Tải bản đầy đủ (.pdf) (293 trang)

Luận án Tiến sĩ Kinh doanh và quản lý: Hoàn thiện kiểm toán báo cáo tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (11.98 MB, 293 trang )

Bộ giáo dục và đào tạo
Trờng đại học kinh tế quốc dân




















Nguyễn thị mỹ




Hoàn thiện kiểm toán báo cáo tài chính
của các công ty niêm yết trên thị trờng chứng
khoán việt nam







Chuyên ngành: kế toán (kế toán, kiểm toán và phân tích)
Mã số: 62.34.30.01















Ngời hớng dẫn khoa học:
1. gs.ts. nguyễn quang quynh
2. ts. Nguyễn thị phơng hoa



Hà nội, năm 2012



i

LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các số liệu trong luận án là trung thực. Những
kết quả trong luận án chưa từng được công bố trong bất
cứ một công trình nào khác.

Tác giả luận án




Nguyễn Thị Mỹ











ii
MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i
MỤC LỤC ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT v
DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU vi
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN . 8

1.1 Thị trường chứng khoán và công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán
với quản lý 8

1.1.1 Tổng quan về thị trường chứng khoán 8
1.1.2 Công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán 10
1.2 Lý luận chung về kiểm toán báo cáo tài chính của các công ty niêm yết trên
thị trường chứng khoán 19

1.2.1 Đặc điểm chung kiểm toán báo cáo tài chính của các công ty niêm yết trên
thị trường chứng khoán 19

1.2.2 Qui trình kiểm toán báo cáo tài chính của các công ty niêm yết trên thị
trường chứng khoán 32

1.2.3 Kiểm toán một số phần hành đặc trưng trong kiểm toán báo cáo tài chính
của các công ty niêm yết 44

1.3 Kinh nghiệm quốc tế về kiểm toán báo cáo tài chính của các công ty niêm
yết trên thị trường chứng khoán 55

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 70
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA

CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT
NAM 71

2.1 Đặc điểm thị trường chứng khoán Việt Nam và công ty niêm yết trên thị
trường chứng khoán Việt Nam với kiểm toán báo cáo tài chính 71

2.1.1 Tổng quan về thị trường chứng khoán Việt Nam 71

iii
2.1.2 Công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam 73
2.2 Tình hình kiểm toán báo cáo tài chính các công ty niêm yết trên thị trường
chứng khoán Việt Nam 77

2.2.1 Đặc điểm chung về kiểm toán báo cáo tài chính của các công ty niêm yết trên
thị trường chứng khoán Việt Nam 77

2.2.2 Tình hình thực hiện quy trình kiểm toán báo cáo tài chính trong các công ty
niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam 87

2.2.3 Tình hình thực hiện kiểm toán khoản mục vốn đầu tư của chủ sở hữu, khoản
mục lợi nhuận và báo cáo tài chính hợp nhất trong kiểm toán báo cáo tài chính các
công ty niêm yết 131

2.3 Đánh giá chung thực trạng kiểm toán báo cáo tài chính các công ty niêm
yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam 145

2.3.1 Những mặt đã đạt được của kiểm toán báo cáo tài chính của các công ty niêm
yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay 145

2.3.2 Những mặt hạn chế của kiểm toán báo cáo tài chính của các công ty niêm yết

trên thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay 147

2.3.3 Nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trong kiểm toán báo cáo tài chính các
công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam 154

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 164
CHƯƠNG 3 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KIỂM
TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN
THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 166

3.1 Sự cần thiết và phương hướng hoàn thiện kiểm toán báo cáo tài chính của
các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam 166

3.1.1 Sự cần thiết phải hoàn thiện kiểm toán báo cáo tài chính của các công ty niêm
yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam 166

3.1.2 Phương hướng hoàn thiện kiểm toán báo cáo tài chính của các công ty niêm
yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam 175


iv
3.2 Giải pháp hoàn thiện kiểm toán báo cáo tài chính của các công ty niêm yết
trên thị trường chứng khoán Việt Nam 187

3.2.1 Hoàn thiện cơ sở pháp lý liên quan kiểm toán báo cáo tài chính của các công
ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam 187

3.2.2 Hoàn thiện nội dung và phương pháp kiểm toán trong quy trình kiểm toán báo
cáo tài chính các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam 190


3.2.3 Hoàn thiện kiểm toán các phần hành đặc thù trong kiểm toán báo cáo tài
chính các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam 201

3.2.4 Hoàn thiện việc kiểm soát chất lượng cuộc kiểm toán và xây dựng văn hóa
doanh nghiệp của công ty kiểm toán 202

3.2.5 Nâng cao chất lượng kiểm toán viên đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế 203
3.2.6 Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ của các công ty niêm yết trong quan hệ
hoàn thiện kiểm toán báo cáo tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường
chứng khoán 209

3.2.7 Hoàn thiện đối tượng kiểm toán trong quan hệ hoàn thiện và nâng cao chất
lượng kiểm toán báo cáo tài chính của các công ty niêm yết trên thị trượng chứng
khoán 214

3.3 Các kiến nghị thực hiện các giải pháp hoàn thiện kiểm toán báo cáo tài
chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam 218

KẾT LUẬN CHƯƠNG III 221
KẾT LUẬN CHUNG 222
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ 224
DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO 225


v

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
TỪ VIẾT TẮT DIỄN GIẢI
A&C : Công ty Kiểm toán và Kế toán
AASC : Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán

BCTC : Báo cáo tài chính
CTKT : Công ty kiểm toán
CTNY : Công ty niêm yết
DN : Doanh nghiệp
DNNN : Doanh nghiệp nhà nước
GĐ : Giám đốc
HĐQT : Hội đồng quản trị
HTKSNB : Hệ thống kiểm soát nội bộ
KSNB : Kiểm soát nội bộ
KTV : Kiểm toán viên
TNHH : Trách nhiệm hữu hạn
TTCK : Thị trường chứng khoán
UBCK : Ủy ban chứng khoán
VCSH : Vốn chủ sở hữu

vi
DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU
BẢNG BIỂU:
Bảng 1.1: Bảng tổng hợp VCSH 48

Bảng 1.2: KSNB và thử nghiệm kiểm soát đối với khoản mục lợi nhuận 51
Bảng 1.3: Mức vốn hóa và số cổ phần do công chúng nắm giữ của TTCK Singapore 57
Bảng 1.4: Yêu cầu về tài chính trên TTCK NASDAQ – Mỹ 58
Bảng 1.5: Yêu cầu về số cổ đông, giá trị thị trường của cổ phiếu trên TTCK Nasdaq 59
Bảng 1.6: 09 yếu tố kiểm tra chất lượng – TTCK Mỹ 66
Bảng 2.1: Số liệu thống kê về số chứng khoán trên Sàn giao dịch Chứng khoán
Thành phồ Hồ Chí Minh 74

