Tải bản đầy đủ (.docx) (32 trang)

BÀI WORD NHÓM rủi RO LC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (270.6 KB, 32 trang )

RỦI RO TRONG THANH TOÁN L/C TẠI CÁC NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI BỘ PHẬN XUẤT NHẬP KHẨU
I. CÁC LOẠI RỦI RO
1. Rủi ro kĩ thuật.
Rủi ro đối với NHNK:
- Khâu mở L/C:
+ NHPH bỏ qua hoặc tiến hành 1 cách qua loa không đúng yêu cầu bước
thẩm định hồ sơ mở L/C và thực hiện kí quỹ L/C => RR không đòi được tiền của
người NK khi đvị này bị phá sản hay là mất khả năng thanh toán.
VD: cái này khỏi ví dụ cũng đc
+ NHPH chuyển tải không chính xác nội dung của đơn đề nghị mở L/C vào
trong L/C.
Ở ví dụ trên, giả sử chi nhánh NHNo đã kịp thời phát hiện và sửa đổi L/C, nhưng
do L/C mở không hủy ngang nên phải chờ có sự đồng ý của bên XK mới sửa chữa
được, rõ ràng đã gây bất lợi cho nhà NK và đồng thời tổn hại đến uy tín của NH.
Giả sử bên XK không đồng ý sửa chữa thì NHPH phải gánh chịu rủi ro nếu nhà
NK từ chối nhận hàng và không thanh toán cho NH.
- Khâu nhận và ktra BCT:
VD: Doanh Ngiệp VN NK phân Urê của của cty Hemp ở Đức, NH mở L/C là NH
Eximbank. NH chiết khấu là NH BHF của Đức. Sau khi giao hàng, cty Hemp
thông qua NH CHF gửi BCT đòi tiền Eximbank.
+TH1: Eximbank đã thanh toán cho bên phía XK vì BCT là hoàn hảo. Tuy nhiên,
khi xuất trình BCT đòi tiền DN VN thì đã bị DN này từ chối thanh toán với lý do:
các số tham chiếu L/C ghi trong HĐTM, B/L và C/O là thừa 2 số cuối LH/HN-
HP043/01 mà đúng là LH/HN-HP043.
 Rõ ràng trong TH này Eximbank đã không phát hiện ra sai sót trên BCT không
hoàn hảo nên có thể sẽ bị DN VN bắt lỗi trì hoãn hay thậm chí là từ chối thanh
toán cho Eximbank
+ Giả định khác, là khi cán bộ Eximbank nhận đc BCT đòi tiền từ NH BHF, nhưng
ko tiến hành ktra ngay, sau đó phát hiện sai sót, tuy nhiên qua ngày thứ 6 làm việc
mới thông báo sai sót cho NH BHF bên Đức???


 Trong TH này, NH BHF sẽ không chấp nhận thông báo sai sót của Eximbank vì đã
quá thời hạn ktra BCT (5 ngày làm việc) nên Eximbank buộc phải thanh toán
cho BCT có sai sót này.
+ 1 giả định khác là Eximbank tiến hành ktra phát hiện và thông báo sai sót cho
BHF trong thời hạn 5 ngày làm việc, sau đó Eximbank lại phát hiện ra ngày ký
phát HP lại ghi trước ngày B/L, và lại thông báo tiếp sai sót nay đến NH BFH???
Rõ ràng trong TH này, Eximbank sẽ ko đc thông báo bổ sung sai sót tức là phải
chịu trách nhiệm thanh toán trên BCT có sai sót. Do đó cần phải tiến hành ktra đầy
đủ các lỗi của BCT và phải thông báo tất cả những sai sót đó ngay lần đầu.
+ Trình độ TTQT của cán bộ NH yếu và quy trình tiếp nhận bảo quản BCT
cũng gây ra RR cho NHPH
VD: lại TH trên nhưng giả định sau khi nhận đc BCT đòi tiền từ NH BHF, cán bộ
NH bảo quản ko kỹ làm thất lạc BCT => trong TH này RR phải gánh chịu là rất
lớn
+ Thêm 1 giả định khác cho TH trên, giả sử sau khi nhận đc BCT từ NH BHF, cán
bộ Eximbank đã thông báo từ chối thanh toán với lý do ngày phát hành L/C là
ngày 21/05/200x, tuy nhiên ngày ghi trên BCT là 19/5/200x. Tuy nhiên NH BHF
cho rằng đây ko phải bất hợp lệ do đó đã kiện Eximbank đòi trả tiền???
 Trong TH này cán bộ Eximbank bắt lỗi bất hợp lệ chứng từ nhưng lại bắt lỗi bất
hợp lệ ko đúng, vì trong điều 14.i quy định: BCT có thể đc ghi ngày trước ngày
phát hành L/C nhưng ko đc ghi ngày trễ hơn ngày xuất trình chứng từ. Rõ ràng
Eximbank phải chịu rủi ro rất lớn trong TH này.
Rủi ro đối với NHXK
- Đối với NHTB
+Bất kỳ một sự chậm trễ hay thiếu chính xác nào về việc thông báo do sự sai
lầm của ngân hàng thông báo dẫn đến thương vụ không thành, thì ngân hàng mở
hoặc người thụ hưởng có thể kiện ngân hàng thông báo bồi thường cho những
thiệt hại xảy ra.
VD: ACB nhận được 1 L/C được phát hành bằng telex từ NH VTB của Nga cho
người hưởng lợi là VFC VN, nhưng cán bộ ACB ko tiến hành ktra ngay và để thất

lạc và cuối cùng quên thông báo đến VFC VN, kết quả là khi đến hạn giao hàng,
mà hàng vẫn chưa có thì NH VTB hoặc người thụ hưởng có thể kiện NH ACB
+Tiếp tục TH trên, giả sử cán bộ ACB ko cẩn thận chưa xác thực được mã khóa
testkey mà tiến hành thông báo cho VFC VN, sau đó VFC VN chuyển hàng và gửi
BCT đòi tiền thì kết quả là ko đòi đc tiền do mã khóa nhận đc ko phải của NH
VTB của Nga và đây là 1 L/C giả.
 Trong TH này khi ACB đã tiến hành thông báo 1 L/C thì phải chịu trách nhiệm về
tính chân thật của L/C đó. Rõ ràng ACB sẽ chịu trách nhiệm bồi thường cho VFC
và bị mất uy tín.
+ 1 TH nữa là giả sử ACB có thông báo, có xác thực đc tính chân thật của L/C thì
liệu có rủi ro ở đây hay ko? Câu trả lời là có.
VD: tiếp tục TH trên giả sử L/C do NH VTB của Nga mở không có điều khoản
nào quy định là L/C ko hủy ngang cả. Thì VFC VN tiến hành giao hàng, 10 ngày
sau ACB thông báo cho VFC là L/C này đã bị hủy ngang mà ko cần sự đồng ý của
VFC
 Trong TH này ACB cũng phải gánh chịu rủi ro là sẽ bị VFC kiện và bắt bồi thường
thiệt hại. (Điều này hơi bị trái ngược với UCP, tuy nhiên sang phần rủi ro pháp lý
các bạn sẽ hiểu rõ vì sao). Ở đây, chúng ta chỉ đi khai thác khía cạnh rủi ro kỹ
thuật đó là bởi vì cán bộ ACB ko có sự am hiểu về luật pháp của các quốc gia
khác trong khi tiến hành NV của mình, và ko cập nhật đc những thông tin liên
quan đến ngành ngề. TTQT ko chỉ yêu cầu cán bộ giỏi về ngoại ngữ, kiến thức về
các thông lệ QT như UCP, URR, ISBP… mà còn đòi hỏi phải am hiểu về luật pháp
của 1 số nước. uy tín NH cũng bị giảm sút.
- Đối với NHXN
+ NHXN khi không thẩm định kĩ NH phát hành L/C hoặc là đưa ra mức kí quỹ
hoặc kí quỹ không tương thích với tình trạng thực tế của NH mở L/C. Nên khi NH
mở L/C bi phá sản hay mất khả năng chi trả thì NHXN chịu trách nhiệm thanh
toán cho đơn vị xuất khẩu. Họ sẽ gánh chịu rủi ro là mất toàn bộ số tiền chi trả cho
nhà XK
Vd:

