Tải bản đầy đủ (.doc) (58 trang)

Khung pháp lý đối với khuyến mại ở Việt Nam như thế nào?

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (477.26 KB, 58 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay, tốc độ tăng trưởng kinh tế của đất nước ngày càng phát triển nhanh và
mạnh. Số lượng hàng hóa được sản xuất ngày càng nhiều cùng với nó là chất lượng
hàng hóa cũng ngày càng được nâng cao, mẫu mã, chủng loại của các mặt hàng ngày
càng phong phú, đa dạng. Điều đó đòi hỏi các nhà sản xuất phải tích cực hơn trong
khâu tiêu thụ sản phẩm. Phải làm thế nào để sản phẩm sản xuất ra phải tiêu thụ được
nhanh chóng và thu lợi nhuận cao?
Nhằm mục đích tiêu thụ sản phẩm, các nhà sản xuất đã đưa ra nhiều hình thức
quảng cáo sản phẩm của mình. Cụ thể như: giới thiệu sản phẩm, dùng thử sản phẩm
trong một thời gian…Nền kinh tế hàng hóa hiện nay gọi đó là khuyến mại và các hình
thức này không còn xa lạ gì với người tiêu dùng. Ai cũng đã từng ít nhất một lần quan
tâm đến các hình thức khuyến mại sản phẩm của các nhà sản xuất. Kinh tế ngày càng
phát triền thì nhu cầu về thị trường cũng ngày càng được nâng cao. Do chất lượng
cuộc sống ngày càng được nâng cao, người tiêu dùng ngày nay hiểu rất rõ về các sản
phẩm mình mua, họ đòi hỏi cao hơn về chất lượng cũng như giá cả của hàng hóa. Vì
vậy, cuộc cạnh tranh giữa các nhà sản xuất ngày càng quyết liệt hơn. Muốn đi đầu
trong việc tiêu thụ hàng hóa, đòi hỏi họ phải nâng cao chất lượng sản phẩm của mình
đồng thời tiếp thị và đưa ra các hình thức khuyến mại hấp dẫn dành cho khách hàng.
Vậy khuyến mại là gì? Khung pháp lý đối với khuyến mại ở Việt Nam như
thế nào? Đây sẽ là những câu hỏi cần thiết cho những người muốn tham gia vào thị
trường cũng như những người muốn tìm hiểu sâu hơn về khuyến mại. Đề tài nghiên
cứu của nhóm 1 hi vọng sẽ giúp các bạn sáng tỏ những câu hỏi trên. Rất mong nhận
được lời góp ý của thầy và các bạn để hoàn thiện hơn nữa.
Trân trọng,
Tập thể nhóm 1
1
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU…………………………………………………………….3
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: TÌM HIỂU CHUNG VỀ KHUYẾN MẠI 4
1.1.Khái niệm và đặc điểm 4


1.1.1.Khái niệm 4
1.1.2.Đặc điểm của khuyến mại 4
1.2.Các hình thức khuyến mại (Điều 92) 5
CHƯƠNG 2: CÁC HÌNH THỨC KHUYẾN MẠI 6
Tên chương trình: 'Mua giấy Pulppy trúng thưởng mê ly' 18
Thời gian khuyến mại: Từ ngày 1/5 đến 29/7 18
Thương nhân thưc hiện khuyến mại: Công ty TNHH New Toyo Pulppy Việt Nam
18
Phạm vi khuyến mại: toàn quốc 18
Điều kiện và nội dung cụ thể: khi mua giấy lụa Pulppy, May, An An với mỗi mức
giá trị từ 50.000 đồng, người tiêu dùng sẽ nhận một thẻ cào từ nhà bán lẻ và biết
ngay kết quả. Nếu không trúng giải thưởng cào, người tiêu dùng sẽ đồng hành tham
2
gia bốc thăm trúng thưởng cùng nhà bán lẻ vào ngày 15/6 và 5/8, bằng cách điền
đầy đủ thông tin vào thẻ cào và gởi cho các cửa hàng bán lẻ bất kỳ 18
Cơ cấu giải thưởng : Sáu chiếc xe Vespa LX 125; ba điện thoại Apple iPhone 4G-
32 GB, 14 máy giặt Sanyo; bốn điện thoại Nokia C503; 2300 nón bảo hiểm thời
trang và 10.000 hộp giấy lụa Pulppy hương trà cao cấp 19
4.Nghị định của Chính phủ số 06/2008/NĐ-CP ngày 16 tháng 1 năm
2008 29
PHỤ LỤC 30
Phan Văn Khải 36
Mục 1 38
Mục 2 40
Mục 3 44
Mục 1 49
Mục 2 51
Mục 1 52
Mục 2 53
3

CHƯƠNG 1: TÌM HIỂU CHUNG VỀ KHUYẾN MẠI
1.1. Khái niệm và đặc điểm
1.1.1. Khái niệm
Luật Thương Mại Việt Nam quy định khuyến mại là hoạt động xúc tiến thương
mại của thương nhân nhằm xúc tiến việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ bằng
cách dành cho khách hàng những lợi ích nhất định. Thuật ngữ này được dùng quen
thuộc trong các văn bản cũng như nhiều hoạt động quảng bá của doanh nghiệp.
Khuyến mại có ý nghĩa rất lớn đối với doanh nghiệp:
 Đẩy nhanh hành vi mua đến người mua.
 Thu hút khách hàng mới.
 Giới thiệu một số sản phẩm mới hay dịch vụ mới.
 Bù đắp việc giảm doanh thu theo mùa.
 Đối mặt với chương trình xúc tiến bán hàng của các đối thủ cạnh tranh.
1.1.2. Đặc điểm của khuyến mại
Theo quy định của Luật Thương Mại 2005, khuyến mại có các đặc điểm cơ bản
sau:
 Chủ thể thực hiện hành vi khuyến mại là thương nhân:
Để tăng cường cơ hội thương mại, thương nhân được phép lựa chọn các hình
thức thực hiện khuyến mại sau đây:
 Thương nhân trực tiếp khuyến mại hàng hóa, dịch vụ mà mình kinh
doanh.
 Thương nhân kinh doanh dịch vụ khuyến mại thực hiện khuyến mại cho
hàng hóa, dịch vụ của thương nhân khác theo thỏa thuận với thương
nhân đó. Quan hệ dịch vụ này hình thành trên cơ sở hợp đồng dịch vụ
khuyến mại giữa thương nhân có nhu cầu khuyến mại và thương nhân
kinh doanh dịch vụ.
 Kinh doanh dịch vụ khuyến mại chính là hoạt động thương mại, theo đó
một thương nhân thực hiện khuyến mại cho hàng hóa, dịch vụ của
thương nhân khác trên cơ sở hợp đồng.
4

