Tải bản đầy đủ (.pdf) (34 trang)

Bình đẳng đối với nữ giới ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.57 MB, 34 trang )

1


TRƯNG ĐI HC CN THƠ
VIN NGHIÊN CU PHT TRIN ĐBSCL




TIU LUẬN



BÌNH ĐẲNG ĐỐI VỚI NỮ GIỚI Ở VIT NAM
THỰC TRNG VÀ GIẢI PHÁP



GIẢNG VIÊN HC VIÊN
TS. Nguyễn Quang Tuyến Hồ Vũ Linh Đan
MSHV: M2413001
Phát triển nông thôn khóa
20



CN THƠ – 2013
i

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1. Tỷ lệ nghề nghiệp của lao động nữ so với tổng số lao động 15


Bảng 2. Chỉ số phát triển con người (HDI), chỉ số phát triển giới (GDI) và xếp
hạng, 1997-2011 17
Bảng 3. Tỷ lệ nam, nữ giữ các chức danh, học vị khoa học 18
Bảng 4. Tỷ số tử vong mẹ, 1990 – 2010 22
Bảng 5. Tỷ lệ phá thai và hút điều hòa kinh nguyệt, 2007 – 2011 22
Bảng 6. Chăm sóc sức khỏe sinh sản, 2005 – 2009 23
Bảng 7. Tỷ số giới tính khi sinh, 2000 – 2011 26
Bảng 8. Tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên theo giới tính và tình trạng hôn nhân,
2010 26


DANH MỤC HÌNH
Hình 1. Tỷ lệ phụ nữ trong Quốc hội 12
Hình 2. Tỷ lệ đại biểu nữ trong Hội đồng nhân dân các cấp 12
Hình 3. Tỷ lệ nữ Chủ tịch, Phó chủ tịch Hội đồng nhân dân các cấp 12
Hình 4. Tỷ lệ cán bộ trong Ủy ban nhân dân các cấp 13
Hình 5. Ngành nghề mà nam chiếm ưu thế, 2009 16
Hình 6. Ngành nghề mà nữ chiếm ưu thế, 2009 16
Hình 7. Tỷ lệ biết chữ của dân số từ 10 tuổi trở lên, 1989 – 2009 18
Hình 8. Trình độ chuyên môn kỹ thuật của dân số từ 15 tuổi trở lên, 2009 18
Hình 9. Trình độ chuyên môn kỹ thuật cao nhất đã đạt được của dân số từ 15
tuổi trở lên theo giới tính và thành thị/nông thôn, 2009 19
ii

MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG i
DANH MỤC HÌNH i
MỤC LỤC ii
1. ĐẶT VẤN ĐỀ 1
2. NỘI DUNG 3

2.1. Giới thiệu sơ lược 3
2.1.1. Giới và bình đẳng giới 3
2.1.2. Bất bình đẳng giới 4
2.1.3. Nguồn gốc của bất bình đẳng giới 5
2.1.4. Rào cản trong việc nâng cao vị thế và vai trò của phụ nữ 8
2.2. Thực trạng 9
2.2.1. Bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị 9
2.2.2. Bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế 11
2.2.3. Bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động 13
2.2.4. Bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục vào đào tạo 14
2.2.5. Bình đẳng giới trong lĩnh vực khoa học và công nghệ 16
2.2.6. Bình đẳng giới trong lĩnh vực văn hóa, thông tin, thể dục, thể thao 17
2.2.7. Bình đẳng giới trong lĩnh vực y tế 19
2.2.8. Bình đẳng giới trong lĩnh vực gia đình 22
2.3. Giải pháp thúc đẩy bình đẳng giới 26
3. KẾT LUẬN 28
TÀI LIỆU THAM KHẢO 28

1

1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trên toàn thế giới, nữ giới đóng vai trò then chốt trong gia đình về khả năng sản xuất
và tái sản xuất. Họ chiếm trên 50% trong tổng số lao động; số giờ lao động của họ
chiếm 2/3 tổng giờ lao động của xã hội và sản xuất ra 1/2 trong tổng sản lượng nông
nghiệp. Cùng với việc đảm nhiệm nhiều công việc khác nhau, lao động nữ chiếm tỷ lệ
ngày càng cao trong các ngành công nghiệp, dịch vụ với trình độ không ngừng được
nâng cao. Theo kết quả của nhiều công trình nghiên cứu: Phụ nữ là người tạo ra phần
lớn lương thực tiêu dùng cho gia đình, 1/4 số hộ gia đình trên thế giới do nữ làm chủ
hộ và nhiều hộ gia đình khác phải phụ thuộc vào thu nhập của lao động nữ (UNDP,
1996).

Tuy đã bước vào một thời đại mới, bước vào một kỷ nguyên mới, nhưng hiện tượng
phụ nữ bị bạo hành, bị lạm dụng… vẫn đang diễn ra khá phổ biến. Mặc dù tình hình
kinh tế xã hội của thế giới nói chung đã có nhiều bước tiến vượt bậc thế nhưng hiện tại
có rất nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là các nước có thu nhập thấp, những cái hố
ngăn cách về thân phận giữa nam giới và nữ giới vẫn chưa được sang bằng (Trần Thị
Quế và ctg, 1999). Theo Liên hợp quốc tại Việt Nam (2000), bình đẳng giới là một
mục tiêu trọng tâm và lâu dài mà hầu hết các nước đã và đang theo đuổi trong thời
gian gần đây vì nó đóng vai trò hết sức quan trong trong phát triển kinh tế xã hội cũng
như văn hóa hòa bình của một quốc gia nói riêng và thế giới nói chung. Đây là một
lĩnh vực đa khía cạnh và đòi hỏi rất nhiều nổ lực từ Nhà nước đến cộng đồng và ý thức
của từng cá nhân trong bối cảnh chịu sự ảnh hưởng về kỳ thị giới.
Ở Việt Nam, nữ giới chiếm trên 50% dân số và gần 50% lực lượng lao động xã hội.
Ngày càng có nhiều phụ nữ tham gia vào hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội và
giữ những chức vụ quan trọng trong bộ máy Nhà nước (Ban Tổ chức chính phủ,
2000). Trong buổi tiếp các Trưởng đoàn dự cuộc họp Mạng lưới lãnh đạo nữ lần thứ
11 (WLN) tại diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) diễn ra vào
tháng 09/2006 tại Hà Nội, Chủ tịch Nguyễn Minh Triết khẳng định, Ðảng, Nhà nước
và nhân dân Việt Nam nhận thức rõ về vai trò của phụ nữ trong phát triển và hội nhập
quốc tế. Chủ tịch nêu rõ:
Ở Việt Nam, vai trò của phụ nữ rất quan trọng. Trong cuộc đấu tranh giải
phóng dân tộc, phụ nữ tham gia rất tích cực trong nhiều hoạt động. Trong thời kỳ
hòa bình và xây dựng đất nước, phụ nữ giữ cương vị lãnh đạo ở mọi lĩnh vực
kinh tế, văn hóa, khoa học - kỹ thuật Vai trò của phụ nữ hoàn toàn xứng đáng
2

với tám chữ vàng mà Ðảng, Nhà nước và nhân dân dành tặng: Anh hùng, bất
khuất, trung hậu, đảm đang.
Năm 2000, tại buổi toạ đàm “Vai trò của Phụ Nữ Việt Nam Trong Thế Kỷ XXI” do
Quỹ Phát triển Phụ Nữ Liên Hợp Quốc UNIFEM và Hội phụ nữ Việt Nam tổ chức,
Chủ tịch Hội phụ Nữ Việt Nam Hà Thị Khiết đã tôn vinh người phụ nữ Việt Nam:

Trong thành tựu chung của đất nước, có sự đóng góp tích cực của các tầng lớp
phụ nữ Việt Nam. Là một lực lượng lao động xã hội đông đảo, phụ nữ Việt Nam
đã tỏ rõ vai trò, khả năng, sức sáng tạo của mình trên mọi lĩnh vực của đời sống
xã hội, thích ứng với sự hội nhập và phát triển theo xu thế chung của nhân loại
(Lê Thi, 2000).
Tháng 11/2006, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua
Luật Bình đẳng giới. Sự ra đời của Luật này thể hiện rõ sự cam kết của Việt Nam
trong thúc đẩy bình đẳng giới và coi đó là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong
chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Các cơ quan của Đảng, Quốc hội,
các Bộ, ngành chủ chốt và các tổ chức đoàn thể, xã hội ở tất cả các cấp đều đóng vai
trò quan trọng trong thực hiện, giám sát, đánh giá, báo cáo về việc triển khai thực hiện
Luật này (Ban Quản lý Dự án Ô Chương trình chung về Bình đẳng giới giữa Chính
phủ Việt Nam và Liên hợp quốc, 2009).
Sau khi Luật Bình đẳng giới được triển khai thi hành, Việt Nam đã có rất nhiều nỗ lực
trong việc thực hiện chính sách, mục tiêu bình đẳng giới và phát triển quyền con
người. Kết quả của các nỗ lực này đã được cộng đồng quốc tế nhìn nhận Việt Nam
như một “điểm sáng” về việc thực hiện bình đẳng giới, nâng cao quyền con người,
xóa đói giảm nghèo (Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội khóa XII, 2009).
Theo Võ Văn Dũng (2013), chỉ số quyền năng giới (GEM) của Việt Nam đạt 0,554,
đứng thứ 62/109 nước, thuộc nhóm nước có sự phát triển trung bình về giới. Nói
chung, Việt Nam đạt được nhiều tiến bộ về bình đẳng giới. Việt Nam được xếp hạng
thứ 42/128 quốc gia về thực hiện bình đẳng giới, tuy nhiên lại đứng thứ 103 về cơ hội
học tập và thứ 91 về sức khỏe và an sinh.
Vấn đề giới nói chung và vấn đề giới trong gia đình ở Việt Nam vẫn cần nhiều sự quan
tâm cả ở khu vực thành thị và nông thôn. Ở khu vực nông thôn, nhận thức về giới còn
kém và bất bình đẳng về giới còn tồn tại nhiều hơn do ảnh hưởng của tư tưởng nho
giáo và những định kiến giới, những hủ tục lạc hậu, những tàn dư phong kiến, thể hiện
rất rõ đó là tư tưởng trọng nam khinh nữ vẫn còn rất nặng nề trong gia đình - tế bào
của xã hội và trong suy nghĩ của nhiều người. Bà Rose Marie Greve, Giám đốc Tổ
3


chức Lao động quốc tế (ILO) trong buổi tọa đàm “Vai trò của Phụ nữ Việt Nam trong
thế kỷ XXI” nói trên, đã từng nhận định:
Đã đạt được rất nhiều thành tựu, nhưng phía trước chúng ta vẫn còn nhiều việc
phải làm. Bất bình đẳng giới vẫn còn là một trong những nguyên nhân chính dẫn
đến đói nghèo và là một trong những cản trở cho sự phát triển bền vững. Người
phụ nữ cần phải được bộc lộ hết khả năng của mình cũng như thực thi và hưởng
các quyền của mình. Thiếu bình đẳng về giới gây cản trở cho phát triển và ảnh
hưởng tiêu cực đến tất cả các thành viên trong gia đình và xã hội.
Có thể thấy, việc phối hợp, thực hiện đồng bộ các nhóm giải pháp về bình đẳng giới là
thực sự cần thiết, tạo điều kiện để nam và nữ bình đẳng với nhau trên tất cả các lĩnh
vực, không chỉ mang lại lợi ích cho nữ giới mà còn cho sự phát triển toàn diện của đất
nước.
2. NỘI DUNG
2.1. Giới thiệu sơ lược
2.1.1. Giới và bình đẳng giới
Vấn đề về giới và bình đẳng giới được đề cập rõ trong Luật Bình đẳng giới của Quốc
hội khóa XI, kỳ họp thứ 10 (Số 73/2006/QH11 ngày 29/11/2006).
Mục tiêu bình đẳng giới là xoá bỏ phân biệt đối xử về giới, tạo cơ hội như nhau cho
nam và nữ trong phát triển kinh tế - xã hội và phát triển nguồn nhân lực, tiến tới bình
đẳng giới thực chất giữa nam, nữ và thiết lập, củng cố quan hệ hợp tác, hỗ trợ giữa
nam, nữ trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình.
Một số khái niệm:
 Giới: chỉ đặc điểm, vị trí, vai trò của nam và nữ trong tất cả các mối quan hệ xã
hội.
 Giới tính: chỉ các đặc điểm sinh học của nam, nữ.
 Bình đẳng giới: là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện
và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và
thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó.
 Định kiến giới: là nhận thức, thái độ và đánh giá thiên lệch, tiêu cực về đặc điểm,

vị trí, vai trò và năng lực của nam hoặc nữ.
4

 Phân biệt đối xử về giới: là việc hạn chế, loại trừ, không công nhận hoặc không
coi trọng vai trò, vị trí của nam và nữ, gây bất bình đẳng giữa nam và nữ trong các lĩnh
vực của đời sống xã hội và gia đình.
Các nguyên tắc cơ bản về bình đẳng giới:
 Nam, nữ bình đẳng trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình.
 Nam, nữ không bị phân biệt đối xử về giới.
 Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới không bị coi là phân biệt đối xử về giới.
 Chính sách bảo vệ và hỗ trợ người mẹ không bị coi là phân biệt đối xử về giới.
 Bảo đảm lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng và thực thi pháp luật.
 Thực hiện bình đẳng giới là trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân.
Từ Điều 11 đến Điều 18 trong Chương II của Luật quy định chi tiết về bình đẳng giới
trong các lĩnh vực của đời sống xã hội (chính trị; kinh tế; lao động; giáo dục và đào
tạo; khoa học và công nghệ; văn hóa, thông tin, thể dục, thể thao; y tế) và trong gia
đình.
2.1.2. Bất bình đẳng giới
Điều 10 Chương I của Luật Bình đẳng giới quy định các hành vị bị nghiêm cấm:
 Cản trở nam, nữ thực hiện bình đẳng giới.
 Phân biệt đối xử về giới dưới mọi hình thức.
 Bạo lực trên cơ sở giới.
Điều 40 Chương V của Luật này cũng quy định rõ các hành vi vi phạm pháp luật về
bình đẳng giới thuộc các lĩnh vực được nêu từ Điều 11 – 18 trong Chương II.
Bất bình đẳng giới mang nhiều dạng thức khác nhau tùy thuộc vào cấu trúc kinh tế và
sự tổ chức của một xã hội đặc thù cũng như văn hóa của bất kỳ nhóm đặc thù nào bên
trong xã hội đó. Mặc dù chúng ta thường nói về bất bình đẳng giới nhưng thường là nữ
giới bị kém thế hơn so với nam giới (Hồ Liễu 2013, tài liệu dịch từ Judith Lorber,
2005).
 Nữ giới thường nhận được tiền lương thấp hơn và thường bị ngăn chặn cơ may

thăng tiến tới địa vị cao hơn so với nam giới. Có sự thiếu cân bằng trong số lượng
công việc: khi hai người cùng làm việc như nhau cho để tạo thu nhập thì nữ giới lại
5

phải đảm nhận thêm công việc nội trợ và chăm con. Tuy vậy, những việc làm của nam
giới vẫn được thừa nhận lớn hơn.
 Nữ giới được quan tâm giáo dục ít hơn nam giới thuộc cùng tầng lớp xã hội. Gần
2/3 người mù chữ trên thế giới là nữ. Ở nhiều nơi, nam giới được ưu tiên hơn trong các
dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Tại nhiều nước đang phát triển, các vấn đề trong sinh nở là
nguyên nhân hàng đầu gây ra cái chết cho những phụ nữ trẻ. Bệnh AIDS gây tử vong
cho nữ giới cao hơn vì nguy cơ trong việc lây nhiễm HIV ở tình dục không an toàn đối
với nữ cao hơn từ 2 – 4 lần so với nam.
 Sự khai thác và bạo hành tình dục đối với nữ cũng là một phần của bất bình đẳng
giới. Trong chiến tranh và các cuộc khởi nghĩa dân tộc, phụ nữ thường bị cưỡng hiếp
như là cách để làm xấu hổ và hạ nhục của các đối thủ với nhau. Trong nhà, nữ giới dễ
bị đánh đập, cưỡng hiếp và giết chết, nhất là khi họ cố rời bỏ mối quan hệ. Thân thể
của nữ giới bị sử dụng như là công cụ tình dục và họ có thể bị cưỡng bức để sinh con
mà họ không muốn hoặc phá thai, triệt sản ngược với ý chí của họ. Bé gái sơ sinh
thường bị bỏ rơi nhiều hơn so với bé trai sơ sinh hoặc nếu xác định được giới tính, thai
nhi là nữ có thể bị phá bỏ.
 Bản báo cáo của Liên hiệp Quốc trong năm 1980 ước tính rằng nữ giới làm 2/3
công việc của thế giới, nhận 10% thu nhập của thế giới và sở hữu 1% tài sản của thế
giới.
 Nữ giới thiếu sự bảo vệ bởi các thiết chế xã hội và văn hóa, tông giáo, pháp luật,
 Hầu hết các Chính phủ đều do nam giới thống trị xã hội điều hành và chính sách
phản ánh những quyền lợi của chính họ.
 Để nữ giới và nam giới bình đẳng thì cần thiết phải có những giải pháp xã hội
chứ không phải cá nhân – chính trị nữ quyền.
2.1.3. Nguồn gốc của bất bình đẳng giới
“Giải thích nguồn gốc bất bình đẳng giới: Một số vấn đề lịch sử và quan niệm” được

