Tải bản đầy đủ (.pdf) (215 trang)

Luận án : Hoàn thiện tổ chức kiểm soát nhằm tăng cường chất lượng thông tin kế toán tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.87 MB, 215 trang )

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận án này là công trình nghiên
cứu của riêng tôi. Số liệu sử dụng trong Luận án là
trung thực. Những kết quả của Luận án chưa từng
được công bố trong bất cứ công trình khoa học nào.

Tác giả của Luận án



Nguyễn Tố Tâm
ii

LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Nguyễn Thị Phương Hoa,
PGS.TS Lê Thị Hoà – người hướng dẫn khoa học, đã tận tình hướng dẫn Tác giả
trong suốt quá trình thực hiện Luậ n án.
Tác giả xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình và quý báu của các
chuyên gia thuộc Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh, Uỷ ban
Chứng khoán Nhà nước, Bộ Tài chính, Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam
trong quá trình khảo sát, thu thập số liệu. Tác giả xin cảm ơn các công ty niêm yết
thuộc Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh đã dành thời gian trả lời
phiếu khảo sát.
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến quý thầy cô trong Bộ môn Kiể m
toán, Viện Kế toán – Kiểm toán – Trường Đại học Kinh tế quốc dân đã đóng góp ý
kiến sửa chữa Luận án, cảm ơn quý thầy cô của Viện Đào tạo Sau đại học đã tạo
điều kiện giúp đỡ Tác giả trong quá trình học tập tại Trường.
Tác giả xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến các đồng nghiệp Khoa Tài chính


Kế toán – Trường Đại học Điện lực đã giúp đỡ, động viên trong suốt thời gian
nghiên cứu.
Cuối cùng, Tác giả bày tỏ sự cảm ơn tới những người thân trong gia đình:
cha, mẹ, anh, chị, em, chồng và các con đã động viên, khích lệ Tác giả trong suốt
quá trình nghiên cứu và hoàn thành Luận án.
Nguyễn Tố Tâm

iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i!
MỤC LỤC iii!
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT viii!
DANH MỤC BẢNG BIỂU ix!
DANH MỤC HÌNH x!
CHƯƠNG 1- GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI 1!
1.1.! Lý do chọn Đề tài 1!
1.2.! Mục tiêu nghiên cứu 3!
1.3.! Câu hỏi nghiên cứu 4!
1.4.! Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4!
1.5.! Những đóng góp mới của Luận án 5!
1.6.! Kết cấu của Luận án 7!
Kết luận chương 1 9!
CHƯƠNG 2 - CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ TỔ
CHỨC KIỂM SOÁT NHẰM TĂNG CƯỜNG CHẤT LƯỢNG THÔNG TIN KẾ
TOÁN TÀI CHÍNH CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG
KHOÁN 10!
2.1.! Tổ chức kiểm soát thông tin 10!
2.1.1.! Kiểm soát thông tin 10!
2.1.2.! Tổ chức kiểm soát thông tin 15!

2.2.! Chất lượng thông tin kế toán tài chính của các công ty niêm yết 15!
2.2.1.! Những tiêu chí phản ánh chất lượng thông tin kế toán tài chính 15!
2.2.2.! Yêu cầu về chất lượ ng thông tin kế toán tài chính đối vớ i các công ty
niêm yết 21!
2.2.3.! Vai trò của chất lượng thông tin kế toán tài chính của công ty niêm yết
trên thị trường chứng khoán 25!
2.2.4.! Một số nguyên nhân chính các công ty niêm yết cung cấp thông tin kế
toán tài chính kém chất lượng 27!
iv

2.3.! Tổ chức kiểm soát chất lượng thông tin kế toán tài chính của các công ty
niêm yết 31!
2.3.1.! Xác định nội dung tổ chức kiểm soát chất lượng thông tin kế toán tài
chính… 32!
2.3.2.! Lượng hoá chất lượng thông tin kế toán tài chính của các công ty niêm
yết…… 32!
2.3.3.! Tổ chức kiểm soát nội bộ đối với chất lượng thông tin kế toán tài chính
của các công ty niêm yết 45!
2.3.4.! Tổ chức kiểm soát nhà nước đối với chất lượng thông tin kế toán tài
chính của các công ty niêm yết 61!
Kết luận chương 2 73!
CHƯƠNG 3 – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU TỔ CHỨC KIỂM SOÁT ĐỐ I
VỚI CHẤT LƯỢNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TÀI CHÍNH CÁC CÔNG TY
NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 74!
3.1.! Nguồn dữ liệu nghiên cứu 74!
3.2.! Phương pháp nghiên cứu định tính 75!
3.2.1.! Nghiên cứu tài liệu 75!
3.2.2.! Nghiên cứu tình hình thực tiễn 76!
3.2.3.! Phỏng vấn chuyên gia 77!
3.2.4.! Tổng hợp, phân tích 77!

3.3.! Phương pháp nghiên cứu định lượng 78!
3.3.1.! Xây dựng giả thiết nghiên cứu và mô hình nghiên cứu 78!
3.3.2.! Phương pháp khảo sát 80!
3.3.3.! Phân tích thống kê mô tả 82!
3.3.4.! Phương pháp hồi quy tương quan 83!
Kết luận chương 3 83!
CHƯƠNG 4 - KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA TỔ CHỨC KIỂM
SOÁT ĐỐI VỚI CHẤT LƯỢNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TÀI CHÍNH CÁC
CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 84!
v

4.1.! Khái quát về Sở Giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh và yêu
cầu về chất lượng thông tin kế toán tài chính của các công ty niêm yết 84!
4.2.! Thực trạng chất lượng thông tin kế toán tài chính các công ty niêm yết phi
tài chính trên thị trường chứng khoán Việt Nam 88!
4.2.1.! Đánh giá khái quát chất lượng thông tin kế toán tài chính các công ty
niêm yết phi tài chính trên thị trường chứng khoán Việt Nam 88!
4.2.2.! Lượng hoá chất lượng thông tin kế toán tài chính các công ty niêm yết
phi tài chính trên thị trường chứng khoán Việt Nam 95!
4.3.! Thực trạng tổ chức kiểm soát chất lượng thông tin kế toán tài chính các
công ty niêm yết phi tài chính trên thị trường chứng khoán Việt Nam 100!
4.3.1.! Đánh giá khái quát tổ chức kiểm soát chất lượng thông tin kế toán tài
chính các công ty niêm yết phi tài chính trên thị trường chứng khoán Việt
Nam…. 100!
4.3.2.! Tổ chức kiểm soát nội bộ đối với chất lượng thông tin kế toán tài chính
của các công ty niêm yết phi tài chính trên thị trường chứng khoán Việt Nam
102!
4.3.3.! Tổ chức kiểm soát nhà nư ớc đối với chất lượng thông tin tài chính kế
toán của các công ty niêm yết phi tài chính trên thị trườ ng chứng khoán Việt
Nam…. 111!