Bảng 2.2: Số liệu thống kê về số chứng khoán trên Sàn giao dịch Chứng khoán Hà Nội . 75
Bảng 2.3: Một số chỉ tiêu phát triển năm 2010 của kiểm toán độc lập Việt Nam 79

Bảng 2.4 : Kết quả gửi phiếu điều tra 87
Bảng 2.5: Quy trình kiểm toán BCTC của các CTNY tại BIG FOUR 92
Bảng 2.6: Câu hỏi về tính độc lập của KTV với khách hàng 105
Bảng 2.7: Bảng phê duyệt tiếp tục cung cấp dịch vụ cho khách hàng 106
Bảng 2.8: Bảng tính toán mức trọng yếu tại Công ty ABC 107
Bảng 2.9: Thử nghiệm kiểm soát đối với phần hành mua hàng nhập kho của
Công ty CP ABC 107

Bảng 2.10 : Trích giấy tờ làm việc số 4313 - Thử nghiệm kiểm soát
HTKSNB đối với HTK tại Công ty ABC 108

Bảng 2.11: Trích giấy tờ làm việc số 5441 - Test compilation 109
Bảng 2.12: Trích giấy tờ làm việc Số 5445 - Kiểm tra nhập HTK 110
Bảng 2.13: Trích giấy tờ làm việc Số 5447 - Bảng tổng hợp 110
giá trị HTK sau kiểm toán 110
Bảng 2.14: Bảng tính mức trọng yếu của E&Y 111
Bảng 2.15 : Các giao dịch trọng yếu của khách hàng XYZ 111
Bảng 2.16 : Bảng đánh giá rủi ro kiểm toán thích hợp 112
Bảng2.17: Kết quả thực hiện thử nghiệm kiểm soát 113

vii
Bảng 2.18: Bảng thu thập số liệu phát sinh với các tài khoản doanh thu của
công ty XYZ trong năm 2010 115

Bảng 2.19: Bảng đối chiếu số liệu giữa tài khoản kế toán và sổ theo dõi với các
khoản doanh thu năm 2010 của công ty XYZ 116

Bảng 2.20: Đánh giá mức trọng yếu ban đầu chung cho cho các CTNY 119
Bảng 2.21: Bảng xác định mức trọng yếu ban đầu do KTV Công ty AASC thực
hiện tại khách hàng KDC 123


Bảng 2.22: Trích bảng phân bổ mức trọng yếu cho từng khoản mục do KTV
Công ty AASC thực hiện tại khách hàng KDC 124

Bảng 2.23: GTLV tổng hợp phát sinh TK 222 125
Bảng 2.24: GTLV kiểm tra chi tiết phát sinh TK 222 125
Bảng 2.25: Các câu hỏi liên quan đến việc tiếp tục cung cấp dịch vụ 126
Bảng 2.26: Đánh giá mức trọng yếu tại khách hàng CDK 127
Bảng 2.27: Đánh giá rủi ro 128
và các phương pháp đối với rủi ro được đánh giá. 128
Bảng 2.28: Trích giấy làm việc BB1 tại ABC 129
Bảng 2.29: So sánh quy trình kiểm toán giữa hai nhóm công ty kiểm toán 130
Bảng 2.30: Phân loại các điều chỉnh trên BCTC các CTNY cho năm tài chính 2010 156
Bảng 2.31 : Nhóm 5 CTNY có mức chệnh lệch tăng lợi nhuân sau kiểm toán
cao nhất 157

Bảng 2.32: Nhóm 5 CTNY có mức chệnh lệch giảm lợi nhuận sau kiểm toán
cao nhất 157

Bảng 2.33: So sánh Chuẩn mực Kế toán Việt Nam với IAS/IFRS 162
Bảng 3.1: Quá trình phát triển của TTCK Việt Nam qua 10 năm hoạt động - Số
lượng các công ty tham gia TTCK 168

Bảng 3.2: Quá trình phát triển của TTCK Việt Nam qua 10 năm hoạt động -
giá trị giao dịch và vốn hóa thị trường 168

Bảng 3.3: KTV vi phạm năm 2010 và không được hành nghề năm 2011 172

viii
Bảng 3.4: Danh sách các CTKT và KTV được chấp thuận kiểm toán cho các tổ

chức phát hành, tổ chức niêm yết và tổ chức kinh doanh chứng khoán năm
2011 (cho năm tài chính 2010) 174

Bảng 3.5 : Doanh thu của BIG FOUR toàn cầu qua 4 năm 180
Bảng 3.6: Bốn chỉ tiêu tổ chức hoạt động chủ yếu của các CTKT năm 2010 . 181
Bảng 3.7: Thủ tục kiểm toán theo hướng tiếp cận trên cơ sở rủi ro 193
Bảng 3.8: Cơ cấu giao dịch cổ phiếu của nhà đầu tư nước ngoài 216

SƠ ĐỒ:
Sơ đồ 1.1: TTCK trong hệ thống thị trường tài chính 9

Sơ đồ 1.2. Các phần hành kiểm toán cơ bản của kiểm toán BCTC 22
Sơ đồ 1.3: Quy trình kiểm toán BCTC – kinh nghiệm thế giới 64
Sơ đồ 2.1: Tóm tắt cơ sở pháp lý trực tiếp cho hoạt động kiểm toán BCTC các
CTNY tại Việt Nam 86

Sơ đồ 2.2: Quy trình kiểm toán BCTC do kiểm toán độc lập tiến hành –
Chương trình kiểm toán mẫu 89

Sơ đồ 2.3: Quy trình kiểm toán BCTC của các CTNY - các CTKT không thuộc
nhóm BIG FOUR 118

Sơ đồ 3.1: Cấu trúc tổ chức bộ máy của CTNY 211
Sơ đồ 3.2: Cơ cấu tổ chức ban kiểm soát 212

1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của Đề tài
Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp (DN) muốn tồn tại, phát triển
cần xác định đúng đắn các nguồn lực kinh tế đang nắm giữ cũng như xu hướng phát

