Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

Tiểu luận phân tích và đánh giá chiến lược của Nokia

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (571.83 KB, 22 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH


TIỂU LUẬN
MÔN QUẢN TRỊ CHIẾN LUỢC KINH DOANH
Đề tài 5:

PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ CHIẾN LƢỢC CỦA NOKIA,
ĐỒNG THỜI ĐƢA RA ĐỀ XUẤT BỔ SUNG
GVHD: TS. NGUYỄN VĂN SƠN
THÀNH VIÊN NHĨM THỰC HIỆN:

1. Trần Thị Hồi Diễm
2. Nguyễn Thụy Xuân Đào
3. Nguyễn Thị Kim Hằng
4. Nguyễn Thị Thái Hằng
5. Phạm Thị Hiệp
6. Trần Thị Hoanh
7. Tống Thị Mỹ Linh
8. Nguyễn Thị Lợi
9. Phan Thị Thanh Loan
10. Trần Ngọc Phương
11. Đào Thị Minh Sao
12. Nguyễn Thị Nguyên Sa
13. Huỳnh Ái Tâm
14. Huỳnh Thị Ngọc Xuân
1


LỜI MỞ ĐẦU ......................................................................... Error! Bookmark not defined.


NỘI DUNG .............................................................................. Error! Bookmark not defined.
1. Sơ lược về sự hình thành của Nokia và quá trình phát triển điện thoại smartphone ... Error!
Bookmark not defined.
2. Các chiến lược kinh doanh và đánh giá triển vọng các chiến lược kinh doanh của Nokia
trong thời gian gần đây.......................................................... Error! Bookmark not defined.
2.1 Các chiến lược kinh doanh của Nokia ......................... Error! Bookmark not defined.
2.1.1 Chiến lược cấp công ty Nokia .............................. Error! Bookmark not defined.
2.1.2 Chiến lược cấp đơn vị kinh doanh ........................ Error! Bookmark not defined.
2.1.3 Chiến lược quản trị chức năng ............................. Error! Bookmark not defined.
2.2 Phân tích và đánh giá triển vọng chiến lược kinh doanh của Nokia trong thời gian gần
đây ................................................................................... Error! Bookmark not defined.
3. Đề xuất bổ sung chiến lược ............................................................................................. 15
3.1 Nhân sự ...................................................................... Error! Bookmark not defined.
3.2 Chiến lược Marketing ................................................. Error! Bookmark not defined.
3.2.1 Về phân phối ....................................................... Error! Bookmark not defined.
3.2.2 Về sản phẩm ........................................................ Error! Bookmark not defined.
3.3 Chiến lược tài chính .................................................. Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN ............................................................................. Error! Bookmark not defined.
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................... Error! Bookmark not defined.

2


LỜI MỞ ĐẦU
Khi nói đến điện thoại di động, đa số mọi người liên tưởng ngay đến Nokia, một
thương hiệu quen thuộc đã ăn sâu vào tâm trí người tiêu dùng. Tồn thế gới có đến hơn
một tỷ người đã từng sử dụng Nokia, số người xem giờ trên chiếc điện thoại Nokia còn
nhiều hơn xem giờ trên đồng hồ Timex hay bất kì hãng đồng hồ khác. Có được giá trị
thương hiệu lâu đời đi vào lòng người là một tài sản lớn của công ty. Hơn thế nữa,
Nokia còn là một trong những nhà tiên phong trong lĩnh vực biến những máy điện

thoại “cục gạch” trở nên gọn nhẹ và đơn giản. Từ chiếc điện thoại giá rẻ đến việc công
bố một chiếc smartphone đầu tiên năm 1996, Nokia chính là cơng ty được kì vọng sẽ
thống trị công nghệ điện thoại thông minh. Tuy nhiên , năm 2011, Nokia đã khiến giới
đầu tư sửng sốt khi công bố kết quả kinh doanh cuối năm: doanh số smartphone bán
được giảm từ 24.2 triệu chiếc xuống 16,7 triệu chiếc, và liền sau giá trị cổ phiếu Nokia
năm 2012 rơi vơi tốc độ khủng khiếp thể hiện bi quan của nhà đầu tư : cổ phiêu bị mất
đến 97% so với năm 2000. Nokia đã bị mất thì phần vào tay các đối thủ đi sau như
Iphone của Apple hay Galaxy của Samsung, cái tên Nokia bỗng chốc nên mờ nhạt
trong tâm trí của người sử dụng điện thoại cơng nghệ cao.
Câu hỏi đăt ra là điều gì đã và đang đang xảy ra với Nokia? Công ty đã thực hiện
chiến lược như thế nào mà lại để cho các “đàn em” vượt mặt? Và gần đây “ người
khổng lồ” trong thế giới di động đang làm gì để thốt khỏi nguy cơ phá sản? Chúng ta
hãy nhìn điểm lại lich sử và phân tích, đánh giá một số chiến lược của Nokia để tìm
hiểu thêm về vấn đề trên.

3


NỘI DUNG
1. Sơ lƣợc về sự hình thành của Nokia và quá trình phát triển điện thoại
smartphone
Bắt đầu từ năm 1967, tập đồn Nokia (Nokia Corporation) sát nhập 3 cơng ty trong
lĩnh vực sản xuất giấy, sản phẩm cao su, sản phẩm cáp. Khi mới kết hợp lại công ty
kinh doanh trong nhiều lĩnh vực, nhiều ngành công nghiệp như: sản xuất xe hơi, lốp
xe, giày dép (gồm cả ủng cao su), cáp thơng tin, máy tính, hóa chất, tụ điện, cơng nghệ
người máy và thậm chí là sản xuất các thiết bị quân sự cho quân đội Phần Lan. Đến
năm 1980 theo máy vi tính ra đời, Nokia định hướng sản xuất máy tính màn hình và ti
vi. Trên nền tảng đó, những thay đổi mang tính chiến lược mới đã hình thành. Từ việc
sản xuất chiếc điện thoại đầu tiên cho hãng điện thoại di động quốc tế NMT đầu tiên
nặng đến 800 g vào năm 1981, đến năm 1987 Nokia đã sản xuất ra chiếc điện thoại “