Kết luận chương 4 117!
CHƯƠNG 5 – PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢI PHÁP HOÀN
THIỆN TỔ CHỨC KIỂM SOÁT NHẰM TĂNG CƯỜNG CHẤT LƯỢNG
THÔNG TIN KẾ TOÁN TÀI CHÍNH CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN THỊ
TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 118!
5.1.! Phân tích kết quả nghiên cứu 118!
5.1.1.! Chất lượng thông tin kế toán tài chính của các công ty niêm yết trên thị
trường chứng khoán Việt Nam 118!
vi

5.1.2.! Tổ chức kiểm soát nội bộ và mối liên hệ giữa tổ chức kiểm soát nội bộ
đối với chất lượng thông tin kế toán tài chính của các công ty niêm yết trên thị
trường chứng khoán Việt Nam 125!
5.1.3.! Tổ chức kiểm soát nhà nước và mối liên hệ giữa tổ chức kiểm soát nhà
nước đối với chất lượng thông tin kế toán tài chính của các công ty niêm yết
trên thị trường chứng khoán Việ t Nam 131!
5.2.! Các giải pháp hoàn thiện tổ chức kiểm soát nhằm tăng cường chất lượng
thông tin kế toán tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán
Việt Nam 133!
5.2.1.! Sự cần thiết tăng cường chất lượng thông tin kế toán tài chính của các
công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam thông qua hoàn thiện
tổ chức kiểm soát nội bộ và kiể m soát nhà nước 133!
5.2.2.! Quan điểm xây dựng các giải pháp hoàn thiện tổ chức kiểm soát nhằm
tăng cường chất lượng thông tin kế toán tài chính của các công ty niêm yết trên
thị trường chứng khoán Việt Nam 134!
5.2.3.! Các giải pháp hoàn thiện tổ chức kiểm soát nhằm tăng cường chất
lượng thông tin kế toán tài chính của các công ty niêm yết trên thị trư ờng
chứng khoán Việt Nam 135!
5.2.4.! Điều kiện của giải pháp hoàn thiện tổ chức kiểm soát nhằm tăng cường
chất lượng thông tin kế toán tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường

chứng khoán Việt Nam 145!
Kết luận chương 5 148!
CHƯƠNG 6 - KẾT LUẬN 149!
6.1.! Về lý luận 149!
6.2.! Về phương pháp nghiên cứu 149!
6.3.! Về kết quả khảo sát, phân tích 150!
6.4.! Về giải pháp đề xuất 151!
6.5.! Giới hạn nghiên cứu và những đề nghị 151!
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ xi!
vii

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO xii!
PHỤ LỤC xxii!
Phụ lục 01 – Bảng tổng quan lượng hoá theo thang đo các tiêu chuẩn thông tin
KTTC xxii!
Phụ lục 02 - Phiếu khảo sát chuyên gia xxviii!
Phụ lục 03 - Phiếu khảo sát xxx!
Phụ lục 04 - Tổng hợp ý kiến kiểm toán báo cáo tài chính các công ty niêm yết
phi tài chính trong giai đoạn 2008 – 2012 của Sở Giao dịch chứng khoán Thành
phố Hồ Chí Minh xl!
Phụ lục 05- Bảng thu thập lượng hoá chất lượng thông tin kế toán tài chính các
công ty niêm yết trên SGDCK TPHCM lvi!
Phụ lục 06 - Danh sách các công ty niêm yết thuộc diện theo dõi đặc biệt (trích
dẫn) lix!
Phụ lục 07 - Danh sách các công ty niêm yết vi phạm công bố thông tin tài chính
(trích dẫn) lx!
Phụ lục 08 - Bảng thu thập lượng hoá các thành phần tổ chức KSNB ảnh hưởng
tới chất lượng thông tin KTTC các công ty niêm yết trên SGDCK TPHCM lxi!
Phụ lục 09 - Bảng thu thập lượng hoá ảnh hưởng của tổ chức KSNN tới chất
lượng thông tin KTTC các công ty niêm yết trên SGDCK TPHCM lxiii!



viii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Ký hiệu
Giải thích thuật ngữ
BCTC
Báo cáo tài chính
BGĐ
Ban Giám đốc
CFFF
Conceptual Framework for financial reporting
Khuôn khổ lý thuyết lập báo cáo tài chính
COSO
Committee of Sponsoring Organizations
Hiệp hội các tổ chức tài trợ
CTNY
Công ty niêm yết
HĐQT
Hội đồng quản trị
IASB
International Accounting Standards Board
Ủy ban Chuẩn mực kiểm toán quốc tế
IFAC
International Federation of Accountants
Liên đoàn Kế toán quốc tế
IFRS
International Financial Reporting Standards
Chuẩn mực lập báo cáo tài chính quốc tế

KSNB
Kiểm soát nội bộ
KSNN
Kiểm soát Nhà nước
KTNB
Kiểm toán nội bộ
KTTC
Kế toán tài chính
PCAOB
Public company accounting oversight board
Ban Giám sát kiểm toán công ty đại chúng
SEC
U.S. Securities and Exchange Commision
Ủy ban chứng khoán Mỹ
SGDCK TPHCM
Sở Giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh
TTCK
Thị trường chứng khoán
UBCK
Ủy ban chứng khoán
UBCKNN
Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước
VACPA
Vietnamese Association of Certified Public Accountants
Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam
ix

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Khái quát về các phương pháp, mô hình lượng hoá chất lượng thông tin
KTTC của các nghiên cứu trước (theo Ferdy van Beest (2009) [72]) 33!

Bảng 2.2. Lượng hoá các tiêu chuẩn thông tin kế toán tài chính 42!
Bảng 2.3. Các nhân tố sử dụng trong lượng hoá các thành phần của tổ chức KSNB
58!
Bảng 2.4. Lượng hoá ảnh hưởng của các thành phần trong tổ chức kiểm soát nội bộ
59!
Bảng 4.1. Bảng thống kê số lượng CTNY trên SGDCK TPHCM trong giai đoạn
2008-2012 85!
Bảng 4.2. Phân loại CTNY trên SGDCK TPHCM theo nhóm ngành tính đến ngày
31/12/2012 86!
Bảng 4.3. Thống kê tỷ lệ các loại ý kiến kiểm toán đối với BCTC của các CTNY
phi tài chính trên SGDCK TPHCM (2008 -2012) 89!
Bảng 4.4. Nội dung các ý kiến chấp nhận từng phần đối với BCTC các các CTNY
phi tài chính trên SGDCK TPHCM (2008 -2012) 90!
Bảng 4.5. Lượng hoá các tiêu chuẩn chất lượng thông tin KTTC của các CTNY phi
tài chính của SGDCK TPHCM 95!
Bảng 4.6. Lượng hoá chất lượng thông tin KTTC các CTNY phi tài chính trên
SGDCK TPHCM 100!
Bảng 4.7. Lượng hoá các thành phần trong tổ chức KSNB của CTNY phi tài chính
trên SGDCK TPHCM 102!
Bảng 4.8. Lượng hoá tổ chức KSNB của các CTNY phi tài chính trên SGDCK
TPHCM 105!
Bảng 4.9. Ảnh hưởng tổ chức KSNB với chất lượng thông tin KTTC của các CTNY
phi tài chính trên SGDCK TPHCM 106!
Bảng 4.10. Mối tương quan giữa tổ chức KSNB với chất lượng thông tin KTTC của
các CTNY phi tài chính trên SGDCK TPHCM 107!
x

