Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Quỹ tiền tệ quốc tế IMF

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (139.08 KB, 8 trang )

Quỹ tiền tệ quốc tế IMF
(International Monetary Fund)
Về lịch sử hình thành, IMF được thai nghén từ phiên họp của Liên Hợp Quốc
tháng 7 năm 1944 tại Bretton Woods, New Hampshire, Hoa Kỳ. 45 quốc gia thành
viên có mặt trong phiên họp đã tìm kiếm một cơ cấu hợp tác kinh tế có thể tránh
được sự lặp lại các chính sách kinh tế sai lầm từng dẫn tới cuộc Đại khủng hoảng
thập kỷ 30.

Hiện nay IMF có 184 quốc gia thành viên. Số lượng nhân viên khoảng 2690 người
hoạt động trên 141 nước.

Điều 1 của Hiệp ước thành lập IMF chỉ rõ trách nhiệm của Quỹ:
 Xúc tiến hoạt động hợp tác tiền tệ quốc tế;
 Tạo điều kiện cho việc mở rộng và phát triển cân đối thương mại quốc tế;
 Duy trì ổn định hối đoái;
 Hỗ trợ thiết lập hệ thống thanh toán đa phương;
 Cung cấp nguồn lực (với độ an toàn cần thiết) cho các thành viên gặp khó
khăn trong cán cân thanh toán.
Như vậy, IMF chịu trách nhiệm đảm bảo ổn định cho hệ thống tài chính và
tiền tệ quốc tế, hệ thống thanh toán quốc tế và tỷ giá hối đoái giữa các đồng
tiền tạo điều kiện giao thương giữa các nước. IMF tìm cách duy trì ổn định
và phòng ngừa khủng hoảng kinh tế; hỗ trợ giải quyết khủng hoảng một khi
xảy ra; thúc đẩy phát triển và giảm đói nghèo. Quỹ sử dụng 3 chức năng
chính là giám sát, hỗ trợ kỹ thuật và cho vay để thưc hiện các mục tiêu này.
IMF thức đẩy phát triển và duy trì ổn định kinh tế toàn cầu, qua đó phòng
ngừa khủng hoảng kinh tế, bằng cách khích lệ các quốc gia thực hiện các
chính sách kinh tế đúng đắn.

Giám sát là hình thức cố vấn chính sách thường xuyên của IMF đối với các
nước thành viên. Mỗi năm, IMF đưa ra đánh giá chi tiết về tình hình kinh tế
mỗi nước. Quỹ sau đó bàn luận với chính phủ các nước về các chính sách


có lợi nhất trong việc duy trì tỷ giá ổn định và một nền kinh tế tăng trưởng
và thịnh vượng. IMF cũng kết hợp thông tin từ các cuộc hội đàm đơn lẻ để
đưa ra đánh giá chung về sự phát triển và triển vọng của từng khu vực cũng
như của thế giới. Các báo cáo của IMF được xuất bản 2 năm một làn trong
2 tài liệu Tổng quan kinh tế thế giới (World Economic Outlook) và Báo cáo
ổn định tài chính toàn cầu (Global Financial Stability Report).

Việc giám sát bao quát một phạm vi chính sách kinh tế rộng lớn, tuy nhiên
mỗi nước có một trọng tâm riêng tuỳ vào hoàn cảnh hiện tại.
o Tỷ giá hối đoái, tiền tệ và chính sách tài khoá luôn là trọng tâm
chính của hoạt động giám sát. Các nhà nghiên cứu kinh tế của IMF
đưa ra lời khuyên từ việc lựa chọn chế độ điều hành tỷ giá cho đến
việc đảm bảo tính tương hợp giữa chế độ điều hành tỷ giá và lập
trường đối với chính sách tài khoá và tiền tệ.
o Các chính sách về cấu trúc được đưa vào các hoạt động giám sát của
IMF từ thập kỷ 80 khi tăng trưởng kinh tế ở nhiều nước công nghiệp
bị chậm lại do khủng hoảng dầu lửa lần thứ hai. Khủng hoảng nợ ở
các nước đang phát triển và sự thay đổi thể chế chính trị ở một số
nước đòi hỏi sự thay đổi lớn về cấu trúc. Cho đến nay, các cuộc hội
đàm về cấu trúc giữa IMF và các nước thành viên thường xoay
quanh thương mại quốc tế, thị trường lao động và cải cách khu vực
năng lượng.
o Các vấn đề về khu vực tài chính được đưa vào các hoạt động giám
sát của IMF từ thập kỷ 90 theo sau chuỗi khủng hoảng ngân hàng ở
cả các nước phát triển và đang phát triển. Năm 1999, IMF và WB
quyết định thực hiện chương trình cùng đánh giá về khu vực tài
chính FSAP ((Financial Sector Assessment Program) nhằm vào ưu
nhược điểm của khu vực tài chính ở các nước. Nếu được thực hiện,
FSAP luôn cung cấp các dữ liệu quan trọng trong việc giám sát của
IMF.

