Tải bản đầy đủ (.docx) (34 trang)

phương pháp bảo quản nông sản bằng bao bì giấy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (869.17 KB, 34 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Thực phẩm là nhu cầu cần thiết cho sự sống và phát triển của loài người. Thời kì
sơ khai, thực phẩm đơn giản cả về phương pháp chế biến và bảo quản. Khi khoa học kĩ
thuật phát triển nhanh chóng thì việc chế biến lương thực thực phẩm cũng có những bước
tiến lớn. Ngành công nghiệp thực phẩm ra đời góp phần làm tăng chất lượng, giá trị cũng
như thời gian bảo quản của thực phẩm. Những thành tựu mới nhất của khoa học kĩ thuật
được con người ứng dụng vào sản xuất và chế biến lương thực, thực phẩm. Hầu hết các
loại thực phẩm sau chế biến đều bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài như nước, đất,
bụi, oxi, vi sinh vật…
Vì vậy chúng phải được chứa đựng trong các bao bì kín. Bao bì của thực phẩm
đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra sự sẵn có cho sản phẩm và giữ cho sản phẩm
không bị mất đi thành phần dinh dưỡng của nó. Nó cũng giúp cho việc vận chuyển các
loại thực phẩm trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn từ nơi sản xuất đến tay người tiêu dùng.
Trên bao bì khách hàng cũng có thể nắm được các thông tin về thành phần dinh dưỡng
của sản phẩm cũng như các thông tin khác.
Ngày nay, bao bì được sử dụng như là công cụ tiếp thị để đạt được giá trị gia tăng
cho sản phẩm. Riêng đối với ngành công nghệ thực phẩm thì tỷ lệ chi phí cho bao bì ngày
càng cao so với tổng chi phí sản xuất thực phẩm. Từ đó đưa đến sự cạnh tranh cao độ
nhằm giảm giá thành sản phẩm và yêu cầu vật liệu bao bì đạt tính năng cao. Sự chuyển
biến có tính chiến lược của công nghệ thực phẩm đã yêu cầu ngành bao bì phát triển
mạnh mẽ về lượng cũng như về chất với màng nguyên liệu plastic đơn, màng phức hợp,
lon thép tráng thiếc, chai lọ nhựa, chai lọ thủy tinh, bìa cứng các loại
Cùng với sự phát triển của xã hội loài người thì nhu cầu tìm kiếm các vật liệu thay
thế cho các vật liệu cũ gây ô nhiễm môi trường là rất cần thiết. Với đặc điểm nhẹ, bền,
tiện lợi, dễ trang trí, chống được các va chạm cơ học và đặc biệt là thân thiện với môi
trường, bao bì giấy được sử dụng rất rộng rãi trong nhiều lĩnh vực và đóng vai trò quan
trọng trong việc bao gói, vận chuyển các sản phẩm thực phẩm. Tìm hiểu về bao bì giấy,
chúng ta sẽ biết được nhiều lợi ích, chức năng và sự đa dạng của loại bao bì này trong
nghành chế biến, bảo quản thực phẩm cũng như trong đời sống.
1. Lịch sử của bao bì giấy:
Trước khi phát minh ra giấy, con người đã ghi chép lại các văn kiện lên các hình vẽ


trong các hang động hoặc khắc lên các tấm bia bằng đất sét, và sau đó nữa là người ta
dùng da để lưu trữ các văn kiện. Giấy được phát minh nhằm mục đích thay thế cho đá,
gỗ, vỏ cây, da thú mà loài người đã dùng để viết lên trước đó. Sau đó, kỹ thuật sản xuất
giấy phát triển không ngừng.
• Kể từ khi người Trung Quốc phát minh ra giấy vào năm 105, giấy đã bắt đầu được sử
dụng rộng rãi ở Trung Quốc. Người phát minh là Ts'ai Lun, ông đã lấy phần bên trong vỏ
thân cây dâu tằm và xơ cây tre đem trộn với nước rồi giã nát với dụng cụ bằng gỗ, xong
đổ hỗn hợp lên tấm vải và tạo ra giấy.
• Khoảng năm 400 người Ấn độ đã biết làm giấy. Sau khoảng 500 năm sau, dân Abbasid
Caliphate bắt đầu dùng giấy.
• Người theo đạo Islam dùng giấy rất sớm, từ Ấn độ tới Tây Ban Nha, trong lúc người theo
đạo Thiên chúa vẫn còn dùng giấy da.
• Năm 751,dân Arập sống trong thành phố Samarkan, trong Kasakhstan -khoảng 800 km từ
biên giới Trung quốc bị quân đội Trung quốc tấn công. Quân đội Arập thắng trận đã bắt
các tù binh Trung quốc biết kỹ thuật làm giấy. Để đổi lấy tự do, người Trung quốc đã
truyền lại nghề làm giấy. Người Arập biết làm giấy từ đó và cách làm giấy được lan tràn
nhanh chóng trong dân Arập. Vào thế kỷ thứ X, người Arập dùng bông vải để chế giấy
để có loại giấy mỏng tốt.
• Khoảng năm 1100, Ý và Espagne đuổi dân Arập đi nhưng ngành sản xuất giấy được giữ
vững. Tại Ý, tài liệu cổ xưa nhất được viết trên giấy xưa nhất đã được dâng lên vua
Roger của Sicile, ghi năm 1102.
• Đầu những năm 1200 Thiên chúa giáo thống chế người Tây Ban Nha theo đạo Islam, nhờ
vậy mà họ học cách làm giấy nơi người đạo Islam. Năm 1250 người Ý bắt đầu học cách
làm giấy và bán khắp châu Âu.
• Năm 1338 các giáo sĩ Pháp bắt đầu chế giấy lấy.
• Năm 1411 tức là sau 15 thế kỷ từ khi Ts'ai Lun phát minh ra giấy, người Đức mới bắt đầu
sản xuất giấy.
• Năm 1450 ngành báo chí và máy in ra đời do Johannes Gutenberg.
• Năm 1690: Máy nghiền bột giấy đầu tiên được sản xuất tại USA, bởi William
Rittenhouse Nicholas-Louis Robert, cải tiến và đưa ra mô hình sản xuất liên tục vào năm

1799.
• Năm 1800, giấy bìa gợn sóng được phát minh. Nó được sử dụng làm bao bì cho đa số các
loại sản phẩm vì nó có tính bền cao, dai, chống lại những tác động cơ học, thuận tiện khi
vận chuyển. Ngoài ra, giấy bìa gợn sóng còn có thể tái sản xuất, tiết kiệm nguyên liệu, ít
gây ô nhiễm môi trường.
• Năm 1803: Máy sản xuất giấy liên tục đầu tiên được cấp bằng sáng chế.
• Năm 1854: Tại Anh lần đầu tiên bột giấy từ gỗ được sản xuất.
• Năm 1871: Giấy gấp nếp lần đầu tiên xuất hiện như vật liệu bao bì cho thủy tinh và ống
khói đèn dầu.
• Năm 1894: Carton sóng được xẽ rảnh và cắt làm thành các thùng đầu tiên. Công ty Well
Fargo bắt đầu sử dụng thùng carton sóng cho việc vận chuyển các kiện hàng nhỏ bằng
đường biển.
• Năm 1903: Carton sóng lần đầu tiên được chấp thuận là vật liệu dùng vận chuyển đường
thủy hợp lệ và thường dùng đễ vận chuyển ngũ cốc.
• Ngày nay,bao bì giấy được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp thực phẩm và đời sống.
2. Bao bì giấy:
2.1. Phân loại:
Bao bì giấy gồm 3 loại:
• Bao bì mềm.
• Bao bì cứng.
• Bao bì nhiều lớp.
2.1.1. Bao bì mềm
Bao gồm các loại :
• Giấy Kraft (giấy gói hàng): cứng, dày, vững chắc; thường dùng gói hàng, dùng
trong công nghiệp bao gói nhiều nhất.
- Không tẩy trắng: có màu nâu sáng, rất bền. Có một số loại không được cán phẳng bề
mặt ráp. Thường được dùng làm túi đựng.
- Tẩy trắng hoặc bán tẩy trắng: màu trắng, khá bền. Dùng đựng các sản phẩm cần bề
ngoài đẹp, sạch (thực phẩm, thuốc, ) Loại bổ sung hạt polyamide hoặc polyamine: tăng
độ bền, dai.

