Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

xây dựng chuẩn đầu ra nhằm nâng cao chất lượng chương trình đào tạo kỹ thuật cơ khí tại đại học thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.78 MB, 24 trang )

























Chương trình được thực hiện tại:



ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN ĐẠI HỌC TỔNG HỢP NAM LUZON
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Cộng hòa Philippin




NCS. PHẠM VĂN HÙNG

XÂY DỰNG LẠI CHUẨN ĐẦU RA NHẰM NÂNG CAO
CHẤT LƯỢNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO KỸ THUẬT
CƠ KHÍ TẠI ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

Chuyên ngành: Quản lý giáo dục

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SỸ QUẢN LÝ GIÁO DỤC




THÁI NGUYÊN, 2014


2

Chương trình được thực hiện tại

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN




Người hướng dẫn khoa học: TS. MELCHOR MELO O.PLACINO

Phản biện 1:

Phản biện 2:
Phản biện 3:

Luận án được bảo vệ trước hội đồng chấm luận án cấp đại học
họp tại:
Vào hồi giờ ngày tháng năm 2014




Có thể tìm luận án tại:
- Thư viện quốc gia
- Trung tâm học liệu, Đại học Thái Nguyên
- Thư viện Trung tâm Đào tạo và Phát triển Quốc tế
- Thư viện trường đại học tổng hợp Southern Luzon, Philippin.

3

Chương I
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN
Trong những năm gần đây, quy mô phát triển của giáo dục
Việt Nam đã tăng đáng kể. Việc cung cấp dữ liệu giải trình và các
thông tin cho các bên liên quan về chất lượng giảng dạy và học tập
trở thành áp lực ngày càng tăng đối với các trường đại học.
Đại học Thái Nguyên đã nhận thức được tầm quan trọng của
việc đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội và hội nhập quốc tế. Từ năm
2008, Đại học đã tổ chức đào tạo về xây dựng chuẩn đầu ra cho đơn
vị thành viên. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai, sự tham gia của
các nhà tuyển dụng lao động và cựu sinh viên cũng như các bên liên
quan khác chưa được quan tâm, do vậy chuẩn đầu ra được xây dựng

hoặc (1) quá cao, khó có thể đạt được hoặc (2) quá thấp không đáp
ứng được yêu cầu của sự phát triển kinh tế xã hội hoặc (3) một số
quá chung chung không cung cấp nền tảng cho việc xây dựng
chương trình. Do vậy việc triển khai nghiên cứu này là rất cần thiết
tại Đại học Thái Nguyên.
BỐI CẢNH CỦA NGHIÊN CỨU
KHOA CƠ KHÍ
Khoa Cơ khí (TFME) là một trong những khoa lớn nhất và
lâu đời nhất của trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp – ĐH Thái
Nguyên. Khoa có trách nhiệm đào tạo các kỹ sư có trình độ cao để
đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước và nhu
cầu hội nhập với thế giới. Ngoài ra, các giảng viên của Khoa tiến
hành nghiên cứu khoa học, ứng dụng các kết quả nghiên cứu trong
sản xuất về kỹ thuật cũng như trong các lĩnh vực khác.
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO KỸ THUẬT CƠ KHÍ (MEP)
Chương trình đào tạo Kỹ thuật Cơ khí được thiết kế và xây
dựng trên cơ sở các quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Trong
thời kỳ đầu, nội dung của chương trình được xây dựng dựa trên kinh
nghiệm của các giảng viên lâu năm có uy tín của nhà trường. Gần
đây nội dung của chương trình được điều chỉnh nhập khẩu một số nội
dung của chương trình Kỹ thuật Cơ khí của trường Đại học Bufflo,
Mỹ.
Tuy nhiên, sau 02 khóa đào tạo 5 năm, chương trình đã phát
sinh một số vấn đề cần giải quyết. Thứ nhất, nhiều sinh viên tốt

4

nghiệp phải tham gia các khóa đào tạo bổ sung từ 4-6 tháng trước khi
tìm được việc làm (theo khảo sát của nhà trường). Sinh viên còn
thiếu các kỹ năng như làm việc nhóm và giao tiếp, khả năng thực

hành và thích ứng với điều kiện làm việc mới chưa cao. Thứ hai, liên
quan đến nội dung, chương trình còn nhiều bất cập do tính logic của
các học phần chưa cao - có thể bỏ đi một số học phần mà không ảnh
hưởng đến các học phần khác, trong khi những học phần này không
có tác động trực tiếp đến kết quả đầu ra. Thời lượng và đề cương chi
tiết của nhiều học phần chưa phù hợp, đặc biệt là những học phần đòi
hỏi các kỹ năng của người học. Chưa xác định đúng và phù hợp được
mục tiêu cụ thể (chuẩn đầu ra) của học phần để từ đó xây dựng đề
cương chi tiết phù hợp.
Sử dụng thuyết hiện đại về xây dựng chương trình đào tạo,
các chương trình cần bắt đầu từ việc xây dựng chuẩn đầu ra dựa trên
nhu cầu của xã hội, có sự tham gia của nhà tuyển dụng lao động, cựu
sinh viên và các bên liên quan khác của chương trình. Đó chính là lý
do chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo Kỹ thuật Cơ khí cần được
xây dựng lại để bắt đầu cho việc cải thiện nâng cao chất lượng
chương trình.
MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
1. Xác định tầm quan trọng của các tuyên bố chuẩn đầu ra dự
kiến của chương trình đào tạo Kỹ thuật Cơ khí theo các chủ đề:
1.1. Kiến thức và Lập luận kỹ thuật
1.2. Kỹ năng chuyên môn – Tố chất cá nhân
1.3. Các kỹ năng làm việc nhóm và Giao tiếp
1.4. Áp dụng kiến thức phục vụ cho xã hội
2. Đánh giá mức độ đạt được hiện tại và mức độ mong muốn
đối với các tuyên bố đầu ra dự kiến của các bên liên quan:
2.1. Cựu sinh viên
2.2. Giảng viên
2.3. Sinh viên năm cuối
2.4. Nhà tuyển dụng.
3. Xây dựng lại chuẩn đầu ra cho chương trình Kỹ thuật Cơ

khí.

5

TẦM QUAN TRỌNG CỦA NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu này nhằm mục đích xây dựng chuẩn đầu ra cho
chương trình đào tạo Kỹ thuật Cơ khí đáp ứng nhu cầu của xã hội và
hội nhập quốc tế. Nghiên cứu mang lại lợi ích cho các đối tượng sau
nhà quản lý giáo dục, giảng viên, sinh viên, các nhà tuyển dụng và
các nghiên cứu tương tự về xây dựng chuẩn đầu ra trong tương lai.
PHẠM VI VÀ GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu được triển khai tại Khoa Cơ khí – Trường Đại
học Kỹ thuật Công nghiệp – Đại học Thái Nguyên với sự tham gia
của 250 sinh viên năm cuối sẽ tốt nghiệp vào tháng 6/1013; 50 giảng
viên đang tham gia giảng dạy chương trình; 100 nhà tuyển dụng lao
động và 100 cựu sinh viên của chương trình đào tạo.
Việc xây dựng chuẩn đầu ra dựa trên nghiên cứu tài liệu liên
quan về xây dựng chuẩn đẩu ra cho chương trình đào tạo Kỹ thuật
Cơ khí, các tiêu chuẩn kiểm định chất lượng, các tiêu chuẩn kỹ sư, sử
dụng phiếu điều tra, thảo luận của các chuyên gia và tư vấn của các
bên liên quan. Phiếu điều tra được xây dựng phục vụ quá trình
nghiên cứu.
Thời gian nghiên cứu bắt đầu từ tháng 2/2013 đến tháng
8/2013.
Chương II
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
Trong chương này, nghiên cứu sẽ thảo luận về tài liệu và các
nghiên cứu về chuẩn đầu ra, vai trò của chuẩn đầu ra trong việc xây
dựng các chương trình đào tạo, cách thức để xây dựng chuẩn đầu ra
của một chương trình đào tạo và các tiêu chuẩn sinh viên tốt nghiệp

