Tải bản đầy đủ (.doc) (56 trang)

tìm hiểu hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty tnhh một thành viên 189

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (333.67 KB, 56 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh không chỉ là mối quan tâm của bất
kỳ ai, mà là mối quan tâm của bất kỳ xã hội nào, khi làm bất kỳ một điều gì. Bởi suy
cho cùng thì quản lý là để đảm bảo tạo ra kết quả và hiệu quả cao nhất cho mọi quá
trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Công ty TNHH Một thành viên
189 là công ty trực thuộc Bộ quốc phòng. Chuyên đóng mới và sửa chữa các phương
tiện thuỷ, kinh doanh vật tư kim khí, sản xuất các cấu kiện kim loại… Công ty cũng rất
quan tâm tới việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Được sự hướng dẫn nhiệt tình của thầy: Đỗ Thanh Tùng cùng sự giúp đỡ tận
tình của cán bộ công nhân viên Công ty TNHH một thành viên 189 em đã có 6 tuần
thực tập tại công ty đã giúp em học hỏi được rất nhiều điều như:
• Rèn luyện kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc trong doanh nghiệp.
• Tìm hiểu hoạt động sản xuất kinh doanh trong các doanh nghiệp.
• Bước đầu làm quen với công việc chuyên môn trong doanh nghiệp
• Ứng dụng những kiến thức của các môn học vào phân tích thực tế và nhận dạng
những vấn đề của công ty đang gặp phải.
• Làm quen với cách thu thập thông tin và viết báo cáo thực tập.
Qua những kiến thức đã được học, những số liệu thu thập được cùng với sự
giúp đỡ của thầy giáo Đỗ Thanh Tùng và các thành viên của công ty TNHH Một thành
viên 189 em xin lựa chọn chuyên đề thực tập là: tìm hiểu hiệu quả sản xuất kinh
doanh của công ty TNHH một thành viên 189
Theo đó nội dung nghiên cứu của em bao gồm:
Chương I: Cơ sở lý thuyết về hiệu quả sản xuất kinh doanh
Chương II: Giới thiệu chung về doanh nghiệp
Chương III: Tìm hiểu về hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Chương IV: Đánh giá và kiến nghị
Với nguồn kiến thức thực tế chưa nhiều, thời gian thực có hạn nên bài làm của
em không tránh khỏi những sai sót. Vì vậy em mong rằng sẽ nhận được nhiều sự giúp
đỡ của các thầy cô trong tổ bộ môn và các thành viên của công ty TNHH 189 để bài
làm của em được hoàn thiện và giàu tính thực tiễn hơn.
Em xin chân thành cám ơn!


1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH
HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH
1.1. Khái niệm về hiệu quả kinh doanh và sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả
kinh doanh trong doanh nghiệp
1.1.1. Khái niệm về sản xuất kinh doanh và hiệu quả sản xuất kinh doanh
a. Khái niệm về hoạt động sản xuất kinh doanh
Tất cả các doanh nghiệp, các đơn vị sản xuất kinh doanh hoạt động trong nền
kinh tế thị trường dù là hình thức sở hữu nào (doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp
tư nhân, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn…) thì đều có các mục tiêu hoạt
động sản xuất khác nhau. Ngay trong mỗi giai đoạn, các doanh nghiệp cũng theo đuổi
các mục tiêu khác nhau, nhưng nhìn chung mọi doanh nghiệp trong cơ chế thị trường
đều nhằm mục tiêu lâu dài, mục tiêu bao trùm đó là làm sao tối đa hoá lợi nhuận. Để
đạt được các mục tiêu đó thì các doanh nghiệp phải xây dựng cho mình một chiến lược
kinh doanh đúng đắn, xây dựng các kế hoạch thực hiện và đặt ra các mục tiêu chi tiết
nhưng phải phù hợp với thực tế, đồng thời phù hợp với tiềm năng của doanh nghiệp và
lấy đó làm cơ sở để huy động và sử dụng các nguồn lực sau đó tiến hành các hoạt động
sản xuất kinh doanh nhằm đạt được mục tiêu đề ra.
Hoạt động sản xuất kinh doanh được hiểu như là quá trình tiến hành các công
đoạn từ việc khai thác sử dụng các nguồn lực sẵn có trong nền kinh tế để sản xuất ra
các sản phẩm hàng hoá, dịch vụ nhằm cung cấp cho nhu cầu thị trường và thu được lợi
nhuận.
b Khái niệm về hiệu quả sản xuất kinh doanh
Doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế tham gia các hoạt động sản xuất kinh
doanh, nhằm cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ thoả mãn nhu cầu của thị trường và thu
về cho mình một khoản lợi nhuận nhất định. Hiệu quả sản xuất kinh doanh là một
phạm trù kinh tế biểu hiện sự tập trung phát triển theo chiều sâu, nó phản ánh trình độ
khai thác các nguồn lực và trình độ chi phí các nguồn lực đó trong quá trình tái sản
xuất nhằm thực hiện mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp. Đây là một thước đo quan
2

trọng của sự tăng trưởng kinh tế và là chỗ dựa cơ bản để đánh giá việc thực hiện mục
tiêu kinh doanh của doanh nghiệp trong từng thời kỳ.
Hiệu quả có thể được đề cập trên nhiều khía cạnh khác nhau để xem xét. Nếu là
theo mục đích cuối cùng thì hiệu quả kinh tế là hiệu số giữa kết quả thu về và chi phí
bỏ ra để đạt được kết quả đó. Còn nếu ở từng khía cạnh riêng thì hiệu quả kinh tế là sự
thể hiện trình độ và khả năng sử dụng các yếu tố trong quá trình sản xuất kinh doanh.
Hiệu quả là một chỉ tiêu chất lượng tổng hợp phản ánh quá trình sử dụng các
yếu tố trong quá trình sản xuất.
Trong điều kiện nền kinh tế hiện nay, hiệu quả sản xuất kinh doanh là một
phạm trù kinh tế có tính chất định lượng về tình hình phát triển của các hoạt động sản
xuất kinh doanh, nó phản ánh sự phát triển kinh tế theo chiều sâu của các chủ thể kinh
tế, đồng thời nó phản ánh trình độ khai thác và sử dụng các nguồn lực của doanh
nghiệp và của nền kinh tế quốc dân trong quá trình tái sản xuất nhằm thực hiện mục
tiêu kinh tế.
Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiẹp phải cạnh tranh rất gay gắt
trong việc sử dụng các nguồn lực để thoả mãn nhu cầu ngày càng tăng của xã hội. Các
doanh nghiệp hoạt động trong cơ chế thị trường muốn dành chiến thắng trong cạnh
tranh thì phải đặt hiệu quả kinh tế lên hàng đầu, muốn vậy cần tận dụng khai thác và
tiết kiệm tối đa các nguồn lực.
Tóm lại, hiệu quả sản xuất kinh doanh là việc phản ánh mặt chất lượng các hoạt
động sản xuất kinh doanh, trình độ tận dụng các nguồn lực trong kinh doanh của
doanh nghiệp.
c. Phân biệt giữa kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh
Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh phản ánh quy mô đầu ra của quá trình
hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sau mỗi kỳ kinh doanh. Trong quá
trình sản xuất kinh doanh kết quả cần đạt được bao giờ cũng là mục tiêu cần thiết của
doanh nghiệp. Kết quả được thể hiện bằng chỉ tiêu định lượng như số lượng sản phẩm
tiêu thụ, doanh thu, lợi nhuận… Và cũng có thể thể hiện bằng các chỉ tiêu định tính
như uy tín, chất lượng sản phẩm.
3