 Hợp đồng dịch vụ khuyến mại phải được lập thành văn bản hoặc bằng
hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương.
 Cách thức xúc tiến thương mại: Là dành cho khách hàng những lợi ích nhất
định. Tùy thuộc và mục tiêu của đợt khuyến mại, tùy thuộc vào trạng thái
cạnh tranh, phản ứng của đối thủ cạnh tranh trên thị trường, tùy thuộc vào
điều kiện kinh phí dành cho khuyến mại, lợi ích mà thương nhân dành cho
khách hàng.
 Mục đích của khuyến mại: Là xúc tiến việc bán hàng và cung ứng dịch vụ.
Để thực hiện mục đích này, các đợt khuyến mại có thể hướng tới mục tiêu
lôi kéo hành vi mua sắm, sử dụng dịch vụ của khách hàng, giới thiệu một
sản phẩm mới, kích thích trung gian phân phối chú ý hơn nữa đến hàng hóa
của doanh nghiệp, tăng lượng hàng được mua…thông qua đó tăng thị phần
của doanh nghiệp trên thị trường hàng hóa, dịch vụ.
1.2. Các hình thức khuyến mại (Điều 92)
5
CHƯƠNG 2: CÁC HÌNH THỨC KHUYẾN MẠI
2.1. Đưa hàng mẫu, cung ứng dịch vụ mẫu để khách hàng dùng thử không
phải trả tiền
Hàng mẫu đưa cho khách hàng, dịch vụ mẫu cung ứng cho khách hàng dùng
thử phải là hàng hoá, dịch vụ được kinh doanh hợp pháp mà thương nhân đang hoặc
sẽ bán, cung ứng trên thị trường.
Khi nhận hàng mẫu, dịch vụ mẫu, khách hàng không phải thực hiện bất kỳ
nghĩa vụ thanh toán nào.
Thương nhân thực hiện chương trình khuyến mại theo hình thức đưa hàng mẫu,
cung ứng dịch vụ mẫu phải chịu trách nhiệm về chất lượng của hàng mẫu, dịch vụ
mẫu và phải thông báo cho khách hàng đầy đủ thông tin liên quan đến việc sử dụng
hàng mẫu, dịch vụ mẫu.
2.2. Tặng hàng hóa cho khách hàng, cung ứng dịch vụ không thu tiền
Thương nhân thực hiện chương trình khuyến mại bằng hình thức tặng hàng hoá
cho khách hàng, cung ứng dịch vụ không thu tiền, không kèm theo việc mua, bán

hàng hoá, cung ứng dịch vụ. Phải chịu trách nhiệm về chất lượng của hàng hoá, tặng
cho khách hàng, dịch vụ không thu tiền và phải thông báo cho khách hàng đầy đủ
thông tin liên quan đến việc sử dụng hàng hoá, dịch vụ đó.
2.3. Bán hàng, cung ứng dịch vụ với giá thấp hơn giá bán hàng, giá cung ứng
dịch vụ trước đó, được áp dụng trong thời gian khuyến mãi đã đăng ký
hoặc đã thông báo
Trong trường hợp thực hiện khuyến mại bằng hình thức giảm giá thì mức giảm
giá hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại trong thời gian khuyến mại tại bất kỳ thời
điểm nào phải tuân thủ quy định mức giảm giá tối đa đối với hàng hoá, dịch vụ được
khuyến mại không được vượt quá 50% giá hàng hoá, dịch vụ đó ngay trước thời gian
khuyến mại (Quy định tại Điều 6 Nghị định số 37/2006/NĐ-CP ngày 04/04/2006).
6
Không được giảm giá bán hàng hoá, giá cung ứng dịch vụ trong trường hợp giá
bán hàng hoá, dịch vụ thuộc diện Nhà nước quy định giá cụ thể.
Không được giảm giá bán hàng hoá, giá cung ứng dịch vụ xuống thấp hơn mức
giá tối thiểu trong trường hợp giá bán hàng hoá, giá cung ứng dịch vụ thuộc diện Nhà
nước quy định khung giá hoặc quy định giá tối thiểu.
Tổng thời gian thực hiện chương trình khuyến mại bằng cách giảm giá đối với
một loại nhãn hiệu hàng hoá, dịch vụ không được vượt quá 90 (chín mươi) ngày trong
một năm; một chương trình khuyến mại không được vượt quá 45 (bốn mươi lăm)
ngày.
Nghiêm cấm việc lợi dụng hình thức khuyến mại này để bán phá giá hàng hóa,
dịch vụ.
2.4. Bán hàng, cung ứng dịch vụ có kèm theo phiếu mua hàng, phiếu sử dụng
dịch vụ để khách hàng hưởng một hoặc một số lợi ích nhất định
Phiếu mua hàng, phiếu sử dụng dịch vụ kèm theo hàng hóa được bán, dịch vụ
được cung ứng là phiếu để mua hàng hóa, nhận cung ứng dịch vụ của chính thương
nhân đó hoặc để mua hàng hóa, nhận cung ứng dịch vụ của thương nhân, tổ chức
khác.
Giá trị tối đa của phiếu mua hàng, phiếu sử dụng dịch vụ được tặng kèm theo