Bảng 4.11. Mối tương quan giữa môi trường kiểm soát với chất lượng thông tin
KTTC của các CTNY phi tài chính trên SGDCK TPHCM 108!
Bảng 4.12. Mối tương quan giữa hệ thống thông tin kế toán với chất lượng thông tin

KTTC của các CTNY phi tài chính trên SGDCK TPHCM 109!
Bảng 4.13. Mối tương quan giữa thủ tục kiểm soát với chất lượng thông tin KTTC
của các CTNY phi tài chính trên SGDCK TPHCM 110!
Bảng 4.14. Tổ chức KSNN (bộ máy quản lý) đối với chất lượng thông tin KTTC
của các CTNY phi tài chính trên SGDCK TPHCM 113!
Bảng 4.15. Tổ chức KSNN với vai trò trong hỗ trợ kiểm soát chất lượng thông tin
KTTC của các CTNY phi tài chính trên SGDCK TPHCM 114!
Bảng 4.16. Mối liên hệ giữa tổ chức bộ máy quản lý nhà nước đối với chất lượng
thông tin KTTC của các CTNY phi tài chính trên SGDCK TPHCM 116!

DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1- Sơ đồ các thành phần cấu thành hệ thống KSNB theo quá trình 47!
Hình 2.2. Sơ đồ các thành phần cấu thành hệ thống KSNB theo quan điểm hệ thống
49!
Hình 4.1. Mô hình hệ thống quản lý chất lượng thông tin KTTC của các CTNY trên
TTCK tại Việt Nam 111!
1

CHƯƠNG 1- GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
1.1. Lý do chọn Đề tài
Trong nền kinh tế hiện đại, với sự phát triển của thị trường vốn, các công ty
niêm yết (CTNY) và thông tin tài chính của các CTNY được công khai theo luật
định trên thị trường chứng khoán (TTCK) là không thể thiếu. Trên TTCK, ảnh
hưởng của CTNY không chỉ tác động đơn lẻ tới bản thân công ty mà còn ảnh hưởng
tới các nhà đầu tư trong nền kinh tế quốc dân. Vấn đề bảo vệ cổ đông, các nhà đầu
tư được xét đến trên nhiều bình diện nền kinh tế quốc dân. Với tác động dây
chuyền, sự đổ vỡ của một CTNY có thể sẽ dẫn đến sự thất bại của TTCK và từ đó
ảnh hưởng xấu nền kinh tế. Tại Việt Nam, sự đổ vỡ của “bong bóng” thị trường bất
động sản trong thời gian qua đã ảnh hưởng tới TTCK Việt Nam nói riêng và toàn bộ
nền kinh tế Việt Nam nói chung.

Trong những năm qua, TTCK Việt Nam đã trở nên quen thuộc với các nhà
đầu tư trong nước vì nó được coi là một trong những phương thức đầu tư hợp lý.
Giá cả chứng khoán tăng cao rồi giảm xuống nhanh chóng trong những năm qua
làm niềm tin của các nhà đầu tư vào giá trị của các công ty giảm nhanh chóng vì giá
trị một loại cổ phiếu giảm sút phản ánh giá trị thực của CTNY tương ứng. Nhà đầu
tư quan tâm đến chất lượng thông tin tài chính, đặc biệt là thông tin kế toán tài
chính (KTTC) được trình bày trong báo cáo tài chính (BCTC) của CTNY vì đây là
nguồn thông tin quan trọng để họ đánh giá tình hình tài chính của công ty để từ đó
đưa ra quyết định đầu tư đúng đắn.
Với vai trò quan trọng trong nền kinh tế, những biến động của thông tin
KTTC cũng như sự tăng – giảm giá cổ phiếu của các CTNY như một “phong vũ
biểu” thể hiện rõ nét sự thịnh vượ ng hay suy thoái của nền kinh tế. Các nhà đầu tư,
chính phủ hay bất kỳ người quan tâm nào khi tiến hành đầu tư vào CTNY đều xem
xét tới những thông tin về chiến lược kinh doanh, về tình hình tài chính của các
công ty đó. Những thông tin KTTC của các CTNY được các công ty kiểm toán, soát
xét và đưa ra ý kiến về sự trung thực, hợp lý. Bên cạnh đó, những thông tin này còn
được các sở giao dịch chứng khoán (SGDCK) và các ủy ban chứng khoán nhà nước
(UBCKNN) kiểm tra, giám sát. Do đó, khi đầu tư vào CTNY những nhà đầu tư cảm
2

thấy độ an toàn cao hơn những công ty chưa niêm yết nhưng mức độ tin cậy của
thông tin vẫn đang có những đ iể m hoài nghi.
Theo Agrawal (2005), Brown.J. (2010), làn sóng của các vụ bê bối kế toán
xuất hiện gần đây trong cộng đồng tài chính quốc tế đã đặt ra những vấn đề về chất
lượng BCTC [44,58]. Một số công ty có vị thế đã có những gian lận nghiêm trọng
về kế toán như Enron, WorldCom, Marconi, Parmalat,v.v… làm giảm niềm tin các
nhà đầu tư đối với BCTC của CTNY. Theo Karamanou.I. (2005), Beekes.W.
(2006), Brown.L. (2006), Firth.M. (2007), Petra.S. (2007), việc công bố thông tin
tài chính và số liệu kế toán không trung thực đã đặt ra sự cần thiết tăng cường chất
lượng thông tin KTTC và kiểm soát thông tin bằng cách thiết lập cấu trúc quản trị

công ty [54,59,74,92,104]. Tại Việt Nam, khủng hoảng xảy ra ở Công ty cổ phần
Bông Bạch Tuyết (năm 2008) và Tập đoàn Vinashin (năm 2010) là những ví dụ
điển hình của sự yếu kém trong quản trị công ty và công bố thông tin KTTC của
công ty.
Hệ lụy từ việc gian lận trong công bố thông tin ảnh hưởng đến các nhà đầu tư
nói riêng và nền kinh tế quốc gia nói chung dẫn đến yêu cầu cấp thiết của kiểm soát
chất lượng thông tin KTTC của các CTNY. Kiểm soát được xét trên các bình diện
khác nhau nhằm đảm bảo sự kiểm soát toàn diện, bao gồm chủ thể lập và trình bày
thông tin KTTC (các CTNY) - kiểm soát nội bộ (KSNB) và kiểm soát bên ngoài –
kiểm soát của nền kinh tế. Kiểm soát bên ngoài gồm kiểm soát của nhà nước
(KSNN), kiểm soát của kiểm toán độc lập, kiểm soát của hiệp hội đầu tư và kiểm
soát của công chúng. Trong đó, sự nắm bắt và điều tiết của chính phủ - KSNN có
ảnh hưởng lớn đến chất lượng thông tin KTTC các công bố của CTNY.
Do đó, cách thức tổ chức kiểm soát chất lượng thông tin KTTC của các
CTNY trên TTCK Việt Nam phải được tiến hành đồng bộ, đảm bảo sự kết nối hợp
lý và lấy tổ chức KSNB là cơ sở cho việc nâng cao chất lượng thông tin KTTC của
các CTNY. KSNB là công cụ hiệu quả giảm tỷ lệ sai phạm từ phía những người
cung cấp, những người chịu trách nhiệm về nghĩa vụ giải trình để đảm bảo minh
bạch, trung thực về những thông tin đó. Cách thức tổ chức KSNB CTNY là một yêu
cầu giúp tăng cường các hoạt động của TTCK trong môi trường kinh doanh đầy
biến động hiện nay, giúp các bên liên quan nhận được thông tin phù hợp và tin cậy
3