triển của thị trường từ đó đưa ra các các quyết định kinh doanh phù hợp đạt mục
tiêu tối đa hóa lợi nhuận. Một trong các điều kiện để DN thực hi
ện mục tiêu đó là
phát triển thị trường vốn một cách đáng tin cậy và bền vững. Hiện nay, DN có rất
nhiều lựa chọn nhằm mở rộng thị trường vốn trong đó thông qua thị trường chúng
khoán (TTCK) với sự tham gia của các nhà đầu tư trong và ngoài nước là kênh thu
hút vốn tiềm năng, hiệu quả.
Yêu cầu về vốn thúc đẩy thị trường vốn không ngừng phát triển. Từ đó, s
ự ra
đời của TTCK là một tất yếu khách quan, khi các tổ chức tài chính trung gian đã có
trước đây không thể đảm nhận tốt vai trò cung ứng vốn cho nền kinh tế. TTCK là
một thị trường cao cấp, hoạt động của thị trường có những yêu cầu rất khác biệt so
với các thị trường truyền thống như thị trường hàng hoá dịch vụ, thị trường lao
động …: Hàng hoá lưu thông, mua, bán trên thị trường là chứng khoán.
Đây là các
công cụ chu chuyển vốn của nền kinh tế, những hoạt động kinh doanh trên TTCK
dựa vào thông tin là chính, lấy niềm tin làm cơ sở cho sự tồn tại và phát triển của thị
trường. Trong các loại thông tin được cung cấp trên thị trường, thông tin kế toán
được cung cấp dưới dạng các báo cáo tài chính (BCTC) là những thông tin có vai
trò quan trọng đặc biệt: Nó có ảnh hưởng lớn đến mối quan hệ cung – cầu chứng
khoán, là động lực cho quyết định mua vào, bán ra c
ủa nhà đầu tư trên thị
trường sau khi phân tích các BCTC được công bố. Mặt khác đứng trên phương
diện vĩ mô nền kinh tế, những thông tin kế toán của các công ty niêm yết (CTNY)
cũng phần nào nói lên tình hình chung của toàn nền kinh tế, tình hình sức khoẻ tài
chính quốc gia.
Chính vì những lý do trên, yêu cầu đầu tiên của TTCK là phải xây dựng
được một hệ thống thông tin tài chính có chất lượng, một mạng lưới công bố thông

2

tin hiện đại và rộng khắp không chỉ nhằm công bố thông tin có chất lượng cao, mà
còn phải truyền thông tin nhanh chóng, kịp thời, đồng thời phải làm cho các chủ thể
hoạt động kinh doanh trên thị trường có quyền bình đẳng trong việc tiếp nhận thông
tin. Một trong những yếu tố góp phần đảm bảo thông tin công bố của các CTNY
được tin cậy là thông qua hoạt động kiểm toán BCTC của các CTNY.
TTCK Việt Nam trong những năm gần đây đã có s
ự biến đổi mạnh mẽ cả về
số lượng và chất lượng. Với sự tham gia của rất nhiều CTNY và sự ra đời của hàng
trăm công ty chứng khoán đã thể hiện nhu cầu TTCK Việt Nam phát triển vượt bậc.
Cùng với sự phát triển trên, minh bạch hóa thông tin tài chính của các CTNY đang
trở thành nhu cầu cấp bách đối với những người sử dụng. Tuy nhiên độ tin cậy của
thông tin được cung c
ấp là điều quan tâm chủ yếu của các cơ quan quản lý nhà nước
và các nhà đầu tư. Để góp phần đảm bảo tính trung thực, hợp lý và hợp pháp của
thông tin được công khai của các tổ chức niêm yết trên TTCK, Nhà nước Việt Nam
yêu cầu các CTNY trên TTCK Việt Nam phải bắt buộc kiểm toán BCTC hàng năm
do kiểm toán độc lập thực hiện.
Hiện nay, TTCK Việt Nam còn non trẻ và có rất nhiều biến động phức tạp: Số
lượng các CTNY ngày càng gia tăng, hàng hóa trên TTCK đa dạng, phong phú và
phức tạp. Bên cạnh đó, việc thu hút và mở rộng thị trường vốn của các CTNY còn
rất nhiều khó khăn do các nguyên nhân khách quan và chủ quan: Đối với Nhà nước,
việc quản lý vĩ mô đối với TTCK còn bất cập cả về chính sách và thực thi chính
sách; Các CTNY (người gọi vốn) chưa chủ động nắm bắt thị trường nhất là nhu cầu
và mong muốn của nhà đầu tư
; Với các nhà đầu tư, việc phân tích thị trường và tình
hình tài chính của các CTNY chưa hiệu quả cùng với tâm lý dè dặt, e ngại đã cản
trở họ rất nhiều trong việc sử dụng hiệu quả nguồn vốn của mình. Nhằm đảm bảo
cho thị trường hoạt động lành mạnh, phát triển và đảm bảo quyền lợi, trách nhiệm
của các chủ thể tham gia TTCK, việc cung cấp thông tin về tình hình tài chính của
các CTNY phải trung thực, hợp lý và hợp pháp là rất cấp bách. Tuy nhiên, hiện nay

việc kiểm toán BCTC của các CTNY còn nhiều bất cập cả về lý luận và thực tiễn.
Trong tình hình đó và với xu hướng hội nhập kinh tế thế giới nói chung và trong

3
lĩnh vực kiểm toán nói riêng càng đòi hỏi việc cụ thể hóa lý luận về kiểm toán
BCTC các CTNY và nâng cao chất lượng hoạt động kiểm toán.
Nhận thức được tính cấp bách nêu trên, Tác giả mạnh dạn đi vào nghiên cứu
Luận án với Đề tài “ Hoàn thiện kiểm toán báo cáo tài chính của các công ty niêm
yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam”.
2. Mục đích nghiên cứu
Mục tiêu của Luận án là nghiên cứu cụ thể hóa lý luận chung c
ủa kiểm toán
vào kiểm toán BCTC của các CTNY kết hợp với đánh giá thực trạng công tác kiểm
toán BCTC các CTNY trên TTCK Việt Nam để đưa ra một số giải pháp và kiến
nghị nhằm hoàn thiện kiểm toán BCTC của các CTNY trên TTCK Việt Nam, góp
phần hoàn thiện và nâng cao chất lượng kiểm toán nói chung tại Việt Nam hiện nay.
Luận án nghiên cứu cụ thể hóa lý luận chung về TTCK, hoạt động của CTNY
trên TTCK, Luận án nghiên cứu phát triển lý luận về kiểm toán BCTC củ
a các
CTNY cùng kinh nghiệm của các nước có thể áp dụng vào Việt Nam. Trên cơ sở
đó, Luận án phân tích thực trạng kiểm toán BCTC của các CTNY trên TTCK Việt
Nam, đánh giá những mặt đã đạt được, những tồn tại và nguyên nhân của những
hạn chế trong kiểm toán BCTC của các CTNY trên TTCK Việt Nam. Từ nghiên
cứu lý luận và thực tế đó, Tác giả nêu ra các giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện
kiểm toán BCTC của các CTNY trên TTCK Việt Nam hiện nay.
3.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Về đối tượng nghiên cứu, Đề tài tập trung nghiên cứu lý luận kiểm toán BCTC
của các DN từ đó đi sâu vào kiểm toán BCTC của các CTNY trên TTCK Việt Nam.
CTNY được Tác giả nghiên cứu trong Đề tài là công ty cổ phần – công ty

được quyền phát hành cổ phiếu và trái phiếu ra thị trường chứng khoán.
Về phạm vi nghiên cứu, Đề tài tập trung vào kiểm toán BCTC của các CTNY
(công ty cổ phần) trên TTCK do các công ty kiểm toán (CTKT) độc lập thực hiện
trong quan hệ với bộ phận kiểm toán nội bộ cùng việc quản lý rủi ro của các CTNY.
Trong mối quan hệ đó, Luận án cũng chú trọng đến quan hệ giữa kiểm toán BCTC