và tiêu chuẩn kỹ sư của một số tổ chức trên thế giới.
Chuẩn đầu ra
“Mô tả những gì một người học biết, hiểu và có thể thể hiện
sau khi hoàn thành tốt quá trình học tập. Chuẩn đầu ra là các tuyên
bố cụ thể và có thể kiểm chứng được về cách thức những năng lực đã
được lên kế hoạch, bao gồm cấp độ kiến thức cần thiết được phát
triển hoặc đạt được”3.
Các dạng thức chuẩn đầu ra
Liên quan đến chuẩn đầu ra, các tác giả khác nhau có cách

6

phân loại chuẩn đầu ra khác nhau. Tuy nhiên hai dạng cơ bản nhất là
chuẩn đầu ra nhận thức: “đề cập từ việc nhớ lại hoặc nhận biết các
kiến thức đến việc phát triển các trí năng và kỹ năng” (Posner, 1992).
Theo nghĩa rộng, chuẩn đầu ra nhận thức “có phạm vi trải từ kiến
thức chuyên môn tới các kỹ năng chung nhất là lý luận và giải quyết
vấn đề” (Shavelson and Huang, 2003, tr.13) và chuẩn đầu ra phi
nhận thức: niềm tin hoặc các giá trị cụ thể (Ewell, 2005).
CHUẨN ĐẦU RA VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN DỰA TRÊN
KẾT QUẢ
Chuẩn đầu ra và phương pháp tiếp cận dựa trên kết quả có
ảnh hưởng mạnh mẽ đến việc thiết kế chương trình, hoạt động giảng
dạy, học tập và đánh giá cũng như đảm bảo chất lượng. Chúng hợp
thành một phần quan trọng trong tiếp cận hiện đại của nền giáo dục
đại học và việc xem xét lại những vấn đề quan trọng như chúng ta
dạy và đánh giá cái gì, đối tượng nào, như thế nào, ở đâu và khi nào.
Vai trò của chuẩn đầu ra trong việc xây dựng và cải thiện
chương trình đào tạo
Các chuẩn đầu ra nhằm thiết lập các lộ trình của hoạt động

đào tạo – bản đồ học tập nhằm phát triển tư duy và các kỹ năng cần
thiết cho người học. Lộ trình đó bắt đầu từ khối kiến thức nền tảng
đến chuyên sâu về khoa học kỹ thuật. Chuẩn đầu ra là định hướng và
là đích đến của việc dạy và học. Chuẩn đầu ra là cơ sở để thiết kế nội
dung dạy học, chiến lược dạy học, và chọn lựa phương pháp, công cụ
đánh giá thích hợp, hiệu quả. Chuẩn đầu ra giúp nhà trường định
hướng được những đòi hỏi về nhân lực (đội ngũ giảng viên, nhân
viên phục vụ), nguồn lực tài chính và các nguồn lực khác.
Sự khác nhau giữa chuẩn đầu ra và mục tiêu
Chuẩn đầu ra và mục tiêu học tập khó có thể phân biệt vì
mục tiêu có thể được viết theo chuẩn đầu ra 14. Nhìn chung, so với
mục tiêu chương trình, chuẩn đầu ra là các tuyên bố chi tiết về những
gì người học biết và có thể làm vào thời điểm tốt nghiệp và các mục
tiêu chương trình là mô tả về năng lực của người tốt nghiệp một vài
năm sau khi tốt nghiệp 17.
Cách xây dựng chuẩn đầu ra
Chuẩn đầu ra được xây dựng trên cơ sở xem xét nhiều yếu tố
liên quan bao gồm: khung văn bằng, các tham chiếu bên ngoài, kinh

7

nghiệm quá khứ, các chuẩn mực so sánh, yêu cầu của người sử dụng
lao động, thông tin phản hồi của sinh viên, mô tả bằng cấp, vv.
Thang năng lực Bloom và các động từ theo các cấp năng lực thường
được sử dụng để viết chuẩn đầu ra.
CÁC TIÊU CHUẨN KỸ SƯ
Trong nước, Luật Giáo dục Việt Nam, Luật giáo dục đại học
quy định về năng lực của sinh viên tốt nghiệp đại học. Trên thế giới,
các tiêu chuẩn về đầu ra của sinh viên tốt nghiệp của Hội đồng Kiểm
định Kỹ thuật và Công nghệ, Mỹ; Tiêu chuẩn EUR-ACE về kỹ sư,

yêu cầu năng lực đối với kỹ sư (Boeing, 1996) bao gồm sự hiểu biết
các kiến thức cơ bản về khoa học kỹ thuật, về quy trình thiết kế và
chế tạo, có tầm nhìn hệ thống và đa ngành, hiểu biết cơ bản về bối
cảnh thực tiễn kỹ thuật, có kỹ năng giao tiếp tốt, tiêu chuẩn đạo đức
cao, năng lực suy luận một cách phê phán và sáng tạo, linh hoạt, ham
tìm hiểu và mong muốn học hỏi suốt đời, hiểu rõ tầm quan trọng của
làm việc theo nhóm.
Đề xướng CDIO
Đề xướng CDIO được hình thành từ năm 2000 nhằm cải
cách giáo dục kỹ thuật. Đề cương CDIO – một danh sách các chuẩn
đầu ra – để trả lời câu hỏi kỹ sư cần những kỹ năng, kiến thức và thái
độ gì và Bộ tiêu chuẩn CDIO gồm 12 tiêu chuẩn sẽ giúp trả lời câu
hỏi chúng ta có thể làm gì hơn để có thể đảm bảo sinh viên tốt
nghiệp có thể đạt được những kỹ năng, kiến thức và thái độ đó.


8

SƠ ĐỒ NGHIÊN CỨU

















Hình 1. Sơ đồ mô tả các hoạt động xây dựng chuẩn đầu ra đáp ứng
nhu cầu xã hội và hội nhập quốc tế

Chương III
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Chương này đề cập đến phạm vi nghiên cứu, phương pháp
lấy mẫu điều tra, thu thập thông tin và thống kê xử lý số liệu điều tra.
ĐỊA ĐIỂM
Nghiên cứu được thực hiện tại Khoa Cơ khí – Trường ĐH
Kỹ thuật Công nghiệp – Đại học Thái Nguyên, Tỉnh Thái Nguyên,
Việt Nam. Nghiên cứu tiến hành điều tra đối với giảng viên và sinh
viên về tầm quan trọng của các tuyên bố đầu ra dự kiến, năng lực
hiện tại của sinh viên, và năng lực mong muốn.
Chuẩn đầu
ra hiện tại
Đề cương CDIO
Tham khảo:
- Sứ mạng của nhà trường,
đại học;
- Tầm nhìn của nhà trường;
- Mục tiêu của ngành Cơ khí
- Các tiêu chuẩn kiểm định
chương trình trong và ngoài
nước;
- Các tiêu chuẩn kỹ sư.