Ứng dụng :
– Túi đựng gia vị : 40%
– Bao bì nhiều lớp : 38%
– Giấy bao : 17%
– Khác : 5%
• Giấy chống thấm dầu mỡ (glasine).
– Được sản xuất khi nhào trộn kỹ bộ giấy. Đôi khi được phủ sáp hoặc keo trên bề mặt
hoặc giữa các lớp. Được cán dưới tác động của nhiệt độ và áp suất.
– Có thể bổ sung phụ gia để tăng thêm tính năng như: độ mềm, dẻo (bổ sung hạt nhựa);
khả năng chống mốc, men, khả năng chống oxyhóa
Ứng dụng:
– Giấy chống thấm dầu mỡ được dùng làm túi, bao, hộp đựng thực phẩm, thuốc lá, hóa
chất, sản phẩm từ kim loại.
– Làm bao bì nhiều lớp,giấy nến không thấm mỡ,giấy thấm dầu Kokusal có độ dai cao,
không bị rách, giấy thấm dầu, giấy lọc dầu.
• Giấy da (parchment): giấy da còn được gọi là giấy da thực vật.
 Tính chất:
– Đôi khi giấy chống thấm cũng được gọi là giấy da.
– Giấy da thực sự được sản xuất bằng cách nhúng cuộn giấy chưa ngâm hóa chất vào
dung dịch acid sulfuric, sau đó được rửa và làm khô.
Đặc tính: bền, khó rách, chống thấm cao, chịu được nhiệt độ cao, không mùi, vị
 Ứng dụng:
– Đựng được các sản phẩm có độ ẩm và nhiệt độ cao;
– Bao gói, hoặc làm túi đựng các sản phẩm ẩm, chứa dầu; sản phẩm đông lạnh hoặc khô.
– Làm lớp lót cho các thùng carton.
• Giấy sáp (waxed).
– Được phủ sáp: theo công nghệ khô hoặc ướt.
– Thường dùng:
+ Parrafin sáp: nhiệt độ nóng chảy 46 – 74oC.
+ Microcrystalline sáp (sáp vi kết tinh): nhiệt độ nóng chảy 54 – 88oC.

• Petrolatum (mỡ bôi trơn): nhiệt độ nóng chảy 41 – 520C.
 Đặc tính: chống thấm nước và dầu cao, giá thành thấp, có thể hàn nhiệt.
 Ứng dụng:
– Đựng thực phẩm, xà bông, thuốc lá.
– Đựng các sản phẩm cần chống ẩm
• Giấy bóng kính
Giấy bóng kính, giấy bóng trong và giấy bóng mờ được chế tạo cùng cách thức
như giấy không thấm mỡ, nhưng ở giai đoạn cuối cùng của chế tạo, nó đạt tới độ trong
suốt đặc trưng và độ dầy đặc tăng lên so với thành phần bởi các thao tác lặp đi lặp lại để
hút ẩm và láng bóng dưới áp lực các xilanh nóng của máy cán là hạng nặng. Giấy cán là
trong suốt tương tự được chế tạo ngày nay bởi một quy trình tương tự khi thêm vào bột
các chất plastic hoặc các chất liệu khác.
Giấy bóng mờ Giấy bóng kính phần lớn là độ chống thấm kém hơn so với giấy sunphua
hóa hoặc giấy không thấm mỡ, có thể được dùng như giấy bao gói thực phẩm, bánh kẹo,
hoa, để chế tạo phong bì cho giao dịch
• Một số loại bao bì giấy khác.
- Giấy trộn ethylene vinyl acetate hoặc polyvinyl alcohol : làm tăng khả năng hàn nhiệt.
Do vậy loại giấy này được sử dụng để đựng thực phẩm hoặc làm nhãn.
- Giấy chống ăn mòn.
- Giấy chống nhiễm độc chất.
2.1.2. Bao bì cứng:
a. Ưu điểm:
- Dễ trang trí, in ấn, tạo ấn tượng, tạo dáng cũng như niêm phong.
- Đủ chắc chắn để chứa các sản phẩm cũng như các loại bao bì khác chứa trong nó.
- Dễ tạo ra được nhiều hình dáng kích cỡ khác nhau.
- Dễ dàng kết dính các mặt còn lại nên không tốn công sức trong việc tạo hình.
- Không gây ô nhiễm môi trường, thường được sản xuất bằng giấy tái sinh.
b. Nhược điểm:
- Dễ thấm nước, thấm dầu.
- Không ngăn cách được sản phẩm hoàn toàn với không khí. Trong trường hợp muốn kín

hoàn toàn phải dùng kết hợp với các loại bao bì khác.
– Nếu xử lý không có kỹ thì có khả năng bị vi sinh vật xâm nhập vào bao bì.
c. Ứng dụng:
- Dùng để làm hộp, thùng, khay đựng thực phẩm.
- Thường được làm bằng thùng đựng bên ngoài các loại bao bì khác. Trong một vài
trường hợp cũng được làm bao bì trực tiếp tiếp xúc với sản phầm thực phẩm.
- Được phối trộn với các loại vật liệu khác để tạo nên những tính năng mới cho bao bì
như: không thấm nước, không thấm dầu.
d. Phân loại:
Bao bì cứng bao gồm các loại :
• Giấy bìa đúc: bao bì được sản xuất bằng phương thức đúc (moulded paper
packaging : MPP). Sản xuất bằng giấy tái sinh.Thường được dùng để sản xuất
các khay đựng trứng, đựng trái cây, hoặc các chai nhỏ.
• Giấy bìa carton:
Giấy bìa Carton thường dùng làm hộp,thùng đựng hầu hết các loại sản phẩm đã được
nằm trong bao bì khác.
 Ưu điểm của carton:
- Tương đối rẻ tiền để sản xuất và sử dụng.
- Trọng lượng nhẹ, dễ dàng cắt hoặc uốn.
- Chịu lực nén, độ bục tốt. Đa dạng kiểu dáng, mẫu m. thùng hoặc hộp.
- Phong phú màu sắc mẫu in với công nghệ in Flexo & Offset.
- Hỗ trợ nhiều kiểu lắp ráp (đóng ghim, dán, gài).
- Nhỏ gọn, dễ dàng xếp lại lưu trữ dạng phẳng.
- Bảo vệ tốt thực phẩm, chống thấm tốt (cán chống thấm).
- Dễ dàng mạ phủ bề mặt, dễ dàng dập nổi (hộp). Dễ dàng sửa chữa,thay đổi kiểu
dáng ban đầu.
- Dễ dàng xử l., tái sinh.
- Dễ dàng phân hủy sinh học, thân thiện môi trường.
 Nhược điểm của carton:
- Chất lượng giảm dần theo thời gian lưu trữ, sử dụng.

- Kỵ nước và kỵ lửa.
Ứng dụng:
- Với trọng lượng nhẹ, khả năng chịu lực cao, hộp, thùng Carton được dùng để chứa
và bảo vệ hàng loạt các sản phẩm trong suốt chu kỳ phân phối. Khách hàng sẽ thấy thùng
Carton mang các thiết bị lớn nhỏ khác nhau như phụ tùng xe, thiết bị nông - công nghiệp,
bia, rượu, trái cây, thực phẩm… và đó chỉ là 1 phần trong những ứng dụng của thùng
Carton.
- Nhận biết Giấy bìa Carton: bao gồm một mặt trắng và một mặt xám, hoặc có hai mặt
trắng.
Dạng nhỏ đựng từng đơn vị một như: bánh, kẹo, bột, bánh snack, trà, cà phê… Dạng
lớn đựng nhiều đơn vị như: nước ngọt, sữa, mì tôm…Có thể dùng làm bao bì trực tiếp
với: muối, gạo, mì, gia vị Giấy bìa Carton được làm từ sợi cellulose.
- Định lượng: 250 –500g /m
2
- Giấy bìa Carton gồm hai lớp vật liệu giấy khác nhau,
ghép không dùng keo dán.
Các loại giấy tấm Carton:
Bao bì carton bao gồm nhiều loại: 1lớp, 2 lớp, 3 lớp, 5 lớp hoặc 7 lớp. Các loại sóng
phổ biến trong tấm Carton là sóng AF, BF và ABF. Chất lượng và kết cấu của mỗi loại
tấm Carton được thiết kế đặc biệt tùy theo từng ứng dụng. Lớp giấy phủ bề mặt có thể là
màu trắng, nâu hoặc vàng. Lớp bên trong thường là các loại giấy có tỷ trọng thấp chủ yếu
là giấy phế thải. Lớp bên ngoài sử dụng loại giấy có chất lượng tốt hơn (kraft).
Các loại giấy sóng Carton:
Giấy sóng Carton : là giấy bìa Carton được phối hợp với bìa cứng có trọng lượng nhẹ
và độ chịu lực cao. Giấy sóng Carton có đặc điểm trọng lượng nhẹ và độ chịu lực cao nên
thường được sử dụng làm bao bì vận chuyển, có khả năng bảo vệ chắc chắn, kinh tế và
hiệu quả. Giấy sóng được sản xuất trên máy có tốc độ 50 -200m/phút, khổ rộng hơn 2m,
và có thể được ghép 2, 3, 5 hoặc 7 lớp.
Có 4 loại sóng chính tạo nên các rãnh và vòng uốn lượn của giấy tấm Carton, bao
gồm : sóng A, sóng B, sóng C và sóng E.

