CHUYÊN ĐỀ
TỔNG HỢP CÁC LUẬN CỨ KHOA HỌC CHO CÔNG TÁC THÔNG
TIN TUYÊN TRUYỀN VỀ ĐIỆN HẠT NHÂN GIAI ĐOẠN 2011-2020
I. KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ VẤN ĐỀ SỰ CHẤP THUẬN CỦA CÔNG
CHÚNG (PA) LIÊN QUAN ĐẾN CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN ĐIỆN
HẠT NHÂN CỦA MỘT QUỐC GIA
1. Quan điểm của Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA):
Trong tài liệu hướng dẫn về cơ sở hạ tầng điện hạt nhân, IAEA đã nhấn mạnh
vai trò quan trọng của công chúng trong chương trình phát triển điện hạt nhân như
sau: Các bên liên quan ở đây được hiểu là những người có thể đưa ra các vấn đề
hoặc đưa ra quyết định. Nhóm này bao gồm cả công chúng. Thông thường có hai
loại liên quan bao gồm: liên quan nội tại và liên quan bên ngoài. Liên quan nội tại
là những người tham gia vào quá trình ra quyết định, trong khi những liên quan
bên ngoài là những người có thể bị ảnh hưởng bởi kết quả của dự án. Sự tham gia
của cả hai loại liên quan có thể tác động tới việc thành công của dự án và có thể chi
phối sự an toàn của nhà máy ĐHN.
Tại sao sự chấp thuận của công chúng là cần thiết?
Hầu hết các chương trình quốc gia về phát triển điện hạt nhân thường được
bắt đầu với một bài kiểm tra trong đó các câu hỏi về kinh tế, kỹ thuật và khoa học
cần phải được trả lời để củng cố niềm tin rằng các lò phản ứng hạt nhân sẽ được
xây dựng và vận hành an toàn, hiệu quả. Những lo âu của công chúng về vấn đề
xây dựng và vận hành các nhà máy điện hạt nhân trong nhiều trường hợp đã dẫn
đến sự trì hoãn hay thất bại để bắt đầu hay để mở rộng các chương trình điện hạt
nhân, và thậm chí trong một vài trường hợp còn gây nên sự thu hẹp các chương
trình hiện có. Trong tư tưởng của công chúng, những rủi ro phát sinh từ quá
trìnhvận hành của các nhà máy điện hạt nhân và từ các chất thải phóng xạ là rất
cao. Rất nhiều quốc gia, các tổ chức và các hiệp hội ngành công nghiệp đã thực thi
các chương trình tương tác với công chúng nhằm mục đích nâng cao hiểu biết của
công chúng về điện hạt nhân, từ đó cho phép các chương trình điện hạt nhân được
thực thi và mở rộng như một nhu cầu cấp thiết.
Những thách thức về truyền thông trong việc phát triển và thực thi một
chương trình điện hạt nhân có thể được tóm tắt như sau:
- Cần thiết lập và thực thi một quá trình mà trong đó có sự tham gia của người
dân để xác định sự cần thiết của một chương trình điện hạt nhân.
- Xác định sự chấp thuận của công chúng đối với các lựa chọn khác nhau liên
quan đến sự phát triển điện hạt nhân, xây dựng và vận hành các nhà máy điện hạt
nhân và quản lý dài hạn an toàn các chất thải phóng xạ.
- Cung cấp thông tin cho những người quyết định các chính sách cũng như
cung cấp các quy định về tính đầy đủ của công nghệ và về việc thực thi các công
nghệ đó.
- Đưa ra các giải pháp kỹ thuật và xã hội nhằm đáp ứng những yêu cầu của
công chúng và cung cấp thông tin đầy đủ cho công chúng để mọi người có thể đưa
ra được quyết định về điện hạt nhân.
- Thu nhận sự đồng tình từ một hoặc nhiều hơn các cộng đồng dân cư địa
phương (đối với nhà máy điện hạt nhân) để cho phép xây dựng các cơ sở gần nơi
họ sinh sống.