Ngân hàng mở L/C(X)
NHẬP KHẨU
A
XUẤT KHẨU
Ngân hàng thông báo
Ngân hàng xác nhận(Y)
BCT
BCT
+ Trong TH NHPH ủy quyền hay yêu cầu xác nhận 1 L/C nhưng NHXN chưa sẵn
sàng mà thông báo chậm trễ thì coi như là chấp nhận xác nhận. Khi đó nó gánh
chịu rủi ro khi NHPH không có khả năng thanh toán, thì NHXN phải đứng ra
thanh toán cho nhà XK.
VD: NH Đông Á là NHPH L/C yêu cầu NH Viettinbank xác nhận L/C và phải
thông báo lại cho Đông Á biết quyết định của Viettinbank vào ngày 20/1/2014.
Sau khi xem xét thì Viettin thấy mình không có đủ khả năng nên đã từ chối nhưng
đến ngày 30/1/2014 mới thông báo lại. NH Đông Á không chấp nhận và coi như
Viettin đã chấp nhận xác nhận L/C với lí do và Viettin đã thông báo chậm trễ thời
gian so với quy định.
- Đối với NHCK
+ Khi 1NH chiết khấu BCT và (hoặc) HP mà không có sự ktra kỹ lưỡng BCT
hay HP dẫn đến vẫn còn sai sót thì có thể sẽ bị NHPH bắt lỗi và bị từ chối thanh
toán, rõ ràng trong TH này NH chiết khấu sẽ gánh chịu rủi ro.
VD: VINACAFE xuất khẩu cafe sang thị trường NB, sau khi giao hàng
VINACAFE gửi BCT kèm HP đến CK tại NH ACB, ACB tiến hành ktra và CK
HP cho VINACAFE nhiên sau đó ACB gửi BCT tới NHPH là Mitsubishi đòi hoàn
trả thì bị NH này từ chối thanh toán với lý do BCT không hợp lệ vì miêu tả hàng
hoá trên L/C là: “VIETNAM ROBUSTA COFFEE BEANS” nhưng trên HĐ ghi là
“VIETNAM ROBUSTA COFFEE BEAN” thiếu chữ “S”. => Bất hợp lệ trên BCT
+Bất hợp lệ trên HP: 1 TH nữa là trong HP chiết khấu của VINACAFE mục: “pay
to the oder of: ourself” tuy nhiên bên mặt sau HP VINACAFE ko ký hậu mà cán

bộ ACB chỉ ktra mặt trước thì rõ ràng ACB sẽ ko đòi đc tiền từ Mitsubishi
+ 1 TH nữa là ví dụ trên HP của VINACAFE có ghi:
Drawn under Irrevocable L/C No. 0123 dated July 12, 200x issued by Bank of
Tokyo-Mitsubishi
To: Bank of Tokyo-Mitsubishi
Sau khi CK HP thì ACB đã gửi BCT và gửi thư (điện) đòi tiền đến NH Mitsubishi
và bị NH này thông báo ko thanh toán vì lý do nó đã ủy quyền trả tiền cho 1 NH
khác là Sumitomo. (Đúng thì ACB phải gửi BCT cho Mitshubishi và gửi thư
(điện) đòi tiền đến cho Sumitomo). Rõ ràng trong TH này ACB đã bị chậm TT
và bị chiếm dụng vốn lâu.
+ 1 TH khác là trên HP có ghi
Drawn under Irrevocable L/C No. 0123 dated July 12, 200x issued by Bank of
Tokyo-Mitsubishi
To: Bank of Tokyo-Sumitomo
Mà cán bộ ACB lại chuyển HP đến cho NH Mitsubishi thì rõ ràng đây ACB đã đòi
tiền ko đúng NH. (Đúng ra thì ACB phải gửi HP và gửi thư (điện) đòi tiền đến
Sumitomo và BCT gửi đến NHPH) => chịu RR vì bị kéo dài thời hạn thanh toán
 Vậy trong quá trình chuyển BCT đòi tiền, nếu cán bộ NH ko làm đúng quy trình
thì cũng sẽ gánh chịu RR. Đặc biệt khi làm sai quy trình gửi đi lại nhiều lần mà
hết hạn xuất trình HP thì RR sẽ càng cao hơn là bị mất tiền.
Có 2 hình thức CK là CK truy đòi và miễn truy đòi, đối vs CK miễn truy đòi thì
NH gánh chịu RR nhiều hơn bởi vì sẽ ko đc phép truy đòi lại tiền từ người thụ
hưởng nếu không đòi đc tiền từ NHPH
- Đối với NHTT
Đối vs NHTT thì nó cũng có thể xảy ra những RR tương tự NHCK, cũng có
thể bị bắt lỗi ko hợp lệ, RR khi ko làm đúng quy trình đòi tiền Tuy nhiên
RR của NHTT sẽ lớn hơn NHCK bởi vì khi nhận đc BCT hợp lệ thì nó bắt buộc
phải TT 100% số tiền còn đối vs NHCK thì chỉ tiến hành CK khoảng 90-95% giá
trị của L/C.
VD: Trong TH trên, sau khi ACB TT cho VINACAFE và gửi BCT, HP đòi tiền

