Tải bản đầy đủ (.docx) (96 trang)

Tích hợp giáo dục dân số sức khoẻ sinh sản trong dạy học chương “ sinh sản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (452.44 KB, 96 trang )

MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
1.1. Xuất phát từ nhiệm vụ đổi mới phương pháp dạy học ở trường phổ
thông
Giáo dục con người toàn diện luôn là mục tiêu hàng đầu của hệ thống
giáo dục quốc dân vì con người là nguồn tài nguyên quý báu quyết định sự phát
triển của đất nước. Một đất nước hùng mạnh là nước có những con người khoẻ
mạnh về thể chất và phát triển về trí tuệ. Cho nên đầu tư, chăm sóc sức khoẻ,
năng lực và trí tuệ chính là đầu tư cho sự phát triển bền vững.
Việt Nam là một quốc gia có dân số (DS) trẻ với gần 1/3 DS thuộc
nhóm vị thành niên, thanh niên (lứa tuổi từ 10 - 24 tuổi) [18]. Đây là lực
lượng đông đảo, quyết định tương lai và sự nghiệp cách mạng của cả dân tộc.
Vì vậy, vấn đề sức khỏe và phát triển của thanh thiếu niên hiện nay là vấn đề
luôn được Đảng và Chính phủ dành sự quan tâm đặc biệt.
Hiện nay một số học sinh phổ thông do thiếu hiểu biết, chưa được trang
bị đầy đủ những kiến thức và kỹ năng sống cần thiết trong một môi trường xã
hội đang có nhiều thay đổi nên dễ bị xâm hại. Trước đây việc tạo điều kiện
cho lứa tuổi vị thành niên tiếp cận các thông tin và dịch vụ chăm sóc SKSS
vốn là vấn đề nhạy cảm, đôi khi còn là điều “cấm kị”, thì ngày nay, với cái
nhìn cởi mở hơn, vấn đề này được xem là một trong những nội dung mang
tính chiến lược bởi mục đích của nó không gì hơn là sự phát triển con người
toàn diện.
Tại Điều 27 - Mục 2, Luật Giáo dục có ghi: “Mục tiêu của giáo dục phổ
thông là giúp HS phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và
các năng lực cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo,
hình thành nhân cách con người xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách
nhiệm công dân, ….”[27].
1
1
Giáo dục DS - SKSS (DS - SKSS) là giúp HS có kiến thức về DS, sức
khỏe, SKSS để từ đó các em có thể tự chăm sóc cho bản thân, xây dựng lối


sống lành mạnh, hình thành các kĩ năng sống cơ bản.
Tích hợp giáo dục DS – SKSS trong dạy học là một hướng đi, phù hợp
với mục tiêu giáo dục phổ thông. Vừa đảm bảo kiến thức khoa học bộ môn,
vừa lồng ghép giáo dục DS - SKSS cho HS. Thông qua đó, đem lại niềm tin,
hứng thú học tập cho người học, nâng cao chất lượng giáo dục.
1.2. Xuất phát từ thực trạng công tác giáo dục DS - SKSS trong nhà
trường phổ thông
Vấn đề giáo dục DS - SKSS đã và đang được toàn xã hội quan tâm.
Trong giáo dục, vấn đề giáo dục DS - SKSS cũng đã là nội dung giáo dục
xuyên suốt trong tất cả các cấp học, bậc học. Chúng ta không xây dựng bộ
sách giáo khoa riêng cho nội dung giáo dục này nhưng vấn đề này đã được
tích hợp trong nhiều môn khoa học khác nhau như: Văn học, Địa lí, Sinh học,
Giáo dục công dân, Tuy nhiên, hiệu quả giáo dục DS - SKSS vẫn chưa cao
bởi lẽ văn hóa phương đông vẫn coi đây là vấn đề tế nhị, đã gây ra sự e ngại
cho cả giáo viên (GV) và HS. Thực tế cho thấy, mặc dù nội dung giáo dục DS
- SKSS đã được triển khai từ nhiều năm nay nhưng hiện tượng HS mang thai
ngoài ý muốn và phải nghỉ học vẫn diễn ra ở nhiều nơi. Do thiếu hiểu biết, sợ
hãi khi mang thai đã dẫn đến hiện tượng HS có ý định tự tử hoặc tìm đến các
cơ sở y tế kém chất lượng để nạo phá thai. Hậu quả là có em đã vĩnh viễn mất
đi thiên chức làm mẹ và đau xót hơn khi có em phải ra đi ở lứa tuổi học trò –
lứa tuổi đẹp nhất, nhiều hoài bão và ước mơ; lứa tuổi mà các em đang chuẩn
bị hành trang để bước vào ngưỡng cửa cuộc đời và một tương lai rộng mở.
Từ thực trạng trên cho thấy, chúng ta cần tăng cường hơn nữa việc giáo
dục và nâng cao hiệu quả giáo dục DS - SKSS cho HS để các em có kiến thức
về DS - SKSS; hoàn thiện nhân cách và rèn luyện các kĩ năng sống cơ bản;
vững vàng bước vào cuộc sống gia đình và xã hội.
2
2
1.3. Xuất phát từ ưu điểm của dạy học tích hợp và khả năng tích hợp giáo
dục DS - SKSS trong dạy học Sinh học 11

Thế kỉ XXI được xem là kỉ nguyên công nghệ thông tin, nguồn tri thức
nhân loại đang phát triển như vũ bão. Để không bị tụt hậu trong chặng đường
này, con người cần phải tích cực, chủ động và sáng tạo hơn. Như vậy giáo dục
cũng cần phải có sự đổi mới cả về nội dung và phương thức tổ chức để đào
tạo ra những con người đáp ứng được nhu cầu của thời đại mới. Kiến thức
khoa học là vô cùng phong phú trong khi đó thời lượng các tiết học trong nhà
trường là có hạn, vì thế cần phải dạy cho HS cách học, cách tự tìm đến tri
thức khoa học, có như vậy mới phát huy được tính tích cực, chủ động và
sáng tạo ở mỗi em. Cũng lí do trên mà chúng ta không thể đưa tất cả các môn
học vào chương trình giáo dục ở nhà trường. Vì vậy, tích hợp các môn học đã
ra đời và đang trở thành xu hướng trong giáo dục Việt Nam.
Tích hợp các môn học không chỉ nhằm rút gọn thời lượng trình bày tri
thức của nhiều môn học, mà quan trọng hơn là tập dượt cho HS cách vận
dụng tổng hợp các tri thức vào thực tiễn. Như chúng ta đã biết, để giải quyết
một vấn đề thực tiễn thường phải huy động tri thức của nhiều môn học trong
khi dạy từng môn học riêng chỉ đem lại những tri thức hàn lâm có hệ thống
mà khó vận dụng vào thực tiễn. Hơn nữa, nhờ tích hợp nên số đầu sách giáo
khoa được giảm bớt, không cần đào tạo GV giảng dạy chuyên về các môn
phụ trong khi vẫn có thể tích hợp các mặt giáo dục như: Giáo dục DS, giáo
dục SKSS, giáo dục môi trường… trong quá trình giảng dạy các môn học
khoa học cơ bản [13].
Sách giáo khoa phổ thông hiện hành cũng đang được trình bày theo
quan điểm tích hợp các môn học. Sinh học là môn khoa học thực nghiệm, hầu
hết các hiện tượng, khái niệm, qui luật, quá trình Sinh học đều bắt nguồn từ
thực tiễn do đó, khả năng tích hợp giáo dục là rất lớn; Chúng ta có thể tích
3
3
hợp giáo dục DS, sức khỏe, SKSS, giáo dục môi trường, giáo dục vệ sinh an
toàn thực phẩm…. trong quá trình dạy học Sinh học.
Chương “Sinh sản” (Sinh học 11) là những kiến thức về sinh sản ở thực