cầm tay” Nokia Mobria Cityman 900 đầu tiên, Nokia đã dần biến những chiếc điện
thoại trở nên gọn nhẹ, dễ sử dụng hơn.
Đến những năm đầu 1990, Nokia đã quyết định từ bỏ các lĩnh vực điện tử và tập
trung vào ngành viễn thông, lấy chiến lược viễn thông làm chiến lược mục tiêu dẫn đầu
trên thị trường thế giới. Trong quãng thời gian còn lại của thập niên 90, Nokia gạt bỏ
hết những ngành, lĩnh vực không thuộc về viễn thơng. Với tầm nhìn nhạy bén và và sự
quyết đoán mạnh mẽ, tập trung trong điều hành, Nokia đã xây dựng được một thương
hiệu mạnh, nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường điện thoại di động của các quốc gia trên
thế giới.
Vào năm 1996, Nokia dùng phần mềm Symbian- một phần mềm mạnh nhất lúc
bấy giờ và cho ra sản phẩm smartphone tạo nên một bước ngoặt lịch sử trong giời công
nghệ . Những năm tiếp theo, Nokia được biết đến như một đàn anh trong thị trường
điện thoại di động. Những mẫu điện thoại dành cho doanh nhân, giới trẻ, người có thu
nhập thấp mang mác Nokia đồng nghĩa với chất lượng cao, sự tiện dụng và giá cả hợp
lý. Không chỉ là nhà sản xuất điện thoại lớn nhất thế giới, Nokia cịn là tập đồn kinh tế
lớn có tầm ảnh hưởng đến mức tăng trưởng GDP của cả một quốc gia.
4


Nhưng đến năm 2007, Apple đã cho ra mắt sản phẩm Iphone thu hút được sự quan
tâm mạnh mẽ của người tiêu đùng. Hàng loạt các hãng khác như Samsung, HTC.. cũng
bắt đầu tham gia vào vào sản xuất sản phẩm đang rất có tiền năng phát triển này. Trước
sự cạnh tranh gay gắt từ những đối thủ, Nokia dần mất đi vị trí dẫn đầu, những sản
phẩm smartphone tiếp theo khơng cịn tạo được dấu ấn rõ nét. Nokia vẫn giữ được
ngôi dẫn đầu về thị phần cho đến hết năm 2010, dù doanh số rất cao nhưng dòng
smartphone vẫn liên tục suy giảm về thị phần. Đến năm 2012, dòng smartphone còn
chiếm được 5,1% thị phần : chỉ cịn một phần mười so với thời hồng kim của Nokia.
Vậy điều gì làm Nokia phát triển vượt bậc rồi nhanh chóng sa sút đến mức vậy?
Để trả lời câu hỏi này, phải nhìn lại cả quá trình bắt nguồn từ nhiều năm trước chứ
không chỉ mới xuất hiện gần đây

2. Các chiến lƣợc kinh doanh của Nokia
2.1 Các chiến lƣợc của Nokia
2.1.1 Chiến lƣợc cấp công ty Nokia
Hiện tại Nokia hoạt động kinh doanh viễn thông trên 4 mảng lớn: sản xuất thiết bị
di động, truyền thông di động, phụ kiện thiết bị di động, ứng dụng thiết bị di động. Bốn
mảng này có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Ở giai đoạn đầu công nghiệp thiết bị dị
động, Nokia tập trung mạnh vào sản xuất thiết bị di động. Các thiết bị di động thiết kế
theo tiêu chuẩn và khơng cung cấp bất kỳ các tính năng và ứng dụng phụ nào mà nokia
hiện đang cung cấp. Để duy trì vị trí cạnh tranh của Nokia trong ngành này, Nokia tạo
thêm các tính năng và dịch vụ gia tăng cho ngành công nghiệp thiết bị di động. Các
tính năng bổ sung như camera trên điện thoại di động, internet/email, bản đồ, game
ứng dụng, phương tiện truyền thông, video, âm nhạc. Tất cả các tính năng này mang lại
giá trị cho khách hàng bởi sự đơn giản, thuận tiện và khả năng kết nối. Ví dụ: bản đồ
có thể giúp ta có thể đi đến những địa điểm mà ta chưa từng biết, tính năng internet và
email giúp người sử dụng dễ dàng kết nối với thế giới, phương tiện chia sẻ truyền
thông giúp chuyển tài liệu, thông tin giữa các thiết bị di động, đặc biệt hữu ích cho kinh
doanh quốc tế khi cần phải ký kết hợp đồng ngay lập tức.

5


Thành lập cơng ty liên doanh với tỷ lệ góp vốn 50-50 giữa Nokia và Siemen vào
tháng 6/2006, hai công ty sát nhập hình thành Nokia Siemen Network. Nokia Siemens
Network sẽ có các sản phẩm mạng di dộng và cố định hoàn thiện kèm theo dịch vụ hỗ
trợ đa dạng cùng thiết bị thoại di động chi phí thấp thiết kế dành cho nhà cung cấp dịch
vụ trong thị trường đang phát triển. Liên doanh sẽ có 6 bộ phận kinh doanh: Mạng truy
cập vô tuyến (Radio Access); Dịch vụ mạng lõi và ứng dụng (Service Core and
Applications); Hệ thống hỗ trợ điều hành (Operation Support Systems); Truy cập băng
rộng (Broadband Access); Truyền dẫn IP (IP/Transport) và Dịch vụ.
Các phương pháp Nokia sử dụng cho phép duy trì thị phần trong ngành công nghiệp

sản xuất viễn thông. Liên doanh với Siemen khẳng định sức mạnh nghiên cứu và phát
triển sản phẩm (R&D) của Nokia và là một trong các đội R&D tốt nhất trên thế giới.
Với nhiều nghiên cứu tiến bộ và nhiều cơ hội phát triển, Nokia có thể duy trì và phát
triển thị phần của mình
Với chiến lược tăng trưởng tập trung kết hợp với việc hội nhập về phía sau rất
khơn ngoan, Nokia đã gặt hái được nhiều thành công trong suốt khoảng thời gian dài :
trở thành hãng điện thoại đứng đầu trên thị trường thế giới về cả sản phẩm điện thoại
phổ thông –feature lẫn điện thoại smarphone được tiêu thụ nhiều nhất từ năm 1996 đến
năm 2007 với thị phần trên 40%. Các mẫu điện thoại mới với những ứng dụng mới, cải
tiến mới được tung ra : Điện thoại Nokia 7650 năm 2001 quay phim đầu tiên, Nokia
6630 có dịch vụ 3G đầu tiên, Nokia Nseries được ra mắt đại diện cho công nghệ hiện
đại năm 2005, cùng năm này cho ra mắt dịch vụ di động cho phép phát sóng các
chương trình truyền hình; Năm 2006 : Nokia N91 – thiết bị di động đầu tiên với một ổ
cứng cho phép lưu trữ khoảng 3000 bài hát được tung ra ở Anh. Đặc biêt, vào năm
2007 Nokia đã khiến khách hàng phải ngẩn ngơ khi đưa ra dòng sản phẩm N95 với các
phiên bản được cập nhật liên tục trong thiết kế và phần cứng.
Tuy nhiên đúng vào thời điểm năm 2007, hãng Apple đã tung ra sản phẩm Iphone
thu hút được sự quan tâm mạnh mẽ tại thị trường Mỹ, đây là sản phẩm tạo nên định
hướng tiêu dùng mới. Các hãng khác như HTC, SamSung cũng tham gia vào thị trường