Xét về bản chất thì hiệu quả và kết quả khác hẳn nhau. Kết quả phản ánh quy
mô còn hiệu quả phản ánh sự so sánh giữa các khoản bỏ ra và thu về. Kết quả chỉ cho
thấy quy mô đạt được là lớn hay nhỏ và không phản ánh chất lượng sản xuất kinh
doanh. Có kết quả mới tính đến hiệu quả. Kết quả dùng để phân tích hiệu quả trong
từng kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó kết quả và hiệu quả là
hai khái niệm khác hẳn nhau nhưng có mối quan hệ mật thiết với nhau.
1.1.2. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh
Bản chất của hiệu quả sản xuất kinh doanh là nâng cao năng suất lao động xã
hội và tiết kiệm lao động xã hội. Đây là hai mặt có quan hệ mật thiết của vấn đề hiệu
quả kinh tế. Chính việc khan hiếm các nguồn lực và sử dụng các nguồn lực có tính
cạnh tranh nhằm thoả mãn nhu cầu ngày càng cao của xã hội. Điều đó đã đặt ra yêu
cầu là phải khai thác, tận dụng một cách triệt để các nguồn lực. Để đạt được các mục
tiêu kinh doanh các doanh nghiệp phải hết sức chú trọng và phát huy tối đa năng lực
của các yếu tố sản xuất, tiết kiệm mọi chi phí.
Hiệu quả sản xuất kinh doanh là công cụ hữu hiệu để các nhà quản trị doanh
nghiệp thực hiện nhiệm vụ quản trị kinh doanh của mình. Khi tiến hành bất kỳ một
hoạt động sản xuất kinh doanh nào, các doanh nghiệp đều phải huy động sử dụng tối
đa các nguồn lực sẵn có nhằm đạt được mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận và hiệu quả kinh
doanh là một trong những công cụ, phương pháp để doanh nghiệp đạt được mục tiêu
đó.
Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh là góp phần nâng cao sức cạnh tranh
của doanh nghiệp trên thị trường. Mỗi doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh
trên thị trường đều gặp rất nhiều đối thủ cạnh tranh khác nhau trong cùng ngành cũng
như là ngoài ngành. Do vậy chỉ có nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh mới có thể
tiết kiệm được chi phí, nâng cao năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm,…
mới có thể nâng cao được sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Như vậy,
cần phải tìm mọi biện pháp để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp. Đây là một tất yếu khách quan để mỗi doanh nghiệp có thể trụ vững, tồn tại
trong một cơ chế thị trường cạnh tranh khốc liệt.
1.2. Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

4
1.2.1. Nhân tố chủ quan
Bao gồm cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị, đặc tính về sản phẩm, công tác tiêu thụ sản
phẩm, công tác đảm bảo Nguyên vật liệu, cơ sở vật chất kỹ thuật, tình hình Tài chính,
Lao động, Tiền lương và Môi trường làm việc.
a. Đặc tính về Sản phẩm :
Ngoài chất lượng của sản phẩm những đặc tính mang hình thức bên ngoài của sản
phẩm như mẫu mã, bao bì, nhãn hiệu là những yếu tố cạnh tranh không thể thiếu
được. Các đặc tính của sản phẩm là nhân tố quan trọng quyết định khả năng cạnh tranh
của doanh nghiệp, góp phần lớn vào việc tạo uy tín, đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sản
phẩm làm cơ sở cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp nên có ảnh hưởng rất lớn
tới hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
b. Công tác tổ chức Tiêu thụ sản phẩm :
Tiêu thụ là khâu cuối cùng trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nó
quyết định tới các khâu khác của quá trình sản xuất kinh doanh. Doanh nghiệp sản
xuất ra sản phẩm có tiêu thụ được hay không mới là điều quan trọng nhất. Tốc độ tiêu
thụ sản phẩm quyết định tốc độ sản xuất và nhịp độ cung ứng Nguyên vật liệu.
c. Công tác đảm bảo Nguyên vật liệu : Nguyên vật liệu là một trong những yếu tố đầu
vào không thể thiếu được đối với các doanh nghiệp sản xuất. Số lượng, chủng loại, cơ
cấu, chất lượng, giá cả của Nguyên vật liệu và tính đồng bộ của việc cung ứng
Nguyên vật liệu ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
d. Cơ sở vật chất kĩ thuật : Cơ sở vật chất kĩ thuật là yếu tố vật chất hữu hình quan
trọng phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Cơ sở vật chất dù
chiếm tỷ trọng lớn hay nhỏ trong tổng tài sản của doanh nghiệp thì nó vẫn có vai trò
quan trọng thúc đẩy các hoạt động kinh doanh và thể hiện bộ mặt kinh doanh của
doanh nghiệp qua hệ thống nhà xưởng, kho tàng, bến bãi
e. Tình hình Tài chính : Tình hình Tài chính của doanh nghiệp tác động rất mạnh tới
hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Khả năng Tài chính của doanh nghiệp ảnh
hưởng trực tiếp đến uy tín của doanh nghiệp, tới khả năng chủ động sản xuất kinh
doanh, tới tốc độ tiêu thụ và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, ảnh hưởng tới

5
mục tiêu tối thiểu hoá chi phí bằng cách chủ động khai thác sử dụng tối ưu các nguồn
lực đầu vào.
f. Lao động và Tiền lương : lao động là một trong các yếu tố đầu vào quan trọng, nó
tham gia vào mọi hoạt động, mọi quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Do
đó nó ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó tiền lương
và thu nhập của người lao động cũng ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả kinh doanh của
doanh nghiệp vì tiền lương là một bộ phận cấu thành lên chi phí sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp đồng thời nó còn tác động tới tâm lý của người lao động trong
doanh nghiệp.
1.2.2. Nhân tố khách quan
a. Môi trường pháp lý
Môi trường pháp lý luật các văn bản dưới luật Mọi quy định pháp luật về kinh
doanh đều tác động trực tiếp đến kết quả và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Vì
môi trường pháp lý tạo ra sâu hơn để các doanh nghiệp cùng tham gia hoạt động kinh
doanh vừa cạnh tranh lại vừa hợp tác với nhau nên việc tạo ra môi trường pháp lý lành
mạnh là rất quan trọng. Một môi trường pháp lý lành mạnh vừa tạo điều kiện cho các
doanh nghiệp tiến hành thuận lợi các hoạt động kinh doanh của mình lại vừa lại điều
chỉnh các hoạt động kinh tế vĩ mô theo hướng không chỉ chú trọng đến kết quả và hiệu
quả riêng mà còn phải chú ý đến lợi ích của các thành viên khác trong xã hội. Môi
trường pháp lý đảm bảo tính bình đẳng của mọi loại hình doanh nghiệp sẽ điều chỉnh
các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh, cạnh tranh nhau một cách lành mạnh. Khi
tiến hành các hoạt động kinh doanh mọi doanh nghiệp có nghĩa vụ chấp hành nghiêm
chỉnh mọi quy định của pháp luật kinh doanh trên thị trường.Trên thị trường quốc tế
doanh nghiệp phải nắm chắc luật pháp của nước sở tại và tiến hành các hoạt động kinh
doanh trên cơ sở tôn trọng luật pháp của nước đó.
Tính công bằng của luật pháp thể hiện trong môi trường kinh doanh thực tế ở
mức độ nào cũng tác động mạnh mẽ đến kết quả và hiệu quả hoạt động kinh doanh của
mỗi doanh nghiệp sẽ chỉ có kết quả và hiệu quả tích cực nếu môi trường kinh doanh
mà mọi thành viên đều tuân thủ pháp luật. Nếu ngược lại nhiều doanh nghiệp sẽ lao