vật và động vật. Khi dạy kiến thức chương này, GV có thể tích hợp giáo dục
DS và giáo dục SKSS cho HS, giúp các em có kiến thức và hiểu biết về sinh
sản, SKSS cũng như xây dựng kĩ năng sống, có niềm tin, sự vững vàng trong
cuộc sống sau này.
Từ những lí do trên, tôi đã lựa chọn đề tài: “Tích hợp giáo dục dân
số - sức khoẻ sinh sản trong dạy học chương “ Sinh sản” (Sinh học 11 )”.
2. Mục đích nghiên cứu
Tích hợp giáo dục DS - SKSS trong dạy học Sinh học 11 nhằm nâng cao
chất lượng dạy - học, đồng thời giúp HS THPT nhận thức đúng đắn về vấn đề
DS và vấn đề SKSS.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lí luận của việc tích hợp giáo dục DS – SKSS.
- Tổng quan tình hình giáo dục DS - SKSS trên thế giới và ở Việt Nam.
- Xác định nguyên tắc, đề xuất phương pháp tích hợp giáo dục DS -
SKSS trong dạy học Chương “Sinh sản” (Sinh học 11).
- Thực nghiệm sư phạm để đánh giá hiệu quả của những phương án đã
đề xuất.
4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Tích hợp giáo dục DS - SKSS trong dạy học
Chương “Sinh sản” (Sinh học 11).
- Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy học Sinh học 11.
5. Giả thuyết khoa học
Nếu tích hợp giáo dục DS - SKSS trong dạy học Chương “Sinh sản”
(Sinh học 11) thì vừa giúp HS có kiến thức về sinh sản, vừa trực tiếp tạo hiệu
4
4
quả giáo dục DS - SKSS cho HS THPT. Từ đó, bồi dưỡng niềm tin, hứng thú,
động lực học tập cho HS; nâng cao chất lượng dạy học bộ môn.
6. Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành đề tài nghiên cứu, chúng tôi đã sử dụng các phương

pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp nghiên cứu lí thuyết: Sưu tầm, nghiên cứu và xử lý tài
liệu về giáo dục DS – SKSS.
- Phương pháp điều tra sư phạm: Sử dụng các phiếu điều tra để tìm
hiểu thực trạng về nhận thức, thái độ của HS về giáo dục DS - SKSS.
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Thực nghiệm có đối chứng nhằm
kiểm chứng giả thuyết của đề tài.
- Phương pháp phân tích số liệu và thống kê toán học: Kết quả thực
nghiệm sư phạm được phân tích và sử lý bằng phần mềm Exel nhằm tăng độ
chính xác cũng như sức thuyết phục của kết luận.
7. Giới hạn của luận văn
Tích hợp giáo dục DS - SKSS trong dạy học Chương “Sinh sản” (Sinh
học 11).
8. Những đóng góp của luận văn
- Xác định cơ sở lí luận định hướng cho việc tích hợp giáo dục DS -
SKSS qua dạy học các môn học và vận dụng vào dạy học Chương “Sinh sản”
(Sinh học 11).
- Đề xuất một số biện pháp tích hợp giáo dục DS - SKSS trong dạy
học Chương “Sinh sản” (Sinh học 11).
- Thiết kế một số giáo án theo hướng tích hợp giáo dục DS - SKSS
trong dạy học Chương “Sinh sản” (Sinh học 11).
5
5
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tổng quan về giáo dục dân số - sức khỏe sinh sản
1.1.1. Một số vấn đề về dân số
DS học là khoa học nghiên cứu về DS bao gồm quy mô, thành phần,
phân bố, mật độ, sự gia tăng DS và những đặc trưng khác về DS và kinh tế -
xã hội cũng như những nguyên nhân và hậu quả của sự thay đổi những yếu tố

trên [13]. Khái niệm DS đề cập đến cả mặt số lượng (số dân) và chất lượng
của DS (kết cấu DS, sự phân bố, trình độ văn hoá ).
• Các yếu tố cấu thành DS
Các yếu tố cấu thành DS bao gồm: Số sinh, số tử vong, số nhập cư và
số xuất cư (số chuyển cư). Trong đó, số sinh và số nhập cư làm tăng DS
(nguồn thêm), số tử vong và số xuất cư làm giảm DS (nguồn bớt).
• Các quá trình DS
Các quá trình DS chủ yếu bao gồm sinh sản, tử vong và chuyển cư.
Quá trình sinh sản là quá trình tạo nên thế hệ mới góp phần tái sản xuất
dân cư. Trong DS học, quá trình sinh sản được thể hiện cụ thể qua khái niệm
mức sinh sản, là số con sinh ra còn sống của một phụ nữ hay của một DS.
Quá trình tử vong là quá trình chết đi của những người ở các độ tuổi
khác nhau của một DS. Quá trình này thể hiện cụ thể qua khái niệm tỉ lệ tử
vong, là nói đến số người chết của một DS trong một khoảng thời gian nhất
định.
Quá trình chuyển cư là quá trình di chuyển dân cư từ vùng này sang
vùng khác với mục đích cư trú vĩnh viễn hoặc cư trú tạm thời.
• Kết cấu DS
Kết cấu DS là khái niệm dùng để chỉ tập hợp những bộ phận cấu thành
DS của một lãnh thổ được phân chia dựa trên những tiêu chuẩn nhất định.
6
6
Các kết cấu DS chính là: Kết cấu tự nhiên, kết cấu dân tộc và kết cấu xã
hội trong đó kết cấu tự nhiên được quan tâm nhiều hơn cả.
Kết cấu tự nhiên hay kết cấu Sinh học của DS được chia thành kết cấu
theo độ tuổi và kết cấu theo giới.
Kết cấu theo độ tuổi là tập hợp những nhóm người được sắp xếp theo
những nhóm tuổi nhất định Các nước đang phát triển thường có kết cấu DS
tương đối trẻ, trong khi hầu hết các nước phát triển thường có kết cấu DS già.
Kết cấu DS theo giới (nam, nữ) là tập hợp những nhóm người được sắp