4
năm với việc soát xét BCTC giữa kỳ như một nội dung quan trọng trong quá trình
nghiên cứu trọng yếu và rủi ro kiểm toán BCTC. Tất nhiên, vấn đề tổ chức soát xét
BCTC cần được nghiên cứu qua một đề tài riêng. Trong quan hệ, Tác giả trực tiếp
khảo sát thực tế tại một số CTKT độc lập như: Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính
Kế toán và Kiểm toán (AASC), CTKT Deloitte Việt Nam; CTKT AVA, CTKT
Nhân Việt, CTKT và Tư vấn Sài Gòn (A&C) - Chi nhánh Hà Nộ
i…
4. Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, Đề tài vận
dụng các phương pháp chung như thu nhận thông tin, tổng hợp, phân tích, thống kê
từ đó đưa ra luận cứ cơ bản về kiểm toán BCTC của các CTNY trên TTCK. Kết
hợp lý luận với thực tiễn, kết hợp cả nghiên cứu định tính với nghiên cứu định
lượng. Cụ th
ể, trên cơ sở những kiến thức đã tích lũy được về kiểm toán BCTC của
các CTNY trên TTCK, kết hợp với việc tham khảo các tài liệu trong và ngoài nước
về lĩnh vực này, Tác giả phân tích và tổng hợp để hoàn thành lý luận chung về kiểm
toán BCTC của các CTNY trên TTCK.
Trong nghiên cứu thực tiễn, Đề tài vận dụng các phương pháp cụ thể như điều
tra, tổng hợp, phân tích thực trạng kiểm toán BCTC của các CTNY trên TTCK Vi
ệt
Nam. Từ nghiên cứu về lý luận và thực tiễn đó, Luận án đề xuất các giải pháp hoàn
thiện kiểm toán BCTC của các CTNY trên TTCK Việt Nam. Cụ thể, Luận án kết
hợp chọn mẫu chủ thể kiểm toán với khách thể kiểm toán: Với khách thể kiểm toán

(CTNY): Tác giả phân loại CTNY theo sàn chứng khoán và quy mô vốn của các
CTNY; Với chủ thể kiểm toán (CTKT): Tác giả chọn mẫu điển hình qua uy tín và
quy mô của các CTKT ( nhóm big four và nhóm còn lại).
Về phương pháp thu thập số liệu: Tác giả kết hợp nhiều phương pháp như trực
tiếp tham gia kiểm toán với một số CTKT tại một số khách hàng là các CTNY; phát
phiếu điều tra; phỏng vấn trực tiếp; sử dụng nguồn dữ liệu thứ cấp.
Về phương pháp phân tích số liệu: Tác giả tiến hành phân tích và xác định mức
độ ảnh hưởng c
ủa các nhân tố tới chất lượng kiểm toán để từ đó tạo cơ sở đề xuất giải

5
pháp hoàn thiện kiểm toán BCTC của các CTNY trên TTCK Việt Nam. Để có dữ liệu
đó, Tác giả tiến hành điều tra và thu thập qua các phương pháp cụ thể sau:
Một là, tham gia thực hiện một số cuộc kiểm toán BCTC của các CTNY trên
TTCK Việt Nam tại một số CTKT độc lập của Việt Nam;
Hai là, khảo sát thực tế và nghiên cứu hồ sơ kiểm toán của một số CTKT;
Ba là, xây dựng “Bảng hỏi” và gửi t
ới các CTKT Việt Nam còn lại. Với mỗi
công ty, Tác giả gửi từ 2 đến 3 phiếu tới đối tượng thu thập ý kiến là thành viên ban
GĐ (GĐ) và kiểm toán viên (KTV). Việc sử dụng bảng hỏi này cho phép thu thập
được số liệu trên phạm vi rộng;
Bốn là, cùng với việc tìm hiểu thông tin qua “Bảng hỏi”, Tác giả trực tiếp gặp
và phỏng vấn các thành viên ban GĐ và KTV của các CTKT nhằm tìm hiểu sâu hơn
về thự
c tế kiểm toán BCTC của các CTNY trên TTCK Việt Nam.
Sau khi đã có được thông tin về thực trạng kiểm toán BCTC của các CTNY
trên TTCK Việt Nam, Tác giả sử dụng các phương pháp thống kê, so sánh, phân
tích và tổng hợp để có được những đặc điểm chung và những điểm khác biệt. Từ
phân tích đó, Luận án khái quát những ưu điểm và nhược điểm nổi bật nhất trong
thực tế kiểm toán BCTC của các CTNY trên TTCK Việt Nam.

Trên c
ơ sở tổng hợp lý luận chung, kết hợp với phân tích thực trạng kiểm toán
BCTC của các CTNY trên TTCK Việt Nam, Tác giả đề xuất những giải pháp và
các kiến nghị hoàn thiện kiểm toán BCTC của các CTNY trên TTCK Việt Nam
nhằm nâng cao chất lượng kiểm toán, tạo niềm tin cho những người quan tâm, góp
phần đẩy mạnh sự phát triển của TTCK Việt Nam hiện nay.
5. Tổng quan về tình hình nghiên cứu
Hiện nay đã có rất nhiều công trình nghiên cứ
u về kiểm toán nói chung và
kiểm toán BCTC nói riêng: Một số luận án tiến sĩ nghiên cứu về kiểm toán và kiểm
toán BCTC như: “Giải pháp nâng cao chất lượng kiểm toán độc lập tại Việt Nam”
(Ngô Đức Long,2002); “Hoàn thiện tổ chức kiểm toán BCTC DN ở Việt Nam”
(Đoàn Thị Ngọc Trai, 2003); “Hoàn thiện kiểm toán BCTC các công ty xây lắp của
các tổ chức kiểm toán độc lập” (Phạm Tiến Hưng,2009); Trong các luận án đ
ó: Tác

6
giả Ngô Đức Long đi vào nghiên cứu hoạt động kiểm toán độc lập nói chung để từ
đó nhằm nâng cao chất lượng kiểm toán độc lập trong những thời kỳ mới phát triển
( Ngô Đức Long, 2002); Tác giả Đoàn Thị Ngọc Trai nghiên cứu khái quát chung
về kiểm toán BCTC trong các DN Việt Nam qua việc tiếp cận về qui trình kiểm
toán chung, về bộ máy kiểm toán, về tổ chức xây dựng chuẩn mực kiểm toán; Ngoài
ra, Tác giả c
ũng tìm hiểu cụ thể về qui trình kiểm toán tại CTKT Việt Nam
(VACO), Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán (AASC), CTKT
và Kế toán (AAC) và tại Kiểm toán Nhà nước; Tác giả Phạm Tiến Hưng nghiên cứu
chuyên sâu về kiểm toán BCTC các DN xây lắp tại Việt Nam qua lý luận và những
đặc điểm chung về BCTC các DN xây lắp cũng như qui trình kiểm toán, đối tượng
kiểm toán, phương pháp kiểm toán, kiểm soát chất lượng qua khảo sát thực tế
tại