dựa trên những BCTC minh bạch. Tổ chức KSNB gắn liền với những yêu cầu trong
quản trị công ty, một yêu cầu thiết yếu của các CTNY trên TTCK Việt Nam nói
riêng và TTCK quốc tế nói chung.
KSNN về thông tin KTTC là yêu cầu của bất kỳ quốc gia nào. KSNN tạ o
hành lang pháp lý, qua những quy định của nhà nước, thiết lập các bộ phận chức
năng với vấn đề kiểm soát và công bố thông tin. Những quy định của nhà nước tạo
dựng sự tin tưởng cho các nhà đầu tư và là những chỉ dẫn tầm vĩ mô cho các doanh

nghiệp.
Như vậy, thực tế đòi hỏi tăng cường chất lượng thông tin KTTC của các
CTNY trên TTCK thông qua tổ chức KSNB trong các CTNY và kiểm soát từ phía
nhà nước là tất yếu, cần được nghiên cứu và có những giải pháp phù hợp.
Theo tìm hiểu của Tác giả, các nghiên cứu trong và ngoài nước đề cập nhiều
về tính minh bạch thông tin tài chính của CTNY trên TTCK, hay mối liên hệ giữa
quản trị công ty với chất lượng thông tin KTTC, hay một khía cạnh tác động của
KSNN tới chất lượng thông tin KTTC. Tuy nhiên những nghiên cứu trên chưa đề
cập đến sự tác động toàn diện của tổ chức kiểm soát tới chất lượng thông tin KTTC.
Do đó, đề tài “Hoàn thiện tổ chức kiểm soát nhằm tăng cư ờng chất lượng thông tin
KTTC của các CTNY trên TTCK Việt Nam” là mang tính cấp thiết. Đây cũng là cơ
sở cho việc đề xuất các giải pháp hoàn thiện tổ chức kiểm soát nhằm tăng cường
chất lượng thông tin KTTC của các CTNY trên TTCK Việt Nam.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát của Luận án là tập trung vào nghiên cứu và giải quyết các
mối quan hệ giữa tổ chức KSNB và KSNN với chất lượng thông tin KTTC của
CTNY nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu thông tin ngày càng cao của các nhà đầu tư.
Cụ thể:
(1) Xác định những tiêu chuẩn của chất lượng thông tin KTTC nói chung và
trong các CTNY nói riêng.
(2) Xác định mối liên hệ giữa tổ chức KSNB trong CTNY với chất lượng thông
tin KTTC của CTNY nhằm xác định nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin
KTTC của các CTNY trên TTCK.
4

(3) Phân tích các nhân tố ảnh hưởng của KSNN đến chất lượng thông tin
KTTC của các CTNY trên TTCK Việt Nam.
(4) Đánh giá thực trạng chất lư ợng thông tin KTTC và tổ chức kiểm soát tới
chất lượng thông tin KTTC của CTNY.
(5) Đề xuất các giải pháp tăng cường chất lượng thông tin KTTC của CTNY

thông qua hoàn thiện tổ chức KSNB của CTNY và KSNN đối với CTNY.
Luận án đề cập đến những quy định và môi trường lập BCTC đ ặ c thù ở Việt
Nam cũng như những quy định về công bố thông tin tài chính của các CTNY trên
TTCK tại Việt Nam. Luận án cung cấp cho những nhà nghiên cứu, những nhà
hoạch định chính sách và những nhà đầu tư cả trong nước và quốc tế những quy
định về chất lượng thông tin KTTC, quy định về thông tin KTTC tại Việt Nam và
sự hiểu biết sâu sắc về sự phát triển của TTCK Việt Nam. Đây cũng là một nghiên
cứu kế thừa những nghiên cứu trước và kiểm chứng trực tiếp những BCTC được
công bố của các CTNY trên TTCK Việt Nam.
1.3. Câu hỏi nghiên cứu
Xuất phát từ thực tiễn, từ những vấn đề chất lượng thông tin KTTC của CTNY
cần được kiểm soát và mục tiêu nghiên cứu, Tác giả đã đưa ra câu hỏi nghiên cứu
sau: Tổ chức kiểm soát toàn diện như thế nào để tăng cường chất lượng thông tin
KTTC của các CTNY trên TTCK Việt Nam? Cụ thể:
(1) Chất lượng thông tin KTTC của CTNY được đánh giá như thế nào?
(2) Cách thức tổ chức kiểm soát nào tốt hơn trong quản trị CTNY nhằm tăng
cường chất lượng thông tin KTTC của CTNY trên TTCK Việt Nam?
(3) Cách thức tổ chức kiểm soát nào của nhà nước nhằm giám sát tốt hơn và tăng
cường hơn chất lượng thông tin KTTC của CTNY trên TTCK Việt Nam?
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Luận án nghiên cứu ảnh hưởng của tổ chức kiểm soát (gồm KSNB và KSNN)
đối với chất lượng thông tin KTTC của các CTNY trên TTCK Việt Nam. Cụ thể,
Luận án nghiên cứu các nhân tố của KSNB và KSNN có ảnh hưởng đến chất lượng
thông tin KTTC của các CTNY trên TTCK Việt Nam, từ đó đưa ra những đề xuất
5

hoàn thiện tổ chức kiểm soát nhằm nâng cao chất lượng thông tin KTTC của các
CTNY này.
CTNY trên TTCK gồm CTNY phi tài chính và CTNY tài chính. Các công ty
tài chính (như ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, tổ chức tín dụng, ) có cách thức

