Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Nhận diện thủ thuật kinh doanh đa cấp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (491.98 KB, 12 trang )

Nhận diện thủ thuật kinh doanh đa cấp
TS. Nguyễn Minh Phong, Trưởng phòng Nghiên cứu Kinh tế Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế Xã hội
Hà Nội
Thế giới mới

Kinh doanh đa cấp (KDĐC) là một loại hình kinh doanh phân phối hàng hóa thương mại đặc
thù, đã xuất hiện ở nước ngoài rồi du nhập vào nước ta cách đây không lâu và được hợp
pháp hóa
Mặc dù có một số ưu thế trong tổ chức kinh doanh so với các hình thức kinh doanh thương
mại truyền thống, như không cần chi phí lớn cho đầu tư cửa hàng, quảng cáo và dễ gây phong
trào bột phát “người người tham gia, nhà nhà tham dự” vào hệ thống KDĐC khiến doanh thu,
bán hàng tăng đột biến… song nhiều trường hợp sản phẩm cụ thể được phân phối theo kiểu
KDĐC đã và đang rộ lên ở Việt Nam cho phép nhận diện những “bẫy chết người”, hay các
thủ thuật và tác động tiêu cực của KDĐC.
- Gây lòng tin “ảo” bởi quảng cáo quá mức hoặc nhập nhằng các tác dụng của sản
phẩm cần bán
Thông thường, các sản phẩm được phân phối theo mạng KDĐC đều được phù phép, “thần bí
hóa” hoặc “đa năng hóa” các tác dụng và tiện ích khác thường mà sản phẩm đem lại cho
người tiêu dùng, theo kiểu “có 1 nói 10”, khoe vống lên các tác dụng “3 trong 1”, thậm chí rất
khác nhau của sản phẩm. Ví dụ, có sản phẩm nước quả ép được khoe là vừa chống được cao
huyết áp, vừa chống được huyết áp thấp; hoặc có viên nhộng vừa chữa được gầy, vừa giảm
được béo hệt như công năng của chiếc máy điều hòa hai chiều nóng – lạnh vậy! Đặc biệt,
người phụ trách các lớp học hoặc hội thảo về KDĐC luôn căn dặn các phân phối viên không
được nói rằng nước quả ép là thuốc chữa bệnh (để bảo đảm an toàn về pháp lý khi cơ quan
quản lý nhà nước thăm hỏi về giấy phép nhập khẩu hoặc bằng cấp chuyên môn cần thiết theo
yêu cầu của Bộ Y tế), song lại khuyến khích và “mớm lời” cho họ quảng cáo về tác dụng thần
kỳ, chữa bách bệnh và vượt trội hơn mọi thuốc y tế khác. Cần nói thêm là các lớp học hoặc
hội thảo này thường được tổ chức theo mô hình khá giống nhau: địa điểm phải ở góc khuất,
tầng hai càng tốt để “người ngoài” không thể nhòm ngó; có một vài thuyết trình viên chuyên
nghiệp, có bằng cấp (theo lời tự giới thiệu) và đều thành đạt, trở nên giàu có nhờ KDĐC.
Hoặc đơn giản đó là những người – “chim mồi” để chia sẻ với người nghe các tác dụng thần


kỳ của sản phẩm mà họ đã cảm nhận được trong quá trình sử dụng sản phẩm (như kiểu thư
cảm ơn của các bệnh nhân mà các hiệu thuốc gia truyền vẫn trưng ra với khách hàng vậy)…
Đảm bảo rằng khi nghe họ nói xong thì lòng tin của bạn sẽ được tăng lên rất nhiều về những
thần dược và những sản phẩm kỳ diệu mà họ giới thiệu. Tuy nhiên, những ai có một chút kiến
thức và đủ tỉnh táo đều có thể phát hiện dễ dàng nhiều mâu thuẫn và sự bất hợp lý trong các
bài thuyết trình về sản phẩm KDĐC. Đơn giản ở chỗ, nếu sản phẩm tốt như vậy sao họ không
quảng cáo rộng rãi, công khai cho người tiêu dùng mua hoặc biết, mà phải quảng cáo kiểu
thậm thụt, rỉ tai như vậy…
- Trở thành người tiêu thụ bất đắc dĩ vì phải mua sản phẩm và tiền đặt cọc là thủ tục
đầu tiên bắt buộc để tham gia kinh doanh mạng.
Đây là nguyên tắc bất di bất dịch đối với bất kỳ mạng KDĐC nào và đối với bất kỳ sản phẩm
nào được phân phối qua mạng này. Nói cách khác, người tham gia phải tự mình trở thành
người tiêu thụ sản phẩm dù muốn hay không, dù muốn giảm béo hay giảm gầy, dù có bệnh
hay không có bệnh (trong khi ở kinh doanh đại lý thương mại khác thì đại lý chỉ là người
trung chuyển hàng hóa thuần túy, không bắt buộc phải là người tiêu dùng hay mua hàng…).
Nghĩa là, khi đã mất tiền mua hàng thì đại lý kinh doanh mạng buộc phải tìm mọi cách bán
lại hàng này nếu không muốn trực tiếp tiêu dùng.
- Bị quyến rũ bởi tỉ lệ tính hoa hồng cao do giá bán quá cao
Điều dễ nhận thấy là các phân phối viên và đại lý trong hệ thống kinh doanh mạng luôn phải
mua sản phẩm với giá cao đến bất ngờ, thậm chí cao gấp vài lần giá của chính sản phẩm đó
hoặc sản phẩm tương đương trên thị trường. Đồng thời, để an ủi và kích thích động lực kinh
doanh của các phân phối viên, các nhà tổ chức KDĐC thường trích lại hoa hồng cho người
tham gia khá cao, từ 20-50% tổng doanh thu theo lời họ tự miêu tả… Hơn nữa, về hình thức,
cách thức ăn chia còn được thiết kế theo kiểu “phản ứng dây chuyền”, hình tháp để tăng độ
hấp dẫn cho nhà phân phối cấp 1 (cấp cao nhất)… Việc bán sản phẩm giá cao khiến người
mua, dù được thưởng hậu đi nữa, vẫn chỉ là tự “ăn thịt chính mình”, do phần thưởng chính là
phần “đắt đỏ vượt trội” mà họ đã mua theo “giá gốc” đó, hoặc chỉ “ăn bánh vẽ”, vì việc bán
được sản phẩm cho người tiêu dùng thực sự khác là rất khó, mà chủ yếu là bán lại cho các đại
lý khác thấp hơn (cấp 2, cấp 3…) hoặc tự bỏ tiền để mua tiếp sản phẩm, nhằm duy trì vị thế
đại lý “cấp 1” của mình.


