Tải bản đầy đủ (.docx) (112 trang)

ĐỐI TRONG THƠ TỐ HỮU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (442.78 KB, 112 trang )

1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Tiếng Việt là loại hình ngôn ngữ đơn lập.Về mặt ngữ âm thì âm tiết
trùng với hình vị và thường trùng với từ. Hiện tượng này còn gọi là “ba ngôi
một thể”. Trong thành phần cấu tạo của từ tiếng Việt không có các yếu tố hình
thái chuyên dùng để biểu thị các ý nghĩa và chức năng ngữ pháp. Khi hoạt
động với các chức năng ngữ pháp khác trong câu, từ tiếng Việt vẫn giữ
nguyên hình thái của nó. Tính không biến hình là đặc điểm ngữ pháp rất quan
trọng của từ. Nó chi phối nhiều đặc điểm ngữ pháp khác của tiếng Việt.
Những đặc điểm loại hình trên của tiếng Việt quy định một loạt những đặc
điểm trong truyền thống ngữ Văn Việt Nam.Trong đó có nhu cầu ý thức sử
dụng các cấu trúc đối.
Đối là biệt pháp ngôn ngữ được sử dụng phổ biến trong văn chương
Việt Nam. Cấu trúc đối xuất hiện nhiều trong tục ngữ, ca dao, câu đố, thơ văn
cổ như: Hịch, Cáo, Chiếu, Văn tế và cả trong thơ ca cận hiện đại. Cùng với
những giá trị nội dung, các cấu trúc đối còn mang những giá trị nghệ thuật
đặc sắc phản ánh những đặc trưng của tiếng Việt và nhu cầu, thói quen thẩm
mĩ của người Việt.
Với những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật, biện pháp đối và các
cấu trúc đối đã được quan tâm nghiên cứu từ nhiều góc độ bởi các tác giả
khác nhau. Tuy nhiên, các cấu trúc đối trong thơ hiện đại còn ít được chú ý.
Tố Hữu (1920 - 2002) là một trong những là cờ đầu của nền văn nghệ
cách mạng Việt Nam. Thơ ông luôn găn bó và phản ánh chân thật những
chặng đường cách mạng đầy gian khổ, hi sinh nhưng cũng nhiều thắng lợi
vinh quang của dân tộc. Chính vì thế mà nghệ thuật thơ Tố Hứu mang tính
dân tộc đậm đà, sâu sắc. Ông tiếp thu những tinh hoa của thơ ca cổ điển và
1
1
2
hiện đại, nhưng đặc biệt thành công khi vận dụng những thể thơ truyền thống.


Tố Hữu không chú ý sáng tạo những từ mới, cách diễn đạt mới mà ông
thường sử dụng những từ ngữ và cách nói quen thuộc của dân tộc. Đó là cách
sử dụng tài tình các từ láy, các thanh điệu. các vần thơ và nhất là cấu trúc đối.
Nghệ thuật biểu hiện trong thơ Tố Hữu luôn được các nhà nghiên cứu,
phê bình quan tâm tìm hiểu từ nhiều góc độ. Những công trình nghiên cứu đó
đã bước đầu khẳng định cấu trúc đối trong thơ Tố Hữu vừa là sự tiếp thu vừa
là một sáng tạo nghệ thuật có giá trị to lớn. Song, thực tế để làm rõ các giá trị
của cấu trúc đối trong thơ ông thì chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu,
tìm hiểu. Vì vậy, việc nghiên cứu cấu trúc đối trong thơ Tố Hữu có ý nghĩa cả
về mặt lý luận và thực tiễn:
Về mặt lý luận: Với việc triển khai đề tài này lần đầu tiên có một công
trình nghiên cứu tương đối đầy đủ và sâu sắc về nghệ thuật đối trong thơ Tố
Hữu theo hướng tiếp cận của ngành ngôn ngữ học. Việc nghiên cứu đề tài này
góp phần làm sáng tỏ nghệ thuật đối trong thơ hiện đại nói chung và thơ Tố
Hữu nói riêng.
Về mặt thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của đề tài này có thể được sử
dụng vào việc biên soạn các tài liệu phục vụ cho việc giảng dạy về ngôn ngữ
và thơ ca nói chung thơ Tố Hữu nói riêng.
Với những lý do trên, chúng tôi lựa chọn tìm hiểu đề tài “ Cấu trúc đối
trong thơ Tố Hữu”.
2. Lịch sử vấn đề
Đối trong văn chương Việt Nam là biện pháp nghệ thuật được dùng phổ
biến. Ta bắt gặp nghệ thuật đối trong các thể loại văn học dân gian như: ca
dao, tục ngữ, câu đối… Trong văn học cổ và văn học trung đại đã có nhiều
những nhà văn, nhà thơ sử dụng thành công nghệ thuật đối như: Trần Quốc
2
2
3
Tuấn, Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Đình Chiểu…Nối
tiếp truyền thống đó, thơ văn cận, hiện đại có những tác giả tiêu biểu như:

Nguyễn Khuyễn, Tú Xương, Tản Đà, Huy Cận, và đặc biệt là Tố Hữu đã vận
dụng thành công nghệ thuật đối.
Đề cập đến nghệ thuật đối đã có một số các công trình nghiên cứu như:
Thơ ca Việt Nam- hình thức và thể loại của Bùi Văn Nguyên và Hà Minh
Đức; Từ điển thuật ngữ văn học do Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc
Phi đồng chủ biên; Đối ngẫu trong Truyện Kiều của Trần Đình Sử; Tìm hiểu
sự đối xứng trong văn học của Phan Ngọc; Thi pháp hiện đại của Đỗ Đức
Hiểu; Văn học sử yếu của Dương Quảng Hàm…Gần đây, học viên Nguyễn
Thu Nguyệt cũng đã có công trình nghiên cứu về cấu trúc và chức năng của
tiểu đối trong truyện Kiều của Nguyễn Du. Khảo sát tài liệu của các nhà
nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy có nhiều quan niệm khác nhau về đối.
Ý kiến của Hữu Đạt, Ngôn ngữ thơ Việt Nam, Nxb Giáo dục đã khẳng
định: “Một trong những đặc điểm vô cùng quan trọng của ngôn ngữ thơ chính
là tính tương xứng. Tính tương xúng trong ngôn ngữ thơ đảm bảo cho thơ có
một vẻ đẹp đặc biệt. Đó là vẻ đẹp của sự hài hòa: hài hòa của những đường
nét, góc cạnh và hài hòa của cái tổng thể thống nhất.”. Không chỉ khẳng định
vai trò của quan trọng tính tương xứng trong thơ ca, tác giả còn đưa ra quan
niệm của mình về tính tương xứng: “Không những tính tương xứng chỉ bao
gồm những cái tương phản, đối ứng hoặc cân đối với nhau mà nó còn bao
gồm cả những cái tồn tại trong thế bổ sung cho nhau.”
Trong cuốn “Việt nam văn học sử yếu”, Dương Quảng Hàm cho rằng:
“Đối là đặt hai câu đi sóng đôi cho ý và chữ trong hai câu ấy cân xứng với
nhau. Vậy trong trong phép đối, vừa phải đối ý vừa phải đối chữ.” Tác giả
còn chỉ rõ đặc điểm của đối ý và đối chữ. Cụ thể: Đối ý là tìm hai ý tưởng gì
3
3
4
cân nhau mà đặt thành hai câu sóng đôi. Đối chữ thì phải xét về hai phương
diện: thanh của chữ và loại của chữ.
Bàn về vai trò của nghệ thuật Đối trong thơ, Phan Ngọc đã khẳng định:

“Đây là một biện pháp hết sức quan trọng để đem đến cho câu thơ vẻ súc
tích, chặt chẽ, rất cần thiết cho ngôn ngữ thơ, với tính cách một ngôn ngữ lý
tưởng”[…tr.259]). Trần Đình Sử thì cho rằng “đối ngẫu đã góp phần là cho
ngệ thuật tự sự sắc nét, hài hóa, giàu tính nhạc, vừa tạo thành chất thơ đậm
đà cho tác phẩm, vừa là nên vẻ đẹp trau chuốt tương xứng cho lời văn”[…
tr.275]
Như vậy, nhìn chung ý kiến của các nhà nghiên cứu đều khẳng định vai
trò quan trọng của cấu trúc đối trong thơ ca. Sử dụng nghệ thuật này giúp cho
câu thơ hài hòa, cân đối, chặt chẽ, súc tích, đảm bảo cho thơ có một vẻ đẹp
đặc biệt.
Trong nền văn học hiện đại Việt Nam, Tố Hữu là một trong những nhà
thơ đã sử dụng thành công nghệ thuật đối. Ngay từ nhưng tập thơ đầu tay, ông
đã vận dụng thành công phép đối. Đề cập đến nghệ thuật thơ Tố Hữu nói
chung, phải kể đến những công trình nghiên cứu như: Thơ Tố Hữu- tiếng nói
đồng ý, đồng tình, tiếng nói đồng chí và Phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu
của Nguyễn Văn Hạnh; Tố Hữu - Về tác gia, tác phẩm của Phong Lan; Thi
pháp thơ Tố Hữu của Trần Đình Sử; Cái đẹp trong thơ kháng chiến Việt Nam
của Vũ Duy Thông; Phong vị ca dao dân ca trong thơ Tố Hữu của Nguyễn
Phú Trọng…
Trong bài nghiên cứu về “phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu”
Nguyễn Văn Hạnh đã khái quát phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu trên nhiều
bình diện: cảm hứng xã hội, thiên hướng tổng hợp; sức mạnh tình cảm, hơi
thở liền mạch; tính cách và tâm hồn dân tộc; tình nghĩa, tâm sự; ước lệ và
4
4
5
cách tân. Cùng với đó, là sự khẳng định về những thành công của Tố Hữu ở
thể thơ bảy chữ và lục bát. Hai thể thơ này đã “đủ sức nói lên cái đồ sộ, hùng
tráng” của thơ ông. Tác giả bài viết cho rằng: “tình và nhạc quện vào nhau,
những câu thơ náo nức và xôn xao lạ! Tố Hữu rất chú ý sử dụng vần lưng.

Trong nhiều câu thơ, chính vần điệu đã truyền đạt được nội dung tư tưởng và
tình cảm trung thực hơn, sâu sắc hơn là từ ngữ”
Phong vị ca dao dân ca thể hiện khá đậm nét trong thơ Tố Hữu. Nguyễn
Phú Trọng đặc biệt quan tâm đến vấn đế này. Theo ông: “Thơ Tố Hữu có
nhiều bài, nhiều đoạn có dáng dấp và phong vị của thơ ca dân gian” (Phong
vị ca dao dân ca trong thơ Tố Hữu). Nhà thơ đã học tập và kế thừa những
cách thức thể hiện của ca dao dân ca mà tiêu biểu là nghệ thuật đối.
Trong cuốn “Thi pháp thơ Tố Hữu” GS.TS Trần Đình Sử đã có những
nhận định, đánh giá khá sâu sắc, khái quát về cuộc đời, thơ Tố Hữu. Người
đọc hiểu thêm về một Tố Hữu của quần chúng lao khổ và cách mạng. Sáng
tác của ông thể hiện một quá trình tìm tòi để hình thành một kiểu thơ trữ tình
– chính trị mới. Tác giả bài viết đã khái quát: “Tố Hữu là người đầu tiên kết
hợp hài hòa tư tưởng cách mạng cao đẹp nhất, sáng rõ nhất của thời đại với
hình thức ngôn ngữ thơ tiếng Việt hiện đại và không ngừng đổi mới, làm
phong phú cho nó”.
Qua tìm hiểu những bài viết về nhà thơ trữ tình - chính trị, chúng tôi
nhận thấy Tố Hữu đặc biệt thành công trong việc sử dụng ngôn ngữ truyền
thống của dân tộc. Điều chúng tôi quan tâm ở đây là việc vận dụng thành
công nghệ thuật đối – một trong những cách thức quen thuộc trong thơ, văn
cổ. Tuy nhiên, những công trình trên mới chỉ dừng lại ở việc khảo sát sơ bộ và
những nhận định khái quát về đối trong thơ Tố Hữu. Xuất phát từ tình hình
5
5
6
thực tế đó, chúng tôi tiến hành tìm hiểu và nghiên cứu về “ Nghệ thuật đối
trong thơ Tố Hữu”.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1.Mục đích nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu làm sáng tỏ đặc điểm của cấu trúc đối
trong thơ Tố Hữu về các mặt cấu tạo, chức năng ngữ nghĩa và ngữ dụng, qua

đó, góp phần làm sáng rõ phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đính trên, chúng tôi đề ra những nhiệm vụ sau:
- Xác định cơ sở lí luận về đối
- Tiến hành thống kê, khảo sát các kiểu cấu trúc đối trong thơ Tố Hữu
- Tìm hiểu đặc điểm cấu tạo của cấu trúc đối trong thơ Tố Hữu
- Tìm hiểu về chức năng ngữ nghĩa và ngữ dụng của cấu trúc đối trong
thơ Tố Hữu.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là cấu trúc đối trong thơ Tố Hữu
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung làm rõ đặc điểm cấu tạo và chức năng ngữ nghĩa, ngữ
dụng của cấu trúc đối trong 7 tập thơ của Tố Hữu.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp thống kê, phân loại
Với phương pháp này,chúng tôi tiến hành khảo sát, thống kê các cấu
trúc đối trong 7 tập thơ của Tố Hữu.
6
6
7
Sau khi đã có được đầy đủ các tư liệu về cấu trúc đối trong thơ Tố Hữu,
chúng tôi tiến hành phân loại chúng để chỉ ra số lượng, tần số xuất hiện của
từng kiểu cấu trúc đối trong thơ ông.
5.2. Phương pháp miêu tả
Trên cơ sở thống kê, phân loại, chúng tôi đi vào miêu tả cụ thể đặc
điểm của từng loại cấu trúc đối về các mặt cấu tạo, chức năng ngữ nghĩa và
ngữ dụng.
5.3. Phương pháp phân tích ngữ văn
Phương pháp này được sử dụng để phân tính kết hợp mặt ngôn ngữ và