xếp theo giới. Các nước phát triển số nữ thường nhiều hơn số nam, chủ yếu là
do tuổi thọ của nữ cao hơn nam. Ngược lại, ở các nước chậm phát triển có số
nữ và số nam gần tương đương; các nước đang phát triển thì số nam nhiều
hơn số nữ, nguyên nhân chủ yếu là do đời sống thấp, việc chăm sóc, bảo vệ
các bà mẹ và các em gái chưa được quan tâm đúng mức dẫn đến tỉ lệ tử vong
cao [14],[15].
• Sự bùng nổ dân số
Dân số trên Trái Đất chỉ bùng nổ mạnh trong 1- 2 thế kỷ vừa qua. Kể
từ thế kỷ XVII đến nay, nhiều số liệu thống kê về DS đã được đưa ra. Phép
ước tính DS thế giới vào đầu công nguyên chỉ khoảng 200 - 300 triệu
người. DS thế giới vào năm 1650 ước khoảng 500 triệu người, và tăng gấp
đôi lên thành 1 tỷ vào năm 1850 (sau 200 năm), sau đó tăng gấp đôi lần
nữa thành 2 tỷ vào khoảng năm 1930 (sau 80 năm). Như vậy, nếu gọi
khoảng thời gian mà sau đó DS tăng gấp đôi là "chỉ số gia tăng DS", thì
không những DS tăng mà cả "chỉ số gia tăng DS " cũng tăng [13],[14],
[29].
Tuy nhiên, "chỉ số gia tăng DS" của mỗi lần tăng là không giống nhau.
Đầu thế kỷ XIX DS thế giới mới có 1 tỷ người, đến năm 1927 tăng lên 2 tỷ,
năm 1960: 3 tỷ, năm 1974: 4 tỷ, năm 1987: 5 tỷ và năm 1999: 6 tỷ. DS thế
giới tăng mỗi năm 78 triệu người. Dự tính đến 2015 DS thế giới ở mức 6,9 tỷ
7
7
đến 7,4 tỷ người [14].
Gia tăng DS ở các nước đang phát triển là một sức ép lớn, thậm
chí quá tải đối với nguồn tài nguyên thiên nhiên mà hậu quả tất yếu là sản
xuất kinh tế bị trì trệ, nạn đói hoành hành. Vấn đề càng trở nên tồi tệ hơn
khi đi kèm với những hoạt động như chiến tranh, thiên tai
Đã đến lúc chúng ta phải ý thức được loài người là một thành viên của
hệ sinh thái tòan cầu, và chính sự ổn định DS ở mức độ giới hạn chịu đựng
của hành tinh cùng với việc khai thác sử dụng hợp lí các nguồn tài nguyên là

điều kiện sống còn và tiên quyết cho sự phát triển bền vững.
1.1.2. Sức khỏe sinh sản (SKSS)
1.1.2.1. Khái niệm
“Sức khoẻ sinh sản là tình trạng thoải mái toàn diện về thể chất, tinh
thần và xã hội chứ không chỉ là không có bệnh hay tật về tất cả những vấn đề
liên quan đến hệ sinh sản ở mọi giai đoạn của cuộc đời” (Reproductive health
is a state of physical, mental, and social well-being, not merely the absence of
disease or infirmity, in all matters relating to the reproductive system at all
stages of life) [28].
Theo định nghĩa này, sinh sản ở đây không chỉ là tình trạng bộ máy
sinh sản không có bệnh tật, không bị bất lực mà còn là tiến trình hoạt động
của bộ máy này với đầy đủ các chức năng. Do đó, SKSS cũng có nghĩa là con
người có thể sinh hoạt tình dục tự do và an toàn, tự do quyết định khi nào có
con và khoảng cách giữa các lần sinh.
Điều này cũng có nghĩa là tất cả mọi người, nam cũng như nữ, có
quyền nhận được thông tin về các biện pháp KHHGĐ an toàn và hữu hiệu, có
thể chấp nhận các biện pháp, có quyền tiếp cận các dịch vụ y tế, bảo đảm cho
người phụ nữ có thai và sinh đẻ an toàn, và cho những cặp vợ chồng cơ hội
tốt nhất để có những đứa con khỏe mạnh với một khởi đầu tốt đẹp cho sự phát
triển tinh thần và thể chất.
8
8
1.1.2.2. Các nội dung giáo dục sức khỏe sinh sản[21],[22],[23],[24]
- Thông tin, giáo dục, truyền thông, tham vấn về SKSS, sức khỏe tính
dục và trách nhiệm làm cha, mẹ.
- Giáo dục cho HS kiến thức về mang thai, phá thai.
- Giáo dục cho HS về các nhiễm trùng đường sinh sản, các bệnh lây qua
quan hệ tính dục và các bệnh về sinh sản khác.
- Giáo dục cho HS về các biện pháp tránh thai và phòng chống các bệnh
lây truyền qua đường tình dục.

- Cung cấp các thông tin, giáo dục, truyền thông, tham vấn về KHHGĐ
và các dịch vụ KHHGĐ.
- Giáo dục và giới thiệu các dịch vụ về chăm sóc trước sinh, sinh đẻ an
toàn và chăm sóc sau sinh.
- Giáo dục cho HS về xâm hại tình dục, lạm dụng tình dục và biện pháp
phòng tránh.
Giáo dục sức khỏe tính dục cho HS hiện nay là một hoạt động hết sức
cần thiết nhằm giúp cung cấp những hiểu biết về bản chất sinh học và những
ảnh hưởng tốt, xấu đến sức khỏe, tâm lý và xã hội có thể có của hoạt động
tính dục để từ đó các em xây dựng những nhận thức, thái độ, hành vi đúng
đắn.
1.1.2.3. Một số vấn đề về SKSS được quan tâm hiện nay
• Mang thai và sinh con sớm
Những vấn đề có thể gặp khi mang thai như: thiếu máu, sinh non, biến
chứng lúc sinh và con chậm phát triển, tâm thần ở phụ nữ tuổi dậy thì cao hơn
nhiều lần so với phự nữ ở lứa tuổi hai mươi. Một nghiên cứu ở Matlab,
Bangladesh cho thấy tỉ lệ tử vong mẹ ở độ tuổi 10 - 14 cao gấp muời lần tỉ lệ
tử vong mẹ ở độ tuổi 20 - 24, và tỉ lệ tử vong mẹ ở độ tuổi 15 - 19 cao gấp hai
9
9
lần tỉ lệ tử vong mẹ ở độ tuổi 20 - 24. Trẻ em sinh bởi các bà mẹ tuổi dậy thì
tử vong trong năm đầu nhiều hơn 40% so với trẻ sinh bởi các bà mẹ lứa tuổi
hai mươi[29],[30].
Sự mang thai sớm và dinh dưỡng không tương xứng có thể khiến cơ thể
không phát triển đầy đủ. Có thai và lập gia đình sớm cũng là những rào cản
cho việc học tập xa hơn.
• Phá thai
Cùng với quá trình đô thị hóa, “phương Tây hóa”, các giá trị văn hóa Á
đông có nguy cơ bị lấn át, việc quan hệ tình dục trước hôn nhân ngày càng trở
nên phổ biến. Tò mò trước những cảm xúc mới trong khi chưa được giáo dục