Khảo sát dự thảo chuẩn
đầu ra cấp độ 3
Dự thảo chuẩn đầu ra cấp
độ 3
Hoàn thiện chuẩn đầu ra
- Xử lý dữ liệu
-
Hoàn thi
ện

Các bên liên quan:
- Nhà tuyển dụng lao động
- Cựu sinh viên
- Giảng viên
- Sinh viên
Dự thảo chuẩn đầu ra cấp
độ 2

9

Nghiên cứu được triển khai tại các tổ chức sản xuất, nhà máy
nơi cựu sinh viên của chương trình đang làm việc tại Thái Nguyên.
Phiếu hỏi được phát cho đại diện lãnh đạo đơn vị và cựu sinh viên.
THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
Trên cơ sở nghiên cứu tài liệu, tác giả xác định các dự thảo
chuẩn đầu ra chương trình đào tạo Kỹ thuật Cơ khí sau đó triển khai
khảo sát để đánh giá tầm quan trọng của các tuyên bố chuẩn đầu ra,
thực trạng về chuẩn đầu ra hiện tại và những mong muốn của các bên
liên quan về chất lượng đầu ra của sinh viên tốt nghiệp. Dựa vào kết
quả khảo sát, giảng viên và nhà quản lý giáo dục họp, thảo luận và

hoàn thiện chuẩn đầu ra của chương trình.
MẪU ĐIỀU TRA VÀ PHƯƠNG PHÁP LẤY MẪU
Mẫu điều tra
• Đại diện doanh nghiệp – nhà tuyển dụng: là những người
đang sử dụng lao động là cựu sinh viên của chương trình đào tạo Kỹ
thuật Cơ khí, trưởng các bộ phận kỹ thuật, trưởng phòng thị trường,
giám đốc và phó giám đốc nhà máy, đơn vị.
• Cựu sinh viên: những người đã tốt nghiệp chương trình đào
tạo Kỹ thuật Cơ khí có từ 02 năm kinh nghiệm công tác trở lên.
• Sinh viên: sinh viên năm cuối hoặc vừa tốt nghiệp.
• Giảng viên: các giảng viên có kinh nghiệm giảng dạy 10
năm trở lên và chịu trách nhiệm giảng dạy chương trình tiên tiến.
Mẫu điều tra
Đối với điều tra thử, số cựu sinh viên tham gia là 20, nhà
tuyển dụng (20), giảng viên (20) and sinh viên (30).
Điều tra chính thức, do hạn chế về mối liên hệ giữa nhà
trường và cựu sinh viên, nghiên cứu tiến hành đối với 100 cựu sinh
viên đang làm việc tại Thái Nguyên, 100 nhà tuyển dụng, 50 giảng
viên và 250 sinh viên.
CÔNG CỤ KHẢO SÁT
Nghiên cứu đã tiến hành khảo sát thông qua phiếu hỏi để thu
thập ý kiến của cán bộ, giảng viên, nhà tuyển dụng, cựu sinh viên và
sinh viên của chương trình. Phiếu hỏi gồm có 03 phần bao gồm:
Phần I. Thư ngỏ gửi các đối tượng tham gia khảo sát.

10

Phần II. Thông tin cá nhân
Phần III. Hướng dẫn trả lời phiếu khảo sát và các câu hỏi
khảo sát được chia làm các phần như sau:

- Tầm quan trọng được đánh giá theo thang 4 mức (a-b), từ
“không quan trọng đến rất quan trọng”
- Mức đạt được hiện nay được đánh giá theo thang 6 mức từ
(0-5);
- Mức độ mong muốn được đánh giá theo thang 6 mức từ (
- );
0/. Không biết
1/. Có trải nghiệm hoặc gặp qua
2/. Có thể tham gia hoặc đóng góp vào
3/. Có thể hiểu và giải thích
4/. Có khả năng thực hành và triển khai
5/. Có thể lãnh đạo hoặc phát minh
Tác giả sử dụng thang đo 06 mức nhằm xác định những mục
tiêu học tập tương xứng với những đánh giá trình độ theo phân loại
của Bloom dựa trên sự thành thạo. Trong thực tế, không có kỹ năng
nhận thức liên quan đến mức độ thành thạo đầu tiên, "đã có trải
nghiệm hoặc gặp qua". Mức độ thứ hai, "sự tham gia", có nghĩa ít
nhất là "kiến thức", thang năng lực Bloom đầu tiên trong lĩnh vực
nhận thức. "Hiểu" theo quy định của thang Bloom, bao gồm "giải
thích". Tương tự như vậy,"Có kỹ năng trong việc thực hành" ngụ ý
khả năng" áp dụng kiến thức" và "phân tích". Cuối cùng, khả năng"
lãnh đạo và đổi mới" đòi hỏi một khả năng "tổng hợp và đánh giá".
Các năng lực tương ứng có thể được rút ra đến lĩnh vực tình cảm và
thái độ.
XỬ LÝ SỐ LIỆU
Nghiên cứu sử dụng phân tích Cronbach's Alpha để kiểm tra
độ tin cậy của công cụ đánh giá của các nhóm tham gia khảo sát: nhà
tuyển dụng, , cựu sinh viên, sinh viên và giảng viên
Các chủ đề của
chuẩn đầu ra

Tầm quan
trọng
Mức đạt sinh viên đạt
được hiện nay Mức độ mong muốn
1.1.1 …… a b c d 0 1 2 3 4 5 












11



Kiểm định Levene's được sử dụng để xác định sự khác biệt giữa các
nhóm điều tra.



Kiểm định T được sử dụng để so sánh giá trị trung bình của mức độ
đạt được hiện nay của sinh viên và mức độ mong muốn.



Trung bình trọng số được sử dụng để tính toán đánh giá của các
nhóm khảo sát.




Chương IV
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1. Tầm quan trọng của dự thảo chuẩn đầu ra dưới
đánh giá của các nhóm tham gia khảo sát.
4.1.1. Tầm quan trọng của các chủ đề chuẩn đầu ra theo
đánh giá của sinh viên.
Đánh giá các chủ đề đầu ra trong phần Kiến thức và lập luận
kỹ thuật, kết quả nghiên cứu cho thấy các bên liên quan cho rằng các
chuẩn đầu ra này là quan trọng và cần đưa thành chuẩn đầu ra chính
thức của chương trình. Trong các chủ đề được khảo sát, các chủ đề
thuộc nhóm Kiến thức khoa học cơ bản được đánh giá không quan
trọng bằng các chủ đề đầu ra thuộc nhóm Kiến thức kỹ thuật cơ sở và
chuyên ngành.