6


smartphone vào thời điểm này. Nokia sẽ hành động thế nào để đối phó với các đối thủ
mới?
Nokia đã sát nhập, mua lại và liên doanh trong suốt lịch sử phát triển để đạt được
năng lực cần thiết sản xuất các sản phầm chất lượng cao. Một trong các sự kiện lớn đã
diễn ra năm 2008, Nokia mua 52% thị phần còn lại của Symbian. Symbian là hệ điều
hành sử dụng trên hầu hết thiết bị di động của Nokia. Với thương vụ này, giám đốc
điều hành của Nokia Olli – Pekka Kallasvuo hy vọng sẽ phát triển các ứng dụng web

tiến bộ hơn trên thiết bị di động. Hệ điều hành là mã nguồn mở, cho phép thay đổi,
điều chỉnh các ứng dụng phù hợp với yêu cầu khách hàng. Thông qua thay đổi, bổ
sung, các phần mềm và ứng dụng ngày càng dễ sử dụng, đáng tin cậy và tạo ra giá trị
cho khách hàng.
Tuy nhiên một vấn đề ra là tại sao Nokia lại không chọn cho cho mình hệ điều hành
Android- một hệ điều hành có rất nhiều ưu điểm nổi trội như khả năng tùy chỉnh và
giá rẻ chạy trên các thiết bị công nghệ cao thay vì tạo dựng từ đầu[đã cho ra mắt thời
điểm từ năm 2005? Phải chăng Nokia khơng có tầm nhìn xa để nhận biết được tiềm
năng của Android sớm muộn gì cũng sẽ hấp dẫn được các nhà sản xuất điện thoại di
động thông minh khác? Việc bỏ ra thêm 450 triệu USD để mua lại Symbian rồi sau đó
phải tìm cách ì ạch chạy đua với Anroid đã khiến Nokia hụt hơi trong việc chiếm lĩnh
thị trường, các đối thủ của Nokia đã nhanh chóng giành được lợi thế từ việc sử dụng
hệ điều hành trên và dẫn đến một kết quả kinh doanh giật lùi : Theo thống kê của công
ty Garner và IDC, thị phần của Nokia giảm từ 49,4% năm 2007 xuống còn 43,7% năm
2008 : quý IV/ 2008 là giai đoạn khó khăn đối với Nokia, doanh số smartphone giảm
đển 16,8% so với cùng kì năm 2007. Và thị phần trong quý IV/2008 cũng giảm xuống
40,8% so với 2007 và đến quý 3 năm 2009 Nokia đã rời khỏi top 5 hãng sản xuất
Smartphone hãng đầu.
Đây là dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm để Nokia phải điều chỉnh chiến lược và tìm
giải pháp để thoát khỏi nguy cơ thua lỗ bằng cách tập trung vào cải tiến smartphone,
nhưng thời điểm đó Nokia lại quyết tâm đối đầu trực tiếp với Apple khi quyết định lấn
sân sang thị trường máy tính bằng cách tung ra sản phẩm Booklet 3G. Đây là một chiến
7


lược mạo hiểm vì nhảy vào thị trường PC, nơi theo truyền thống, tỷ lệ lãi cực thấp sẽ
khiến cho lợi nhuận của Nokia càng bị thâm hụt. Nokia đã bị phân tán sức mạnh về tài
chính, nhân lực khi phải căng sức để phát triển các ngành hàng mới vốn đã là thế mạnh
của đối thủ trước đó. Dùng sở đoản của mình đấu với sở trường của người khác, đây
đúng là một cờ tồi và hậu quả đúng như dự báo: cả smartphone lẫn netbook đã thất bại.

Qua các sự kiện vừa nêu chứng tỏ công tác thu thập dữ liệu , đánh giá đối thủ , dự
báo của Nokia thật sự rất kém nên khâu ra quyết định và thực hiện không hiệu quả
cũng là dễ hiểu.
2.1.2 Chiến lƣợc cấp đơn vị kinh doanh
Chiến lược cấp đơn vị kinh doanh của Nokia được hỗ trợ bởi các chiến lược chức
năng thông qua các phương thức hoạt động mà chiến lược chức năng bổ sung cho
chiến lược kinh doanh. Chẳng hạn Nokia sử dụng một số chiến lược chức năng như sản
xuất điện thoại chất lượng và dịch vụ ở chi phí thấp và trở thành nhà dẫn đầu thị trường
thơng qua các phát minh của mình. Chiến lược kinh doanh khác biệt hóa sản phẩm
bằng cách nhấn mạnh công nghệ xanh và các ứng dụng thân thiện với môi trường.
Chiến lược chức năng của Nokia như sản xuất điện thoại di động chất lượng và
dịch vụ với chi phí thấp cùng với cơng nghệ dẫn đầu thị trường giúp cho chiến lược cấp
đơn vị kinh doanh của Nokia. Nokia có thể sản xuất nhiều điện thoại tại cùng thời điểm
cho phép Nokia đạt được lợi thế kinh tế theo quy mô và sử dụng chiến lược dẫn đầu về
chi phí. Tuy nhiên, trọng tâm của Nokia là tính sáng tạo và nhấn mạnh yếu tố bảo vệ
mơi trường cũng là điểm khác biệt của Nokia so với các đối thủ cạnh tranh.
Vấn đề nằm ở chỗ điểm khác biệt này chưa thực sự là một yếu tố chính để thuyết
phục được người tiêu dùng bỏ tiền ra mua điện thoại và thực sự khơng thể trở thành
địn tấn công đáng kể với đối thủ Iphone với vũ khí là thỏa mãn sự trải nghiệm của
người tiêu dùng ở mức cao nhất bằng hệ điều hành mựơt mà, bằng cái đẹp trong thiết
kế sản phẩm và thực sự tạo ra được hiệu ứng đám đông khiến người tiêu dùng ao ước
được sở hữu.
Chiến lược tập trung vào một số phân khúc thị trường riêng biệt mang tính định hướng
công nghệ mà cụ thể là thị trường Mỹ đã không được Nokia quan tâm. Vào năm 2002,
8