Thật không may rằng, trong hầu hết các nước, bước đầu tiên của quy trình này
đã bị bỏ qua vì nhiều lý do. Các chương trình truyền thông được sử dụng để cung
cấp thông tin về các quyết định đã được thực hiện trên cơ sở về kỹ thuật và kinh tế.
Tuy nhiên không thể cho rằng việc cung cấp các thông tin đơn thuần sẽ khiến cho
công chúng tự động chấp thuận. Kinh nghiệm tại Canada và Mỹ chỉ ra rằng sự
phản đối của công chúng về quản lý chất thải phóng xạ đã tăng lên khi kiến thức
của công chúng tăng lên.
2. Kinh nghiệm của một số quốc gia
- Pháp:
Có thể nói Pháp là một trong những nước có kinh nghiệm lâu đời trong lĩnh
vực hạt nhân với trên 50 năm xây dựng và vận hành các nhà máy điện hạt nhân.
Hiện nay, điện hạt nhân chiếm 80% tổng sản lượng điện ở Pháp với gần 60 lò phản
ứng trên khắp đất nước. Có được kết quả này được là nhờ những tập đoàn chuyên
về điện hạt nhân rất mạnh của Pháp như tập đoàn AREVA, EDF – những tập đoàn
nổi tiếng trên thế giới. Bên cạnh đó, Chính phủ và các tập đoàn đã đồng thuận, liên
kết với nhau để nghiên cứu về công nghệ, độ an toàn của lò phản ứng hạt nhân.
Đồng thời, họ cũng rất coi trọng việc đào tạo. Hiện Pháp đã có một đội ngũ kỹ
thuật viên cũng như kỹ sư ở trình độ cao để làm việc trong lĩnh vực hạt nhân.
Theo kinh nghiệm của Pháp, sự chấp nhận công chúng là một trong những
yếu tố cơ bản nhất khi xây dựng nhà máy điện hạt nhân. Việc này có nghĩa là
chúng ta phải làm như thế nào để chia sẻ những hiểu biết của mình với công chúng
về điện hạt nhân để họ đồng thuận với mình. Ví dụ như công chúng phải hiểu được
những điểm mạnh và những bất cập của năng lượng hạt nhân, những công nghệ
cũng như ảnh hưởng của năng lượng hạt nhân đến với nền kinh tế và môi trường
xung quanh. Pháp đã tiến hành tuyên truyền cho cộng đồng ở nhiều cấp độ khác
nhau, một ví dụ điển hình là hoạt động tranh luận công chúng. Quá trình tổ chức
tranh luận phải được thực hiện minh bạch và sau quá trình đó, công chúng đã chấp
nhận, đồng thuận đối với vấn đề xây dựng nhà máy điện hạt nhân. Bên cạnh đó,
điều quan trọng khiến công chúng, dư luận đồng thuận là nước này đã có một bộ
luật riêng về điện hạt nhân từ năm 2006. Luật này quy định những vấn đề lớn,
chẳng hạn như vấn đề xử lí chất thải hạt nhân.
- Nhật Bản:
Sự tin cậy, tín nhiệm vào những người liên quan đến hạt nhân và các tổ chức
của họ là yếu tố cần thiết để hiểu về điện hạt nhân. Người lãnh đạo, quản lý tổ
chức, cơ quan, chính phủ phải có được sự tin cậy của công chúng. Khi đó, kể cả
những người dân chưa có nhiều kiến thức cũng sẽ sẵn sàng chào đón, tiếp nhận
những lĩnh vực, kỹ thuật phức tạp.
Nhật Bản hiện có 10 công ty điện lực, sở hữu và vận hành các nhà máy điện
trên 4 đảo lớn nhất của Nhật Bản là Honshu, Hokkaido, Kyushu, Shikoku và tỉnh
Okinawa. Trên 4 đảo này đều có các nhà máy điện hạt nhân đang hoạt động.