+ Loại gợn sóng A: Có bước sóng dài và chiều cao sóng cao có đặc tính chịu lực va
chạm tốt, đồng thời sóng A chịu lực phân tán trên bề mặt tấm từ nắp tới đáy là tốt nhất
trong các loại sóng (Sóng C ít hơn khoảng 15% và sóng B là khoảng 25%). Giấy này
dùng để đóng gói các loại hàng hóa có thể bị ảnh hưởng bởi va chạm cơ học.
+ Loại gợn sóng B: có bước sóng ngắn và chiều cao sóng thấp, có khả năng chịu va
chạm cơ học, đặc biệt có khả năng chịu tải trọng nặng. Dó đó giấy bìa gợn sóng kiểu B
chủ yếu được dùng để đóng gói các hàng hóa có tải trọng cao như đồ hộp. Sóng B là loại
sóng cho bề mặt phẳng tốt nhất (nhiều hơn khoảng 50% so với sóng A, và khoảng 25% so
với sóng C).
+ Loại gợn sóng C: kết hợp những đặcs tính của loại A và B nên có tính năng chịu
được tải trọng và va chạm. Loại sóng phổ biến nhất hiện nay là sóng C. Thay thế phần
lớn sóng A nhờ rãnh ít hơn sóng A khoảng 15%.
+ Loại gợn sóng E: có bước sóng ngắn và chiều cao sóng rất thấp nên khả năng chịu
tải trọng cũng như va chạm đều rất kém. Sóng E là loại sóng rất mỏng, thường được dùng
cho thùng đựng các vật nhẹ hoặc gói đồ. Sóng E thường là giấy màu trắng với nhiều màu
sắc in bên ngoài.
2.1.3. Bao bì nhiều lớp hay bao bì hỗn hợp:
Loại bao bì hỗn hợp bao gồm sự có mặt của nhiều lợp bao bì kết hợp với nhau, trong đó
bao bì giấy là thành phần chủ yếu góp phần tạo nên các loại bao bì hỗn hợp. Giấy được
tráng phủ các màng plastic hoặc màng nhôm.
2.2. Ưu điểm, nhược điểm của bao bì giấy:
Ngày nay giấy chiếm hơn phân nửa trong tổng số nguyên liệu làm bao bì. Nhờ tiến bộ
của khoa học kỹ thuật, giấy các loại được sản xuất đại trà với giá thành thấp.
Ưu điểm:
• Nhẹ, mềm dẻo, tương đối bền.
• Sử dụng đa dạng.
• Rẻ tiền, dễ thích ứng được với nhiều sản phẩm thực phẩm.
• Dễ in ấn tạo nên sự đa dạng, phong phú và hấp dẫn cho sản phẩm.
• Bao bì bằng carton ngày càng thông dụng do có nhiều ưu điểm như : nhẹ, bền, dễ
trang trí, chống được va chạm cơ học nên bảo vệ được sản phẩm nhất là các sản

phẩm có bao bì bằng thủy tinh, kim loại…
• Dễ kết hợp với vật liệu khác tạo nên độ bền, độ cứng chắc cho bao bì, ngăn cản sự
thấm khí, hơi nước, cho bề mặt dính bám tốt thuận lợi cho việc in tráng mạ.
• Dễ chế tạo công nghiệp hàng loạt, dễ tiêu chuẩn hóa.
• Có khả năng tái chế và tái sử dụng và dễ phân hủy nên là loại bao bì thân thiện với
môi trường.
Khuyết điểm:
• Dễ rách, thấm nước, thấm khí, dễ bị rách khi độ ẩm cao, khả năng chống xuyên
thấm kém, khả năng giãn nở kém.
• Quy cách được quy định bởi trọng lượng trên 1 đơn vị diện tích giấy: g/m
2
.
• Giấy là vật liệu lâu đời không gây hại môi trường, đã được xử lý để có thể tăng
cường tính kháng hơi ẩm, chống oxy hóa, kháng vi khuẩn
• Giấy có thể làm từ nguyên liệu rơm rạ, gỗ vụn, vỏ cây, bột gỗ, giấy thải, gỗ thân
mềm, gỗ thân cứng.
• Chất lượng giấy được quyết định bởi nguyên liệu cellulose ban đầu hơn là các chất
phụ gia, đó chính là chiều dài của cellulose. Ngoài ra, tỷ trọng của gỗ cũng ảnh
hưởng lớn đến cấu tạo của giấy.
• Không chịu được môi trường ẩm, khi bị ẩm độ bền cơ học giảm đi nhanh chóng.
Độ ẩm cho phép đảm bảo tính bền của giấy là 6 – 7%.
2.3. Cấu tạo:
2.3.1. Bao bì carton nhiều lớp:
2.3.1.1. Bao bì carton 1 lớp:
Hộp giấy 1 lớp có kết cấu 1 lơp giấy. Nguyên liệu chủ yếu là giấy Duplex tráng có
định lượng từ 250-400g/m
2
.
2.3.1.2. Bao bì carton 2 lớp:
Hộp giấy 2 lớp có kết cấu : một lớp giấy mặt và một lớp giấy sóng trung bình

(1 lớp mặt + 1 lớp sóng). Nguyên liệu là giấy Kraft nâu, giấy Duplex trắng…Chỉ được
dùng cho mục đích gói đồ, cố định sản phẩm hoặc là miếng đệm cho đồ nội thất. Dạng
này không được sử dụng để sản xuất các loại hộp.
2.3.1.3. Bao bì carton 3 lớp:
Hộp giấy 3 lớp có kết cấu: 3 lớp giấy gồm một lớp giấy mặt, một lớp giấy sóng
trung bình ở giữa và một lớp giấy đáy (1 lớp mặt + 1 lớp sóng + 1 lớp đáy). Thực tế có
hơn 90% thùng carton sử dụng tấm carton dạng 3 lớp này. Nguyên liệu chủ yếu được sử
dụng từ giấy Kraft vàng đến giấy Duplex trắng có định lượng từ 130 – 180g/m
2
.
2.3.1.4. Bao bì carton 5 lớp:
Hộp giấy 5 lớp có kết cấu: có kết cấu 5 lớp giấy: một lớp giấy mặt, hai lớp giấy sóng,
một lớp đáy cách giữa hai lớp sóng và một lớp đáy(1 lớp mặt + 3 lớp sóng + 1 lớp đáy).
Nguyên liệu chủ yếu được sử dụng từ giấy Kraft vàng đến giấy Duplex trắng có định
lượng từ 130 – 180g/m
2
. Dạng này được dùng cho các ứng dụng cần chịu lực cao. Đặc
biệt được dùng làm bao bì xuất khẩu.
2.3.1.5. Bao bì carton 7 lớp:
Thùng carrton 7 lớp là loại thùng được cấu tạo bởi hai lớp giấy mặt, ba lớp giấy sóng
và hai lớp giấy lót ở giữa trong. Tổng cộng là 7 lớp giấy (1 lớp mặt + 5 lớp sóng + 1 lớp
đáy). Loại thùng này được sản xuất trên các loại giấy Việt Nam, giấy Đài Loan, giấy
Thái. Chỉ một vài nhà sản xuất làm loại tấm carton này. Được sử dụng chủ yếu trong
ngành công nghiệp cần chịu lực thật cao.
Người ta dùng giấy được tráng 1 màng plastic hoặc màng plastic với Al lá chống thấm
khí nhằm ngăn cản tác động của môi trường ngoài lên thực phẩm.
Giấy này có khả nằng chống thấm khí hơi rất cao ở mặt trong lẫn mặt ngoài nhằm
ngăn cản hàn toàn tác động của môi trường lên thực phẩm.
Ưu điểm của loại bao bì này là siêu nhẹ nhưng bền và dai (ví dụ bao bì sữa tiệt trùng
các loại ).

