Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

(Tiểu Luận) Quản Lý Hoạt Động Nghệ Thuật, So Sánh Các Phương Pháp Quản Lý Nhà Nước Đối Với Hoạt Động Biểu Diễn Diễn Nghệ Thuật Tại Nhà Hát Chèo Ninh Bình Hiện Nay.docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (81.88 KB, 12 trang )

TIỂU LUẬN MÔN
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG NGHỆ THUẬT
ĐỀ TÀI

SO SÁNH CÁC PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI
VỚI HOẠT ĐỘNG BIỂU DIỄN DIỄN NGHỆ THUẬT TẠI
NHÀ HÁT CHÈO NINH BÌNH HIỆN NAY


MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU...............................................................................................3
I. Lý do chọn đề tài.........................................................................................3
II.

Mục đích và nhiệm vụ.............................................................................3

III.

Đối tượng và phạm vi ngiên cứu.............................................................3

PHẦN NỘI DUNG...........................................................................................5
I. Các lý luận chung về quản lý nhà nước đối với hoạt động nghệ thuật.......5
II. Các phương pháp quản lý nhà nước đối với hoạt động nghệ thuật.............5
1. Phương pháp kinh tế...................................................................................5
III. So sánh các phương pháp quản lý nhà nước đối với hoạt động nghệ
thuật qua công tác quản lý hoạt động biểu diễn tại Nhà hát Chèo Ninh Bình
hiện nay.............................................................................................................8
1. Khái quát về hoạt động biểu diễn tại Nhà hát Chèo Ninh Bình..................8
2. So sánh các phương pháp quản lý...............................................................9
3. Nhận xét:...................................................................................................10




PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài
Hoạt động nghệ thuật trong thời kì hiện nay đóng góp một phần rất
quan trọng trong công cuộc xây dựng và phát triển xã hội. Tuy nhiên để quản
lý nhà nước đối với hoạt động nghệ thuật đang là vấn đề đặt ra đối với Đảng
và Nhà nước ta. Các nhà quản lý cần phải có những hiểu biết sâu sắc cũng
như bản lĩnh quản lý mới có thể hồn thành tốt cơng việc của mình trên lĩnh
vực này của mình. Trong thời gian học tập tại Khoa Tuyên truyền của Học
viện Báo chí và Tun truyền của mình với chun ngành cũng là quản lý nên
em hiểu rõ được tầm quan trọng của các nhà quản lý. Chính vì thế em đã chọn
đề tài “So Sánh các phương pháp quản lý nhà nước đối với hoạt động biểu
diễn diễn nghệ thuật tại Nhà hát Chèo Ninh Bình hiện nay” làm tiểu luận hết
mơn Quản lý hoạt động nghệ thuật của mình nhằm đưa ra cái nhìn rõ hơn về
các phương pháp quản lý nhà nước đối với hoạt động nghệ thuật.
II. Mục đích và nhiệm vụ


Mục đích

So sánh các phương pháp quản lý nhà nước đối với hoạt động nghệ
thuật


Nhiệm vụ

-

Làm rõ các khái niệm


-

Phân tích các phương pháp quản lý nhà nước đối với hoạt động

nghê thuật
-

So sánh các phương pháp về ưu điểm và hạn chế

III.Đối tượng và phạm vi ngiên cứu


Đối tượng

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các phương pháp quản lý nhà nước
đối với hoạt động nghệ thuật


Phạm vi nghiên cứu


Phạm vi nghiên cứu tại Nhà hát Chèo Ninh Bình


PHẦN NỘI DUNG
I. Các lý luận chung về quản lý nhà nước đối với hoạt động nghệ
thuật



Khái niệm quản lý:

Quản lý là một quá trình tác động, gây ảnh hưởng của chủ thể quản lý
đến khách thể quản lý một cách hợp quy luật nhằm đạt được mục tiêu chung.