tổ chức kiểm soát khác với các công ty phi tài chính do hàng hoá và dịch vụ cung
cấp thuộc loại đặc biệt so với các ngành khác. Để đồng nhất nội dung nghiên cứu về
tổ chức KSNB và đảm bảo số lượng CTNY thực hiện khảo sát, Tác giả tập trung
thực hiện thu thập số liệu các CTNY phi tài chính.
Tại Việt Nam, sự hình thành và phát triển của hai SGDCK (SGDCK Thành phố
Hồ Chí Minh - SGDCK TPHCM và SGDCK Hà Nội) tạo điều kiện thuận lợi cho
các nhà đầu tư, các CTNY trong nước lưu thông vốn. Theo Nghị định 58/2012/NĐ-
CP của Chính phủ ban hành ngày 20/7/2012, điều kiện niêm yết tại SGDCK
TPHCM cao hơn so với SGDCK Hà Nội về vốn, về yêu cầu kết quả kinh doanh.
Mặc dù số lượng CTNY tại SGDCK TPHCM ít hơn nhưng tổng giá trị niêm yết cao
hơn gấp 3 lần so với tổng giá trị niêm yết tại SGDCK Hà Nội (theo số liệu thống kê
đến hết ngày 31/12/2012). Các CTNY phi tài chính tại SGDCK TPHCM đa dạng
các ngành nghề và vị trí địa lý kinh doanh. Để đảm bảo thời gian thực hiện nghiên
cứu, Luận án tập trung thu thập dữ liệu về thông tin KTTC của các CTNY phi tài
chính tại SGDCK TPHCM và thời gian nghiên cứu là năm 2008 đến năm 2012.
Vậy phạm vi nghiên cứu của Luận án là tổ chức KSNB của CTNY và KSNN
với chất lượng thông tin KTTC của các CTNY phi tài chính trên TTCK Việt Nam
tại SGDCK TPHCM.
1.5. Những đóng góp mới của Luận án
Xuất phát từ đối tượng nghiên cứu là tổ chức kiểm soát với chất lượng thông
tin KTTC của các CTNY phi tài chính trên TTCK Việt Nam, Luận án đã thực hiện
quá trình nghiên cứu, khảo sát, phân tích, nhận định. Những đóng góp mới của Luận
án gồm:
(1) Luận án đã sử dụng tổng hợp các phương pháp và mô hình đo lường các
tiêu chuẩn chất lượng thông tin KTTC của các CTNY phi tài chính trên TTCK Việt
Nam tại SGDCK TPHCM. Nghiên cứu thực hiện đánh giá từng tiêu chuẩn chất
6

lượng thông tin KTTC của các CTNY nhằm xác định nộ i dung nào là trọng tâm từ
đó đề xuất những giải pháp nhằm tăng cường chất lượng thông tin KTTC cho các

CTNY trên TTCK Việt Nam.
(2) Luận án xác định sự ảnh hưởng thuận chiều của kiểm soát trong nội bộ
CTNY đối với chất lượng thông tin KTTC của CTNY. Các thành phần KSNB được
đo lường thông qua thang đo và lượng hoá từng thành phần KSNB. Theo cách thức
tổ chức KSNB trong Luận án, KSNB gồm ba thành phần cơ bản: Môi trường kiểm
soát, hệ thống thông tin (tập trung vào hệ thống thông tin kế toán) và thủ tục kiểm
soát đều có tác động đến chất lượng thông tin KTTC của CTNY phi tài chính trên
TTCK Việt Nam.
(3) Luận án đã chỉ ra tác độ ng của tổ chức KSNN tới chất lượng thông tin
KTTC của CTNY. Luận án đã thực hiệ n xác định ảnh hưởng của các tổ chức KSNN
tới chất lượng thông tin KTTC của các CTNY. Từ đó xác định tổ chức quản lý nhà
nước có ảnh hưởng và cần có các thủ tục nhằm tăng cường chất lượng thông tin
KTTC của CTNY. Đồng thời qua quá trình khảo sát, phân tích, Luận án đã xác định
ảnh hưởng của chức năng hỗ trợ của các tổ chức quản lý nhà nước tớ i chất lượng
thông tin KTTC của các CTNY.
(4) Luận án đã tổng hợp đánh giá thực trạng về chất lượng thông tin KTTC của
các CTNY trên TTCK Việt Nam hiện nay. Thông qua quá trình khảo sát, Luận án
đã tiến hành phân tích, đánh giá về chất lượng thông tin KTTC và tác động của tổ
chức KSNB, KSNN tới chất lượng thông tin KTTC của các CTNY phi tài chính
trên SGDCK TPHCM (thông qua ý kiến kiểm toán độc lập về các BCTC của
CTNY).
(5) Luận án đã sử dụng phương pháp định tính trong bước xác định mối liên
hệ, những tác động ban đầu và đưa ra mô hình nghiên cứu. Phư ơng pháp định lượng
được sử dụng nhằm kiểm định mối liên hệ giữa tổ chức KSNB và KSNN với chất
lượng thông tin KTTC của các CTNY. Thông qua việc xây dựng mô hình kinh tế
lượng cùng với việc sử dụng phần mềm phân tích EViews, Luận án đã lượng hoá
được ảnh hưởng của KSNB, KSNN tới chất lượng thông tin KTTC của các CTNY
trên TTCK Việt Nam.
7


Kết quả kiểm định và hồi quy tương quan cho thấy:
Thứ nhất, chất lượng thông tin KTTC của CTNY phi tài chính trên SGDCK
TPHCM được đánh giá tốt;
Thứ hai, chất lượng KTTC của CTNY chịu tác động của nhiều yếu tố song xét
trên giác độ quản lý, KSNB và KSNN có ảnh hưởng mạnh tới chất lượng thông tin
này;
Thứ ba, tổ chức KSNB có ảnh hưởng tới chất lượng thông tin KTTC của
CTNY phi tài chính trên SGDCK TPHCM, trong đó môi trường kiểm soát có ảnh
hưởng mạnh nhất, tiếp đến là thủ tục kiểm soát và hệ thống thông tin kế toán;
Thứ tư, tổ chức KSNN có ảnh hưởng tới chất lượng thông tin KTTC của
CTNY phi tài chính trên SGDCK TPHCM, trong đó ảnh hưởng của tổ chức bộ máy
kiểm soát, giám sát chất lượng thông tin KTTC được ước lượng là mạnh.
1.6. Kết cấu của Luận án
Luận án gồm 6 chương:
Chương 1 – Giới thiệu đề tài: Trình bày lý do lựa chọ n đề tài, mục tiêu nghiên
cứu, câu hỏi nghiên cứu và những đóng góp mới của Luận án.
Chương 2 – Cơ sở lý thuyết và tổng quan nghiên cứu về tổ chức kiểm soát
nhằm tăng cường chất lượng thông tin kế toán tài chính các công ty niêm yết
trên thị thư ờng chứng khoán. Chương này đã tổng hợp cơ sở lý luận, tổng quan
nghiên cứu về tổ chức kiểm soát chất lượng thông tin KTTC của CTNY. Những lý
thuyết về kiểm soát, tổ chức kiểm soát, thông tin của CTNY, chất lượng thông tin
KTTC của CTNY, vai trò của kiểm soát thông tin KTTC của CTNY được đề cập
trong chương. Từ đó nội dung tổ chức kiểm soát chất lượng thông tin KTTC của
CTNY được xác định gồm: Lượng hóa chất lượng thông tin KTTC của CTNY, tổ
chức KSNB tới chất lượng thông tin KTTC của CTNY (qua lượng hóa KSNB của
CTNY và xác định mối quan hệ giữa KSNB với chất lượng thông tin KTTC của
CTNY), tổ chức KSNN tới chất lượng thông tin KTTC của CTNY (qua xác định
các tổ chức quản lý ảnh hưởng tới chất lượng thông tin KTTC của CTNY, thủ tục
kiểm soát, những kinh nghiệm của KSNN trên thế giới về thông tin KTTC của
CTNY trên TTCK).