Nokia chiếm 40% thị phần ở Mỹ, thì thị phần của nó giảm xuống cịn 7% năm 2009.
Trong khi đó thị phần Iphone đã từ con số không khi từ năm 2007 đã tăng lên 24% vào
năm 2009. Nokia đã chủ quan một phần vì mức giá 500 USD của iPhone cách đây 6

năm là khá đắt, khiến nó được xếp vào phân khúc hạng sang. Nhưng sau khi Apple
thỏa thuận với AT&T để hạ giá xuống 200 USD, nó lập tức thành sản phẩm đại trà và
đủ mạnh để đe dọa bất cứ nhà sản xuất điện thoại lớn nào. Việc không thể (hoặc không
muốn) cho ra đời điện thoại tùy biến phù hợp với thị trường Mỹ cũng khiến Nokia khó
hợp tác với các hãng viễn thơng. Họ “một mình trên xa lộ” tiến vào Mỹ bằng cách mở
cửa hàng riêng tại các thành phố lớn và bán trực tiếp thiết bị cho người dùng thay vì
thơng qua nhà mạng. Nhưng do không được trợ giá, giá bán sản phẩm cao ngất nên chỉ
những người thực sự trung thành mới sẵn sàng mua. Trong khi đó, với vị trí khiêm tốn
hơn, Samsung, LG và Motorola rất sẵn lịng đàm phán để mang đến các gói sản phẩm dịch vụ phong phú cho người dùng. Nokia dần bị cô lập. Sai lầm đã khiến Nokia đã
tách khỏi thị trường Mỹ, cũng có nghĩa họ khơng có nhiều cơ hội học hỏi và cọ xát với
những nhà sáng tạo công nghệ hàng đầu khác. Sự tự tin của Nokia chẳng khác nào sự
kiêu ngạo.
Chiến lược dẫn đầu về chi phí thấp giúp cho Nokia có thị phần cao trong thị trường
tồn cầu, đặc biệt là những nơi mà có khả năng tiêu thụ các sản phẩm điện thoại thông
minh, thị trường này bao gồm Ấn Độ, Trung Quốc và Trung Đơng. Thị phần tồn cầu
của Nokia ở q đầu tiên năm 2009 là 41,2%, RIM (Research in Motion) với dòng
điện thoại Black Berry chiếm 19,9% thị phần, Apple với Iphone chiếm 10,8% thị phần
trong cùng thời kỳ. Các thị trường mới nổi cho phép Nokia là công ty đi tiên phong,
xây dựng thương hiệu của mình. Tuy nhiên, những năm sau đó chiến lược trên đã bị
Samsung qua mặt tại những thị trường này bằng những biện pháp khôn ngoan : sản
xuất hàng hóa tại những nơi có chi phí thấp nhất và đem bán tại những nơi đem lại lợi
nhuận cao nhất bằng hành động cụ thể : đặt nhà máy tại Việt Nam để tận dụng ưu thế
chi phí thấp, chính sách ưu đãi hơn so với Trung Quốc, Samsung tự thiết kế bộ vi xử
lý (VXL) dành cho điện thoại thơng minh của mình và cả cho những hãng khác như
Apple với VXL A4 trên iPhone 3G, trong khi Nokia không thể tự làm. Những yếu tố
9


này đã giúp giá chiếc điện thoại Samsung có chất lượng được đánh giá tương đương
với Nokia nhưng giá lại rẻ hơn. Kết quả tổng kết năm 2012: Samsung đã vươn lên vị trí

dẫn đầu về thị phần smartphone kiểm soát khoảng 30% thị trường với 213 triệu
smartphone xuất xưởng trên tồn cầu hành tích này dễ dàng thổi bay kỷ lục 100 triệu
smartphone do Nokia xác lập năm 2010.
Và theo chân đối thủ, Nokia đã lên kế hoạch đặt nhà máy sản xuất tại Việt Nam từ
năm 2011, đến quý 1 năm 2013 Nokia mới bắt đầu khởi công nhà máy tại Bắc Ninh,
trong khi đó Samsung lại tiếp tục việc khởi công xây dựng nhà máy thứ 2 tại Thái
Nguyên. Rõ ràng, người khổng lồ Nokia đang rất ì ạch trong khâu tổ chức thực hiện,
việc “trâu chậm uống nước đục” như đã từng xảy ra đối với hệ điều hành Android là
điều khó tránh.
2.2.3 Chiến lƣợc quản trị chức năng:
Trước khi đi vào phân tích chiến lược quản trị chức năng và trọng tâm là chiến
lược quản trị chất lượng sản phẩm sản phẩm, chúng ta hãy nhìn lại thực trạng kinh
doanh của smartphone của Nokia năm 2012 :
Tổng kết cuối năm giới qua sát đánh giá tình hình kinh doanh của Nokia rất đáng
ngại. Tính đến hết năm 2012, doanh thu thuần của tập đoàn Nokia đạt 30176 triệu
Euro, giảm 22% so với năm 2011. Doanh thu của dịng thiết bị thơng minh trong năm
2012 là 5446 triệu Euro, giảm 50% so với năm 2011. Các chi phí phục vụ nghiên cứu,
phát triển sản phẩm, bán hàng, marketing giảm từ 14-15% so với năm 2011. Thị phần
của Nokia đang dần chia sẻ bởi các đối thủ cạnh tranh trên thị trường như: Samsung,
Apple, RIM…
-

Suy giảm kinh doanh, mất dần thị trƣờng: do cạnh tranh gay gắt từ SamSung và
Apple, Nokia không thể thâm nhập hiệu quả thị phần smartphone, đây là dịng điện
thoại có doanh thu cao và có kết quả tăng trưởng thấp. Đến hết năm 2012, thị phần
smartphone của Nokia xuống còn 5.1% , trong khi đó thị phần của Samsung là 31,4%,
thị phần của Apple 19,8%.