Các công ty điện lực có nhà máy điện hạt nhân đều thực hiện chính sách
truyền thông với cộng đồng địa phương để nhận được sự chấp nhận của công
chúng tại địa phương sẽ thực hiện dự án xây dựng nhà máy điện hạt nhân đang có
nhà máy điện hạt nhân hoặc nơi chôn cất, xử lý chất thải phóng xạ. Các công ty
điện lực coi mình như là một thành viên của địa phương, vì vậy tham gia vào rất
nhiều các hoạt động để góp phần phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống
nhân dân tại các địa phương đó, bao gồm xây dựng cơ sở hạ tầng, ưu tiên tuyển
dụng nhân lực địa phương, đóng góp vào ngân sách địa phương (thông qua thuế và
các tài trợ), có chính sách ưu đãi đặc biệt đối với cư dân sống gần nhà máy, tham
gia vào các hoạt động văn hóa, xã hội của địa phương.
Các nguyên tắc đạt được sự chấp thuận đối với từng đối tượng:
Làm thế nào để công chúng chấp nhận: không nên giải thích theo một chiều
mà cần có đàm luận hai chiều. Các yếu tố then chốt để giải thích cho phụ nữ: Đó là
phụ nữ không ủng hộ bất cứ một cái gì nếu họ cho rằng chúng ảnh hưởng có hại
đến con cái của họ, do đó cách tốt nhất để thuyết phục phụ nữ là phụ nữ giải thích
cho phụ nữ. Còn đối với các học giả chống đối điện hạt nhân, chúng ta sẽ giải thích
như thế nào? Đó là các học giả có thẩm quyền phải thỏa thuận với các học giả
chống điện hạt nhân. Đối với người dân, làm thế nào để thuyết phục được họ?
Chúng ta không nên trả lời ngay là “Tuyệt đối an toàn”, mà trước hết ta phải cố
gắng tìm hiểu những quan tâm, lo lắng của người dân “Vâng, trước đây tôi cũng
quan tâm lo lắng về điều đó” rồi sau đó cùng nhau suy nghĩ về điều đó. Ta có thể
cố gắng nghĩ về các mục đích họ đang cố gắng đạt được thông qua các hoạt động
chống đối hạt nhân,Ví dụ bằng các hoạt động chống đối hạt nhân họ có thể: thắng
trong các cuộc bầu cử, nhận được đền bù, hay tăng thêm lực đẩy cho các hoạt động
chống đối hạt nhân …Từ đó ta có những biện pháp thích hợp để xử lý.
Các phương pháp xử lý đối với từng đối tượng:
Đối với công chúng: Các phương tiện truyền thông hữu hiệu: báo, ti vi, sách
tuyên truyền, trang web. Đối với dân chúng địa phương: Tổ chức các diễn đàn,
cuộc họp nhỏ để giải thích; Các tạp chí tuyên truyền; Trao đổi thông tin với dân
chúng địa phương; Tổ chức tới thăm Trung tâm khách tham quan (Nhà triển lãm).
Phương pháp tuyên truyền đối với công chúng: bằng các phương tiện báo chí,
ti vi, vì hầu hết mọi người tin rằng những gì báo chí, ti vi đưa tin đều là sự thật.
Bên cạnh đó, tổ chức các diễn đàn, hội thảo trong nhóm. Đối với địa phương, cần
có những cuộc họp nhỏ, giải thích bằng tiếng địa phương mang lại hiệu quả rất lớn.