vào con đường làm ăn bất chính; trốn lậu thuế; sản xuất hàng giả, hàng hoá kém chất
6
lượng cũng như gian lận thương mại; vi phạm pháp lệnh môi trường làm nguy hại tới
xã hội làm cho môi trường kinh doanh không còn lành mạnh. Trong môi trường này
nhiều khi kết quả và hiệu quả kinh doanh không do các yếu tố nội lực trong doanh
nghiệp quyết định dẫn đến những thiệt hại rất lớn về kinh tế ảnh hưởng tới các doanh
nghiệp khác.
b. Môi trường kinh tế
Môi trường kinh tế là nhân tố bên ngoài tác động rất lớn tới hiệu quả sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp. Các chính sách kinh tế vĩ mô như chính sách đầu tư ưu
đãi, chính sách phát triển sẽ tạo ra sự ưu tiên hay kìm hãm sự phát triển của từng
ngành, từng lĩnh vực cụ thể; do đó tác động trực tiếp đến kết quả và hiệu quả kinh
doanh của các doanh nghiệp trong từng ngành, từng lĩnh vực nhất định. Việc tạo ra
môi trường kinh doanh lành mạnh, các cơ quan quản lí nhà nước về kinh tế làm tốt
công tác dự báo để điều tiết đúng đắn các hoạt động đầu tư, không để ngành hay lĩnh
vực kinh tế nào phát triển theo xu hướng cung vượt cầu, việc thực hiện tốt sự hạn chế
của độc quyền kiểm soát độc quyền tạo ra môi trường cạnh tranh bình đẳng việc tạo ra
các chính sách vĩ mô hợp lý như chính sách thuế phù hợp với trình độ kinh tế, loại
hình doanh nghiệp sẽ tác động mạnh mẽ đến kết quả và hiệu quả kinh doanh của các
doanh nghiệp khác.
c. Môi trường thông tin
Sự phát triển như vũ bão của cách mạng khoa học kỹ thuật đang làm thay đổi
hẳn nhiều lĩnh vực sản xuất, trong đó thông tin đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Thông
tin được coi là hàng hoá là đối tượng kinh doanh và nền kinh tế thị trường hiện nay là
nền kinh tế thông tin hoá. Để đạt được thành công khi kinh doanh trong điều kiện cạnh
tranh quốc tế ngày càng quyết liệt các doanh nghiệp rất cần nhiều thông tin chính xác
về cung cầu thị trường hàng hoá, về người mua, về đối thủ cạnh tranh Ngoài ra
doanh nghiệp rất cần đến thông tin về kinh nghiệm thành công hay thất bại của các
doanh nghiệp khác, các thông tin về các thay đổi trong chính sách kinh tế của nhà
nước, kinh nghiệm thành công của nhiều doanh nghiệp cho thấy được những thông tin

cần thiết, biết xử lý và sử dụng thông tin đó một cách kịp thời là một điều kiện rất
quan trọng để đưa ra các quyết định kinh doanh cao, đem lại thắng lợi trong cạnh
7
tranh. Những thông tin chính xác kịp thời là cơ sở vững chắc để doanh nghiệp xác
định phương hướng kinh doanh, xây dựng chiến lược kinh doanh dài hạn cũng như
hoạch định các chương trình sản xuất ngắn hạn. Nếu doanh nghiệp không được cung
cấp thông tin một cách thường xuyên và liên tục, không có thông tin cần thiết trong tay
và xử lý một cách kịp thời thì doanh nghiệp sẽ không có cơ sở để ban hành các quyết
định kinh doanh dài và ngắn hạn và do đó dẫn đến thất bại trong hoạt động sản xuất
kinh doanh.
1.3. Hệ thống chỉ tiêu dùng để đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh
1.3.1. Hiệu quả kinh doanh tổng hợp .
Để đánh giá Hiệu quả sản xuất kinh doanh tổng hợp của toàn doanh nghiệp
người ta thường dùng các chỉ tiêu sau:
• Chỉ tiêu Doanh thu trên một đồng chi phí: cho biết với một đồng Chi phí bỏ
ra, doanh nghiệp tạo ra được bao nhiêu đồng Doanh thu.
Doanh thu trên Doanh thu tiêu thụ sản phẩm trong kỳ
một đồng chi phí Tổng chi phí sản xuất và tiêu thụ trong kỳ
• Chỉ tiêu Doanh thu trên một đồng vốn kinh doanh: phản ánh một đồng Vốn
kinh doanh đem lại bao nhiêu đồng Doanh thu.
Doanh thu trên một Doanh thu tiêu thụ sản phẩm trong kỳ
đồng vốn kinh doanh Vốn kinh doanh bình quân trong kỳ
• Chỉ tiêu lợi nhuận theo chi phí: cho biết bỏ ra một đồng Chi phí đem lại bao
nhiêu đồng Lợi nhuận.
Lợi nhuận theo Lợi nhuận sau thuế trong kỳ
chi phí Tổng chi phí sản xuất và tiêu thụ trong kỳ
• Chỉ tiêu lợi nhuận theo vốn kinh doanh: cho biết một đồng vốn kinh doanh
đem lại bao nhiêu đồng Lợi nhuận.
Lợi nhuận theo Lợi nhuận sau thuế trong kỳ
vốn kinh doanh Vốn kinh doanh bình quân trong kỳ

8
=
=
=
=
• Chỉ tiêu lợi nhuận doanh thu thuần phản ánh một đồng Doanh thu thuần
đem lại bao nhiêu đồng Lợi nhuận.
Lợi nhuận trên Lợi nhuận sau thuế trong kỳ
doanh thu thuần Doanh thu tiêu thụ thuần trong kỳ
1.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động
Lao động là yếu tố đầu vào cơ bản của sản xuất, hiệu quả sử dụng lao động góp
phần nâng cao hiệu quả chung của toàn doanh nghiệp. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử
dụng lao động trong mỗi doanh nghiệp sẽ mang lại hiệu quả cao hay thấp. Hầu hết
doanh nghiệp nào trong nền kinh tế thị trường đều phải sử dụng lao động, nhưng việc
sử dụng lao động đó sẽ mang lại hiệu quả ra sao thì ta cần đánh giá thông qua một số
chỉ tiêu sau:
Chỉ tiêu năng suất lao động cho biết bình quân một lao động trong một kỳ kinh
doanh sẽ có khả năng đóng góp sức mình vào sản xuất để thu lại được bao nhiêu giá trị
sản lượng cho doanh nghiệp.
Năng suất lao động = Giá trị sản xuất
Tổng số lao động bình quân trong kỳ
Chỉ tiêu sức sản xuất của lao động cho biết bình quân một lao động trong một kỳ
kinh doanh làm ra bao nhiêu đồng lợi nhuận.
Sức sản xuất của = Doanh thu tiêu thụ sản xuất trong kỳ
Tổng số lao động bình quân trong kỳ
1.3.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn
Không một doanh nghiệp nào có thể tiến hành các hoạt động sản xuất kinh
doanh mà không có vốn. Vốn có ý nghĩa vô cùng quan trọng, quyết định trực tiếp tới
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Vốn trong doanh nghiệp được hình thành từ 3
nguồn chính: Vốn tự có, vốn ngân sách nhà nước cấp và vốn vay: được phân bổ dưới

