Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

quỹ tiền tệ IMF

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (104.81 KB, 6 trang )

1 Quỹ tiền tệ quốc tế
1.1Quá trình hình thành và phát triển
- Cuối chiến tranh thế giới thứ hai, các nước đồng minh bắt đầu nghiên cứu việc
trợ giúp các nước phục hồi kinh tế sau chiến tranh, 44 nước (trong đó có Liên xô cũ) đã
tham dự Hội nghị tiền tệ và tài chính của Liên Hiệp Quốc được triệu tập ở Bretton
Woods, New Hampshire (Mỹ) từ 1-22/7/1944 nhằm triển khai một hệ thống cấu trúc tiền
tệ quốc tế.
- Kết quả của hội nghị là Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) được thành lập. Ngày
27/12/1945, điều lệ thành lập IMF đã được 29 nước ký kết. Ngày 1/3/1947 IMF bắt đầu
hoạt động như một cơ quan chuyên môn của Liên Hợp Quốc khi đó có 49 thành viên.
Tiến hành cho vay khoản đầu tiên ngày 8/5/1947.
- Trụ sở chính của IMF ở Washington D.C và có 2 chi nhánh tại Paris và Genever.
Hiện nay số thành viên của IMF đã lên tới 188 thành viên và số lượng thành viên tăng
đều đặn, chứng tỏ uy tín của IMF ngày càng được củng cố.
1.2 Mục tiêu hoạt động
- Hợp tác và ổn định tiền tệ giữa các thành viên để tăng trưởng kinh tế,mở rộng
giao lưu thương mại quốc tế.
- Giám sát và thúc đẩy hợp tác tiền tệ quốc tế giữa các quốc gia.
- Khuyến khích ổn định tỷ giá hối đoái, tránh phá giá mang tính cạnh tranh giữa
các thành viên.
- Hỗ trợ xác lập hệ thống thanh toán địa phương giữa các thành viên,loại bỏ các
quản chế ngoại hối tới phát triển thương mại thế giới.
- Cung cấp ngân quỹ tạm thời,cải thiện cán cân thanh toán mà không ảnh hưởng
tới các lợi ích quốc gia và quốc tế.
-Bổ sung dự trữ cho các nước thành viên bằng cách phân bổ SDR nếu các nước có
nhu cầu toàn cầu trong dài hạn, khuyến khích chu chuyển tự do giữa các quốc gia.
- Khuyến khích mậu dịch tự do và tăng trưởng thương mại giữa các thành viên.
1.3 Cơ cấu tổ chức
Cơ cấu hiện hành của IMF gồm có Hội đồng Thống đốc, Ban Giám đốc Điều
hành, Tổng Giám đốc, các Phó Tổng Giám đốc và các cán bộ Quỹ :
- Hội đồng Thống đốc: Bộ phận ra quyết định cao nhất tại IMF


- Ủy ban Tài chính Tiền tệ Quốc tế: tư vấn cho các Thống đốc về các vấn đề tiền
tệ quốc tế
- Ban Giám đốc Điều hành: gồm 1 Tổng Giám đốc điều hành và 24 Giám đốc điều
hành, trong đó 5 Giám đốc điều hành đại diện cho 5 nước có cổ phần lớn nhất tại
Quỹ (Mỹ, Nhật, Đức, Anh, Pháp).Tổng giám đốc do Ban Giám đốc Điều hành lựa
chọn, với nhiệm kỳ đầu tiên là 5 năm và được tham gia vào các buổi họp của Hội
đồng Thống đốc, Ủy ban Tài chính Tiền tệ Quốc tế và Ủy ban Phát triển .
- Cán bộ Quỹ: có khoảng 2600 cán bộ từ hơn 100 nước, được tổ chức thành 5 Vụ
khu vực (Vụ Châu Phi, Vụ Châu Âu, Vụ Trung đông và Trung Á, Vụ Châu Á Thái
Bình Dương và Vụ Tây Bán cầu).
1.4 Chức năng cơ bản
1.4.1. Xác định hệ thống ngang giá tiền tệ và tỷ giá hối đoái của các thành
viên
1.4.2. Cấp tín dụng cho các nước thành viên có khó khăn tạm thời về cán cân
thanh toán
1.4.3.Theo dõi tình hình của hệ thống tiền tệ quốc tế và chính sách kinh tế
của các nước thành viên
1.5 Hoạt động của IMF
Bất kỳ một nước thành viên nào, khi gia nhập IMF đều phải cho các thành viên
khác trong quỹ biết dự định về chuẩn giá trị đồng tiền của nước mình so với đồng tiền
của các nước khác để tự kiềm chế và hạn chế việc đổi đồng tiền của họ lấy ngoại tệ, và để
theo đuổi những cơ sở kinh tế sẽ làm tăng của cải của nước thành viên đó và của cả cộng
đồng các nước thành viên bằng con đường hòa hợp và có lợi.
1.5.1. Vốn hoạt động của quỹ và quyền rút vốn đặc biệt (SDR)
• Vốn hoạt động:
Tính đến ngày 14/3/2003,tổng vốn cổ phần của IMF là 360 tỷ USD ,đây là một
khoản lệ phí hội viên của các thành viên khi bắt đầu tham gia tổ chức. Tuy nhiên
khoản đóng này chỉ thực hiện khi quỹ có nhu cầu: khi có ai cần vay tiền của quốc
gia đó thì quốc gia đó mới phải đóng. Chẳng hạn, nếu một nước muốn vay Bảng
Anh thì khi đó IMF mới yêu cầu Anh phải đóng. Số tiền này được sử dụng với