Khái niệm quản lý nhà nước

Quản lý nhà nước là hoạt động của nhà nước trên các lĩnh vực lập pháp,
hành pháp và tư pháp nhằm thực hiện các chức năng đối nội đối ngoại của
nhà nước


Khái niệm quản lý nhà nước đối với hoạt động nghệ thuật

Quản lý nhà nước đối với hoạt động nghệ thuật là sứ tác động của các
chủ thể mang quyền lực nhà nước, chủ yếu bằng hiến pháp, pháp luật và các
thể chế chính sách tới đối tượng quản lý là các hoạt động nghệ thuật nhằm
thực hiện các chức năng của nhà nước đối với lĩnh vực này.
II. Các phương pháp quản lý nhà nước đối với hoạt động nghệ
thuật
1. Phương pháp kinh tế
Khái niệm:
Phương pháp kinh tế là tác động của chủ thể quản lý đối với tồn bộ
hoạt động nghệ thuật thơng qua lợi ích kinh tế, giúp cho đối tượng quản lý lựa
chọn phương án hoạt động có lợi nhất
Đặc điểm:
-

Sử dụng đòn bẩy kinh tế như các lĩnh vực khác (tiền lương, tiền


thưởng, lợi nhuận, giá cả, lãi suất). Lợi nhuận trong lĩnh vực nghệ thuật
khơng tính như sản xuất hàng hóa tiêu dung. Sáng tạo nghệ thuật là sự thôi
thúc của đời sống nội tâm, ngay khâu bảo quản tiêu dùng cũng là sự sáng tạo
và cảm xúc.


-

Lấy lợi ích vật chất làm động lực thúc đẩy hoạt động nghệ thuật

-

Ở nhiều khâu của quá trình nghệ thuật, động lực của chủ thể nghệ

thuật là một sự đam mê không xuất phát từ nhu cầu vật chất trực tiếp. Nhưng
cũng khơng phải vì thế mà hoạt động nghệ thuật tách rời với nhu cầu kinh tế
bởi “cơm áo không đùa với khách thơ” và “nợ áo cơm đau đớn cả hình hài”.
-

Ngày này sự phát triển của kinh tế thị trường và của ngành cơng

nghiệp văn hóa lợi ích kinh tế được coi là động lực của cho hoạt động nghệ
thuật. Khâu thương mại, tiêu dùng cần nhìn nhận Nghệ thuật là một thứ hàng
hóa đặc biệt và cũng có khả năng đem lại lợi ích to lớn. Nhưng nếu thương
mại hóa hồn tồn sẽ làm hỏng nghệ thuật
-

Phát huy quyền tự chủ trong sản xuất, kinh doanh, hạch toán kinh


tế, thưởng phạt động viên các cá nhân, tổ chức nâng cao tinh thần trách nhiệm
trong công việc, sử dụng hiệu quả ngân sách nhà nước đầu tư và tài sản được
giao. Trong phát triển kinh tế thị trường hiện nay ở nước ta sử dụng phương
pháp kinh tế có ý nghĩa rất quan trọng đặc biệt trong quản lý kinh tế
-

Sử dụng phương pháp kinh tế, Nnhà nước tác động đến hoạt động

nghệ thuật thông qua các hình thức sau:


Một là định hướng hoạt động nghệ thuật bằng các mục tiêu quản lý

hệ thống chỉ tiêu kế hoạch hoạt động và tổ chức thực hiện chọn hệ phương
pháp tác động thích hợp để đạt hiệu quả kinh tế cao trong hoạt động nghệ
thuật khâu sản xuất rất quan trọng vì vậy cần chú trọng tiết kiệm chi phí, huy
động nguồn lực, kinh phí,… nhằm thúc đẩy sản xuất cho sự ra đời của tác
phẩm


Hai là sử dụng các định mức kinh tế. các đòn bẩy kinh tế



Ba là bằng chính sách ưu đãi kinh tế để điều trị hoạt động sản xuất

kinh doanh, nghệ thuật nhà nước hỗ trợ cho vay tạo môi trường để liên kết các
sản xuất và giao lưu thị trường nghệ thuật
2. Phương pháp hành chính:
Khái niệm:



Phương pháp hành chính là những cách thức mà các chủ thể có thẩm
quyền sử dụng tác động trực tiếp bằng các văn bản quyết định mang tính bắt
buộc của Nhà nước đến các đối tượng thuộc phạm vi hoạt động nghệ thuật
nhằm đạt mục tiêu đề ra
Đặc điểm của phương pháp hành chính:
-