mặt văn học của các cấu trúc đối trong thơ Tố Hữu.
6. Dự kiến đóng góp mới của đề tài
6.1. Ý nghĩa về mặt lý luận
Việc nghiên cứu tương đối đầy đủ và có hệ thống về nghệ thuật đối
trong thơ Tố Hữu theo hướng tiếp cận của ngành ngôn ngữ học sẽ góp phần
làm sáng tỏ nghệ thuật đối trong thơ hiện đại nói chung và thơ Tố Hữu nói
riêng.
6.2.Ý nghĩa về mặt thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của đề tài này có thể được sử dụng vào việc biên
soạn các tài liệu phục vụ cho việc giảng dạy về thơ ca nói chung và thơ Tố
Hữu nói riêng.
7
7
8
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1 Đặc điểm của tiếng Việt với tư cách ngôn ngữ đơn lập
1.1.1 Đặc điểm về ngữ âm
Ngôn ngữ là một hệ thống bao gồm nhiều cấp độ khác nhau. Cấp độ nhỏ
nhất của ngôn ngữ là cấp độ ngữ âm – âm vị. Cấp độ này bao gồm các đơn vị
là: âm tiết, âm tố, âm vị. Theo GS. TS Bùi Minh Toán trong “Đại cương
ngôn ngữ học” thì đây là cấp độ: “Gồm các đơn vị một mặt. Một mặt có
nghĩa là chỉ có hình thức âm thanh mà tự mỗi âm thanh đó chưa có ý nghĩa.
Các đơn vị này chỉ có chức năng khu biệt ý nghĩa của các đơn vị thuộc cấp
độ cao hơn và chức năng tạo nên cái vỏ cảm tính (âm thanh) cho những đơn
vị thuộc cấp độ cao hơn này”[tr.7]. Tìm hiểu đặc điểm của ngữ âm tiếng Việt
chính là tìm hiểu đặc điểm của các đơn vị “một mặt” này.
1.1.1.1 Đặc điểm của âm tiết tiếng Việt
Trong tiếng Việt, âm tiết là đơn vị phát âm ngắn nhất. Theo PGS, TS Hà
Quang Năng: “ Âm tiết là một khúc đoạn âm thanh được cấu tạo bởi một hạt

nhân là nguyên âm cùng với những âm khác bao quanh nó là phụ âm”[…
tr.36]. Phần lớn các nhà nghiên cứu đều thống nhất quan điểm âm tiết tiếng
Việt gồm 3 đặc điểm như sau :
Âm tiết tiếng Việt có tính độc lập cao: Trong dòng lời nói, dù lời nói có
chậm lại hay nhanh đến đâu ta cũng tách được từng âm tiết một. Âm tiết tiếng
Việt bao giờ cũng được thể hiện khá đầy đủ, rõ ràng được tách và ngắt ra
từng khúc đoạn riêng biệt. Mỗi âm tiết mang một thanh điệu nhất định. Ví dụ
như câu thơ sau trong truyện Kiều:
“ Trăm năm trong cõi người ta
8
8
9
Chữ tài, chữ mênh khéo là ghét nhau”
( Câu lục gồm 6 âm tiết,câu bát gồm 8 âm tiết, ranh giới giữa các âm tiết rất
rõ ràng và mỗi âm tiết mang một thanh điệu). Muốn biết được một câu văn
hay một câu thơ có bao nhiêu âm tiết, ta có thể xác định bằng cách nghe xem
có bao nhiêu tiếng được phát ra hoặc có bao nhiêu chữ được ghi trên văn tự.
Âm tiết tiếng Việt có khả năng biểu hiện ý nghĩa: Phần lớn các âm tiết
đều có nghĩa và có ranh giới ngữ âm trùng với từ, hình vị. Tức là đại đa số âm
tiết tiếng Việt có hình thức ngữ âm trùng với từ và hình vị. Ví dụ: chân, tay,
nhà, ăn, ngủ mỗi âm tiết này đều là hình thức của hình vị, từ. Khả năng này
của âm tiết tiếng Việt là điều kiện thuận lợi để người sử dụng tạo ra cách đối,
chơi chữ hay sử dụng một số biện pháp tu từ nhất định.
Âm tiết tiếng Việt có cấu trúc chặt chẽ: Ở dạng đầy đủ, cấu trúc của
âm tiết tiếng Việt bao gồm 5 thành phần: âm chính, âm đầu, âm đệm, âm cuối,
thanh điệu. Năm thành phần này không bình đẳng nhau về mức độ độc lập và
khả năng kết hợp. Cụ thể: thanh điệu, âm đầu kết hợp với vần một cách lỏng
lẻo; các thành phần tạo nền vần gồm âm đệm, âm chính, âm cuối kết hợp với
nhau khá chặt chẽ. Chính vì thế, người ta nói âm tiết tiếng Việt có cấu trúc hai
bậc. Bậc một gồm các thành tố: âm đầu, thanh điệu. Bậc hai gồm các thành

tố: âm đệm, âm chính và âm cuối.
1.1.1.2 Đặc điểm của âm tố tiếng Việt
Theo PGS Mai Ngọc Chừ: “Âm tố (sound) là đơn vị ngữ âm nhỏ nhất,
không thể phân chia được nữa”[…tr.85]. Ví dụ: ta có âm tiết là, gồm hai âm
tố mà trên chữ viết được ghi bằng hai chữ cái l, a và thanh điệu.
Số lượng của âm tố là vô hạn, tuy nhiên, giữa chúng có một số đặc
trưng âm học, cấu âm chung nào đó cho phép phân loại chúng thành hai tập
hợp lớn là nguyên âm và phụ âm.
9
9
10
Nguyên âm: Về bản chất âm học, nguyên âm chỉ do tiếng thanh cấu
tạo nên, luồng hơi cần cho sự phát âm các nguyên âm thì yếu, âm được tạo đi
ra ngoài, tự do, có một âm hưởng êm ái, dễ nghe. Ví dụ: [i], [e], [a], [o], [u].
Phụ âm: Về cấu tạo, phụ âm được tạo nên do sự cản trở không khí từ
phổi đi ra ở một điểm nào đó, gây nên tiếng nổ hoặc tiếng xát, tạo một âm
hưởng không ổn định. Luồng hơi cần cho sự phát âm các phụ âm bao giờ
cũng mạnh. Ví dụ: [t], [d], [b], [m].
Ngoài hai âm tố chủ yếu trên, âm tố tiếng Việt còn có bán nguyên âm
và bán phụ âm. Đây là những âm tố vừa mang tính chất nghuyên âm vừa
mang tính chất phụ âm. Ví dụ: [-i], [-u] trong từ hải cẩu.
1.1.1.3 Đặc điểm của âm vị tiếng Việt
Trong cuốn “Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt”, PGS Mai Ngọc
Chừ định nghĩa âm vị như sau: “ Âm vị là đơn vị tối thiểu của hệ thống ngữ
âm của một ngôn ngữ dùng để cấu tạo và phân biệt vỏ âm thanh của các đơn
vị có nghĩa của ngôn ngữ”. Ví dụ như từ bé của tiếng Việt, ngoài thanh điệu,
có hai đơn vị tối thiểu là /b/ và /e/. Nhờ hai đơn vị tối thiểu này mà ta có thể
nhận diện được từ bé với các từ khác như: mẹ, bố, ta, là… Mỗi đơn vị tối
thiểu /b/ và /e/ đều có hai chức năng đó là: cấu tạo nên vỏ âm thanh của các
đơn vị có nghĩa và phân biệt vỏ âm thanh của các đơn vị có nghĩa.

