khác (Đào Thanh Vân, Trần
Như Ý, Nguyễn Thế Huấn 2000)[34].
- Vùng trồng cam Địa Trung Hải và châu Âu:
Vùng cam quýt Địa Trung Hải có lịch sử lâu đời hơn cam quýt châu
Mỹ, được du nhập từ châu Á theo gót chân những người lính viễn chinh và
các thuỷ thủ Ấn Độ. Do ảnh hưởng của khí hậu đại dương khá ôn hoà mát mẻ,
cộng với điều kiện đất đai phù hợp, nghề trồng cam quýt rất phát triển, nổi

tiếng với các giống có vị ngọt thuộc loài Citrus medica (Kenneth W. Riley
1996) [44]. Nhiều nước xuất khẩu và chế biến cam quýt với số lượng lớn như:
19
20
Tây Ban Nha, Italia, Israel Vùng này có khí hậu và điều kiện sinh thái khá
phù hợp đã giúp cho các loài cam quýt được trồng trọt có tuổi thọ rất cao mà
vẫn cho năng suất khá (Wendell, M. el al.1997) [53].
- Vùng cam quýt châu Á:
Châu Á được mệnh danh là cái nôi của cam quýt, tuy có sản lượng cao ở
Trung Quốc, Nhật Bản và Đài Loan nhưng do điều kiện kinh tế xã hội của các
nước châu Á, nên nghề trồng cam quýt chưa được chú trọng nhiều. Công tác
chọn tạo giống, kỹ thuật canh tác (trừ Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan) còn rất
nhiều hạn chế so với các vùng cam quýt khác trên thế giới (Forst, H.B., and
Soost, R.K.1979; Do Dinh Ca 1995) [39] [37]. Tuy nhiên nghề trồng cam quýt
ở châu Á là sự pha trộn của kỹ thuật hiện đại (Nhật Bản, Đài Loan) và sự canh
tác truyền thống như: Trung Quốc, Ấn Độ, Philippin
Ngoài những vùng trên, cam quýt còn được trồng ở châu Đại Dương
như Australia, Niuzilan Hiện nay cam quýt bắt đầu được trồng nhiều trong
nhà kính ở các nước có khí hậu lạnh như: Na Uy, Thuỵ Điển, Phần Lan Tuy
nhiên sản lượng ở những nước này không nhiều, chưa có sản phẩm xuất khẩu.
Theo số liệu thống kê chưa đầu đủ của FAO (2010), sản lượng cam quýt
ở các châu lục được thống kê ở bảng 2.2, trong đó các vùng sản xuất chính
trên thế giới theo địa giới các châu gồm châu Á có sản lượng cao nhất, tiếp
đến là châu Âu, châu Mỹ, châu Phi và châu Đại Dương. Tuy nhiên con số này
thật chưa đầy đủ vì còn thiếu những quốc gia có sản lượng cam quýt lớn, ví
dụ như Nhật Bản (châu Á), một quốc gia có sản lượng quýt bằng một nửa sản
lượng quýt của thế giới.
Bảng 1.2: Sản lượng một số cây ăn quả có múi của thế giới và
các châu lục
Sản lượng 2008 (tấn) Bưởi chùm Chanh Cam Quýt

Thế giới 4.943,602
13.439,21
1
67.695,802 28.556,834
Châu Phi
Ai Cập 2.215 32.974 2.138,425 758.105
Nam Mỹ 380.976 233.005 1.436,272 135.000
Châu Mỹ Mỹ 1.407,950 637.750 9.138,980 478.090
20
21
Mexico 394.865 2.224,382 4.306,633 469.037
Châu Âu
Pháp 324.400 600 600 23.942
Ý 7.000 550.000 2.527,453 786.119
Châu Á
Trung Quốc 567.546 917.166 3.454,125 15.622,593
Việt Nam 23.000 - 601.000 -
Ấn Độ 187.000 2.429,000 439.670 -
Nhật - 5.250 65.000 1.066,000
Thái Lan 22.000 82.000 350.000 670.000
(Nguồn: FAO, 2010)
Các vùng khác nhau trên thế giới cũng có diện tích các loại cây có múi
khác nhau. Theo kết quả điều tra của FAO 2010, cam vẫn là cây chiếm diện
tích lớn nhất trên thế giới.
Bảng 1.3: Diện tích một số cây ăn quả có múi của thế giới và
các châu lục
Diện tích 2008 (ha)
Bưởi
chùm
Chanh lai Cam Quýt