hai hình thức là vốn cố định và vốn lưu động
• Chỉ tiêu lợi nhuận và doanh thu theo vốn kinh doanh:
LN theo vốn kinh doanh = Tổng lợi nhuận / Vốn kinh doanh
9
=
DT theo vốn kinh doanh = Tổng doanh thu / Vốn kinh doanh
• Chỉ tiêu doanh thu và lợi nhuận theo vốn chủ sở hữu:
DT theo VCSH = Tổng doanh thu / VCSH
LN theo VCSH = Tổng lợi nhuận / VCSH
• Chỉ tiêu doanh thu và lợi nhuận theo TSCĐ:
DT theo TSCĐ = Tổng doanh thu / TSCĐ
LN theo TSCĐ = Tổng lợi nhuận / TSCĐ
1.3.4 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả Kinh tế - Xã hội.
a. Nộp ngân sách
Mọi Doanh nghiệp khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh thì phải có nhiệm
vụ nộp ngân sách nhà nước dưới hình thức là các loại thuế như thuế Doanh thu, thuế
đất, thuế lợi tức, thuế xuất khẩu (với các đơn vị xuất nhập khẩu), thuế tiêu thụ đặc
biệt nhà nước sẽ sử dụng những khoản thu này để đầu tư cho sự phát triển của nền
kinh tế quốc dân và các lĩnh vực phi sản xuất, góp phần phân phối lại thu nhập quốc
dân.
b. Việc làm
Nước ta cũng giống như các nước đang phát triển, hầu hết là các nước nghèo, tình
trạng yếu kém về kỹ thuật sản xuất và nạn thất nghiệp còn phổ biến. Để tạo nhiều công
ăn việc làm cho người lao động và nhanh chóng thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu đòi hỏi
các doanh nghiệp phải tự tìm tòi đưa ra những biện pháp nâng cao hoạt động sản xuất
kinh doanh, mở rộng quy mô sản xuất, tạo công ăn việc làm cho người lao động.
c. Thu nhập
Ngoài việc tạo công ăn việc làm cho người lao động đòi hỏi các doanh nghiệp
phải làm ăn có hiệu quả để góp phần nâng cao mức sống của người lao động. Xét trên
phương diện kinh tế, việc nâng cao mức sống của người dân được thể hiện qua các chỉ

tiêu như gia tăng thu nhập quốc dân bình quân trên đầu người, gia tăng đầu tư xã hội,
mức tăng trưởng phúc lợi xã hội
1.4. Nội dung và phương pháp phân tích
1.4.1. Nội dung phân tích
10
Nội dung nghiên cứu của phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh là
các hiện tượng kinh tế, quá trình kinh tế đã hoặc sẽ xảy ra trong một đơn vị hạch toán
kinh tế độc lập dưới sự tác động của nhiều nhân tố chủ quan, khách quan khác nhau.
Các hiện tượng và quá trình này được biểu hiện dưới một kết quả kinh doanh cụ thể
được biểu hiện bằng các chỉ tiêu kinh tế.
Kết quả sản xuất kinh doanh có thể là kết quả của từng khâu riêng biệt như kết
quả mua hàng, kết quả bán hàng, kết quả sản xuất…hay có thể là kết quả tổng hợp của
quá trình kinh doanh: kết quả tài chính. Khi phân tích kết quả kinh doanh người ta
hướng vào các kết quả thực hiện các định hướng, mục tiêu kế hoạch, phương án đặt ra.
Trong phân tích kết quả kinh doanh được thể hiện bằng các chỉ tiêu kinh tế. Đó
là sự xác định về nội dung và phạm vi của kết quả kinh doanh. Nội dung của phân tích
chủ yếu là các chỉ tiêu kết quả kinh doanh như: doanh thu bán hàng, giá trị sản xuất,
giá thành, lợi nhuận… Tuy nhiên kết quả kinh doanh luôn luôn được phân tích trong
mối qua hệ với các điều kiện (yếu tố) như: lao động, tiền vốn, vật tư… Khi phân tích
cần hiểu rõ chỉ tiêu số lượng và chỉ tiêu chất lượng. Chỉ tiêu số lượng phản ánh lên quy
mô kết quả hay điều kiện kinh doanh như: lao động, tiền vốn, vật tư… Ngược lại chỉ
tiêu chất lượng phản ánh lên hiệu suất kinh doanh hay hiệu suất sử dụng như: giá
thành đơn vị, tỷ suất chi phí, doanh lợi, năng suất lao động…
Khi phân tích, kết quả kinh doanh được biểu hiện thành các chỉ tiêu kinh tế
dưới sự tác động của các nhân tố mới là quá trình định tính, cần lượng hoá các nhân tố,
các chỉ tiêu ở những trị số xác định, với biến động xác định. Để thực hiện được các
công việc cụ thể đó, cần nghiên cứu khái quát các phương pháp phân tích kinh doanh.
1.4.2. Các phương pháp phân tích hiệu quả kinh doanh
- Phương pháp so sánh: bao gồm có so sánh bằng số tuyệt đối, so sánh bằng số tương
đối, so sánh bằng số bình quân.

- Phương pháp chi tiết: bao gồm có phương pháp chi tiết theo thời gian, chi tiết theo
địa điểm và chi tiết theo bộ phận cấu thành.
- Phương pháp thay thế liên hoàn
- Phương pháp số chênh lệch
- Phương pháp cân đối
- Phương pháp liên hệ cân đối.
11
CHƯƠNG 2: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH
MỘT THÀNH VIÊN 189
2.1. Thông tin chung về doanh nghiệp
Tên công ty: Công ty TNHH Một thành viên 189
Tên giao dịch nước ngoài: Company 189
Năm thành lập: 1989
Địa chỉ trụ sở chính: Số KCN Đình Vũ-P.Đông Hải 2- Q.Hải An- TP Hải phòng
Website:
E-mail:
Điện thoại: 0313.979706
Fax: 0313.979.709
Vốn điều lệ: 411.454.000.000 VNĐ
Số đăng ký kinh doanh: 0200134794
Giám đốc: Đào Đức Hạnh
2.2. Khái quát quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp
Công ty 189 Bộ Quốc phòng là một doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Bộ quốc
phòng, được phép hoạt động và hoạch toán kinh doanh độc lập, chịu sự quản lý trực
tiếp của Bộ Tư Lệnh Quân khu ba.
Công ty 189 Tổng cục Công nghiệp quốc phòng đặt tại khu công nghiệp Đình
Vũ phường Đông Hải, quận Hải An, Thành phố Hải Phòng, phía Nam giáp sông Bạch
Đằng, phía Đông giáp kho xăng dầu Hàng không và nhà máy Cám Con Cò, phía Tây
giáp Đồn Biên phòng cửa khẩu Đình Vũ, phía Bắc giáp đường đi đảo Cát Bà.
Tiền thân của Công ty 189 là Xưởng 10B Công Binh, trực thuộc Bộ Tham mưu

- Quân khu 3, với chức năng, nhiệm vụ: Gia công cơ khí, sửa chữa khí tài, trang bị
phục vụ cho nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu.
Nhằm thích ứng với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ tập trung bao cấp sang cơ chế thị
trường theo sự định hướng XHCN. Tháng 01 năm 1989 Xưởng 10B Công Binh được
Bộ Quốc Phòng ra quyết định thành lập Xí nghiệp 189 Quân khu 3, là một đơn vị tự
hạch toán kinh doanh với chức năng:
- Đóng mới và sửa chữa các phương tiện thuỷ, bộ.
- Dịch vụ vật tư kim khí phục vụ ngành đóng tàu.
12
Tháng 8 năm 1993 Xí nghiệp 189 được đăng ký thành lập doanh nghiệp Nhà
nước theo quyết định số 481/QĐ-QP ngày 04/8/1993 của Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng.
Số đăng ký kinh doanh 108195 ngày 18/9/1993 do Trọng tài kinh tế thành phố Hải
phòng cấp. Chức năng, nhiệm vụ không thay đổi song nhiệm vụ đóng mới các loại tàu
được đặt lên hàng đầu.
Tháng 4 năm 1996 để phù hợp với tình hình phát triển, Xí nghiệp 189 được đổi
thành Công ty 189 Bộ Quốc Phòng theo quyết định số: 566/QĐ-QP ngày 22/4/1996
của Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng, số đăng ký kinh doanh 108195 ngày 15/6/1996 do
UBKH Thành phố Hải Phòng cấp. Ngoài chức năng, nhiệm vụ đã được giao có bổ
sung thêm chức năng thực hiện dịch vụ vận tải đường sông, đường bộ.
Năm 1998, do nhu cầu mở rộng thị trường và khả năng đáp ứng vật tư, trang
thiết bị phục vụ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh. Công ty 189 BQP đã được Bộ
thương mại cấp giấy phép số 1121062/GP ngày 20/5/1998: xuất nhập khẩu trực tiếp
vật tư, trang thiết bị phục vụ ngành đóng tàu.
Năm 2004, do đòi hỏi của ngành đóng tàu quân sự, Công ty được Bộ trưởng Bộ
Quốc Phòng phê duyệt cấp đất xây dựng trung tâm đóng mới và sửa chữa tàu thuỷ
quân sự phía Bắc với qui mô lớn, hiện đại tại Đảo Đình Vũ như hiện nay.
Tháng 9 năm 2010 Công ty 189 được đổi loại hình kinh doanh thành công ty TNHH
một thành viên 189 theo DQQ số 1373/QĐ-BQP ngày 30/04/2010 của Bộ Quốc
phòng, đăng ký kinh doanh số: 0200134794 với các ngành nghề chủ yếu:
- Đóng mới và sửa chữa các phương tiện thủy