Các âm vị phân biệt với nhau ở những đặc trưng khu biệt, tức là
những đặc trưng có tác dụng giúp người bản ngữ nhận diện các âm vị và phân
biệt các âm vị với nhau. Ví dụ: /n/ có đặc trưng khu biệt: đầu lưỡi, vang , tắc
phân biệt với /t/ đầu lưới, tắc, ồn.
Âm vị là đơn vị trừu tượng, còn âm tố là đơn vị cụ thể. Âm vị được
thể hiện ra bằng các âm tố và âm tố là sự thể hiện của âm vị. Âm vị chỉ gồm
những đặc trung khu biệt còn âm tố thì gồm cả những đặc trung khu biệt lẫn
10
10
11
đặc trưng không khu biệt. Âm vị là cái chung, cái mang chức năng khu biệt.
Vì vậy, nói đến âm vị là nói đến cái chung, cái trừu tượng, nói đến mặt xã hội,
nói đến âm tố là nói đến cái riêng, cái cụ thể, nói đến mặt tự nhiên của ngữ
âm.
1.1.2 Đặc điểm về ngữ pháp
Trong truyền thống ngôn ngữ học, ngữ pháp được hiểu là toàn bộ những
quy tắc cấu tạo từ và cấu tạo câu. Nó có tính khái quát, tính toàn dân và tính
ổn định cao. Đặc điểm ngữ pháp được thể hiện cụ thể ở đặc điểm của các cấp
độ ngôn ngữ là: cấp độ hình vị, cấp độ từ, cấp độ câu.
1.1.2.1 Đặc điểm của hình vị tiếng Việt
Trong ngôn ngữ đại cương, hình vị được hiểu là đơn vị có nghĩa nhỏ
nhất của ngôn ngữ. Nó mang một số đặc điểm thể hiện tính đơn lập của tiếng
Việt như sau:
Sự trùng nhau về hình thức giữa hình vị với âm tiết: Chẳng hạn, câu thơ
sau trong bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” của Hàn Mặc Tử: “Sao anh không về
chơi thôn Vĩ ?” có 7 hình vị và có 7 âm tiết. Hiện tượng trùng nhau về hình
thức giữa hình vị và âm tiết là đặc trưng của các ngôn ngữ đơn lập.
Sự gần gũi giữa hình vị và từ: phần lớn hình vị tiếng Việt vừa có nghĩa,
vừa có khả năng dùng độc lập như từ. Đó là những từ đơn.Ví dụ như: áo, cặp,
đang, đã… Bên cạnh đó, có một số hình vị tuy không có tính độc lập như từ

nhưng vẫn tiềm tàng khả năng dùng độc lập. Ví dụ: mì trong mì chính, mặt
trong mặt trời, sử trong lịch sử Một số khác, tuy tự thân chúng không có
nghĩa và không có tính độc lập nhưng vẫn tiềm tàng khả năng mang nghĩa và
vận dụng độc lập lâm thời. Ví dụ như: sung, sướng trong sung sướng có thể
được dùng độc lập trong ăn sung mặc sướng; tương tự thẩn, thơ trong thẩn
thơ được dùng ra thẩn vào thơ….
11
11
12
Trong tiếng Việt không có hình vị phụ tố: Tiếng Việt là loại hình ngôn
ngữ đơn lập nên không có sự phân chia hình vị thành căn tố và phụ tố như
trong ngôn ngữ biến hình. Những đặc điểm trên đây của hình tiếng Việt quy
định những đặc điểm quan trong khác của ngữ pháp (tính không biến hình của
từ, đối lập không rõ ràng giữa các từ loại , vai trò quan trọng của trật tự từ, hư
từ) và quy định cả những truyền thống ngữ văn trong đó có biện pháp đối
trong thơ văn.
1.1.2.2 Đặc điểm của từ tiếng Việt
Trong ngôn ngữ học, các định nghĩa về từ đã được đưa ra không ít. Tuy
vậy, chúng ta có thể hiểu: “Từ là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa của ngôn ngữ
được vận dụng độc lập, tái hiện tự do trong lời nói để xây dựng nên câu” (
Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến – Cơ sở ngôn ngữ học
và tiếng Việt, Nxb Giáo dục 2007 [tr.137]). Chúng mang những đặc điểm
đáng chú ý như sau:
Tính không biến hình: Tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập – từ
không biến đổi hình thái, tức là không có các phụ tố chuyên dùng để biểu thị
các ý nghĩa và chức năng ngữ pháp. Khi hoạt động với các chức năng khác
nhau trong câu, từ tiếng Việt vẫn giữ nguyên hình thức ngữ âm của mình. Đây
là đặc điểm ngữ pháp rất quan trọng của từ tiếng Việt.
Ví dụ: Trong tiếng Việt: Tôi thích anh ấy.
hay: Anh ấy thích tôi.

( Các từ tôi, anh ấy, thích dù đứng ở vị trí nào và giữ vai trò làm thành phần gì
trong câu thì đều không biến đổi về mặt hình thức)
Trong tiếng Anh: I love him.
12
12
13
hay: He loves me.
( Có sự biến đổi I – me; he – him; love – loves)
Sự trùng nhau giữa từ đơn và hình vị: Như đã trình bày ở trên, tiếng Việt
có một số lượng không nhỏ từ đơn được cấu tạo bởi một hình vị. Ví dụ: đi,
ngủ, nhớ, buồn, mây, nước…
Sự gần gũi giữa từ ghép và cụm từ: Phương thức tổ hợp các tiếng lại mà
giữa các tiếng đó có quan hệ về nghĩa với nhau, sẽ cho ta những từ gọi là từ
ghép. Từ ghép tiếng Việt có sự gần gũi, đôi khi có sự trùng nhau về hình thức
với cụm từ. Chúng có mô hình cấu tạo ngữ pháp giống với mô hình cấu tạo
cụm từ. Nếu ta chỉ nhìn vào hình thức sẽ rất khó phân biệt được từ ghép với
cụm từ.
Ví dụ: Từ ghép Cụm từ
Gà mái Gà tươi
Anh em Anh em
Áo dài Áo dài
Sự đối lập không rõ ràng, dứt khoát giữa các từ loại: Do đặc tính
không biến hình của từ tiếng Việt nên giữa các từ loại không có sự thay đổi về
hình thái. Điều này dẫn đến sự xuất hiện phổ biến những từ đồng âm cùng gốc
nhưng khác loại. Tuy nhiên, dù không có sự đối lập về mặt hình thái giữa các
từ loại nhưng giữa chúng vẫn có sự khác biệt về ý nghĩa và hình thức ngữ
pháp. Ví dụ như:
Động từ Danh từ
Cuốc (cuốc vườn) Cuốc (cái cuốc)
Hát ( đang hát) Hát (bài hát)

