Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Thị trường bán lẻ việt nam trước thềm mở cửa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (152.57 KB, 9 trang )

Trung tâm Thông tin – Tư liệu, CIEM
1
Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương
Trung tâm Thông tin – Tư Liệu
------------------------------------------------------------

THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ VIỆT NAM TRƯỚC THỀM MỞ CỬA

Việt Nam đang từng bước hội nhập sâu, rộng vào nền kinh tế quốc tế. Quá
trình hội nhập buộc chúng ta phải thực hiện các cam kết mở cửa thị trường
nội địa. Quá trình mở cửa và sự phát triển nền kinh tế thị trường đã mang lại
cho nền kinh tế nước ta những cơ hội to lớn đồng thời cũng đặt ra những
thách thức mới với hầu hết các ngành nghề và lĩnh vực. Trong đó lĩnh vực
phân phối hàng hoá không phải là một ngoại lệ.
Hệ thống phân phối về cơ bản bao gồm mạng lưới bán buôn và bán lẻ. Hệ
thống này ngày càng phát triển và đa dạng do có sự tham gia của nhiều
thành phần kinh tế đó là các doanh nghiệp, tập đoàn, các công ty đa quốc gia
hệ thống các cửa hàng bán lẻ, siêu thị, các trung tâm thương mại… Sự phát
triển của hệ thống bán lẻ ngày càng có vai trò quan trọng trong sự phát triển
kinh tế, giữ vai trò liên kết giữa nhà sản xuất và tiêu dùng, nó tác động trực
tiếp đến lợi nhuận của nhà sản xuất và lợi ích của người tiêu dùng. Việc xây
dựng và phát triển hệ thống phân phối đã và đang trở thành một dạng thức
kinh doanh mang tính cạnh tranh cao.
Sự phát triển của hệ thống phân phối hàng hoá làm cho quá trình chuyển
dịch hàng hoá gắn liền với nhu cầu thực tế của thị trường, giúp cho nhà sản
xuất có những điều chỉnh thích hợp. Cùng với tiến trình hội nhập kinh tế
quốc tế các doanh nghiệp Việt Nam đang hoạt động trong lĩnh vực phân
phối cũng phải đương đầu với sự cạnh tranh với các doanh nghiệp nước
ngoài nhiều kinh nghiệm. Để tồn tại và phát triển lớn mạnh các doanh
nghiệp Việt Nam cần xây dựng cho mình một hướng đi thích hợp. Bên cạnh
đó nhà nước cần có những chính sách đúng đắn, cụ thể để hỗ trợ, đảm bảo


cho các doanh nghiệp phát triển đúng định hướng qua đó thúc đẩy sự phát
triển thương mại nói riêng và nền kinh tế nói chung.

Trung tâm Thông tin – Tư liệu, CIEM
2
1. Thực trạng thị trường bán lẻ Việt Nam
Những năm vừa qua, thị trường bán lẻ Việt Nam đã có nhiều biến chuyển
mạnh mẽ. Mạng lưới kinh doanh bán lẻ theo hướng hiện đại đã được hình
thành và phát triển. Hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện
lợi, chợ đầu mối… xuất hiện ngày càng nhiều và làm thay đổi bộ mặt thị
trường bán lẻ ở các thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải
Phòng, Đà Nẵng… Nếu như năm 1995, Việt Nam chỉ có 10 siêu thị và hai
trung tâm thương mại, thì năm 2007, có khoảng 200 siêu thị và đại siêu thị,
32 trung tâm thương mại, hơn 1,000 cửa hàng tiện lợi, gần 10,000 chợ trong
đó có khoảng 6790 chợ tại khu vực nông thôn và 3,210 chợ tại khu vực
thành thị, đã và đang xây dựng hơn 150 chợ đầu mối buôn bán hàng nông
sản cấp địa phương.
Hình thức mua sắm truyền thống chiếm phần lới tổng doanh thu bán lẻ,
nhưng đang có bước chuyển mạnh sang mô hình kinh doanh hiện đại. Số
lượng các cửa hàng mặt tiền đang giảm do được nâng cấp thành các trung
tâm thương mại. Phần lớn các siêu thị, trung tâm thương mại nhất là các siêu
thị và trung tâm thương mại tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đã đáp
ứng được các điều kiện và tiêu chuẩn theo quy định và hoạt động có hiệu
quả, có triển vọng tăng trưởng và phát triển tốt trong tương lai.
Thị trường bán lẻ Việt Nam đã có những bước phát triển khá mạnh, đặc
biệt trong 3 năm gần đây mức tăng trưởng thường xuyên đạt trên 20% . Năm
2007, Ngân hàng thế giới cho biết, VN xếp thứ 4 thế giới với chỉ số bán lẻ
đạt 74/100 điểm, Việt Nam chỉ đứng sau Ấn Độ, Nga và Trung Quốc về
mức độ hấp dẫn của thị trường bán lẻ.
Bảng 1: Nhóm các thị trường bán lẻ hấp dẫn nhất thế giới

