Tải bản đầy đủ (.pdf) (444 trang)

Nghiên Cứu Thiết Lập Một Số Chất Chuẩn Được Chiết Xuất Từ Dược Liệu Để Góp Phần Hoàn Thiện Tiêu Chuẩn Chất Lượng Hy Thiêm Và Vối Việt Nam.pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (17.12 MB, 444 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

VIỆN KIỂM NGHIỆM THUỐC TRUNG ƯƠNG

NGHIÊN CỨU THIẾT LẬP MỘT SỐ
CHẤT CHUẨN ĐƯỢC CHIẾT XUẤT
TỪ DƯỢC LIỆU ĐỂ GĨP PHẦN
HỒN THIỆN TIÊU CHUẨN CHẤT
LƯỢNG HY THIÊM VÀ VỐI VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ DƯỢC HỌC

HÀ NỘI, NĂM 2023


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

VIỆN KIỂM NGHIỆM THUỐC TRUNG ƯƠNG

NGHIÊN CỨU THIẾT LẬP MỘT SỐ
CHẤT CHUẨN ĐƯỢC CHIẾT XUẤT
TỪ DƯỢC LIỆU ĐỂ GĨP PHẦN
HỒN THIỆN TIÊU CHUẨN CHẤT
LƯỢNG HY THIÊM VÀ VỐI VIỆT NAM
LUẬN ÁN TIẾN SĨ DƯỢC HỌC
CHUYÊN NGHÀNH: KIỂM NGHIỆM THUỐC VÀ ĐỘC CHẤT
MÃ SỐ: 9720210



HÀ NỘI, NĂM 2023


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan
Luận án “Nghiên cứu thiết lập một số chất chuẩn được chiết xuất từ
dược liệu để góp phần hồn thiện tiêu chuẩn chất lượng Hy thiêm và Vối Việt
Nam” là cơng trình nghiên cứu của tôi với sự hướng dẫn khoa học của
PGS.TS. .
Các kết quả được trình bày trong luận án là trung thực và được công bố
một phần trong các bài báo khoa học của nhóm nghiên cứu. Luận án chưa từng
được cơng bố, không trùng lặp với luận văn, luận án hoặc các cơng trình nghiên
cứu khoa học của các tác giả khác.
Nghiên cứu sinh


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành luận án, tơi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình và có hiệu
quả của nhiều tập thể và cá nhân, của các thầy, cô giáo, đồng nghiệp, bạn bè và
gia đình. Cho phép tơi bày tỏ lịng cảm ơn sâu sắc tới:
PGS.TS. – Phó Viện trưởng Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam
– Hàn Quốc, TS. – Viện Kiểm nghiệm thuốc Trung ương, những người thầy
đã định hướng, hướng dẫn tôi trong quá trình thực hiện luận án.
Ban Lãnh đạo Viện Kiểm nghiệm thuốc Trung ương, các Khoa/Phòng
trong Viện đã tạo điều kiện về môi trường nghiên cứu, cơ sở vật chất, trang thiết
bị, chia sẻ những kinh nghiệm quý báu để tôi hồn thành luận án.
Bộ Khoa học và Cơng nghệ đã cấp kinh phí cho Nhiệm vụ Khoa học và
Cơng nghệ cấp Bộ, mã số 01.2020M001, đồng nghiệp tại Viện Khoa học và Công
nghệ Việt Nam – Hàn Quốc đã phối hợp và hỗ trợ tơi trong q trình thực hiện

nghiên cứu.
Cơng trình nghiên cứu này được hồn thành với sự nỗ lực của bản thân và
sự ủng hộ của gia đình, bạn bè, xin cảm ơn mọi người đã ln sát cánh bên tơi,
động viên khích lệ tơi hồn thành nghiên cứu này.
Hà Nội, ngày 01 tháng 12 năm 2022


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ ..................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN ............................................................................... 3
1.1. VAI TRÒ CỦA CHẤT ĐỐI CHIẾU TRONG KIỂM NGHIỆM DƯỢC
LIỆU .................................................................................................................... 3
1.1.1. Sự cần thiết phải có chất đối chiếu trong kiểm nghiệm dược liệu ............ 3
1.1.2. Hướng dẫn của Tổ chức Y tế thế giới về lựa chọn chất đánh dấu trong dược
liệu ....................................................................................................................... 4
1.2. TỔNG QUAN VỀ CÁC ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ............................. 5
1.2.1. Hy thiêm .................................................................................................... 5
1.2.1.1. Vị trí phân loại ........................................................................................ 5
1.2.1.2. Đặc điểm thực vật và phân bố ................................................................ 6
1.2.1.3. Thành phần hóa học................................................................................ 6
1.2.1.4. Tác dụng sinh học ................................................................................. 10
1.2.1.5. Tiêu chuẩn hóa dược liệu Hy thiêm ..................................................... 11
1.2.1.6. Hợp chất darutosid ................................................................................ 12
1.2.2. Vối ........................................................................................................... 13
1.2.2.1. Vị trí phân loại ...................................................................................... 13
1.2.2.2. Đặc điểm thực vật và phân bố .............................................................. 13
1.2.2.3. Thành phần hóa học.............................................................................. 14
1.2.2.4. Tác dụng sinh học ................................................................................. 18
1.2.2.5. Tiêu chuẩn hóa dược liệu Vối .............................................................. 19
1.2.2.6. Hợp chất 2',4'-dihydroxy-6'-methoxy-3',5' –dimethylchalcon (CO1) .. 20