- Lợi ích thụ hưởng hoa hồng của các phân phối viên là không chắc chắn và lợi ích của
người tiêu dùng không rõ ràng, thiếu bảo đảm
Như trên đã nêu, lợi ích của các phân phối viên và đại lý tham gia kinh doanh mạng là không
chắc chắn vì họ phải mua sản phẩm với giá cao trong khi nhu cầu thị trường và sức tiêu thụ
thực tế là chưa rõ. Sản phẩm có nguồn gốc không rõ ràng, các lợi ích của sản phẩm khá “tù
mù”, không được thẩm định khoa học, công khai và được quảng bá rộng rãi, nên người tiêu
dùng khó có thể dễ dàng rút tiền túi mua sản phẩm với giá đắt, trừ những người nhẹ dạ cả tin
hoặc ham lời muốn mua để có quyền tham gia kinh doanh mạng. Lợi nhuận kinh doanh mạng
và cả của người phân phối thường chỉ là tổng số các khoản “học phí” mà những người đã,
đang và sẽ tham gia kinh doanh mạng phải trả và chuyển hóa nội bộ từ túi người này sang túi
người kia mà thôi.
Đấy là chưa kể các khoản hoa hồng mà đại lý cấp 1 được hưởng từ kết quả gây dựng các đại
lý cấp 2, cấp 3… cũng không rõ ràng và chắc chắn. Điều này liên quan đến một loạt quy định
rắc rối và “nghiêm ngặt” về thống kê sản phẩm tiêu thụ qua các cấp, nhất là yêu cầu về tiêu
thụ sản phẩm tối thiểu, liên tục trong thời hạn quy định của các cấp đại lý. Nếu vi phạm các
yêu cầu “khoán mua” sản phẩm này thì mạng sẽ vỡ, tất cả hệ thống các cấp được gây dựng sẽ
quay trở lại số 0, các quyền lợi của các đại lý các cấp bị bãi bỏ và các đại lý phải tiếp tục bỏ
tiền để làm lại từ đầu…
Lợi ích của người tiêu dùng thuần túy các sản phẩm được phân phối qua mạng KDĐC cũng
không được bảo đảm, do trước hết các tiện ích của sản phẩm hoặc chưa rõ ràng hoặc đã bị
phóng đại và thiếu các hướng dẫn sử dụng cụ thể, chủ yếu do các đại lý thiếu chuyên môn,
thừa nhiệt tình truyền đạt lại tùy theo nhận thức, mục đích và thiện chí của mình. Hơn nữa,
các sản phẩm đều không được bảo hành do không có quy định và cơ sở bảo hành của các nhà
tổ chức KDĐC. Nếu có hậu quả xảy ra cho người tiêu dùng từ sử dụng sản phẩm mua qua
KDĐC thì người tiêu dùng chẳng biết kêu ai, còn các nhà tổ chức, kinh doanh đa cấp thì vô
can hoặc dễ dàng trút trách nhiệm lên đầu các đại lý vì họ đã chuẩn bị sẵn cho mình nhiều
“bằng chứng ngoại phạm”…
Tên gọi nguyên gốc của KDĐC trong tiếng Anh là Multi Level Marketing. Tại
Việt Nam, thuật ngữ này còn được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như

bán hàng đa cấp, tiếp thị đa tầng… để chỉ một phương thức bán hàng trực tiếp
thông qua những cá nhân riêng biệt hoạt động độc lập.
Để quản lý tốt hơn hoạt động bán hàng đa cấp, tháng 8/2005 Thủ tướng Chính
phủ đã công bố Nghị định 110/2005/NĐ-CP về quản lý kinh doanh đa cấp.
Tại Điều 2, “Nghị định về giám sát hoạt động bán hàng đa cấp” đã định nghĩa:
“Bán hàng đa cấp là một phương thức tổ chức kinh doanh của doanh nghiệp
thông qua nhiều cấp khác nhau, trong đó người tham gia sẽ được hưởng tiền
hoa hồng, tiền thưởng và/hoặc lợi ích kinh tế khác từ kết quả bán hàng hóa
của mình và của người khác trong mạng lưới do người đó tổ chức ra và được
doanh nghiệp bán hàng đa cấp chấp thuận.”
Theo nghị định, mọi hàng hóa được kinh doanh theo phương thức bán hàng đa
cấp đều phải đáp ứng các điều kiện như: đảm bảo tiêu chuẩn, chất lượng, vệ
sinh an tòan thực phẩm, đảm bảo rõ ràng về nguồn gốc, xuất xứ, tính năng,
công dụng của hàng hóa, có nhãn hiệu hàng hóa.
Những doanh nghiệp muốn được cấp Giấy đăng ký tổ chức bán hàng đa cấp
thì cần phải đáp ứng 5 điều kiện sau:
 Thứ nhất, phải ký quỹ 1 tỷ đồng Việt Nam tại một ngân hàng thương
mại hoạt động tại Việt Nam.
 Thứ hai, kinh doanh hàng hóa phải phù hợp với ngành nghề ghi trong
giấy chứng nhận đăng ký.
 Thứ ba, có đủ điều kiện hoặc được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện
kinh doanh trong trường hợp kinh doanh hàng hóa thuộc Danh mục
hàng hóa kinh doanh có điều kiện.
 Thứ tư, phải có chương trình bán hàng minh bạch và không trái pháp
luật.
 Thứ năm, phải có chương trình đào tạo người tham gia rõ ràng.
Nghị định cũng quy định: để minh bạch hóa những hoạt động của doanh
nghiệp cũng như của người tham gia bán hàng đa cấp, doanh nghiệp phải xây
dựng quy tắc hoạt động của doanh nghiệp. Theo đó, hợp đồng ký kết giữa
doanh nghiệp và người tham gia phải được xác lập dưới hình thức văn bản.

Ngoài ra, doanh nghiệp chịu trách nhiệm khấu trừ tiền thuế thu nhập cá nhân
của người tham gia theo đúng quy định hiện hành.
Theo thống kê, hiện nước ta có gần 30 doanh nghiệp hoạt động kinh doanh
bán hàng theo phương thức này. Tuy vậy trong thời gian qua, báo chí đã đưa
nhiều thông tin xung quanh các hoạt động bán hàng đa cấp có tính chất lừa
đảo, chụp giật của một số doanh nghiệp.