10



Từ năm 2007 đến nay cuộc chiến giữa các hãng điện ngoài vấn thoại đã trở
thành cuộc cạnh tranh giữa hệ điều hành(HDH) .Vấn đề liên quan đến chất lượng sản
phẩm cũng tập trung vào yếu tố này. Nokia cũng không ngoại lệ. Những người tham
gia vào cuộc chiến này khơng chỉ có nhà sản xuất thiết bị, mà cơng ty cung cấp dịch vụ
tìm kiếm, marketing trực tuyến, địa điểm và mạng xã hội. Tiêu chí hệ điều hành ở phân
khúc smartphone chính là điểm mấu chốt các hãng điện thoại cạnh tranh với nhau gay
gắt nhất. Điều này buộc Nokia phải quyết định xem nên tự tạo ra một hệ điều hành cho
11


mình hay gia nhập vào một nhóm đã có sẵn. Nếu khơng làm được điều này, tồn bộ thị
phần thuộc mọi lĩnh vực của hãng này sẽ bị ảnh hưởng.
Nokia đã phát triển cùng lúc cả 2 hệ điều hành:Tiếp tục phát triển triện hệ điều
hành Symbian, đồng thời Nokia Nokia hợp tác với Intel phát triển hệ điều hành Meego.
Khi đó Nokia đã hy vọng xem là “con át chủ bài” của Nokia với hi vọng sẽ vực dậy
tình hình kinh doanh giảm sút của hãng điện thoại Phần Lan. Bởi vậy, máy được trang
bị đầy đủ những tinh hoa mà Nokia đã có được. Tuy nhiên, mọi thứ đã khơng như
mong đợi. Nhất trí rằng MeeGo cũng có những điểm độc đáo nhất định trong ý tưởng:
việc quản lý ứng dụng đa nhiệm và thiết kế chuyển qua lại giữa các ứng dụng chỉ bằng
một cái vuốt tay khá thú vị. Nhưng những gì mà chúng ta nhìn thấy ở MeeGo chỉ có
vậy. Câu hỏi là MeeGo có gì để kéo người sử dụng ra khỏi hấp lực của Android và
iOS? Với những gì mà N9 ( điện thoại dùng hệ điều hành Meego) đang thể hiện thì câu
trả lời là : khơng có gì.
Hiện tại nói đến sự phát triển của một HĐH, người ta không đong đếm bằng số
lượng thiết bị được bán ra mỗi năm, mà bằng số lượng ứng dụng mà nền tảng đó hiện
đang sở hữu. Thời điểm đó, hệ điều hành iOS đã có 35.000 ứng dụng trên AppStore và
Android đang dẫn đầu với 200.000 ứng dụng ở Android Market, còn số lượng ứng
dụng mà Meego cung cấp chỉ khoảng vài trăm – một con số quá khiêm tốn để gây được
sự chú đối với người tiêu dùng thích sử dụng hàng cơng nghệ cao. Hơn thế nữa nó cịn

có một thứ “vũ khí” lợi hại khác là Apple Store, nơi “trói chân” khách hàng trong thế
giới ứng dụng chỉ hoạt động duy nhất trên nền hệ điều hành iOS. Còn Android d với ưu
thế tính năng, lựa chọn tùy biến và độ mở, người dùng sẽ không bị giới hạn tải ứng
dụng từ kho ứng dụng đặc biệt là sử dụng miễn phí đã được Samsung, HTC chọn lựa.
Ngay cả Sony cũng đã sử dụng hệ điều hành Android. Đến hết năm 2012, hệ điều hành
Android đã có mặt ở 452 triệu smartphone, chiếm 66% thị phần. Hệ điều hành
Symbian chỉ có 19 triệu smartphone, chiếm 3% thị phần. “Món quà” cho Samsung khi
chọn Android chính là danh hiệu “hãng smartphone số 1 thế giới” hiện nay.Apple tự
xây dựng hệ điều hành iOS , SamSung- HTC và các đối thủ chọn Android do Google
cung cấp, cả hai đều đã thành công. Vậy tại sao chỉ Nokia là thất bại?
12


Thời điểm đó MeeGo đang ở trong thời kì “sơ sinh” và nếu nhận được sự chú ý
của các lập Trình viên, tương lai của MeeGo vẫn có thể trở nên sáng lạng. Tuy nhiên
với một thị trường đã định hình xong xi, việc chen chân của một nền tảng mới là
điều rất khó khăn vì khi chuyển việc viết ứng dụng từ một nền tảng như Android chẳng
hạn, sang MeeGo thì lập trình viên sẽ phải phải học lại tất nhiều.Và là không phải ai
cũng hứng thú với việc phải tìm hiểu tất cả lại từ đầu. Lý do các lập trình viên sẵn sàng
bỏ cơng bỏ sức học các viết App trên Android đó là vì Android “MỞ” đối chọi với iOS
“ĐĨNG”. Cịn MeeGo có lẽ sẽ rất khó có thể lơi kéo các lập trình viên rời bỏ Android
hay iOS để quay sang viết ứng dụng cho HĐH này vì chẳng có một lý do gì đảm bảo
sự thành cơng của MeeGo.
Rõ ràng thị trường ln có xu hướng “chuẩn hóa” xoay quanh 1, 2 hệ điều hành trung
tâm, giống như cách mà thị trường PC đã làm với Windows và bây giờ là thị trường
smartphone xoay quanh iOS cùng với Android. Việc “chuẩn hóa” giúp các lập trình
viên tập trung trí tuệ của mình vào việc phát triển ứng dụng dành cho một hệ điều hành
thay vì phải phân tán sức lực ra 3, 4 nền tảng khác nhau.
Đồng thời việc “chuẩn hóa” cũng giúp người sử dụng dễ dàng hơn trong việc chọn
mua thiết bị cũng như sử dụng các thiết bị đó. Thử tưởng tượng nếu bạn sử dụng một

chiếc Macbook trong một công ty tồn là PC, có lẽ bạn sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong
việc kết nối cũng như chia sẻ dữ liệu qua lại với các đồng nghiệp.
Đối với các lập trình viên mà nói, phát triển ứng dụng cho 1 hệ điều hành càng đông
người sử dụng sẽ càng thu được nhiều lợi nhuận. Điều này dẫn tới sẽ càng có nhiều
ứng dụng hấp dẫn trên hệ diều hành đó hơn, thu hút nhiều người sử dụng hơn, đem lại
lợi nhuận lớn hơn cho lập trình viên, thu hút nhiều lập trình viên hơn.
Và ngược lại, một nền tảng khi có ít người sử dụng mà khơng có phương án hợp lý để
lôi kéo khách hàng, sẽ đem lại ít lợi nhuận cho lập trình viên dẫn tới việc các lập trình
viên dần rời bỏ nó để tìm đến các HĐH cho lợi nhuận cao hơn. Cái vòng luẩn quẩn này
đã đúng với Symbian và Meego.Khi thị trường đã xoay quanh một hệ điều hành nào
đó, sẽ rất khó để các “tân binh” xoay chuyển tình thế. Lúc này, vấn đề khơng cịn nằm
ở chỗ “hệ điều hành nào tốt hơn” mà sẽ trở thành “hệ điều hành nào có nhiều người sử
13