một đơn vị hàng hóa được bán, dịch vụ được cung ứng trong thời gian khuyến mại
phải tuân thủ quy định hạn mức tối đa về giá trị vật chất dùng để khuyến mại quy định
tại Điều 5 Nghị định số 37/2006/NĐ-CP ngày 04/04/2006.
Nội dung của phiếu mua hàng, phiếu sử dụng dịch vụ phải bao gồm các thông
tin liên quan được quy định tại Điều 97 Luật Thương mại 2005.
2.5. Bán hàng, cung ứng dịch vụ có kèm theo phiếu dự thi cho khách hàng để
chọn người trao thưởng theo thể lệ và giải thưởng đã công bố
Nội dung của phiếu dự thi phải bao gồm các thông tin liên quan được quy định
tại Điều 97 Luật Thương mại 2005.
Nội dung của chương trình thi không được trái với truyền thống lịch sử, văn
hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam.
7
Việc tổ chức thi và mở thưởng phải được tổ chức công khai, có sự chứng kiến
của đại diện khách hàng và phải được thông báo cho Sở Thương mại nơi tổ chức thi,
mở thưởng.
Thương nhân thực hiện khuyến mại phải tổ chức thi và trao giải thưởng theo
thể lệ và giải thưởng mà thương nhân đã công bố.
2.6. Bán hàng, cung ứng dịch vụ kèm theo việc tham dự chương trình khuyến
mại mang tính may rủi mà việc tham gia chường trình gắn liền với việc
mua hàng hóa, dịch vụ và việc trúng thưởng dựa trên sự may mắn của
người tham gia theo thể lệ và giải thưởng đã công bố
Việc mở thưởng chương trình khuyến mại mang tính may rủi phải được tổ
chức công khai, theo thể lệ đã công bố, có sự chứng kiến của khách hàng. Trong
trường hợp giá trị giải thưởng từ 100 triệu đồng trở lên, thương nhân phải thông báo
cho cơ quan quản lý nhà nước về thương mại có thẩm quyền theo quy định tại khoản
1 Điều 15 Nghị định số 37/2006/NĐ-CP ngày 04/04/2006.
Trong trường hợp việc trúng thưởng được xác định trên cơ sở bằng chứng
trúng thưởng kèm theo hàng hóa, thương nhân thực hiện khuyến mại phải thông báo
về thời gian và địa điểm thực hiện việc đưa bằng chứng trúng thưởng vào hàng hoá
cho cơ quan quản lý nhà nước về thương mại có thẩm quyền theo quy định tại khoản

1 Điều 15 Nghị định số 37/2006/NĐ-CP ngày 04/04/2006.
Chương trình khuyến mại mang tính may rủi có phát hành vé số dự thưởng
phải tuân thủ các quy định sau đây:
 Vé số dự thưởng phải có hình thức khác với xổ số do nhà nước độc
quyền phát hành và không được sử dụng kết quả xổ số của nhà nước để
làm kết quả xác định trúng thưởng;
 Vé số dự thưởng phải in đủ các nội dung về số lượng vé số phát hành, số
lượng giải thưởng, giá trị từng loại giải thưởng, địa điểm phát thưởng,
thời gian, địa điểm mở thưởng và các nội dung liên quan quy định tại
Điều 97 Luật Thương mại 2005.
 Việc mở thưởng chỉ áp dụng cho các vé số đã được phát hành.
8
Tổng thời gian thực hiện khuyến mại đối với một loại nhãn hiệu hàng hoá, dịch
vụ không được vượt quá 180 (một trăm tám mươi) ngày trong một năm, một chương
trình khuyến mại không được vượt quá 90 (chín mươi) ngày.
Trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày kể từ ngày hết thời hạn trao giải thưởng, giải
thưởng không có người trúng thưởng của chương trình khuyến mại mang tính may rủi
phải được trích nộp 50% giá trị đã công bố vào ngân sách nhà nước theo quy định tại
khoản 4 Điều 96 Luật Thương mại 2005.
Bộ Tài chính phối hợp với Bộ Thương mại hướng dẫn cụ thể việc thực hiện
khoản 5 Điều 12 Nghị định số 37/2006/NĐ-CP ngày 04/04/2006.
2.7. Tổ chức chương trình khách hàng thường xuyên theo đó việc tặng thưởng
cho khách hàng căn cứ trên số lượng hoặc giá trị mua hàng hóa, dịch vụ
mà khách hàng thực hiện được thể hiện dưới hình thức thẻ khách hàng,
phiếu ghi nhận sự mua hàng hóa, dịch vụ hoặc các hình thức khác
Thương nhân thực hiện khuyến mại phải tuân thủ quy định về thông báo các
thông tin liên quan tại Điều 97 Luật Thương mại 2005; có trách nhiệm xác nhận kịp
thời, chính xác sự tham gia của khách hàng vào chương trình khách hàng thường
xuyên.
Thẻ khách hàng, phiếu ghi nhận việc mua hàng hóa, dịch vụ phải có đầy đủ các

nội dung chủ yếu sau đây:
 Ghi rõ tên của thẻ hoặc phiếu.
 Điều kiện và cách thức ghi nhận sự tham gia của khách hàng vào
chương trình khách hàng thường xuyên, việc mua hàng hóa, dịch vụ của
khách hàng. Trong trường hợp không thể ghi đầy đủ các nội dung nêu
tại điểm này thì phải cung cấp đầy đủ, kịp thời các nội dung đó cho
khách hàng khi khách hàng bắt đầu tham gia vào chương trình.
 Các nội dung liên quan được quy định tại Điều 97 của Luật Thương mại
2005.
2.8. Tổ chức cho khách hàng tham gia các chương trình văn hóa, nghệ thuật,
giải trí và các sự kiện khác vì mục đích khuyến mại
2.9. Các hình thức khuyến mại khác nếu được cơ quan quản lý nhà nước về
thương mại chấp nhận
9
Đối với chương trình khuyến mại mà hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại được
mua, bán hoặc cung ứng qua internet và các phương tiện điện tử khác, thương nhân
thực hiện khuyến mại phải tuân thủ các quy định về khuyến mại của Luật Thương mại
và Nghị định số 37/2006/NĐ-CP ngày 04/04/2006.
CHƯƠNG 3: HÀNG HÓA, DỊCH VỤ ĐƯỢC KHUYẾN MẠI
3.1. Hàng hoá, dịch vụ được khuyến mại (Điều 93)
Hàng hoá, dịch vụ được khuyến mại là hàng hoá, dịch vụ được thương nhân sử
dụng các hình thức khuyến mại để xúc tiến việc bán, cung ứng hàng hoá, dịch vụ đó.
 Ví dụ: Nhân dịp Xuân Tân Mão, từ ngày 26/1 đến 9/2/2011 công ty Viễn
thông Viettel tổ chức chương trình khuyến mại cho các thuê bao D-com 3G
“Cùng D-com về quê ăn Tết” sử dụng Internet không giới hạn trong 15 ngày
khuyến mại trên. Thuê bao truy cập Internet không giới hạn lưu lượng chỉ
với 30.000 đồng.
Hàng hoá, dịch vụ được khuyến mại phải là hàng hoá, dịch vụ đươc kinh doanh
hợp pháp.
 Ví dụ như hàng điện tử, may mặc,…và không được kinh doanh những mặt