2.3.2. Bao bì giấy nhiều lớp:
Với 2 tính chất: chống thấm và chịu đựng (va chạm và sự tiếp xúc với thực phẩm) là
loại bao bì màng ghép, gồm có các lớp sau ( dùng bao bì phức hợp ):
Lớp ngoài cùng là PE: chống ẩm.
Lớp mực in (cellophane): dễ in.
Lớp giấy: tăng cứng cho bao bì.
Lớp PE: nối kết giữa lớp giấy và lớp nhôm ở trong cùng.
Lớp nhôm: ngăn ẩm, giữ mùi, ngăn sáng.
Bao bì giấy có thể bảo quản tốt vitamin, dưỡng chất hơn các loại bao bì khác khỏi bị
phân huỷ dưới ánh sáng mặt trời. Theo các chuyên gia, lượng vitamin đựng trong chai
thuỷ tinh giảm đi 40% khi bị chiếu sáng trong vòng 12 giờ nhưng với bao bì giấy, vitamin
không hề bị suy giảm. Nguồn nguyên liệu tráng bề mặt giấy để chống thấm bao gồm:
• Dầu hỏa được sản xuất từ dầu mỏ thô hoặc từ thân nâu. Dầu này có độ thấm cao và điểm
nóng chảy nằm giữa 52 -560
0
C. Nó được thấm vào giấy bằng cách ngâm giấy vào dầu
dạng lỏng, hoặc phun nó lên bề mặt giấy.
• Sáp hay parafin rắn là nguyên liệu có nguồn gốc từ công nghệ tinh lọc dầu hỏa được đun
đến điểm nóng chảy trên 800
0
C và thẩm thấu vào giấy hoặc phun lên giấy.
• Màng polyetylen hay polypropylene phủ lên bề mặt giấy hoặc thấm thấu dạng nhựa lỏng.
Loại giấy được nâng cao tính chống thấm bằng nhựa thường được dùng trong sản xuất
giấy bìa gợn sóng và giấy bìa cứng để làm những bao bì vận chuyển
• Những vật liệu plastic khác như polyvinyl chloride, polyvinylaxetat, polyvinylacrylat,
cellulose, ete, latex, thường được dùng để làm các bao bì đẹp mắt. Những vật liệu này
thường được phủ lên mặt giấy và được ép nhiệt. Giấy được xử lý như vậy gọi là giấy
tráng bề mặt, có tính không thấm nước hay ẩm.
• Lá nhôm cũng thường được dùng cùng với giấy. Ví dụ: giấy cải tiến được làm thành 3
lớp: Lớp thứ nhất thường là giấy, lớp giữa là nhôm và lớp thứ 3 là lớp polyetylen. Cuối

cùng sản phẩm là một vật liệu bền chắc có thể chống thấm hơi nước và hơi ga và rất
thích hợp cho bao bì thực phẩm. Ví dụ : Cấu tạo hộp sữa:
Cấu tạo:
- Vỏ hộp được xếp thành 6 lớp khác nhau, 6 lớp của bao bì giấy được thiết kế để mỗi lớp
đều có những tác dụng nhất định trong việc bảo vệ thực phẩm.
• Lớp thứ nhất nằm trong cùng, tiếp xúc với thực phẩm thì được làm từ polyetylen
và bao bọc kín thực phẩm.
• Lớp thứ hai được làm từ polyetylen và đóng vai trò kết dính lớp một và lớp thứ ba.
• Lớp thứ ba là lớp nhôm, có nhiệm vụ làm rào chắn chống lại các ảnh hưởng có hại
của không khí và ánh sáng.
• Lớp thứ tư được làm từ nilon và có nhiệm vụ kết dính lớp thứ ba và lớp thứ năm.
• Lớp thứ năm là lớp giấy bìa để tạo hình dạng và dộ cứng cho hộp giấy .
• Lớp thứ sáu được làm từ nilon có tác dụng ngăn cản độ ẩm từ bên ngoài xâm nhập
vào.
2.4. Chức năng:
2.4.1. Chức năng bảo vệ
Trong quá trình bảo quản và lưu thông hàng hóa, thực phẩm luôn luôn bị tác động
bởi nhiều yếu tố khác nhau nên dễ bị hư hỏng. Với bao bì của thực phẩm đóng hộp bằng
carton có chức năng bảo vệ sản phẩm bên trong khỏi tác động của các yếu tố:
+ Nhiệt độ,ánh sáng trực tiếp của môi trường, bụi và các chất gây hại ở thể khí dễ
xâm nhập.
+ Tác động cơ học trong quá trình bốc dỡ, vận chuyển, đóng thùng, bảo quản để sản
phẩm không bị rơi ra ngoài đối với thực phẩm thịt, cá, bánh… Vì thế bao bì bằng carton
sẽ bảo vệ sản phẩm tránh bị hư hỏng và bảo quản được trong một thời gian dài.
+ Tránh sự xâm nhập phá hoại của các loại côn trùng ( gián, chuột, kiến ) Tuy có
nhược điểm là chịu tác động cơ học kém nhưng khi sản phẩm được đóng thành hộp, các
hộp được chứa trong thùng carton nhiều lớp thì vẫn bảo vệ tốt sản phẩm bên trong.
2.4.2. Chức năng thông tin:
Trên bao bì của tất cả các sản phẩm đóng hộp đều có cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết
về sản phẩm đó, bao gồm:

• Tên sản phẩm
• Nơi sản xuất: tên công ty sản xuất và địa điểm sản xuất.
• Thành phần và hàm lượng các chất trong sản phẩm
• Thời điểm sản xuất:
• Hạn sử dụng:
• Cách đóng mở nắp:
• Cách bảo quản :
• Cách sử dụng :
• Các kí hiệu quy ước:
• Mã vạch các loại sản phẩm, hình ảnh thiết kế trên bao bì được pháp luật bảo vệ, tránh
trường hợp các đối thủ cạnh tranh sao chép hay làm giả sản phẩm. Các thông tin ghi trên
bao bì đều phải được viết bằng tiếng Việt do sản phẩm đang được bán trên thị trường
Việt Nam, phục vụ người Việt Nam. Ngoài ra còn có một phần được dịch ra tiếng Anh.
Đây là yếu tố thể hiện mong muốn mở rộng thị trường của nhà sản xuất, hướng đến đối
tượng là người nước ngoài.
2.4.3. Chức năng maketting:
Bao bì không chỉ có tác dụng bảo vệ sản phẩm mà còn đóng vai trò quan trọng trong
việc xúc tiến sản phẩm, xét từ góc độ kinh doanh. Các hình thức của bao bì như : hình
dáng, kích thước bao bì, màu sắc trang trí một cách hài hòa và đầy đủ thông tin cần thiết
sẽ tạo sức hút cho người tiêu dùng. Ví dụ: bánh Custas cao cấp có hình hộp vuông, màu
vàng, thiết kế sinh động, nổi bật. Màu vàng của vỏ bánh là màu của trứng, bột lòng đỏ
trứng, màu thể hiện sự quyền uy, hưng vượng, cũng chính là màu của sản phẩm bánh
bên trong. Qua màu sắc của vỏ hộp bánh, bánh Custas đã ngầm khẳng định sự sang
trọng, uy tín chất lượng tuyệt hảo đối với người tiêu dùng.
2.4.4. Chức năng sử dụng:
Dễ mở vì hộp bánh được thiết kế bằng bìa giấy nhỏ gọn, sản phẩm bánh bên trong
được bao gói dưới dạng từng cái riêng lẻ.Mỗi cái bánh là một gói nhỏ được bao gói trực
tiếp bằng nilon.
Dễ sử dụng do 2 đầu sản phẩm được dập rãnh răng cưa.
Kích thước phù hợp hộp 12 gói với khối lượng 276g/9.73 (OZ)