Ngoài ra, cần có các tạp chí tuyên truyền, trong đó đề cập đến hiện trạng các nhà
máy điện hạt nhân và các thông tin khác nhau mà dân chúng địa phương quan. Đối
với các triển lãm nhà máy điện hạt nhân: cần có nhiều hiện vật triển lãm hấp dẫn,
các câu chuyện vui về cơ chế hoạt động và an toàn sản xuất điện hạt nhân và bức
xạ trong khi khách tham quan thưởng thức các giới thiệu, các trình diễn sinh động
các mô hình có kích thước thực tế của lò phản ứng hạt nhân…
- Trung Quốc:
Trong khoảng thời gian từ khi Trung Quốc bắt đầu chương trình ĐHN vào
cuối những năm 1970 đến khi khởi công xây dựng tổ máy ĐHN đầu tiên
QUISHAN-I tháng 3/1981 và đưa tổ máy này vào vận hành thương mại tháng
4/1994 trên thế giới xảy ra hai tai nạn hạt nhân lớn nhất tại nhà máy điện hạt nhân
Three Miles Island (Mỹ) năm 1979 và Checnobyl (Nga) năm 1986. Các tai nạn này
đã gây ảnh hưởng tiêu cực cho ngành công nghiệp ĐHN thế giới.
Chính vì vậy Trung Quốc rất chú trọng đến công tác thông tin tuyên truyền về
ĐHN để dành được sự ủng hộ cao trong dân chúng. Công tác này được tiến hành ở
mọi cấp với sự tham gia của nhiều bộ, ngành liên quan, đặc biệt là sự quan tâm ủng
hộ của Chính phủ. Các hoạt động chính mà Trung Quốc chú trọng là xây dựng và
duy trì quan hệ tích cực với giới truyền thông, tổ chức cho công chúng tham quan
NMĐHN, tổ chức triển lãm, xuất bản ấn phẩm, hỗ trợ cộng đồng địa phương nơi
có NMĐHN trong các lĩnh vực phát triển văn hóa, giáo dục, y tế, bảo vệ môi
trường, giữ vững an ninh xã hội, tiến hành các cuộc điều tra khảo sát và đánh giá
độc lập của một bên thứ ba thông qua Web site, phỏng vấn bằng điện thoại, gửi
phiếu điều tra, trên đài phát thanh và truyền hình...
Có thể nói, với hệ thống chính trị ổn định dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng
sản Trung Quốc, cùng với những thành công và hiệu quả của công tác thông tin
tuyên truyền, Trung Quốc đã nhận được sự ủng hộ của công chúng đối với kế
hoạch phát triển ĐHN của mình.
- Hàn Quốc:
Song song với những thay đổi về mặt chính trị xã hội thì sự quan tâm của
công chúng đối với điện hạt nhân cũng đã tăng mạnh, với phong trào chống đối hạt
nhân cũng đang được phát triển bởi các nhóm bảo vệ môi trường. Mặc dù sự cần
thiết của điện hạt nhân đã được công nhận bởi một số lượng lớn công chúng trong
cộng đồng, tuy nhiên các cuộc biểu tình địa phương vẫn còn và những nghi ngờ,
chỉ trích về sự an toàn của nhà máy điện hạt nhân vẫn gia tăng.
Để đối phó với những thách thức này, Chính phủ Hàn Quốc đã chú trọng hơn
bao giờ hết đến sự chấp nhận của công chúng đối với điện hạt nhân, điều này được
thể hiện thông qua hoạt động của các cơ sở, các viện nghiên cứu, và các tổ chức
liên quan đến hạt nhân như Công ty Điện lực Hàn Quốc (Korea Electric Power
Corporation –KEPCO), Diễn đàn Công nghiệp nguyên tử Hàn Quốc (Korea
Atomic Industrial Forum –KAIF) và Viện Nghiên cứu Năng lượng nguyên tử Hàn
Quốc (KAERI). Tháng 3 năm 1986, Ủy ban về sự chấp thuận công chúng (Public
Acceptance Committee) đã được thành lập trực thuộc KAIF, bao gồm các chuyên
gia hạt nhân có kinh nghiệm trong việc đạt được sự chấp thuận của công chúng.