hàng cấm như vũ khí, đạn dược, các hiện vật có giá trị thuộc di tích, động
thực vật quý hiếm,…
3.2. Hàng hoá, dịch vụ dùng để khuyến mại, mức giảm giá khuyến mại (Điều
94)
Hàng hoá, dịch vụ dùng để khuyến mại là hàng hoá dịch vụ được thương nhân
dùng để tặng, thưởng, cung ứng không thu tiền của khách hàng, tức là hàng tặng kèm
khách hàng khi mua hàng. Theo quy định, giá trị vật chất dùng để khuyến mại cho
một đơn vị hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại không được vượt quá 50% giá của
đơn vị hàng hoá, dịch vụ được khuyến mại đó trước thời gian khuyến mại, trừ các
trường hợp giải thưởng trúng thưởng của các chương trình mang tính may rủi.
 Ví dụ : Một doanh nghiệp đang bán tivi 21 inch với giá 3 triệu đồng/chiếc.
Khi khuyến mại, doanh nghiệp có thể tặng quà cho khách hàng mua tivi
10
nhưng giá trị quà tặng không được quá 1,5 triệu đồng, hoặc có thể giảm giá
bán tivi nhưng giá trị giảm cũng không được quá 1,5 triệu đồng.
Hàng hoá, dịch vụ của thương nhân dùng để khuyến mại có thể là hàng hoá,
dịch vụ mà thương nhân đó đang kinh doanh hoặc hàng hoá, dịch vụ khác.
 Để tăng cường cơ hội thương mại, thương nhân được phép tự mình tổ chức
thực hiện việc khuyến mại, cũng có thể lựa chọn dịch vụ khuyến mại của
thương nhân khác để kinh doanh. Quan hệ dịch vụ này hình thành trên cơ sở
hợp đồng dịch vụ thương mại giữa thương nhân có nhu cầu khuyến mại và
thương nhân kinh doanh dịch vụ.
Ví dụ: Nhân dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 vừa rồi, một doanh nghiệp điện tử lớn
như Pico, ngoài những sản phẩm điện tử của chính doanh nghiệp giảm giá
thì Pico còn có khuyến mại đặc biệt: Nhằm đáp ứng nhu cầu đi du lịch vào
mùa hè, Pico còn có chương trình khuyến mại “Mùa hè xanh – Du lịch thả
phanh 2011” dành tặng 150 chuyến du lịch Thái Lan cho khách mua hàng
trị giá từ 2 triệu đồng trở lên.
11
Những mặt hàng điện tử giảm giá của Pico

Chương trình khuyến mại “Mùa hè xanh – Du lịch thả phanh 2011” của Pico
Hàng hoá, dịch vụ được dùng để khuyến mại phải là hàng hoá, dịch vụ được
kinh doanh hợp pháp.
Chính phủ quy định cụ thể hạn mức tối đa về giá trị của hàng hoá, dịch vụ
dùng để khuyến mại, mức giảm giá tối đa đối với hàng hoá, dịch vụ được khyến mại
mà thương nhân được thực hiện trong hoạt động khuyến mại.
 Giá trị vật chất dùng để khuyến mại cho một đơn vị hàng hóa, dịch vụ được
khuyến mại không được vượt quá 50% giá của đơn vị hàng hoá, dịch vụ
được khuyến mại đó trước thời gian khuyến mại, trừ trường hợp khuyến mại
bằng hình thức quy định tại Điều 7 Nghị định của chính phủ số
37/2006/NĐ-CP ngày 4/4/2006 là đưa hàng mẫu, cung ứng dịch vụ mẫu để
khách hàng dùng thử không phải trả tiền
 Để tránh việc doanh nghiệp lợi dụng hình thức khuyến mại này để bán phá
giá hàng hóa, dịch vụ, pháp luật quy định:
Mức giảm giá tối đa đối với hàng hoá, dịch vụ được khuyến mại không được
vượt quá 50% giá hàng hoá, dịch vụ đó ngay trước thời gian khuyến mại.
Trên thực tế có nhiều doanh nghiệp, vì muốn bán hàng tồn kho hoặc hết thời
trang, muốn thực hiện "đại hạ giá" ở mức 60-80%. Do giá bán khuyến mại
chỉ so sánh với giá "ngay trước thời gian khuyến mại" nên để thực hiện được
điều này, doanh nghiệp phải chia làm nhiều chặng thời gian giảm giá (mỗi
chặng có thể ngắn, hết chặng đầu có thể nâng lên cao hơn một chút và sau
đó lại giảm mạnh ở chặng thứ hai) mà vẫn không trái với quy định.
 Thời hạn giảm giá:
Nghị định 37 ngày 4/4/2006 của Việt Nam quy định: Tổng thời gian thực
hiện chương trình khuyến mại bằng cách giảm giá đối với một loại nhãn
hiệu hàng hoá, dịch vụ không được vượt quá 90 (chín mươi) ngày trong một
năm; một chương trình khuyến mại không được vượt quá 45 (bốn mười lăm)
ngày.
Như vậy, các doanh nghiệp vẫn có thể quanh năm thực hiện giảm giá, nhưng
là sự giảm giá luân phiên từng nhóm mặt hàng mà mình kinh doanh vẫn