Hi vọng ( rất hi vọng) Hi vọng (niềm hi vọng)
13
13
14
1.1.2.3 Đặc điểm của cú pháp tiếng Việt
Cú pháp là hệ thống các quy tắc về sự kết hợp các từ thành cụm từ, câu.
Theo Nguyễn Minh Thuyết: “cụm từ là tổ hợp gồm hai thực từ có quan hệ
ngữ pháp với nhau trở nên” và “Câu là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất có khả
năng thông báo một sự việc, một ý kiến một tình cảm hoặc một cảm
xúc”[tr.266]. Cú pháp tiếng Việt có những đặc điểm:
Vai trò hàng đầu của trật tự từ: Khác với loại hình ngôn ngữ hòa kết,
loại hình ngôn ngữ đơn lập đặc biệt quan tâm đến trật tự từ trong câu. Đây là
phương thức ngữ pháp quan trọng nhất. Trong tiếng Việt, nếu trật tự từ thay
đổi sẽ làm phá vỡ hoặc thay đổi bản chất cấu trúc câu. Ví dụ: hát hay khác với
hay hát, tôi yêu khác với yêu tôi…
Vai trò quan trọng của hư từ và ngữ điệu: Trước hết là vai trò của
hư từ trong cú pháp tiếng Việt. Về mặt cú pháp, sự có mặt hay vắng của hư từ
có thể làm thay đổi bản chất cú pháp của câu. Ví dụ như: Qua tác phẩm “Tắt
đèn” của Ngô Tất Tố đã cho ta thấy hình ảnh người phụ nữ nông thôn trong
chế đội cũ. Từ “qua” ở ví dụ này đã làm cho câu sai ngữ pháp. Về mặt ngữ
nghĩa, hư từ có tác dụng phân biệt hay làm rõ mối quan hệ ngữ nghĩa giữa các
thực từ. Ví dụ: đang ăn so với đã ăn, ngủ từ nhà so với ngủ ở nhà. Cùng với
trật tự từ và hư từ, ngữ điệu cũng có vai trò quan trọng trong ngữ pháp tiếng
Việt: Ngữ điệu giúp cho việc phân biệt các kiểu cấu trúc ngữ pháp.Ví dụ: cô
ca sĩ đang hát là bạn tôi, cô ca sĩ đang hát là cấu trúc chính phụ, yếu tố phụ
đang hát được phát âm nhẹ, liền với trung tâm cô ca sĩ. Nếu ta đổi thành lúc
cô ca sĩ đang hát, thì cô ca sĩ đang hát lại là cụm chủ vị được phát âm tách
biệt, rõ rệt.
Sự gần gũi giữa các cấu trúc cú pháp: Trong tiếng Việt, cấu trúc chính
phụ và cấu trúc chủ vị rất gần nhau về hình thức ngữ pháp. Về mặt từ loại, cả

14
14
15
hai cấu trúc này có dạng phổ biến là danh từ - vị từ. Về trật tự từ,chúng cũng
có sự tương ứng với nhau: Danh từ làm trung tâm và chủ ngữ đứng trước còn
vị từ làm định ngữ và vị ngữ đúng sau. Trong nhiều trường hợp, cấu trúc
chính phụ và cấu trúc chủ vị có sự giống nhau hoàn toàn về hình thức. Ví dụ:
Người đà bà mặc áo xanh là mẹ tôi trong trường hợp này người đàn bà mặc
áo xanh là cấu trúc chính phụ còn nếu Khi ấy, người đàn bà mặc áo xanh còn
cô gái mặc áo tím thì người đàn bà mặc áo xanh lại là cụm chủ vị.
Sự gần gũi giữa các thành phần câu trong tiếng Việt: Tính không
biến hình của từ và cách dùng khá linh hoạt của các hư từ dẫn đến có sự gần
nhau về hình thức giữa các thành phần câu. Đó là sự gần gũi giữa hình thức
của chủ ngữ với hình thức của trạng ngữ, bổ ngữ. Ví dụ: Hôm nay, tôi đi xem
phim (hôm nay là trạng ngữ); Hôm nay là chủ nhật (hôm nay là chủ ngữ).
Ngoài ra, trong tiếng Việt, vị ngữ với định ngữ cũng rất gần nhau. Ví dụ: hết
vé thì vé là chủ ngữ đứng sau nhưng bán vé thì vé là bổ ngữ.
Sự gần gũi giữa các kiểu câu: Trong tiếng Việt có sự gần gũi giữa câu
đơn – câu phức và câu phức – câu ghép. Điều này được thể hiện ở chỗ giữa
các kiểu câu có những dạng trung gian. Ví dụ: Ngôi nhà vừa xây rất to (câu
đơn). Ngôi nhà tôi vừa xây rất to (câu phức); Lúc trời mưa, tôi đang đi trên
đường (nếu xem lúc là danh từ thì câu là câu phức, nếu xem lúc là quan hệ từ
thì câu là câu ghép).
Tiếng Việt được coi là tiêu biểu cho loại hình ngôn ngữ đơn lập. Nó
thể hiện ở những điểm nổi bật như: đơn vị cơ sở của ngữ pháp là tiếng (hình
vị) theo ngữ âm trùng với âm tiết, trong nhiều trường hợp trùng với từ. Từ
không biến đổi hình thái, không có hình vị phụ tố, ý nghĩa ngữ pháp được
biểu thị chủ yếu bằng trật tự từ và hư từ. Điều này đã chi phối mạnh đến quá
trình sử dụng ngôn ngữ. Đối với các nhà văn, nhà thơ, những đặc điểm này đã
15