một số CTKT độc lập Việt Nam để từ đó tổng hợp thực tiễn về qui trình kiểm toán,
đối tượng kiểm toán, phương pháp kiểm toán và kiểm soát chất lượng.
Bên cạnh các công trình nghiên cứu chung về kiểm toán BCTC đó, một số
luận án tiến sĩ khác nghiên cứu về TTCK và hệ thống kế toán DN như: Hoàn thiện
hệ thống kế toán DN trong điều kiện TTCK Việt Nam đ
ang đi vào hoạt động
(Nguyễn Xuân Hưng, 2004); Phát triển TTCK Việt Nam đến 2020 (Trần Thị Mộng
Tuyết,2008); Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế trong lĩnh vực dịch vụ kế toán, kiểm
toán - thực trạng và giải pháp (Trần Thị Kim Anh, 2008); Hoạt động tài chính của
các DN công nghiệp trên TTCK ở Việt Nam (Nguyễn Thị Loan,2009); Trong các
luận án đó: Tác giả Nguyễn Xuân Hưng qua việc nhìn nhận những bấ
t cập trong hệ
thống kế toán DN khi TTCK đi vào hoạt động và phát triển để đề xuất giải pháp
hoàn thiện chúng; Tác giả Trần Thị Mộng Tuyết qua việc nghiên cứu về hoạt động
của TTCK và thực trạng phát triển TTCK Việt Nam hiện nay về chủ thể tham gia,
các chứng khoán niêm yết và thực trạng hoạt động của TTCK Việt Nam để đưa ra
định hướng cùng các giải pháp phát triển TTCK đến năm 2020; Tác gi
ả Trần Thị
Kim Anh chủ yếu nghiên cứu về hệ thống pháp lý đối với hoạt động dịch vụ kế toán
và kiểm toán của Việt Nam hiện nay trong quan hệ với qui định chung của Tổ chức
Thương Mại quốc tế (WTO) để đáp ứng yêu cầu hội nhập về dịch vụ kế toán, kiểm

7
toán trong kinh tế quốc tế; Tác giả Nguyễn Thị Loan nghiên cứu về hoạt động tài
chính các DN công nghiệp thông qua việc phân tích về quá trình cổ phần hóa các
DN nhà nước, về phương pháp định giá, giá trị DN khi phát hành cổ phiếu ra công
chúng, về hoạt động phát hành chứng khoán, trả cổ tức, trái tức, về hoạt động đầu tư
kinh doanh chứng khoán của các DN công nghiệp trên TTCK Việt Nam từ đó vận
dụng mô hình SWOT để đánh giá hoạt động tài chính củ
a các DN này trên TTCK.

Ngoài ra có một số bài báo trên các tạp chí chuyên ngành của các tác giả như :
Báo cáo kiểm toán CTNY đạt yêu cầu (Bùi Văn Mai – Mạnh Bôn, Báo Đầu tư
Chứng khoán Số 314, 2005); Từ góc nhìn kiểm toán – Thử tìm hiểu nguyên nhân
TTCK Việt Nam liên tục điều chỉnh giảm (Lê Quang Bính, Tạp chí Kiểm toán, Số
3,2008); Một số vấn đề công tác kế toán tài chính tại các CTNY trên TTCK Việt
Nam ( Hoàng Thị Việt Hà, Tạp chí Nghiên cứu Khoa học Kiểm toán Số 17, 2009)
hoặc một số đề tài nghiên cứu cấp Nhà nước như: Giải pháp phát triển kiểm toán
độc lập ở Việt Nam đến năm 2015(GS.TS Ngô Thế Chi – CN Bùi Văn Mai, 2006);
Nâng cao năng lực cạnh tranh của các CTKT độc lập ở Việt Nam hiện nay (PGS.TS
Đoàn Xuân Tiên,2008)… Các tác giả trên đã khái quát trên khía cạnh tổ chức kiểm
toán độc lập, kiểm toán BCTC các CTNY tại Việt Nam hiện nay.
Như vậy, có thể thấy chưa có nghiên cứu thực nghiệm ở
Việt Nam về kiểm toán
BCTC các CTNY trên TTCK Việt Nam. Vì vậy, việc đi sâu vào nghiên cứu về
kiểm toán BCTC của các CTNY trên TTCK hiện nay mang tính thời sự cấp bách.
6. Kết cấu của Luận án
Ngoài Lời mở đầu và Kết luận, Luận án gồm 3 chương sau:
Chương 1: Lý luận chung về kiểm toán báo cáo tài chính của các công ty niêm
yết trên thị trường chứng khoán;
Chương 2: Thực trạng kiểm toán báo cáo tài chính của các công ty niêm yết trên
thị trường chứng khoán Vi
ệt Nam;
Chương 3: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện kiểm toán báo cáo tài chính
của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

8
CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÁC
CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN



1.1 Thị trường chứng khoán và công ty niêm yết trên thị trường chứng
khoán với quản lý
1.1.1 Tổng quan về thị trường chứng khoán
TTCK là một bộ phận quan trọng của thị trường vốn nhằm huy động những
nguồn vốn tiết kiệm trong xã hội tập trung thành nguồn vốn lớn tài trợ dài hạn cho
các DN, các dự án đầu tư, các tổ chức kinh tế và nhà nước để phát triển sản xuất,
tăng cường kinh tế. Đây là nơi diễn ra các hoạt động giao dịch mua bán các loại
chứng khoán. Việc mua bán này được tiến hành ở thị trường sơ cấp khi người mua
mua được chứng khoán lần đầu từ những người phát hành và ở thị trường thứ cấp
khi có sự mua đi bán lại các chứng khoán đã được phát hành ở thị trường sơ cấp. Do
vậy, TTCK là nơi các chứng khoán được phát hành và trao đổi.
Về mặt pháp lý, theo Luật Sửa đổi, Bổ sung một số điều trong Luật Chứng
khoán Việt Nam: “Chứng khoán là bằng chứng xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp
của người sở hữu đối với tài sản hoặc phần vốn của tổ chức phát hành. Chứng
khoán được thể hiện dưới hình thức chứng chỉ, bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử
bao gồm các loại: Cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ; Quyền mua cổ ph
ần, chứng
quyền, quyền chọn mua, quyền chọn bán, hợp đồng tương lai, nhóm chứng khoán
hoặc chỉ số chứng khoán; Hợp đồng góp vốn đầu tư; Các loại chứng khoán khác do
Bộ Tài chính quy định.” [60, tr.1].
Từ đó, TTCK có các đặc trưng sau:
Một là, TTCK xuất hiện khi có các chứng khoán được phát hành và trao đổi;
Hai là, TTCK là thị trường vốn trung và dài hạn;
Ba là, TTCK là thị trường mà ở đó không có sự can thiệp, độc đ
oán hay cưỡng chế
về giá cả . Giá mua bán trên TTCK hoàn toán do cung cầu quyết định;