không vi phạm quy định. Hình thức giảm giá luân phiên thường được áp
12
dụng ở các doanh nghiệp có số mặt hàng kinh doanh lớn như các siêu thị;
đối với các doanh nghiệp chuyên doanh áp dụng ở mức hạn chế hơn.
Ví dụ: Theo khoản 3, điều 8 Thông tư của bộ thông tin và truyền thông số
11/2010/TT-BTTTT ngày 14 tháng 5 năm 2010 quy định hoạt động khuyến
mại đối với dịch vụ thông tin di động, sẽ có hiệu lực và bắt đầu thắt chặt từ
ngày 1/7/2010. Mức giảm giá tối đa khi khuyến mại đối với giá bán SIM có
chứa số thuê bao di động, giá bán máy điện thoại di động đã được gắn sẵn số
thuê bao di động, giá bán thẻ nạp tiền không được vượt quá 50% giá bán
hàng hoá chuyên dùng đó ngay trước thời gian khuyến mại (Ví dụ: giá SIM
có chứa số thuê bao di động trước khi khuyến mại là 50.000 VND/SIM, thì
khi thực hiện khuyến mại mức giảm giá tối đa là 25.000 VND/ SIM). Mức
tặng tối đa khi khuyến mại đối với thẻ nạp tiền không được vượt quá
100% mệnh giá của thẻ nạp tiền được bán (Ví dụ: trước khi khuyến mại giá
một thẻ nạp tiền mệnh giá 100.000 VND là 100.000 VND/thẻ, thì khi
khuyến mại, nếu khách hàng mua 01 thẻ nạp tiền mệnh giá 100.000 VND
với giá 100.000 VND/thẻ, doanh nghiệp di động được tặng cho khách hàng
tối đa thêm 01 thẻ mệnh giá 100.000 VND).
13
CHƯƠNG 4: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA THƯƠNG NHÂN
THỰC HIỆN KHUYẾN MẠI
4.1. Quyền của thương nhân thực hiện khuyến mại
4.1.1. Lựa chọn hình thức, thời gian, địa điểm khuyến mại, hàng hóa, dịch vụ
dùng để khuyến mại
Hình thức, thời gian, địa điểm khuyến mại được lựa chọn theo kế hoạch của
thương nhân, phải đảm bảo phù hợp với quy định chung và phải được thông báo công
khai trong quá trình khuyến mại.
Thương nhân có quyền tự lựa chọn hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại theo
kế hoạch của mình, nhưng phải đảm bảo các yêu cầu về mặt pháp lý, nghĩa là theo

đúng với quy định về hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại (hợp pháp, chất lượng
bảo đảm…).
4.1.2. Quy định các lợi ích cụ thể mà khách hàng được hưởng phù hợp với
khoản 4 Điều 94 của Luật này
Theo khoản 4 Điều 94 của Luật thương mại thì Chính phủ quy định cụ thể hạn
mức tối đa về giá trị của hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, mức giảm giá tối đa
với hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại mà thương nhân thực hiện trong hoạt động
khuyến mại, được quy định cụ thể trong Điều 5, 6 của Nghị định số 37/2006/NĐ-CP
như đã trình bày.
Như vậy thương nhân được quyền quy định các ưu đãi hay các lợi ích cụ thể
cho khách hàng nhưng các mức ưu đãi đó phải phù hợp với các quy định trên.
Lấy ví dụ “Tháng khuyến mại Hà Nội 2010” quy định: nếu áp dụng hình thức
giảm giá thì khuyến khích mức giảm giá từ 15% trở lên với ít nhất 30% các mặt hàng
đang kinh doanh. Ngoài ra còn có các hình thức khác hỗ trợ doanh nghiệp để doanh
nghiệp dễ dàng thực hiện quyền lợi của họ.
4.1.3. Thuê thương nhân kinh doanh dịch vụ khuyến mại thực hiện việc khuyến
mại cho mình
14
Thương nhân có quyền được tự do thuê các thương nhân khác chuyên kinh
doanh về dịch vụ khuyến mại để thực hiện cho mình, phải đảm bảo thuê những
thương nhân làm ăn chân chính, có giấy phép hoạt động. Cần phải ký kết hợp đồng rõ
ràng, công khai để đảm bảo quyền lợi cũng như nghĩa vụ của hai bên.
4.1.4. Tổ chức thực hiện các hình thức khuyến mại quy định tại Điều 92 của
Luật này
Thương nhân được quyền tổ chức các hình thức được cho phép tại Điều 92.
Đối với các hình thức khác thì cần phải được sự chấp thuận của cơ quan quản lý Nhà
nước.
Thương nhân cần tuân thủ theo các điều luật trong Mục 2 Chương II của Nghị
định 37/2006/NĐ-CP trong quá trình tổ chức thực hiện khuyến mại. Để đảm bảo
quyền lợi của mình, thương nhân nên thực hiện đúng những điều đã nêu trong Nghị

định.
4.2. Nghĩa vụ của thương nhân thực hiện khuyến mại
4.2.1. Thực hiện đầy đủ các trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật để
thực hiện các hình thức khuyến mại
Thương nhân có nghĩa vụ phải tuân thủ các trình tự, thủ tục đăng ký theo Điều
15, 16, 17 của Nghị định 37/2006/NĐ-CP về các hình thức đã nêu trong Nghị định.
Trở lại ví dụ về “Tháng khuyến mại Hà Nội 2010”, Ủy ban Nhân dân Thành
phố Hà Nội có quy định về việc đảm bảo về trình tự, thủ tục đăng ký, theo mẫu chung
của Sở Công thương. Trong vòng 2 tuần đầu sau khi khai mạc Tháng khuyến mại, các
doanh nghiệp, đơn vị tham gia phải gửi báo cáo kết quả về Sở Công Thương để tổng
hợp làm báo cáo nhanh giữa kỳ. Sau khi kết thúc chương trình, trong vòng 10 ngày,
các doanh nghiệp, đơn vị tham gia phải gửi báo cáo kết quả về Sở Công Thương để
tổng hợp báo cáo tổng kết.
4.2.2. Thông báo công khai các nội dung thông tin về hoạt động khuyến mại cho
khách hàng theo quy định tại Điều 97 của Luật này
Thông tin cần phải công khai, minh bạch và chính xác để không gây nhầm lẫn
cho khách hàng.
Ban chỉ đạo chương trình “Tháng khuyến mại Hà Nội 2010” có nêu rõ nghĩa
vụ các doanh nghiệp khi tham gia như sau:
15
 Giá cả niêm yết rõ ràng và bán đúng giá, giá bán phải hấp dẫn hơn trước
khi tổ chức chương trình khuyến mại.
 Thực hiện văn minh thương mại, không kinh doanh hàng giả, hàng kém
chất lượng.
 Thực hiện treo dấu hiệu điểm khuyến mại do Ban tổ chức cung cấp tại
các địa điểm khuyến mại của mình (cửa hàng, công ty).
 Doanh nghiệp tham gia kết nối với khách hàng thông qua tổng đài 1081
có số điện thoại và nhân viên trực sẵn sàng cho việc kết nối với khách
hàng và thực hiện giải đáp về các nội dung có liên quan đến chương
trình Tháng khuyến mại của doanh nghiệp.