Xếp
hạng Quốc gia
Độ
hấp dẫn
(%)
Rủi ro
Quốc gia (%)
Độ
bão hòa
(%)
Áp lực
T.gian
(%) Điểm số
1 Ấn Độ 42 67 80 74 92
2 Nga 52 62 53 90 89
3 Trung Quốc 46 75 56 84 86
4 Việt Nam 34 57 76 59 74
5 Ukraina 43 41 44 88 69
Nguồn: AT Kearney 2007
Trung tâm Thông tin – Tư liệu, CIEM
3
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tổng mức bán lẻ và dịch vụ của Việt
Nam năm 2007 là 726.113 tỉ đồng, tăng tới 23,3% so với năm 2006. Đó là
điều dễ hiểu bởi những năm gần đây, ngành bán lẻ VN xuất hiện thêm nhiều
tập đoàn nước ngoài như Metro Cash&Carry, Bourbon, Parkson và các
doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam như: Hapro, Phú Thái Group, Nguyễn Kim,
Saigon Co.op...
Có thể nói rằng, thị trường bán lẻ Việt Nam đang rất hấp dẫn. Các doanh
nghiệp bán lẻ coi đây là cơ hội kinh doanh lớn và đang chuẩn bị cho cuộc đổ
bộ vào thị trường Việt Nam. Kênh siêu thị và trung tâm thương mại mới

chiếm trên 10% thị phần bán lẻ và hầu như mới phát triển mạnh ở các đô thị.
Hiện tại vẫn còn non nửa các tỉnh thành Việt Nam chưa xuất hiện loại hình
mua bán hiện đại này. Do đó, nhìn về dài hạn thị trường bán lẻ vẫn còn rất
nhiều khoảng trống. Đây là lý do để các doanh nghiệp bán lẻ nội địa đang
mở rộng phạm vi về các tỉnh lẻ, chiếm những mặt bằng tốt, vị trí đẹp khi mà
các đại gia nước ngoài chưa kịp để ý đến.
Cuộc cạnh tranh cũng bắt đầu diễn ra sôi nổi khi các nhà kinh doanh bán
lẻ trong nước vào cuộc và đang quyết tâm chiếm lĩnh thị trường sân nhà.
Một số tập đoàn lớn về bán lẻ đã được thành lập và phát triển như Saigon
Co-op Mart, Satra, Citimart, Maximark, Hapro, Phú Thái, Intimex,
Fivimart…và hàng loạt của hàng bán lẻ chuyên ngành đã được hình thành và
mở rộng. Các doanh nghiệp Việt Nam đang có dấu hiệu xích lại gần nhau
nhằm tận dụng những lợi thế của nhau trong cuộc cạnh tranh với các doanh
nghiệp nước ngoài trong quá trình mở cửa. Đáng chú ý là sự liên kết của 4
doanh nghiệp Hapro, Saigon Co-op, Phú Thái, Satra. Sự liên kết giữa 4 nhà
(VDA) là một dấu hiệu tích cực của thị trường bán lẻ Việt Nam từ việc mở
cửa thị trường.
Một trong những nhân tố chính củng cố sự lạc quan của các nhà kinh
doanh bán lẻ là cơ cấu dân số của Việt Nam. Hiện tại, Việt Nam với dân số
khoảng trên 85 triệu người trong đó 65% là dân số trẻ, tỷ lệ gia tăng trong
tiêu dùng vượt xa so với tốc độ tăng dân số (năm 2006 tỷ lệ tăng dân số
1.21% trong khi chỉ số giá tiêu dùng tăng 6.6%). Thu nhập bình quân đầu
người dần được cải thiện và kéo theo đó là mức chi tiêu của người dân cũng
tăng lên. GDP bình quân đầu người năm 2005 là 638,4 USD năm 2006 đạt
725,3 USD, năm 2007 đạt 835 USD, năm 2008 ước đạt khoảng 960 USD.
Trung tâm Thông tin – Tư liệu, CIEM
4
Tại Việt Nam đang dần hình thành thế hệ khách hàng có sở thích “mua sắm”
ngày càng “sành điệu”.
Tỷ lệ tiêu dùng so với GDP của Việt Nam cũng thuộc loại cao so với các