Dấu Hiệu Bán Hàng đa Cấp Bất Chính Và Các Quy
định Pháp Luật Chống Bán Hàng đa Cấp Bất Chính
Bán hàng đa cấp (multi-level sales) hay tiếp thị đa cấp (multi-level marketing) là một hình
thức bán lẻ đã xuất hiện ở Việt Nam vào khoảng đầu năm 2000 và phát triển với tốc độ rất
nhanh chóng Đến nay đã có khoảng 20 doanh nghiệp bán hàng đa cấp đang hoạt động trên
lãnh thổ Việt Nam với các mặt hàng kinh doanh chủ yếu liên quan đến sức khỏe con người
như thực phẩm, đồ uống dinh dưỡng, mỹ phẩm, máy ozone, và các đồ dùng trong gia đình
như máy massage, nồi cơm điện … Sự xuất hiện và hoạt động kinh doanh của các doanh
nghiệp bán hàng đa cấp đã trở thành một hiện tượng ở nhiều thành phố lớn ở Việt Nam trong
thời gian gần đây và đã thu hút được sự chú ý của dư luận trong nước. Tuy nhiên, trên thế
giới thì bán hàng đa cấp không phải là điều gì mới lạ vì ngay đầu thế kỷ 20, ở Mỹ đã hình
thành Hiệp hội các Công ty bán hàng trực tiếp-một tên gọi khác của bán hàng đa cấp (Direct
Sales Association-DSA). Tới đầu thập niên 90 của thế kỷ 20, hình thức bán hàng này được
phát triển mạnh ở khu vực Châu Á, đặc biệt là ở một số nước như Trung Quốc, Thái lan,
Singapore, Malaysia, Indonesia …

Bên cạnh các doanh nghiệp bán hàng đa cấp kinh doanh hợp pháp và minh bạch; trên thị
trường Việt Nam cũng xuất hiện khá nhiều các tổ chức, cá nhân kinh doanh bán hàng có dấu
hiệu kinh doanh bất hợp pháp, lừa đảo người tiêu dùng, mà Nghị định 110 của Chính phủ gọi
là “hoạt động bán hàng đa cấp bất chính”, hay bán hàng đa cấp theo mô hình kim tự tháp.

Trước ngưỡng cửa gia nhập WTO, dự kiến Việt Nam sẽ có các cam kết về mở cửa thị trường

dịch vụ phân phối, trong đó có phân ngành dịch vụ bán lẻ dưới hình thức bán hàng đa cấp và
trong bối cảnh đó sẽ có nhiều tập đoàn lớn kinh doanh theo hình thức bán hàng đa cấp của
nước ngoài thâm nhập thị trường trong nước theo lộ trình thực hiện cam kết. Việc xác định và
ngăn chặn được hoạt động phi pháp của các doanh nghiệp bán hàng đa cấp bất chính, do vậy,
càng trở nên cấp thiết. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là phải phân biệt được hoạt động bán hàng đa
cấp hợp pháp và bất hợp pháp thông qua các dấu hiệu khác nhau để có sự quản lý, giám sát
phù hợp[1].

Dấu hiệu đầu tiên để có thể phân biệt hoạt động bán hàng đa cấp hợp pháp hay không đó là
mô hình trả thưởng của thành viên của mạng lưới bán hàng. Nếu hoa hồng (remuneration)
của một thành viên có được từ doanh số bán hàng của thành viên đó thì đó là dấu hiệu của
bán hàng đa cấp hợp pháp, nhưng nếu khoản thu nhập được doanh nghiệp trả cho thành viên
do đã giới thiệu thêm các thành viên khác vào mạng lưới thì đó chính là dấu hiệu của doanh
nghiệp kinh doanh bất chính.

Ta có thể lấy ví dụ về quy định của công ty Nino Vina, một công ty phân phối sản phẩm nước
trái nhàu ở Việt Nam. Để có thể trở thành thành viên cấp I của mạng lưới phân phối, các phân
phối viên phải mua 1 thùng 4 chai nước Tahitian Noni Juice với giá gốc là 2,7 triệu đồng, giá
phân phối là 3,2 triệu đồng. Nếu thành viên cấp I giới thiệu thêm được 3 người khác tham gia
vào mạng lưới (mỗi người lại đóng 2,7 triệu đồng) thì sẽ được hoa hồng 20% tổng số tiền
những người này mua sản phẩm. 3 người sau này được coi là thành viên cấp II. Nếu các
thành viên cấp II này giới thiệu thêm được 3 người khác tham gia vào mạng lưới thì thành
viên cấp I sẽ tự động được hưởng thêm 5% tổng số tiền mà 3 thành viên cấp III nộp để mua
sản phẩm. Theo tính toán, khi mạng lưới phát triển đến tầng thứ 8 thì số tiền hoa hồng được
chuyển về tài khoản của “người lôi kéo” ban đầu là 56,2 triệu đồng mặc dù người này không
phải làm gì ngoài việc rủ rê được 3 người mới tham gia vào mạng lưới phân phối. Như vậy
theo mô hình trả hoa hồng này, thu nhập thu được không phải xuất phát việc bán sản phẩm
mà là do chiếm dụng tiền của các thành viên tiếp theo trong mạng lưới.

Dấu hiệu tiếp theo có thể dễ nhận biết để xác định được một doanh nghiệp bán hàng đa cấp

bất chính là bắt buộc người tham gia phải mua một lượng hàng hóa ban đầu với giá tiền cao
hơn giá trị bán ngoài thị trường nhiều lần mà không được hoàn lại. Ví dụ, máy ozone được
Công ty Sinh Lợi bán với giá 3 triệu đồng, gấp 3 lần giá thị trường của sản phẩm, đầu đĩa
DVD giá 4,5 triệu đồng, đồng hồ đeo tay 3,5 triệu đồng, bộ mỹ phẩm 3 triệu đồng, … Thông
thường, các sản phẩm của các công ty bán hàng đa cấp bất chính không được quảng cáo và
rao bán trong các chợ và siêu thị và để có thể trở thành viên của mạng lưới bán hàng, một
điều kiện bắt buộc là phải mua sản phẩm của công ty. Sau khi sản phẩm đã được bán cho
thành viên đầu tiên, công ty sẽ không chịu trách nhiệm hoàn lại tiền cũng như không có chính
sách bảo hành, hậu mãi gì đối với các sản phẩm bán ra. Mục đích của người mua không phải
là để sử dụng sản phẩm mà là để trở thành thành viên của mạng lưới và lôi kéo được những
người khác tham gia và hưởng hoa hồng trên chính việc tham gia của những người đó. Với
việc giá thành sản phẩm cao hơn rất nhiều giá thực tế (ngay cả khi đã cộng cả tiền hoa hồng
trả cho đại lý phân phối các cấp), doanh nghiệp bán hàng đa cấp sẽ thu được những khoản lợi
nhuận khổng lồ mà không cần quan tâm nhiều lắm tới năng suất lao động và chất lượng sản
phẩm mình bán ra.