Đinh Hồng Phúc (2013) trích dịch từ sách Lý thuyết nhân loại học của R.John McGee,
Richard L.Warms, xuất bản năm 2010. Theo đó, nguồn gốc của bất bình đẳng giới
được trình bày rõ trong quan điểm Macxit nữ quyền của Eleannor Leacock (1922 –
1987). Có thể giải thích nguồn gốc của điều này dựa trên Chủ nghĩa cộng sản nguyên
thủy, gạt bỏ các luận điểm máy móc cho rằng tình trạng phụ thuộc của nữ giới là một
hiện tượng tự nhiên chứ không phải là một hiện tượng lịch sử.
6


Về lịch sự: quan hệ giới chịu sự tác động của lịch sử đặc thù trong quá trình thực
dân hóa
+ Trong gia đình, nữ giới dần trở nên lệ thuộc vào kinh tế nên uy thế của nam
giới được mở rộng. Nhà nghiên cứu lịch sử pháp quyền Reid khi tổng hợp tư liệu về sự
bình đẳng toàn xã hội của người phụ nữ Cherokee qua các bản báo cáo thuộc địa đã
viết:
Sự suy giảm hoạt động săn bắt và thừa nhận lối sống Mỹ trong thế kỷ 19,
cùng với sự thay thế các hàng hóa sản xuất tại nhà máy bằng các hàng hóa
sản xuất tại nhà đã giải phóng phụ nữ Cherokee khỏi lao động ngoài trời,
họ đảm đương công việc trong nhà còn các ông chồng thì làm việc ngoài
trời, nhưng nó cũng tước mất ở họ sự độc lập về kinh tế, khiến họ ngày càng
giống với những chị em da trắng của mình hơn.
+ Khi trình bày về thị tộc Iroquois, mặc dù có xét đến các quyền ra quyết định
của nữ giới nhưng Morgan nói rằng: những người đàn ông coi phụ nữ là những người
“thấp kém, phụ thuộc và tôi tớ của đàn ông” và phụ nữ thực sự phải xem mình là như
thế.
+ Sự thay đổi trong quan hệ giữa vai trò kinh tế và quyền ra quyết định của
những người phụ nữ ở thị tộc Iroquois và thị tộc Huron được bàn một cách cụ thể hơn
trong công trình khảo về tộc người Wyandot của Powell. Theo đó, chiến tranh là trách
nhiệm của nam giới, họ thành lập “hội đồng quân sự”. Các điều khoản đàm phán quân
sự không thể hiện cơ cấu hình thức quyền lực của nữ giới; hiểm họa xâm lăng tăng lên

làm tăng trách nhiệm và quyền lực của hội đồng. Nữ giới không tham gia hội đồng này
nên bị đánh giá thấp.
 Vai trò và vị trí của người phụ nữ trong gia đình dần mở nhạt trong bối cảnh
lịch sử đặc thù của từng xã hội.

Về quan điểm: dựa trên Chủ nghĩa cộng sản nguyên thủy
+ Quan điểm của Marx về sản xuất, trao đổi, phân phối và tiêu dùng: giữa sản
phẩm lao động và quyền lực có mối quan hệ mật thiết với nhau vì ngay từ đầu các mối
quan hệ xã hội nảy sinh từ các quan hệ sản xuất, đóng góp nhiều vào sản xuất thì
quyền lực càng lớn => Hình thành hệ thống cấp bậc xã hội.
+ Luận điểm sự lệ thuộc của nữ giới là một hiện thực phổ biến trong xã hội con
người xuất phát từ luận điểm rằng xã hội cộng sản nguyên thủy về cơ bản được hình
thành bởi chính những yếu tố ràng buộc và cưỡng bức, các yếu tố thiết định xã hội có
7

giai cấp. Ở đâu có sự đố kị được tạo ra giữa nam và nữ thì ở đó đố kị được giải thích là
sự xung đột phổ biến giữa hai giới chứ không phải là bằng chứng cho thấy sự nảy sinh
những khác biệt về địa vị giữa người đàn ông hay người đàn bà với nhau. Đối với
Macxit thì bản chất con người không cố định và phổ biến mà được sáng tạo trong quá
trình sản xuất => Bác bỏ luận điểm sự lệ thuộc của nữ giới là bản chất.
+ Theo Leacock, mặc dù giới tính và giới không tương đương nhau nhưng nhiều
nhà nghiên cứu vẫn tin rằng khác biệt về sinh lý giữa đàn ông và đàn bà là cơ sở cho
sự bất đình đẳng giới. Luận điểm của đông đảo các nhà Macxit cho rằng những khác
biệt về sinh lý giữa hai giới – là hiện thân của những dấu hiệu về tình trạng lệ thuộc
của nữ giới – chỉ được biểu hiện một cách yếu ớt trong nền văn hóa bình đẳng mà
không thể hiện đầy đủ trong xã hội đô thị được tổ chức thành nhà nước dựa trên cơ sở
giai cấp.
+ Sự mất quyền kiểm soát đối với quá trình sản xuất qua sự phân công lao động
vượt khỏi sự phân công theo giới tính. Tình trạng phụ thuộc về kinh tế và xã hội của
phụ nữ xuất hiện ở vài nơi trên thế giới đã hàng nghìn năm, nó cũng diễn ra ở những

nơi khác trên thế giới vào lúc người châu Âu tiến hành khai khác và chinh phục thuộc
địa và nó cũng phát triển ở những nơi còn lại trong bối cảnh chủ nghĩa thực dân và chủ
nghĩa đế quốc phương Tây.
+ Các trách nhiệm đối với việc tiếp thị và trao đổi của giới thay đổi tùy theo
những hoàn cảnh khác nhau và lịch sử khác nhau đã thực hiện sự phân công lao động
theo giới, vị trí trong cơ cấu ra quyết định của phụ nữ. Ngoài những lập luận khác
nhau về tính ưu việt của nam giới thì còn những hạn chế tự nhiên của sự sinh nở và
cho con bú.
+ Ở một số nơi trên thế giới, sự kiểm soát giới tính phụ nữ được đặc biệt coi
trọng quyết định trong nội bộ giai cấp mặc dù nó đã phổ biến trong xã hội. Sự thật là
công việc nội trợ có thể tách khỏi khu vực công và có thể phụ nữ phải gánh vác công
việc đó mà không được trả công, nói cách khác là lao động nô lệ. Nữ giới chuyển dần
sang vị trí người phục dịch trong gia đình nhà chồng hay trong các nhóm thân tộc của
họ. Của hồi môn của cô dâu bắt đầu mang hình thức mua con cái do người phụ nữ ấy
đẻ ra chứ không phải hình thức trao đổi quà tặng.
 Thay đổi về địa vị nữ giới không phải là hiện tượng thứ yếu như một số người
hiểu nhầm, cũng không phải là các có trước so với hệ thống cấp bậc kinh tế như một
số người quan niệm mà chúng là phần cốt lõi, không thể tách rời của những chuyển
biến sâu sắc đang diễn ra cùng với sự phát triển trao đổi và phân công lao động.
8