4.2.3. Thực hiện đúng chương trình khuyến mại đã thông báo và các cam kết với
khách hàng
Nếu như thương nhân không thực hiện đúng như thông báo và cam kết thì sẽ
chịu phạt tùy vào trường hợp cụ thể. Được quy định rõ trong Điều 29, Mục 4 của
Nghị định số 06/2008/NĐ-CP ngày 16 tháng 01 năm 2008 quy định về xử phạt vi
phạm hành chính trong hoạt động thương mại.
4.2.4. Đối với một số hình thức khuyến mại quy định tại khoản 6 Điều 92 của
Luật này, thương nhân phải trích 50% giá trị giải thưởng đã công bố vào
ngân sách nhà nước trong trường hợp không có người trúng thưởng
Bộ trưởng Bộ thương mại quy định các hình thức khuyến mại cụ thể thuộc các
chương trình mang tính may rủi phải thực hiện quy định này.
Mục đích ban hành quy định này nhằm hạn chế tình trạng khuyến mại gian lận,
thiếu trung thực của thương nhân; ví dụ như một doanh nghiệp yêu cầu khách hàng
sưu tập đủ bộ nắp chai in hình các bộ phận của xe đạp để có thể trúng giải cao nhưng
trên thực tế không in đủ các nắp chai in hình các bộ phận xe đạp. Doanh nghiệp chỉ
nhằm mục đích “câu” người tiêu dùng mua nhiều hàng và không mất chi phí giải
thưởng cho khách hàng.
4.2.5. Tuân thủ các khoản thỏa thuận trong hợp đồng dịch vụ khuyến mại nếu
thương nhân thực hiện khuyến mại là thương nhân kinh doanh dịch vụ
khuyến mại
Theo khoản 3 Điều 95, thương nhân có quyền tự tổ chức hoặc thuê thương
nhân kinh doanh dịch vụ khuyến mại thay mình. Trong trường hợp này, thương nhân
16
thực hiện khuyến mại thay thì thương nhân đó phải thực hiện đúng theo chương trình
khuyến mại đã thông báo hoặc đăng ký với cơ quan quản lý Nhà nước về khuyến
mại.
Trong khoản 1 Điều 29 Mục 4 Nghị định số 06/2008/NĐ-CP có quy định thuê
hoặc nhận thực hiện dịch vụ khuyến mại mà không có hợp đồng bằng văn bản hoặc
bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền
từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng.

17
CHƯƠNG 5: THÔNG TIN TRONG KHUYẾN MẠI
5.1. Thông tin phải thông báo công khai
5.1.1. Đối với tất cả hình thức khuyến mại quy định tại Điều 92 của Luật này,
thương nhân thực hiện khuyến mại phải thông báo công khai các thông tin
sau đây:
 Tên của hoạt động khuyến mại;
 Giá bán hàng hóa, giá cung ứng dịch vụ khuyến mại và các chi phí có liên
quan để giao hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại cho khách hàng;
 Tên, địa chỉ, số điện thoại của thương nhân thực hiện khuyến mại;
 Thời gian khuyến mại, ngày bắt đầu, ngày kết thúc và địa bàn hoạt động
khuyến mại;
 Trường hợp lợi ích của việc tham gia khuyến mại gắn với các điều kiện cụ
thể thì trong thông báo phải nêu rõ hoạt động khuyến mại đó có kèm theo
điều kiện và nội dung cụ thể của các điều kiện.
Ví dụ: Chương trình “Mua giấy Pulppy trúng thưởng mê ly”
 Tên chương trình: 'Mua giấy Pulppy trúng thưởng mê ly'
 Thời gian khuyến mại: Từ ngày 1/5 đến 29/7
 Thương nhân thưc hiện khuyến mại: Công ty TNHH New Toyo Pulppy
Việt Nam
 Phạm vi khuyến mại: toàn quốc
 Điều kiện và nội dung cụ thể: khi mua giấy lụa Pulppy, May, An An với
mỗi mức giá trị từ 50.000 đồng, người tiêu dùng sẽ nhận một thẻ cào từ
nhà bán lẻ và biết ngay kết quả. Nếu không trúng giải thưởng cào, người
tiêu dùng sẽ đồng hành tham gia bốc thăm trúng thưởng cùng nhà bán lẻ
vào ngày 15/6 và 5/8, bằng cách điền đầy đủ thông tin vào thẻ cào và
gởi cho các cửa hàng bán lẻ bất kỳ.
18
 Cơ cấu giải thưởng : Sáu chiếc xe Vespa LX 125; ba điện thoại Apple
iPhone 4G-32 GB, 14 máy giặt Sanyo; bốn điện thoại Nokia C503; 2300