giới tính, thiếu những kỹ năng sống, kiến thức và cung cấp dịch vụ về
KHHGĐ là những yếu tố dẫn đến việc nữ HS có thai ngoài ý muốn và tỉ lệ
phá thai ngày càng cao. Phá thai ngay cả khi được thực hiện bởi cơ quan y tế
cũng mang một nguy cơ không nhỏ các biến chứng như: xuất huyết, thủng tử
cung, nhiễm trùng, lâu dài có thể có các biến chứng như: vô sinh, thai ngoài
tử cung, thai khó. Chưa kể do sợ cha mẹ, ngại dư luận xã hội, nhiều em gái
còn đến thực hiện ở những nơi bất hợp pháp với những nguy cơ tử vong,
nhiễm trùng nặng kéo dài.
• Bệnh lây qua đường tình dục và AIDS
Một vấn đề khác trong quan hệ tình dục trước hôn nhân và ngoài hôn
nhân đó là hiện tượng thay đổi bạn tình hoặc quan hệ với mại dâm ở nam giới.
Điều này dẫn đến nguy cơ lây nhiễm các bệnh lây truyền qua đường tình dục
(LTQĐTD) trong đó nguy hiểm phải kể đến là AIDS. Thiếu kiến thức, kỹ
năng và kinh nghiệm sống, thiếu các dịch vụ hỗ trợ như giáo dục giới tính,
cung cấp bao cao su là những yếu tố làm tăng nguy cơ bị lây nhiễm
BLTQĐTD và AIDS. Sự di dân đến thành thị của những cô gái nghèo, nông
thôn không có kỹ năng lao động là những hoàn cảnh nguy cơ đưa đẩy các em
10
10
đến nghềmại dâm. Khuyng hướng tìm các cô gái ngày càng trẻ của khách làng
chơi với hy vọng không bị lây AIDS càng góp phần vào hiện trạng mại dâm
trẻ em. Nguy cơ lây nhiễm BLTQĐTD và AIDS là khó tránh khỏi trong một
cán cân thiên lệch về quyền lực do sự thiên lệch về kinh tế gây ra.
1.1.2.4. Một số biện pháp để nâng cao sức khỏe sinh sản
Giáo dục sức khỏe tính dục và kỹ năng sống.
Tổ chức các dịch vụ về SKSS và tính dục như dịch vụ tham vấn, cung
cấp các phương tiện tránh thai, thực hiện phá thai an toàn. Lưu ý cách tiếp cận
không bêu xấu - mô hình bệnh viện bạn hữu.
Vận động hình thành các chính sách phù hợp.
Có chương trình nâng cao năng lực phụ nữ, khuyến khích nam giới chia

sẻ trách nhiệm trong hành vi tình dục, sinh sản, sự lan truyền các bệnh qua
đường tình dục, HIV/AIDS, tạo sự bình đẳng trong quan hệ tình dục, chấm
dứt bạo hành đối với phụ nữ.
Phổ biến, vận động cộng đồng có cái nhìn mới, phù hợp về SKSS và sức
khỏe tính dục.
1.1.2.5. Giáo dục sức khỏe sinh sản
HS trung học phổ thông – vị thành niên đang phải đương đầu với nhiều
vấn đề như: Ứng xử trước những khó khăn, bỡ ngỡ của sự phát triển tâm sinh
lý lứa tuổi, trong tình bạn khác giới, tình yêu, tình dục và làm thế nào để thực
hiện tình dục an toàn và có trách nhiệm. Nên hay không nên; nguy cơ xâm hại
tình dục; nguy cơ có thai ngoài ý muốn; phòng tránh và điều trị bệnh lây
truyền qua đường tình dục (kể cả HIV – AIDS); vị thành niên còn có khó
khăn, trở ngại khi tiếp xúc với dịch vụ chăn sóc SKSS vị thành niên; có thai
và nuôi con ở tuổi vị thành niên; học tập, làm việc và thu nhập…do đó hỗ trợ,
chăm sóc nâng cao SKSS vị thành niên là trách nhiệm của toàn xã hội, mỗi
gia đình và bản thân vị thành niên.
11
11
Giáo dục SKSS cho HS trung học phổ thông - vị thành niên là nội dung
cần quan tâm đặc biệt trong các nội dung, chương trình hành động cơ bản về
SKSS, sự ưu tiên đầu tư chăm sóc SKSS vị thành niên đã và đang được thực
hiện trên phạm vi toàn quốc và trên thế giới, ở từng quốc gia và từng gia đình.
1.1.3. Sự cần thiết của giáo dục dân số - sức khỏe sinh sản
Sự cần thiết của giáo dục DS - SKSS nói chung được từng bước nhận
ra bởi mối liên hệ ngày càng phức tạp của DS và phát triển cùng với vấn đề
DS - SKSS đang diễn ra hết sức đa dạng, phức tạp, không thể giải quyết theo
bất kỳ giải pháp đơn lẻ nào. Sự cần thiết này còn phụ thuộc vào đặc điểm tình
hình DS - SKSS của từng quốc gia, do đó mỗi nước có những yêu cầu khác
nhau và biện pháp giải quyết khác nhau.
Ở Việt Nam, giáo dục DS - SKSS ngày càng giữ vai trò quan trọng, từ

năm 1997 đã được chính thức đưa vào chương trình giáo dục và đã chứng tỏ
sự cần thiết của môn học này đối với người học.
Việt Nam là nước có tốc độ DS tăng nhanh, tính đến năm 2008, DS
Việt Nam là khoảng 86,5 triệu người. Với DS này Việt Nam là nước đông dân
thứ 13 trên thế giới, trong bối cảnh nền kinh tế còn đang phát triển, việc DS
tăng nhanh có tác động xấu đến các vấn đề khác như: Chất lượng cuộc sống,
sự phát triển của văn hoá, y tế, giáo dục, tài nguyên thiên nhiên và môi trường
xã hội[23],[29].
Trong những năm qua dù có sự cố gắng không ngừng của Đảng, Nhà
nước và nhân dân để cải thiện hơn nữa chất lượng giáo dục DS nhưng vẫn còn
nhiều bất cập, đặc biệt là vấn đề SKSS và SKSS vị thành niên, những đối
tượng trực tiếp của giáo dục DS – SKSS tại nhà trường thể hiện như sau[18]:
- Việt Nam là Quốc gia đông dân thứ 13 trên thế giới và đứng thứ ba ở
các nước Asean nhưng chỉ số phát triển con người và các chỉ số phản ánh chất
lượng DS chỉ xếp thứ 108/177 Quốc gia [18].
12
12
- Những năm gần đây, Việt Nam đang đứng vào nhóm các nước có tỷ lệ
nạo phá thai lớn nhất thế giới. Năm 2006 Việt Nam đang đứng thứ ba thế giới
về tỷ lệ nạo phá thai, trong đó 20% ở lứa tuổi vị thành niên, trong số này có
40% là sinh con ngoài ý muốn[23].
- Theo số liệu của Hội kế hoạch hoá gia đình Việt Nam trên cả nước có
5% các em gái sinh con trước tuổi 18, 15% sinh con trước tuổi 20[25],[31].
- Theo thông tấn xã Việt Nam tỷ lệ thanh niên Việt Nam có quan hệ
tình dục trước hôn nhân là 7,6% và đang có xu hướng gia tăng [25].
- Năm 2005 tỷ suất chết mẹ (MMR) là 80/100.000, gấp 2 lần Thái Lan,
Singapore, Malaysia; gấp 4 lần Hàn Quốc, tỷ suất chết trẻ em < 1 tuổi là
34%[25].
- Số người nhiễm HIV/AIDS ở Việt Nam năm 2005 là 260.000 người,
đến năm 2008 con số này khoảng 300.000[19].