12

Các chủ đề đầu ra liên quan đến Kỹ năng chuyên môn và Tố
chất cá nhân có điểm đánh giá trung bình lớn hơn 2, từ 2,11 đến 2,37,
điều này có nghĩa chúng có ý nghĩa quan trọng trong chuẩn đầu ra
của chương trình. Chủ đề duy nhất có điểm TB<2 là 2.1.4 Phân tích
các yếu tố ngẫu nhiên (1,97).
Sinh viên quan tâm đến kỹ năng làm việc nhóm và giao tiếp
vì nó phản ánh thực tế rằng để thành công trong công việc sinh viên

tốt nghiệp cần sở hữu các kỹ năng này.
Liên quan đến các kỹ năng Hình thành ý tưởng - Thiết kế -
Triển khai và Vận hành, sinh viên đánh giá các chủ đề này ở mức
quan trọng đến rất quan trọng. Điểm trung bình đánh giá mức độ
quan trọng từ 1,94 đến 2,20. Qua kết quả đánh giá này có thể thấy
sinh viên đánh giá cao về tầm quan trọng của các chủ đề đầu ra dự
kiến của chương trình đào tạo và nên đưa vào chuẩn đầu ra chính
thức của chương trình.
4.1.2. Tầm quan trọng của các chủ đề chuẩn đầu ra theo
đánh giá của cựu sinh viên.
Nghiên cứu đặt câu hỏi tương tự với các cựu sinh viên về
tầm quan trọng của mỗi chủ đề chuẩn đầu ra. Bảng hỏi được phát cho
100 cựu sinh viên và có 36 ý kiến phản hồi. Dữ liệu đã được mã hóa
và phân tích. Kết quả như sau:
Cựu sinh viên đánh giá các chủ đề thuộc nhóm Kiến thức và
lập luận kỹ thuật có mức độ quan trọng cao. Chủ đề có tầm quan
trọng thấp nhất theo đánh giá trong nhóm là 1.1.6. Hóa học
(ĐTB=1,44) và chủ đề có mức độ đánh giá về tầm quan trọng lớn
nhất là 1.2.12. Dung sai (ĐTB=2,86).
Đối với chủ đề thuộc nhóm Kỹ năng chuyên môn, Tố chất cá
nhân, Kỹ năng làm việc nhóm và giao tiếp, cựu sinh viên cho rằng
người tốt nghiệp cần có đủ các kỹ năng, tố chất này. Mức độ đánh
giá tầm quan trọng có điểm trung bình từ 2,06 đến 2,83. Không có
chủ đề nào có điểm đánh giá tầm quan trọng dưới 2. Như vậy, theo
đánh giá của cựu sinh viên các chủ đề này có vai trò quan trọng trong
đầu ra của chương trình.
Theo đánh giá của cựu sinh viên, các chủ đề thuộc nhóm kỹ
năng làm việc nhóm và giao tiếp, được đánh giá cao về tầm quan
trọng (ĐTB của toàn bộ các chủ đề đều lớn hơn 2).


13

Các chủ đề liên quan đến các kỹ năng áp dụng kiến thức để
phục vụ xã hội được đánh giá là quan trọng với ĐTB từ 2,08 đến
2,75.
Tóm lại theo đánh giá của cựu sinh viên, các chủ đề trong
chuẩn đầu ra dự kiến đều quan trọng và nên đưa vào làm chuẩn đầu
ra chính thức của chương trình.
4.1.3. Tầm quan trọng của các chủ đề chuẩn đầu ra theo
đánh giá của giảng viên.
Nghiên cứu đã phát phiếu hỏi tới 50 giảng viên và nhận được
48 phản hồi, các phiếu trả lời đáp ứng yêu cầu và được sử dụng để
phân tích số liệu.
Theo đánh giá của giảng viên, hầu hết các chủ đề chuẩn đầu
ra dự kiến đều quan trọng và rất quan trọng. Các chủ đề trong nhóm
Kỹ năng chuyên môn và Tố chất cá nhân, Kỹ năng làm việc nhóm và
giao tiếp và Kỹ năng áp dụng kiến thức để phục vụ xã hội được đánh
giá cao về tầm quan trọng. Một số chủ đề thuộc nhóm Kiến thức và
lập luận kỹ thuật không được đánh giá quan trọng như các chủ đề
thuộc các nhóm khác. Kỹ năng làm việc nhóm và giao tiếp được
đánh giá ở mức 2,00 đến 2,48.
Nhóm kỹ năng Hình thành ý tưởng - Thiết kế - Triển khai và
Vận hành được đánh giá ở mức quan trọng. ĐTB đánh giá từ 1,77
đến 2,48 trong đó chủ đề 4.4.4 Thiết kế chuyên ngành có ĐTB cao
nhất (2,48) và chủ đề 4.1.6 Phát triển viễn cảnh toàn cầu có ĐTB
thấp nhất (1,77).
Điểm đáng chú ý là sinh viên, cựu sinh viên và giảng viên
đều có chung quan điểm về tầm quan trọng so sánh giữa các chủ đề
chuẩn đầu ra.
Nhìn chung, theo kết quả đánh giá của giảng viên, các chủ đề

chuẩn đầu ra dự kiến đều quan trọng và cần được đưa thành chuẩn
đầu ra của chương trình.
4.1.4. Tầm quan trọng của các chủ đề chuẩn đầu ra theo
đánh giá của nhà tuyển dụng lao động.
Tác giả đã gửi phiếu điều tra tới 100 người sử dụng lao động
và nhận được 28 phản hồi. Nhà sử dụng lao động là lãnh đạo của các
công ty khác nhau và các nhà máy tại tỉnh Thái Nguyên, là các nhà

14

lãnh đạo của các tổ chức và các đơn vị kỹ thuật: Trong công ty
TNHH MTV Hóa chất công nghiệp Số 13 (6), Công ty cổ phần Kỹ
thuật Phổ Yên (5); Nhà máy cán thép Lưu Xá (3); Nhà máy luyện
cốc, Tổng công ty Gang thép Thái Nguyên (6); Nhà máy luyện gang
(4); Sông Công ty Công Diesel (2); Nhà máy Y cụ (2).
Trong bốn nhóm kiến thức, kỹ năng, thái độ của chuẩn đầu
ra dự kiến bao gồm Kiến thức và lập luận kỹ thuật, Kỹ năng chuyên
môn và Tố chất cá nhân, Kỹ năng hoạt động nhóm và giao tiếp, các
kỹ năng áp dụng kiến thức để phục vụ xã hội, nhà tuyển dụng đánh
giá cao tầm quan trọng của nhóm kiến thức và kỹ năng kỹ thuật, các
chủ đề thuộc nhóm Kiến thức khoa học cơ bản không được đánh giá
ở mức độ quan trọng như các chủ đề thuộc các nhóm khác.
Các chủ đề thuộc nhóm Kỹ năng chuyên môn và Tố chất cá
nhân, Kỹ năng làm việc nhóm và giao tiếp có mức ĐTB quan trọng
từ 1,04 đến 2,68.
Kỹ năng làm việc nhóm và giao tiếp là các kỹ năng được nhà
tuyển dụng lao động quan tâm. Tầm quan trọng của các chủ đề có
ĐTB từ 1,89 đến 2,32. Nhà tuyển dụng đánh giá cao kỹ năng lãnh
đạo ĐTB=2,32. Tuy nhiên có thể thấy, nhà tuyển dụng không coi
trọng khả năng giao tiếp bằng Tiếng Anh đối với sinh viên tốt nghiệp