nhiều mục đích khác nhau:
+ Thứ nhất, nó tạo thành một khoản vốn IMF có thể trích ra cho các thành
viên vay mỗi khi họ gặp khó khăn về tài chính.
+ Thứ hai, nó là căn cứ để quyết định số lượng tiền mà nước thành viên
được vay và là cơ sở để phân bổ rút vốn lớn đặc biệt (SDR) theo từng thời kỳ cho
các nước thành viên. Dĩ nhiên, nước thành viên nào càng đóng góp nhiều thì khi
cần nó càng được vay nhiều.
+ Thứ ba, nó vai trò quyết định quyền bỏ phiếu của nước thành viên.
Bản thân IMF là người quyết định số tiền mỗi nước thành viên phải nộp vào quỹ
sau khi phân tích đánh giá mức độ giàu có và tình hình kinh tế của nước đó. Nước càng
giàu, lệ phí càng cao.
• Quyền rút vốn đặc biệt
+ Ðó là loại tiền đặc biệt mà IMF tạo ra để bổ sung vào tài sản dự trữ mà
hầu hết các nước thành viên dùng để đảm bảo nhu cầu thanh toán ngoại tệ
và giao dịch với nước ngoài.
+ Việc này đã giải quyết được nguy cơ khan hiếm những phương tiện thanh
toán quốc tế.
1.5.2. Những thỏa thuận về trao đổi các đồng tiền
Theo quy định của ban điều lệ đầu tiên của IMF, các nước thành viên đều áp dụng
hệ thống ngang giá tiền tệ và TGHÐ cố định.
Khi hệ thống ngang giá hối đoái chấm dứt, theo điều khoản IV của điều lệ mới của
IMF, toàn thể hội viên của IMF đã đồng ý cho mỗi nước thành viên được lựa chọn
phương pháp xác định giá trị đồng tiền của mình nhưng không được tiếp tục lấy vàng làm
thước đo giá trị đồng tiền của mình nữa

và phải thông báo một cách xác thực phương
pháp định giá cho đồng tiền của mình.
1.5.3. Trợ giúp tài chính và trợ giúp kỹ thuật
A- Trợ giúp tài chính
• IMF chỉ cho vay đối với các nước thành viên đang gặp phải các vấn đề về thanh

toán.
• Một nước thành viên gặp khó khăn thanh toán có thể ngay lập tức rút từ IMF 25%
lượng mà nước này đóng góp. Nếu một nước thành viên vay hơn 25% ban đầu,
IMF phải tuân thủ theo 2 nguyên tắc:
+ Số tiền vay phải trả lại ngay sau khi khó khăn về thanh toán của nước mình được
giải quyết.
+ Nước thành viên muốn vay phải cho biết kế hoạch giải quyết vấn đề thanh toán để
có thể trả lại IMF trong thời hạn thông thường là 3 đến 5 năm.
• Có hai hình thức tài trợ tài chính: vay đặc biệt và vay thông thường
*Vay đặc biệt có các hình thức vay sau
- Tài trợ bù đắp
- Tài trợ điều chỉnh cơ cấu
- Tài trợ giảm ngheò và tăng trưởng
- Tài trợ dự trữ bổ sung
- Tài trợ phòng ngừa
- Tài trợ khẩn cấp
- Viện trợ khẩn cấp
- Tài trợ chuyển đổi hệ thống kinh
*Vay thông thường có hai hình thức vay
-Rút vốn dự trữ
-Tín dụng theo đợt
B- Trợ giúp kĩ thuật
- Tư vấn xây dựng và thực thi chính sách tài chính, tiền tệ, cán cân thanh toán, hệ
thống tỷ giá, các tác nghiệp về giao dịch và chính sách vốn.
- Biên tập, kiểm tra các dự án thỏa luật, nghị định, quy chế về kinh tế tài chính.
- Tăng cường khả năng của các định chế tài chính như NHTW, kho bạc nhà nước,

1.5.4. Việc giám sát
• Xem xét, nghiên cứu tỉ mỉ tất cả các khía cạnh của nền kinh tế có ảnh hưởng đến
TGHÐ, đánh giá thành tựu kinh tế của các nước thành viên một cách hữu hiệu.