9
Bốn là, TTCK là hình thức phát triển cao của nền sản xuất hàng hóa, thị trường này

chỉ tồn tại và phát triển trong cơ chế kinh tế thị trường.
Cấu trúc của TTCK được thể hiện qua Sơ đồ 01.1:










Sơ đồ 1.1: TTCK trong hệ thống thị trường tài chính
(Nguồn: Tác giả tổng hợp)
TTCK có nhiều loại nên cần phân loại TTCK theo từng tiêu chí khác nhau:
Thứ nhất, Că
n cứ vào quá trình lưu thông chứng khoán, có thể phân chia
TTCK thành thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp. Thị trường sơ cấp là nơi phát
hành lần đầu chứng khoán ra công chúng, tạo vốn cho đơn vị phát hành và chỉ tạo ra
phương tiện huy động vốn. Thị trường thứ cấp là nơi diễn ra các hoạt động mua bán
những chứng khoán đã được phát hành thông qua thị trường sơ cấp. Những loại
chứng khoán này có thể được mua đi bán lại nhiều lần trên TTCK thứ cấp với
nhiều giá cả cáo thấp khác nhau. Thị trường thứ cấp không ảnh hưởng tới nguồn
vốn cả các tổ chức đã phát hành ra chứng khoán đó nhưng nó giúp tạo nên một yếu
tố quan trọng cơ bản của việc mua bán chứng khoán, đó là tính thanh khoản.
Thứ hai, Căn cứ vào phương thứ
c giao dịch, TTCK bao gồm thị trường tập
trung và thị trường phi tập trung. Thị trường tập trung là thị trường có tổ chức,
trong đó các chứng khoán giao dịch mua bán tại một nơi gọi là Sở Giao dịch chứng
Thị trường tài chính

Thị trường tài chính ngắn hạn
( thị trường tiền tệ)
Thị trường tài chính dài hạn
( thị trường vốn)
Thị trường
tín dụng dài
hạn
Thị trường
cầm cố
Thị trường
chứng khoán

10
khoán hay Trung tâm giao dịch chứng khoán. Thị trường phi tập trung bao gồm thị
trường không qua quầy (OTC) và thị trường giao dich “trao tay” (thị trường thứ ba)
Thứ ba, Căn cứ vào kỳ hạn giao dịch, TTCK bao gồm thị trường trao ngay,
thị trường giao dịch kỳ hạn và thị trường giao dịch tương lai. Thị trường trao ngay
là thị trường mà việc giao dịch mua bán chứng khoán theo giá thỏa thuận khi ký
hợp đồng, nhưng thanh toán và giao nhận ch
ứng khoán sẽ diễn ra tiếp theo sau đó
một hoặc hai ngày. Thị trường giao dịch kỳ hạn là thị trường mà việc giao dịch mua
bán chứng khoán theo giá thỏa thuận khi ký hợp đồng, nhưng thanh toán và giao
nhận chứng khoán sẽ diễn ra sau khoảng thời gian nhất định theo qui định trọng hợp
đồng. Thị trường giao dịch tương lai là thị trường mà việc mua bán chứng khoán
theo loại hợp đồng định sẵ
n, giá cả được thực hiện trong ngày giao dịch nhưng việc
thanh toán và giao nhận chứng khoán sẽ diễn ra trong một kỳ hạn nhất định trong
tương lai.
Như vậy, nói một cách khách quan, đầy đủ và phù hợp với hoạt động thực tế
của TTCK thì TTCK là nơi mà ở đó người ta mua bán, chuyển nhượng và trao đổi

chứng khoán với mục đích kiếm lời.
1.1.2 Công ty niêm yết
trên
thị trường chứng khoán


Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam (Tập 1), công ty là DN do nhiều thành viên
cùng góp vốn cùng chia lợi nhuận hoặc cùng chịu lỗ, tương ứng với phần vốn góp.
[29]. Theo Từ điển Luật học, công ty là sự liên kết của hai hay nhiều cá nhân hoặc
pháp nhân bằng một sự kiện pháp lí nhằm tiến hành các hoạt động để đạt được mục
tiêu chung nào đó. [66]
Tuy nhiên, ở mỗi quốc gia, khái niệm về “công ty” được áp dụ
ng không hoàn
toàn giống nhau. Ở Pháp, công ty (La socie’te’, La compagnie) được hiểu là “tổ
chức của những người góp chung vốn và chung hoạt động nhằm mang lại những lợi
ích hoặc lợi nhuận về kinh tế”[90]. Tại Mỹ, theo Luật Công ty của hầu hết các bang
ở Mỹ, công ty (company, corporation) được hiểu là một thực thể được hình thành
bởi một sự kiện pháp lý, được nhà nước (chính quyền bang) thừa nhận và cấp phép,
thành lập chủ y
ếu nhằm tiến hành các hoạt động kinh doanh [22, tr.6]. Tại Việt

11
Nam, Theo Điều 4, Luật DN của Việt Nam - năm 2005, công ty là các tổ chức kinh
tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh
theo quy định của luật pháp nhằm thực hiện các hoạt động kinh doanh. [58]
Như vậy, công ty được hiểu là một tổ chức của một hoặc nhiều cá nhân, pháp
nhân tiến hành hoạt động kinh doanh theo luật pháp và mục tiêu chung.
Các loại hình công ty thường có những đặc điểm sau:
Một là, Công ty là sự liên kết của cá nhân hoặc pháp nhân. Kết quả của sự liên
kết này tạo ra một tổ chức được pháp luật thừa nhận;

Hai là, Việc hình thành công ty là một sự kiện pháp luật. Theo đó, sự kiện
được nảy sinh trong thực tế và được pháp luật làm phát sinh thay đổi hoặc chấm dứt
các quan hệ pháp luật nhất định;
Ba là, Công ty phải có tên gọi riêng. Tên công ty được đặt theo các qui định cụ
th
ể của luật pháp từng quốc gia;
Bốn là, Công ty phải có tài sản do các chủ sở hữu đóng góp và các chủ sở hữu
có quyền đối với phần vốn góp của mình trong công ty. Đa phần các loại công ty
đều có sự độc lập giữa tài sản của công ty và các chủ sở hữu về quyền cũng như
nghĩa vụ. Tỷ lệ vốn góp của các chủ sở hữu trong công ty thường là căn cứ xác định
quyền hạn và trách nhiệm của họ trong công ty;
Năm là, Công ty phải tự chịu trách nhiệm về tài sản cũng như nghĩa vụ nợ phải
trả theo qui định từng quốc gia;
Sáu là, Mục tiêu chính của công ty là hoạt động kinh doanh với mục đích kiếm lời;
Tuy nhiên, tùy theo từng loại công ty khác nhau, những đặc điểm trên cũng
được thể hiện khác nhau. Theo Từ đi
ển Luật học, Công ty cổ phần là công ty, trong
đó vốn điều lệ được chia thành các phần bằng nhau, nhỏ nhất gọi là cổ phần [66].
Theo Điều 77 – Luật DN Việt Nam, công ty cổ phần là DN, trong đó: “Vốn điều lệ
được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần; Cổ đông có thể là tổ chức, cá
nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là ba và không hạn chế số lượng tối đa; Cổ đông
chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của DN trong phạm

12
vi số vốn đã góp vào DN; Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của
mình cho người khác”. [58]
Có rất nhiều loại công ty cổ phần. Tùy vào cơ cấu tổ chức có thể có: công
ty hoạt động riêng lẻ, độc lập và công ty hoạt động theo mô hình tập đoàn kinh
doanh (mô hình công ty mẹ-công ty con). Công ty hoạt động theo mô hình tập
đoàn kinh doanh.