2.4.5. Chức năng phân phối:
Lượng sản phẩm được đựng trong hộp phải phù hợp với người tiêu dùng và thói quen.
Khối lượng của hộp cũng như của sản phẩm không quá nhiều hoặc quá ít cho người sử
dụng. Dễ xếp đặt, vận chuyển và sử dụng.
2.4.6. Chức năng sản xuất
Trên dây chuyền sản xuất, bao bì giấy thường bị tác động bởi các yếu tố kĩ thuật vì
thế bao bì phải vừa đảm bảo được hiệu quả kinh tế vừa thỏa mãn các yêu cầu kĩ thuật.
2.4.7. Chức năng môi trường
Bao bì carton có khả năng tái chế, sau khi sử dụng có thể làm nguyên liệu cho các
ngành công nghiệp khác.Có khả năng tự phân hủy trong môi trường, là loại vật liệu thân
thiện với môi trường…
2.4.8. Chức năng văn hóa
Chức năng văn hoá mang lại cho sản phẩm thực phẩm đặc trưng riêng và tạo cho sản
phẩm có khả năng thông tin và marketing độc đáo. Thông tin trên nhãn hàng được trình
bày bằng ngôn ngữ dân tộc. Trên bao bì có in những hình ảnh biểu tượng riêng của từng
doanh nghiệp, công ty sản xuất cũng có thể đó là những sản phẩm mang đặc trưng riêng
cho từng vùng, từng địa phương, từng quốc gia.
2.5. Nguyên liệu sản xuất bao bì giấy:
Bao bì làm từ vật liệu cellulose gọi tắt là bao bì giấy, bao bì giấy được phát triển của
nghành công nghiệp giấy và cenllulose. Sợi cellulose được khai thác từ thực vật (tre,
nứa, gỗ, rơm, rạ, bã mía ) và được xeo thành các màng mỏng, từ các màng mỏng người
ta tạo nên nguyên liệu làm bao bì có độ dày và kích thước khác nhau tùy theo đối tượng
sử dụng. Ngày nay giấy chiếm hơn phân nửa trong tổng số nguyên liệu làm bao bì.
Nhờ tiến bộ của khoa học kỹ thuật, giấy các loại được sản xuất đại trà với giá thành
thấp. Một số đặc tính của giấy:
- Giấy là vật liệu lâu đời không gây hại môi trường, đã được xử lý để có thể tăng cường
tính kháng hơi ẩm, chống oxy hóa, kháng vi khuẩn
- Giấy có thể làm từ nguyên liệu rơm rạ, gỗ vụn, vỏ cây, bột gỗ, giấy thải, gỗ thân mềm, gỗ
thân cứng.
- Chất lượng giấy được quyết định bởi nguyên liệu cellulose ban đầu hơn là các chất phụ

gia, đó chính là chiều dài của cellulose. Ngoài ra, tỷ trọng của gỗ cũng ảnh hưởng lớn
đến cấu tạo của giấy. Ngày nay giấy chiếm hơn phân nửa trong tổng số nguyên liệu làm
bao bì. Nhờ tiến bộ của khoa học kỹ thuật, giấy các loại được sản xuất đại trà với giá
thành thấp.
2.5.1. Từ nguồn cellulose:
Như gỗ ( gồm gỗ mềm và gỗ cứng), tre nứa, rơm (lúa gạo, lúa mì), các sản phẩm phụ
từ gỗ, bã mía.
2.5.1.1. Thành phần chính của các tế bào gỗ:
• Cellulose
Màng cellulose chỉ có ở tế bào thực vật, là màng bảo vệ, còn gọi là vách tế bào.
Cellulose là hợp chất hữu cơ có công thức cấu tạo (C
6
H
10
O
5
)
n
và là thành phần chủ yếu
của thành tế bào thực vật, gồm nhiều cellobiose liên kết với nhau, 4-O- (β-D-
Glucopyranosyl)-D-glucopyranose (Hình 1.3). Cellulose cũng là hợp chất hữu cơ nhiều
nhất trong sinh quyển, hàng năm thực vật tổng hợp được khoảng 10
11
tấn cellulose (trong
gỗ, cellulose chiếm khoảng 50% và trong bông chiếm khoảng 90%).
• Hemicellulose
Hemicellulose là một loại polymer phức tạp và phân nhánh, độ trùng hợp khoảng 70
đến 200 đơn phân. Hemicellulose chứa cả đường 6 carbon gồm glucose, mannose và
galactose và đường 5 gồm xylose và arabinose. Thành phần cơ bản của hemicellulose là
β– D xylopyranose, liên kết với nhau bằng liên kết β-(14).

Trong các loại hemicellulose, xylan là một polymer chính của thành tế bào thực vật trong đó các gốc
D-xylopyranose kết hợp với nhau qua liên kết β-1,4-D-xylopyranose, là nguồn năng lượng dồi dào thứ
hai trên trái đất. Đa số phân tử xylan chứa nhiều nhóm ở trục chính và chuỗi bên. Các gốc thay thế chủ
yếu trên khung chính của xylan là các gốc acetyl, arabinosyl và glucuronosyl. Các nhóm này có đặc tính
liên kết tương tác cộng hóa trị và không hóa trị với lignin, cellulose và các polymer khác.
Cấu tạo, số lượng và vị trí của xylan ở các loài thực vật khác nhau là khác nhau. Xylan tồn tại ở dạng
O-acetyl-4-O-methylglucuronoxylan ở cây gỗ cứng, hay arabino-4-O-methylglucuronoxylan ở cây gỗ
mềm, hay thành phần cấu tạo xylan là axit D-glucuronic, có hoặc không có ete 4-O-methyl và arabinose
ở các loài ngũ cốc.
• Lignin
Lignin có cấu trúc không gian 3 chiều, phức tạp, vô định hình, chiếm 17% đến 33%
thành phần của gỗ. Lignin là một polyphenol có cấu trúc mở. Trong tự nhiên, lignin chủ
yếu đóng vai trò chất liên kết trong thành tế bào thực vật, liên kết chặt chẽ với mạng
cellulose và hemicellulose. Rất khó để có thể tách lignin ra hoàn toàn.
Lignin là polymer, được cấu thành từ các đơn vị phenylpropene, vài đơn vị cấu trúc
điển hình là: guaiacyl (G), trans-coniferyl alcohol; syringyl (S), trans-sinapyl alcohol; p-
hydroxylphenyl (H), trans-p-courmary alcohol.
2.5.1.2. Cấu tạo gỗ thân mềm:
- Có cấu tạo từ 40 - 50% cellulose, 15 - 25% hemicellulose, 26 – 30% lignin.
- Cấu tạo sợi cellulose dài gấp 2,5 lần so với gỗ thân cứng.
- Có độ bền cơ học hơn so với gỗ thân cứng.
- Phải cắt gỗ sao cho không phá vỡ sợi cellulose và phải loại bỏ lignin để tách sợi cellulose
và giúp chúng sắp xếp song song.
- Sợi cellulose có thể bị gãy nát trong các công đoạn chế biến giấy.
- Sợi cellulose có thể được sắp xếp lại vị trí bằng áp suất.
- Có thể dùng phụ gia như casein, protein đậu nành hoặc tinh bột để tạo lớp áo bên ngoài
tấm giấy.
- Ngày nay, nhờ tiến bộ kỹ thuật mà giấy được xử lý để đáp ứng tất cả các mục đích sử
dụng khác nhau.
2.5.2. Từ giấy phế thải – giấy đã qua sử dụng:

Như giấy báo cũ, giấy tập học sinh hay các loại bao bì giấy đã qua sử dụng
2.6. Quy trình công nghệ:
Quy trình sản xuất bao bì, nhãn hàng hóa gồm 4 giai đoạn nối tiếp nhau
Thiết kế mẫu - Chế bản in - In - Gia công tờ in thành phẩm:
Quy trình sản xuất bao bì giấy thì giống nhau, chỉ khác nhau ở nguyên liệu đầu vào -
bột giấy, được dùng để sản xuất những loại sản phẩm khác nhau như giấy viết, giấy bao
bì, bìa cáctông, v.v là khác nhau. Tuy nhiên có thể pha trộn bột giấy được tạo ra từ
những nguyên liệu thô khác nhau để có được những đặc tính mong muốn cho thành
phẩm. Ví dụ: trong sản xuất bìa carton, bột giấy làm từ tre có thể được trộn với bột giấy
làm từ giấy thải để xơ có được độ bền cần thiết khi cấu thành giấy thành phẩm. Các bộ
phận sản xuất khác nhau và quy trình vận hành của từng bộphận được liệt kê trong Bảng
3( xem phụ lục bảng).
2.6.1. Từ gỗ, tre, nứa, bã mía – nguồn cellulose:
CHUẨN BỊ BỘT
CHUẨN BỊ NGUYÊN LIỆU
NGHIỀN BỘT
Nguyên liệu thô (tre, nứa, gỗ mềm…)
Chặt, băm, cắt
Nấu
Rửa
Thu hồi hóa chất
Nước
Sàng
Làm sạch
Tẩy trắng
Hóa chất
Rửa
Nghiền đĩa
Nước
Nước thải