2.1.4. Rào cản trong việc nâng cao vị thế và vai trò của nữ giới
Theo Trung tâm Nghiên cứu khoa học về phụ nữ (1991), phụ nữ có vai trò đặc biệt
quan trọng trong sự phát triển của nhân loại. Song, có nhiều nguyên nhân gây cản trở
sự tiến bộ của họ trong cuộc sống. Các yếu tố khách quan và chủ quan đã tác động
không tốt khiến cho nữ giới đặc biệt là nữ giới ở nông thôn bị lâm vào vòng luẩn quẩn
của sự nghèo đói và bất bình đẳng.
Quan niệm về giới, những phong tục tập quán ở Việt Nam và một số nước Á Đông:
nữ giới trước hết phải lo việc gia đình, con cái, dù làm bất kỳ công việc gì, việc nội trợ
vẫn là trách nhiệm của họ. Sự tồn tại những hủ tục lạc hậu, trọng nam khinh nữ đã

kìm hãm tài năng sáng tạo của nữ giới, hạn chế sự cống hiến của họ cho xã hội và cho
gia đình. Việc mang thai, sinh đẻ, nuôi dưỡng con nhỏ và làm nội trợ gia đình đè nặng
lên đôi vai người phụ nữ. Đây là trở ngại lớn cho họ tập trung sức lực, thời gian, trí tuệ
vào sản xuất và các hoạt động chính trị, xã hội. Vì vậy nhiều phụ nữ trở nên không
mạnh bạo, không năng động sáng tạo bằng nam giới và gặp nhiều khó khăn trong giao
tiếp xã hội. Phong tục tập quán là một nguyên nhân cơ bản cản trở nữ giới tham gia
vào quá trình phát triển kinh tế.
Trình độ học vấn, chuyên môn, khoa học kỹ thuật của lao động nữ còn nhiều hạn
chế: Ở nông thôn, đặc biệt là miền núi phương tiện thông tin nghe nhìn và sách báo
đến với người dân còn rất nhiều hạn chế, do vậy việc lao động nữ tiếp cận và nắm bắt
các thông tin kỹ thuật về chăn nuôi, trồng trọt còn gặp nhiều khó khăn. Ngoài thời gian
lao động sản xuất, người phụ nữ dường như ít có thời gian dành cho nghỉ ngơi hoặc
hưởng thụ văn hoá tinh thần, học hỏi nâng cao hiểu biết kiến thức xã hội mà họ phải
giành phần lớn thời gian còn lại cho công việc gia đình. Do vậy, nữ giới bị hạn chế về
kỹ thuật chuyên môn và sự hiểu biết xã hội. Nữ giới bị hạn chế về kỹ thuật, chuyên
môn và sự hiểu biết nên gặp không ít khó khăn trong việc nắm bắt kiến thức pháp
luật, tìm nguồn vốn, tìm kiếm thị trường, khó khăn trong việc tiếp cận và áp dụng tiến
bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất và đời sống. Do vậy, hiệu quả công việc và năng
suất lao động của họ thấp.
Yếu tố về sức khoẻ: ở nông thôn nữ giới vừa phải lao động nặng vừa phải thực hiện
thiên chức của mình là phải mang thai, sinh con và cho con bú, cùng với điều kiện sinh
hoạt thấp kém đã làm cho sức khoẻ của họ bị giảm sút. Điều này không những ảnh
hưởng đến khả năng lao động mà còn làm vai trò của nữ giới trong gia đình cũng như
trong việc phát triển kinh tế gia đình trở nên thấp hơn.
9

Khả năng tiếp nhận thông tin: do nữ giới phải đảm nhận một khối lượng công việc
lớn nên cơ hội để họ giao tiếp rộng rãi, tham gia hoạt động cộng đồng để nắm thông
tin rất hiếm.
Các yếu tố chủ quan: một yếu tố khác không thể không nhắc đến đó là nguyên nhân

chủ quan do chính nữ giới gây ra. Đó chính là quan niệm lệch lạc về giới, ngay cả nữ
giới cũng có cái nhìn không đúng về những vấn đề đó. Họ cũng cho rằng, những công
việc nội trợ, chăm sóc gia đình, con cái…là việc của họ. Họ tỏ ra không hài lòng về
người đàn ông thạo việc bếp núc, nội trợ. Trong khi họ lên tiếng đòi quyền bình đẳng
thì họ vô tình ràng buộc thêm trách nhiệm cho mình. Vậy nên, toàn bộ công việc gia
đình, sản xuất càng đè nặng lên đôi vai phụ nữ khiến họ mệt mỏi cả về thể xác lẫn tinh
thần.
Phụ nữ Việt Nam với truyền thống “giỏi việc nước, đảm việc nhà” tiếp tục vượt qua
mọi thành kiến và thử thách, vươn lên đóng góp tích cực vào các hoạt động xã hội, duy
trì ảnh hưởng rộng rãi vai trò của mình trên nhiều lĩnh vực như: tham gia quản lý nhà
nước; tham gia xóa đói giảm nghèo; xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh
phúc; tham gia phòng chống tệ nạn xã hội; thúc đẩy hoạt động đối ngoại nhân dân…
Có thể nói, vai trò của phụ nữ Việt Nam được thể hiện ngày càng sâu sắc và có những
đóng góp quan trọng trong thành tựu của cách mạng Việt Nam (Đào Duy Anh, 1992).
2.2. Thực trạng
Bình đẳng giới là vấn đề được Đảng, Nhà nước và toàn dân quan tâm sâu sát trong
suốt thời gian qua. Do đó, kết quả thi hành Luật cũng như thực trạng về bình đẳng giới
phần nào đã được đánh giá và đề cập trước đây như: Báo cáo Kết quả giám sát tình
hình thực hiện bình đẳng giới và việc triển khai thi hành Luật Bình đẳng giới của Ủy
ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội khóa XII (2009), Tài liệu tập huấn về thực hiện
bình đẳng giới của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành năm 2009, Dự
thảo Báo cáo việc thực hiện các mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới năm 2011 của
Chính phủ, các số liệu từ Tổng cục Thống kê qua các năm, Có thể khái quát thực
trạng bình đẳng giới trong thời gian qua như sau:
2.2.1. Bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị
Bình đẳng giữa nam và nữ trong lĩnh vực chính trị, đặc biệt trong quá trình ra quyết
định và hoạch định chính sách có ý nghĩa lớn lao đối với việc thúc đẩy bình đẳng giới
trong các lĩnh vực khác của đời sống xã hội. Việc tăng cường tiếng nói của phụ nữ trên
chính trường và trong đời sống xã hội có thể làm tăng ảnh hưởng của các chính sách,
10


chương trình và dự án, góp phần giảm tình trạng tham nhũng và tăng cường năng lực
quản lý Nhà nước.
Mặc dù tỷ lệ tham gia Quốc hội của
phụ nữ còn chưa tương xứng với tỷ lệ
nữ trong dân số, trong lực lượng lao
động và có sự phát triển không đồng
đều trong những nhiệm kỳ của Quốc
hội gần đây. Ở nhiệm kỳ Quốc hội
khóa XII, Việt Nam là nước xếp thứ
33 trên thế giới, dẫn đầu trong 08
nước ASEAN có nghị viện và đứng
thứ 04 ở khu vực Châu Á – Thái Bình
Dương về tỷ lệ phụ nữ tham gia nghị
trường. Đặc biệt, trong nhiệm kỳ 2011 – 2016, Việt nam có hai Phó Chủ tịch Quốc hội
là phụ nữ.
Tỷ lệ phụ nữ trong cơ quan dân cử, cơ quan Chính quyền ở các cấp có xu hướng gia
tăng. Tuy nhiên, có thể nhận thấy có sự sụt giảm đối với các vị trí trưởng ở cấp tỉnh và
cấp huyện. Như vậy, để đạt được các quy định tại các khoản 1, 3 và 4 của Điều 11
Luật Bình đẳng giới, tất cả các cấp, các ngành phải thực hiện các biện pháp thúc đẩy
bình đẳng giới nhằm bảo đảm bình đẳng giới thực chất và từng bước giảm dần sự
chênh lệch lớn giữa nam và nữ trong lĩnh vực chính trị.