Một doanh nghiệp bán hàng đa cấp bất chính sẽ không minh bạch về địa điểm đặt trụ sở
chính, không có con dấu và không đăng ký hoạt động kinh doanh với các cơ quan có trách
nhiệm, hoặc có đăng ký trụ sở chính nhưng lại không đăng ký kinh doanh cho các chi nhánh
mới mở. Ở Việt Nam, nhiều công ty bán hàng đa cấp chuyển địa bàn hoạt động sang các tỉnh
vùng sâu, vùng xa, nơi người dân (chủ yếu là nông dân) ít có điều kiện tiếp cận với các thông
tin mới và dễ bị “lôi kéo” tham gia vào mạng lưới bán hàng. Các công ty bán hàng đa cấp
cũng thường tổ chức các buổi tuyên truyền, quảng bá sản phẩm và hình thức bán hàng thu hút
một số lượng rất đông người đến xem, dễ gây mất ổn định trật tự xã hội. Trên các tờ rơi, tờ
quảng cáo của các công ty này cũng không đóng dấu của công ty, việc chi trả tiền hoa hồng
cho các thành viên cũng không kèm theo các hóa đơn, chứng từ hợp lệ.

Để có thể xử lý những bất cập nêu trên của hoạt động bán hàng đa cấp bất chính, ngày 24
tháng 8 năm 2005, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 110/2005/NĐ-CP về quản lý hoạt
động bán hàng đa cấp. Tiếp theo Nghị định là Thông tư số 19/2005/TT-BTM của Bộ Thương

mạihướng dẫn chi tiết việc thi hành Nghị định, Bộ Tài chính cũng có quy định cụ thể về
chính sách thuế thu nhập và thu lệ phí cấp giấy đăng ký tổ chức bán hàng đa cấp.

Nghị định 110 đã đưa ra một số quy định để “thắt chặt” quản lý hoạt động bán hàng đa cấp,
đồng thời cũng là để loại bỏ các dấu hiệu hoạt động bất minh của các doanh nghiệp bán hàng
đa cấp.

Theo Nghị định, Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Thương mại) sẽ là cơ quan chịu trách nhiệm
giúp Bộ trưởng Thương mại quản lý hoạt động bán hàng đa cấp và có thẩm quyền xử lý các
hành vi vi phạm pháp luật về bán hàng đa cấp.

Để hạn chế hiện tượng gần đây có nhiều người nước ngoài và Việt kiều đứng ra tổ chức các
hoạt động bán hàng đa cấp bất hợp pháp, Nghị định quy định các đối tượng này cần phải có
Giấy phép lao động do Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội cấp. Ngoài ra, doanh nghiệp bán
hàng đa cấp phải nộp đơn xin Giấy đăng ký tổ chức bán hàng đa cấp tại Sở Thương mại tỉnh,
thành phố nơi doanh nghiệp hoạt động và ký quỹ 5% vốn điều lệ nhưng không thấp hơn 1 tỷ
đồng tại ngân hàng thương mại hoạt động tại Việt Nam và có trách nhiệm báo cáo định kỳ 6
tháng 1 lần với Sở Thương mại nơi doanh nghiệp đăng ký kinh doanh về các nội dung hoạt
động của mình.

Các mặt hàng bị cấm kinh doanh theo phương thức bán hàng đa cấp bao gồm một số mặt
hàng tương đối nhạy cảm, đặc thù do các cơ quan chuyên ngành quản lý như thuốc phòng
chữa bệnh cho người, vắc xin, thiết bị y tế, thuốc thú y, hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật, chế
phẩm diệt côn trùng và diệt khuẩn, hóa chất độc hại. Hàng hóa được kinh doanh theo phương
thức bán hàng đa cấp cũng phải đáp ứng các yêu cầu về dãn nhãn mác, đảm bảo tiêu chuẩn,
chất lượng, vệ sinh thực phẩm và có xuất xứ rõ ràng theo quy định của pháp luật.

Nghị định 110 cũng cấm doanh nghiệp bán hàng đa cấp yêu cầu người muốn tham gia phải
đặt cọc hay mua hàng để được quyền tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp. Đặc biệt, Nghị
định không cho phép doanh nghiệp cản trở người mua hàng trả lại hàng hóa phát sinh từ hoạt

động bán hàng đa cấp và cho người tham gia nhận tiền hoa hồng, tiền thưởng và lợi ích kinh
tế khác từ việc dụ dỗ người khác tham gia bán hàng đa cấp. Tất cả các người tham gia đều
phải được doanh nghiệp bán hàng đa cấp cấp thẻ thành viên mạng lưới bán hàng đa cấp theo
mẫu do Bộ Thương mại quy định.

Có thể nói, nếu nắm vững bản chất của hoạt động bán hàng đa cấp sẽ không khó khăn để có
thể nhận biết các dấu hiệu của bán hàng đa cấp bất chính và trên cơ sở đó có thể đề ra chính
sách quản lý thích hợp. Nghị định 110 của Chính phủ và các văn bản pháp quy có liên quan
về hoạt động bán hàng đa cấp đã góp phần tạo ra một hành lang pháp lý chặt chẽ để loại trừ
hoạt động bán hàng đa cấp bất chính, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp bán hàng đa cấp
hợp pháp hoạt động. Sau khi các quy định cụ thể của pháp luật đã được ban hành, hy vọng
rằng hoạt động bán hàng đa cấp ở Việt Nam trong thời gian tới sẽ đi vào “khuôn phép”, một
mặt bảo đảm quyền kinh doanh chính đáng của các doanh nghiệp, đồng thời bảo vệ được
quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng.