nước trong khu vực (Việt Nam trên 70%, Singapore 55,9%, Malaysia
58,2%, Thái Lan 67,7%...) Việt Nam cũng là cửa ngõ để dẫn vào các thị
trường như Lào, Campuchia…
Sự quan tâm chú ý của các nhà đầu tư ngày càng tăng mạnh sau khi Việt
Nam gia nhập WTO với cam kết mở cửa thị trường bán lẻ để các nhà đầu tư
nước ngoài được trực tiếp tham gia. Theo đó:
• Từ tháng 1/2007, các nhà đầu tư nước ngoài đã được phép thành lập
các công ty liên doanh phân phối hàng hoá, trong đó phía nước ngoài được
phép chiếm giữ 49% số vốn.
• 01/01/2008 cho phép liên doanh không hạn chế vốn góp từ phía nước
ngoài.
• 01/01/2009 cho phép thành lập các doanh nghiệp bán lẻ 100% vốn
nước ngoài.
• 01/01/2010 các doanh nghiệp FDI được cung cấp dịch vụ bán buôn,
bán lẻ tất cả các mặt hàng sản xuất tại Việt Nam và nhập khẩu hợp pháp vào
Việt Nam.
Theo lộ trình mở cửa cùng với những thuận lợi từ thị trường bán lẻ Việt
Nam, đã thu hút sự quan tâm rất lớn của các tập đoàn bán lẻ trên thế giới.
Hiện nay ba tập đoàn bán lẻ hàng đầu là Wal – Mart (Mỹ), Carefuor (Pháp)
và Tesco (Anh) đang rất chú ý tới Việt Nam. Đây là những tập đoàn lớn với
khả năng cạnh tranh lớn, hứa hẹn sẽ mang đến cho thị trường Việt Nam
những thay đổi mạnh mẽ và làm cho thị trường bán lẻ Việt Nam thêm sôi
động.
Bên cạnh đó, Việt Nam đang có sự gia tăng đáng kể của các chủ sản xuất
và kinh doanh vào hệ thống phân phối: Với mục tiêu tăng trưởng bình quân
GDP thời kỳ 2001 – 2010 là 7 - 7.5%/năm thì quy mô về tổng mức lưu
chuyển hàng hóa bán lẻ và dịch vụ ở thị trường trong nước vào năm 2010 sẽ
ở mức 600 – 650 nghìn tỷ đồng. Theo dự báo, tỷ trọng bán lẻ theo thành
phần kinh tế đến năm 2010 : khu vực kinh tế trong nước chiếm khoảng 93%,
khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 7%. Đến năm 2020 tỷ trọng này

Trung tâm Thông tin – Tư liệu, CIEM
5
tương ứng là 80% và 20%. Tỷ trọng mức bán lẻ hàng hóa qua loại hình
thương mại hiện đại đạt 20% (khoảng 160 nghìn tỷ đồng) và đến năm 2020
phấn đấu đạt 40% (khoảng 640 nghì tỷ đồng). Sự tăng trưởng mạnh và bền
vững về kinh tế cùng với sự ổn định về chính trị - xã hội là nhân tố quan
trọng trong việc thu hút sự quan tâm của các tập đoàn bán lẻ trên thế giới.
Như vậy, thị trường kinh doanh bán lẻ của Việt Nam được cho là đầy hứa
hẹn của thế giới nhờ vào quy mô thị trường, sự gia nhập WTO gần đây và sự
phát triển ổn định của nền kinh tế cùng các loại hình giải trí đang phát triển
và mức thu nhập thực tế tăng cao. Các xu hướng này vẫn còn tiếp tục phát
triển trong thời gian dài nữa do đầu tư trực nước ngoài đang tăng lên và quá
trình đô thị vẫn đang diễn ra mạnh mẽ. Đây là những điều thuận lợi cho thị
trường bán lẻ Việt Nam phát triển và hội nhập vào nền kinh tế thế giới.
2. Trở ngại của thị trường bán lẻ Việt Nam
Hệ thống phân phối hàng hóa ở nước ta đã phát triển tương đối mạnh cả
về số lượng, chất lượng và quy mô, bước đầu thỏa mãn nhu cầu đa dạng của
người dân, tác động tích cực vào quá trình chuyển đổi nền kinh tế thị trường.
Tuy nhiên, cho đến nay do nhiều nguyên nhân khác nhau thị trường bán lẻ
Việt Nam vẫn chưa được khai thác một cách thực sự hợp lý, sự phát triển
thiếu quy hoạch và đồng bộ, chưa đáp ứng được nhu cầu hội nhập kinh tế
quốc tế. Trên thực tế, người tiêu dùng vẫn chưa có nhiều cơ hội để lựa chọn
những sản phẩm chất lượng tốt, giá cả phù hợp. Trong khi đó, người sản
xuất còn đang gặp nhiều khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm đặc biệt là các
sản phẩm nông nghiệp. Việc thiếu hụt các hệ thống phân phối hàng hóa trên
thị trường đang trở thành một trong những nhân tố làm cho nền kinh tế Việt
Nam kém sức cạnh tranh.
Các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều khó khăn,
thách thức. Các thách thức này xuất hiện từ nhiều phía: từ môi trường kinh
tế vĩ mô, từ nội tại các doanh nghiệp bán lẻ, từ nhà sản xuất, từ nhà trung

gian và từ chính người tiêu dùng… Các khó khăn có thể được nhắc tới hiện
nay gồm:
Một là, hệ thống mạng lưới phân phối bán lẻ ở nước ta ở trình độ chưa
cao do xuất phát điểm thấp bởi vì trong một thời gian dài, hệ thống siêu thị,
trung tâm thương mại, cửa hàng còn manh mún nhỏ lẻ, Việc chiếm lĩnh thị
trường còn yếu trong khi đó các tập đoàn nước ngoài khá thành công trong

×