Mitsubishi thì bị NH này từ chối vì tên ng thụ hưởng trên L/C là VIETNAM
NATIONAL COFFEE COPORATION trên HP chỉ ghi tắt là VINACAFE.
1 vài TH sai sót nữa là số tiền ghi trên L/C và HP ko giống nhau, sai ngày… thì rõ
ràng nếu ko ktra kỹ mà tiến hành TT ngay thì RR mất tiền là khá lớn.
- Đối với NH chấp nhận
Khi 1 NH chấp nhận 1 HP trả sau thì nó đã ràng buộc trách nhiệm của mình là
phải thanh toán cho người thụ hưởng khi đến hạn bất kể là có đòi tiền đc từ NHPH
hay ko. Do vậy nếu không có sự ktra kỹ về HP cũng như BCT thì rất dễ sẽ phải
chịu mọi RR khi bị NHPH bắt lỗi BCT và từ chối thanh toán. 1 TH nữa là trong
tgian đến hạn HP thì NH này làm thất lạc HP, BCT thì rõ ràng trong TH này RR là
rất lớn
- Đối với NH chấp nhận trả sau
Nó cũng tương tự như đối vs NH chấp nhận tuy nhiên NH chấp nhận trả sau chỉ
nhận được 1 lời cam kết trả tiền từ NHPH khi đến hạn, rõ ràng trong TH này sẽ
phải gánh chịu RR nhiều hơn.
- Đối với NH chuyển CT
+ Làm mất mát, thất lạc chứng từ trong quá trình vận chuyển.
VD: NH X làm nhiệm vụ vận chuyển BCT hợp lệ từ NH chỉ định thanh toán đến
NHPH L/C nhưng lại làm mất mát chứng từ. Khi đó NH X sẽ bị mất uy tín, và có
thể bị kiện bồi thường mọi thiệt hại.
+ Vận chuyển chậm, quá thời gian cho phép.
VD: NH Phương Đông yêu cầu NH HSBC vận chuyển BCT đến NH ANZ ở Úc,
do khâu tác nghiệp làm cho quá trình vận chuyển kéo dài, khi đến NH X thì L/C
đã hết hạn. NH ANZ từ chối việc thanh toán cho nhà XK ở VN, khi đó nhà NH
HSBC sẽ bị nhà XK kiện vì lỗi vận chuyển chậm trễ.
- Đối với NH đòi tiền
NH đòi tiền chỉ thay mặt đòi tiền cho người hưởng lợi từ NH trả tiền và NH đòi
tiền ko cần cung cấp cho NH trả tiền sự xác nhận CT phù hợp với L/C. Tuy nhiên,
nếu ko có sự ktra kỹ lưỡng về BCT từ người hưởng lợi trước khi gửi đến NH
trả tiền thì sẽ bị NH trả tiền từ chối TT và trả về, kéo dài thời gian TT làm mất uy

tín của NH. Xấu hơn là việc trả đi trả lại nhiều lần BCT đến lúc hết thời hạn xuất
trình BCT thì NH đòi tiền rõ ràng phải gánh chịu RR rất lớn.
2. Rủi ro tín dụng.
2.1) Đối với NH phát hành (NH mở L/C- issuing bank):
- NH phát hành là NH đại diện cho người nhập khẩu. Rủi ro đối với NH phát
hành là ở chỗ NH phát hành phải thực hiện thanh toán cho người thụ hưởng theo
quy định của L/C trong trường hợp nhà nhập khẩu chủ tâm không thanh toán hay
không có khả năng thanh toán.
- Ngoại trừ trường hợp L/C được ký quỹ 100%, người mở L/C luôn được
ngân hàng cấp hạn mức tín dụng bằng cam kết thanh toán trong L/C. Việc phát
hành L/C luôn mang yếu tố bảo lãnh khi người mở ký quỹ không đủ toàn bộ số
tiền, khi họ yêu cầu ngân hàng phát hành L/C. Vào thời điểm thanh toán, nếu có
vấn đề khó khăn từ phía người mở (phá sản, mất khả năng thanh toán…) thì
ngân hàng mở là người phải trả tiền cho người hưởng bằng nguồn vốn của mình,
mặc dù họ chỉ thoả thuận với người mở là cấp bảo lãnh chứ không cấp tín dụng
(vay), người mở phải dùng tiền của chính họ để thanh toán L/C. Trong các
nghiệp vụ bảo lãnh luôn mang yếu tố rủi ro.
- Nếu NH phát hành trả tiền hay chấp nhận thanh toán hối phiếu kỳ hạn mà
không có sự kiểm tra kỹ lưỡng bộ chứng từ, nhà nhập khẩu không chấp nhận thì
không thể đòi tiền nhà nhập khẩu
- Các trường hợp xảy ra rủi ro tín dụng:
 Rủi ro trong tín dụng thế chấp hàng nhập khẩu. Đây là rủi ro
thường gặp khi nhà nhập khẩu dùng số hàng nhập khẩu để thế chấp nó rất khó để
các ngân hàng đánh giá giá trị của lô hàng này hoặc việc phá bỏ hợp đồng của
nhà nhập khẩu. Có thể tóm tắt rủi ro xảy ra như sau: nhà nhập khẩu xin mở L/C
nhưng khi ngân hàng thanh toán cho nhà xuất khẩu và lấy chứng từ gửi hàng,
nhà nhập khẩu không lấy chứng từ để lĩnh hàng và dĩ nhiên là không trả tiền cho
ngân hàng. Rủi ro xảy ra khi ngân hàng cho khách hàng vay ký quỹ mở L/C
cũng như thanh toán hàng nhập khẩu mà bảo đảm chính lô hàng đó. Ngân hàng
phải bán lô hàng đó và luôn bị lỗ do các lý do: Ngân hàng không phải là nhà

kinh doanh nhập khẩu; Hàng nhập khẩu có khi phải chế biến mới bán được; sự
giảm chất lượng do nhiêu yếu tố tác động.
 Rủi ro trong tín dụng bảo lãnh trả chậm: Cần phải hiểu chữ tín
dụng theo nghĩa rộng hơn, nó không chỉ là khoản tiền mà ngân hàng cho khách
hàng vay mà nó còn có cả tín dụng bằng chữ ký tức là vay bằng uy tín của mình.
Theo nguyên tắc khi khách hàng vay thì phải có một khoản ký quỹ nhất định
song ngân hàng cũng có thể cho khách hàng một khoản tín dụng bằng lời hứa trả
của khách hàng khi tiền ký quỹ không đủ. Rủi ro xảy ra khi nhà nhập khẩu
không thanh toán tiền hàng khi đến hạn thanh toán cho ngân hàng.
Đối với ngân hàng xác nhận
Hoạt động tín dụng còn thể hiện trong mối quan hệ giữaa ngân hàng
xác nhận và ngân hàng mở thư tín dụng. Trong trường hợp ngân hàng mở thư
tín dụng là ngân hàng nhỏ, ít có danh tiếng hoặc ít có giao dịch với ngân hàng
thông báo. Nói cách khác, ngân hàng xác nhận đã cung cấp tín dụng cho ngân
hàng mở L/C.
Rủi ro xảy ra đối với ngân hàng xác nhận là khi không nắm được năng
lực tài chính của ngân hàng mở đã vội xác nhận theo yêu cầu của họ để rồi
ngân hàng xác nhận phải lấy trách nhiệm thanh toán thay cho ngân hàng mở
khi ngân hàng mở thiếu thiện trí hay mất khả năng thanh toán, thậm chí phá
sản.
Năm 2001, IDC – một doanh nghiệp nhà nước, mở L/C tại Ngân hàng nơng nghi p vàệ
phát tri n nơng thơn (NHNo) để nhập khẩu lô hàng bình tro đá từ Campuchia, trò giáễ
USD400,000.00 với mục đích tạm nhập để tái xuất theo đơn đặt hàng của một cty
Indonesia. Cty Indonesia yêu cầu phải có giấy xác nhận của đại diện cty tại VN trước
khi
xuất hàng. Tuy nhiên, đến khi nhập xong lô hàng thì không thể liên lạc để có được
xác nhận của phía đại diện Indonesia. IDC đã nhận nợ tại NHNo để thanh toán cho
phía Campuchia trong khi lô hàng đó không xuất được, và
cũng không bán được vì đây là một mặt hàng khó bán trên thò trường. Hậu quả là IDC
bò phá sản, NHNo bò nợ quá hạn, đến năm 2005 mới xử lý xong. Đây cũng là bài học