Đặc trưng cơ bản của công ty cổ phần:
Một là, Công ty có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận
đăng kí kinh doanh, chịu trách nhiệm trước các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản của
công ty trong phạm vi giá trị tài sản của công ty;
Hai là, Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần.
Công ty cổ phần phải có cổ phiếu phổ thông và có thể phát hành cổ phiếu ưu đãi các
loại như c
ổ phiếu ưu đãi cổ tức, cổ phiếu ưu đãi hoàn lại, cổ phiếu ưu đãi biểu
quyết, cổ phiếu ưu đãi khác do điều lệ công ty quy định. Cổ phần được chuyển
nhượng tự do, trừ cổ phần ưu đãi biểu quyết không được chuyển nhượng. Trong 3
năm đầu, kể từ ngày công ty được đăng kí kinh doanh cổ phần ph
ổ thông của cổ
động sáng lập chỉ được chuyển nhượng cho người ngoài nếu được sự chấp thuận
của đại hội cổ đông;
Ba là, cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân với số lượng tối thiểu là 3 và không
hạn chế số lượng tối đa;
Bốn là, công ty được quyền phát hành chứng khoán các loại để huy động vốn
trong công chúng.

Như vậy, công ty cổ phần là loại hình DN được xây dựng trên mối quan hệ về
đầu tư vốn giữa các cá nhân, các tổ chức với sự đa dạng của các chủ sở hữu và cùng
mục tiêu kinh doanh chung. Vì vậy, để đảm bảo sự công bằng giữa các chủ sở hữu
và công khai minh bạch các thông tin, nhu cầu kiểm toán nói chung và kiểm toán
BCTC nói riêng là rất cần thiết và có tác dụng thiết thực.
Khi nền kinh tế thị
trường phát triển, sự ra đời của TTCK đã hình thành rất
nhiều mối quan hệ giữa các chủ thể tham gia TTCK. Các chủ thể tham gia TTCK

13
tập trung thường bao gồm: Uỷ ban chứng khoán quốc gia; sở giao dịch chứng

khoán; các tổ chức phát hành chứng khoán; các nhà đầu tư chứng khoán; các định
chế tài chính trung gian.
Theo Từ điển Thuật ngữ thị trường chứng khoán Anh – Việt (Dictionary of
stock market), Nhà phát hành chứng khoán là thực thể pháp lý có quyền phát hành
và phân phối chứng khoán. [67]
Theo Luật Sửa đổi, Bổ sung một số điều trong Luật Chứng khoán Việt Nam, tổ
chức phát hành là tổ chứ
c thực hiện chào bán chứng khoán ra công chúng. [60]
Như vậy, tổ chức phát hành là các tổ chức cần vốn thông qua TTCK. Tổ chức
phát hành là người cung cấp các chứng khoán - hàng hóa của TTCK – trên TTCK.
Tổ chức phát hành chứng khoán bao gồm: Chính phủ - phát hành tín phiếu kho
bạc, trái phiếu kho bạc, trái phiếu đầu tư; Chính quyền địa phương – phát hành trái
phiếu để tài trợ cho các dự án, nhu cầu chi tiêu của chính quyền địa phương; các
công ty cổ phần – phát hành cổ phiếu và trái phiếu củ
a công ty; các doanh nghiệp
nhà nước (DNNN) và công ty TNHH – phát hành trái phiếu DN; Các quỹ đầu tư
chứng khoán và công ty quản lý quỹ - phát hành chứng chỉ quỹ đầu tư.
Các tổ chức phát hành chứng khoán tiến hành chào bán chứng khoán lần đầu
qua thị trường sơ cấp nhằm tăng vốn phục vụ cho việc tài trợ các dự án, mục tiêu
hoạt động của tổ chức phát hành. Sau đó, chứng khoán đã được phát hành được giao
dịch, mua bán, trao đổi trên thị tr
ường thứ cấp. Hình thức chào bán chứng khoán ra
công chúng bao gồm chào bán chứng khoán lần đầu ra công chúng, chào bán thêm
cổ phần hoặc quyền mua cổ phần ra công chúng và các hình thức khác. Chứng
khoán có thể được giao dịch trên thị trường giao dịch tập trung (thông qua Sở giao
dịch chứng khoán hoặc trung tâm giao dịch chứng khoán) và thị trường phi tập
trung. Các tổ chức phát hành tiến hành niêm yết chứng khoán là việc công bố chứng
khoán đủ tiêu chuẩn được giao dịch tại thị trườ
ng giao dịch tập trung. Theo Điều 6
– Luật Chứng khoán Việt Nam, niêm yết chứng khoán là việc đưa các chứng khoán

có đủ điều kiện vào giao dịch tại Sở giao dịch chứng khoán hoặc Trung tâm giao
dịch chứng khoán. [59]

14
Theo Từ điển Thuật ngữ thị trường chứng khoán Anh – Việt (Dictionary of
stock market), CTNY là công ty có các cổ phần được ghi trên thị trường chính của
sở giao dịch chứng khoán. [67]
Như vậy, CTNY là một tổ chức phát hành chứng khoán trên TTCK tập
trung; là công ty cổ phần tiến hành phát hành chứng khoán trên TTCK tập trung
nhằm huy động vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty; là công ty
có chứng khoán (cổ phiếu và trái phiếu) được niêm yết trên sở giao dịch ch
ứng
khoán hoặc trung tâm giao dịch chứng khoán.
CTNY được quyền phát hành chứng khoán dưới dạng cổ phiếu và trái phiếu ra
công chúng. Cổ phiếu là loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của
người sở hữu đối với một phần vốn cổ phần của CTNY. Trái phiếu là loại chứng
khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một ph
ần vốn
nợ của tổ chức phát hành.
Cổ phiếu gồm có hai loại cơ bản là cổ phiếu thường và cổ phiếu ưu đãi. Cổ
phiếu thường là loại cổ phiếu thông dụng nhất. Cổ phiếu này không có thời gian đáo
hạn, thể hiện quyền sở hữu vĩnh viễn đối với công ty. Cổ đông nắm giữ cổ phiếu
th
ường chính là chủ sở hữu của công ty, có quyền tham gia kiểm soát và điều khiển
các công việc của công ty. Cổ phiếu thường không quy định mức cổ tức tối đa hay
tối thiểu mà cổ đông được nhận. Tỉ lệ cũng như hình thức chi trả cổ tức cho cổ đông
tuỳ thuộc vào kết quả hoạt động và chính sách của công ty, do HĐQT quyết định.
Như vậy, thu nhập mà cổ phiếu thường mang lại cho cổ đông là thu nhập không cố
định. Đó có thể là mức lợi tức cao nhưng đồng nghĩa với việc chấp nhận mức rủi ro
cao. Khi công ty phải thanh lý tài sản, cổ đông thường chỉ được nhận những gì còn