8

Chương 3 - Phương pháp nghiên cứu tổ chức kiểm soát đối với chất lượng
thông tin kế toán tài chính các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt
Nam. Chương này giới thiệu về phương pháp nghiên cứu được Tác giả sử dụng
trong Luận án gồm: Phương pháp nghiên cứu định tính, phương pháp nghiên cứu
định lượng. Nội dung của chương đề cập đến nguồn dữ liệu thu thập, lý do giới hạn
phạm vi khảo sát của Luận án. Mô hình nghiên cứu và giả thiết nghiên cứu được mô
tả trong chương này.
Chương 4 - Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của tổ chức kiểm soát đối với
chất lượng thông tin kế toán tài chính các công ty niêm yết trên thị trường chứng
khoán Việt Nam. Chương này trình bày về kết quả khảo sát và phân tích kết quả
khảo sát về tổ chức kiểm soát chất lượng thông tin KTTC của các CTNY phi tài
chính tại SGDCK TPHCM. Nội dung chương này đề cập về thực trạng chất lượng
thông tin KTTC CTNY trên TTCK Việt Nam, khảo sát trực tiếp các CTNY về kiểm
soát chất lượng thông tin KTTC và đánh giá về kiểm soát của các tổ chức quản lý
(KSNN) hiện tại đối với chất lượng thông tin KTTC của các CTNY thông qua dữ
liệu thứ cấp. Qua dữ liệu sơ cấp thu thập được về các tiêu chuẩn chất lượng thông
tin KTTC, các thành phần của tổ chức KSNB, ảnh hưởng của tổ chức KSNN, Tác
giả lượng hóa và sử dụng phần mềm Eviews để kiểm định thống kê và hồi quy
tương quan, từ đó xác định ảnh hưởng của tổ chức kiểm soát tới chất lượng thông
tin KTTC của CTNY.
Chương 5 – Phân tích kết quả nghiên cứu và giải pháp hoàn thiện tổ chức
kiểm soát nhằm tăng cường chất lượng thông tin kế toán tài chính các công ty
niêm yết trên thị trường chứ ng khoán Việt Nam. Chương này giới thiệu về giải
pháp hoàn thiện tổ chức kiểm soát nhằm tăng cường chất lượng thông tin KTTC của
CTNY trên TTCK Việt Nam dựa trên kết quả khảo sát các nhân tố KSNB, KSNN
tới chất lượng thông tin.
Chương 6 – Kết luận: Tổng hợp những nghiên cứu đã thực hiện trong Luận án
như: Lý luận, phương pháp thực hiện, thực tế khảo sát, những phân tích từ kết quả

khảo sát và những giải pháp hoàn thiện tổ chức kiểm soát nhằm tăng cường chất
lượng thông tin KTTC của CTNY trên TTCK Việt Nam.
9

Kết luận chương 1
Luận án đã xác định đối tượng nghiên cứu là ảnh hưởng của tổ chức KSNB và
KSNN tới chất lượng thông tin KTTC của CTNY phi tài chính. Phạm vi nghiên cứu
của Luận án là tổ chức KSNB của CTNY và KSNN với chất lượng thông tin KTTC
của các CTNY phi tài chính trên TTCK Việt Nam tại SGDCK TPHCM. Luận án
tập trung thu thập dữ liệu về thông tin KTTC của các CTNY phi tài chính tại
SGDCK TPHCM và thời gian nghiên cứu từ năm 2008 đến năm 2012.
Mục tiêu tổng quát của Luận án là tập trung vào nghiên cứu và giải quyết các
mối quan hệ giữa tổ chức KSNB và KSNN với chất lượng thông tin KTTC của
CTNY để đáp ứng tốt nhất nhu cầu thông tin ngày càng cao của các nhà đầu tư. Từ
đó, xác định câu hỏi nghiên cứu tổng quan: “Tổ chức kiểm soát toàn diện như thế
nào để tăng cường chất lượng thông tin KTTC của các CTNY trên TTCK Việt
Nam?”
Luận án đã xác định những đóng góp mới như:
(1) Luận án đã sử dụng đã tổng hợp các phương pháp và mô hình đo lường
các tiêu chuẩn của chất lượng thông tin KTTC của các CTNY phi tài chính trên
TTCK Việt Nam tại SGDCK TPHCM;
(2) Luận án đã xác định sự ảnh hưởng thuận chiều của kiểm soát trong nội bộ
CTNY đối với chất lượng thông tin KTTC của CTNY;
(3) Luận án đã chỉ ra tác động của tổ chức KSNN tới chất lượng thông tin
KTTC của CTNY;
(4) Luận án đã tổng hợp đánh giá thực trạng về chất lượng thông tin KTTC
của các CTNY trên TTCK Việt Nam hiện nay;
(5) Luận án đã sử dụng phương pháp định tính, phương pháp định lượng
được sử dụng nhằm kiểm định mối liên hệ giữa tổ chức KSNB và KSNN với chất
lượng thông tin KTTC của các CTNY. Thông qua việc xây dựng mô hình kinh tế

lượng cùng với việc sử dụng phần mềm phân tích Eviews để kiểm định mối quan hệ
tương quan của các nhân tố của tổ chức KSNB và KSNN tới chất lượng thông tin
KTTC của các CTNY phi tài chính trên TTCK Việt Nam.
10

2 CHƯƠNG 2- CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
VỀ TỔ CHỨC KIỂM SOÁT NHẰM TĂNG CƯỜNG CHẤT LƯỢNG
THÔNG TIN KẾ TOÁN TÀI CHÍNH CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT
TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
2.1. Tổ chức kiểm soát thông tin
2.1.1. Kiểm soát thông tin
2.1.1.1. Kiểm soát trong quản lý
Quản lý luôn được nhìn nhận là hoạt động quan trọng trong mọi lĩnh vực
kinh tế - xã hội. Quản lý được tiếp cận theo nhiều khía cạnh khác nhau dẫn đến có
nhiều quan điểm khác nhau về quản lý. Harold Koontz (1992) nhận định: Quản lý là
quá trình nhằm đạt được sự khéo léo sử dụng các nguồn lực có hiệu quả [16, tr30].
Theo định nghĩa này thì quản lý là một quá trình tích cực, nó chăm lo đến các
nguồn lực với mục tiêu cuối cùng là sử dụng các nguồn lực đó theo cách hiệu quả
nhất có thể. Và quản lý được coi là một quá trình bao gồm các giai đoạn: Lập kế
hoạch, tổ chức, cung cấp các nguồn lực, điều hành và kiểm soát. Quản lý là một quá
trình do một hay nhiều người thực hiện, nhằm phố i hợp các hoạt động của những
người khác để đạt được kết quả mà một người hành động riêng rẽ không thể nào đạt
được, theo James H (2001) [14, tr52].
Theo GS.TS Nguyễn Quang Quynh (2003), quản lý là một quá trình định
hướng và tổ chức thực hiện các hướng đã định trên cơ sở các nguồn lực xác định
nhằm đạt hiệu quả cao nhất [25, tr11]. Quá trình này bao gồm nhiều chức năng và
có thể chia thành nhiều giai đoạn từ khi đưa ra định hướng trên cơ sở dự báo các
nguồn lực, mục tiêu cần có và có thể đạt tới, cho đến khi những định hướng này
được triển khai thành các kế hoạch, các chương trình hành động và cuối cùng chúng
được tổ chức thực hiện trong thực tế. Theo quan niệm này, quản lý bao gồm các giai