11

Sự gia tăng của tỷ lệ đại biểu nữ
trong Hội đồng Nhân dân ở cấp xã,
cũng như trong tỷ lệ nữ ở các cương
vị Chủ tịch và Phó Chủ tịch xã cho
thấy đã có những cải thiện trong việc
tham gia của phụ nữ “trong xây dựng
và thực hiện hương ước, quy ước của
cộng đồng”. Song cũng cần đặc biệt
quan tâm đến những yếu tố khiến sự
có mặt của phụ nữ trong các vị trí
lãnh đạo còn thấp liên quan đến trình
độ văn hóa và chuyên môn của họ.
Trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa XII (2007-2011), trình độ của nữ đại biểu Quốc hội
ngày càng được nâng lên: tỷ lệ nữ đại biểu có trình độ đại học và trên đại học chiếm
91,4%, số nữ đại biểu trẻ dưới 40 tuổi chiếm 38,6% và nữ đại biểu là người dân tộc
thiểu số chiếm một phần không nhỏ (32,3%) trong tổng số nữ đại biểu Quốc hội. Vai
trò của phụ nữ ngày càng được phát huy, trong điều kiện đa số là đại biểu mới (77,2%
tham gia lần đầu) và kiêm nhiệm, mặc dù vừa phải đảm nhiệm vai trò là người đại biểu
của nhân dân, vừa gánh vác công việc chuyên môn trong các cơ quan, tổ chức của
mình nhưng các nữ đại biểu đã có nhiều nỗ lực trong việc tham gia vào các hoạt động
lập pháp, giám sát, cũng như tham gia các hoạt động khác của Quốc hội một cách có
hiệu quả.
 Để tăng cường sự tham gia của phụ nữ trong bộ máy lãnh đạo và ra quyết định
cần có sự thay đổi thái độ, chuẩn mực và hành vi, cải cách thể chế và có sự hậu thuẫn
mạnh mẽ của cả hệ thống chính trị.
2.2.2. Bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế
Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ nữ tham gia hoạt động kinh tế ở mức cao
(83% so với nam giới 85%). Phụ nữ đóng vai trò ngày càng quan trọng trong toàn bộ

nền kinh tế quốc dân; tham gia ngày càng nhiều hơn trong khu vực phi nông nghiệp,
đặc biệt là các ngành và lĩnh vực kinh tế có yêu cầu kỹ thuật, công nghệ cao.
Tại Hội nghị Thượng đỉnh Phụ nữ Toàn cầu tổ chức tại Hà Nội ngày 05/06/2008, Thủ
tướng Nguyễn Tấn Dũng đã khẳng định:
12

“Trên đất nước Việt Nam ngày nay, chị em phụ nữ là lực lượng to lớn trong
mọi lĩnh vực của đời sống, giữ nhiều vị trí quan trọng của quốc gia, nhiều vị trí
lãnh đạo Nhà nước, Bộ ngành, địa phương là phụ nữ. Trong quốc hội khoá XII
hiện nay, các lãnh đạo nữ chiếm đến 26%. Đặc biệt là trong lĩnh vực kinh doanh
có khoảng trên 1 triệu chị em phụ nữ lãnh đạo khoảng 25% số doanh nghiệp,
công ty và trên 30% doanh nghiệp nhỏ, hộ kinh doanh cá thể, ước tính mỗi doanh
nhân nữ tạo ra 4 việc làm. Nhiều chị em phụ nữ đang điều hành các doanh nghiệp
hàng đầu của Việt Nam. Các doanh nghiệp do phụ nữ lãnh đạo thường làm ăn rất
có hiệu quả, nghiêm chỉnh chấp hành luật pháp, quan tâm chăm lo đời sống của
người lao động, chú trọng làm công tác từ thiện, góp phần rất quan trọng vào
công tác xoá đói giảm nghèo”.
Theo Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) , tỷ lệ doanh nghiệp do
phụ nữ làm chủ và điều hành chiếm khoảng 30% trong tổng số hơn 500 nghìn doanh
nghiệp đăng ký kinh doanh trên toàn quốc. Có 25% lãnh đạo nữ là quản lý cấp cao
trong các doanh nghiệp và 60% kinh tế hộ gia đình do nữ làm chủ, đóng góp một phần
đáng kể vào quá trình phát triển của đất nước. Một lưu ý khá thú vị từ Báo cáo Doanh
nghiệp thường niên của Tổng cục Thống kê (2010) là doanh nghiệp có quy mô càng
nhỏ thì chủ doanh nghiệp là nữ càng nhiều. Trong số các doanh nghiệp siêu nhỏ,
doanh nghiệp nữ chiếm 26% tổng số, nhiều hơn 17% so với doanh nghiệp quy mô nhỏ
và vừa. Chỉ số này cho thấy phụ nữ gặp nhiều khó khăn hơn so với nam giới trong việc
phát triển quy mô doanh nghiệp, áp dụng các công nghệ kỹ thuật tiên tiến hiện đại,
thiếu thông tin và thường bị yếu thế trong các mối quan hệ. Bên cạnh những vấn đề
liên quan đến kinh doanh, doanh nhân nữ còn phải đảm trách phần lớn trách nhiệm gia
đình. Theo số liệu nghiên cứu về bình đẳng giới trong các gia đình Việt Nam (Viện

Khoa học và Xã hội Việt Nam, 2005), khi phụ nữ tham gia ngày càng nhiều vào sản
xuất kinh doanh thì sự tham gia của nam giới vào công việc nội trợ lại không tăng lên
một cách tương xứng. Nói cách khác, sự chia sẻ từ phía phụ nữ trong công việc sản
xuất kinh doanh không đi liền với sự chia sẻ từ phía nam giới trong công việc nội trợ
gia đình. Một phát hiện nữa là tiếng nói còn có phần hạn chế của phụ nữ trong việc ra
quyết định đối với công việc sản xuất kinh doanh. Trong gia đình phụ nữ thường quyết
định nhiều hơn về những vấn đề thai sản, còn nam giới nhiều hơn về các vấn đề sản
xuất kinh doanh. Do là những người đảm nhận chủ yếu công việc nội trợ nên phụ nữ
khó có thể được đáp ứng nhu cầu phát triển năng lực, tiếp cận thông tin, nâng cao khả
năng cạnh tranh với tư cách là người lao động, đặc biệt với tư cách là người sản xuất,
kinh doanh. Hiện nay, so với nam giới, phụ nữ đang được đầu tư quá thấp về thời gian
13

để nâng cao trình độ, để học hỏi, giao tiếp và tích luỹ kinh nghiệm (Trần Thị Vân Anh
và ctg, 2008).
 Việc tạo ra một khung pháp lý toàn diện về chính sách trợ giúp đối với các
doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ hoặc điều hành vô cùng cần thiết để đạt được bình
đẳng giới thực chất trong lĩnh vực kinh tế.
2.2.3. Bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động
Khoản 1 Điều 5 của Bộ luật Lao động quy định “mọi người đều có quyền làm việc, tự
do lựa chọn việc làm và nghề nghiệp, học nghề và nâng cao trình độ nghề nghiệp,
không bị phân biệt đối xử về giới tính”. Việc làm là một trong những nhu cầu quan
trọng của con người và là quá trình phát triển toàn diện của mỗi cá nhân. Đồng thời,
việc làm là điều kiện để mỗi người tự nuôi sống bản thân và góp phần tạo ra của cải
vật chất và tinh thần cho xã hội. Cùng với tiến trình đổi mới và phát triển kinh tế, cơ
hội việc làm đã ngày càng mở rộng đối với người lao động. Tuy nhiên, cơ hội việc làm
không phải như nhau đối với nam giới và phụ nữ.
Bảng 1. Tỷ lệ nghề nghiệp của lao động nữ so với tổng số lao động (%)
Tỷ lệ nghề nghiệp lao động nữ
Lao động nữ

Chung cả nước
49,39
Các nhà lãnh đạo trong các cấp, các ngành
20,22
Chuyên môn kỹ thuật bậc cao trong các lĩnh vực
47,20
Chuyên môn kỹ thuật bậc trung trong các lĩnh vực
58,44
Nhân viên trong các lĩnh vực
45,45
Nhân viên dịch vụ cá nhân, bảo vệ trật tự ANXH, bán hàng kỹ
thuật
59,30
Lao động có kỹ thuật trong nông, lâm nghiệp, thuỷ sản
42,64
Thợ thủ công có kỹ thuật và các thợ kỹ thuật khác có liên quan
35,98
Thợ kỹ thuật lắp ráp và vận hành máy móc thiết bị
14,76
Lao động giản đơn
53,64
Nguồn: Điều tra lao động – việc làm, ngày 1/8/2007, Tổng cục Thống kê.
Nhìn chung, phân bố cơ cấu nam, nữ trong các ngành nghề cho thấy, nam giới vẫn
thường chiếm tỷ lệ cao hơn ở những nhóm việc như công nhân, lãnh đạo, dịch vụ cá
nhân, công việc chuyên môn kỹ thuật và lực lượng vũ trang. Phụ nữ thường chiếm tỷ
lệ cao ở một số nhóm nghề khác như nông nghiệp, buôn bán nhỏ, nhân viên văn
phòng. Mặc dù chưa có số liệu thống kê chính thức, phụ nữ cũng tham gia rất nhiều
vào lực lượng lao động trong khu vực kinh tế phi chính thức, ước tính khoảng 70%
đến 80%. Tuy nhiên, điều kiện lao động, thu nhập và an sinh xã hội (bảo hiểm xã hội,
bảo hiểm y tế) đối với lao động nữ làm việc trong khu vực này còn rất nhiều hạn chế.