- Sản xuất các cấu kiện kim loại
- Kinh doanh vật tư kim khí
- Xuất nhập khẩu VT, MMTB tàu xuồng các loại
- Vận tải đường sông đường bộ
- Kho bãi và lưu giữ hàng hóa trong kho
- Bốc xếp hàng hóa cảng biển
- Hoạt động dịch vụ hỗ trợ trực tiếp VT ven biển và viễn dương
Vốn điều lệ: 411.454.000.000 VNĐ
Hiện nay công ty 189 là một trong những đơn vị đóng mới và sửa chữa tàu,
xuồng có uy tín trong ngành công nghiệp tàu thủy Việt Nam. Đã có những sản phẩm
13
lần đầu tiên được đóng mới ở Việt Nam thay thế cho các sản phẩm nhập khẩu do Công
ty thực hiện như Tàu tuần tra 34m vỏ hợp kim nhôm mang ký hiệu thiết kế TT120
đóng cho lực lượng cảnh sát biển Việt Nam theo chỉ định của Thủ Tướng Chính Phủ,
tàu chở quân K122, K123 và DN 2000, các sản phẩm tàu, xuồng xuất khẩu như: tàu du
lịch SF135, du thuyền K116 và nhiều sản phẩm có chất lượng cao khác tàu khách cao
tốc hai thân vỏ hợp kim nhôm mang ký hiệu thiết kế ST180 có sức chở 250 khách theo
đơn đặt hàng của UBND Tỉnh Kiên Giang. Với năng lực hiện tại, hàng năm công ty có
thể thực hiện:
+ Đóng mới từ 1-2 chiếc tàu biển vận tải có trọng tải tới 1000 tấn
+ Đóng mới từ 1-3 chiếc tàu tuần tra, tàu khách cao tốc.
+ Đóng mới khoảng 150 chiếc xuồng cao tốc vỏ hợp kim nhôm.
+ Sửa chữa và bảo dưỡng định kỳ cho 20 lượt tàu, xuồng các loại.
Bên cạnh đó công ty còn thực hiện vận tải đường sông, đường bộ, xuất nhập
khẩu và kinh doanh các loại trang thiết bị, vật tư kim khí phục vụ cho ngành công
nghiệp đóng tàu.
2.3. Tổ chức bộ máy quản lý
Công ty có 686 cán bộ, công nhân viên trong đó: biên chế là 160 người, công
nhân hợp đồng là 526 người. Hầu hết đã qua các trường lớp đào tạo cơ bản, công nhân
có trình độ tay nghề vững vàng, có kinh nghiệm thực tế, ban giám đốc công ty có sự

năng động, nhạy bén trong công tác quản lý, nắm bắt thị trường.
Công ty không có các Xí nghiệp thành viên mà chỉ có các phòng ban chức
năng, tổ chức sản xuất, phụ trách là các trưởng phòng, tổ trưởng. Mô hình bộ máy
quản lý của Công ty 189 được tổ chức theo kiểu trực tuyến- chức năng. Bao gồm 7
phòng ban chức năng, 16 tổ sản xuất trực tiếp ( 07 tổ vỏ thép, 04 tổ vỏ nhôm, 02 tổ hàn
thép, 01 tổ gò, 02 tổ hàn nhôm, 01 tổ vỏ nhựa Composite, 02 tổ máy tàu). Ngoài ra
Công ty còn có một số tổ sản xuất phụ trợ như tổ điện, tổ máy công cụ, tổ sơn, tổ trang
trí nội thất…
Bộ máy quản lý của Công ty 189 được bố trí theo sơ đồ như sau:
14
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC CÔNG TY 189
Giám đốc
PGĐ kinh
doanh
PGĐ kỹ
thuật
PGĐ chính
trị
Phòng
vận tải
Phòng
KD
XNK
Phòng
tài chính
kế toán
Phòng kế
hoạch kỹ
thuật
Phòng

KCS
Phòng
vật tư
Phòng
hành
chính
Phân xưởng đóng mới sửa chữa
Phân xưởng
vỏ
Phân xưởng
động lực
Phân xưởng
cơ điện
Phân xưởng
cơ khí
Phân xưởng
trang trí
Tổ vỏ
(9 tổ)
Tổ hàn
(3 tổ)
Tổ cắt
hơi
Tổ gò
(1 tổ)
Tổ máy
1
Tổ máy
2
Tổ điện

Tổ lắp
đặt thiết
bị
Tổ máy
công cụ
Tổ triền
đà
Tổ sơn
Tổ mộc
15
Chức năng nhiệm vụ các bộ phận:
* Ban giám đốc
- Giám đốc công ty: chịu trách nhiệm chung và chỉ đạo toàn bộ các hoạt động
sản xuất kinh doanh của công ty thông qua ba phó giám đốc và các phòng chức năng.
- Phó giám đốc kinh doanh: giúp giám đốc, chịu trách nhiệm khai thác, ký kết
và chỉ đạo các hợp đồng kinh doanh, dịch vụ.
- Phó giám đốc kỹ thuật: Giúp giám đốc và trực tiếp chỉ đạo các vấn đề thuộc
về kỹ thuật, tổ chức điều hành, quản lý sản xuất.
- Phó giám đốc chính trị: Phụ trách vấn đề tổ chức Đảng, quần chúng, quản lý
nhân sự trong công ty.
* Các phòng chức năng
- Phòng tài chính kế toán: Đặt trực tiếp dưới sự chỉ đạo của giám đốc, có chức
năng tổ chức thực hiện việc ghi chép, xử lý và cung cấp các số liệu về tình hình tài
chính kế toán của công ty, thực hiện phân tích hoạt động kinh tế theo yêu cầu của Ban
giám đốc. Mặt khác, phòng tài chính kế toán còn kết hợp với các phòng chức năng
khác nhằm giám sát quá trình sản xuất kinh doanh đảm bảo nhu cầu về vốn cho sản
xuất, thực hiện việc tính toán chính xác cho sản xuất kinh doanh và phân phối lợi
nhuận theo quy định của nhà nước
- Phòng kinh doanh XNK: Thực hiện nhập khẩu vật tư, trang thiết bị đảm bảo
cung cấp đầy đủ, kịp thời cho nhu cầu sản xuất kinh doanh, đồng thời xuất khẩu tàu,