Thế giới 265.473 1.013.348 4.188.870 2.154.345
Châu Phi
Ai Cập 29.000 38.088 222.260 94.582
Nam Mỹ 14.000 12.000 40.500 5.100
Châu Mỹ
Mỹ 34.520 2.067 265.878 14.771
Mexico 16.382 147.492 331.297 32.620
Châu Âu
Pháp 26.000 40.000 45.000 1.575
Ý 300 28.000 102.301 34.760
Châu Á
Trung Quốc 62.060 65.705 389.578 1.359.612
Việt Nam 2.000 - 59.100 -
Ấn Độ 8.500 286.300 502.800 -
Nhật - 380 4.350 49.400
Thái Lan 12.000 26.700 20.000 34.200
(Nguồn: FAO, 2010)
Trung Quốc là nước luôn dẫn đầu cả về diện tích và sản lượng cây có
múi. Ở đây bưởi được trồng nhiều ở các tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây, Tứ
Xuyên, Hồ Nam, Triết Giang… Sản lượng bưởi năm 2008 của Trung Quốc
đạt 567.546 tấn, một số giống bưởi nổi tiếng như: Sa Điền, Văn Đán, Quân
Khê. Trung Quốc là quốc gia có nhiều chính sách khuyến khích tăng sản
21
22
xuất nông nghiệp nhằm đảm bảo tiêu dùng trong nước và một phần cho
xuất khẩu.
Thái Lan: Bưởi được trồng nhiều ở các tỉnh miền Trung, một phần Miền
Bắc và một phần miền Đông. Năm 2008 Thái Lan có 12.000 ha bưởi đạt sản
lượng là 22000 tấn. Nơi đây nổi tiếng với những giống bưởi như: Cao
phuang, Cao fan

Ấn Độ: là nước phát triển mạnh về bưởi, năm 2008 Ấn Độ có 8.500 ha
bưởi, đạt sản lượng 187.000 tấn. Nhìn chung diện tích bưởi không cao bằng
cam và chanh lai. Diện tích bưởi trên toàn thế giới còn thấp hơn nhiều so với
cam, quýt (Ngô Xuân Bình, Lê Tiến Hùng, 2010 ) [2].
Theo số liệu của FAO năm 2011 (bảng 2.4), diện tích, năng suất và sản
lượng bưởi trên toàn thế giới không ngừng tăng lên.
Bảng 1.4: Diện tích, năng suất và sản lượng bưởi trên thế giới
Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 2009
Diện tích (ha) 271.976 256.814 256.547 251.407 253.971
Năng suất (tạ/ha) 148,470 172,977 251,713 267,543 258,507
Sản lượng (tấn) 4.038.029 4.442.312 6.457.637 6.726.219 6.565.351
(Nguồn: FAO, 2011)
Ngày nay cùng với sự phát triển của xã hội kéo theo nhu cầu của con người
ngày càng được nâng cao, do đó đòi hỏi lượng hàng hóa nói chung và lượng cam,
quýt nói riêng phải đáp ứng thị hiếu của con người. Vì vậy cam quýt được phát
triển khắp các lục địa, sự phát triển của các vùng cam quýt trên thế giới có sự
tương quan với các cuộc cách mạng công nghiệp ở các vùng; vùng nào sớm phát
triển công nghiệp thì nghề cam quýt cũng sớm phát triển và ngược lại.
1.5.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ ở Việt Nam
Cây cam quýt đã có lịch sử trồng trọt lâu đời ở nước ta, Lê Quý Đôn
(1962) đã mô tả: Việt Nam có rất nhiều thứ cam: Cam Sen (gọi là liên
22
23
cam), cam vú (nhũ cam) da sần vị rất ngon; cam chanh da mỏng và mỡ,
vừa ngọt thanh vừa có vị chua dịu; cam sành (sinh cam) vỏ dày, vị chua
nhẹ, cam mật vỏ mỏng, vị ngọt; cam giấy tức kim quất da rất mỏng màu
hồng trông đẹp mắt vị chua; quất trục (cây quýt) ghi trong một số sách cổ
Trung Quốc là sản phẩm quý của phương Nam đem sang Trung Quốc trước
tiên. Các báo cáo của tác giả Tanaka (Nhật Bản) trong chuyến đi khảo sát
châu Á đã nhắc đến loài cam quýt được trồng ở Việt Nam từ đầu thế kỷ 20.