Phương pháp quản lý bằng cách ra những chỉ thị quyết định từ trên

xuống bắt buộc đối với đối tượng quản lý
-

Dựa trên nguyên tắc tập trung, dân chủ, cấp dưới phục tùng cấp trên

bằng những quyết định, chỉ thị có tính mệnh lệnh, phương pháp hành chính là
phương pháp cần thiết để đảm bảo cho hoạt động quản lý tiến hành có hiệu
quả. Quy định những quy tắc sử dụng chung trong quản lý hành chính nhà
nước, quy định nghĩa vụ, quyền hạn của các cơ quan dưới quyền và giao
nhiệm vụ cho các cơ quan đó kiểm tra việc thực hiện pháp luật và thực hiện
nhiệm vụ của cấp dưới áp dụng những biện pháp cưỡng chế cần thiết.
-

Phương pháp hành chính đối với hoạt động nghệ thuật thể hiện tính

chất quyền lực nhà nước của hoạt động quản lý. Nhà nước chính là quyền lực
chính trị có sức mạnh của các thiết chế thể chế các cách thức tác động có tính
chất cưỡng chế buộc khách thể quản lý phải tuân thủ.
-


Chủ thể quản lý sử dụng quyền hạn đặc biệt của các cơ quan quản

lý hành chính để điều hành hoạt động nghệ thuật. Các cơ quan quản lý nhà
nước thuộc lĩnh vực nghệ thuật và sử dụng quyền lực của mình ra các quyết
định hành chính gắn với thẩm quyền của chủ thể quản lý. Điều này đòi hỏi
các cơ quan quản lý phải sử dụng đúng quyền hạn, tránh tình trạng chồng
chéo và không ai chịu trách nhiệm trong quản lý
-

Đối tượng chịu sự quản lý trong lĩnh vực nghệ thuật phải nghiêm

chỉnh chấp hành những chuẩn mực quyết định hành chính, nếu vi phạm sẽ bị
xử lý kịp thời


III.So sánh các phương pháp quản lý nhà nước đối với hoạt động
nghệ thuật qua công tác quản lý hoạt động biểu diễn tại Nhà hát Chèo
Ninh Bình hiện nay
1. Khái quát về hoạt động biểu diễn tại Nhà hát Chèo Ninh Bình
Quản lý là hoạt động cần thiết đối với mọi lĩnh vực hoạt động trong xã
hội. Quản lý giúp các hệ thống xã hội thích nghi được với môi trường, nắm
bắt các cơ hội để tồn tại và phát triển. Quản lý hoạt động biểu diễn nghệ thuật
là một trong những chức năng cơ bản của hoạt động quản lý, trong đó có quản
lý con người hoạt động nghệ thuật (nhân lực), nhằm giải quyết tất cả các vấn
đề có liên quan đến con người gắn với cơng việc của họ trong tổ chức biểu
diễn nghệ thuật.
Ninh Bình, được mệnh danh là một trong chiếc nôi của Chèo cổ. Một
số tư liệu còn khẳng định cho rằng Chèo có từ Ninh Bình. Nơi đây có nhiều
thể loại ca hát đặc sắc gần với Chèo như hát Xẩm. Một trong nghệ nhân nổi

tiếng về hát Xẩm là cố nghệ nhân Hà Thị Cầu. Bà vừa là tác giả, vừa là diễn
viên đồng thời là người thầy trao truyền, biểu diễn và sáng tác nhiều tác phẩm
xẩm có giá trị để đời. Nối tiếp thế hệ đi trước, Ninh Bình có nhiều nghệ nhân,
nghệ sĩ tài danh hiện đã và đang làm nghề thực thụ có đóng góp cho ngành
chèo cả nước nói chung, chèo Ninh Bình nói riêng, đó là các nghệ sĩ: Thúy
Mùi, Hạnh Nhân, Thúy Ngần, Mai Thủy…
Ninh Bình xưa và nay là đất văn hiến lâu đời. Nghệ thuật Chèo với
những giá trị độc đáo của nó, đã và đang góp phần vào việc giữ gìn và phát
huy bản sắc văn hóa dân tộc đồng thời tìm hướng đi để đáp ứng nhu cầu phát
triển văn hóa du lịch của tỉnh nhà.
Nhà hát Chèo Ninh Bình những năm gần đây đã góp sức khơi dậy niềm
tự hào của người dân quê hương. Công tác Quản lý, điều hành, tổ chức và
triển khai nghệ thuật Chèo cho ra Chèo ở Nình Bình có những thành tựu đáng
kể. Tuy vậy, để đáp ứng nhu cầu thưởng thức nghệ thuật ngày càng cao của
nhân dân không chỉ ở Ninh Bình mà cịn cho người dân cả nước và khách