ngành Cơ khí (ĐTB=1,96). Qua phỏng vấn cho thấy nhà tuyển dụng
cho rằng sinh viên có thể học trong khi làm việc.
Liên quan đến kỹ năng hình thành ý tưởng, thiết kế, triển
khai và vận hành trong bối cảnh doanh nghiệp và xã hội, ĐTB mức
độ quan trọng từ 1,61 đến 2,64 trong đó chủ đề 4.4.3 Vận dụng kiến
thức trong thiết kế được đánh giá quan trọng nhất trong nhóm
(ĐTB=2,64) với 71,43% người tham gia trả lời đánh giá ở mức rất
quan trọng và chủ đề 4.1.6 Phát triển viễn cảnh toàn cầu được đánh
giá thấp nhất ở tầm quan trọng, trong đó 10,71% nhà tuyển dụng
đánh giá ở mức không quan trọng và 7,14% đánh giá ở mức rất quan
trọng và 57,14% khá quan trọng (ĐTB=1,61).
Nhìn chung, kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng các chủ đề
chuẩn đầu ra dự kiến được nhà tuyển dụng đánh giá khá cao. Các chủ
đề này cần được đưa vào chuẩn đầu ra thực tế song cần xem xét đến
các thang năng lực nhằm xây dựng được chuẩn đầu ra phù hợp cho
chương trình.

15

4.2. Đánh giá mức độ đạt được hiện nay và mức độ mong
muốn của các chủ đề chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo Kỹ
thuật Cơ khí
Trong phần này, chúng tôi muốn thảo luận chi tiết những gì
từng nhóm các bên liên quan mong đợi từ sinh viên tốt nghiệp
chương trình Kỹ thuật Cơ khí và khoảng cách giữa mức độ đạt được
hiện tại của sinh viên và mức độ các bên liên quan mong đợi. Do
nghiên cứu này đi theo hướng học tập dựa trên kết quả, tất cả các kết
quả sẽ được xem xét nhưng các kết quả từ các nhóm cựu sinh viên và
nhà tuyển dụng lao động được quan tâm nhiều hơn trong việc hình
thành chuẩn đầu ra mới.

4.2.1. Sinh viên
Theo kết quả khảo sát từ sinh viên năm cuối, về nhóm kiến
thức và lập luận ngành, sinh viên cho rằng họ đã có đã đủ kiến thức
toán học và khoa học cơ bản. Họ cần kiến thức cơ sở ngành và kiến
thức cơ sở ngành nâng cao.
Sinh viên đánh giá mình yếu ở những kiến thức áp dụng vào
tình hình thực tế như thiết kế, triển khai và vận hành hệ thống kỹ
thuật trong doanh nghiệp, bối cảnh xã hội. Điều này một lần khẳng
định sự thiếu hụt về kỹ năng của sinh viên trước khi tốt nghiệp.
Những gì sinh viên mong đợi chương trình sẽ cung cấp cho họ là
năng lực ở cấp 3 là có thể hiểu và giải thích. Điều rất thú vị khi so
sánh với các sinh viên tại MIT, Hoa Kỳ rằng họ mong đợi sẽ có năng
lực ở mức 4 “có kỹ năng trong việc thực hành hoặc triển khai” và
mức 5 “có thể lãnh đạo hoặc đổi mới trong lĩnh vực này”.
Đối với các chủ đề thuộc Kỹ năng chuyên môn và tố chất cá
nhân, kết quả đã chỉ ra có khoảng cách giữa mức độ đạt được hiện tại
của sinh viên và mức độ sinh viên mong muốn. Chủ đề 2.5.4. Luôn
cập nhật thông tin trong lĩnh vực kỹ thuật có khoảng cách giữa mức
độ mong muốn và năng lực hiện tại của sinh viên là 1.04. Điều này
cho thấy sinh viên mong muốn nhiều từ chương trình đào tạo, đặc
biệt là việc cập nhật thông tin về kỹ thuật.
Các chủ đề thuộc nhóm Kỹ năng làm việc nhóm và giao tiếp,
khoảng cách giữa mức độ đạt được hiện tại so với mức độ mong
muốn của các chủ đề chuẩn đầu ra lớn hơn do sinh viên cho rằng họ
chưa được đào tạo tốt và họ muốn có năng lực cao hơn. Bốn (04)

16

trong số 11 chủ đề thuộc nhóm có khoảng cách giữa mức độ đạt
được hiện tại và mong muốn nhỏ hơn 1 và khoảng cách nhỏ nhất là

0,86. Kết quả đánh giá cho thấy sinh viên đánh giá năng lực Tiếng
Anh của họ hiện tại ở mức có thể tham gia (2,14) và mong muốn co
thể sử dụng Tiếng Anh thành thạo (3,36). Kiểm định t cho thấy có sự
khác biệt giữa năng lực hiện tại của sinh viên và mức độ mong muốn
đạt được (t= -8,75, p=0,000).
Liên quan đến kỹ năng áp dụng kiến thức để mang lại lợi ích
cho xã hội: Hình thành ý tưởng, thiết kế, triển khai và vận hành trong
các bối cảnh doanh nghiệp, xã hội và môi trường, sinh viên đánh giá
kỹ năng hiện tại ở mức khá thấp, dao động từ 1,80-2,20. Điều đó có
nghĩa là một số các sinh viên bây giờ đã có kinh nghiệm hoặc đã tiếp
xúc với thực hành và một số có thể tham gia và đóng góp vào việc
thiết kế, triển khai và vận hành trong các doanh nghiệp, bối cảnh xã
hội và môi trường, rất ít trong số họ có khả năng hiểu biết và giải
thích. Các năng lực mong muốn đối với các chủ đề trong nhóm dao
động từ 2,62 đến 3,15 và khoảng cách giữa năng lực hiện tại và năng
lực mong muốn dao động từ 0,7 đến 1,12.
Đánh giá về năng lực hiện tại và năng lực mong muốn của
sinh viên tốt nghiệp Khoa Kỹ thuật Cơ khí, nghiên cứu phát hiện sự
khác biệt giữa hai mức độ và đã được kiểm chứng qua kiểm định t.
4.2.2. Giảng viên
Liên quan đến năng lực của sinh viên tốt nghiệp chương
trình Kỹ thuật Cơ khí, kết quả khảo sát cho thấy mức độ năng lực
hiện tại của không đáp ứng được yêu cầu của các giảng viên của
chương trình.
Đánh giá các chủ đề trong nhóm Kiến thức và lập luận kỹ
thuật, giảng viên cho rằng năng lực của sinh viên tốt nghiệp còn thấp,
dao động từ 1,73 đến 2,92. Chủ yếu tập trung ở việc biết hoặc đã
thấy và mức có thể tham gia thực hiện, một số chủ đề giảng viên
đánh giá sinh viên có thể hiểu và giải thích (trung bình ở mức 3).
Trên cơ sở những khả năng hiện tại đó, mức độ năng lực giảng viên

mong muốn từ sinh viên tốt nghiệp dao động trong khoảng 2,6 đến
3,69 – mức năng lực ở thang 3; 4 sinh viên có thể hiểu và giải thích
và có thể thực hành, triển khai. Kiểm định t được sử dụng để xác