Như vậy có thể thấy, vấn đề giáo dục DS – SKSS đang là vấn đề chiến
lược và quan trọng trong việc xây dựng xã hội phát triển, phồn vinh và bền
vững.
1.1.4. Tổng quan về giáo dục dân số - sức khỏe sinh sản
1.1.4.1. Tình hình nghiên cứu giáo dục DS – SKSS trên thế giới [28], [29],
[30]
Vấn đề giáo dục DS – SKSS đã được nghiên cứu từ rất lâu.
Các nhà lập kế hoạch về phát triển và xây dựng chính sách quốc gia ở châu Á
đã ý thức được sự cần thiết làm cho nhân dân hiểu được mối quan hệ phụ
thuộc giữa đân số và tiến bộ xã hội. Người ta cũng cho rằng nhà trường là cơ
quan thích hợp nhất để tiến hành công việc này. Chương trình giáo dục DS
quốc gia xuất hiện đầu tiên ở châu Á là: Ấn Độ năm 1969, Philipines và Hàn
Quốc năm 1970.
13
13
Ở châu Mĩ La Tinh, chương trình GDDS – SKSS bắt đầu từ những năm
1967 tại trường tổng hợp Dell Valle ở Colombia. Ở Chilê chương trình giáo
dục DS được đưa vào trường Đại học Sư phạm vào cuối thập kỉ 60.
Cũng vào thời gian đó, Quỹ DS của Liên Hiệp Quốc (UNFPA) đã cho
mọi người thấy được sự cần thiết của GDDS – SKSS và bắt đầu tài trợ cho
chương trình này. UNESCO một cơ quan quan trọng của Liên Hiệp Quốc
cũng biểu lộ sự đồng tình với chương trình GDDS – SKSS và đã tổ chức hội
nghị đầu tiên về GDDS – SKSS năm 1967.
Năm 1968, Đại hội đồng UNESCO xác định mục tiêu của UNESCO
trong lĩnh vục GDDS – SKSS là: làm cho mọi người hiểu biết hơn về trách
nhiệm hệ trọng mà sự gia tăng DS đặt ra cho mỗi cá nhân, quốc gia, thế giới.
Năm 1970, một nhóm chuyên gia đã tổ chức hội nghị về DS và giáo
dục gia đình tại Bangkok Thái Lan do UNESCO khu vực châu Á bảo trợ. Kết
quả của hội nghị này có tác động tích cực đến việc thúc đẩy chương trình
GDDS – SKSS trong khu vực. Các nhà giáo dục đến từ 13 nước thành viên

của châu Á đều đã nhất trí cao trong việc vạch ra các tư tưởng chiến lược để
soạn thảo chương trình, vạch ra nội dung để đưa vào chương trình học ở nhà
trường trong các môn khoa học tự nhiên và khoa học xã hội. Các chuyên gia
tham gia hội nghị cũng đã tích cực đẩy mạnh chương trình GDDS – SKSS ở
các nước mình.
Văn phòng UNESCO tại Santiago (Chilê) đã tổ chức hội nghị cho các
chuyên gia: năm 1970 về GDDS – SKSS, năm 1971 về giáo dục giới tính.
Cũng năm 1971, văn phòng GDDS – SKSS ở Châu Phi (Dakar) đã tổ chức
hội thảo về chủ đề DS, giáo dục và phát triển ở châu Phi.
Tại các nước trong khối Ả Rập, các hoạt động diễn ra một cách chậm
chạp, hội nghị lần thứ nhất về GDDS – SKSS diễn ra năm 1976.
Ở châu Á khi mới bắt đầu, chương trình GDDS – SKSS được coi là
một bộ phận của chương trình kế hoạch hoá gia đình và chỉ có giáo dục giới
14
14
tính. Do đó, công chúng còn phản đối đưa GDDS – SKSS vào trong các
trường học. Các nhà chức trách về giáo dục thì cho rằng nếu giáo dục DS chỉ
là điều chỉnh mức sinh thì nội dung của nó phải nói về tái sản xuất DS và các
biện pháp tránh thai.
Đến năm 1969, hội thảo quốc gia lần thứ nhất về GDDS – SKSS đã
đánh dấu một bước tiến đáng kể trong việc đưa GDDS vào hệ thống trường
phổ thông ở Ấn Độ. Sau đó GDDS – SKSS đưa ra một chương trình quốc gia
thuộc Bộ Giáo Dục với sự giúp đỡ của UNFPA và UNESCO. Chương trình
này càng mở rộng đối với cả hệ chính quy và không chính quy, giáo dục
người lớn và cả các trường đại học.
Năm 1985 ở Ấn độ, GDDS – SKSS đã được triển khai ở 34 trường đại
học trong chương trình đào tạo cử nhân và 18 trường đại học trong chương
trình đào tạo thạc sĩ.
Năm 1970, một nhóm chuyên gia họp tại Bangkok (Thái Lan) cho rằng
cần phải có một định nghĩa về GDDS – SKSS. Họ đưa ra định nghĩa: GDDS

là chương trình giáo dục về vấn đề DS ở mức độ gia đình, cộng đồng đất nước
và thế giới nhằm mục đích tạo ra cho mọi người thái độ và cách ứng xử hợp lí
và có trách nhiệm về vấn đề này.
Sau năm 1970, năm nước châu Á đã phát động chương trình giáo dục
DS Quốc gia với sự tài trợ của UNFPA và sự giúp đỡ chuyên môn của
UNESCO. Có thể nêu một số mốc đánh dấu sự phát triển của chương trình
GDDS – SKSS ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương như sau:
- Năm 1978, Hội nghị tư vấn khu vực đã khẳng định mục tiêu GDDS
là: trang bị tri thức về quan hệ DS - phát triển kinh tế - chất lượng cuộc sống.
- Năm 1982, một lần nữa hội nghị tư vấn khẳng định vai trò của GDDS
– SKSS trong vận động KHHGĐ. Khuyến nghị chương trình GDDS – SKSS
nên được tập trung vào một số môn học thích hợp.
15
15
- Năm 1983, xác định được chương trình GDDS – SKSS trong hệ thống
giáo dục chính quy và không chính quy.
- Năm 1984, xác định chủ điểm về nội dung GDDS – SKSS và biên
soạn tài liệu mẫu cho các nước tham khảo.
- Năm 1985, chuyên đề khu vực về đánh giá và nghiên cứu đánh giá
GDDS – SKSS.
- Năm 1986, hội thảo tư vấn khu vực lần thứ hai nhằm nâng cao thêm
một bước về những kinh nghiệm GDDS – SKSS trong khu vực.
- Năm 1988 đã có 25 nước trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương
đã tiến hành các chương trình GDDS – SKSS quốc gia.
Ở châu Mĩ, trong hội nghị các chuyên gia ở Santiago (Hoa Kì) năm
1970 đã xác định bốn lĩnh vực ưu tiên trong GDDS – SKSS đó là: con người
và môi trường; tình trạng DS và hậu quả kinh tế - văn hoá – xã hội; cam kết
về đời sống kinh tế của đất nước; gia đình và giáo dục giới tính. Ba năm sau,
trong một hội nghị về GDDS – SKSS người ta định nghĩa về GDDS như sau:
GDDS là hoạt động liên ngành nhằm làm rõ nhân tố DS có quan hệ về số