• IMF thực hiện các mục giám sát của mình thông qua các cuộc hội thảo song
phương
• IMF còn tiến hành các kế hoạch thận trọng, theo dõi và giám sát chặt chẽ chương
trình đối với các nước thành viên sử dụng nguồn tín dụng của IMF.
1.5.5. Các cuộc hội thảo
• IMF tổ chức các cuộc hội thảo với những nước có chính sách ảnh hưởng lớn đến
kinh tế thế giới để đánh giá tình hình kinh tế thế giới và những bước phát triển sắp
tới.
• Lựa chọn chính sách khác nhau đối với các nước khác nhau để giúp các chính sách
kinh tế của nước đó.
1.6 Quan hệ của IMF với Việt Nam
Năm 1976, Việt Nam chính thức kế tục quy chế hội viên của IMF từ chính quyền
Việt Nam Cộng hòa và được quyền vay tại IMF với khoảng 200 triệu USD từ năm 1976 -
1981. Vào năm 1984, Việt Nam bắt đầu phát sinh nợ quá hạn với IMF. Trong giai đoạn
1985 - 10/1993, IMF đình chỉ quyền vay vốn của Việt Nam mặc dù quan hệ giữa Việt
Nam và IMF được duy trì thông qua đối thoại chính sách dưới hình thức đánh giá về kinh
tế của IMF và các tổ chức tài chính quốc tế khác.
Việt Nam nối lại quan hệ tài chính với IMF vào tháng 10/1993. Từ năm 1993 - 2004, IMF
cung cấp cho Việt Nam khoản vay với tổng vốn cam kết 1.094 triệu USD và được giải chi
hơn 880 triệu USD.
Từ tháng 4/2004 đến nay, IMF không còn chương trình cho Việt Nam vay vốn
nhưng vẫn tiến hành nhiều hoạt động như tư vấn về chính sách và hỗ trợ kỹ thuật cho
Việt Nam hàng năm trong các lĩnh vực ngân hàng, tài chính, thương mại, cải cách doanh
nghiệp nhà nước, tiền tệ, ngoại hối, thanh tra ngân hàng, cải cách thuế (tư vấn cho Bộ Tài
chính), xác định mục tiêu lạm phát, chống rửa tiền và chống tài trợ khủng bố… Ngoài ra,
cán bộ ngân hàng nhà nước và các ngành liên quan được tham dự các khóa đào tạo, hội
thảo ngắn hạn và được cấp học bổng dài hạn theo chương trình đào tạo do IMF tổ chức.

Hoạt động gần đây
Tăng vốn cổ phần đặc biệt năm 2008: vốn cổ phần của Việt Nam tại IMF đã tăng

thêm 131,6 triệu SDR từ 329,1 triệu SDR lên 460,7 triệu SDR. Việc góp vốn của Việt
Nam đã hoàn tất và chính thức có hiệu lực kể từ ngày 27/4/2011.
Về tăng vốn cổ phần, trong đợt rà soát vốn cổ phần tổng thể lần 14 của IMF, vốn cổ phần
của Việt Nam tại IMF sẽ tiếp tục tăng từ 0,4607 tỷ SDR lên 1,1531 tỷ SDR (tăng thêm
692,4 triệu SDR). Trong đợt tăng vốn lần này, số cổ phần của Việt Nam tăng khoảng
150% so với mức tăng chung 100%, do ngoài mức tăng 100% cổ phần như các nước
khác, tỷ lệ cổ phần của Việt Nam cũng được tăng từ 0,193% lên 0,242%. Điều này phản
ánh thành tựu kinh tế và vị thế tiếng nói ngày càng tăng của Việt Nam trên các diễn đàn
quốc tế.
Trong thời gian qua, IMF đã cử nhiều Đoàn HTKT vào Việt Nam giúp đánh giá, tư
vấn về nhiều lĩnh vực chính sách, nghiệp vụ chuyên môn như CSTT, CSTK, chính sách
thuế, cán cân thanh toán, xây dựng dự thảo luật phòng chống rửa tiền và tổ chức nhiều
khóa đào tạo; tổ chức nhiều buổi tọa đàm đối thoại chính sách với các cơ quan chức
năng.
Trong giai đoạn vừa qua, IMF đã có nhiều ý kiến tư vấn, khuyến nghị chính sách cho
Chính phủ và các cơ quan Việt Nam trong việc bình ổn kinh tế vĩ mô, đạt được các mục
tiêu phát triển kinh tế xã hội đề ra.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×