nón bảo hiểm thời trang và 10.000 hộp giấy lụa Pulppy hương trà cao
cấp.
5.1.2. Ngoài ra, thương nhân còn phải thông báo công khai các thông tin liên
quan đến hoạt động khuyến mại sau đây:
 Giá bán hàng hóa, giá cung ứng dịch vụ được tặng cho khách hàng đối với
hình thức khuyến mại quy định tại khoản 2 Điều 92 của Luật thương mại
2005.
 Trị giá tuyệt đối hoặc phần trăm thấp hơn giá bán hàng hóa, giá cung ứng
dịch vụ bình thường trước thời gian khuyến mại đối với hình thức khuyến
mại quy định tại khoản 3 Điều 92 của Luật thương mại 2005.
Ví dụ: Mặt hàng khuyến mãi trong chương trình “Giải pháp mùa hè” của
BigC: quạt bàn giá 269.000đ/cái (giảm 35%), áo thun nam cổ tròn tay ngắn
size M-XL giá 49.000đ/áo (giảm 30%)…
 Giá trị bằng tiền hoặc lợi ích cụ thể mà khách hàng được hưởng từ phiếu
mua hàng, phiếu sử dụng dịch vụ; địa điểm bán hàng, cung ứng dịch vụ và
các loại hàng hóa, dịch vụ mà khách hàng có thể nhận được từ phiếu mua
hàng, phiếu sử dụng dịch vụ đối với hình thức khuyến mại quy định tại
khoản 4 Điều 92 của Luật thương mại 2005.
 Loại giải thưởng và giá trị của từng loại giải thưởng; thể lệ tham gia các
chương trình khuyến mại, cách thức lựa chọn người trúng thưởng đối với
các hình thức khuyến mại quy định tại khoản 5, khoản 6 Điều 92 của Luật
thương mại 2005.
 Các chi phí mà khách hàng phải tự chịu đối với các hình thức khuyến mại
quy định tại khoản 7, khoản 8 Điều 92 của Luật thương mại 2005.
Ví dụ: Chương trình “Thành Phố Thơm Mát Close Up – Đêm Valentine
Thế Kỷ” với giải thưởng là 100 cặp vé mời tham dự Đêm Valentine Thế Kỷ
vào ngày 13/02/2011. Khi trúng thưởng, khách hàng phải tự chịu các chi phí
phát sinh (bao gồm không giới hạn chi phí ăn ở, đi lại) khi nhận giải thưởng.
5.2. Cách thức thông báo
19

5.2.1. Việc thông báo khuyến mại hàng hoá theo quy định tại Điều 97 của Luật
thương mại 2005 được thực hiện bằng một trong các cách thức sau đây:
 Tại địa điểm bán hàng hóa và nơi để hàng hoá bày bán;
 Trên hàng hoá hoặc bao bì hàng hóa;
 Dưới bất kỳ cách thức nào khác nhưng phải được đính kèm với hàng hóa khi
hàng hóa được bán.
5.2.2. Việc thông báo khuyến mại dịch vụ theo quy định tại Điều 97 của Luật
thương mại 2005 phải được thực hiện dưới một trong các cách thức sau
đây:
 Tại địa điểm cung ứng dịch vụ;
 Cách thức khác nhưng phải được cung cấp kèm với dịch vụ khi dịch vụ đó
được cung ứng.
5.2.3. Trình tự, thủ tục đăng kí thực hiện khuyến mại (số 37/2006/NĐ-CP)
a) Trình tự, thủ tục đăng ký thực hiện chương trình khuyến mại bằng hình thức
bán hàng, cung ứng dịch vụ kèm theo việc tham dự các chương trình mang tính
may rủi
Chương trình khuyến mại bằng hình thức bán hàng, cung ứng dịch vụ kèm theo
việc tham gia các chương trình mang tính may rủi quy định tại Điều 12 Nghị định
này phải được đăng ký tại cơ quan quản lý nhà nước về thương mại có thẩm quyền
sau đây:
 Sở Thương mại đối với chương trình khuyến mại thực hiện trên địa bàn một
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
 Bộ Thương mại đối với chương trình khuyến mại thực hiện trên địa bàn từ
hai tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên.
Hồ sơ đăng ký thực hiện chương trình khuyến mại bao gồm:
 Văn bản đề nghị thực hiện chương trình khuyến mại theo mẫu của Bộ
Thương mại. Nội dung đăng ký thực hiện chương trình khuyến mại, bao
gồm: tên chương trình khuyến mại; địa bàn khuyến mại; hàng hóa, dịch vụ
được khuyến mại; hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại; thời gian khuyến
mại; khách hàng của chương trình khuyến mại;

20
 Thể lệ chương trình khuyến mại;
 Mẫu vé số dự thưởng đối với chương trình khuyến mại có phát hành vé số
dự thưởng;
 Hình ảnh hàng hóa khuyến mại và hàng hóa dùng để khuyến mại;
 Mẫu bằng chứng trúng thưởng (nếu có);
 Bản sao giấy xác nhận về chất lượng của hàng hóa khuyến mại, hàng hóa
dùng để khuyến mại theo quy định của pháp luật (nếu có).
Trong thời hạn 7 (bảy) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký
thực hiện chương trình khuyến mại hợp lệ, cơ quan quản lý nhà nước về thương mại
có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này xem xét, xác nhận bằng văn bản việc
đăng ký thực hiện chương trình khuyến mại của thương nhân; trong trường hợp không
xác nhận, phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Văn bản xác nhận việc đăng ký thực hiện chương trình khuyến mại phải bao
gồm các nội dung sau đây:
 Tên chương trình khuyến mại;
 Hình thức khuyến mại;
 Tên, địa chỉ, số điện thoại của thương nhân thực hiện chương trình khuyến
mại;
 Hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại;
 Hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại; tổng trị giá giải thưởng;
 Thời gian khuyến mại;
 Địa bàn tổ chức khuyến mại; địa điểm bán hàng thuộc chương trình khuyến
mại;
 Xử lý giải thưởng tồn đọng;
 Thể lệ chương trình khuyến mại;
 Các nghĩa vụ khác của thương nhân thực hiện khuyến mại.
Trường hợp Bộ Thương mại là cơ quan xác nhận việc thực hiện chương trình
khuyến mại, thương nhân thực hiện chương trình khuyến mại có trách nhiệm gửi văn
21