17

định sự khác biệt giữa mức độ đạt được hiện nay và mức độ mong
muốn với từng chủ đề (t cho giá trị từ -10,25 đến -5,07, p=0,000).
Kỹ năng giao tiếp bao gồm làm việc nhóm và giao tiếp được
coi là kỹ năng rất quan trọng một kỹ sư cần phải có để làm việc hiệu
quả như một đối tác và một nhà lãnh đạo. Trong thực tế, đây là
những kỹ năng đã được giảng viên và sinh viên chú ý nhiều hơn so
với trước đây. Nhưng kết quả của cuộc khảo sát cho thấy những gì
họ đã cố gắng là không đủ và yêu cầu của các giảng viên đều cao
hơn mức độ hiện tại đạt được trong mỗi chủ đề. Các năng lực ở mức
hiện tại là dưới 3 với 2,00 là thấp nhất. Khoảng cách giữa các mức
độ thành thạo hiện tại và dự kiến đều lớn hơn một (1) và kết quả t-
test đã một lần nữa khẳng định sự khác biệt giữa chúng.
Các năng lực hình thành ý tưởng, thiết kế, triển khai và vận
hành bao gồm 6 chủ đề từ thiết kế đến quản lý có mức độ thành thạo
hiện tại được đánh giá ở mức thấp, dao động trong khoảng 1,88-2,27.
Cần có những thay đổi để sinh viên tốt nghiệp có thể đạt được năng
lực cao hơn dao động từ 2,88-3,33. Khoảng cách giữa mức hiện tại
và mong đợi về trình độ là 0,69-1,35. Kiểm định t xác nhận sự khác
biệt đáng kể giữa năng lực hiện tại và mong đợi của sinh viên tốt
nghiệp qua đánh giá của giảng viên.
Tổng hợp chung đánh giá của giảng viên về năng lực hiện tại
và năng lực mong muốn của sinh viên tốt nghiệp Khoa Kỹ thuật Cơ
khí, nghiên cứu phát hiện sự khác biệt giữa hai mức độ và đã được
kiểm chứng quan kiểm định t. Các giá trị trung bình mức độ năng lực

hiện tại và mong muốn theo từng nhóm chủ đề lần lượt là Kiến thức
và lập luận kỹ thuật (2,29 và 3,20), Kỹ năng chuyên môn và Tố chất
cá nhân (2,16 và 3,35), Kỹ năng làm việc nhóm và giao tiếp (2,27 và
3,53) and Áp dụng kiến thức để mang lại lợi ích cho xã hội (2,01 và
3,21).
4.2.3. Cựu sinh viên
Các cựu sinh viên đóng một vai trò quan trọng trong việc
đánh giá trình độ của các kỹ sư vì họ đã có kinh nghiệm bản thân
trong quá trình làm việc về quan điểm về công việc và những kiến
thức cần học thêm trong quá trình làm việc. Cách nhìn nhận của họ
rất có giá trị khai thác.

18

Đối với các chủ đề chuẩn đầu ra thuộc nhóm Kiến thức và
lập luận kỹ thuật, các cựu sinh viên đánh giá trình độ hiện tại của các
sinh viên tốt nghiệp ở mức cao hơn so với đánh giá của giảng viên,
năng lực hiện tại có ĐTB từ 2 đến 3,28. Kết quả cho thấy các cựu
sinh viên hy vọng rằng tất cả các chủ đề cần cải tiến liên quan đến
kiến thức của sinh viên với mức độ mong muốn có ĐTB từ 2,92 đến
4,36.
Kết quả nghiên cứu cho thấy liên quan đến kỹ năng hoạt
động nhóm và giao tiếp, chương trình đào tạo đã không đáp ứng các
yêu cầu của xã hội về kỹ năng của sinh viên tốt nghiệp. Các năng lực
ở mức hiện tại được đánh giá ở mức dưới 3 với 2,06 là thấp nhất cho
chủ đề 3.3.1 Giao tiếp bằng tiếng Anh. Các chủ đề đều có mức độ
năng lực mong đợi trên 3 với 4,00 là mức cao nhất cho chủ đề 3.1.5
Kỹ thuật làm việc nhóm. Khoảng cách giữa các mức độ thành thạo
hiện tại và mong đợi lớn hơn một (1), kiểm định t đã một lần nữa
khẳng định sự khác biệt giữa chúng.

Các kỹ năng áp dụng kiến thức để mang lại lợi ích cho xã hội
bao gồm 6 chủ đề từ thiết kế đến quản lý. Mức độ thành thạo hiện tại
được đánh giá ở mức thấp, dao động từ 2,19-2,39. Cần có những
thay đổi để sinh viên tốt nghiệp có thể đạt được năng lực cao hơn từ
3,44-3,61. Khoảng cách giữa các mức độ đạt được hiện tại và dự
kiến về trình độ là 1,14-1,25. Chủ đề cần sự cải thiện lớn nhất là
4.5.4 Tích hợp Phần mềm Phần cứng với mức hiện tại là 2,19 và mức
năng lực mong đợi là 3,44. Kiểm định t xác nhận sự khác biệt đáng
kể giữa các trình độ hiện tại và mong muốn của sinh viên tốt nghiệp.
Kết quả phản ánh mong muốn của các cựu sinh viên là các kỹ sư tốt
nghiệp nên có nhiều hơn kỹ năng trong việc thực hành và thậm chí
họ cần có thể thực hiện hoặc lãnh đạo trong các lĩnh vực .
Nhìn chung, kết quả của nghiên cứu cho thấy mức độ năng
lực hiện tại không đáp ứng được yêu cầu của các cựu sinh viên của
chương trình. Đặc biệt, những năng lực có được thông qua hoạt động
thực hành. Các kết quả nghiên cứu về mức độ đạt được hiện tại của
sinh viên trong nhóm chuẩn đầu ra về Kiến thức và lập luận kỹ thuật
(2,59), Kỹ năng chuyên môn và Tố chất cá nhân (2,55), Kỹ năng làm
việc nhóm và giao tiếp (2,48) và Áp dụng kiến thức để mang lại lợi
ích cho xã hội (2,42) trong khi mức năng lực mong muốn của nhóm
các chủ đề tương ứng là 3,50, 3,60, 3,75 và 3,48.

19

4.2.4. Nhà tuyển dụng lao động
Nếu mục đích của chương trình đào tạo là chuẩn bị cho sinh
viên tìm được việc làm thuộc ngành nghề cụ thể nào đó, việc khảo
sát nhà tuyển dụng lao động có liên quan đến ngành nghề đó là rất
cần thiết. Tuy nhiên, điều quan trọng là cần khảo sát những người sử
dụng trực tiếp sinh viên tốt nghiệp.