dụng hơn”. Và những hệ điều hành ra đời sau sẽ khơng thể “ngóc đầu” lên được một
khi đã bị “đè” bởi các bậc tiền bối quá lớn và quá già dặn. Tất nhiên cũng có những
trường hợp các “tiền bối”… lăn ra chết như Symbian chẳng hạn. Tuy vậy, nhìn tình
hình của iOS và Android bây giờ, khó có thể tin rằng 2 HĐH kể trên sẽ đi vào vết xe
đổ của Symbian để chừa cho MeeGo một lối đi lên.
Đây chính là sai lầm chí mạng trong việc phân tích lựa chọn đã khiến Nokia bị tụt lại
quá xa với đối thủ
Sự thất bại của Nokia còn do tình trạng chia rẽ nội bộ. Khơng có người giám sát và các
nhà thầu phụ đua nhau “ăn chặn” bằng cách thay thế các chuyên gia bằng nhân sự có
năng lực kém hơn. Sau một thời gian, quy mô của nhóm phát triển này ngày một mở
rộng, tỷ lệ thuận với tệ quan liêu trong đó. Kết quả là sản phẩm cuối cùng khơng được
hồn chỉnh, thậm chí cịn gặp nhiều vấn đề về chất lượng, từ lập trình cho đến các tính
năng chọn lọc.
THỊ PHẦN HỆ ĐIỀU HÀNH 2012-2010
Năm 2012

Hệ điều hành

Năm 2011

Sản lượng

% Thị

bán (triệu)

phần

Android

452

66%

IOS

136

Blackberry

Sản lượng

Năm 2010

% Thị


Sản lượng

% Thị

phần

bán (triệu)

phần

208

43%

54

18%

20%

93

19%

48

16%

33


5%

52

11%

48

16%

Symbian

19

3%

81

17%

116

39%

Windows phone

16

2%


5

1%

2

1%

Bada

16

2%

9

2%

3

1%

Khác

15

2%

Tổng


687

bán
(triệu)

486

Nguồn: TomiAhonen Almanac 2013

14

298


2.2.2 Phân tích và đánh giá triển vọng chiến lƣợc kinh doanh của Nokia trong
thời gian gần đây
Đầu tƣ tiếp theo vào công nghệ mới, đột phá thông qua việc hợp tác hợp tác
lâu dài với Microsoft xây dựng hệ sinh thái cơng nghệ tồn cầu với mục tiêu
Giành lại vị trí dẫn đầu ở thị trƣờng smartphone :
Hệ sinh thái công nghệ Nokia - Microsoft đặt mục tiêu cung cấp các sản phẩm khác
biệt và sáng tạo có quy mô, chu kỳ sống sản phẩm, bản sắc thương hiệu, tiếp cận nhiều
vùng địa lý vượt trội so với các dòng sản phẩm khác. Trên nền tảng hệ điều hành thơng
minh Windows phone, Nokia phát huy chun mơn của mình để tối ưu các phần cứng,
các phần mềm, hỗ trợ ngơn ngữ… Nokia đang bắt tay Microsoft sản xuất dịng điện
thoại Lumia chạy trên hệ điều hành Windows Phone nhằm cạnh tranh với các loại
smartphone khác.
Phải nói rằng đây là một “nước cờ” khá khôn ngoan theo kiểu “win-win” của hai gã
khổng lồ trong lĩnh vực viễn thông và phần mềm máy tính. Cái “bắt tay” này đã mang
lại cho hãng di động Phần Lan một đồng minh thuộc dạng tầm cỡ. Nhờ đó, Nokia đã
tận dụng được hàng triệu USD từ Microsof để hỗ trợ chiến dịch quảng cáo cho điện

thoại Lumia của Nokia. Và kết quả là trong 12 tháng qua, Nokia đã có được những cải
thiện bước đầu về doanh số và từng bước lấy lại thị phần. Theo những thơng tin gần
đây thì Nokia đã có một quý 4 làm ăn khả quan với những con số tăng trưởng. Cụ thể,
trong quý cuối cùng của năm 2012, hãng điện thoại Phần Lan đã bán ra được 15,9 triệu
smartphone trong đó có 9,3 triệu smartphone Asha, 4,4 triệu smartphone Lumia và 2,2
triệu smartphone Symbian. Trước đó, trong quý II và quý 3 năm 2012, “cựu vương” di
động chỉ bán được 4 triệu smartphone Symbian và 2,9 triệu smartphone Lumia.
Đổi mới phƣơng pháp tiếp cận để giúp tăng trƣởng sản lƣợng, tăng trƣởng giá
trị và tập trung đầu tƣ vào công nghệ mới vƣợt trội. Với hệ điều hành thơng minh
đi tiên phong Windows phone, Symbian có thể sẽ trở thành nền tảng nhượng quyền
thương mại, để thu hồi lại các khoản đầu tư trước đó. Hiện tại khách hàng rất ưa
chuộng các dòng điện thoại Lumina chạy Windows 8 của Nokia, đặc biệt là sản phẩm

15


Lumia 920 đang được một số người đánh giá ngang ngửa với Iphone 5 của Apple
nhưng lại có mức giá mềm hơn.
Hiện nay, Samsung đã vượt qua Apple và Nokia ở thị trường smartphone và
Samsung cũng đã vượt qua Nokia – hãng sản xuất di động lớn nhất trên thế giới trong
14 năm vừa qua, và trở thành hãng di động lớn nhất thế giới. Liệu Nokia với hệ điều
hành Windowsphone có làm thay đổi tình thế hay khơng?
Q nửa thị trường đã thuộc về iOS và Android, những hệ điều hành khác sẽ phải
cạnh tranh nhau gay gắt để chiếm lấy cho mình miếng bánh ít ỏi cịn lại. Trong những
cái tên đó Windows Phone có lẽ sẽ là cái tên tiềm năng nhất. Kể từ khi ra mắt, hệ điều
hành di động của Micosoft gặp phải rất nhều sóng gió. Dù rằng Windows Phone rất
mượt, rất nhẹ nhưng nó lại vướng phải nhiều lỗi khiến người dùng kêu ca. Qua thời
gian, Microsoft đã dần dần khắc phục được những khiếm khuyết và khiến hệ điều hành
này dần ổn định hơn. Phiên bản mới nhất của Windows Phone là Windows Phone 7.5
Refresh đã được đổi tên từ Tango. Bản nâng cấp này không nhắm tới mục tiêu đem lại