14


Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam năm 2009 đã cho thấy nam giới và nữ giới tập
trung ở những nhóm công việc khác nhau. Nữ giới tập trung nhiều trong những nhóm
ngành dịch vụ, công nghiệp nhẹ và công việc làm thuê cho các hộ gia đình không đòi
hỏi nhiều về trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, trong khi nam giới tập trung nhiều hơn
trong các nhóm ngành công nghiệp nặng, quản lý lãnh đạo, lực lượng vũ trang và
những công việc đòi hỏi có trình độ chuyên môn kỹ thuật. Những số liệu thống kê cho
thấy tỷ lệ phụ nữ có việc làm mang lại thu nhập ổn định thấp hơn nam giới và sẽ phải
phụ thuộc vào thu nhập của người khác. Cơ cấu lao động của nữ và nam theo các
nhóm ngành nghề nêu ở trên cũng tạo ra nhiều ưu thế hơn đối với nam giới và nhiều
thách thức hơn đối với nữ giới. Tập trung đông hơn ở những nhóm ngành nghề được
đảm bảo ở mức độ cao hơn do không bị cạnh tranh (quản lý Nhà nước, an ninh quốc
phòng) hoặc năng lực cạnh tranh cao hơn (công nghiệp so với dịch vụ và hộ gia đình),
nam giới ít gặp nguy cơ mất việc làm hoặc việc làm bấp bênh so với phụ nữ.
 Cần triển khai việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nữ vì việc làm phụ
thuộc rất lớn vào học vấn và trình độ chuyên môn nghề nghiệp. Bên cạnh đó, cần đảm
bảo không có phân biệt đối xử trong công tác tuyển dụng lao động, đặc biệt vì những
nguyên cớ hôn nhân, trách nhiệm gia đình hoặc thai sản chống lại nữ giới.
2.2.4. Bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục vào đào tạo
Giáo dục và đào tạo là những chính sách được ưu tiên đặc biệt ở Việt Nam. Chính phủ
đã có nhiều nỗ lực trong thực hiện bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục, đặc biệt
trong phân bổ ngân sách dành cho giáo dục.
15

Điều này thể hiện qua chi tiêu cho giáo dục tăng nhanh qua các năm: 16,6% năm 2002,
18% năm 2005 và 20% năm 2008 so với tổng ngân sách Nhà nước. Kết quả của những
ưu tiên này đã thu hẹp khoảng cách giới và việc đầu tư vào con người đã góp phần làm

cho Việt Nam, mặc dù chưa phải là quốc gia có thu nhập cao trong khu vực, đã đạt
được chỉ số phát triển con ngƣời (HDI) và chỉ số phát triển giới (GDI) khá cao.
Bảng 2. Chỉ số phát triển con người (HDI), chỉ số phát triển giới (GDI) của Việt Nam và xếp
hạng, 1997-2011
Năm

HDI
Xếp hạng HDI/
quốc gia
GDI
Xếp hạng GDI/
quốc gia
1997
0,664
110/174
0,662
91/143
1998
0,671
108/174
0,668
89/143
1999
0,682
101/162
0,680
89/146
2000
0,688
109/173

0,687
89/146
2001
0,687
109/175
0,697
89/144
2002
0,691
112/177
0,689
87/144
2003
0,704
108/177
0,702
83/
2004
0,709
109/177
0,708
80/136
2005/2006
0,733
105/177
0,732
91/177
2007
0,725
116/182

0,723
94/182
2009
0,566
113/169
-
-
2010
0,572
113/169
-
-
2011
0,593
128/187
-
-
Nguồn: UNDP, Báo cáo phát triển con người, 1999-2011

Bên cạnh những thành tựu đạt được, việc thực hiện bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo
dục và đào tạo cũng còn những hạn chế cần được quan tâm giải quyết. Kết quả Tổng
điều tra dân số và nhà ở Việt Nam năm 2009 cho thấy tỷ lệ biết chữ của nữ trong dân
số từ 10 tuổi trở lên trong 20 năm qua từ 1989 đến 2009 vẫn tiếp tục thấp hơn của nam
giới. Mặc dù Chiến lược quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam đến năm 2010 đã
đặt ra chỉ tiêu tăng tỷ lệ lao động nữ được đào tạo lên 35%, trong đó đào tạo nghề là
21%, Tổng điều tra nói trên cũng cho thấy phụ nữ chiếm tỷ lệ cao hơn đối với nhóm
không có trình độ chuyên môn kỹ thuật trong dân số từ 15 tuổi trở lên và nam giới có
tỷ lệ cao hơn so với nữ giới ở tất cả các trình độ chuyên môn kỹ thuật, trừ trình độ cao
đẳng.



16


Vấn đề đặt ra là khi so sánh với nam giới, trở ngại lớn nhất đối với nữ giới trong việc
nâng cao trình độ chuyên môn và nắm bắt cơ hội đào tạo lại chính ở việc thực hiện vai
trò giới truyền thống. Nếu chăm lo việc nhà và chăm sóc con cái không ảnh hưởng
đáng kể đến nam giới thì lại là vấn đề không nhỏ đối với nữ giới. Những trở ngại đối
với nữ giới trong việc tiếp cận các cơ hội đào tạo cũng sẽ hạn chế việc sử dụng hiệu
quả nguồn nhân lực ở tất cả các ngành, đặc biệt là ngành có đông lao động nữ.
 Cần thiết thực hiện những biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực
giáo dục và đào tạo, nhất làhỗ trợ dạy nghề cho lao động nữ khu vực nông thôn.
2.2.5. Bình đẳng giới trong lĩnh vực khoa học và công nghệ
Ở Việt Nam cũng như trên thế giới, khoa học và công nghệ là lĩnh vực mà sự tham gia
của nữ giới gặp nhiều khó khăn và thách thức nhất. Mặc dù, nữ giới tham gia các hoạt
động khoa học và công nghệ tương đối cao, chiếm tới 42%, song số nữ có trình độ cao
chỉ bằng 1/3 số lượng nam. Số nữ trí thức có trình độ đại học và trên đại học, học vị và
uy tín khoa học rất ít.
Bảng 3. Tỷ lệ nam, nữ giữ các chức danh, học vị khoa học
Chức danh
1999
2004
2006
Nữ
Nam
Nữ
Nam
Nữ
Nam
Thạc sĩ

29,11
70,89
39,1
60,9
30,53
69,47
Tiến sĩ khoa học
13,04
86,96
17,50
82,50
9,76
90,2
Tiến sĩ
15,44
84,58
17,02
82,98
Giáo sư
4,3
95,70
3,10
96,90
5,10
94.90
Nguồn: Hội đồng chức danh giáo sư, Bộ Giáo dục-Đào tạo qua các năm
17