Nhìn chung, người sử dụng lao động đánh giá trình độ hiện
tại của các sinh viên tốt nghiệp thấp hơn so với đánh giá của sinh
viên, cựu sinh viên và giảng viên. Họ mong đợi nhiều hơn nữa từ các
sinh viên tốt nghiệp chương trình. Về Kiến thức và lập luận kỹ thuật
nhà tuyển dụng đánh giá mức thành thạo hiện tại là 2,26, trong khi
mức mong đợi của chủ đề là 3,22. Kỹ năng chuyên môn và Tố chất
cá nhân được đánh giá 1,93 cho hiện tại và 2,97 cho mức dự kiến. Kỹ
năng làm việc nhóm và giao tiếp có mức năng lực hiện tại là 1,81 và
mức độ mong muốn là 3,29. Chuẩn đầu ra liên quan đến kỹ năng Áp
dụng kiến thức để mang lại lợi ích cho xã hội có khoảng cách lớn
(1,18 điểm) giữa mức độ đạt được hiện tại (1,72) và mức kỳ vọng về
trình độ (2,90).
4.3. Tương quan giữa tầm quan trọng của các chủ đề
chuẩn đầu ra, mức độ đạt được hiện tại của sinh viên và mức độ
mong muốn.
Kiểm định Chi về mối quan hệ giữa biến năng lực đạt được
hiện tại và biến tầm quan trọng khẳng định một mối quan hệ chặt chẽ
giữa hai biến. Chi-squared = 30861,056 và giá trị p = 0,000 <0,05, hệ
số V Cramer = 0,766.
Kiểm định Chi về mối quan hệ giữa mức năng lực mong
muốn và biến về tầm quan trọng khẳng định một mối quan hệ chặt
chẽ giữa hai biến này. Chi-squared = 31811,283 và giá trị p = 0,000
<0,05, vì vậy có thể bác bỏ H0 và chấp nhận H1 rằng hai biến phụ
thuộc. hệ số Cramer V= 0,777.
4.4 Quy trình xây dựng chuẩn đầu ra cho chương trình
Kỹ thuật Cơ khí.
Sau khi xác định mức độ mong muốn về năng lực đối với
từng chủ đề của từng đối tượng tham gia khảo sát, có thể thấy rằng
các đánh giá của các bên liên quan là tương đương và có thể lấy điểm
trung bình trung của đánh giá của các bên cho từng chủ đề để xác lập


20

mức độ mong muốn của các bên liên quan. Sau khi xác định mức độ
mong muốn của mỗi chủ đề chuẩn đầu ra, nghiên cứu thực hiện các
bước sau:
1. Chọn thang năng lực Bloom cho mỗi chủ đề chuẩn đầu ra;
2. Chọn mức năng lực tương đương cho từng chủ đề theo
bảng sau:
Thang năng lực Bloom
(Bloom 1956, Krathwohl,
Bloom, Masia 1964)
Điểm trung bình mức độ
mong muốn
1. Biết 0,0 – 2,0
2. Hiểu 2,0 – 3,0
3. Áp dụng 3,0 – 3,5
4. Phân tích 3,5 – 4,0
5. Đánh giá 4,0 – 4,5
6. Sáng tạo 4,5 – 5,0
Bảng 38. Bảng quy đổi tương đương giữa thang năng lực
và điểm đánh giá năng lực mong muốn
3. Viết lại chuẩn đầu ra cho từng chủ đề sử dụng các động từ
thích hợp thể hiện năng lực thang đo tương đương.
Trong việc xây dựng chuẩn đầu ra của chương trình Kỹ thuật
Cơ khí, chúng tôi đã cố gắng để các chuẩn đầu ra: (1) cập nhật với kỹ
thuật hiện đại, tập trung vào vai trò của các kỹ sư; (2) có tính toàn
diện nêu rõ mục tiêu của giáo dục kỹ thuật; (3) hoàn chỉnh và nhất
quán trong kiến thức, kỹ năng và thái độ của một kỹ sư tốt nghiệp;
(4) là cơ sở cho việc lập kế hoạch chương trình giảng dạy và đánh

giá kết quả; (5) được xây dựng thông qua khảo sát về mức năng lực
mong muốn của các bên liên quan chính của chương trình đối với
sinh viên tốt nghiệp.
Chuẩn đầu ra của chương trình có dạng thức như sau (trích
một số tuyên bố chuẩn đầu ra của chương trình Kỹ thuật cơ khí)

21

2.5.2. Thể hiện hành xử chuyên nghiệp, có thái độ lịch sự
chuyên nghiệp; xác định được phong tục, tập quán và chuẩn mực
quốc tế trong giao tiếp.
3.3.1 Có khả năng nói và viết Tiếng Anh ở trình độ B1
4.1.1. Về vai trò và trách nhiệm của người kỹ sư với xã hội:
có khả năng khái quát được các mục tiêu và vai trò của người kỹ sư
đối với xã hội; làm sáng tỏ các trách nhiệm của kỹ sư với xã hội.
Chương V
TÓM TẮT, CÁC PHÁT HIỆN, KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Nghiên cứu này đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu tài
liệu để thu thập tài liệu xây dựng dự thảo chuẩn đầu ra cho chương
trình Kỹ thuật Cơ khí. Nghiên cứu đã tiến hành lấy ý kiến của sinh
viên, cựu sinh viên, giảng viên và nhà tuyển dụng về tầm quan trọng
của các chủ đề chuẩn đầu ra, mức độ đạt được hiện nay của sinh viên
đối với các chuẩn đầu ra và mức độ mong muốn đạt được.
Những phát hiện
Các kết quả của nghiên cứu cho thấy sinh viên tốt nghiệp của
chương trình Kỹ thuật Cơ khí đang thiếu rất nhiều kỹ năng và kiến
thức liên quan đến Kỹ năng chuyên môn và tố chất cá nhân. Kỹ năng
làm việc theo nhóm và giao tiếp cũng là điểm yếu của sinh viên tốt
nghiệp. Các mức năng lực liên quan đến các kỹ năng này cần được
thay đổi và điều chỉnh bằng cách sử dụng các gợi ý và đánh giá của

bốn bên liên quan của chương trình.
Về tầm quan trọng của các chủ đề chuẩn đầu ra của
chương trình đào tạo Kỹ thuật Cơ khí
Luận án đã chỉ ra đánh giá của giảng viên, sinh viên, cựu
sinh viên và nhà tuyển dụng về tầm quan trọng của các tuyên bố
trong chuẩn đầu ra dự thảo của chương trình Kỹ thuật Cơ khí về
Kiến thức và Lập luận kỹ thuật, Kỹ năng chuyên môn – Tố chất cá
nhân, Các kỹ năng làm việc nhóm và Giao tiếp và Áp dụng kiến thức
phục vụ cho xã hội. Nhóm bốn khách hàng chủ yếu này cho rằng các
tuyên bố chuẩn đầu ra dự thảo là quan trọng và cần thiết đưa vào
chuẩn đầu ra của chương trình. Các tuyên bố chuẩn đầu ra được đánh
giá ở mức quan trọng là 2,19 (thang đo 4 mức từ 0-3 với điểm 3 là rất
quan trọng).

22

Mức độ đạt được hiện tại của sinh viên và mức độ mong
muốn đối với các chủ đề chuẩn đầu ra
Luận án đã chỉ ra rằng chuẩn đầu ra hiện tại của chương
trình không đáp ứng được yêu cầu của sinh viên. Các kết quả nghiên
cứu về các chủ điểm Kiến thức và Lập luận kỹ thuật, Kỹ năng
chuyên môn – Tố chất cá nhân, Các kỹ năng làm việc nhóm và Giao
tiếp và Áp dụng kiến thức phục vụ cho xã hội cho thấy khoảng cách
rõ rệt giữa mức độ hiện tại và mong muốn. Kết quả cụ thể với từng
chủ điểm xếp theo cặp hiện tại – mong muốn là: Kiến thức và Lập
luận kỹ thuật (2,48 và 3,18), Kỹ năng chuyên môn – Tổ chất cá nhân
(2,23 và 3,04), Các kỹ năng làm việc nhóm và Giao tiếp (2,19 và
3,16) và Áp dụng kiến thức phục vụ Kết quả cụ thể với từng chủ
điểm xếp theo cặp mức độ đạt được hiện tại – mong muốn là: Kiến
thức và Lập luận kỹ thuật (2,48 và 3,18), Kỹ năng chuyên môn – Tố