lượng và chất lượng dân cư, sự đóng góp của mỗi cá nhân trong các lĩnh vực
như: giới tính, cuộc sống gia đình, văn minh, động thái DS và môi trường làm
cho mọi người ý thức được điều đó và thực hiện nó một cách có trách nhiệm
góp phần xây dựng cuộc sống văn minh cho thời đại.
Quan điểm của Châu Phi được tổng kết trong báo cáo tổng kết hội ghị
các chuyên gia về chủ đề “DS, giáo dục và phát triển vùng nam Sahara” năm
1971 như sau: GDDS chỉ có nghĩa như một thành phần của giáo dục về phát
triển, có nghĩa là giáo dục về các chính sách kinh tế, văn hoá, xã hội mà nó là
một phần của chiến lược phát triển.
Tại Hội nghị DS thế giới năm 1994 được tổ chức tại Cairo (Ai Cập)
chính phủ 179 nước đã cam kết thực hiện chương trình: “Kế hoạch hoá gia
đình và chăm sóc sức khoẻ bà mẹ và trẻ sơ sinh”.
16
16
Như vậy, trải qua quá trình phát triển của xã hội loài người thì mục tiêu,
nội dung, hình thức GDDS – SKSS cũng biến đổi theo để bắt kịp sự phát triển
đó. Vì vậy, GDDS – SKSS có những nét đặc trưng riêng cho từng giai đoạn
lịch sử, từng quốc gia. Tất cả đều nhằm mục đích chung là nâng cao chất
lượng cuộc sống của cộng đồng, quốc gia. Từ những bước đi ban đầu ấy,
GDDS – SKSS ngày càng phát triển và trở thành một bộ phận không thể thiếu
trong sự nghiệp giáo dục nói chung.
1.1.4.2. Tình hình nghiên cứu giáo dục DS – SKSS tại Việt Nam[23],[25],
[31]
Giáo dục DS trong nhà trường của hệ thống giáo dục Việt Nam được
quan tâm từ giữa thập niên 80 của thế kỉ XX. Từ năm học 1987 – 1988, đã có
một chương trình mang tính hệ thống để triển khai công tác GDDS – SKSS
trong nhà trường và kế hoạch hoá gia đình đối với đội ngũ GV các bậc học,
ngành học. Một chỉ thị “có ý nghĩa lịch sử” trong công tác này đối với toàn
ngành là chỉ thị liên tịch về công tác GDDS – KHHGĐ số 13/CTLT đã được
lãnh đạo Bộ và Công đoàn giáo dục cùng nhất trí thông qua và phổ biến đến

mọi trường học.
Từ năm 1982 – 1992 được UNFPA (quỹ DS của Liên Hiệp Quốc) tài
trợ, ngành GD- ĐT đã tiến hành ba dự án: Dự án GDDS trong nhà trường phổ
thông; dự án giáo dục giới tính và đời sống gia đình; Dự án giáo dục các bậc
cha mẹ có con dưới 6 tuổi. 17/53 tỉnh thành trong cả nước đã tham gia vào
các dự án. Các tỉnh thành còn lại tiếp nhận kết quả của dự án và triển khai phù
hợp với hoàn cảnh của mình theo tinh thần Chỉ thị 13.
Từ năm 1994 - 1998 có một dự án khác tiếp tục dự án của thời kì 1989
- 1992 cũng do UNFPA tài trợ với mục tiêu: “thể chế hoá GDDS trong hệ
thống giáo dục quốc dân”. Năm chủ đề về GDDS – SKSS được tích hợp vào
chương trình dạy học ở các trường phổ thông là: DS học; Môi trường; Gia
đình; Giới; Dinh dưỡng qua 5 môn học ở bậc tiểu học là Toán; Tiếng Việt;
17
17
Tìm hiểu tự nhiên xã hội; Đạo đức; Sức khoẻ và ba môn học ở bậc trung học
là Địa lí, Sinh học, Giáo dục công dân. Cùng với sự giúp đỡ của UNFPA,
ngành giáo dục đào tạo còn được sự hỗ trợ của uỷ ban quốc gia DS - KHHGĐ
thực hiện việc thông tin giáo dục truyền thông DS - KHHGĐ trong đội ngũ
GV bậc tiểu học và một số bậc học khác.
Từ năm 1998 đến nay, ngành giáo dục đào tạo vẫn tiếp tục nhận được
sự tài trợ của UNFPA và uỷ ban quốc gia DS - KHHGĐ thực hiện dự án “Hỗ
trợ chương trình giáo dục DS - SKSS và đào tạo, DS phát triển” mã số
VIE/97/P13. Dự án đến nay đã kết thúc với những kết quả đáng khích lệ về
đào tạo, về tài liệu và xây dựng các mối liên kết. Các tài liệu do dự án này xây
dựng đã bao quát nhiều khía cạnh khác nhau về công tác GDDS - SKSS trong
nhà trường như chương trình, sách hướng dẫn GV dạy các chủ đề GDDS
-SKSS theo lớp, môn; sách tự học cho GV, sách hướng dẫn GV phương pháp
dạy các chủ đề nhạy cảm, các giáo trình “DS - phát triển” trong trường đại
học và đào tạo thạc sĩ về GDDS- SKSS, các đồ dùng dạy học trực quan gồm
tranh ảnh băng hình, băng tiếng, bộ câu hỏi kiểm tra đánh giá về GDDS -

SKSS. Tuy nhiên thực tế giảng dạy DS – SKSS ở các trường phổ thông hiện
nay cho thấy, hiệu quả giáo dục chưa cao.
1.1.5. Thực trạng của việc giáo dục dân số - sức khỏe sinh sản ở trường
THPT
1.1.5.1. Thực trạng việc nhận thức của giáo viên về vấn đề tích hợp giáo
dục
Để xác lập cơ sở thực tiễn cho việc xây dựng các biện pháp tích hợp
giáo dục DS - SKSS trong dạy học SH ở trường THPT, chúng tôi đã tiến hành
điều tra về nhận thức, mức độ và hiệu quả của các biện pháp tích hợp trong
quá trình giảng dạy của GV một số trường THPT trên địa bàn tỉnh Thái
Nguyên và tỉnh Hưng Yên (Nội dung điều tra theo mẫu phiếu điều tra thực
18
18
trạng, phụ lục 1). Số phiếu phát ra: 35, số phiếu thu lại: 35. Kết quả khảo sát
thể hiện qua bảng 1.1.
Bảng 1.1. Kết quả khảo sát nhận thức của GV về tích hợp giáo dục DS - SKSS
trong quá trình dạy học Sinh học ở trường THPT
Mức độ nhận thức và lí do Số phiếu Tỉ lệ %
A. Mức độ cần thiết
- Rất cần thiết.
- Cần thiết.
- Không cần thiết.
20
10
5
57.14
28.57
14.29
B. Các lí do
- Tri thức nhân loại gia tăng nhanh, thời lượng môn