15
16
giúp ích rất nhiều trong việc tạo ra những biện pháp nghệ thuật. Một trong
những biện pháp nghệ thuật được tạo ra phổ biến là phép đối. Sự thật đã được
minh chứng bằng những tác phẩm nổi tiếng của những nhà văn nhà thơ có tên
tuổi trong nền văn học nước nhà.
1.2 Đối và cấu trúc đối
1.2.1 Khái niệm đối
Một trong những đặc điểm vô cùng quan trọng của ngôn ngữ thơ chính
là tính cân đối. Tính cân đối trong ngôn ngữ thơ đảm bảo cho thơ có một vẻ
đẹp hài hòa, tương xứng. Có lẽ chính vì vậy mà nghệ thuật đối là một hiện
tượng thường gặp trong thơ, văn cổ điển. Nó đã gây được sự chú ý đối với các
nhà nghiên cứu và phê bình văn học từ rất lâu. Những công trình nghiên cứu
về đối đều có giá trị về nhiều mặt. Tuy vậy, lý thuyết về biện pháp nghệ thuật
này vẫn chưa hoàn toàn đồng nhất. Qua tìm hiểu, chúng tôi thấy việc chỉ ra
khái niệm về đối vẫn còn tồn tại nhiều ý kiến khác nhau.
Theo Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (Từ điển thuật ngữ
văn học; Nxb Giáo dục) “Đối (tiếng Pháp: parallélisme) còn gọi là đối ngẫu
(đối: sóng nhau; ngẫu: chẵn, đôi), một phương thức tổ chức lời văn bằng
cách điệp cú pháp nhằm tạo ra hai vế, mỗi vế là một câu tương đối hoàn
chỉnh, được viết thành hai dòng cân đối, sóng đôi với nhau”[tr.122. Theo
cách này, lời văn phải được tổ chức theo yêu cầu là hai vế đối phải cân xứng,
sóng đôi với nhau về ý và lời. Cách hiểu này thiên về kiểu đối trong văn xuôi.
Trong cuốn “Thơ ca Việt Nam hình thức và thể loại”– Hà minh Đức,
Bùi Văn Nguyên cho răng: “Đối nghĩa là thành đôi và tương xứng
nhau”[139] Quan niệm này chỉ rõ: Đối tức là sự cân bằng tương xứng nhau
giữa hai câu thơ. Đó là sự cân xứng nhau về thanh, số lượng âm tiết và từ loại.
16
16
17

Các tác giả còn phân chia đối theo hai hình thức đối thanh và đối ý ( tiểu đối;
bình đối).
Dương Quảng Hàm (Việt Nam văn học sử yếu) nói về đối như sau: “
Đối là đặt hai câu đi sóng đôi cho ý và chữ trong hai câu ấy cân xứng với
nhau”[126]. Tác giả đã khẳng định trong phép đối thì phải vừa đối ý, vừa đối
chữ. Cũng giống như Hà Minh Đức; Bùi Văn Nguyên, Dương Quảng Hàm
chia đối thành hai loại nhưng là: Đối ý và đối chữ ( Đối về thanh và đối về
loại ).
Tác giả Lê Anh Hiền “Phong cách học tiếng Việt” đã định nghĩa như
sau: “Phép tương phản (hay phép đối lập) là cách sử dụng các từ ngữ biểu thị
những khái niệm trái ngược nhau cùng trong một văn cảnh”[179]. Như vậy,
người viết đã quan niệm phép đối lập chính là phép tương phản. Cơ sở của
quan niệm này xuất phát từ hiện tượng trái nghĩa của ngữ nghĩa học.
Đối: “ Là hai từ hoặc hai vế câu cân xứng nhau về nội dung, giống
nhau về từ loại, trái nhau về thanh điệu bằng trắc và được đặt ở thế tương
ứng nhau thành từng cặp (ở một số điểm đã quy định) để tạo nên giá trị tu từ
nhất định” ( Hoàng Phê (Chủ biên), Từ điển tiếng Việt, Trung tâm từ điển
học, Nxb Đà Nẵng, Hà Nội – Đà Nẵng 2002). Theo cách giải thích này, giữa
hai từ hoặc hai vế câu được gọi là đối nhau khi chúng có nội dung cân xứng
nhau, từ loại giống nhau, chỉ có thanh điệu là trái nhau và phải tạo ra giá trị tu từ.
Như vậy, mỗi tác giả đều có cách nhìn nhận, đánh giá riêng về nghệ
thuật đối. Song, chúng tôi nhận thấy tồn tại hai quan niệm và gọi đó là quan
niệm rộng và quan niệm hẹp về đối.
Theo quan niện hẹp: Đối được quy định chặt chẽ. Yêu cầu cấu đối với
phép đối là phải: đối ý, đối từ loại, đối thanh. Các tác giả nghiên cứu gọi
chung là: bình đối; công đối; đối chọi hay đối xứng.
17
17
18
Đối ý được coi là nội dung đối. Khi chưa xét tới khía cạnh hình thức,

tiêu chuẩn đầu tiên của hai vế đối là nội dung giũa hai vế mang ý nghĩa đối
nhau hoặc ở thế bổ sung cho nhau.
Ví dụ: “Nước biếc trông như tầng khói phủ
Song thưa để mặc ánh trăng vào.
(Thu vịnh – Nguyễn Khuyến)
Hai câu thơ đặt sóng đôi vừa ở thế đối xứng nhau vừa ở thế bổ sung cho nhau
tạo nên bức tranh thiên nhiên hài hòa, cân xứng. Như vậy có thể thấy nội
dung đối là sự tương xứng về ý của hai câu thơ đối nhau.
Hình thức đối được hiểu là đặc trưng âm – ý nghĩa của các chữ trong
cặp đối. Hình thức đối được chia ra đối thanh và đối từ loại. Khi xem xét một
cặp đối, vấn đề về thanh được coi là yếu tố quan trọng. Trong cuốn “Ngôn
ngữ thơ Việt Nam” Hữu Đạt cũng chỉ ra quy luật đối thanh trong một cặp
đối: thanh bằng của câu này phải tương xứng với thanh sắc của câu kia. Bên
cạnh đối thanh là đối từ loại. Dương Quảng Hàm cho rằng: “về loại thì hai
chữ phải cùng một loại mới đối được. Ngày xưa các cụ chia ra các chữ làm
thực từ (hay chữ nặng) như: trời, đất, cỏ, cây và hư từ (hay chữ nhẹ) như:
thế, mà, vậy, ra… khi đối thì thực từ phải đối với thực từ, hư từ phải đối với
hư từ”[…tr126]. Như vậy, các thực từ muốn đối nhau thì danh phải đối với
danh, động phải đối với động, tính phải đối với tính
Ví dụ: “Lặn lội thân cò khi quãng vắng
T T B B B T T
Eo sèo mặt nước buổi đò đông”
B B T T T B B
(Thương vợ - Tú Xương)
18
18
19
Như vậy, quan niệm hẹp đặt ra những yêu cầu khá khắt khe đối với các
nhà văn, nhà thơ khi sử dụng nghệ thuật đối. Trong câu đối cổ, các áng thơ
văn của các nhà thơ xưa đã tuân thủ tương đôi nghiêm ngặt về luật đối trong