những tính năng mới mà là tăng cường khả năng tương thích cho các điện thoại giá rẻ
và sửa những lỗi nhỏ. Với những thay đổi trên phiên bản Windows Phone Refesh có vẻ
như đây sẽ là một cánh cửa mới rộng mở hơn cho các smartphone tầm trung và thấp
bởi khơng như Android, Windows Phone khơng có u cầu cao về mặt cấu hình cho
các phiên bản cập nhật. Bản Windows Phone Refresh đã phát huy truyền thống đó
thậm chí có thể làm được tốt hơn thế. Khi Microsoft hứa sẽ giúp hầu hết các ứng dụng
hiện hành có thể chạy được trên Windows Phone Refresh. Những người dùng có hầu
bao eo hẹp giờ đây có thêm những lựa chọn mới từ Windows Phone.
Ngồi ra thì việc liên kết với Nokia cũng đem lại cho Microsoft nhiều lợi thế để
phát triển smartphone giá rẻ. Tuy đã khơng cịn giữ được nhiều vị thế trong ngành công
nghiệp điện thoại nhưng Nokia đã có quá nhiều kinh nghiệm trong việc sản xuất điện
thoại giá rẻ đặc biệt là dump phone và feature phone, nếu khơng muốn nói rằng đây là
ơng trùm của điện thoại giá rẻ. Do đó Nokia sẽ biết cách làm thế nào để tạo ra nhiều
sản phẩm smartphone giá rẻ cho Microsoft. Ơng lớn Microsoft có q đủ kinh nghiệm
để phát triển hệ điều hành nhưng lại có quá ít kinh nghiệm để tạo ra một sản phẩm
16


phần cứng có mức giá phù hợp. Sự bù trừ cho nhau giữa Nokia và Microsoft sẽ cho
phép tạo ra nhiều sản phẩm smartphone giá rẻ nhưng vẫn có thể chạy trên một hệ điều
hành cao cấp và đa năng như Windows Phone. Nokia sẽ ưu tiên Việt Nam là một trong
những quốc gia đầu tiên trên thế giới ra mắt Nokia 520. Lumia 720 và 520 đều sử dụng
hệ điều hành Windows Phone 8, mới được giới thiệu đầu tiên tại Mobile World
Congress năm nay, giá bán chiếc Lumia 520 sẽ vào khoảng 4 triệu đồng. Nếu bán giá
này, Lumia 520 có thể được xem là smartphone Windows Phone 8 rẻ nhất hiện nay.
Hai chiếc điện thoại Lumia 720 và 520 sẽ được bán tại Việt Nam vào cuối tháng
3/2013.
Thơng qua những kế hoạch phát triển Windows Phone thì Microsoft, Nokia có
quyền hy vọng vào một tương lai sáng sủa hơn và chúng ta, những người sử dụng đồ
công nghệ tất nhiên sẽ được hưởng lợi nhiều hơn từ cuộc chiến này. Dĩ nhiên, sự “tập

trung” trong việc đầu tư công nghệ vượt trội này của Nokia phải thật sự chính xác: đem
lại được đúng những gì khách hàng cần, chứ không phải là những thứ bản thân Nokia
nghĩ là họ cần. Giới phân tích cũng như những người u thích thương hiệu Nokia hy
vọng, với dịng điện thoại Lumia, Nokia sẽ đủ sức, đủ niềm tin và đủ sáng suốt để thoát
ra khỏi cơn bĩ cực hiện nay và quay trở lại mạnh mẽ cuộc đua trên thị trường di động.
3. Đề xuất bổ sung chiến lƣợc:
3.1 Nhân sự
Tổng kết năm 2012 thị trường điện thoại giá rẻ bị một số hãng như Samsung
giành giật, thị trường điện thoại cao cấp đã bị các hãng như Apple, HTC chiếm lĩnh và
nguy cơ thua lỗ đã trở thành hiện thực nên việc thu hẹp quy mô là điều nên làm.
Việc cắt giảm nhân sự phải diễn ra có chọn lọc: cắt giảm những vị trí thừa và khơng
cần thiết; giữ lại những chuyên gia hàng đầu để tránh trường hợp họ sẽ sang làm cho
công ty đối thủ gây ra sự cạnh tranh đáng gờm và lộ bí mật công nghệ; đây cũng sẽ là
lực lượng quan trọng để tạo ra sự đổi mới mang tính đột phá cho công ty.
Tổ chức lại công ty: cơ chế gọn nhẹ, hiệu quả và phân quyền cho nhân viên để nâng
cao tính trách nhiệm nhằm tăng hiệu quả, đồng thời mở ra những kênh phản hồi giữa

17


nhân viên với lãnh đạo nhằm phối hợp triển khai các hoạt động nhịp nhàng từ khâu ra
quyết định đến khâu thực hiện.
3.2 Chiến lƣợc Marketing
3.2.1 Phân phối
Đóng cửa một số chi nhánh hoạt động không hiệu quả và lựa chọn lại nhà phân
phối để có đối tác chiến lược cùng chia sẻ khó khăn trên cơ sở hai bên cùng có lợi là
điều cần thiết. Chỉ nên lựa chọn những nhà phân phối tiềm năng và đưa ra những tiêu
chuẩn cụ thể để giữ vững thương hiệu Nokia, đồng thời tăng được số lượng điện thoại
bán ra bằng cách tăng mức chiết khấu, giảm giá đối với nhà phân phối. Mặt khác ưu
tiên hợp tác tốt với nhà mạng trong khâu phân phối để có thể giảm giá thành sản

phẩm.
Đối với các cửa hàng chính hãng nên đánh giá lại doanh thu để từ đó cắt giảm hoặc
bán lại những cửa hàng kém hiệu quả.
3.2.2 Sản phẩm
Đối với sản phẩm giá rẻ và trung bình: mặc dù hiện nay chiếm thị phần khá cao
tuy nhiên lại đang chịu sự cạnh tranh gay gắt. Với những sản phẩm đã lỗi thời còn tồn
kho nhiều và đã lâu sử dụng hệ điều hành Symbian nên giảm giá mạnh để nhanh chóng
thu hồi lại vốn và giảm chi phí mặt bằng, nhân cơng hoặc tìm đến những thị trường
mới - nơi người dân có mức phát triển chưa cao để phát triển thị trường. Tập trung vào
thị trường các nước đang phát triển, đông dân và làm những chiếc điện thoại với giá
thật rẻ tiêu thụ được với số lượng lớn sẽ giúp hãng trước mắt tận dụng được tối đa
những gì sẵn có (mặc dù đã lỗi thời) để giải quyết khó khăn trước mắt. Q trình hội
nhập về phía sau như kiểm sốt chi phí, đàm phán lại giá cả với nhà cung cấp để có thể
sử dụng hệ điều hành Androi với chi phí rẻ nên được cân nhắc.
Đối với sản phẩm smartphone cao cấp: hợp tác với những công ty chuyên phát
triển phần mềm hàng đầu như Google, Microsoft, Intel.. đồng thời đẩy mạnh khâu
nghiên cứu để sản phẩm trở nên độc đáo hơn, giá cả rẻ hơn, đi vào những chi tiết khác
biệt trên phương diện: thiết kế, giao diện, hệ điều hành, kho ứng dụng và đặc biệt đánh
mạnh vào điểm mà đối thủ chưa khai thác như: có thể trực tiếp chỉnh sửa văn bản trên
18