Nhìn chung khu vực
thành thị có tỷ lệ dân số

từ 15 tuổi trở lên có trình
độ từ đại học trở lên cao
hơn nhiều so với khu vực
nông thôn. Đặc biệt, dân
số nam ở thành thị có
trình độ chuyên môn kỹ
thuật cao hơn nhiều so
với dân số nữ ở cả thành
thị và nông thôn. Phụ nữ
ở nông thôn là nhóm dân
số thua thiệt hơn so với các nhóm khác cả về trình độ học vấn và trình độ chuyên môn
kỹ thuật cao nhất đạt được. Chỉ có 1,2% dân số nữ ở nông thôn có trình độ đại học và
1,4% có trình độ cao đẳng.
Có thể thấy sự tham gia của nữ giới trong lĩnh vực khoa học và công nghệ phụ thuộc
rất nhiều vào trình độ học vấn của họ. Bên cạnh đó, do vai trò giới, nữ giới còn có
nhiều khó khăn hơn nam giới, vì ở độ tuổi từ 22-35 là độ thực hiện chức năng sinh đẻ,
chăm sóc con cái. Vai trò giới này, nếu không được hỗ trợ của chính sách sẽ hạn chế
rất nhiều đến khả năng học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn của nữ giới.
 Cần thay đổi nhận thức sai lệch về vai trò giới trong nghề nghiệp; có chính sách
thoả đáng để huy động sự tham gia của nữ giới vào các lĩnh vực khoa học - công
nghệ; tạo điều kiện cần thiết, bình đẳng giới trong nghiên cứu khoa học.
2.2.6. Bình đẳng giới trong lĩnh vực văn hóa, thông tin, thể dục, thể thao
Trong cuộc sống, con người cần và có khả năng kết hợp hài hòa giữa công việc và
nghỉ ngơi, giữa hoạt động kinh tế với hoạt động văn hóa – tinh thần trong thời gian rỗi.
Ngày nay, các phương tiện và điều kiện giải trí về văn hóa – tinh thần phát triển mạnh
mẽ đã tạo điều kiện cho việc đáp ứng nhu cầu của mỗi thành viên xã hội ngày một tốt
hơn. Thông qua quá trình tiếp cận các phương tiện và hình thức giải trí, đặc biệt là qua
các thông điệp truyền thông, các khuôn mẫu và giá trị giới cũng được phổ biến và tác
động đến nhận thức, hành vi của người tham gia, dù là nữ giới hay nam giới.
Sự tham gia của nữ giới và nam giới trong các hoạt động văn hoá, thông tin, thể dục,

thể thao chịu tác động không nhỏ của các khuôn mẫu giới, kể cả trong nhận thức của
18

mỗi người cũng như trên các phương tiện truyền thông. Sự tham gia này thể hiện vị trí
mà họ đã xác định được trong xã hội.
Chủ trương xã hội hoá văn hoá đã tạo thêm nhiều cơ hội cải thiện, nâng cao đời sống
tinh thần cho nữ giới và hướng tới mục tiêu bình đẳng giới. Các loại hình hoạt động
văn hoá phát triển ngày một phong phú, đa dạng mang đậm bản sắc dân tộc trên phạm
vi toàn quốc. Với mục tiêu bảo đảm bình đẳng giới trong lĩnh vực văn hóa và thông
tin, trong năm 2012, Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài truyền hình Việt Nam, các cơ quan
Thông tấn, báo chí đã thực hiện tốt chức năng của mình là tuyên truyền đường lối,
chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước, trong đó có tập trung tuyên truyền các
nội dung về bình đẳng giới. Một số kênh các kênh phát sóng có truyền tải nội dung này
như: Hệ thời sự - Chính trị - Tổng hợp (VOV1); Hệ phát thanh Văn hóa- Đời sống –
Khoa giáo (VOV2); Hệ phát thanh dân tộc (VOV4), Hệ phát thah có hình (VOV TV;
Báo điện tử (VOV); Kênh VTV1 (Chuyên mục Sức sống mới, Làm đẹp, Tạp chí phụ
nữ, sống đẹp, ), kênh O2TV (chuyên mục Nam khoa). Thông qua các chuyên mục
Tiếp chuyện ban nghe đài, Tư vấn chế độ chính sách, các vấn đề xã hội Đài Tiếng
nói Việt Nam đã trả lời hàng trăm vấn đề, giải đáp thắc mắc về thực hiện bình đẳng
giới, Luật Phòng chống bạo lực gia đình, các quyền bình đẳng giữa nam và nữ; quyền
được làm, quyền sở hữu, thừa kế và quyền được lựa chọn bạn đời khi kết hôn, Với
Chương trình phụ nữ với thời lượng phát sóng 15 phút/ chương trình, 1 tuần 4 chương
trình là diễn đàn cho chị em nói lên tiếng nói riêng của mình.
Cùng với hệ thống các kênh của đài phát thanh, truyền hình Trung ương, hầu hết các
địa phương đều có nội dung tuyên truyền về bình đẳng giới trên kênh phát sóng của
mình. Theo báo cáo của trên 40 tỉnh thành phố, hiện có khoảng 34 tỉnh, thành phố có
chuyên mục phát sóng về bình đẳng giới phát trên kênh truyền hình, truyền thanh của
mình. Tuy nhiên, phần nhiều các chuyên mục được phát sóng chưa mang tính thường
xuyên, mới chỉ dừng lại ở thời điểm, giai đoạn nhất định trong năm.
Đặc biệt, Nhà nước rất chú trọng tới đời sống văn hoá của các vùng đồng bào dân tộc

thiểu số qua các chương trình hỗ trợ, đầu tư kinh phí để xây dựng nhà văn hoá để nhân
dân tiện sinh hoạt cộng đồng. Các chương trình phát thanh và truyền hình về bình đẳng
giới đã được thực hiện bằng cả tiếng việt và tiếng dân tộc đã giúp đồng bảo dân tộc
thiểu số hiểu rõ hơn các chính sách ưu việt của Đảng và Nhà nước ta về bình đẳng
giới.
Các cơ quan thông tấn báo chí đã quan tâm thúc đẩy thực hiện bình đẳng giới thông
qua việc tổ chức các lớp tập huấn kiến thức giới cho đội ngũ phóng viên, biên tập viên.
19

Mạng lưới cán bộ truyền thông về bình đẳng giới được duy trì, tiếp tục là kênh thông
tin quan trọng giữa cơ quan quản lý nhà nước về bình đẳng giới với các cơ quan thông
tấn báo chí. Nhờ có các hoạt động này, các sản phẩm văn hoá, thông tin mang định
kiến giới đã từng bước giảm dần so với trước đây.
2.2.7. Bình đẳng giới trong lĩnh vực y tế
Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, lĩnh vực y tế đã có những thay đổi đáng kể và
nhiều chính sách y tế đã được ban hành nhằm tăng cường và củng cố tuyến y tế cơ sở
và đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khoẻ ngày càng cao của người dân. Những chính
sách này đã tạo điều kiện cho mọi người dân cả nam giới và nữ giới, trẻ em trai và trẻ
em gái có thể dễ dàng tiếp cận với các dịch vụ y tế.
Tuy nhiên, mặc dù chưa có nhiều số liệu thống kê trong lĩnh vực y tế được tách biệt
theo giới tính, thực tiễn vẫn cho thấy có sự chênh lệch đáng kể giữa người giàu và
người nghèo trong sử dụng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Vì vậy, trong các gia đình
nghèo, nữ giới ít được tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe do khả năng chi tiêu
hạn hẹp và nếu phải cắt giảm thì nữ giới thường lựa chọn cắt giảm chăm sóc y tế của
mình để dành cho các thành viên khác trong gia đình. Bên cạnh đó, còn tồn tại những
vấn đề liên quan đến sức khỏe sinh sản, sử dụng và tiếp cận dịch vụ y tế của phụ nữ,
đặc biệt ở vùng sâu và xa. Theo Kết quả giám sát tình hình thực hiện bình đẳng giới và
việc triển khai thi hành Luật Bình đẳng giới của Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc
hội khóa XII ngày 11/05/2009:


Chỉ tiêu 1: về tuổi thọ trung bình của phụ nữ. Kết quả thực hiện trên thực tế cho
thấy: tuổi thọ trung bình của phụ nữ Việt Nam ngày càng tăng: năm 2005 là 71 tuổi;
năm 2006 là 71,3 tuổi; năm 2008 đạt 71,8 tuổi; năm 2010 là 72 tuổi; năm 2011 là 75,6
tuổi (Nguồn: Niên giám thống kê y tế).

Chỉ tiêu 2: về tỷ lệ phụ nữ có thai được khám đủ 3 lần trở lên 60%; từ 90% trở lên
phụ nữ có thai được khám trước khi sinh. Theo đánh giá của Bộ y tế, trong những năm
qua, tỷ lệ phụ nữ sinh đẻ được khám thai trên 3 lần đạt tỷ lệ khá cao. Năm 2005 là
84,3%; năm 2006 là 84,5% và năm 2007 là 86,2%. Tỷ lệ các bà mẹ khi sinh đẻ được
cán bộ y tế chăm sóc không ngừng được tăng lên và ở mức khá cao: năm 2005 là
93,4%; năm 2006 là 92,92%; năm 2007 là 94,3%.