xuồng cao tốc vỏ hợp kim nhôm theo đơn đặt hàng của nước ngoài, thực hiện dịch vụ
mua bán vật tư kim khí phục vụ đóng tàu.
- Phòng vật tư: Tổ chức thu mua nguyên vật liệu, trang thiết bị trong nước phục
vụ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh, bảo quản vật tư hàng hóa, trang thiết bị trong
kho.
- Phòng kế hoạch kỹ thuật: Có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch sản xuất, báo cáo
tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất, điều hành sản xuất đến từng tổ. Đặc biệt là
nhiệm vụ xây dựng định mức về nguyên vật liệu cho từng loại sản phẩm. Ngoài ra còn
trực tiếp giám sát công đoạn sản xuất từ thi công cho đến nghiệm thu chất lượng công
trình và tiến hành bàn giao cho khách hàng.
16
- Phòng KCS: Làm nhiệm vụ kiểm tra chất lượng sản phẩm:
+ Cùng với kỹ thuật bên A, Đăng kiểm, Cơ quan thiết kế kiểm tra nghiệm thu
các bước công nghệ và từng chi tiết theo phiếu công nghệ của phòng kỹ thuật với các
tiêu chuẩn đánh giá theo quy phạm đóng tàu của Đăng kiểm Việt Nam.
+ Yêu cầu phòng kỹ thuật và các tổ, các nhóm, phân xưởng sửa chữa và nghiệm
thu lại những tồn tại nếu có khi kiểm tra nghiệm thu với chủ tàu và Đăng kiểm.
+ Lập hồ sơ kỹ thuật xuất xưởng và trình Đăng kiểm để cấp sổ Đăng kiểm cho
tàu.
- Phòng tổ chức hành chính: Tổ chức biên chế nhân lực, ký kết các hợp đồng về
lao động, quản lý cán bộ trong phạm vi phân cấp, thực hiện trả lương, thưởng, bảo vệ
tài sản của công ty, kiểm tra đôn đốc việc chấp hành các quy định của công ty, đồng
thời làm các thủ tục văn bản, giấy tờ cần thiết cho công tác đối nội, đối ngoại của công
ty.
- Phòng vận tải: Quản lý các phương tiện vận tải phục vụ cho nhu cầu vận
chuyển vật tư. Những phương tiện này có thể vận chuyển nguyên vật liệu về kho của
công ty phục vụ cho sản xuất hoặc có thể vận chuyển vật tư nguyên liệu bán cho khách
hàng, đồng thời thực hiện các vận tải góp phần giải quyết công ăn việc làm cho cán bộ
công nhân viên và tăng thu nhập cho người lao động.
* Các phân xưởng và tổ đội sản xuất

Hệ thống phân xưởng đóng mới và sửa chữa trực tiếp thực hiện đóng mới và
sửa chữa các phương tiện vận tải thủy qua ba giai đoạn là: đóng vỏ, lắp máy và hoàn
thiện. Mỗi giai đoạn có các tổ thực hiện các chức năng khác nhau phù hợp với tên tổ.
Ngoài ra còn có các bộ phận phụ trợ có chức năng hỗ trợ nhiệm vụ cho các bộ phận
khác.
2.4. Đặc điểm sản xuất kinh doanh
2.4.1. Các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
- Đóng mới và sửa chữa phương tiện vận tải thủy
- Dịch vụ vật tư kim khí
- Dịch vụ vận tải
- XNK vật tư, máy móc trang thiết bị phục vụ đóng tàu
2.4.2. Sản phẩm và quy trình công nghệ
17
Các sản phẩm chủ yếu của công ty 189 hiện nay bao gồm:
- Đóng mới và sửa chữa tàu vỏ thép
- Đóng mới tàu xuồng cao tốc vỏ hợp kim nhôm
- Đóng mới tàu vỏ Composite
- Dịch vụ vật tư kim khí, dịch vụ vận tải thủy bộ
- Nhập khẩu vật tư, máy móc thiết bị phục vụ cho đóng tàu.
- Nhập khẩu ủy thác
Trong đó quan trọng nhất là các sản phẩm từ đóng mới và sửa chữa tàu, xuồng.
Đây là những sản phẩm đơn chiếc, có giá trị và kích thước lớn, sản xuất theo đơn đặt
hàng. Sản phẩm chế tạo tại công ty là những thiết bị cao cấp theo công nghệ nước
ngoài đã được thị trường đóng tàu chấp nhận và được Đăng kiểm Việt Nam tiêu chuẩn
hóa.
Quy trình sản xuất ở Công ty 189 về cơ bản cũng giống như các doanh nghiệp
đóng tàu khác thể hiện qua sơ đồ sau:
Nếu đặc thù của ngành đóng tàu là phần lớn nguyên vật liệu chính cấu thành
nên thực thể của sản phẩm được bỏ vào ngay từ đầu của công đoạn sản xuất theo thiết
kế. Hiện nay do trình độ công nghệ đóng tàu của nước ta còn rất thấp kém nên quy

trình sản xuất chủ yếu dựa vào sức lao động trực tiếp của công nhân và đòi hỏi số
lượng công nhân đông. Mỗi con tàu trước khi chế tạo đều được thiết kế phóng dạng và
tính toán các thông số kỹ thuật cũng như các định mức về nguyên vật liệu.
Đơn đặt hàng Thiết kế, phóng
dạng, mô hình,
lập phiếu công
nghệ
Tính các định
mức nguyên vật
liệu
Giai đoạn đóng
vỏ tàu
Bàn giao Hạ thủy Giai đoạn hoàn
thiện
Giai đoạn lắp
máy tàu
18
Qua sơ đồ quy trình công nghệ ta thấy Công ty tổ chức sản phẩm theo kiểu dây
chuyền, bao gồm các giai đoạn:
- Giai đoạn đóng vỏ tàu:
Căn cứ chi tiết đơn đặt hàng cho từng sản phẩm của khách hàng, phòng kỹ thuật
tiến hành tính toán định mức khối lượng vật tư cần thiết cho sản phẩm, sau đó các tổ
đội sản xuất tiếp nhận nguyên vật liệu chính đưa vào nhà phóng dạng để thực hiện
phóng dạng. Ở công đoạn này các cán bộ kỹ thuật vẽ phóng dạng từng phần vỏ tàu
theo kích thước thực tế trên bề mặt các tấm kim loại. Tổ cắt hơi thực hiện việc cắt các
tấm nhôm theo những đường vẽ và chuyển giao cho bộ phận gò những tấm nhôm theo
hình dạng cần thiết, sau đó tổ vỏ tiến hành đánh giá những tấm nhôm đã được cắt.
Khâu cuối cùng của giai đoạn này là tổ hàn, thực hiện hàn kín các đường nước, sau đó
bộ phận cơ khí sẽ làm công việc phay tẩy nhẵn các đường hàn, vệ sinh công nghiệp và
sơn chống rỉ.