học có hạn, không đổi
- Vừa cung cấp kiến thức môn học, vừa lồng ghép
giáo dục các nội dung khác.
- Tạo niềm tin, kích thích được hứng thú học tập của
HS.
- Phát huy được tính tích cực, độc lập, sáng tạo của
HS trong quá trình dạy học.
- Đảm bảo kiến thức vững, chắc.
- Chuẩn bị công phu, mất nhiều thời gian.
- Hiệu quả bài học không cao.
- Không thi cử
25
27
22
20
25
15
0
17
71.43
77.14
62.86
57.14
71.43
42.86
0
48.57
Kết quả trên cho thấy: Hiện nay, GV THPT đều đánh giá cao tầm quan
trọng và sự cần thiết của việc tích hợp môn học trong quá trình dạy học.
85.71% GV được khảo sát đều khẳng định cần tích hợp môn học trong quá

trình dạy học.
Theo đánh giá của GV THPT, việc tích hợp trong dạy học cũng giống
như “một mũi tên bắn trúng hai hay nhiều đích”, vừa đảm bảo cung cấp tri
19
19
thức khoa học cơ bản môn học, vừa tích hợp giáo dục các nội dung khác
(77.14%); đảm bảo cho HS nắm kiến thức vững chắc (71.43%), tạo được
niềm tin, hứng thú cho HS (62.86%), phát huy được tính tích cực, độc lập,
sáng tạo của HS trong quá trình học tập (57.14%).
Bên cạnh những ý kiến cho rằng quá trình dạy học nên và cần được tổ
chức theo hướng tích hợp các môn học thì vẫn còn ý kiến cho rằng chúng ta
không cần thiết phải tổ chức dạy học theo phương thức trên (14.29%). Qua
trao đổi trực tiếp, GV cho rằng khoa học công nghệ phát triển, HS có rất
nhiều kênh và nguồn thông tin, không cần thiết phải đưa các nội dung đã lan
tỏa rộng khắp trên các phương tiện thông tin đại chúng vào nội dung giảng
dạy trong nhà trường; làm cho bài học cồng kềnh; gây khó khăn cho GV trong
quá trình phân phối thời gian giảng dạy. Có GV còn cho rằng: các nội dung
tích hợp đó không có trong nội dung thi nên cũng không cần thiết phải “đào
sâu”, “gọt rũa” nhiều.
Từ sự phân tích trên cho thấy đa số GV THPT đã có sự nhận thức đúng
đắn về tầm quan trọng của tích hợp các môn học trong quá trình giảng dạy.
Điều này có thể cho phép khẳng định mức độ cần thiết và ý nghĩa của tích
hợp giáo dục các môn học nói chung và tích hợp giáo dục DS - SKSS nói
riêng trong dạy HS học ở trường THPT hiện nay.
1.1.5.2. Mức độ tổ chức bài giảng tích hợp của giáo viên trong quá trình
dạy HS học ở các trường THPT hiện nay
Đánh giá mức độ tổ chức bài giảng tích hợp của GV trong các trường
THPT hiện nay, chúng tôi dựa trên cơ sở tự đánh giá của GV. Kết quả điều tra
được trình bày trong bảng.
Bảng 1.2. Kết quả khảo sát mức độ tổ chức bài giảng tích hợp của GV

trong dạy học ở trường THPT.
20
20
Mức độ sử dụng Số phiếu Tỉ lệ (%)
- Thường xuyên.
- Thỉnh thoảng
- Không sử dụng
10
20
5
28.57
57.14
14.29
Từ kết quả thu được chúng tôi có thể đi đến một số nhận định sau:
Trong các trường THPT hiện nay, GV đã tổ chức giảng dạy theo hướng
tích hợp nhưng mức độ sử dụng là chưa thường xuyên (57.14% GV thỉnh
thoảng có sử dụng và 14.29% GV không bao giờ sử dụng).
Kết quả này phản ánh thực trạng là mặc dù GV đã nhận thức đúng đắn
về sự cần thiết của tích hợp các môn học trong quá trình giảng dạy, nhưng
việc tổ chức giảng dạy theo hướng này trong thực tế lại rất hạn chế. Điều này
đã tạo nên mâu thuẫn giữa nhận thức và thực tiễn giảng dạy theo hướng tích
hợp của GV ở trường THPT hiện nay.
1.1.5.3. Thái độ học tập của học sinh trong các giờ Sinh học
Về thái độ của HS đối với môn học, chúng tôi đã điều tra bằng cách
phát các phiếu thăm dò ý kiến. Số phiếu phát ra: 200; số phiếu thu lại: 200.
Kết quả được thể hiện qua bảng 1.3.
Bảng 1.3. Kết quả điều tra lí do HS thích học môn Sinh học
Lí do thích học môn SH Số phiếu Tỉ lệ (%)
- Thầy, cô dạy dễ hiểu, hấp dẫn
- Thông qua môn học các em được

biết nhiều kiến thức thực tiễn
- Thầy (cô) vui tính, yêu quý HS.
- Lí do khác
170
102
60
10
85
51
12
5
Qua bảng số liệu trên cho thấy, lí do hàng đầu khiến HS thích học môn
Sinh học là phương pháp giảng dạy của GV và lí do thứ hai khiến cho HS yêu
Sinh học đó là thông qua môn học các em được biết nhiều điều trong thực tiễn
21
21
hàng ngày. Điều này một lần nữa khẳng định tầm quan trọng của hoạt động
tích hợp các môn học trong giảng dạy Sinh học nói riêng và trong giáo dục
nói chung.
1.1.5.4. Nguyên nhân của thực trạng
* Nguyên nhân khách quan
Có hai nguyên nhân cơ bản:
Một là: cơ sở vật chất phục vụ cho việc đổi mới các phương pháp giảng
dạy ở nhiều trường THPT chưa đảm bảo. Thực tế giáo dục Việt Nam cho thấy,
còn rất nhiều trường phổ thông còn chưa có các phòng học và các trang thiết
bị đạt tiêu chuẩn nên việc đầu tư riêng cho giáo dục DS – SKSS lại càng khó
khăn hơn nhiều.
Hai là: Việt Nam nằm trong khu vực Đông Nam Á nên đạo đức, lối
sống chịu ảnh hưởng nhiều của quan điểm nho giáo. Chúng ta cho rằng vấn
đề tình dục là vấn đề tế nhị, thầm kín, nên ngại đưa vào bài giảng. Mặt khác,