Hóa chất
Làm sạch li tâm
Xeo
Hoàn tất
Nước
Nước thải
XEO GIẤY
Sơ đồ quy trình tổng quát về quá trình sản xuất giấy
Thuyết minh quy trình:
• Chuẩn bị nguyên liệu thô:
Nguyên liệu thô được sử dụng là tre, các loại gỗ mềm khác, giấy phế liệu hoặc tái
chế,v.v… Trường hợp là gỗ thì sau khi đã cân trọng lượng, gỗ xếp đống trong sân chứa
và sau đó được mang đi cắt thành mảnh.
Với loại tre mỏng thì dùng máy cắt mảnh 3 lưỡi, còn với loại gỗ/tre dầy hơn thì dùng
máy cắt có đĩa dao 6 lưỡi. Kích cỡ của mảnh được tạo ra là từ 15-35mm. Các mảnh quá
to và quá nhỏ sẽ đượcloại ra. Mảnh có kích cỡ phù hợp sau đó sẽ được chuyển đến khu
vực sản xuất bột giấy để nấu.
Khi sử dụng các nguyên liệu thô như giấy thải, thì giấy thải sẽ được sàng lọc đểtách
các loại tạp chất như vải sợi, nhựa, giấy sáp hoặc giấy có cán phủ. Các tạpchất này sẽ
được thải ra như chất thải rắn và phần nguyên liệu còn lại sẽ đượcchuyển đến công đoạn
sản xuất bột giấy.
• Sản xuất bột:
Nấu: Gỗ thường gồm 50% xơ, 20-30% đường không chứa xơ, và 20-30% lignin.
Lignin là một hợp chất hóa học liên kết các xơ với nhau. Các xơ được tách ra khỏi lignin
bằng cách nấu với hóa chất ở nhiệt độ và áp suất cao trong nồi nấu.
Quá trình nấu được thực hiện theo mẻ với kiềm (NaOH) và hơi nước.
Lượng NaOH được sử dụng khoảng 10-14% của nguyên liệu thô. Một mẻ nấu được
hoàn tất sau khoảng 8 giờ và trong khoảng thời gian đó các loại khí được xả ra khỏi nồi
nấu. Trong quá trình nấu phải duy trì tỉ lệ rắn/lỏng (dung tỉ của từng mẻ) nằm trong
khoảng là 1:3 đến 1:4.

Sau nấu, các chất nằm trong nồi nấu được xả ra nhờ áp suất đi vào tháp phóng. Bột
thường được chuyển qua các sàng để tách mấu trước khi rửa.
Rửa: trong quá trình rửa, bột từ tháp phóng và sàng mấu được rửa bằng nước.
Dịch đen loãng từ bột được loại bỏ trong quá trình rửa và được chuyển đến quátrình thu
hồi hóa chất. Bột được tiếp tục rửa trong các bể rửa. Quá trình rửa nàykéo dài khoảng 5-6
giờ.
Sàng: Bột sau khi rửa thường có chứa tạp chất là cát và một số mảnh chưa được
nấu. Tạp chất này được loại bỏ bằng cách sàng và làm sạch li tâm. Phần tạp chất tách loại
từ quá trình sàng bột khi sản xuất giấy viết và giấy in sẽ được tái chế làm giấy bao bì
(không tẩy trắng). Phần tạp chất loại ra từ thiết bị làm sạch li tâm thường bị thải bỏ. Sau
sàng, bột giấy thường có nồng độ 1% sẽ được làm đặc tới khoảng 4% để chuyển sang
bước tiếp theo là tẩy trắng. Phần nướclọc được tạo ra trong quá trình làm đặc sẽ được thu
hồi và tái sử dụng cho quátrình rửa bột. Loại bột dùng sản xuất giấy bao bì sẽ không cần
tẩy trắng và đượcchuyển trực tiếp đến công đoạn chuẩn bị xeo.
Tẩy trắng: Công đoạn tẩy trắng được thực hiện nhằm đạt được độ sáng và độ
trắng cho bột giấy. Công đoạn này được thực hiện bằng cách sử dụng các hóa chất. Loại
và lượng hóa chất sử dụng phụ thuộc vào loại sản phẩm sẽ được sản xuất từ bột giấy đó.
Sau tẩy trắng, bột sẽ được rửa bằng nước sạch và nước trắng (thu hồi từ máyxeo). Nước
rửa từ quá trình tẩy trắng có chứa chlorolignates và clo dư và, do vậy, không thể tái sử
dụng trực tiếp được. Vì thế nước này sẽ được trộn với nước tuần hoàn từ các công đoạn
khác và tái sử dụng cho quá trình rửa bột giấy.
Hiện nay, việc nghiên cứu số bước tẩy trắng, kết hợp sử dụng các hóa chất tẩy trắng thân
thiện với môi trường như peroxide đã được triển khai áp dụng thành công tại một số
doanh nghiệp trong nước.
• Chuẩn bị phối liệu bột
Bột giấy đã tẩy trắng sẽ được trộn với các loại bột khác từ giấy phế liệu hoặc bộtnhập
khẩu. Sự pha trộn phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu và loại giấy cần sản xuất. Hỗn hợp
bột được trộn với chất phụ gia và chất độn trong bồn trộn. Thông thường, các hóa chất
dùng để trộn là nhựa thông, phèn, bột đá, thuốc nhuộm (tùy chọn), chất tăng trắng quang
học và chất kết dính, …, gồm các bước sau:

- Trộn bột giấy và chất phụ gia để tạo ra dịch bột đồng nhất và liên tục.
- Nghiền đĩa để tạo ra được chất lượng mong muốn cho loại giấy cần sảnxuất.
- Hồ (để cải thiện cảm giác và khả năng in cho giấy) và tạo màu (thêmpigments,
chất màu và chất độn) để đạt được thông số chất lượng như mong muốn.
• Xeo giấy
Bột giấy đã trộn lại được làm sạch bằng phương pháp ly tâm để loại bỏ chất phụ gia
thừa và tạp chất, được cấp vào máy xeo thông qua hộp đầu. Về tách nướcvà xeo giấy thì
máy xeo có 3 bước phân biệt:
- Bước tách nước trọng lực và chân không (phần lưới)
- Bước tách nước cơ học (phần cuốn ép)
- Bước sấy bằng nhiệt (các máy sấy hơi gián tiếp)
Ở phần lưới của máy xeo, quá trình tách nước khỏi bột diễn ra do tác dụng của trọng
lực và chân không. Nước từ mắt lưới được thu vào hố thu bằng máy bơm cánh quạt và
liên tục được tuần hoàn để pha loãng bột tại máy rửa ly tâm. Ở một số máy xeo, lưới
được rửa liên tục bằng cách phun nước sạch. Nước được thu gom và xơ được thu hồi từ
đó nhờ biện pháp tuyển nổi khí (DAF). Nước trong từ quá trình tuyển nổi khí DAF, còn
gọi là nước trắng, được tuần hoàn cho nhiều điểm tiêu thụ khác nhau. Các nhà máy
không có DAF thì sẽ hoặc thải bỏ nước rửa lưới ra cống thải hoặc tuần hoàn một phần sử
dụng cho quá trình rửa bột.
Sau phần lưới là phần cắt biên để có được độ rộng như ý. Phần biên cắt đi của tấm bột
giấy rơi xuống một hố dài dưới lưới và được tuần hoàn vào bể trước máy xeo.
Ở cuối của phần lưới máy xeo, độ đồng đều của bột tăng đến khoảng 20%. Người ta
tiếp tục tách nước bằng cuộn ép để tăng độ đồng đều lên khoảng 50%. Cuối cùng, giấy
được làm khô bằng máy sấy hơi gián tiếp đạt khoảng 94% độ cứng và được cuốn thành
từng cuộn thành phẩm.
• Khu vực phụ trợ:
Khu vực phụ trợ bao gồm: cấp nước, cấp điện, nồi hơi, hệ thống khí nén, và mạng
phân phối hơi nước.
Ngành công nghiệp giấy và bột giấy là một ngành sử dụng nhiều nước và việc cấp
nước được đảm bảo bằng cách lấy nước từ mạng cấp nước địa phương hoặc bằng các