- Giai đoạn lắp máy tàu:
Công ty bố trí 2 tổ máy ở giai đoạn này, có nhiệm vụ lắp ráp máy vào tàu, căn
chỉnh các thông số kỹ thuật, nổ máy rà trơn, chạy thử. Phụ trợ cho giai đoạn này là tổ
máy công cụ thực hiện gia công các chi tiết phục vụ cho lắp máy như bu long, ốc
vít….
- Giai đoạn hoàn thiện:
Gồm các tổ: điện, lắp đặt thiết bị, sơn, mộc thực hiện việc lắp hệ thống điện,
thiết bị, các hệ thống toàn tàu, sơn trang trí, sơn ca bin, sơn mớn nước, hoàn thiện nội
thất trên tàu.
Để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của ngành công nghiệp đóng tàu Việt Nam,
công ty đã không ngừng cải tiến công nghệ đầu tư cho cơ sở hạ tầng, đầu tư chiều sâu
để tăng năng lực sản xuất như: nâng cấp các trang thiết bị nhà máy, xây dựng nhà
xưởng hiện đại có mái che, cầu trục, cầu cảng, điền trà và cử cán bộ, công nhân đi đào
tạo trong nước và nước ngoài. Hiện nay công ty đã hoàn thiện các dây chuyền sản
xuất, các thiết bị, chi tiết độc lập cho tàu thủy theo công nghệ của các nước tiên tiến
trên thế giới.
2.4.3. Tổ chức sản xuất kinh doanh
Công ty 189 tổ chức sản xuất kinh doanh phù hợp theo từng lĩnh vực hoạt động.
19
* Lĩnh vực sản xuất: được thực hiện trực tiếp bởi các phân xưởng, mỗi phân
xưởng lại bao gồm một hay một số tổ đội sản xuất.
- Phân xưởng Composite và phun xốp Poluyrethane: là phân xưởng chuyên gia
công tác chi tiết và các thiết bị bằng hợp chất composite phục vụ lắp đặt trên tàu và gia
công cho các nhà máy khác có nhu cầu đặt hàng. Bên cạnh đó, phân xưởng còn làm
nhiệm vụ phun xốp chống cháy, chống chìm cho các sản phẩm tàu xuồng và phục vụ
cho các nhà máy có nhu cầu phun xốp.
- Phân xưởng đóng tàu, xuồng: là phân xưởng hạ liệu, cắt hơi, tập trung, gia
công các chi tiết kết cấu của tàu, xuồng, lắp giáp tàu, xuồng, tạo phôi cho phân xưởng
gia công kim khí.
- Phân xưởng lắp máy và hoàn chỉnh: lắp giáp và căn chỉnh máy chính, phụ hệ

động lực, hệ lái, gia công lắp đặt hệ thống lan can, ống, hoàn thiện điện tàu.
* Các lĩnh vực khác như: Hoạt động kinh doanh xuất- nhập khẩu, dịch vụ vận
tải, dịch vụ vật tư kim khí. Các hoạt động này được đảm nhiệm bởi các phòng: phòng
kinh doanh XNK, phòng vận tải, phòng vật tư. Mỗi phòng có chức năng nhất định,
song thông thường các phòng này không hoạt động tách biệt mà cùng phối hợp để thực
hiện các công việc được giao. Chẳng hạn, phòng vận tải vận chuyển vật tư, hàng hóa
cho phòng kinh doanh, phòng vật tư.
Việc tổ chức các hoạt động sản xuất kinh doanh ở công ty được sắp xếp rất hợp
lý. Vừa được phân công, phân nhiệm rõ ràng song vẫn đảm bảo sự kết hợp chặt chẽ
giữa các bộ phận khi thực hiện các công việc. Từ đó, nâng cao hiệu quả hoạt động của
từng bộ phận cũng như của toàn công ty.
2.4.4. Tình hình chi phí của công ty trong vài năm gần đây
Đơn vị tính: đồng
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
1. Nguyên vật liệu chủ yếu 212.891.941.005 254.796.036.762 428.374.573.510
2. Tổng quỹ lương 30.807.060.812 38.335.101.990 51.927.617.270
3. Khấu hao TSCĐ 8.776.377.960 11.312.749.364 12.605.009.010
4. Chi phí quản lý DN 10.271.104.024 12.525.445.643 15.658.236.541
5. Chi phí bán hàng 2.386.766.199 5.783.433.537 5.119.955.160
6. Chi phí khác 24.321.521 972.025.324 0
Tổng chi phí 265.157.571.519
323.725.792.61
0
513.685.391.591
20
Qua bảng số liệu trên ta có thể thấy chi phí của doanh nghiệp trong 3 năm đều
có sự tăng lên. Tổng chi phí năm 2010 bằng 122% so với năm 2009; đặc biệt là năm
2011 có tốc độ tăng chi phí rất cao bằng 158,7% so với năm 2010; yếu tố chi phí làm
tăng chủ yếu tổng chi phí của cả hai năm 2010 và 2011 là do tăng chi phí nguyên vật
liệu chủ yếu; cụ thể, năm 2010 chi phí cho nguyên vật liệu chủ yếu tăng 19%; năm

2011 tăng 58,7% so với năm 2010. Nguyên nhân chính là do việc biến động tăng giá
cả nguyên vật liệu và một phần bởi khối lượng hợp đồng tăng lên của công ty trong
các năm qua.
2.4.5. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh qua các năm.
Đơn vị tính: đồng
Chỉ tiêu 2009 2010 2011
Tổng doanh thu 283.450.915.780 334.870.294.905 526.419.140.325
Tổng chi phí 265.157.571.519 323.725.792.610 513.685.391.591
Lợi nhuận trước thuế 10.765.961.983 11.144.502.295 12.733.748.734
Thuế TNDN 538.298.099 557.225.115 658.668.856
Lợi nhuận sau thuế 10.227.663.884 10.586.277.180 12.075.079.878
Lương bình quân 3.280.273 3.591.597 4.829.128
Qua bảng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong thời gian
gần đây ta thấy doanh thu qua các năm đều có sự tăng lên. Doanh thu năn 2010
gấp1,18 lần so với năm 2009; đặc biệt là sự tăng về doanh thu năm 2011 so với năm
2010, doanh thu năm 2011 gấp 1,57 lần so với năm 2010. Mức tăng rất cao này chủ
yếu là do công ty đã tìm kiếm thêm được một số đơn đặt hàng mới, tăng khối lượng
đơn đặt hàng đóng tàu và sửa chữa. Tổng chi phí của công ty năm 2010 so với năm
2009 gấp 1,22 lần; năm 2011 gấp 1,58 lần so với năm 2010. Như vậy tốc độ tăng chi
phí tăng nhanh hơn tốc độ tăng doanh thu (vì chi phí tăng nhưng giá bán lại không
tăng) và làm cho lợi nhuận của công ty qua các năm vẫn tăng nhưng chưa tương ứng
với tốc độ tăng doanh thu. Mức lương bình quân cho người lao động trong công ty vẫn
tăng lên đáng kể giữa các năm. Cụ thể, lương bình quân của người lao động năm 2010
tăng 10,9% so với năm 2009; còn năm 2011 tăng 34,4% so với năm 2010. Đây là mức
lương bình quân khá cao đối với người lao động, tuy rằng nó sẽ làm tăng chi phí cho
công ty nhưng nó lại góp phần khuyến khích tinh thần làm việc của người lao động và
giúp ổn định cuộc sống cho họ.
21
2.5. Những thuận lợi, khó khăn và phương hướng phát triển của công ty trong
thời gian tới