nhiều ý kiến còn cho rằng không nên “vẽ đường cho hưu chạy” do đó, HS
phải tự tìm hiểu về những vấn đề này. Đây cũng là những lí do khiến giáo dục
DS – SKSS ở Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn và chưa thực sự có hiệu quả.
* Nguyên nhân chủ quan
Vấn đề cốt lõi dẫn đến mức độ và hiệu quả tổ chức dạy học tích hợp
chưa cao là do khả năng của GV. Thực tế cho thấy, việc tổ chức giảng dạy
theo hướng tích hợp còn nhiều khó khăn bởi lẽ:
Thứ nhất: đội ngũ GV hiện nay chưa được đào tạo chuyên sâu để tổ
chức giảng dạy theo hướng tích hợp và việc dạy tích hợp lại không diễn ra
thường xuyên, GV chưa tự giác trong việc khai thác, tổ chức dạy học tích hợp
nên hiệu quả giảng dạy chưa cao, chưa khai thác hết tiềm năng môn học.
Thứ hai: Cả GV và HS đều chưa nhận thức đúng đắn về vai trò và tầm
quan trọng của dạy học tích hợp giáo dục DS – SKSS. GV và HS đều dè dặt,
ngại ngùng khi đề cập đến vấn đề “tình dục” – vấn đề thầm kín, tế nhị. Hơn
22
22
nữa nội dung DS – SKSS lại không có trong nội dung thi, kiểm tra nên cả
thày và trò đều xem nhẹ.
Từ việc nghiên cứu thực trạng này cho phép đi đến kết luận: việc tổ
chức dạy học tích hợp nói chung và tích hợp DS - SKSS nói riêng trong dạy
học Sinh học là vấn đề cấp bách, cần thiết nhằm góp phần nâng cao chất
lượng dạy học.
1.2. Tích hợp
1.2.1. Khái niệm
Tích hợp (Intergation) là sự kết hợp một cách hữu cơ, có hệ thống các
kiến thức, khái niệm thuộc các môn học khác nhau thành một nội dung thống
nhất, dựa trên cơ sở các mối liên hệ về lí luận và thực tiễn được đề cập trong
các môn học đó [13].
Cách tiếp cận trong việc xây dựng chương trình giáo dục bắt đầu được
đề cao ở Mỹ và các nước châu Âu từ những năm 1960, ở Châu Á vào những

năm 1970 và ở Việt Nam từ những năm 1980. Cách tiếp cận tích hợp trong
việc xây dựng chương trình giáo dục phổ thông ở nước ta được bắt đầu từ
cuộc cải cách giáo dục lần thứ III năm 1979. Tuy nhiên, việc nghiên cứu và
giảng dạy tích hợp các khoa học ở nước ta cho đến nay vẫn chưa phổ biến,
vẫn ở dạng thử nghiệm.
Vấn đề đặt ra ở đây là muốn phát triển các phương pháp giảng dạy tích
hợp các khoa học trong quá trình dạy học các môn học ở trường phổ thông
cần xác định rõ mối quan hệ giữa các khoa học và giá trị của nó. Mặt khác,
khi giảng dạy tích hợp các khoa học cần phân biệt xu hướng tích hợp các môn
khoa học trong quá trình dạy học với xu hướng tích hợp các khoa học trong
tiến trình phát triển, chúng khác nhau cả về nguyên nhân và nội dung. Xu
hướng tích hợp các khoa học khi nghiên cứu đối tượng đều tuân theo quy luật
nhận thức từ: Khái quát  Phân tích  Tổng hợp. Thực chất, nó là quá trình
nhận thức về mối quan hệ toàn thể và bộ phận theo nhiều tầng bậc xoáy ốc.
23
23
Ngày nay, khoa học tiếp tục phân hóa sâu hơn song song với tích hợp liên
môn. Vì thời lượng mỗi tiết học trong nhà trường không thể kéo dài hơn nữa
nên xuất hiện xu hướng thay đổi từ dạy các môn riêng rẽ sang dạy học tích
hợp các môn học. Sự lựa chọn này đã mang lại hiệu quả cao trong giảng dạy.
1.2.2. Dạy học tích hợp
1.2.2.1. Định nghĩa
Đã có nhiều định nghĩa khác nhau về dạy học tích hợp (DHTH):
Theo UNESCO, DHTH các môn khoa học được định nghĩa là “một
cách trình bày các khái niệm và các nguyên lý khoa học cho phép diễn đạt sự
thống nhất cơ bản của tư tưởng khoa học, tránh nhấn quá mạnh hay quá sớm
sự sai khác giữa các lĩnh vực khoa học khác nhau” (Hội nghị phối hợp trong
chương trình của UNESCO, Paris 1972). Định nghĩa này nhấn mạnh cách tiếp
cận các khái niệm và nguyên lý khoa học chứ không phải hợp nhất nội dung.
Hội nghị tại Maryland (4/1973) thì DHTH các khoa học còn bao gồm

cả việc DHTH các khoa học với công nghệ học. Định nghĩa này nhấn mạnh
sự phụ thuộc lẫn nhau giữa hiểu biết khái niệm và nguyên lý khoa học với
ứng dụng thực tiễn.
Tuy có những định nghĩa khác nhau nhưng chúng lại thống nhất biện
chứng với nhau ở tư tưởng chính là việc thực hiện một mục tiêu “kép” trong
dạy học (một là mục tiêu dạy học thông thường của một bài học hai là mục
tiêu được tích hợp trong nội dung bài học đó).
Các nhà giáo dục đã khẳng định rằng: Đến nay không còn là lúc bàn
đến vấn đề cần hay không mà chắc chắn là cần phải dạy học tích hợp. Đây
cũng là kết luận của Hội đồng liên quốc gia về giảng dạy khoa học. Do đó,
với sự bảo trợ của UNESCO “Hội nghị tích hợp việc giảng dạy các khoa học”
đã được tổ tổ chức tại Varna (Bungari) tháng 9/1968 là một minh chứng cụ
thể nhất cho yêu cầu cấp thiết phải dạy học tích hợp.
1.2.2.2. Các quan điểm về sự tích hợp các môn học[16]
24
24
Có nhiều quan điểm khác nhau trong việc thực hiện tích hợp các môn
học:
Theo Dhainaut (1977, xuất bản lần thứ V, 1988), có thể chấp nhận bốn
quan điểm tích hợp khác nhau đối với môn học:
Quan điểm “nội môn”, trong đó ưu tiên các nội dung của môn học.
Quan điểm này nhằm duy trì các môn học riêng rẽ.
Quan điểm “đa môn”, trong đó đề nghị những tình huống, những “đề
tài” có thể được nghiên cứu theo những quan điểm khác nhau. Ví dụ giáo dục
SKSS và giáo dục DS có thể thông qua nhiều môn học khác nhau như: Sinh
học, Địa lí, Giáo dục công dân…. Theo quan điểm này, những môn học tiếp
tục được tiếp cận một cách riêng rẽ và chỉ gặp nhau ở một số thời điểm trong
quá trình nghiên cứu các đề tài. Như vậy các môn học không thực sự được
tích hợp.
Quan điểm “liên môn” trong đó đề xuất những tình huống chỉ có thể

được tiếp cận một cách hợp lí qua sự soi sáng của nhiều môn học. Ở đây nhấn
mạnh sự liên kết của nhiều môn học, làm cho chúng tích hợp với nhau để giải
quyết một tình huống cho trước: các quá trình học tập sẽ không được đề cập
một cách rời rạc mà phải liên kết với nhau xung quanh vấn đề cần giải quyết.
Quan điểm “xuyên môn” trong đó chủ yếu phát triển những kĩ năng mà
HS có thể sử dụng tất cả các môn học, trong tất cả các tình huống. Đó là kỹ
năng xuyên môn. Có thể lĩnh hội kỹ năng này qua từng môn học hoặc qua
những hoạt động chung của nhiều môn học.
Trong bốn quan điểm tích hợp trên thì hai quan điểm liên môn và
xuyên môn được đặc biệt quan tâm bởi trong quan điểm liên môn chúng ta
phối hợp tri thức của nhiều môn học để nghiên cứu và giải quyết tình huống.
Trong quan điểm xuyên môn chúng ta tìm cách phát triển kĩ năng xuyên môn
ở HS nghĩa là kĩ năng có thể áp dụng rộng rãi.
25
25

×