cho NHNo nói riêng cũng như các NHTM Việt Nam nói chung trong việc thẩm đònh
phương án nhập khẩu, mặt hàng nhập khẩu cũng như tài sản bảo đảm tiền vay trước
khi cấp tín dụng nhằm hạn chế rủi ro. Bên cạnh đó, do IDC là doanh nghiệp nhà nước,
tỷ lệ ký quỹ khi mở L/C thấp (0 -10%) nên khi việc thanh toán có vấn đề, khả năng
rủi ro đối với NHNo rất cao. Chính vì vậy, trước khi chấp nhận phát hành L/C, NHNo
cần áp dụng một quy trình thẩm đònh khách hàng chặt chẽ giống như việc cấp tín
dụng cho khách hàng. Nếu khách hàng mở L/C thường xuyên, NHPH có thể cấp một
“Hạn mức tín dụng nhập khẩu – Import Line” để cho người nhập khẩu mở L/C với
tổng trò giá bằng hạn mức tín dụng nhập khẩu. Tỷ lệ % ký quỹ có thể giảm xuống nếu
mức độ tin cậy của khách hàng tăng lên
2.2) Rủi ro tín dụng trong thanh tốn xuất khẩu:
* Rủi ro đối với ngân hàng chiết khấu và ngân hàng hồn trả
Rủi ro tín dụng đối với ngân hàng trong nghiệp vụ chiết khấu chứng từ cho nhà
xuất khẩu. chiết khấu cho hàng xuất khẩu thực chất là một khoản tín dụng cấp cho
khách hàng được thế chấp bằng bộ chứng từ xuất theo L/C. theo qui định nếu q
60 ngày chiết khấu mà ngân hàng khơng nhận được thơng báo trả tiền từ ngân
hàng phát hành thì ngân hàng sẽ tự động trích nợ tài khoản tiền gửi của khách
hàng để ghi nợ. như vậy rủi ro tín dụng xảy ra với ngân hàng chiết khấu khi bên
nhà nhập khẩu từ chối thanh tốn. rủi ro có khả năng xảy ra lớn hơn với ngân hàng
chiêt khấu nếu ngân hàng chiết khấu cho chiết khấu khơng truy đòi vì khi bị khước
từ thanh tốn thì ngân hàng khơng đảm báo được quyền truy đòi của mình. Hiện
nay loại rui ro này rất hạn hữu. ví dụ:cơng ty xuất nhập khẩu Bình Tây đã xuất một
lơ hang sang Mĩ và đang chờ thanh tốn bằng L/C được mở ở NH M của Mĩ,Bình
Tây đến Agribank và u cầu chiêt khấu trên bộ chứng từ L/C, sau khi thẩm định
thì agribank chấp nhận chiết khấu cho Bình Tây với hình thức miễn truy đòi, đến
hạn thanh toán nhưng ngan hàng M của mĩ từ chối thanh toán vì xuất trình chứng
từ bất hợp lệ. Cũng trong lúc đó công ty Bình Tây đã xài hết tiền và không có tiền
trả cho agribank, nhưng agribank cũng không có quyền buộc Bình tây phải hoàn
trả lại tiền (miễn truy đòi).
3. Rủi ro đạo đức.

3.1) Đối với NH phục vụ đơn vị NHẬP KHẨU: (NHPH)
NHPH phải gánh chiu rủi ro vì những lí do sau:
• Nhà NK không thiện chí trong quy trình thanh toán, cố tình trì hoãn,
không thanh toán cho NHPH.
- NH phát hành phải thực hiện thanh toán cho người thụ hưởng theo quy định
của L/C trong trường hợp nhà nhập khẩu chủ tâm không thanh toán hay không
có khả năng thanh toán.
- Một số doanh nghiệp không chịu thanh toán khi các chứng từ hợp lệ đã về.
Do tình hình làm ăn thua lỗ hoặc ý muốn trục lợi, họ thường tìm mọi lý do
như: hàng chưa về, hàng có vấn đề chờ thương lượng để cố tình trì hoãn
việc thanh toán cho NHPH.
+ Ảnh hưởng đến vốn khả dụng & làm căng thẳng thêm cung - cầu
ngoại tệ của NHPH.
+ Ngoài ra, NHPH có thể bị các NH nước ngoài phạt do thanh toán
chậm, ảnh hưởng đến uy tín của NH. Mất mát về “uy tín” là mất mát
lớn nhất & sâu sắc nhất ảnh hưởng tới vị thế của NH trong lòng thị
trường.
VD: Công ty Quốc Thiên nhập khẩu máy dệt từ công ty Soda ở Nhật Bản. Công
ty Quốc Thiên có quan hệ mật thiết với ngân hàng Vietcombank ( VCB ), và đã
yêu cầu VCB mở L/C (L/C có giá trị trả sau), và đã được VCB chấp nhận mở L/C
và mở L/C.
Công ty Soda đã thực hiện giao hàng đúng thời hạn, cũng như xuất trình Bộ chứng
từ hợp lệ và yêu cầu Ngân hàng VCB thanh toán theo như L/C. Ngân hàng đã
thanh toán cho công ty Soda và gửi Bộ chứng từ cho công ty Quốc Thiên, yêu cầu
công ty thanh toán tiền cho NH.
Sắp đến thời hạn thanh toán, công ty Quốc Thiên nhận thấy máy dệt trong thời
gian qua hoạt động không tốt, năng suất thấp. Công ty Quốc Thiên viện cớ, không
chịu thanh toán tiền cho NHPH. NHPH chịu rủi ro.
• Kẽ hở UCP600 và nhà XK gian lận trong quy trình thanh toán.
Phương thức thanh toán theo UCP600 quy định việc thanh toán dựa hoàn

toàn vào hồ sơ thanh toán, mà không căn cứ vào thực trạng hàng hoá. Từ
đó, nhà XK đã lợi dụng sơ hở này, lập bộ chứng từ giả mạo. (Phân tích hình
-> Bộ chứng từ giả mạo -> khái niệm BCT giả mạo)
 NHPH không phát hiện ra sai sót trong bộ chứng từ mà thanh toán
cho người thụ hưởng, sau đó đòi tiền nhà NK. Khi NNK phát hiện ra
sai sót sẽ bắt lỗi, từ chối thanh toán cho NHPH & NHPH có thể bị
NNK khởi kiện.
• NH chiết khấu không trung thực.
Mặc dù bộ hồ sơ không hoàn hảo, nhưng NH chiết khấu vẫn gửi điện, cam kết hồ
sơ chuẩn để đòi tiền NHPH. Nếu NHPH tin tưởng, không kiểm tra kỹ bộ hồ sơ có
sai sót mà thanh toán cho NHCK
 NHPH sẽ gặp rủi ro mất tiền.
• NH hoàn trả cố tình không thanh toán cho ngân hàng được chỉ định.
 Theo điều 13, khoản b, điểm (iii) UCP600 quy định: “NHPH sẽ
chịu trách nhiệm bất kỳ khoản thiệt hại về chi phí lãi và các khoản
chi phí khác phát sinh nếu việc hoàn trả không được thực hiện theo
yêu cầu hoàn trả đẩu tiên của ngân hàng trả tiền khi chứng từ phù
hợp với các điều kiện, điều khoản của thư tín dụng.”
 Theo điều 13, khoản c, UCP 600 quy định: “Một ngân hàng phát
hành không được miễn trừ bất cứ trách nhiệm nào trong việc thanh
toán nếu như việc hoàn trả không được ngân hàng trả tiền trong yêu
cầu đầu tiên.”
Vd:
Theo yêu cầu của công ty Nike, tại Mỹ, ngân hàng HSBC đã mở một L/C và
gửi cho công ty HN tại Việt Nam thông qua ngân hàng Eximbank. Trong L/C có
những quy định sau:
Ngày mở L/C: 01/01/2013
Ngày hết hạn hiệu lực L/C: 01/03/2013
Ngày giao hàng trễ nhất: 15/02/2013
Ngày hết hạn xuất trình chứng từ: 25 ngày sau ngày B/L