Hiện nay ở Nhật Bản có một số giống bưởi khá nổi tiếng, những giống
bưởi này được Tanaka thu nhập từ vườn thực vật Sài Gòn mang về trồng
thử nghiệm ở Nhật Bản (Lê Quý Đôn 1962, W. C. Zhang 1981) [14], [56].
Tuy nhiên cam quýt mới chỉ thực sự phát triển mạnh trong thời kỳ sau
1954, thời kỳ xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, đặc biệt sau những năm 60 của
thế kỷ 20 nhờ chính sách phát triển nông nghiệp của chính phủ, diện tích và
sản lượng cam quýt tăng nhanh, nhiều nông trường trồng cam quýt được hình
thành ở miền Bắc như nông trường Sông Lô, Cao Phong, Sông Bôi, Thanh
Hà, Vân Du, Đông Hiếu, Sông Con, Phủ Quỳ, Bố Hạ với diện tích hàng
ngàn ha cam quýt ở các nông trường quốc doanh này, cùng với các vùng cam
quýt truyền thống như: bưởi Đoan Hùng, bưởi Phúc Trạch, cam Bố Hạ, quýt
vàng Bắc Sơn, cam sành Hà Giang… nghề trồng cam quýt được coi là một
nghề sản xuất mang lại hiệu quả cao và được nhiều người quan tâm.
Gần đây, cây ăn quả có múi trong đó có bưởi là một trong những loại quả
quan trọng được xếp vào nhóm các cây ăn quả chủ lực với diện tích 111,299 ha,
chiếm 14,8% diện tích cây ăn quả (diện tích cây ăn quả cả nước khoảng 766.100
ha). Tuy chưa có số liệu thống kê riêng biệt về từng loại quả có múi, song cũng
dễ dàng nhận thấy rằng ở nước ta bưởi được trồng ở hầu khắp các tỉnh trong cả
nước và có nhiều vùng sản xuất tập trung nổi tiếng tới hàng trăm hecta như vùng
bưởi Đoan Hùng - Phú Thọ (khoảng 300 ha), Phúc Trạch - Hà Tĩnh (800 ha),
23
24
Thanh Trà - Thừa Thiên Huế (1000 ha), Biên Hòa - Đồng Nai, vv…, đặc biệt là
vùng bưởi Đồng bằng sông Cửu Long (Boun Keua Vongsalath, 2005) [6].
Dưới đây là số liệu thống kê về tình hình sản xuất cam quýt trên cả
nước thời gian vừa qua:
Bảng 1.5: Tình hình sản xuất cam quýt giai đoạn 2002-2008
STT
Tình
hình

sản
xuất
cam
Năm
2002 2005 2006 2007 2008
1
Diện
tích
(1000
ha)
73,6 82,7 87,2 84,8 86,7
2
Diện
tích sản
phẩm
(1000
ha)
51,0 55,5 60,1 62,3 64,6
3
Năng
suất
(tạ/ha)
88,5 97,4
100,
9
98,1 102,5
4 Sản
lượng
451,0 541,0 606,
4

611,0 662,0
24
25
(1000
tấn)
Nguồn: TS Nguyễn Văn Nghiêm-Viện nghiên cứu rau quả)
Qua số liệu thống kê ở bảng trên ta thấy diện tích sản xuất cam quýt
được tăng vọt từ năm 2002 (73.600 ha) đến năm 2005 (82.700 ha) sau đó ổn
định qua các năm từ 2006 - 2008. Diện tích cao nhất đạt 87,200 ha, dưới năm
2006 là năm 2008 diện tích đạt 86700 ha. Cùng với tổng diện tích thì diện tích thu
hoạch sản phẩm cũng tăng dần đều, thấp nhất năm 2002 (51.000 ha), cao nhất là
năm 2008 (64.600 ha). Năng suất trung bình năm 2002 rất thấp chỉ đạt 88,5 tạ/ha
và chúng tăng dần từ năm 2005 từ 97,4 tạ/ha lên 102,5 tạ/ha năm 2008. Tổng sản
lượng cam quýt cũng đạt cao nhất vào năm 2008 đạt 662.000 tấn tuy nhiên tổng
diện tích cam quýt không tăng, ngược lại còn giảm so với năm 2006 là 500 ha.
Ở nước ta hiện nay, có nhiều vùng trồng cam quýt, song những vùng cho
năng suất cao, phẩm chất tốt có tiếng trong nước phải kể đến vùng cam đồng
bằng sông Cửu Long, vùng cam Trung du miền núi phía Bắc với nhiều giống
cam đặc sản, chất lượng như: cam Vinh, cam Yên Bái, cam Bắc Quang, quýt
Bắc Sơn, cam sành Hàm Yên với tổng diện tích của cả nước năm 2008 là
86.700 ha. Phân bố ở 8 vùng sản xuất bao gồm đồng bằng sông Hồng, vùng
Đông Bắc, vùng Tây Bắc, Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông
Nam Bộ, đồng bằng sông Cửu Long. Các vùng trồng có diện tích lớn là đồng
bằng sông Cửu Long (4.7900 ha), Đông Bắc (131.000 ha) và Bắc Trung Bộ.
Bảng 1.6: Tình hình sản xuất cam quýt ở các vùng năm 2008
Vùng trồng
Tình hình sản xuất
Tổng diện
tích
(1000ha)

Diện tích
thu hoạch
(1000 ha)
Năng suất
trung bình
(tạ/ha)
Tổng sản
lượng
(1000 tấn)
Đồng bằng sông Hồng 6,1 5,4 105,4 56,9
Vùng Đông Bắc 13,1 8,8 59,2 52,1
25

×