đoạn: Định hướng, tổ chức thực hiện, cung cấp nguồn lực và điều hành, trong đó
kiểm tra là một chức năng được thực hiện ở tất cả các giai đoạn trong quá trình quản
lý.
11

Theo Nguyễn Ngọc Bích (2006) quản lý là việc tổ chức, điều khiển và theo
dõi thực hiện như đường lối của chính quyền quy định. Như vậy, quản lý là sự tác
động có tổ chức của chủ thể quản lý lên đối tượng bị quản lý nhằm đạt được các
mục tiêu đã định [24, tr699].
Quá trình quản lý bắt đầu từ việc lập kế hoạch và xây dựng các mục tiêu có
liên quan. Việc lập kế hoạch được trợ giúp bởi việc tổ chức và cung cấp những
nguồn lực cần thiết – kể cả con người. Sau đó các nhà quản lý có những hoạt động
cụ thể nhằm đạt được những mục tiêu đã xây dựng. Thông thường những hoạt động
đó tự nó chưa được coi là đầy đủ. Mọi việc hiếm khi được thực hiện đúng như dự
định và sai lầm cũng có thể xảy ra khi những điều kiện môi trường thay đổi. Do đó,
các nhà quản lý cần những biện pháp và hành động phụ thêm để có được những
mục tiêu tốt hơn, ngăn ngừa những loại hành động không mong muốn. Chức năng
kiểm soát chính là đem lại những biện pháp, hành động và thủ tục cần thiết cho
những nhà quản lý. Như vậy, kiểm soát tồn tại như một “khâu” độc lập của quá
trình quản lý nhưng đồng thời lại là một bộ phận chủ yếu của quá trình đó.
Kiểm soát là cần thiết trong tất cả các lĩnh vực hoạt động của con người,
trong tổ chức cũng như toàn bộ xã hội. Kiểm soát là một quy trình giám sát các hoạt
động để đảm bảo rằng các hoạt động này được thực hiện theo kế hoạch và chỉnh sửa
các sai lệch quan trọng. Đích cuối cùng mà quá trình quản lý hướng tới chính là
việc đạt được mục tiêu đã đặt ra trong khuôn khổ một tổ chức nhất định. Việc thực
hiện các kế hoạch luôn phải đối mặt với những thay đổi của môi trường bên trong
và bên ngoài tổ chức, nếu không có kiểm soát, các nhà quản lý sẽ không có thông
tin để ra các quyết định thích hợp nhằm thích ứng và đối phó với sự thay đổi này, vì
vậy, mục tiêu đặt ra khó có thể thực hiện được. Chính vì vậy, nghiên cứu và thực
hiện kiểm soát luôn là nội dung gắn liền với quản lý.

Theo Fayol (1949), kiểm soát là việc kiểm tra để khẳng định mọi việc có
được thực hiện theo đúng kế hoạch hoặc các chỉ dẫn và các nguyên tắc đã được
thiết lập hay không, từ đó nhằm chỉ ra các yếu kém và sai phạm cần phải điều
chỉnh, đồng thời ngăn ngừa chúng không được phép tái diễn [71, tr107]. Theo
Harold Koontz (1992) kiểm soát là việc đo lường và chỉnh sửa hoạt động nhằm đảm
bảo rằng các mục tiêu của doanh nghiệp và các kế hoạch được lập ra nhằm thực
12

hiện các mục tiêu đó là đạt được [16, tr45]. Theo Nguyễn Ngọc Bích (2006), kiểm
soát được hiểu là hoạt động xem xét có gì sai quy tắc, điều lệ, kỷ luật hay không và
có - đặt hoặc giữ dưới sức mạnh và quyền hành của chủ thể thực hiện hoạt động
kiểm soát [24,tr474].
Theo GS.TS Nguyễn Quang Quynh (2003), kiểm soát được hiểu là tổng hợp
các phương sách để nắm lấy và điều hành các đối tượng hoặc khách thể quản lý.
Với ý nghĩa như vậy, kiểm soát được hiểu theo nhiều hướng khác nhau, chẳng hạn
như cấp trên kiểm soát cấp dưới thông qua các biện pháp hoặc chính sách cụ thể;
đơn vị này kiểm soát đơn vị khác thông qua việc ảnh hư ởng hoặc chi phối đáng kể
dựa trên quyền sở hữu và lợi ích tương ứng; nội bộ đơn vị kiểm soát lẫn nhau thông
qua nội quy và quy chế, Kiểm tra, kiểm soát là một chức năng của quản lý và
quản lý được chia thành: quản lý vĩ mô (quản lý nhà nước) và quản lý vi mô (quản
lý cấp đơn vị). Trong mọi trường hợp để đảm bảo hiệu quả hoạt động, các đơn vị cơ
sở đều phải tiến hành kiểm tra, rà soát các hoạt động của mình [25, tr12-13].
Kiểm soát là quá trình nhà quản lý giám sát và điều tiết tính hiệu quả, hiệu
lực của một tổ chức và các thành viên trong việc thực hiện các hoạt động nhằm đạt
được mục tiêu của tổ chức, theo Jones (2003) [88]. Thực chất kiểm soát là quá trình
đo lường, đánh giá và tác động lên đối tượng kiểm soát nhằm đảm bảo mục tiêu, kế
hoạch của tổ chức được thực hiện một cách có hiệu quả, theo PGS.TS. Nguyễn Thị
Phương Hoa (2009) [28, tr14].
Như vậy, kiểm soát được hiểu là kiểm tra, soát xét nhằm phát hiện những
lệch lạc trong quá trình thực thi các quyết định quản lý so với các quy định, từ đó

điều hành đối tượng và khách thể quản lý nhằm đạt được các mục tiêu đã định. Trên
cơ sở phân tích một số quan điểm của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước, Tác
giả đưa ra khái niệm về kiểm soát như sau: “Kiểm soát là chức năng quan trọng
trong quản lý, đ ượ c thực hiện tại các cấp độ và giai đoạn khác nhau trong quản lý
theo cách thức phù hợp với đối tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu của tổ chức.
Kiểm soát bao gồm việc đo lường, đánh giá đối tượng kiểm soát nhằm đạt được
hiệu quả trong quản lý”.
13