[1] Trước đây, trong quá trình xây dựng các văn bản về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp ở
Việt Nam, đã có ý kiến đề xuất cấm loại hình kinh doanh này. Tuy nhiên, điều này là không
khả thi do pháp luật nước ta quy định về quyền tự do kinh doanh và thành lập doanh nghiệp
của các cá nhân và tổ chức, hơn nữa hình thức kinh doanh đa cấp hợp pháp đã được nhiều
nước công nhận từ rất lâu.

Theo www.VnEcon.com



ST Nhng câu chuyn đa cp
Tình hình là thế này.Hồi đó em mới vào năm thứ nhất (vẫn còn gà lắm).Nghe một thằng bạn
(bạn vớ vẩn thôi) nó khoe với em là mới đi làm ở 1 công ty : nào là thời gian không gò
bó,thích làm lúc nào cũng được,lương cao và chỉ cần " năng động ".
Nó bảo em " nếu chú thích thì hôm nào anh đưa chú lên tìm hiểu" ( em hỏi nó công ty đấy

làm ăn kinh doanh theo hình thức thế nào thì nó nhất định không nói) " lên công ty khắc biết
"
từ hôm đấy em chỉ cần nháy máy cho nó phát là nó gọi điện cho em " mồi chài " tầm 15 phút
là chuyện bình thường. (mà thằng này vẫn nổi tiếng là kiệt các bác ạ)
Vài hôm sau nó hẹn em ở cổng trường ĐHGTVT.Em trễ hẹn khoảng 20 phút nghĩ bụng chắc
là nó đang tức điên hoặc là bỏ về rồi,nhưng mà không nó vẫn chờ em đã thế khi gặp nhau
còn " nở" một nụ cười thật tươi nữa chứ.
"Quái thằng này mới đổi tính à?hiền hẳn?giờ giấc công nghiệp khác hẳn ngày
xưa đúng là sinh viên có khác" .Em nghĩ thầm.
Ăn mặc thì choáng luôn " sơvin áo trắng,thắt Caravat,giầy đen,xách cặp đen".em hỏi : " sao
dạo này hoành tráng thế?" nó trả lời :" đi làm ăn đâu thể xuề xoà được" nhìn lại mình tự
nhiên thấy tự ái
Em theo nó lên chỗ Cầu Diễn.nó đưa em vào 1 trụ sở (cũng to to),nhưng mà chẳng thấy biển
báo gì cả,có chăng cũng chỉ là cái biển bé tí,mờ tịt, bẩn rất nhiều xe ở trong sân.
Nó nói:" chú chờ ở đây để anh vào giới thiệu chú với công ty (oai không chịu được)".Mấy
phút sau nó đi ra đưa cho em cái thẻ và bảo em đeo vào.
Vào trong mới biết công ty này là Thiên Ngọc Minh Uy.Biển báo giới thiệu về công ty , rồi
danh sách những người lương cao trong tháng (toàn trên 10triệu-có cả sinh viên),trưng bày
hàng hoá sản phẩm tấp lập người đi lại,đủ mọi thành phần nhưng có lẽ đông nhất là
sinh viên nhà mình.
Nó đưa em lên tầng 2 vào 1 hội trường giới thiệu sản phẩm máy ozone.nhân viên công ty ở
trong này nói chung là phong cách rất chuyên nghiệp-ngay cả bảo vệ nhìn cũng rất oai.Em
giới thiệu sản phẩm dễ thương ăn nói có duyên.giới thiệu xong các tính năng của máy
ozone.em ý nói về hình thức làm việc của công ty.các bác cứ hiểu thế này:khi em mua 1 sản
phẩm của công ty có giá từ 3 triệu trở lên em được cấp 1 mã số,phát thẻ và trở thành nhân
viên của công ty.cái thẻ ấy nó ghi tên mình và có chức danh : "Chuyên viên kinh doanh cao
cấp".Đưa được em vào công ty : cái thằng giới thiệu ấy được trích hoa hồng 400k từ khoản
tiền 3 triệu của em.Đưa được càng nhiều người vào thì chức của nó càng cao : Chuyên viên
kinh doanh cao cấp-tổ trưởng- " cái này em không nhớ"-phó phòng-trưởng phòng vân vân
Giới thiệu xong về hình thức làm việc.bắt đầu giới thiệu những người lương cao.cao nhất là

mấy trăm triệu có 2 người một người ở SG còn một người ở Bắc Giang(em không nhớ
tên).thấy bảo cái ông BG ngày trước vào SG làm thuê rồi có người giới thiệu vào công ty này
làm một thời gian sau thì " đổi đời"
Còn những mức lương mấy chục triệu thì có rất nhiều người (gồm cả sinh viên các trường :
Viện ĐH mở , HV Ngân Hàng , ĐH KTQD)(phê không các bác).đáng chú ý nhất ở "top" này
là gia đình 1 cựu chiến binh ở Hà Tây.Gia đình cựu chiến binh đã có mặt tại hội trường và
đứng lên cảm ơn công ty ( cảnh này rất xúc động).Nhờ công ty mà họ được " đổi đời"và giúp
đỡ được cho nhiều người dân ở xã mình thoát khỏi cảnh " bán mặt cho đất bán lưng cho
trời".được biết xã này có rất nhiều người được vợ chồng bác cựu chiến binh giới thiệu vào
công ty( cái này họ gọi là chia sẻ).Vào thời điểm đó bác trai đã là trưởng phòng còn bác gái
là phó phòng còn con cái dâu dể của bác cựu chiến binh thì em không nhớ nổi
Xong việc ở phòng giới thiệu em được thằng bạn dẫn đi gặp nhóm của nó (vẫn ở tầng 2).ở
khu vực này có từng nhóm người (khoảng 10 người) quây quanh 1 cái bàn nhỏ nghe 2,3
người thuộc nhóm đó và đã " thành đạt" ở công ty tư hỏi han.Họ nói rất là hay về tương lai
và triển vọng khi tham gia công ty.Họ có trách nhiệm nâng đỡ,giúp đỡ em đạt được thành
công nhất định sau 1 năm gia nhập.Khi em nói khó khăn trong vụ 3 triệu thì họ dạy em cách
vay tiền tiền bạn bè.Câu cửa miệng của mấy vị này là " Vay một lần để mãi mãi không phải
vay"
Em hỏi cái ông tư vấn chính cho nhóm người chúng em (gồm SV các trường : Giao thông,
HVBT&TT,Ngoại Thương,Quốc gia,Thương mại được tập hợp lại thành 1 nhóm) : "công
việc chính của anh là gì?" trả lời " công việc chính của anh là đây"
Em hỏi tiếp :" ngày xưa anh học trường nào ra ạ?" ông ý bảo :"anh chẳng học trường nào
ra cả,ngày xưa anh học rất dốt" .Lúc ông ấy ghi tên những người trong nhóm thì không thể
tưởng tượng trên đời lại có thằng chữ xấu như vậy(thua xa em đánh máy ).Nhưng em cũng
kịp nhận ra ông này văn hoá rất lùn.Ông ý hỏi em là :" em học trường nào?" em trả lời " em
học Giao Thông".thế là ông ấy bảo " chà giao thông à,bọn anh ra đường là sợ bọn em lắm
đấy.Sau này chẳng may anh có vi phạm thì đừng bắt anh nhé" các bác có thấy ức chế
không?
Khi gần xong việc ông ấy hỏi cả nhóm ai mang tiền thì cứ đặt trước vài trăm cũng được rồi
khi nào có đủ đóng nốt.Giải thích là : " sắp tới công ty tổ chức 1 đêm noel rất hoành tráng