Ngân hàng chiết khấu: ACB
Ngân hàng hoàn trả: Viettinbank
Sau khi thực hiện thanh toán cho công ty HN về bộ chứng từ hợp lệ, ACB đã
chuyển bộ chứng từ vể cho ngân hàng HSBC đồng thời cũng gửi một bức điện đến
ngân hàng Viettinbank để yêu cầu hoàn trả. Nhưng lúc này Viettinbank vì một vài
sự cố tài chính nên không thể hoàn trả cho ACB.
Trong trường hợp này, NH HSBC sẽ chịu trách nhiệm hoàn trả các khoản thiệt
hại cho ACB.
3.2) Đối với NH phục vụ đơn vị XUẤT KHẨU:
Các NH phục vụ đơn vị XK thường gặp rủi ro khi gặp phải một L/C giả, bộ chứng
từ giả mạo( do NNK, NXK cố tình lập ra -> gian lận trong quy trình thanh toán),
NHPH vi phạm cam kết trong hợp đồng, không thiện chí trong thanh toán
• NNK, NXK gian lận, tiếu trung thực trong quy trình thanh toán. Cố
tình lập ra L/C giả, bộ chứng từ giả.
• NH THÔNG BÁO:
NH thông báo phải chịu trách nhiệm về tính chân thật, hợp lệ của thư tín dụng
(bao gồm cả việc xác minh chữ ký, khoá mã, mẫu điện…) trước khi gửi thông báo
cho nhà xuất khẩu.
- Rủi ro đối với NH thông báo xảy ra khi gặp phải một L/C giả (hoặc
sửa đổi giả) mà không có ghi chú gì.
- Ngoài ra, NH thông báo không phát hiện ra sai sót trong bộ chứng từ
của NXK, khi chuyển cho NHPH đòi tiền, bị NHPH phát hiện được
sai sót, từ chối thanh toán
 Theo thông lệ quốc tế thì NH thông báo phải chịu hoàn toàn trách
nhiệm.
• NHPH thông đồng với NNK, vi phạm cam kết trong hợp đồng, không
thiện chí trong thanh toán.
NHPH cố gắng tìm kiếm sai sót để bắt lỗi, cố tình không thanh toán tiền ->
ảnh hưởng cho các NH liên quan trong quy trình thanh toán.
• NH XÁC NHẬN:

NHXN có trách nhiệm cùng với NHPH bảo đảm việc trả tiền cho
đơn vị xuất khẩu trong trường hợp NHPH không có đủ khả năng thanh
toán.
- Nếu NHXN không chứng minh được NHPH thiếu trung thực, thông
đồng với NNK cố tình không thanh toán
 NHXN buộc phải thanh toán cho người thụ hưởng theo cam kết.
 Ngoài ra còn tốn thời gian, chi phí làm việc với NHPH.
• NH CHIẾT KHẤU:
NHCK sẽ trả tiền cho đơn vị xuất khẩu trước và sẽ nhận thanh toán
từ NHPH.
- Nếu NHPH cố ý không thực hiện theo cam kết, không thanh toán
tiền cho NHCK
 gây thiệt hại cho NHCK.
• NH HOÀN TRẢ:
Phí của NHHT do NHPH chịu.
Nếu NHPH tìm lý do nào đó, cố tình không thanh toán cho NHHT
 NHHT mất tiền.
VD:
NHHT không có một trách nhiệm nào phải thanh toán cho NXK trước khi nhận
được tiền từ NHPH. Tuy nhiên trong thực tế, NHHT thường ứng trước tiền cho
NXK với điều kiện truy đòi (with recourse) để trợ giúp cho nhà xuất khẩu. Do đó,
NH này thường phải tự chịu rủi ro khi NHPH dựa vào đó không thanh toán tiền
cho NHHT.
4. Rủi ro ngoại hối.
4.1) Khái niệm : Rủi ro ngoại hối là rủi ro xảy ra khi việc thanh toán được
ấn định bằng đồng tiền nước ngoài. Do vậy nó phụ thuộc vào Ba yếu tố:
+ tỷ giá hối đoái
+ Trạng thái ngoại hối về loại ngoại tệ đó của ngân hàng.
+ Quản lý ngoại hối là hệ thống kiểm soát luồng ngoại hối nhập
vào hoặc chuyển ra khỏi một đất nước. Trong quản lý kinh tế, các chính

phủ thường ban hành các chính sách nhằm khơi thông hoặc hạn chế luồng
ngoại hối nhằm thực hiện chính sách phát triển kinh tế của quốc gia trong
từng thời kỳ. Những biện pháp này có thể tạo ra sự chậm trễ trong thanh
toán, làm gia tăng chi phí và thời gian của các thương gia và nhà đầu tư
quốc tế.
Khi ngoại tệ mất giá sẽ gây thiệt hại cho bên xuất khẩu
Ngân hàng bị thiệt hại khi :
+Trạng thái “đoản” khi ngoại tệ lên giá
+Trạng thái “trường” khi ngoại tệ xuống giá
(Trạng thái “ đoản” là trạng thái làm giảm số lượng sở hữu về 1 loại ngoại
tệ và ngược lại )
4.2) Nguyên nhân Và Hậu quả :
Nếu trạng thái ngoại hối của ngân hàng không tốt, một mặt ngân hàng sẽ
không đáp ứng được nhu cầu mua ngoại tệ của khách hàng dẫn đến để mất
khách hàng vào tay ngân hàng cạnh tranh , mặt khác ngân hàng cũng sẽ gặp
khó khăn trong quá trình thanh toán cho ngân hàng. Thiệt hại xảy ra có thể
về mặt tài chính vì ngân hàng phải đi vay ngoại tệ của ngân hàng khác,
nhưng đồng thời cũng ảnh hưởng đến uy tín của ngân hàng trong hoạt động
thanh toán nói riêng, hoạt động ngân hàng nói chung.
Ví dụ minh hoạ :
• Rủi ro ngoại hối tại Ngân hàng AgriBank .
• VINAMOTOR yêu cầu chi nhánh mở L/C trị giá 342,000.00 USD để nhập
khẩu khung gầm ô tô từ SAMSUNG COR
• Quy định của ngân hàng chỉ cho phép giữ trạng thái ngoại hối tối đa là
300,000.00 USD
• Khi đến thời hạn, VINAMOTOR đã chấp nhận mua ngoại tệ để thanh toán
cho nhà xuất khẩu nhưng ngân hàng lại không có đủ ngoại tệ để thanh toán
cho họ, làm chậm quá trình thanh toán và bị nước ngoài phạt
Khái niệm về trạng thái ngoại tệ :
+Các giao dịch làm phát sinh sự chuyển giao quyền sở hữu về ngoại tệ làm phát