bản thông báo cho Sở Thương mại nơi thực hiện chương trình khuyến mại kèm theo
bản sao văn bản xác nhận của Bộ Thương mại trước khi thực hiện chương trình
khuyến mại.
Trong thời hạn 45 (bốn mươi lăm) ngày kể từ ngày hết thời hạn trao giải
thưởng của chương trình khuyến mại, thương nhân thực hiện chương trình khuyến
mại phải có văn bản báo cáo cơ quan quản lý nhà nước về thương mại có thẩm quyền
quy định tại khoản 1 Điều này về kết quả chương trình khuyến mại và việc xử lý 50%
giá trị giải thưởng không có người trúng thưởng (nếu có).
 Thương nhân thực hiện chương trình khuyến mại có trách nhiệm thông báo
công khai kết quả trúng thưởng trên ít nhất một phương tiện thông tin đại
chúng tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi tổ chức chương trình
khuyến mại và tại các địa điểm bán hàng thuộc chương trình khuyến mại.
b) Trình tự, thủ tục đăng ký thực hiện các chương trình khuyến mại bằng hình
thức khác
Các chương trình khuyến mại ngoài các hình thức quy định tại Mục 2 Chương
này chỉ được thực hiện sau khi có văn bản chấp thuận của Bộ Thương mại.
Hồ sơ đăng ký thực hiện chương trình khuyến mại bao gồm các nội dung quy
định tại khoản 2 Điều 16 Nghị định này.
Trong thời hạn 7 (bảy) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị thực
hiện chương trình khuyến mại hợp lệ, Bộ Thương mại xem xét, xác nhận bằng văn
bản việc đăng ký thực hiện chương trình khuyến mại của thương nhân; trong trường
hợp không xác nhận, phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Trước khi thực hiện chương trình khuyến mại, thương nhân thực hiện khuyến
mại có trách nhiệm gửi văn bản thông báo cho Sở Thương mại nơi thực hiện khuyến
mại kèm theo bản sao văn bản chấp thuận của Bộ Thương mại.
 Trong vòng 45 (bốn mươi lăm) ngày kể từ ngày kết thúc thời hạn trao giải
thưởng của chương trình khuyến mại, thương nhân thực hiện khuyến mại
phải có văn bản báo cáo Bộ Thương mại về kết quả chương trình khuyến
mại.
5.3. Bảo đảm bí mật thông tin về chương trình, nội dung khuyến mại

22
Trường hợp chương trình khuyến mại phải được sự chấp thuận của cơ quan
nhà nước có thẩm quyền thì cơ quan đó phải giữ bí mật chương trình, nội dung
khuyến mại do thương nhân cung cấp cho đến khi chương trình được cơ quan nhà
nước có thẩm quyền chấp thuận.
23
CHƯƠNG 6: CÁC HÀNH VI BỊ CẤM TRONG HOẠT ĐỘNG
KHUYẾN MẠI
Các hành vi bị cấm trong hoạt động khuyến mại được quy định trong Điều 100
Luật Thương mại 2005 có sửa đổi, bổ sung so với Luật Thương mại 1997.
6.1. Khuyến mại cho hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh; hàng hóa, dịch vụ
hạn chế kinh doanh; hàng hóa chưa được phép lưu thông, dịch vụ chưa
được phép cung ứng (Theo Điều 100/Luật Thương mại 2005)
Ví dụ: Về hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh: vũ khí quân dụng, các chất ma
túy, các loại pháo…; dịch vụ kinh doanh mại dâm, buôn bán phụ nữ và trẻ em …(phụ
lục I, Nghị định số 59/2006/NĐ-CP).
Về hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh: Súng săn và đạn súng săn, vũ khí thể
thao, vật liệu nổ công nghiệp, thực vật, động vật quý hiếm…; dịch vụ karaoke, vũ
trường…( phụ lục II, Nghị định số 59/2006/NĐ-CP).
Hàng hóa chưa được phép lưu thông, dịch vụ chưa được phép cung ứng: nghĩa
là hàng hóa, dịch vụ đó đã có mặt trên thị trường tuy nhiên thiếu các điều kiện để
thương nhân được phép kinh doanh trên thị trường theo quy định của pháp luật.
Nếu vi phạm Khoản này sẽ bị phạt tiền từ 25.000.000 đồng-30.000.000 đồng
(Điều 29 Nghị định 06/2008/NĐ-CP Quy định về sử phạt vi phạm hành chính trong
hoạt động thương mại).
6.2. Sử dụng hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại là hàng hóa, dịch vụ cấm
kinh doanh; hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh; hàng hóa chưa được
phép lưu thông, dịch vụ chưa được phép cung ứng (Theo Điều 100 Luật
Thương mại 2005)
Đây là điểm hoàn toàn mới so với Luật thương mại 1997, theo khoản này thì

những hàng hóa không được khuyến mãi thì cũng không được sử dụng để dùng làm
hàng hóa, dịch vụ khuyến mãi.
Nếu vi phạm Khoản này sẽ bị phạt tiền từ 25.000.000 đồng-30.000.000 đồng.
24
6.3. Khuyến mại hoặc sử dụng rượu, bia để khuyến mại cho người dưới 18 tuổi
(Theo Điều 100 Luật Thương mại 2005)
Sửa đổi so với Luật thương mại 1997 là 16 tuổi.
Nếu vi phạm Khoản này sẽ bị phạt tiền từ 25.000.000 đồng - 30.000.000 đồng.
6.4. Khuyến mại hoặc sử dụng thuốc lá, rượu có độ cồn từ 30 độ trở lên để
khuyến mại dưới mọi hình thức (Theo Điều 100 Luật Thương mại 2005)
Trong năm 2005, các nghiên cứu cho thấy rượu
và thuốc lá làm tăng tỷ lệ mắc bệnh viêm phổi, Công
ước khung số 34/2005/LPQT về Kiểm soát Thuốc lá
của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) có hiệu lực đối với
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ ngày 17
tháng 3 năm 2005. Vì thế việc đưa ra pháp lệnh
nghiêm cấm khuyến mại hoặc sử dụng rượu, thuốc lá
để khuyến mại là phù hợp.
Nếu vi phạm Khoản này sẽ bị phạt tiền từ
25.000.000 đồng - 30.000.000 đồng.
6.5. Khuyến mại thiếu trung thực hoặc gây hiểu lầm về hàng hóa, dịch vụ để
lừa dối khách hàng (Theo Điều 100 Luật Thương mại 2005)
Ví dụ: không ghi đầy đủ các nội dung bắt buộc theo quy định trên phiếu mua
hàng, phiếu sử dụng dịch vụ…; không tổ chức công khai thi và mở thưởng; không tổ
chức thi và trao giải theo thể lệ…
Nếu vi phạm Khoản này sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng - 15.000.000 đồng.
25

×