cho toàn thể nhân viên công ty.Nếu các em đóng trước 1 ít thì cũng có thể được coi là nhân
viên tạm thời của công ty và được tham dự đêm party này với rất nhiều trò chơi hấp dẫn và
nhiều phần quà giá trị hàng triệu đồng." >Nhưng thực chất :Họ đề nghị mình đóng trước
mấy trăm là để ràng buộc mình.Nếu mình không tham gia thì mất số tiền đó là cái chắc.
Sau buổi xem kịch hấp dẫn đó em về tới nhà suy nghĩ rất nhiều.Và rất muốn tham gia vì cái
lợi nhuận khổng lồ mà họ quảng cáo.Nhưng mà sau khi tham khảo ý kiến các tiền bối và
không có tiền em đã quyết định nói không với kinh doanh đa cấp.Đến bây giờ khi đã đủ lông
đủ cánh ở cái thủ đô đầy " cạm bẫy" này, em đã thấy quyết định của mình ngày xưa thật là
sáng suốt.Các cò mồi trong mạng lưới bán hàng đa cấp thường nhằm vào sinh viên năm thứ
nhất,mới ra ngoài đời,máu mê kiếm tiền và họ đã thành công khi quảng cáo những mức
lương quá hấp dẫn khiến anh em sinh viên nhà mình "mờ mắt" làm liều.Tìm hiểu trên thị
trường em được biết máy ozone mà công ty đó bán 3 triệu VNĐ thì ở chợ Tân Thanh-Lạng
Sơn chỉ có 500K VNĐ
Kết : Kinh doanh đa cấp là một trong những hình thức kinh doanh sinh ra nhiều tỉ phú nhất
thế giới.Nhưng có lẽ áp dụng nó ở VN là không hợp.Đặc biệt với Sinh Viên chúng ta, không
thể vì đồng tiền mà lừa đảo,lôi kéo bạn bè vào vòng xoáy của việc kiếm tiền không chính
đáng này.
Sinh viên lại đi lừa sinh viên sao?????
Đấy là những trải nghiệm và ý kiến của em sau khi " tham quan" Thiên Ngọc Minh Uy một
công ty KDĐC lớn nhất HN.Cám ơn các bác đã tham khảo.
Chào thân ái
Multilevel marketing - lừa đảo có hệ thống hay là làm ăn chân chính?

Hôm nay nhận lời một người bạn, Bánh bèo có mặt tại một công ty kinh doanh đa cấp chuyên
về các sản phẩm làm đẹp và thực phẩm. Đã có nhiều lời xì xào về nó nhưng muốn đến tận nơi
xem cho rõ để đánh giá vấn đề cho nó khách quan.
2h chiều, trước cửa công ty người ta bu đông đen còn hơn đi công chứng. Đó là quang cảnh
thường thấy mỗi khi đi qua công ty này nhưng hôm nay đông hơn gấp nhiều lần vì là ngày
"tôn vinh những người thành công". Vào bên trong mới thật là bất ngờ, nếu ai chưa đến chắc
khó hình dung được. Ước chừng phải có đến hơn 400 người tụ tập trong một hội trường tuy

không phải là nhỏ nhưng đã bị quá tải. Chưa kể là hội trường trên lầu chỉ dành cho cấp bậc
“siêu thủ lĩnh” trở lên, và dưới này phải quan sát việc trao giải trên lầu qua những chiếc TV
trong phòng. Người ta ngồi áp sát, ken đặc vào nhau trong cái nóng và ngột ngạt không thể
chịu đựng được (vì không có máy lạnh mà chỉ có mấy cái quạt máy), vậy mà ai cũng háo hức
một cách lạ kỳ.

Mồ hôi mẹ mồ hôi con rơi xống ròng ròng, Bánh bèo vẫn cố gắng nhoẻn cười và bắt tay với
những người bạn cùng nhóm. Ai cũng tỏ ra thân thiện và chủ động, cởi mở chia sẻ và đặc
biệt đều nói tốt về công ty mình. Về khoản PR này thì Bánh bèo thấy cần phải học hỏi để làm
PR nội bộ công ty cho tốt, hehe. (Ai đời nhân viên gì mà toàn đi nói xấu cty mình như mấy
ông nhân viên trong cty tớ). Có một điều họ không trả lời cho Bánh bèo là những thắc mắc
xung quanh hoạt động kinh doanh của họ. Tất cả đều nói rằng tưởng nhóm sẽ giải thích rõ
cho tớ hiểu sau, chắc là chính sách chung của họ để tránh việc nhân viên ko biết cách truyền
đạt sẽ làm sai lệch vấn đề vốn đã nhạy cảm này.