sinh trạng thái ngoại tệ
+Trạng thái ngoại tệ là chênh lệch giữa tài sản có ( TSC ) và tài sản nợ ( TSN ) nội
và ngoại bảng của một loại nội tệ tại một thời điểm nhất định nếu TSC > TSN thì
trạng thái ngoại tệ đó là dương ( trường ) ngược lại là âm ( đoản )
+Trạng thái ngoại tệ là 1 số dư , mà số dư thì được tính toán tại một thời điểm .
+Doanh số ngoại tệ trường : Các giao dịch làm tăng quyền sở hữu về một ngoại tệ
làm phát sinh doanh số trường
+Doanh số ngoại tệ đoản : Các giao dịch làm giảm quyền sở hữu về một ngoại tệ
làm phát sinh doanh số đoản
5. Rủi ro chính trị.
5.1.Nguyên nhân:
Môi trường pháp lý đặc biệt ở các nước có hệ thống chưa ôn định,thường xuyên có
sửa đổi bổ sung. Sự thay đổi chính trị,kinh tế,chính sách của một quốc gia
Lệnh cấm vận của 1 số quốc gia
Mâu thuẫn vùng miền,tôn giáo,đảng phái chính trị,của dân chúng với chính sách
quản lý của nhà nước.
Việc giao nhận hàng,thanh toán qua ngân hàng của các doanh nghiệp bị cản
trở.Ngân hàng(phát hành hoặc thông báo) không thực hiện được nghĩa vụ của
mình.
-Những biến động chính trị
Ngân hàng(phát hành hoặc thông báo) có thể bị phong tỏa,hoặc tạm ngưng hoạt
động.
Ngân hàng tham gia vào quá trình thanh toán có thể bị tổn thất tài sản.
3. Một số ngân hàng liên quan:
a) Ngân hàng phát hành- ngân hàng chỉ định:
theo lý thuyết NHCĐ không gặp rủi ro,vì NHCĐ thực hiện nhiệm vụ của mình khi
nào trước đó đã có 1 dòng tiền chảy từ NHPH sang NHCĐ,nhưng trên thực tế
NHCĐ sau khi kiểm tra bộ chứng từ hợp lệ lại ứng trước tiền của mình cho người
thụ hưởng đánh điện truy đòi tiền NHPH.Nếu lúc này đát nước NHPH tình hình
diễn biến chính trị căng thẳng,làm cho NHPH tạm ngưng hoạt động.

Sự tạm ngưng càng lâu rủi ro chính trị NHCĐ chịu càng lâu,vì hiện tượng bị
“giam vốn” càng dài
b) Ngân hàng phát hành-ngân hàng xác nhận:
nếu đát nước NHPH ban hành sắc lệnh không được thanh toán đồng ngoại tệ đó ra
khỏi nước NHXN phải tự mình thanh toán 100% giá trị L/C cho người thụ
hưởng.
6. Rủi ro pháp lí.
6.1) Khái niệm
RRPL là những RR liên quan đến luật điều chỉnh các hoạt động TTQT, quyền và
nghĩa vụ của các bên liên quan. Xảy ra khi có các tranh chấp hay khiếu kiện phát
sinh giữa các bên tham gia thanh toán. Do các bên liên quan trong hoạt động
TTQT ở các quốc gia khác nhau, có hệ thống luật pháp khác nhau nên dễ gây
tranh cãi trong giao dịch, việc xảy ra rủi ro là không thể tránh khỏi
6.2) Nguyên nhân:
- UCP là tập quán quốc tế áp dụng toàn cầu, thể hiện đầy đủ thông lệ và tập quán
quốc tế và được các ngân hàng thương mại trên thế giới chấp nhận và áp dụng.
Tuy nhiên, ở từng nước, giao dịch này còn bị điều chỉnh và chi phối bởi hệ thống
luật pháp quốc gia. Như vậy, mức độ vận dụng UCP vào thực tiễn của các nước
trên thế giới sẽ có những hạn chế nhất định, tùy thuộc vào hệ thống pháp luật của
từng nước.
- Luật quốc gia thông thường tôn trọng và ít khi có đối đầu với Thông lệ quốc tế,
nhưng không phải là không có mâu thuẫn, thậm chí là đối nghịch. Sự khác biệt
giữa hai hệ thống pháp lý này còn tùy thuộc vào đặc thù của từng nước, mức độ
phát triển kinh tế và sự hòa nhập vào nền mậu dịch của từng quốc gia.
 Ví dụ 1: bộ luật dân sự của Liên bang Nga có hiệu lực từ 1/3/1996, quy
định một số vấn đề về giao dịch TDCT liên quan đến UCP600, Luật này đã
điều chỉnh khá nhiều các điều khoản của UCP 600, thậm chí có những điểm
trái ngược với thông lệ quốc tế, như điều 873, chương 46 quy định nếu NH
không nói rõ TDT không được hủy ngang thì nó được xem là hủy ngang,
trái ngược với điều 3 UCP 600 là TDT nếu không đề cập đến thì nó được

xem là không hủy ngang.
 ví dụ 2: Do UCP thường bị lợi dụng để gian lận và lừa đảo, nên để bảo vệ
quyền lợi của người bị hại, luật của một số nước (như Trung Quốc) cho
phép Tòa án của họ áp dụng các biện pháp cưỡng chế nhằm đảm bảo sự
công bằng trong buôn bán quốc tế, bất kể quyết định đó trái ngược với UCP
600.
 Vd3: Nhà XK giao hàng không đúng hợp đồng, trong khi NHTB đã CK bộ
ch.từ hoàn hảo và đã được NHPH chấp nhận thanh toán, nhưng tòa án địa
phương ra phán quyết yêu cầu NHPH đình chỉ thanh toán, nên đã gây tổn
thất cho NHTB.
Đã có rất nhiều NHTM trên thế giới gặp phải trường hợp tương tự như vậy,
khi mà Tòa án địa phương có những phán quyết gây tổn thất cho họ, nên họ
đã đem vấn đề này đi hỏi ICC và nhận được câu trả lời là: “Tòa án quyết
định mọi vấn đề trên cơ sở Luật pháp quốc gia và UCP, nếu có sự khác biệt
thì Luật quốc gia phải vượt lên trên tất cả, kể cả UCP, và phải được tuân
thủ”. Và lời khuyên tốt nhất cho các NH là tránh đối đầu với Luật pháp của
bất cứ quốc gia nào, vì khả năng phải chịu tổn thất là rất lớn.
6.3) RR đối với NH phục vụ nhập khẩu
 Người mua và người bán thông đồng với nhau để nhập hàng cấm, không
đúng với L/C, bị hải quan phát hiện và tịch thu lô hàng, trong khi vẫn xuất
trình bộ chứng từ hoàn hảo để được thanh toán tại NHPH.
Trong trường hợp này thì trách nhiệm của NHPH sẽ thế nào
- Căn cứ theo Đ5 UCP600, NH chỉ giao dịch bằng chứng từ chứ ko phải là hàng
hóa, nên dù có là hàng cấm thì NH vẫn phải thực hiện nghĩa vụ của mình, theo
Đ15, NHPH buộc phải thanh toán khi xác nhận bộ chứng từ hợp lệ. Và trong
trường hợp này, nếu NHPH thanh toán thì rủi ro NH phải chịu tổn thất về tài sản là
rất lớn vì khả năng chi trả của nhà nhập khẩu thấp.
- Tất nhiên, NHPH ko thể tự ý hủy bỏ thanh toán, vì như vậy là vi phạm quy định
của UCP,và mất uy tín trên thương trường quốc tế, nhưng nếu Tòa án có phán
quyết hủy bỏ thanh toán cho NHPH thì NHPH được hợp thức hóa việc ko thanh

