Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Tài liệu Thị trường bán lẻ Việt Nam đã “chạm đáy” pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (203.02 KB, 2 trang )

Thị trường bán lẻ Việt Nam đã “chạm đáy”
Nếu như năm 2008, Việt Nam được Tập đoàn tư vấn A.T.Kearney xếp “ngôi Hậu” trong “làng
bán lẻ toàn cầu” với sự tăng điểm ngoạn mục, năm 2009 tụt xuống hạng 6 sau các nước Ấn Độ,
Nga, Trung Quốc, Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất và Ả rập Xê út; thì năm nay, vị trí xếp
hạng trong thị trường bán lẻ toàn cầu của Việt Nam đã tụt xuống thứ 14, vị trí thấp nhất trong 7
năm xếp hạng.



Theo các chuyên gia phân tích, nguyên nhân quan trọng nhất khiến thị trường bán lẻ toàn cầu
của Việt Nam bị tụt dốc quá sâu như vậy chính là độ hấp dẫn của thị trường bán lẻ nước ta đã
bị suy giảm hết sức trầm trọng.

Nhìn vào bảng điểm của vị trí xếp hạng toàn cầu, ta có thể thấy 100 điểm là có sức hấp dẫn
cao và 0 điểm là sức hấp dẫn kém. Tuy nhiên, thị trường Việt Nam chỉ đạt có 12,3 điểm. Điểm
số này cũng chính là mức “đáy” trong suốt 7 năm qua, bởi số điểm cao nhất chúng ta đạt được
ở tiêu chí này trong hai năm 2007 và 2008 là 34 điểm; năm 2004 đạt 29 điểm; hai năm 2005 và
2006 cùng đạt 24 điểm; còn năm 2009 vừa qua chỉ còn 16 điểm.

Ở yếu tố áp lực thời gian, (0 điểm là không có áp lực; 100 điểm là cần nhanh chóng xâm nhập)
và rủi ro quốc gia, rủi ro kinh doanh (0 điểm là rủi ro cao; 100 điểm là rủi ro thấp), chúng ta đang
từ mức “đỉnh” với 99 điểm năm 2008, thị trường bán lẻ của ta bị mất 2 điểm trong năm 2009 và
xuống chỉ còn 50,2 điểm trong năm nay. Điều này cũng góp phần quan trọng khiến thị trường
bán lẻ của Việt Nam tụt dốc.

Ở tiêu chí rủi ro quốc gia và rủi ro kinh doanh được lượng hoá qua một loạt các yếu tố như rủi
ro chính trị, cải cách kinh tế, chỉ số nợ, chi phí kinh doanh, tình hình vi phạm pháp luật trong
kinh doanh, tình hình vỡ nợ , thị trường bán lẻ chỉ đạt 49,4 điểm, giảm khá nhiều so với hai
năm 2004 và 2005 (52 và 54 điểm), đặc biệt là so với hai năm 2007 và 2008 (cùng đạt 54
điểm), nhưng vẫn cao hơn nhiều so với năm 2006 (43 điểm) và càng cao hơn so với mức “đáy”
chỉ với 34 điểm trong năm 2009 vừa qua.



Đánh giá của các nhà chuyên môn cho thấy, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam vẫn rất
khả quan dù đã và phải chống chọi lại những ảnh hưởng cực lớn của cuộc khủng hoảng kinh tế
toàn cầu. Tuy nhiên, với quy mô của một thị trường tiêu dùng trên 86 triệu dân, chúng ta vẫn
còn những “khoảng trống” để các nhà kinh doanh có thể tổ chức khai thác.

×