thơ.
Tuy nhiên, những quy định quá khắt khe về đối đã có phần bất tiện
trong quá trình sử dụng. Điều này là khó tránh khỏi bởi các nhà thơ còn bị chi
phối bởi hiện thực cần tái hiện, nhu cầu trao đổi tình cảm, yêu cầu về thể
thơ… Xuất phát từ thực tế đó, quan niệm rộng về đối đã được nhiều người
vận dụng. Hữu Đạt trong “ngôn ngữ thơ Việt Nam” đã khẳng định: “Thực
ra, tính tương xứng trong ngôn ngữ thơ cần phải được hiểu theo một nội dung
rộng hơn, có đầy đủ ý nghĩa hơn. Không những tính tương xứng chỉ bao gồm
những cái tương phản, đối ứng hoặc cân đối với nhau mà nó còn bao gồm cả
những cái tồn tại trong thế bổ sung cho nhau”. Nói như các nhà nghiên cứu
trong “Từ điển thuật ngữ văn học” thì “trong sáng tác, các nhà văn nhà thơ
thương sử dụng cả công đối (đối chỉnh) và khoan đối (đối không chỉnh) một
cách linh hoạt”.
Ví dụ: Chàng thì đi cõi xa mưa gió
B B B T B B T
Thiếp thì về buồng cũ chiếu chăn
T B B B T T B
(Chinh Phụ Ngâm – Đặng Trần Côn)
Dương Quảng Hàm quan niệm: “khi đối, nếu chọn được hai chữ cùng
một từ loại mà đặt sóng đối nhau thì là chỉnh đối hay đối cân.” Bùi Văn
Nguyên, Hà Minh Đức thì cho rằng: “Thanh và ý đều đối được ngang nhau
19
19
20
thì gọi là đối cân, nếu thanh cân mà ý không cân hay ý cân mà thanh không
cân thì gọi là đối lệch”.
Tổng hợp ý kiến của các nhà nghiên cứu, chúng tôi đưa ra quan niệm
về đối của luận văn như sau:
Đối là sự cân đối, tương xứng nhau về mặt nội dung và hình thức giũa
hai câu thơ hoặc giữa hai vế, hai bộ phận của câu thơ.

Đối gốm 3 loại:
Đối xứng: là toàn bộ ý, lời của vế hay câu này đối với toàn bộ ý của vế,
câu kia.
Ví dụ: “Đá lở đất nhào!”
(Pha đường – Tố Hữu)
“Dốc Pha Đin, chị gánh anh thồ
Đèo Lũng Lô, anh hò chị hát”
(Hoan hô chiến sĩ Điện Biên – Tố Hữu)
Đối cân: là hai vế của câu hay hai câu thơ mang ý, lời vừa tương xứng
vùa bổ sung cho nhau.
Ví dụ: “Núi càng rung, biển càng sôi”
(Ba mươi năm đời ta có Đảng – Tố Hữu)
“Sông phải rẽ nước
Núi phải cúi đầu”
(Đường sang nước bạn – Tố Hữu)
Đối lệch: là sự cân xứng, hài hòa về mặt nội dung nhưng số lương âm
tiết giữa hai vế câu hoặc giữa hai câu không bằng nhau.
Ví dụ: “Tre già còn đó, miếu còn đây”
20
20
21
(Người về - Tố Hữu)
“Núi rừng có điện thay sao
Nông thôn có máy làm trâu thay ngườ”i
(Ba mươi năm đời ta có Đảng – Tố Hữu)
Trên đây là những hình thức cơ bản của phép đối. Trong quá trình
nghiên cứu, chúng tôi sẽ trình bày cụ thể các hình thức đối xuất hiện trong
bẩy tập thơ Tố Hữu dựa trên cơ sở lý luận này.
1.2.2 Khái niệm cấu trúc đối
1.2.2.1 Khái niệm cấu trúc

Theo “Từ điển ngôn ngữ học” của Viện ngôn ngữ - Nxb Giáo dục 1992
“Cấu trúc là toàn bộ nói chung những quan hệ bên trong giữa các thành
phần tạo nên một chỉnh thể”. Như vậy, nói đến cấu trúc là nói đến mối quan
hệ bên trong của các bộ phận tạo nên một kết cấu, một chỉnh thể nhất định.
Trong ngôn ngữ học, cấu trúc là “Sự biểu thị khái quát hóa các đặc
trưng bất biến của các thành phần âm thanh, âm vị học, hình thái học trong
bình diện quan hệ của chúng với nhau, nghĩa là trong bình diện các quy tắc
sử dụng các đợn vị ở cấp độ cao hơn; tính tổ chức nội tại của ngôn ngữ với tư
cách là một hệ thống tín hiệu hạn chế khả năng tự do tái tạo các yếu tố được
thể hiện trong cách sử dụng chúng không như nhau và trong khả năng kết
hợp của chúng”. Cấu trúc còn được hiểu là: “Quan hệ ngữ pháp của các bộ
phận trong một đợn vị cú pháp phức hợp”. Vậy nên, cấu trúc chính là tổng
thể các mối quan hệ và liên hệ giữa các yếu tố. nó phản ánh hình thức xắp xếp
của các yếu tố và tính chất của sự tác động qua lại lẫn nhau của các mặt và
các thuộc tính. Ví dụ như: cấu trúc âm tiết, cấu trúc từ vựng, cấu trúc câu,
cấu trúc văn bản…. Ngôn ngũ là một hệ thống bao gồm nhiều cấu trúc bởi vì
21
21
22
nó bao gồm các yếu tố và các quan hệ giữa các yếu tố. Đó chính là các đơn vị
của ngôn ngữ
1.2.2.2 Phân loại cấu trúc ngôn ngữ
Tính hệ thống là một đặc điểm quan trọng nhất của ngôn ngữ. Thiết
chế, tổ chức, trật tự của hệ thống là cấu trúc của hệ thống đó. Cấu trúc ngôn
ngữ bao gồm: cấu trúc từ pháp, cấu trúc cú pháp và cấu trúc văn bản.
Cấu trúc từ pháp: Theo phương thức cấu tạo, từ có thể được phân
thành các kiểu sau:
Từ đơn: là những từ chỉ có một hình vị chính tố. Ví dụ: làm, đi, nhà,
love, miss…
Từ phức: là sự kết hợp của hai hoặc hơn hai chính tố. Căn cứ vào