Chỉ tiêu 3: Giảm tỷ lệ tử vong bà mẹ liên quan đến thai sản xuống 60/100.000 trẻ
đẻ sống và giảm 25% số ca nạo phá thai: Kết quả thực hiện chỉ tiêu này chưa đạt kế
20

hoạch đề ra, mặc dù ngành y tế đã có nhiều nỗ lực trong việc chăm sóc trước, trong và
sau sinh cho các bà mẹ mang thai và sinh con.
Bảng 4. Tỷ số tử vong mẹ, 1990-2010
Năm
Tỷ số tử vong mẹ (tử vong mẹ trên 100 000 trẻ em)
1990
233.0
2001
130.0
2002
91.0
2003
85.0
2004

85.0
2005
80
2006
75.1
2007
75.0
2008
75.0
2009
69.0
2010
68.0
Nguồn: Niêm giám thống kê y tế qua các năm

Bảng 5. Tỷ lệ phá thai và hút điều hoà kinh nguyệt (%), 2007-2011

2007
2008
2010
201
1

Việt Nam

0,7

1,0

0,79


0,59

Thành thị

0,6

1,1

0,82

0,63

Nông thôn

0,8

0,9

0,78

0,58
Vùng

Trung du và MN phía Bắc

1,4

1,5


1,25

0,89

ĐB Sông Hồng

1,3

1,9

1,11

0,98

Bắc Trung bộ và DH miền Trung

0,3

0,4

0,51

0,39

Tây Nguyên

0,1

0,3


0,50

0,28

Đông Nam Bộ

0,4

0,8

0,53

0,39

ĐB Sông Cửu Long

0,4

0,5

0,71

0,42
Nguồn: TCTK, Điều tra biến động DS & KHHGĐ, 2011

 Chỉ tiêu 4: Tăng tỷ lệ phụ nữ được tiếp cận với dịch vụ y tế: Chưa có số liệu đánh
giá được kết quả thực hiện chỉ tiêu này do trong hệ thống chỉ tiêu báo cáo của ngành y
tế chưa đưa vào. Tuy nhiên, qua báo cáo của các Sở y tế thì có khả năng chỉ tiêu này
không đạt kế hoạch đề ra (ước tính năm 2006 là 85,3%; năm 2007: 86,5%).
21


Bảng 6. Chăm sóc sức khoẻ sinh sản, 2005- 2009
Nguồn: Bộ Y tế, Niêm giám thống kê y tế, 2006, 2007, 2009


2005
2006
2007
2008

Số lần khám phụ khoa

11 274
694

11 464
896

11 346
545

11 683 971

Số người chữa phụ khoa

4 647 578

5 000 927

4 862 350


4 645 422
Tỷ lệ (%) phụ nữ đẻ
được khám thai >= 3 lần

84,64

86,50

86,20

86,70
Tỷ lệ (%) người đẻ
được cán bộ y tế chăm sóc

96,1

97,0

94,3

94,7

Số người nạo thai

179 764

143 594

115 510


98 948

Tỷ lệ (%) nạo, hút thai

34,91

33,40

32,00

29,00
Theo số liệu Điều tra Đánh giá các Mục tiêu Trẻ em và Phụ nữ 2011 của Tổng cục
Thống kê, Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc và Quỹ Dân số Liên hợp quốc:
+ Tỷ lệ phụ nữ sinh con trong vòng 2 năm trước thời điểm điều tra được khám
thai
* Ít nhất 1 lần bởi cán bộ chuyên môn y tế: 93,7%
* Ít nhất 4 lần bởi cán bộ y tế: 59,6%
+ Tỷ lệ phụ nữ mang thai được đo huyết áp, xét nghiệm nước tiểu và xét
nghiệm máu trước khi sinh: 42,5%
+ Tỷ lệ phụ nữ sinh con trong vòng 2 năm trước thời điểm điều tra được đỡ đẻ
bởi cán bộ y tế có chuyên môn: 92,9%
+ Tỷ lệ phụ nữ sinh con trong vòng 2 năm trước thời điểm điều tra sinh con tại
cơ sở y tế: 92,4%

Chỉ tiêu 5: tỷ lệ phụ nữ mang thai bị nhiễm HIV/AIDS. Theo báo cáo của ngành y
tế, năm 2006, cả nước có 26,9 nghìn người nhiễm; năm 2007 có 20,7 nghìn người
nhiễm. Tuy nhiên, tỷ lệ phụ nữ bị lây nhiễm HIV lại có xu hướng tăng lên qua các
năm. Năm 2006, tỷ lệ nữ nhiễm HIV chiếm 20,2%; năm 2007 chiếm 23,5% trong tổng
số người bị nhiễm. Tỷ lệ phụ nữ mang thai trong toàn quốc bị nhiễm HIV lại có xu

hướng giảm dần qua các năm: năm 2006 là 0,38% và năm 2007 là 0,34%.
Theo số liệu Điều tra Đánh giá các Mục tiêu Trẻ em và Phụ nữ 2011 của Tổng cục
Thống kê, Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc và Quỹ Dân số Liên hợp quốc:
22

+ Tỷ lệ phụ nữ có hiểu biết toàn diện về phòng tránh HIV: 45,1%
+ Tỷ lệ phụ nữ hiểu biết HIV có thể lây truyền từ mẹ sang con: 49,6%
+ Tỷ lệ phụ nữ biết nơi xét nghiệm HIV: 61,1%
+ Tỷ lệ phụ nữ sinh con trong vòng 2 năm trước thời điểm điều tra xét nghiệm
HIV trong khi khám thai và nhận được kết quả xét nghiệm: 28,6%.
 Chỉ tiêu 6: 100% các trạm y tế có nữ hộ sinh và 80% trạm y tế có bác sĩ: Theo
báo cáo của ngành y tế, tỷ lệ trạm y tế có bác sĩ năm 2006 là 65,05%; năm 2007 tăng
lên 67,38%; năm 2010 đạt 70%. Tỷ lệ trạm y tế có nữ hộ sinh hoặc y bác sĩ sản nhi
năm 2006 là 93,62%; năm 2007 là 93,6%.
 Chỉ tiêu 7: 97% cơ sở y tế đảm bảo cung cấp thuốc, vật tư thường xuyên cho làm
mẹ an toàn, chăm sóc thai sản an toàn; 90% cơ sở có đủ trang bị kỹ thuật, trang thiết bị
phù hợp phục vụ làm mẹ an toàn; 90% cán bộ y tế thôn, bản có đủ thuốc, dụng cụ thiết
yếu phục vụ đỡ đẻ sạch, an toàn. Theo đánh giá của Bộ y tế thì các chỉ số trong chỉ tiêu
này đều đạt trước năm 2010.
2.2.8. Bình đẳng giới trong lĩnh vực gia đình
Gia đình là một trong những thiết chế cơ bản của xã hội. Cùng với tiến bộ xã hội, ngày
càng có nhiều công cụ và các điều kiện giúp con người giảm nhẹ sức lao động, công
việc trong gia đình. Mặc dù, tư tưởng gia trưởng, trọng nam khinh nữ đã dần dần mất
đi, nhưng có một nghịch lý vẫn đang tồn tại là việc nội trợ, nuôi dưỡng con cái, chăm
sóc các thành viên trong gia đình vẫn được coi là công việc của nữ giới và vẫn có quan
niệm cho rằng các hoạt động này không mang lại giá trị kinh tế.
Định kiến giới và tư tưởng trọng nam giới hơn nữ giới vẫn còn tồn tại khá phổ biến ở
trong gia đình và một bộ phận dân cư trong xã hội với các biểu hiện như thích đẻ con
trai hơn con gái, coi việc nội trợ, chăm sóc con cái là của nữ giới, khi chia tài sản thừa
kế thường dành cho con trai nhiều hơn, ưu tiên đầu tư vào con trai, quan niệm nam

giới là người trụ cột, quyết định chính trong gia đình và đóng vai trò chính trong các
quan hệ xã hội bên ngoài gia đình.
Thời gian làm việc của nữ giới thường dài hơn nam giới: Mặc dù, pháp luật quy định
trong gia đình, vợ chồng đều bình đẳng với nhau về mọi mặt, cùng nhau bàn bạc,
quyết định mọi vấn đề chung, cùng chia sẻ mọi công việc cũng như chăm lo cho con
cái, cha mẹ, nhưng trên thực tế, nam giới vẫn được coi là trụ cột gia đình, có quyền
quyết định các vấn đề lớn và là người đại diện ngoài cộng đồng. Còn các công việc

×