quốc tế đến với đất Nình Bình (một vùng đất giàu văn hóa và du lịch) hiểu về
bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam thơng qua nghệ thuật Chèo thì cịn rất
nhiều vấn đề mà Nhà hát cần phải làm.
Nhà hát Chèo Ninh Bình là đơn vị hoạt động nghệ thuật Chèo chuyên
nghiệp, gồm 2 đoàn chèo. Nhà hát được thành lập trên cơ sở nâng cấp Đồn
chèo Ninh Bình. Đây là Nhà hát Chèo nằm trên vùng đất Kinh đô Tràng An,
vốn được coi là vùng đất địa linh nhân kiệt. Trải qua hàng nghìn năm lịch sử,
hiện nay Nhà hát Chèo có vai trị quan trọng trong việc phục vụ giải trí, định
hướng thường thức giá trị nghệ thuật chèo cho nhân dân trong tỉnh, ngồi ra
cịn tích cực tham gia các nhiệm vụ chính trị của tỉnh, doanh thu và nâng cao
đời sống, phát triển nghệ thuật, tái đầu tư cơ sở vật chất cũng như trang thiết
bị nghệ thuật của Nhà hát. Ngoài dàn dựng và biểu diễn nghệ thuật Chèo là
chính, Nhà hát cịn tổ chức biểu diễn các nghệ thuật khác như: hát Xẩm, hát

Văn, hát Ca trù, Múa rối nước,... Đây là một trong những khác biệt của Nhà
hát với các đoàn nghệ thuật khác.
2. So sánh các phương pháp quản lý
Về phương pháp kinh tế:
Nếu như trước đây, các tổ chức biểu diễn nghệ thuật được nhà nước tài
trợ, bao cấp hoàn toàn cho các hoạt động văn hóa nghệ thuật, thì nay khuynh
hướng đã cắt giảm khá nhiều. Theo Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14
tháng 2 năm 2015 của Chính phủ Quy định cơ chế tự chủ của các đơn vị cơng
lập thì một số cơ sở nhà hát/đồn nghệ thuật thuộc cơng lập ở trung ương đã
và đang thực hiện.
Một số nội dung của phương pháp kinh tế trong quản lý hoạt động biểu
diễn nghệ thuật tại Nhà hát Chèo Ninh Bình:
-

Chính sách tiền lương cho các nghệ sĩ đầy đủ

-

Tiền thưởng được chi hàng tháng đầy đủ thông qua các sự hỗ trợ

của Nhà nước cũng như các cán bộ và người dân trong tỉnh


-

Luôn luôn đầu tư vào việc đổi mới cơ sở vật chất cũng như đầu tư

bồi dưỡng, giao lưu giữa các đồn nghệ thuật trong và ngồi tỉnh
-


Kinh phí cho các buổi biểu diễn được cung cấp đầy đủ

-

Sử dụng biện pháp địn bẩy kinh tế, lấy lợi ích vật chất nhằm khích

lệ, động viên hoạt động biểu diễn nghệ thuật của Nhà hát Chèo Ninh Bình
Về phương pháp hành chính:
Vì Nhà hát Chèo Nình Bình được thành lập trên cơ sở nâng cấp Đồn
chèo Ninh Bình có sự tài trợ và quản lý của chính quyền tỉnh Ninh Bình. Vì
thế phương pháp hành chính cũng được áp dụng trong công tác quản lý hoạt
động nghệ thuật biểu diễn ở đây.
Một số nội dung của phương pháp hành chính trong quản lý hoạt động
biểu diễn nghệ thuật tại Nhà hát Chèo Ninh Bình:
-