giếng khoan của công ty. Có một số trường hợp các công ty lấy nước trực tiếp từ sông thì
khi đó nước cần phải được xử lý trước khi sử dụng vào sản xuất. Mặc dù vây, nước sử
dụng cho nồi hơi phải được xử lý kỹ lưỡng để đảm bảo đáp ứng các yêu cầu.
Nhìn chung, để sản xuất mỗi tấn giấy thì cần từ 100-350 m
3
nước. Nồi hơi của Việt
nam thường có công suất 3-10 tấn/giờ. Các nồi hơi sử dụng than đá hoặc dầu làm nhiên
liệu. Áp suất hơi nước tối đa là 10kg/cm
2
. Hơi nước được dùng trong các máy sấy và máy
xeo có áp suất khoảng 3-4 kg/cm
2
và trong các nồi nấu là 6-8 kg/cm
2
.
Trong các nhà máy giấy và bột giấy, khí nén được dùng cho vận hành máy xeo,các
thiết bị đo, các khâu rửa phun,… Các máy nén thường là yếu tố góp phần làm giảm hiệu
quả sử dụng năng lượng.
Hệ thống phân phối hơi trong các nhà máy giấy thường khá phức tạp. Khói thải từ nồi
hơi được thải ra thông qua một quạt gió đẩy vào ống khói. Hệ thống kiểm soát khói thải
như cyclon đa bậc, túi lọc, và ESP có thể được sử dụng để kiểm soát phát thải hạt lơ lửng.
Một số nhà máy có các bộ phát điện dùng diesel để đảm bảo các yêu cầu về điện
năng, đề phòng trường hợp mất điện từ lưới điện quốc gia.
• Thu hồi hóa chất
Dịch đen thải ra sau quá trình nấu có chứa lignin, ligno sulphates, và các hóa chất
khác. Các hóa chất này được thu hồi tại khu vực thu hồi hoá chất và được tái sử dụng cho
quá trình sản xuất bột giấy. Đầu tiên, dịch đen được cô đặc bằng phương pháp bay hơi.
Tiếp đó, dịch đen đã cô đặc được dùng làm nhiên liệu đốttrong nồi hơi thu hồi. Các chất
vô cơ còn lại sau khi đốt sẽ ở dạng dịch nấu chảy trên sàn lò. Dich nấu chảy chứa chủ yếu
là muối carbonate chảy xuống từ trên sàn lò và được giữ bằng nước; chất này gọi là dịch

xanh. Dịch xanh này được mang đến bồn phản ứng (bồn kiềm hóa) để phản ứng với vôi
Ca(OH)
2
tạo thành natri hydroxide và calcium carbonate lắng xuống. Phần chất lỏng sẽ
được dùng cho quá trình sản xuất bột giấy, còn calcium carbonate được làm khô và cho
vào lò vôi để chuyển thành calcium oxide bằng cách gia nhiệt. Calcium oxide lại
đượctrộn với nước để hóa vôi.
Quy trình sản xuất bao bì Kraft
2.6.2. Từ phế thải – giấy đã qua sử dụng:
Quy trình sản xuất giống như trên nhưng khác ở:
• Quá trình tách mực: Đối với giấy loại đã qua in, ví dụ: báo, cần phải được tách mực mới
có thể sản xuất ra loại giấy có chất lượng cao. Trong quá trình tách mực, người ta thường
cho một tác nhân kiềm và hóa chất tẩy trắng vào từ công đoạn sản xuất bột giấy. Sau khi
tiến hành sàng sơ bộ, dịch nhuyễn chứa xơ được đưa qua các bể tuyển nổi. Mực nổi trên
mặt bể được đẩy đi nhờ dòng khí sục từ đáy bể. Hoặc một cách khác, sau khi sàng sơ bộ,
các xơ thô từ máy nghiền sẽ được xửlý bằng các bước rửa liên tiếp, qua đó mực và các
tạp chất khác sẽ được loại bỏ qua phần nước lọc. Quá trình tác mực thường gồm có một
công đoạn tẩy trắng riêng biệt, sử dụng peoxit hydrohoặc muối hydrosulphit. Việc bổ
sung các bước công nghệ nói trên yêu cầu cần phải có thêm cácbước rửa và cô đặc.
Trường hợp sản phẩm là giấy viết hoặc giấy in thì công đoạn tẩy trắng được thực
hiện theo 3 bước, trước mỗi bước bột đều được rửa kỹ.
Trong quá trình này, lignin bị phân hủy và tách ra hoàn toàn, tuy nhiên, xơ cũng bị
phân hủy phần nào và độ dai của giấy cũng giảm đi. Các hóa chất dùng cho loại tẩy này
là clo, dioxit clo, hypoclo và hydroxide natri. 3 bước tẩy trắng bộttruyền thống là:
Bước 1: Clo hóa bột giấy bằng khí clo, khí này sẽ phản ứng với lignin để tạo racác
hợp chất tan trong nước hoặc tan trong môi trường kiềm.
Bước 2: Lignin đã oxi hóa được loại bỏ bằng cách hòa tan trong dung dịch kiềm.
Bước 3: Đây là giai đoạn tẩy trắng thực sự khi bột được tẩy trắng bằng dung dịch
hypochlorite.
Với loại giấy này, người ta sử dụng thiết bị nghiền cơ khí, như máy nghiền thuỷ lực.

Giấy được trộn với nước thành một hỗn hợp đồng nhất. Các chất bẩn nặng như cát và đá
sẽ được loại bỏ nhờ quá trình di chuyển dịch chứa các chất lơ lửng qua các sàng đãi. Tại
đây kim loại nặng sẽ lắng xuống và được định kỳloại khỏi hệ thống. Bột từ nghiền thuỷ
lực được làm sạch trong thiết bị làm sạch nồng độ cao,tiếp theo là máy phân tách turbo
dùng để phân riêng các chất bẩn nặng nhẹ tương ứng. Sau khiqua sàng, bột được chuyển
đến thiết bị rửa ly tâm. Tại thiết bị rửa ly tâm, cát sẽ được tách ranhờ lực ly tâm. Sau đó
bột giấy sẽ được chuyển đến thiết bị làm đặc. Tại đây nước sẽ đượctách bớt và bột giấy
trở nên đặc hơn. Bột giấy sau làm đặc sẽ được chuyển qua thiết bị lọc tinh,để làm bột đạt
tới độ mịn yêu cầu, rồi tới một bể chứa. Tại bể chứa trước máy xeo, người ta sẽ cho thêm
vào dịch bột các thuốc màu và hóa chất.
Sơ đồ dưới đây mô tả một quy trình điển hình cho công đoạn làm bột giấy từ giẩy
thải:
Tách nước
Giấy loại
Nghiền thủy lực nồng độ cao
Bể chứa
Nước lọc đục
Hóa phân tách
Rửa li tâm I
Rửa li tâm II
Rửa li tâm III
Phần tách loại
Nước lọc trong
Nước lọc trong
Chấp nhận
Vít chặn
Đánh tơi
Trộn gia nhiệt sơ bộ
Vít tải nạp
Phân tán