toán của mình mà không phải chịu rủi ro, và trong trường hợp này, người phải chịu
rủi ro pháp lý là người thụ hưởng.
6.4) Rủi ro đối với NH phục vụ đơn vị XK:
Ví dụ: Tại Việt Nam có trường hợp một cty XNK bán hàng cho KH Pháp thanh
toán bằng TDT do NH Pháp phát hành. NHPH đã nhận được bộ chứng từ hợp lệ
và đã điện chấp nhận thanh toán. Trước khi thanh toán cho người hưởng, NHPH
được lệnh của tòa án buộc đình chỉ thanh toán và găm giữ toàn bộ số tiền của TDT
để giải quyết nợ của công ty NK Pháp với một chủ nợ khác, theo đơn kiện của chủ
nợ tại tòa. NH Việt Nam giải thích rằng mình đã chiết khấu bộ chứng từ theo ủy
quyền của NHPH, do vậy số tiền trên là của NHCK, và NHPH trả lời họ không thể
làm khác vì đây là phán quyết của tòa án quốc gia.
NHCK VN đã phải chịu rủi ro do ko thu hồi đc số tiền đã CK, và nguyên nhân
chính là do sự can thiệp của Tòa án Pháp. Nhưng NHCK cũng ko thể làm gì khác
vì phán quyết của Tòa thì bắt buộc phải tuân thủ.
Vậy rủi ro pháp lý chỉ xảy ra đối với NH phục vụ đơn vị xuất khẩu, còn NH phục
vụ đơn vị nhập khẩu thì ko chịu ảnh hưởng mà thay vào đó là người thụ hưởng
chịu.
7. Rủi ro bất khả kháng.
7.1) Nguyên nhân:
- Bất khả kháng là những sự kiện hay những tình huống nằm ngoài tầm kiểm soát
của các bên khiến cho một bên không hoàn thành tốt nghĩa vụ của mình. Dẫn đến
những tình huống tranh chấp phát sinh giữa các bên liên quan.
- Trong quá trình XNK, rủi ro về điều kiện tự nhiên luôn tác động và ảnh hưởng
đến hoạt động mua bán. Đặc biệt là trong mua bán quốc tế, phương tiện vận phải
chuyển hàng hóa từ nước này đến nước kia, trong một khoảng cách địa lý khá xa.
Do đó không thể tránh khỏi những rủi ro, như thiên tai, gió bão làm phương tiện
vận chuyển gặp sự cố, mất tích, đắm tàu, tàu mắc cạn, cháy nổ hoặc hỏa hoạn…
7.2) Hậu quả:
- Những trường hợp bất khả kháng xảy ra khiến cho việc vận chuyển hàng hóa gặp
khó khăn, hoặc bị trì hoãn, như tàu gặp bão nên lịch trình bị chậm so với dự kiến,

hàng hóa bị bể vỡ do quá trình xếp hàng, hàng hóa bị hư hao, mất mát do trộm
cắp, hoặc rủi ro do cháy nổ mà hàng hóa bị tổn thất… tất cả đều là những rủi ro
đáng tiếc có thể xảy ra, không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người.
- Không chỉ có bên XNK mới chịu rủi ro mà cả NH cũng không tránh khỏi rủi ro.
Hàng hóa bị hư hao, mất mát, hoặc chậm trễ so với hợp đồng ngoại thương đã ký
kết nên bên NK đã trì hoãn thanh toán hay thậm chí không chịu thanh toán cho
NH phát hành. Nhưng bên XK đã đưa ra bộ chứng từ hoàn hảo thì buộc NH phát
hành phải thanh toán đúng hạn
Điều 36 UCP 600 quy định về điều kiện bất khả kháng như sau:
“Ngân hàng không chịu trách nhiệm hoặc có nghĩa vụ đối với các hậu quả phát
sinh từ việc hoạt động kinh doanh của mình bị gián đoạn do thiên tai, nổi loạn, dân
biến, nổi dậy, chiến tranh, khủng bố, hoặc do đình công hoặc đóng cửa doanh
nghiệp hoặc bất kỳ nguyên nhân nào khác vượt quá sự kiểm soát của ngân hàng.
Khi bắt đầu hoạt động trở lại, ngân hàng sẽ không thanh toán hoặc chiết khấu L/C
đã hết thời hạn hiệu lực trong thời gian ngân hàng bị gián đoạn kinh doanh”.
Điều 36 UCP 600 có luôn luôn đúng trong mọi tình huống?
Câu trả lời ngay là không. Ngân hàng có thể được miễn trừ trách nhiệm thanh toán
hoặc chiết khấu L/C đã hết hiệu lực trong thời gian ngân hàng đó bị gián đoạn
kinh doanh theo Điều 36 UCP 600 hay không còn tùy thuộc quy định của L/C. Sau
đây một số tình huống giả định khác nhau và phân tích để thấy rằng không phải
trường hợp nào ngân hàng cũng được miễn trừ trách nhiệm nghĩa vụ thanh toán
hoặc chiết khấu L/C khi hoạt động kinh doanh của ngân hàng đó bị gián đoạn do
bị ảnh hưởng bởi sự kiện bất khả kháng như thiên tai, nổi loạn, dân biến, nổi dậy,
chiến tranh, khủng bố
Tình huống giả định chung
Theo yêu cầu của nhà nhập khẩu, Bank I (Sendai, Nhật Bản) phát hành L/C xác
nhận cho người thụ hưởng là Bên B (Việt Nam). L/C quy định chứng từ xuất trình
thanh toán tại Bank C bằng hình thức trả ngay (available with Bank C by
payment). Ngày và nơi chấm dứt hiệu lực (Date and Place of Expiry): 15/3/2011,
Việt Nam.