Ban hành Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 2 năm 2015

của Chính phủ Quy định cơ chế tự chủ của các đơn vị cơng lập thì một số cơ
sở nhà hát/đồn nghệ thuật thuộc cơng lập ở trung ương và hiện nay Nghị
định đang được thực hiện nghiêm chỉnh và đúng đắn
-

Chính quyền tỉnh Ninh Bình ln giám sát và duyệt các địa điểm

cũng như tiết mục biểu diễn của Nhà hát Chèo trong những lần biểu diễn
-

Thanh tra và xử lý những hoạt động biểu diễn trái phép cũng như


ban hành nội quy biểu diễn nhất định đối với nghệ sĩ trong đoàn biểu diễn.
3. Nhận xét:
Phương pháp kinh tế
Về ưu điểm
-

Đặt mỗi chủ thể nghệ thuật vào điều kiện tự mình làm thế nào để có

lợi nhất cho mình
-

Hỗ trợ kinh phí và tạo điều kiện sáng tạo cho chính các nghệ sĩ

cũng như hoạt động biểu diễn nghệ thuật
Về nhược điểm


-

Dễ dẫn đến con người chỉ nghĩ đến vật chất, biến các giá trị nghệ

thuật thành hàng hóa thuần túy, đặc biệt trong nền văn minh tin học và công
nghệ kh các giái trị nghệ thuật trở thành một bộ phận quan trọng của ngành
cơng nghiệp văn hóa và có khả năng đem lại lượi ích kinh tế to lớn. Điển hình
có thể kể tới những vụ việc tham nhũng trong công tác báo cáo đề xuất nâng
cấp cơ sở vật chất tại Nhà hát Chèo Ninh Bình, hét giá vé cao,…
Phương pháp hành chính
Ưu điểm
-


Tạo hiệu quả quản lý nhanh, tức thời. Các chỉ thị được chính quyền

ban hành đều được thực hiện ngay
Nhược điểm
-

Tạo ra sự phản cảm bởi nó đối ngược với sự tự phát của con người,

làm cho con người cảm thấy như bị gị bó, bắt buộc
-

Phương pháp hành chính dùng mệnh lệnh mang tính chất bắt buộc

nhưng nếu lạm dụng quá có thể dẫn đến quản lý hành chính quan liêu. Trong
quản lý hành chính quan lieu, các quyết định của cấp trên được thực hiện hệ
thống qua hệ thống quan lại, quan chức nhiều tấng lớp, bộ máy cồng kềnh, dễ
sinh nhũng nhiễu, tiêu cực. Các văn bản từ Trung ương, từ cấp trên xuống có
thể bị nhận sai lệch hoặc sử sụng một các máy móc,…
-

Tác động của phương pháp hành chính có hiệu lực ngay sau khi ban

hành. Nó địi hỏi phải chính xác khoa học, gắn quyền hạn với trách nhiệm của
cấp ra quyết định. Trong quản lý hành chính nếu quyết định sai sẽ ảnh hưởng
tiêu cực nhanh và rộng.


PHẦN KẾT LUẬN
Để thực hiện công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động nghệ thuật
thì việc nắn rõ và thực hiện các phương pháp quản lý là một nhiệm vụ rất

quan trọng của các nhà quản lý. Điều này địi hỏi các nhà quản lý phải có đủ
năng lực về hiểu biết, tầm nhìn và sự nhạy bén trong quản lý.
Trên đây là bài tiểu luận của em về đề tài “ So Sánh các phương pháp
quản lý nhà nước đối với hoạt động biểu diễn diễn nghệt thuật tại Nhà hát
Chèo Ninh Bình hiện nay”. Bài tiểu luận phân tích ưu điểm và nhược điểm
của hai phương pháp kinh tế và hành chính hiện nay. Trong quá trình làm bài
em cịn nhiều sai sót trong nội dung mong nhận được ý kiến đóng góp và
nhận xét của thầy. Em xin chân thành cảm ơn.



×