2.1.1.2. Thông tin
Thông tin là một khái niệm đã có từ lâu đờ i, là một khái niệm rất rộng. Tùy
thuộc vào từng lĩnh vực nghiên cứu, mà đưa ra những định nghĩa khác nhau và giới
hạn khái niệm đó lại phục vụ mục đích nghiên cứu.
Đối với các nhà quản lý kinh tế: Thông tin là những tín hiệu được thu nhận,
được hiểu và được đánh giá là có ích cho việc ra quyết định;
Đối với các nhà điều khiển học: Thông tin là một phạm trù phản ánh nội dung
và hình thức vận động của các sự vật và hiện tượng. Theo quan điểm hệ thống thì
thông tin là sự hạ n chế tính đa dạng của mỗi hệ thống sự vật đối với môi trường,
thông tin là tính trật tự của các đối tượng vật chấ t có những mối liên hệ biện chứng;
Đối với các nhà triết học: Thông tin là một phạm trù triết học phản ánh sự vận
động và tương tác của các hiện tượng, sự vật và quá trình tư duy. Thông tin là quá
trình phản ánh và tiếp nhận phản ánh, biến phản ánh thành hiểu biết, thành tri thức;
Đối với các nhà xã hội học: Thông tin quản lý trong hệ thống kinh tế xã hội là
sự phản ánh nội dung và hình thức vận động, liên hệ giữa các đối tượng, yếu tố của
hệ thống đó và giữa hệ thống đó với môi trường.
Thông tin có những đặc trưng cơ bản sau:
Thứ nhất, thông tin gắn liền với quá trình điều khiển và cần được kiểm soát:
Bản thân thông tin không có mục đích tự thân. Nó chỉ tồn tại và có ý nghĩa trong
một hệ thống điều khiển nào đó – nơi phát thông tin. Thông tin được trao đổi từ hệ
thống này sang hệ thống khác trong mối liên hệ với nhau. Việc kiểm soát nơi phát

thông tin, quá trình trao đổi thông tin được thực hiệ n đả m bảo độ tin cậy của quá
trình truyền tin.
Thứ hai, thông tin có tính tương đối và cần được lượng hóa: Mỗi thông tin chỉ
là một sự phản ánh chưa đầy đủ về hiện tượng vào sự vật được phản ánh, đồng thời
nó cũng phụ thuộc vào trình độ và khả năng của nơi phản ánh. Để thông tin được
phản ánh đầy đủ, việc tổ chức tốt nơi phản ánh thông tin là cần thiết. Việc đo lường
thông tin giúp đánh giá sự phản ánh đầy đủ từ nơi phát thông tin.
14

Thứ ba, tính định hướng của thông tin và kiểm soát thông tin: Thông tin phản
ánh mối quan hệ giữa đối tượng được phản ánh và nơi nhận phản ánh. Thông tin
được cung cấp cho những đối tượng cần thông tin. Độ tin cậy của thông tin nhậ n
được giúp đánh giá đúng bản chất của nơi phát thông tin. Với những thông tin có
ảnh hưở ng trên diện rộng, đối tượng nhận thông tin đa dạng, thông tin cần đượ c
kiểm soát từ nội bộ nơi – nơi phát thông tin và từ bên ngoài – nơi nhận thông tin
(như thông tin KTTC của một CTNY trên TTCK).
Thứ tư, mỗi thông tin đều có vật mang tin và lượng tin: Nội dung tin bao giờ
cũng phải có một vật mang tin nào đó. Trên một vật mang tin có thể có nhiều nội
dung tin và thông tin thường thay đổi vậ t mang tin trong quá trình luân chuyển của
mình. Vật mang tin được xây dựng đảm bảo cung cấp đủ thông tin nhằm phản ánh
đúng bản chất của nơi phát thông tin (như hệ thống BCTC thể hiện thông tin KTTC
của một công ty).
Thông tin kinh tế được xác định là những tín hiệu, được thu nhận, được hiểu và
được đánh giá là có ích trong việ c ra quyết định kinh tế của ngườ i sử dụng thông
tin. Thông tin kinh tế đáp ứng những đặc trưng của thông tin nói trên do đó thông
tin kinh tế cần được kiểm soát, đo lường để đảm bảo độ tin cậy thông tin.
2.1.1.3. Kiểm soát thông tin
Theo Peter A. Corning (2007), kiểm soát thông tin là năng lực kiểm soát việc
thu nhận, sắp xếp, sử dụng những vấn đề trong quá trình sử dụng có mục đích [103].
Kiểm soát thông tin có một số đặc tính khác biệt như:

(1) Kiểm soát thông tin không tồn tại độc lập, không phải là một thể thống
nhất hay cơ chế hoạt động. Nó thể hiện mối liên hệ giữa hệ thống điều khiển (hay
người sử dụng) với môi trường trong nội bộ hoặc bên ngoài;
(2) Kiểm soát thông tin không tồn tại cho đến khi nó thực sự được sử dụng.
Kiểm soát thông tin mang tính thường xuyên đảm bảo tính chất thống nhất, kết
nối giữa các thành phần thông tin. Thông tin được sử dụng và cần có sự kiểm soát
nhằm đảm bảo minh bạch thông tin, tăng độ tin cậy thông tin. Các thông tin sai lệch
và không được kiểm soát sẽ làm ảnh hưởng đến người sử dụng thông tin.
15

Do đó, kiểm soát thông tin là một yêu cầu tất yếu để đảm bảo thông tin không
bị sai lệch, thông tin không bị bóp méo. Để kiểm soát thông tin cần thực hiện tổ
chức kiếm soát thông tin phù hợp với đặc điểm của thông tin đó.
2.1.2. Tổ chức kiểm soát thông tin
Thuật ngữ tổ chức được hiểu theo nhiều cách khác nhau. Theo Hoàng Phê
(2008), tổ chức là tập hợp người được tổ chức lại, hoạt động vì những quyền lợ i
chung, nhằm một mục đích chung [17, tr1249]. Theo cách định nghĩa này, tổ chức
đề cập đến tổ chức về nhân sự với mục tiêu hoạt động chung, chưa đề cập đến các
mối quan hệ bên trong giữa các yếu tố khác trong hệ thống.
Theo Hornby (2010) tổ chức (organization) có nhiều cách hiểu khác nhau : (1)
tổ chức là tập hợp một nhóm người nhằm đạt đư ợc mục tiêu cụ thể; (2) tổ chức là
hoạt động sắp xếp cho một việc cụ thể; (3) tổ chức là cách thức liên hệ giữa những
thành phần khác nhau; (4) tổ chức là sự chuẩn bị kỹ lưỡng, logic một công việc cụ
thể. Theo cách định nghĩa này, tổ chức được nhìn nhận dưới rất nhiều khía cạnh
khác nhau như tổ chức con người, cách thức sắp xếp công việc, cách thức đánh giá
chất lượng công việc [80, tr1037].
Tổ chức theo nghĩa rộng phải bao hàm các mối liên hệ giữa các thành phần
khác nhau trong hệ thống bao gồm cả nhân sự và công việc. Mục tiêu chung của tổ
chức là tạo ra mối liên hệ tối ưu giữa các yếu tố của hệ thống, theo TS. Phạm Bính
Ngọ (2011) [33,tr26-28].

Theo Tác giả, tổ chức kiểm soát thông tin là cách thức liên hệ giữa các thành
phần khác nhau trong một hệ thống cụ thể, kết hợp kiểm soát nội bộ và kiểm soát
bên ngoài cùng hướng đến thông tin quản lý.
2.2. Chất lượng thông tin kế toán tài chính của các công ty niêm yết
2.2.1. Những tiêu chí phản ánh chất lượng thông tin kế toán tài chính
2.2.1.1. Chất lượng thông tin
Chất lượng
Chất lượng có rất nhiều định nghĩa khác nhau. Theo Juran, chất lư ợ ng là sự
phù hợp với nhu cầu [86, tr11]. Theo Crosby, chấ t lượng là sự phù hợp với các yêu

×