lại sau khi công ty trang trải xong tất cả các nghĩa vụ như thuế, nợ và cổ phiếu ưu
đãi. Các công ty thường cố gắng duy trì t
ỉ lệ nợ/vốn cổ phần để giữ vững khả năng
thanh toán, củng cố uy tín tài chính. Khi tỉ lệ này ở mức thấp, nếu cần vốn thì các
công ty thường lựa chọn cách phát hành trái phiếu tức là tăng nợ mà không tăng vốn
cổ phần. Nếu tỉ lệ này ở mức cao, công ty phải tránh tăng thêm tỉ lệ nợ/vốn cổ phần
và chọn cách phát hành cổ phiếu. Thông thường nếu công ty dự kiến trong vài năm

15
tới lợi nhuận của công ty có thể tăng ổn định thì họ không muốn huy động vốn bằng
cách phát hành cổ phiếu thường mới bởi các cổ đông cũ muốn giành quyền kiểm
soát và quyền hưởng lợi nhuận. Cũng có trường hợp công ty phát hành thêm cổ
phiếu khi giá của cổ phiếu tăng trên TTCK. Giá cổ phiếu tăng lên là một dấu hiệu
có nhiều cơ hội đầu tư và mở rộng công ty. Cổ phiếu ưu đãi là công cụ tạo vốn
trung gian giữa cổ phiếu thường với trái phiếu. Trong điều kiện bình thường, cổ
đông ưu đãi sẽ nhận được lượng cổ tức cố định theo tỉ lệ ấn định. Trong trường hợp
công ty không có đủ lợi nhuận để trả theo tỉ lệ đó, công ty sẽ trả theo khả n
ăng có
thể, và một khi cổ đông ưu đãi chưa được trả cổ tức thì cổ đông thường cũng chưa
được trả. Thông thường trong tổng số vốn huy động thì cổ phiếu ưu đãi chỉ chiếm
một tỉ trọng nhỏ. Tuy nhiên trong một số trường hợp việc sử dụng cổ phiếu ưu đãi
lại tỏ ra thích hợp. Đó là khi công ty v
ừa muốn tăng VCSH, đồng thời lại không
muốn san sẻ quyền lãnh đạo. Tuy nhiên, khi tình hình tài chính của công ty đang
gặp khó khăn thì việc trả lãi thường xuyên và cố định cũng là điều bất lợi. Cổ phiếu
ưu đãi là công cụ tài trợ lưỡng tính (giữa cổ phiếu thường và trái phiếu). Hiếm khi
cổ đông nắm giữ cổ phiếu ưu đãi có quyền bỏ phiếu đầy đủ. Khi mà tình hình tài
chính của công ty gặp khó khăn thì công ty có thể hoãn trả lợi tức cho cổ phiếu ưu
đãi trong một thời gian nhất định. Nếu quá thời gian này, cổ đông của những cổ
phiếu đó có thể bỏ phiếu. Khác với chi phí lãi vay được giảm trừ khi tính thuế thu

nhập DN, cổ tức không được tính vào chi phí hợp lý mà lấy từ lợi nhuận sau thuế.
Tuy nhiên, điều kiện ưu đãi c
ủa cổ phiếu ưu đãi đã làm giảm rủi ro, có thể tăng tính
hấp dẫn đối với các nhà đầu tư và giảm chi phí huy động vốn đối với nhà phát hành.
Như vậy, công ty sẽ phát hành cổ phiếu ưu đãi khi mà công ty muốn tăng VCSH,
chống lại được sự phá sản của công ty nhưng lại không muốn san sẻ quyền lãnh
đạo. Nói cách khác công ty phát hành cổ phiếu ưu đãi khi sử dụng cổ
phiếu thường
và trái phiếu là bất lợi.
Để trở thành CTNY trên TTCK cần phải có các tiêu chuẩn hay điều kiện
cụ thể tùy thuộc vào qui định của từng sở giao dịch trên từng quốc gia. Thông

16
thường, các CTNY cần đảm bảo cả hai loại tiêu chuẩn : tiêu chuẩn định tính và
tiêu chuẩn định lượng.
Nhóm tiêu chuẩn định tính: Triển vọng phát triển của tổ chức phát hành; tính
khả thi của phương án sử dụng vốn huy động được từ đợt phát hành; nhận xét của
KTV về BCTC của công ty; lợi ích kinh tế mang lại của công ty đối với nền kinh tế
quốc dân; việc thực hiện công tác công bố thông tin;….
Nhóm tiêu chuẩn định lượng: Thời gian hoạt động - công ty phải có thời gian
hoạt động liên tục trong một số năm nhất định tính đến thời điểm niêm yết; quy mô
vốn - công ty cần có số vốn góp vốn cổ đông mức độ nhất định đủ lớn để tạo cơ sở
tiềm lực tài chính mạnh; phân phối quyền sở hữu cổ phần - công ty cần có s
ố lượng
cổ đông nhất định để đảm bảo khả năng hoàn tệ của cổ phiếu được niêm yết; hiệu
quả hoạt động - công ty phải có lợi nhuận trong một số năm tính đến thời điểm niêm yết.
Cơ sở pháp lý đối với CTNY trên TTCK
Niêm yết chứng khoán là việc đưa các chứng khoán có đủ tiêu chuẩn vào đăng
ký và giao dịch tại thị trường giao d
ịch tập trung. Để được niêm yết trên thị trường,

công ty xin niêm yết phải đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật. Khi
đã có chứng khoán được niêm yết trên thị trường, CTNY cũng phải tuân thủ một số
yêu cầu như nghĩa vụ công bố thông tin, BCTC phải được kiểm toán… để đảm bảo
TTCK hoạt động hiệu quả. Tất cả những điều kiện, yêu cầu, quy định đó đối với
CTNY thuộc phạm vi điều chỉnh của các luật như luật DN, luật chứng khoán, ngoài
ra còn có các văn bản liên quan đến các ngành nghề đặc thù của CTNY như luật bảo
hiểm xã hội…Cụ thể:
Một là, các sắc luật về DN là cơ sở pháp lý đảm bảo sự hoạt động của các DN
nói chung và CTNY nói riêng tuân thủ qui định;
Hai là, luật chứng khoán là vă
n bản pháp luật quy định những vấn đề chung
nhất về chứng khoán và TTCK, tạo khuôn khổ pháp lý cao cho hoạt động của
TTCK. Luật chứng khoán có phạm vi điều chỉnh cả thị trường phát hành cũng như
thị trường giao dịch, đồng thời điều chỉnh hoạt động của các thành viên tham gia thị

×