2.5.1. Thuận lợi
Được sự quan tâm chỉ đạo của Thường vụ Đảng uỷ, Thủ trưởng Tổng cục công
nghiệp Quốc Phòng, các cơ quan chức năng trong và ngoài quân đội đã tạo điều kiện
quan tâm giúp đỡ, thường xuyên động viên, kịp thời hướng dẫn các văn bản chế độ
của Nhà nước ban hành giúp cho công ty thực hiện sản xuất kinh doanh có hiệu quả
theo đúng pháp luật của Nhà nước quy định.
Phát huy kết quả đã đạt được của những năm trước tạo tiền đề phát triển của
những năm tiếp theo, được sự quan tâm, ủng hộ của Đảng uỷ, Thủ trưởng Tổng cục
trong chiến lược đầu tư cơ sở hạ tầng, phát triển Nhà máy mới tại khu kinh tế Đình Vũ
đã hoàn thành giai đoạn 1. Hầu hết các hạng mục nghiệm thu bàn giao đã đưa vào khai
thác sử dụng tạo điều kiện thuận lợi cho nhà máy trong việc triển khai thực hiện nhiệm
vụ sản xuất kinh doanh đã được Tổng cục giao, góp phần làm đa dạng hoá sản phẩm,
nâng cao năng lực sản xuất của đơn vị, công ty không ngừng đổi mới công nghệ, trang
thiết bị sản xuất, cải tiến kỹ thuật, hoàn thiện phương pháp quản lý, tiết kiệm chi phí
sản xuất, hạ giá thành sản phẩm và có những chính sách tốt về tiêu thụ sản phẩm.
Công ty có một đội ngũ cán bộ công nhân trẻ, khoẻ, nhiệt tình, năng động, sáng
tạo. Cùng với đó công ty đã xây dựng được thương hiệu của mình bằng các sản phẩm
tàu xuất khẩu sang Hà Lan, xuồng vỏ hợp kim nhôm xuất khẩu sang Thuỵ Điển,
Singapore, Malaysia…có chất lượng và uy tín trên thị trường. Bên cạnh đó phải kể đến
những thành công trong lĩnh vực nghiên cứu, đóng mới các loại tàu quân sự chuyên
dùng được sự đánh giá cao của các cơ quan chức năng Bộ quốc phòng và được sự tín
nhiệm cao của khách hàng.
2.5.2. Khó khăn
Năm 2011 là năm thứ ba liên tiếp nền kinh tế, tài chính thế giới phải đối mặt
với tình trạng khủng hoảng trên quy mô toàn cầu. Những khó khăn, biến động phức
tạp của nền kinh tế đã có những ảnh hưởng nghêm trọng đến sự ổn định kinh tế trong
nước mà trực tiếp là các khoản tín dụng của ngân hàng thương mại đối với công ty
làm ảnh hưởng trực tiếp đến kế hoạch sản xuất của công ty.
22
Trong lĩnh vực vật tư kim khí và nhập khẩu máy móc thiết bị phục vụ ngành

đóng tàu, do ảnh hưởng của tình hình kinh tế thế giới, giá cả hàng hoá đặc biệt là giá
vật tư kim khí tăng, tỷ giá đồng ngoại tệ tăng nhanh làm ảnh hưởng tới kết quả kinh
doanh của công ty.
Mặt khác công ty đang tập trung đầu tư dự án xây dựng Nhà máy đóng tàu tại
khu kinh tế Đình Vũ với quy mô lớn nên cũng có những ảnh hưởng chi phối trực tiếp
đến nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của đơn vị.
2.5.3. Phương hướng phát triển của công ty trong thời gian tới
Trong những năm qua công ty 189 luôn có những bước phát triển vượt bậc, hầu
hết các chỉ tiêu kinh tế đều hoàn thành kế hoạch và vượt mức kế hoạch đề ra. Công ty
có một cơ sở vật chất vững chắc, tình hình tài chính lành mạnh, uy tín của Công ty
ngày càng được nâng lên, trình độ kỹ thuật, công nghệ sản xuất hiện đại, công nhân có
tay nghề cao tạo điều kiện cho Công ty phát triển vững chãi trong tương lai.
Công ty là một doanh nghiệp luôn đi đầu trong áp dụng, triển khai công nghệ
mới. Hiện nay Công ty đang thi công hai loại sản phẩm vỏ hợp kim nhôm lần đầu tiên
được đóng mới tại Việt Nam thay thế cho sản phẩm nhập khẩu theo chỉ định của Thủ
Tướng Chính Phủ là tàu tuần tra TT120 và tàu khách hai thân ký hiệu ST180. Hai sản
phẩm này sẽ mở ra cho Công ty 189 thị trường mới, những bước đi vững chắc nâng
cao uy tín, khẳng định năng lực công nghệ, khả năng thi công theo các sản phẩm yêu
cầu kỹ thuật cao của Công ty.
CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG
SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY
23
3.1. Môi trường hoạt động của công ty
Việc sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Một thành viên 189 một phần
hoạt động dựa trên sự bảo hộ của Nhà nước do công ty trực thuộc Bộ quốc phòng, một
phần hoạt động trong môi trường kinh doanh ở thị trường tự do.
Trong môi trường được sự bảo hộ của Nhà nước công ty chủ yếu có nhiệm vụ
đóng mới và sửa chữa các tàu tuần tra, xuồng cứu hộ, tàu khách theo nhiệm vụ của
Nhà nước đặt ra. Đây là môi trường hoạt động đơn giản, không có sự cạnh tranh.
Trong thị trường quốc phòng công ty ít có sự quan tâm tới hiệu quả kinh doanh mà chủ

yếu quan tâm tới sản lượng và chất lượng đầu ra có hoàn thành đúng nhiệm vụ mà Nhà
nước giao phó hay không.
Với nhiệm vụ mới mà Nhà nước đặt ra khi chuyển đổi loại hình kinh doanh của
công ty từ công ty 189 Bộ quốc phòng sang công ty TNHH Một thành viên thì công ty
đã hoạt động nhiều hơn trong thị trường tự do. Chính vì thế mà công ty đã dần hoà
mình, hoạt động cả trong môi trường kinh doanh tự do và nguồn thu từ môi trường
hoạt động này cũng đang là nguồn thu lớn đối với công ty.
Trong thị trường kinh doanh tự do công ty chịu nhiều sự ảnh hưởng của nền
kinh tế thị trường như sự biến đổi về giá nguyên vật liệu, nhiên liệu, tỷ giá hối đoái,
tình hình tài chính thế giới và trong nước… Và thị trường này ngày càng có nhiều sự
cạnh tranh gay gắt do ngày càng xuất hiện nhiều công ty đóng tàu, vận tải trên địa bàn
Hải Phòng. Một số đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường là: Công ty
CNTT Bạch Đằng, Công ty CP đóng tàu Sông Cấm, Công ty CNTT Phà Rừng, Công
ty CNTT Nam Triệu, Công ty TNHH vận tải Hoàng Long, Công ty TNHH Thế Kỷ,
Công ty CP công nghệ Hải Long… Tuy nhiên do xuất thân là công ty quân đội nên
công ty TNHH Một thành viên 189 cũng có nhiều lợi thế trong sự cạnh tranh trên thị
trường, công ty có uy tín cao, dễ có được khách hàng và dễ ký kết hợp đồng với khách
hàng hơn so với nhiều đối thủ cạnh tranh khác.
3.2. Phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
3.2.1. Phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
Ta có bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty từ năm 2009 đến năm
2011 như sau:
Đơn vị tính: triệu đồng
24
1.DT bán hàng và cung cấp dịch vụ 281.084 332.569 521.402
2.Các khoản giảm trừ 146 0 101
3.DT thuần về bán hàng và cung cấp DV 280.938 332.569 521.301
4. Giá vốn hàng bán 254.427 297.573 485.540
5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp DV 26.511 34.996 35.761
6. Doanh thu hoạt động tài chính 2.259 2.231 4.797

7. Chi phí tài chính
Trong đó: Chi phí lãi vay
5.429
4.232
6.872
4.521
7.265
6.106
8. Chi phí bán hàng 2.387 5.783 5.120
9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 10.271 12.525 15.658
10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 10.683 12.047 12.515
11. Thu nhập khác 106 68 218
12. Chi phí khác 24 972 0
13. Lợi nhuận khác 82 -904 218
14. Tổng lợi nhuận trước thuế 10.765 11.143 12.733
15. Chi phí thuế TNDN hiện hành 538 557 658
16. Chi phí thuế TNDN hoãn lại
17. Lợi nhuận sau thuế 10.227 10.586 12.075
Để thuận lợi cho việc phân tích ta sẽ sắp xếp và tính toán bảng báo cáo kết quả sản
xuất kinh doanh trong 3 năm như sau:
25

×