phương thức cấu tạo, ta có các kiểu từ phức sau: Từ phái sinh là từ phức được
cấu tạo theo phương thức ghép căn tố và phụ tố. Ví dụ: teacher, homeless…
Từ ghép là những từ được tạo ra theo phương thức ghép căn tố với căn tố. Ví
dụ: xe máy, nhà cửa, bedroom, grand-mother… Trong tiếng Việt, căn cứ vào
quan hệ ngữ pháp giữa các hình vị và các kiểu ý nghĩa của từ ghép, người ta
chia từ ghép thành: ghé đẳng lập (đi đứng, làm ăn, làng xóm ), ghép chính
phụ (cá chim, cây hồng, bông hoa…)
Từ láy: là những từ được tạo ra theo phương thức láy. Ví dụ: lung linh,
đẹp đẽ, mênh mang…Từ láy phổ biến ở các ngôn ngữ Đông và Đông nam
châu Á. Căn cứ vào sự giống nhau giữa hình vị gốc và hình vị láy, người ta
chia từ láy thành: từ láy hoàn toàn (vàng vàng, tim tím, đo đỏ…), từ láy bộ
phận: bao gồm láy âm (bồng bềnh, xinh xắn, nhỏ nhẹ…), láy vần ( lom khom,
lộp độp, lách cách…)
22
22
23
Cấu trúc cú pháp: Nói đến cấu trúc cú pháp là nói đến mối quan hệ
ngữ pháp giữa các từ. Ta có ba kiểu quan hệ chính: quan hệ đẳng lập, quan hệ
chính phụ và quan hệ chủ - vị
Quan hệ đẳng lập: là quan hệ giữa các thành tố không phụ thuộc vào
nhau, trong đó chức vụ cú pháp của các thành tố chỉ được xác định khi đặt
toàn bộ tổ hợp do chúng tạo nên một kết cấu lớn hơn. Ví dụ: tổ hợp mẹ và
con, vui vẻ và gần gũi được xây dựng trên cơ sở quan hệ đẳng lập. Chức vụ
của các thành tố chỉ có thể được xác định khi đặt toàn bộ tổ hợp vào những
kết cấu lớn hơn. Cụ thể: Mẹ và con luôn gần gũi và thân thiết
Còn: Sự gần gũi và vui vẻ là đặc điểm của mẹ và con
Quan hệ đẳng lập gồm bốn kiểu quan hệ nhỏ: quan hệ liên hợp, ví dụ:
tôi và bạn; quan hệ lựa chọn, ví dụ: tôi hoặc bạn; quan hệ giải thích, ví dụ: tôi
– Bí thư Đoàn; quan hệ qua lại, ví dụ: Cảnh đep nhưng xa.
Quan hệ chính - phụ: là quan hệ phụ thuộc một chiều giữa một thành tố

chính với một thành tố phụ, trong đó chức vụ cú pháp của thành tố chính chỉ
được xác định khi đặt toàn bộ tổ hợp chính – phụ vào một kết cấu lớn hơn,
còn chức vụ của thành tố phụ có thể được xác định mà không cần điều kiện
ấy. Ví dụ: viết thư, xe máy là những tổ hợp chính – phụ. Không cần đặt các tổ
hợp ấy vào một kết cấu lớn hơn, ta cũng biết thư là bổ ngữ, máy là định ngữ.
Nhưng muốn xác định chức vụ của các thành tố chính, ta phải căn cứ vào
những bối cảnh cụ thể mà tổ hợp ấy xuất hiện. Cụ thể: anh ấy đang viết thư,
viết thư là vị ngữ. Còn: viết thư là sở thích của tôi, viết thư là chủ ngữ.
Có thể chia quan hệ chính – phụ thành hai kiểu quan hệ nhỏ: quan hệ
thực từ với hư từ (giỏi lắm, rất hay, mấy học sinh…); quan hệ thực từ với thực
từ (đọc sách, máy bay, cặp sách…).
23
23
24
Quan hệ chủ - vị: là quan hệ giữa hai thành tố phụ thuộc lẫn nhau, trong
đó chức vụ cú pháp của cả hai đều có thể được xác định mà không cần đặt tổ
hợp do chúng tạo nên vào một kết cấu nào lớn hơn. Ví dụ: Tôi ăn cơm hay cô
ấy là giáo viên đều là những tổ hợp từ xây dựng trên quan hệ chủ - vị. chức
vụ chủ ngữ của tôi hay cô ấy và chức vụ vị ngữ của ăn cơm hay là giáo viên
được xác định ngay trong tổ hợp mà chúng tạo nên.
Có thể phân loại quan hệ chủ vị và tổ hợp chủ - vị như sau: Căn cứ vào
bản chất từ loại vị ngữ, có thể phân biệt trường hợp vị ngữ là động từ với
trường hợp vị ngữ là danh từ; căn cứ vào vị trí các thành tố có thể phân biệt
trường hợp chủ ngữ đứng trước với trường hợp chủ ngữ đứng sau vị ngữ; căn
cứ vào quan hệ ngữ nghĩa giữa các thành tố có thể phân biệt có ý nghĩa chủ
động với trường hợp có ý nghĩa bị động.
Cấu trúc văn bản:
Văn bản là sản phẩm của hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, gồm một
hay nhiều câu, nhiều đoạn. Văn bản còn là một hệ thống mà trong đó các câu
mới chỉ là các phần tử. Ngoài các câu – phần tử, trong hệ thống văn bản còn

có cấu trúc. Cấu trúc của văn bản chỉ ra vị trí của mỗi câu và những mối quan
hệ, liên hệ của nó với những câu xung quanh nói riêng và với toàn văn bản
nói chung. Đặc điểm của cấu trúc văn bản:
Mỗi văn bản tập truing thể hiện một chủ đề và triển khai chủ đề đó một
cách trọn vẹn.
Các câu trong văn bản có sự liên kết chặt chẽ, đồng thời cả văn bản
được xây dựng theo một kết cấu mạch lạc
Mỗi văn bản có dấu hiệu biểu hiện tính hoàn chỉnh về nội dung (thường
mở đầu bằng một nhan đề và kết thúc bằng hình thức thích hợp với từng loại
văn bản)
24
24
25
Mỗi văn bản nhằm thực hiện một (hoặc một số) mục đích giao tiếp nhất
định
1.2.2.3 Cấu trúc đối
Mỗi cấu trúc đối có thể được cấu tạo bởi những thành tố khác nhau sao
cho giữa hai vế đối tương xưng nhau về nội dung cũng như hình thức. Cụ thể:
Cấu trúc đối là một câu: Mỗi vế đối thông báo một nội dung hoàn
chỉnh. Ví dụ: Cha chốn ra Hòn Gai cuốc mỏ
Anh chạy vào Đất Đỏ làm phu”
(Ba mươi năm đời ta có Đảng – Tố Hữu)
Cấu trúc đối là một cụm từ: Mỗi vế đối có sự kết hợp từ hai thực từ trở
lên. Cấu trúc đối là cụm từ có ý nghĩa cụ thể và cấu tạo phức tạp hơn từ. Nó
có thể là cụm danh từ, cụm tính từ hay cụm động từ. Ví dụ:
“Phải tan đầu, nát óc, ta cần chi?”
(Tranh đấu – Tố Hữu)
Cấu trúc đồi là một từ: Vì từ là đợn vị nhỏ nhất có nghĩa nên hai vế đối
nhau là hai từ có nghĩa, mang một nội dung nhất định. Ví dụ:
“Rừng cây núi đá ta cùng đánh Tây”

(Việt Bắc – Tố Hữu)
1.3 Đối trong truyền thống văn học Việt Nam.
1.3.1 Đối trong thơ văn cổ và trung đại
Văn chương là nơi thể hiện cảm xúc, suy nghĩ, thái độ của con người về
cuộc sống xung quanh. Bằng biện pháp nghệ thuật, các cung bậc, trạng thái
của tình cảm được bộc lộ, thể hiện rõ ràng, sâu sắc. Một trong những nghệ
thuật được các nhà văn, nhà thơ sử dụng phổ biến là đối. Bàn về hiện tượng
25
25

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×