L/C đã được Bank C (Việt Nam) xác nhận và thông báo cho Bên B.
Bên B đã thực hiện giao hàng vào ngày 8/3/2011, tức là 2 ngày trước khi động đất
xảy ra (11/3/2011) và xuất trình chứng từ cho Bank C để thanh toán vào ngày
12/3/2011.
Tình huống (1)
Giả định rằng chứng từ xuất trình hoàn toàn phù hợp với các điều kiện và điều
khoản L/C, nhưng qua thông tin thu thập được, Bank C biết chắc rằng Bank I đã
ngừng hoạt động do bị ảnh hưởng của trận động đất, Bank C có thể viện dẫn Điều
36 UCP 600 để từ chối thanh toán cho Bên B?
Tình huống (2)
Giả định rằng Bank C đã thanh toán cho Bên B và gửi chứng từ cho Bank I bằng
dịch vụ chuyển phát nhanh DHL nhưng 10 ngày sau, DHL trả lại chứng từ cho
Bank C với lý do không thể chuyển chứng từ đến Bank I do thành phố Sendai
(Nhật Bản) bị động đất và sóng thần.
Vậy, khi hoạt động trở lại và nhận được chứng từ do Bank C xuất trình lại nhưng
sau thời hạn hiệu lực L/C, Bank I có thể viện dẫn Điều 36 UCP 600 để từ chối
hoàn trả tiền cho Bank C?
Tình huống (3)
Giả định rằng Bank C đã trả tiền cho Bên B và gửi chứng từ cho Bank I bằng dịch
vụ chuyển phát nhanh DHL nhưng 10 ngày sau, DHL thông báo cho Bank C biết
rằng do bị ảnh hưởng của động đất và sóng thần, chứng từ gửi đến Bank I đã bị
thất lạc trên đường đi.
Vậy, khi hoạt động trở lại và nhận được yêu cầu hoàn trả, Bank I có thể viện dẫn
Điều 36 UCP 600 để từ chối hoàn trả tiền cho Bank C?
Tình huống (4)
Giả định rằng Bank C không đồng ý xác nhận L/C, do vậy, Bank I tu chỉnh L/C
quy định chứng từ xuất trình thanh toán tại quầy của Bank I (thay vì tại Bank C)
bằng hình thức trả ngay (available with Bank I by payment); ngày và nơi chấm dứt
hiệu lực được sửa đổi lại: 15/3/2011, Nhật Bản (thay vì Việt Nam).
Bank C thông báo L/C (không có xác nhận) cũng như sửa đổi L/C và Bank C chấp

nhận sửa đổi L/C.
Bên B xuất trình chứng từ tại Bank C và Bank C chuyển tiếp chứng từ cho Bank I
bằng dịch vụ chuyển phát nhanh DHL nhưng sau đó, DHL gửi trả lại với lý do
không thể chuyển chứng từ đến Bank I do động đất và sóng thần đang xảy ra ở
Sendai.
Vậy, khi hoạt động trở lại và nhận được chứng từ xuất trình lại nhưng sau thời hạn
hiệu lực L/C, Bank I có thể viện dẫn Điều 36 UCP 600 để từ chối thanh toán cho
Bên B?
Tình huống (5)
Giả định rằng động đất và sóng thần xảy ra ở Việt Nam và Bank C (ngân hàng xác
nhận) ngừng hoạt động, do vậy, Bên B không thể xuất trình chứng từ cho Bank C
trong thời hạn hiệu lực L/C.
Vậy, khi Bank C hoạt động trở lại và nhận được chứng từ do Bên B xuất trình
nhưng sau thời hạn hiệu lực L/C, Bank C có thể viện dẫn Điều 36 UCP 600 để từ
chối thanh toán cho Bên B?
Phân tích và kết luận
Với tình huống (1), Bank C không thể viện dẫn Điều 36 UCP 600 để từ chối thanh
toán cho Bên B bởi sự kiện bất khả kháng không xảy ra ở Việt Nam - nơi L/C quy
định thời hạn chấm dứt hiệu lực xuất trình. Việc người thụ hưởng yêu cầu L/C xác
nhận là nhằm mục đích phòng tránh rủi ro không được thanh toán từ phía ngân
hàng phát hành cũng như rủi ro liên quan đến quốc gia của ngân hàng phát hành
L/C. Theo Điều 8 (a) UCP 600, miễn là các chứng từ quy định được xuất trình cho
ngân hàng xác nhận hoặc cho bất kỳ ngân hàng được chỉ định khác và chúng cấu
thành một một sự xuất trình phù hợp, thì ngân hàng xác nhận phải có nghĩa vụ
thanh toán. Chứng từ được Bên B xuất trình trong thời hạn hiệu lực và phù hợp
với các điều kiện và điều khoản của L/C, do vậy, Bank C phải thanh toán cho Bên
B bất kể Bank C có được Bank I hoàn trả hay không.
Bank C có thể gặp rủi ro (không được Bank I hoàn trả) nếu như Bank I “biến mất”
sau sự kiện động đất và sóng thần.
Với tình huống (2) và (3), Bank I không thể vận dụng Điều 36 UCP 600 để từ chối

thực hiện nghĩa vụ hoàn trả tiền cho Bank C bởi L/C quy định thời hạn chấm dứt
hiệu lực tại ngân hàng xác nhận (Bank C), bộ chứng từ phù hợp đã được xuất trình
cho Bank C và đã được Bank C thanh toán.
Khi hoạt động trở lại, Bank I vẫn phải thực hiện hoàn trả tiền cho Bank C khi nhận
được chứng từ (Điều 7(c) UCP 600) hoặc ngay cả khi không nhận được chứng từ
do chúng đã bị thất lạc trên đường đi (Điều 35 UCP 600).
Liên quan đến quy định về trường hợp chứng từ thất lạc trên đường đi (documents
lost in transit), Điều 35 UCP 600 quy định rõ như sau:
“Nếu ngân hàng được chỉ định xác định rằng chứng từ xuất trình phù hợp và gửi
chứng từ đến ngân hàng phát hành hoặc ngân hàng xác nhận, cho dù ngân hàng
được chỉ định đã thanh toán hoặc chiết khấu hay không, ngân hàng phát hành hoặc
ngân hàng xác nhận cũng phải thanh toán hoặc chiết khấu, hoặc hoàn trả cho ngân
hàng được chỉ định, ngay cả khi chứng từ bị thất lạc trên đường đi giữa ngân hàng
được chỉ định và ngân hàng phát hành, hoặc giữa ngân hàng xác nhận và ngân
hàng phát hành”.
(If a nominated bank determines that a presentation is complying and forwards the
documents to the issuing bank or confirming bank, whether or not the nominated
bank has honoured or negotiated, an issuing bank or confirming bank must honour
or negotiate, or reimburse that nominated bank, even when the documents have
been lost in transit between the nominated bank and the issuing bank or
confirming bank, or between the confirming bank and the issuing bank).
Với tình huống (4), L/C quy định thanh toán t ại quầy của Bank I bằng hình thức
trả ngay và ngày và nơi chấm dứt hiệu lực xuất trình là tại Nhật Bản (nơi xảy ra
động đất và sóng thần), do vậy, khi hoạt động trở lại, Bank I có thể viện dẫn Điều
36 UCP 600 để từ chối thực hiện nghĩa vụ thanh toán L/C.
Với tình huống (5), L/C quy định thanh toán tại Bank C bằng hình thức trả ngay
và ngày và nơi chấm dứt hiệu lực xuất trình là tại Việt Nam (nơi xảy ra động đất
và sóng thần), do vậy, Bank C hoàn toàn có thể viện dẫn Điều 36 UCP 600 để từ
chối thanh toán cho Bên B.
MỞ RỘNG

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×