KAIF và KEPCO đã thành lập Phòng An toàn hạt nhân (Nuclear Safety Office) của
mình nhằm đảm bảo an toàn cho các nhà máy điện hạt nhân và củng cố hơn nữa
các hoạt động nhằm đạt được sự chấp thuận của công chúng để từ đó thúc đẩy một
nền văn hóa an toàn. Các hoạt động này sẽ được tập trung vào công chúng thông
thường, những nhóm mà có quyền trong các lựa chọn cuối cùng. Giới báo chí,
giảng viên đại học và các bác sĩ sẽ là các nhóm đối tượng được chú trọng hơn vì họ
gặp gỡ với công chúng thường xuyên hơn và có những ảnh hưởng lớn đối với công
chúng. Chính phủ Hàn Quốc đã đưa ra định hướng chính trị về những hoạt động
nhằm đạt được sự chấp thuận của công chúng lập như sau:
+ Thiết lập một chương trình dài hạn nhằm đạt được sự chấp thuận của công
chúng một cách có tổ chức và có hệ thống.
+ Chủ động đối phó với những chỉ trích, chống đối hạt nhân thông qua các tài
liệu khách quan và khoa học.
+ Chú trọng vào nâng cao nhận thức của công chúng về điện hạt nhân
+ Tăng cường hợp tác quốc tế cho việc củng cố các hoạt động nhằm đạt được
sự chấp thuận của công chúng.
Theo những định hướng chính sách này, mọi biện pháp khả thi đã được thực
hiện để khôi phục lại niềm tin của công chúng và tăng cường sự chấp thuận của
công chúng về sự cần thiết của các nhà máy điện hạt nhân cũng như độ an toàn của
nó.
- Thái Lan
Theo Kế hoạch phát triển năng lượng của đất nước từ năm 2010 đến năm
2030, Thái Lan sẽ có 5 lò phản ứng hạt nhân công suất 1000MWe được đưa vào
vận hành thương mại từ năm 2020, theo đó phần đóng góp của năng lượng hạt
nhân sẽ lên tới 10% sản lượng điện của Thái Lan. Việc xây dựng và vận hành cụm
nhà máy hạt nhân đầu tiên này sẽ thuộc trách nhiêm của Cục Phát triển điện lực
Thái Lan (EGAT).
Việc tìm kiếm sự ủng hộ của dân chúng được coi là thách thức lớn nhất đối
với chương trình phát triển năng lượng hạt nhân của Thái Lan. Nhận thức của dân
chúng về năng lượng hạt nhân và sự thiếu hiểu biết về cách thức sản xuất điện đã
dẫn tới một số cuộc biểu tình chống năng lượng hạt nhân ở một số khu vực có tiềm
năng trong năm ngoái.
Thái Lan không phải là nước duy nhất đối mặt với sự phản đối từ dân chúng
khi chuẩn bị phát triển năng lượng hạt nhân. Các nước khác đang dự kiến phát triển
năng lượng hạt nhận như Malaixia, Indonêxia và Philíppin cũng phải đương đầu
với tình huống tương tự với dân cư của họ.
Qua bài học của một số quốc gia có điện hạt nhân phát triển như Pháp,
Nhật Bản, Hàn Quốc,… cho thấy họ rất quan tâm đến việc nghiên cứu các vấn đề
kinh tế, xã hội, chính trị liên quan đến sự chấp nhận của công chúng đối với điện
hạt nhân, từ đó có chiến lược, mục tiêu, giải pháp phù hợp và hiệu quả cho hoạt
động thông tin tuyên truyền nhằm đạt được sự chia sẻ, đồng thuận cao nhất cho
chương trình phát triển điện hạt nhân của mỗi nước.
II. TÍNH CẤP THIẾT CỦA VIỆC THỰC HIỆN CÔNG TÁC THÔNG
TIN TUYÊN TRUYỀN VỀ ĐIỆN HẠT NHÂN Ở VIỆT NAM
1. Nhu cầu phát triển điện hạt nhân ở Việt Nam:
Theo dự báo của Bộ Công Thương, nhu cầu điện sản xuất ở Việt Nam đến
năm 2020 vào khoảng 294 tỷ kWh và đến năm 2030 khoảng 562 tỷ kWh. Trong
khi đó, khả năng cung cấp nhiên liệu từ các nguồn năng lượng sơ cấp cho sản xuất