o Các vấn đề thể chế như tính độc lập của các ngân hàng, quản lý khu
vực tài chính, điều hành công ty và độ tin cậy và minh bạch của
chính sách đã ngày càng trở nên quan trọng trong các hoạt động
giám sát của IMF do các cuộc khủng hoảng tài chính và sự chuyển
đổi từ cơ chế kế hoạch sang cơ chế thị trường của một số nước thành
viên. Vài năm trở lại đây, IMF và WB đã đóng vai trò chủ đạo trong
việc phát triển, thực hiện và đánh giá các tiêu chuẩn và quy định
được quốc tế công nhận ở các khu vực then chốt của nền kinh tế hiện
đại.
o Đánh giá độ rủi ro và nhạy cảm của nền kinh tế. Việc phòng ngừa
khủng hoảng cũng luôn là trọng tâm chính trong các hoạt động giám
sát của IMF. Bên cạnh việc đánh giá tình trạng của tài khoản vãng
lai và duy trì nợ nước ngoài, độ rủi ro và nhạy cảm của nền kinh tế
còn bắt nguồn từ các luồng tài chính dễ bay hơi.
Các hỗ trợ và đào tạo kỹ thuật cho các nước thành viên thường được IMF
cung cấp miễn phí nhằm giúp những nước này củng cố khả năng thiết lập
và thực hiện các chính sách hiệu quả. Hỗ trợ kỹ thuật được cung cấp trong
một số lĩnh vực bao gồm chính sách tài khoá, chính sách tiền tệ và tỷ giá
hối đoái, giám sát và điều hành hệ thống tài chính ngân hàng và cuối cùng
là số liệu thống kê.

Các hỗ trợ này được thực hiện bằng nhiều cách: có thể thông qua các nhân
viên dưới hình thức công tác kỳ hạn hoặc bổ nhiệm chuyên gia từ vài tuần
tới vài năm (nếu việc sử dụng chuyên gia kéo dài, các nước có thể được yêu
cầu đóng góp tài chính). IMF cũng cung cấp các hỗ trợ dưới hình thức báo
cáo chẩn đoán kỹ thuật (diagnostic), các khoá đào tạo, hội thảo, thảo luận
chuyên đề, tư vấn trực tuyến từ trụ sở của Quỹ.

Các hỗ trợ và đào tạo kỹ thuật được IMF triển khai theo vùng với hai trung
tâm hỗ trợ kỹ thuật đã được thiết lập ở Thái Bình Dương và Caribbe. Trung

tâm thứ 3 được mở tại Đông Phi vào năm 2002 với mục tiêu có 4 trung tâm
khác tại vùng Hạ Sahara châu Phi. Bên cạnh việc cung cấp các khoá đào tạo
tại trụ sở, IMF cũng tổ chức các khoá học và hội thảo tại các học viện hoặc
chương trình của từng nước hoặc từng khu vực. Hiện nay IMF có 4 trung
tâm đào tạo tại các khu vực Châu Mỹ La tinh (Brazil), Châu Phi (Tunisia),
Singapore và Áo. IMF còn tổ chức các chương trình đào tạo song phương,
đặc biệt là với Trung Quốc và Quỹ tiền tệ Arab (Arab Monetary Fund).

Trong trường hợp nước thành viên gặp khó khăn với cán cân thanh toán,
IMF thực hiện chức năng của một Quỹ có thể rót vốn ưu đãi giúp hồi phục
kinh tế.

Các hỗ trợ tài chính nhằm tạo ra cho các nước thành viên một khoảng an
toàn cần thiết để tái ổn định cán cân thanh toán. Một chương trình thực hiện
chính sách do IMF tài trợ được chính phủ nước thành viên thiết lập với sự
hợp tác chặt chẽ của Quỹ. Các quyết định tài trợ tiếp theo được đưa ra với
điều kiện chương trình được thực hiện hiệu quả.

Một nước thành viên có thể đề nghị hỗ trợ tài chính nếu không đủ khả năng
tự tài trợ cho cán cân thanh toán quốc tế. Khoản vay của IMF tạo điều kiện
cho việc điều chỉnh các chính sách và cải cách mà quốc gia đó cần phải làm
để lành mạnh hoá cán cân thanh toán và hồi phục nền kinh tế.

Khoản vay của IMF được thực hiện dưới hình thức dàn xếp (arrangement)
nhằm kiểm soát các chính sách và phương tiện mà nước đi vay đồng ý thực
hiện để giải quyết khó khăn trong cán cân thanh toán. Chương trình kinh tế
theo sau sự dàn xếp đó được nước sở tại xây dựng với sự tư vấn của IMF và
trình cho Hội đồng thường trực của Quỹ dưới dạng thư đề nghị (Letter of
Intent). Khoản vay sẽ được giải ngân cho chương trình nếu thư được Hội
đồng điều hành thông qua.


IMF cũng hoạt động tích cực trong việc giảm đói nghèo cho các quốc gia
trên thế giới một cách độc lập hoặc trong sự hợp tác với Ngân hàng thế giới

×