điện thoại trên nên Windows nhằm tăng tính tiện ích… Nokia cần tập trung vào một số
ít dịng sản phẩm smartphone và phải tạo ra một sản phẩm xuất sắc mang tính đột phá
có thể định hướng được người tiêu dùng để “ăn miếng trả miếng “ với Iphone của
Apple nhằm khơi phục lại vị trí người khổng lồ trên thị trường về mặt công nghệ, thị
phần và lấy lại lòng tin của nhà đầu tư.
Đặc biệt chiến thuật ra mắt phải hấp dẫn, thời điểm ra mắt phù hợp, phải
được tính tốn kĩ lưỡng tránh trường hợp chậm trễ làm mất đi cơ hội chinh phục người
tiêu dùng vì rằng sản phẩm có tân tiến, tính năng ưu việt tới đâu nhưng nếu khách hàng

đã có trên tay một sản phẩm thay thế do đối thủ cạnh tranh thì khả năng gây được ấn
tượng mạnh kích thích sự tị mò của khách hàng sẽ bị giảm xuống, cơ hội bán hàng
càng mong manh. Hơn nữa nâng cao giá trị cảm nhận của khách hàng qua khâu trình
làng sẽ giúp công ty nâng cao vị thế cạnh tranh.
Xây dựng một số cửa hàng kiểu mẫu thí điểm để có thể quan sát được trải
nghiệm thực sự của khách hàng từ đó đưa ra tiêu chí xác thực để đáp ứng nhu cầu thực
sự của người tiêu dùng. Việc nắm bắt được cảm xúc, thấu hiểu được mong muốn khách
hàng giúp Nokia đỡ phải dàn trải sức lực để đầu tư nghiên cứu sản phẩm tuyệt vời
trong phịng thí nghiệm do các kĩ sư nghĩ ra nhưng lại không đáp ứng được người tiêu
dùng và khơng thương mại hóa được sản phẩm. Nokia đã từng thất bại khi phán đoán
rằng sản phẩm Iphone của Apple sẽ bị khách hàng khước từ vì khơng chịu được va đập
về mặt cơ học, nhưng Apple đã chiến thắng vì “một sản phẩm độc đáo thì khơng nhất
thiết phải hồn hảo”.
Theo sát tình hình thị trƣờng ngành và các động thái của đối thủ sẽ giúp cơng
ty có những thơng tin q giá để ứng biến phù hợp với thị trƣờng. Đã từng chiến
thắng không có nghĩa là sẽ và mãi mãi chiến thắng: Nokia đã thành công vang dội khi
cho ra đời sản phẩm smartphone đầu tiên năm 1996 nhưng lại để cho các đối thủ đè
bẹp bằng chính ý tưởng đó trong hơn một thập kỉ sau, đây là cú ngã đau để Nokia phải
thức tỉnh sau những mất mát khơng gì bù đắp. Nokia cần vận dụng ý tưởng từ chính
đối thủ kết hợp nghiên cứu để cải tiến tạo ra những tính năng ưu việt hơn thì mới tồn

19


tại được trong môi trường cạnh tranh khốc liệt của cơng nghệ ngành hàng điện thoại,
khi mà vịng đời sản phẩm ngày càng rút ngắn.
3.3 Chiến lƣợc tài chính
Để duy trì, phát triển Nokia cần lập kế hoạch tài chính phù hợp: Trong bối cảnh khó
khăn, giảm sút doanh thu, biện pháp “thắt lưng buộc bụng” phải áp dụng triệt để. Việc
phân phối nguồn tài chính, nhân lực để nghiên cứu thị trường, phát triển sản phẩm cần

phải đánh giá dựa trên tính hiệu quả và có sự đột phá bằng cách sàng lọc kĩ lưỡng…
Việc bán một số nhãn hàng kết hợp không chia cổ tức cho nhà đầu tư hay phát hành cổ
phiếu phải được tính đến để cơng ty có thêm nguồn tài chính phát triển.
Tóm lại, để thoát khỏi khủng hoảng hiện nay Nokia nên thực hiện chiến lược tổng
hợp phịng thủ và tấn cơng có chọn lọc. Việc đề ra chiến lược và triển khai kế hoạch
cần phải tiến hành đồng bộ và phải dành được sự đồng thuận của tồn cơng ty. Hơn
bao giờ hết khẩu hiệu “Connect people” nên được phát huy tối đa ngay trong cơng ty:
cần phải có một sự kết nối thật sự ở mức độ thấu hiểu giữa nhân viên với nhân viên,
giữa lãnh đạo với nhân viên và đặc biệt là giữa công ty với khách hàng.

20


KẾT LUẬN
Mọi chuyện đã thay đổi: từ vị trí dẫn đầu Nokia giờ đây đang phải cố gắng vật
lộn để tồn tại : doanh số, thị phần, giá trị công ty đều sụt giảm nghiêm trọng. Việc đưa
công ty vượt qua giai đoạn khó khăn này đối với Steve Jobs trở thành thách thức lớn
với đầy rẫy khó khăn nhưng có lẽ trở ngại lớn nhất là niềm tin đã suy giảm. Qua q
trình phân tích trên, các CEO – những người chèo lái con thuyền cơng ty đã có được
bài học quý giá trong công tác quản trị chiến lược và nhắc nhở chúng ta rằng không
được ngủ quên trên chiến thắng. Việc xây dựng, triển khai chiến lược phải hết sức khoa
học và được tính tốn ký lưỡng để tránh những sai lầm gây ra những tổn thất ngiêm
trọng như Nokia đã vấp phải.
Steve Jobs đang rất nỗ lực để khắc phục những sai lầm quá khứ nhưng liệu có
giúp Nokia đảo ngược được tình thế như người đồng cấp Steve Jobs với tài năng và
tâm huyết của Apple đã làm? Chúng ta hãy cùng chờ xem.

21



TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
2. />3. />4.
5. />6. />7. />8. />9. /103960/index.ict
10. />11. />12. />13. />14. />15. />
22



×