Bánh bèo được giới thiệu làm quen với khá nhiều người, và hình như trăm người như một, họ
đều cởi mở chìa tay ra bắt, sau đó hỏi han, chia sẻ những kinh nghiệm thành công, giới thiệu
cho Bánh bèo rất nhiều những gương mặt thành công mà nghe đâu mỗi tháng họ có thể kiếm
được hơn 100 triệu đồng. Điều này là sự thật hết đấy, nếu ai tìm hiểu mô hình kinh doanh
MLM (multilevel marketing) này sẽ hiểu nguyên nhân. Những người khác mắt họ đều sáng
lên một ước mơ và tin tưởng sẽ có ngày mình thành công, và cố gắng truyền niềm tin đó cho
Bánh bèo. Trong tớ mơ hồ hình dung ra một thứ văn hoá ở công ty này, ở đó họ cởi mở, đoàn
kết, chia sẻ, tin tưởng vào bản thân và quyết tâm thực hiện mục tiêu. Cũng là mặt tốt!

Gây chú ý cho tớ nhất là màn hô khẩu hiệu của một nhóm kinh doanh trong đó ai cũng đồng
thanh hô vang bài khẩu hiệu của nhóm, giơ nắm tay lên, mắt sáng rỡ hừng hực một khí thế.
Quá ấn tượng! Nhất định tớ cũng phải nghĩ ra 1 khẩu hiệu tương tự như thế để khơi dậy tinh
thần đoàn kết trong các thành viên trong công ty, PR mà.

Sau chương trình, Bánh bèo đi tham quan những sản phẩm của công ty, chưa biết giá cả nó

thế nào nhưng chắc hẳn không rẻ, vì nghe đâu giá bán trung bình của các sản phẩm đội lên
so với giá vốn trung bình 40 – 50 lần, có SP đến cả trăm lần. Nói thì khó tin, nhưng nếu hiểu
nguyên tắc của MLM là ăn hoa hồng theo cấp thì sẽ hiểu vì sao có giá cao vậy.

Hãy tưởng tượng như thế này: Cấp thấp nhất, tạm gọi là cấp 1 có hoa hồng bán hàng là 5% ,
cấp 2 là người tuyển cấp 1 ngoài hoa hồng cá nhân còn có tiền thưởng chức vụ là 5%, cấp 3
cao hơn thì 8% cứ thế cộng dồn hoa hồng. Tính sơ sơ thì SP khi đến tay khách hàng qua
các cấp thì hoa hồng đã là 44%. Chưa kể là nếu không bán được sản phẩm cho khách hàng
cuối cùng thì cty vẫn được lợi khi bán sản phẩm cho những người mới vào, đó cũng chính là
khách hàng bất đắc dĩ đấy ạ. Và hoa hồng của người cấp trên chính là bòn từ tiền của cấp
dưới, một cách móc túi tinh vi. Gọi MLM là lừa đảo có hệ thống thì hơi quá đáng nhưng mà
bản chất nó đúng là như thế, bởi vì người kém thông minh nhất cũng có thể trả lời được câu
hỏi thu nhập cao tử đâu mà có, hoa hồng ấy từ đâu mà ra nếu không phải là tước đoạt từ
người thân của mình, những người phải xì tiền ra mua những sản phẩm mà giá nó bị đội lên
nhiều như thế. Những người tham gia vào MLM, họ không hiểu hay cố tình không hiểu sự
thực ấy.

Hoạt động MLM là một hoạt động hợp pháp trên thế giới, ở VN nghe đâu cũng đã có luật
bán hàng đa cấp nhưng khách quan mà nhìn nhận thì nó có bản chất không tốt và dễ phát
sinh nhiều biến tướng lừa đảo như cty Sinh lợi, Noni. Mặc dù có nhiều lời bào chữa rằng
“trong MLM, mỗi người có thể nhân bội số lên công sức, kỹ năng và năng khiếu của mình
bằng cách giúp cho những người khác thành công. MLM đã chứng minh nó là một phần của
nền kinh tế mới và là phương thức kinh doanh có nhiều ưu thế được ưa chuộng trên khắp thế
giới.MLM không phải là lợi dụng bạn bè và người thân của bạn.v v tuy nhiên móc tiền của
người thân đem cúng cho người khác nhiều như thế thì đáng để phân vân xem có hợp lý
không chứ nhỉ (…).


Thấy mọi người đứng ra chê trách kinh doanh đa cấp quá nhỉ?
Cũng đúng, vì riêng ở HN thôi, hệ thống kinh doanh đa cấp theo đúng nghĩa thì mình chỉ

thấy có 2 cái, còn lại tòan là lấy danh nghĩa kinh doanh đa cấp để lừa đảo hết. Mà cái loại
lừa đảo thì đếm hoài không thấy hết. Từ cái thằng trong bài kính cận sưu tầm (tên là gì ý,
nhưng mà sao thấy giống y chang thằng Sinh Lợi mà cô bạn anh dẫn anh đi xem thế? Cũng ở
Diễn - cũng máy ozone, cũng hoành tráng đến lóa mắt) cho tới mới đây nhất là bọn Colony
hay bọn GSO cũng đã bị báo chí lên án.
Kể thêm 1 chút về cái thằng sinh lợi hôm anh dc bạn mời đi tham dự buổi trả công cho những
ng trong hệ thống của nó. Và anh cũng dc mời chào vào hệ thống đó. Nói thật, cũng may
trước đó hơn 1 tháng, anh đã nghiên cứu khá kĩ về hình thức hoạt động của hệ thống kinh
doanh đa cấp của Avon nên khi tham dự buổi quảng cáo của Sinh Lợi, anh biết ngay bọn này
là loại lừa đảo. Anh đã phân tích cho cô bạn của anh hiểu vì sao anh nói như vậy nhưng
thành ra lại là 1 cuộc cãi nhau nảy lửa (nhưng bây giờ thì cô bạn anh cũng bỏ cái thằng đó
từ lâu rồi, mặc dù lúc đầu bạn anh cũng khoe là kiếm dc rất nhiều tiền). Vậy vì sao anh nhận
diện dc kinh doanh đa cấp của thằng sinh lợi là lừa đảo? Theo kinh nghiệm của anh thì kinh
doanh đa cấp dạng lừa đảo bao giờ cũng có đặc điểm chung thế này:
- Họ không kiếm tiền bằng cách phân phối sản phẩm (mà đây lại là mục đích chính nhất của
việc kinh doanh) mà họ kiếm tiền bằng cách lấy tiền đóng góp (tiền phí để trở thành thành
viên hệ thống) của người mới chia cho những người ở tầng trên. Hãy tưởng tượng, ng đứng ở
đỉnh tam giác, tuy lấy dc % rất ít của những ng tầng dưới nhưng với số lượng thành viên
đông đảo thì ng đứng ở tầng đầu tiên lại là những ng kiếm lợi lớn nhất.
- Để tránh mang tiếng bắt đóng phí tham gia hệ thống (luật cũng đã không cho phép làm như
vậy) thì họ sử dụng hình thức bắt ng tham gia hệ thống phải mua 1 sản phẩm của họ (giống
như sinh lợi) với 1 mức giá cắt cổ nhưng họ lại cứ ba hoa rằng giá đó là rất rẻ so với giá sp
có cả chi phí quảng cáo thông thường vì nhờ có hệ thống kinh doanh đa cấp. Với mức tiền
chênh lệch lớn từ việc bán sp rẻ tiền với 1 mức giá trên trời, số tiền đó cũng sẽ dc chia lại
cho những ng cấp trên.
- (cái này quan trọng nhất) Mục đích của từng thành viên trong hệ thống, hàng tháng, ko
phải là kinh doanh sao cho bán được nhiều sản phẩm mà là làm sao lôi kéo dc thật nhiều
người vào dưới line của mình cũng như giúp đỡ những ng dưới line mình lôi kéo dc những
người khác để hưởng % hoa hồng đóng góp của ng mới tham gia. Cũng có nghĩa, nếu 1
tháng nào đó họ không lôi kéo thêm 1 ai đóng tiền (ngu ) thì cũng có nghĩa tháng đó họ