chất cá nhân (2,23 và 3,04), Các kỹ năng làm việc nhóm và Giao tiếp
(2,19 và 3,16) bvà Áp dụng kiến thức mang lại lợi ích cho xã hội
(1,99 và 2,92).
Luận án đã cho thấy giảng viên mong muốn nhiều hơn từ
sinh viên tốt nghiệp ngành Kỹ thuật Cơ khí. So với mức độ mong
muốn, hiện tại kiến thức, kỹ năng và thái độ sinh viên tốt nghiệp có
được còn thiếu, khoảng cách tính theo điểm đánh giá từ 0,91 đến 1,1
điểm. Cụ thể như sau: Kiến thức và Lập luận kỹ thuật (2,29 và 3,20),
Kỹ năng chuyên môn – Tố chất cá nhân (2,16 và 3,35), Các kỹ năng
làm việc nhóm và Giao tiếp (2,27 và 3,53) và Áp dụng kiến thức
phục vụ cho xã hội (2,01 và 3,21).
Kết quả của luận án cho thấy đầu ra hiện tại của sinh viên tốt
nghiệp ngành Kỹ thuật Cơ khí không đáp ứng được yêu cầu của cựu
sinh viên. Theo đánh giá của cựu sinh viên, liên quan đến chủ điểm
Kiến thức và Lập luận kỹ thuật hiện tại sinh viên đang đạt ở mức
2,59 trong khi mong muốn của cựu sinh viên là ở mức 3,50. Đối với
chủ điểm Kỹ năng chuyên môn – Tố chất cá nhân hiện sinh viên
đang được đánh giá ở mức 2,55 và mức mong muốn là 3,60. Tương
tự như vậy ở chủ điểm Các kỹ năng làm việc nhóm và Giao tiếp, cựu
sinh viên đánh giá mức hiện tại là 2,48 và mức độ mong muốn là
3,75. Đối với chủ điểm Áp dụng kiến thức phục vụ cho xã hội, mức
độ hiện tại là 2,42 và mức độ mong muốn là 3,48.

23

Luận án đã chỉ ra chuẩn đầu ra hiện tại không đáp ứng được
yêu cầu của nhà tuyển dụng lao động. Với các mức đánh giá cho các
chủ điểm hiện tại là Kiến thức và Lập luận kỹ thuật (2,26), Kỹ năng
chuyên môn – Tố chất cá nhân (1,93), Các kỹ năng làm việc nhóm và
Giao tiếp (1,18) và Áp dụng kiến thức phục vụ cho xã hội (1,72),

nhóm nhà quản lý, sử dụng lao động đánh giá chuẩn đầu ra hiện tại ở
mức thấp nhất trong nhóm bốn bên liên quan chính của chương trình.
Căn cứ vào mức đánh giá hiện tại như vậy, mức độ mong muốn đối
với các chủ điểm trên lần lượt là 3,22; 2,97; 3,29 và 2,90.
Các sinh viên và cựu sinh viên có xu hướng đánh giá bản
thân mình tốt hơn so với những gì các nhà tuyển dụng và các giáo
viên nghĩ về họ (năng lực hiện tại được đánh giá bởi các sinh viên và
cựu sinh viên cao hơn một chút so với nhà tuyển dụng và giảng
viên).
Tóm lại, đánh giá về năng lực hiện tại của sinh viên tốt
nghiệp chương trình Kỹ thuật Cơ khí, kết quả điều tra đã chỉ ra năng
lực hiện tại không đáp ứng được yêu cầu của các bên liên quan khác
nhau của chương trình. Đặc biệt, những năng lực đạt được thông qua
thực hành.
Xây dựng lại chuẩn đầu ra: tác giả, nhà tuyển dụng lao
động, giảng viên của chương trình Kỹ thuật Cơ khí đã thiết kế lại
chuẩn đầu ra trên cơ sở kết quả khảo sát; kết hợp mức năng lực mong
muốn đối với sinh viên tốt nghiệp của bốn bên liên quan. Thang năng
lực Bloom và các động từ tương ứng với thang năng lực được lựa
chọn và được sử dụng trong quá trình thiết kế.
Kết luận
Liên quan đến tầm quan trọng của chủ đề kết quả học tập
với, bốn bên liên quan chính của chương trình cho thấy tất cả các chủ
đề chuẩn đầu ra dự kiến đều quan trọng. Các bên liên quan coi trọng
Kỹ năng chuyên môn và Tố chất cá nhân cũng như các kỹ năng giao
tiếp, làm việc theo nhóm. Bên cạnh đó, các kỹ năng áp dụng kiến
thức kỹ thuật trong cuộc sống thực cũng rất quan trọng đối với các
kỹ sư.
Hầu hết các chủ đề về kỹ năng hiện nay được đánh giá ở
mức thấp (<2), do đó cần có thêm thời gian thực hành, thực tập cho

sinh viên.

24

Kết quả của cuộc khảo sát cho thấy bốn bên liên quan chính
của chương trình: nhà tuyển dụng lao động, cựu sinh viên, giảng viên
và sinh viên không hài lòng với năng lực hiện tại của sinh viên tốt
nghiệp và họ mong đợi nhiều hơn những gì chương trình đang cung
cấp. Các lĩnh vực cần cải thiện bao gồm Kiến thức và lập luận kỹ
thuật, kỹ năng chuyên môn và tố chất cá nhân, kỹ năng làm việc theo
nhóm và giao tiếp và kỹ năng hình thành ý tưởng, thiết kế, triển khai
và vận hành trong bối cảnh doanh nghiệp và xã hội.
Khuyến nghị
Để sinh viên tốt nghiệp đáp ứng nhu cầu của xã hội, đặc biệt
là đáp ứng yêu cầu của nhà tuyển dụng, nội dung chương trình cần
được thay đổi theo hướng học tập dựa trên định hướng kết quả đầu
ra.
Chuẩn đầu ra được thiết kế lại của chương trình cần được sử
dụng như một phương châm để điều chỉnh nội dung chương trình
cũng như phương pháp đào tạo để đáp ứng với nhu cầu của xã hội.
Các nhà thiết kế chương trình và giáo viên của MEP cần
ngồi lại để thảo luận làm thế nào để đạt được chuẩn đầu ra đã được
thống nhất của bốn bên liên quan chính của chương trình. Các mô-
đun và các môn học của chương trình cần được xem xét lại để nâng
cao kỹ năng cá nhân và nghề nghiệp của sinh viên và tạo ra nhiều cơ
hội cho sinh viên thực hành để đạt được nhiều kỹ năng hơn thông
qua các hoạt động nghiên cứu thực địa, thực tập.
Chuẩn đầu ra của MEP chỉ là bước quan trọng đầu tiên trong
việc xây dựng một chương trình có chất lượng nhằm cung cấp cho
sinh viên những kiến thức và kỹ năng cần thiết cho nghề nghiệp

tương lai của họ. Rất nhiều công việc cần phải được thực hiện sau
đó, tuy nhiên một khởi đầu tốt có thể mang lại kết thúc tốt và có một
khởi đầu tốt, chúng ta sẽ có một cách đúng đắn để thực hiện các mục
tiêu của chương trình và của trường đại học.

×