Kho chứa
Ép trục vít
Bể nước lọc trong và đục
Làm đặc
Hộp phân tách
Điều hòa lưu lượng
Rửa nồng độ cao
Lưới ngang
Nước tuần hoàn từmáy xeo
Phần tách loại
Phần tách loại
Lưới
Hệ thống xử lý
• Quy trình sản xuất giấy bìa đúc: thường được sản xuất từ giấy thải.
- Giấy được biến thành bột nhão dưới tácđộng của nước, cho thêm màu khi sản xuất bao
bì màu) hoặc thêm sáp khi sản xuất bao bì không thấm nước vào bột giấy).
- Bột nhão được chia làm 2 phần: một phần tạo thành một dạng lưới có những lỗ kích cỡ
bằng nhau; một phần được trét lên các lỗ đó và dùng áp lực để nén vào khuôn.
- Sau khi tạo hình, toàn bộ đáy khay được nhúng vào bột nhão để tạo thành một lớp
màng đều, đẹp xung quanh.
- Khay được làm xong vẫn còn ẩm sẽ được đem đi sấy khô.
Cán mỏng
Bột nhão
Nghiền
Tấy mực
Giấy
Đất sét
Giấy báo cũ
• Quy trình sản xuất giấy cartong từ giấy báo:
Giấy này thường có màu xám chất lượng không cao nên thường không sử dụng để

bao gói trực tiếp sản phẩm.
3. Cho thực phẩm vào bao bì giấy – giai đoạn bài khí – ghép mí:
3.1. Cho thực phẩm vào bao bì giấy:
3.1.1. Chuẩn bị bao bì đựng sản phẩm
Trước khi sử dụng, các loại bao bì phải kiểm tra lại phẩm chất và rửa sạch.
Sau khi rửa sạch bằng nước lã, ngâm vào dung dịch acid benzoic hay Natri benzoat
có nồng độ 1 - 5 %.
Thành phần và trọng lượng tịnh của sản phẩm cho vào bao bì.
Thành phần: đa số các loại đồ hộp gồm có phần rắn chiếm từ 60 - 70 % và phần lỏng
chiếm từ 30 - 40 %. Phần rắn bao gồm nhiều nguyên liệu chế biến khác nhau như rau,
quả, thịt, cá cùng với gia vị. Phần lỏng như nước đường, nước muối, nước giấm, nước
luộc, dầu, nước sốt (sauce). Có loại đô hộp chỉ là một khối đặc đồng nhất như nước quả,
paté Tỉ lệ các thành phần nguyên liệu trong một loại đồ hộp có ý nghĩa rất quan trọng
đến việc chế biến đồ hộp có chất lượng cao. Khi thành phần nước rót trong hộp dư nhiều
sẽ làm giảm giá trị dinh dưỡng của đồ hộp vì hàm lượng chất khô thấp. Nhưng nếu không
đủ thành phần nước rót thì giảm giá trị cảm quan, làm cho một phần sản phẩm bị khô,
khó thanh trùng. Do đó phải đảm bảo đúng tỉ lệ phần rắn và phần lỏng trong hộp, tỉ lệ này
còn gọi là tỉ lệ cái - nước, đây là chỉ tiêu phẩm chất quan trọng của đồ hộp. Khi đánh giá
chỉ tiêu này, người ta xác định ở đồ hộp thành phẩm đã thanh trùng và để ổn định ít nhất
15 ngày. Vì trong thời gian thanh trùng và bảo quản, các thành phần chất khô trong sản
phẩm sẽ khuếch tán, tiến tới ổn định ở phần rắn và lỏng. Nên tỉ lệ cái - nước khi bảo quản
sẽ thay đổi. Thường tỉ lệ cái vào hộp phải cao hơn tỉ lệ cái quy định trong thành phẩm từ
10 - 30 %, tùy theo loại nguyên liệu.Trọng lượng tịnh: là tổng số trọng lượng sản phẩm
chứa trong đồ hộp.Trong sản xuất ta phải đảm bảo trọng lượng tịnh của đồ hộp.Trọng
lượng tịnh của từng cỡ hộp phụ thuộc vào từng loại mặt hàng, được phép sai số từ 1 - 3
%.
3.1.2. Cho sản phẩm vào bao bì
Trong nhiều dây chuyền sản xuất đồ hộp, các sản phẩm cho vào bao bì đã được cơ khí
hóa. Nhưng đa số các loại rau, quả, cá, thịt còn phải cho vào hộp bằng thủ công Công
nhân cho sản phẩm vào hộp phải thực hiện đầy đủ các quy định về vệ sinh và các yêu cầu

của quy trình kỹ thuật đã quy định Công nhân làm việc ở nơi vào hộp phải có trang
phục (quần, áo, mũ, khẩu trang, giày dép, găng tay ) gọn gàng, sạch sẽ để tránh tạp
chất Phải rửa tay bằng thuốc sát trùng như nước có chứa Chlorin và phải không có bệnh
truyền nhiễm.
Dụng cụ chế biến tùy theo mức độ bị nhiễm bẩn, phải làm vệ sinh nhiều lần trong 1 ca
sản xuất hay mỗi ca 1 lần.
Cần phải xếp loại đồng đều về kích thước, màu sắc, hình dáng.Tóm lại, khi cho sản
phẩm vào bao bì, phải đạt các yêu cầu sau :
- Đảm bảo khối lượng tịnh và thành phần của hộp theo tỉ lệ quy định.
- Có hình thức trình bày đẹp.
- Đảm bảo hệ số truyền nhiệt.
- Không lẫn các tạp chất.
3.2. Giai đoạn bài khí:
Trong các quá trình chế biến cơ học như nghiền, chà, lọc, ép v.v và vận chuyển các
bán chế phẩm như bơm chuyển từ thùng chứa này sang thùng chứa khác, khi cho thực
phẩm vào trong bao bì, đều làm cho một số không khí xâm nhập, hòa lẫn vào các sản
phẩm đó. Trong các gian bào của thực phẩm lúc đóng hộp cũng còn tồn tại các chất khí
như không khí, hơi nước, khí carbonic v.v Sản phẩm cho vào bao bì không hoàn toàn
chiếm đầy cả dung tích của hộp mà còn lại một khoảng không gian trong hộp kín, chứa
không khí và hơi nước.
Trước khi ghép kín đồ hộp, cần đuổi bớt các chất khí tồn tại trong đồ hộp ấy đi.
Quá trình này gọi là bài khí. Mục đích : giảm áp suất bên trong đồ hộp khi thanh trùng
Nguyên nhân làm tăng áp suất bên trong đồ hộp khi thanh trùng, chủ yếu là do tồn
tại lượng không khí trong đồ hộp đó sau khi ghép kín.
Áp suất trong hộp khi thanh trùng bằng tổng áp suất riêng phần của không khí, áp
suất riêng phần của hơi nước và áp suất do sản phẩm dãn nở. Khi áp suất tổng cộng ấy
bằng 1,96 – 3,92.105 N/m2 (2 – 4at) có thể làm hỏng hộp. Bài khí sẽ làm giảm áp suất
trong hộp, nên hộp khi thanh trùng không bị biến dạng hay hư hỏng hộp. Hạn chế sự oxy
hóa các chất dinh dưỡng của thực phẩm.
Oxy của không khí còn lại trong đồ hộp làm cho các quá trình oxy hóa xảy ra

trong đồ hộp làm cho các quá trình oxy hóa xảy ra trong đồ hộp mạnh, làm cho các sinh
tố, nhất là sinh tố C bị tổn thất, các chất hữu cơ bị oxy hóa làm thay đổi hương vị màu sắc
của thực phẩm trong đồ hộp đó. Hạn chế sự phát triển của các vi khuẩn hiếu khí còn tồn
tại trong đồ hộp.
Sau khi thanh trùng đồ hộp, trong số các loại vi sinh vật còn sống, tồn tại các vi
sinh vật hiếu khí và nha bào của nó. Nếu trong môi trường còn nhiều Oxy, các vi sinh vật
đó có điều kiện phát triển, gây hư hỏng đồ hộp. Khi bài khí, các vi sinh vật hiếu khí
không có điều kiện phát triển, nên dù còn sống cũng không gây hư hỏng đồ hộp.
Đồ hộp thực phẩm cần phải có một độ chân không nhất định, để khi vận chuyển,
bảo quản trong các điều kiện khí hậu khác nhau. Đồ hộp không có các biểu hiện phồng
đáy, nắp, để người sử dụng có thể phân biệt được đồ hộp tốt hay xấu do các vi sinh vật
tạo thành khí gây ra. Vì vậy độ chân không được coi là một chỉ số phẩm chất của đồ hộp.
Độ chân không thường là 3,22 – 5,98.104 N/m2 (250 – 450 mmHg) trường hợp đặc biệt
mới tới 8,65 – 9,05.104 N/m2 (650 – 680 mmHg).
Ở Nhật Bản, áp suất trong hộp yêu cầu chỉ còn 1,06.104 N/m2 (hay 80
mmHg)Phương pháp bài khí.
Trong sản xuất đồ hộp người ta dùng nhiều phương pháp bài khí khác nhau,
nhưng chủ yếu là dùng phương pháp bài khí bằng nhiệt và dùng thiết bị chân không.Bài
khí bằng nhiệt

×