đói ăn.

(Đó là 3 đặc điểm điển hình nhất của 1 hệ thống kinh doanh đa cấp lừa đảo mà anh nhận
thấy được từ 1 số hệ thống mời anh tham gia)

Còn đối với hệ thống kinh doanh đa cấp theo đúng nghĩa thì sao?
- Họ luôn đi theo đúng tôn chỉ của việc sáng lập mạng đa cấp, từng ng trong hệ thống sử
dụng sản phẩm, đánh giá sản phẩm, thấy tốt thì mang đi giới thiệu (bán) cho mọi người và
hưởng % từ doanh thu bán hàng mà mình mang lại. Có nghĩa là kiếm tiền bằng chính việc
tạo ra doanh số bán hàng chứ ko phải kiếm tiền từ việc đi mời gọi người khác vào hệ thống.
Thế còn việc hưởng % từ các line dưới thì sao? Tất nhiên là cũng có nhưng % đó là % trích
ra từ doanh thu bán hàng của ng line dưới chứ cũng ko phải từ tiền đóng phí tham gia hệ
thống. Những người làm việc trong hệ thống này thực sự đã phải đổ mồ hôi nước mắt để
kiếm dc những đồng tiền chính đáng và nó ko hề dễ dàng chút nào (không như hệ thống kinh
doanh đa cấp lừa đảo luôn luôn làm ng nghe mờ mắt vì việc kiếm tiền dễ như nhặt rác trên
đường).

Hệ thống kinh doanh đa cấp theo đúng nghĩa ở Hà Nội, như cách đây 2 năm anh nghiên cứu
thì anh chỉ biết và thực sự tin có 2 hệ thống: đó là của Avon và Oriflame. Vì :
1. Thương hiệu! đây là 2 thương hiệu mỹ phẩm cũng có tiếng trên thế giới (không nói là có
tiếng nhất đâu nhé), ko dại gì khi nhảy vào VN phân phối hàng hóa, họ lại lập ra 1 hệ thống
kinh doanh đa cấp lừa đảo moi tiền để rồi làm hỏng hết hình ảnh tốt đẹp bấy lâu nay.
2. Cách thức chi trả tiền công, tiền % hoa hồng theo đúng như đặc điểm anh nêu ra ở 1 công
ty kinh doanh đa cấp xịn.

Điểm chung ở cả 2 loại hình kinh doanh đa cấp chính là khả năng thuyết phục người nghe,
khả năng làm cho người nghe hào hứng và muốn tham gia thật nhanh hệ thống của họ. Vào
hệ thống đa cấp, chắc chắn họ sẽ có những buổi huấn luyện thành viên về khả năng giao tiếp,
bán hàng (cái này thì ở hệ thống lừa đảo không chú trọng vì làm gì có ai bán hàng đâu),
thuyết trình, thuyết phục để phục vụ cho mục đích của hệ thống (nhưng mục đích của 2 hệ

thống kinh doanh đa cấp xịn và lừa đảo thì hoàn tòan khác nhau).

Có vài lời với những em sinh viên kinh tế muốn tham gia vào hệ thống đa cấp: Các em muốn
tham gia thì cũng tốt thôi, nó cũng khá phù hợp với dk sv mới ra trường còn nhiều khó khăn
(anh đang nói về hệ thống kinh doanh xịn nhé). Tuy nhiên, các em là sv kinh tế, dc ăn học về
kính tế đàng hoàng và có nền tảng. Không phải như những người nông dân chân lấm tay
bùn, cả ngày ngoài ruộng. Vì vậy, các em phải tỉnh táo nhìn nhận về hình thức hệ thống kinh
doanh đa cấp dưới con mắt của 1 con người có đầu óc suy luận kinh tế. Những người nông
dân bị lừa thì ko đáng trách vì họ ko được học hành đầy đủ. Còn chúng ta, đã học hành bao
nhiêu năm như vậy mà còn bị lóa mắt bởi những lợi nhuận siêu tưởng thì thật là phí tiền ăn
học. SV Kinh tế thử nghĩ xem, lợi nhuận dc sinh ra nhờ đâu? Liệu có cái lợi nhuận chính
đáng nào có được chỉ bằng việc dùng 3 tấc lưỡi đi thuyết phục con gà ngu ngốc đóng tiền
vào hệ thống để rồi những người trong hệ thống xâu xé số tiền đó (bù lại cho khoản tiền mình
đã đóng ban đầu) rồi lại giúp cho những nạn nhân đó tiếp tục đi chăn những con gà ngây thơ
hơn đóng tiền tham gia? Và khi không còn gà để lừa thì những ng chịu thiệt hại họ sẽ nã vào
đầu những ng giới thiệu họ vào hệ thống đầu tiên (mà đó thường lại là người thân, bạn bè,
họ hàng của nhau). Tình cảm sẽ rạn nứt hết.

Hãy suy nghĩ cho kĩ và hãy tỉnh táo, dùng óc phán đoán và học vấn của mình để đánh giá vấn
đề nhé!

×