1.3. TỔNG QUAN VỀ THIẾT LẬP CHẤT CHUẨN HÓA HỌC................... 22
1.3.1. Định nghĩa, phân loại chất chuẩn hóa học............................................... 22
1.3.2. Thiết lập chất chuẩn hóa học ................................................................... 23
1.3.2.1. Yêu cầu về hàm lượng với chất đánh dấu trong dược liệu ................... 23
1.3.2.2. Thiết lập chất chuẩn hóa học gốc ......................................................... 24
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 32
2.1. ĐỐI TƯỢNG VÀ NGUYÊN LIỆU NGHIÊN CỨU ................................. 32
2.1.1. Dược liệu Hy thiêm ................................................................................. 32
2.1.2. Dược liệu nụ Vối và lá Vối...................................................................... 32


2.2. HÓA CHẤT VÀ TRANG THIẾT BỊ ........................................................ 33
2.2.1. Vật tư, hóa chất ........................................................................................ 33
2.2.2. Thiết bị ..................................................................................................... 34
2.3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................. 34
2.3.1. Chiết xuất, phân lập, tinh chế và xác định cấu trúc các hợp chất............ 36
2.3.2. Tiêu chuẩn chất lượng và phương pháp kiểm nghiệm nguyên liệu để thiết
lập chuẩn ............................................................................................................ 36
2.3.2.1. Xây dựng bộ dữ liệu nhận dạng............................................................ 37
2.3.2.2. Xây dựng và thẩm định phương pháp xác định tạp chất liên quan bằng
HPLC/DAD ....................................................................................................... 37
2.3.2.3. Xây dựng tiêu chuẩn chất lượng nguyên liệu thiết lập chuẩn gốc ....... 38
2.3.3. Thiết lập chất chuẩn gốc .......................................................................... 39
2.3.3.1. Đóng lọ ................................................................................................. 39
2.3.3.2. Kiểm tra độ đồng nhất của q trình đóng gói ..................................... 40
2.3.3.3.Xác định giá trị ấn định công bố trên chứng chỉ với chuẩn gốc định
lượng .................................................................................................................. 40
2.3.3.4. Xác định độ không đảm bảo đo ............................................................ 43
2.3.3.5. Dán nhãn và bảo quản ống chuẩn ......................................................... 44
2.3.3.6. Theo dõi độ ổn định của chất chuẩn đã thiết lập .................................. 44

2.3.4. Xây dựng quy trình định tính, định lượng đồng thời kirenol, darutosid bằng
HPLC ................................................................................................................. 45
2.3.4.1. Khảo sát phương pháp chuẩn bị mẫu ................................................... 45
2.3.4.2. Xây dựng và thẩm định quy trình định tính, định lượng bằng HPLC .. 45
2.3.5. Xây dựng quy trình định tính, định lượng CO1 trong lá Vối và nụ Vối bằng
HPLC ................................................................................................................. 46
2.3.5.1. Khảo sát phương pháp chuẩn bị mẫu ................................................... 46
2.3.5.2. Xây dựng và thẩm định quy trình định tính, định lượng bằng HPLC .. 46
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ......................................................... 47
3.1. CHIẾT XUẤT, TINH CHẾ VÀ KHẲNG ĐỊNH CẤU TRÚC ................. 47
3.1.1. Chiết xuất, tinh chế và xác định cấu trúc darutosid................................. 47
3.1.1.1. Chiết xuất, tinh chế ............................................................................... 47
3.1.1.2. Xác định cấu trúc, nhận dạng chất đã tinh chế ..................................... 49


3.1.2. Chiết xuất, tinh chế và xác định cấu trúc CO1 ........................................ 52
3.1.2.1. Chiết xuất, tinh chế ............................................................................... 52
3.1.2.2. Xác định cấu trúc, nhận dạng chất CO1 đã tinh chế ............................ 56
3.2. XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG NGUYÊN LIỆU THIẾT LẬP
CHUẨN ............................................................................................................. 59
3.2.1. Nguyên liệu darutosid để thiết lập chuẩn gốc định lượng ....................... 59
3.2.1.1. Xây dựng phương pháp xác định độ tinh khiết của nguyên liệu thiết lập
chuẩn darutosid .................................................................................................. 59
3.2.1.2. Tiêu chuẩn chất lượng nguyên liệu darutosid để thiết lập chuẩn định
lượng .................................................................................................................. 68
3.2.2. Nguyên liệu CO1 để thiết lập chuẩn gốc định lượng .............................. 70
3.2.2.1. Xây dựng phương pháp xác định độ tinh khiết của nguyên liệu CO1 . 70
3.2.2.2. Tiêu chuẩn chất lượng nguyên liệu CO1 để thiết lập chuẩn định
lượng .................................................................................................................. 78
3.3. THIẾT LẬP CHẤT CHUẨN ..................................................................... 80

3.3.1. Kiểm tra chất lượng, đóng lọ và đánh giá đồng nhất q trình đóng gói 80
3.3.2. Xác định giá trị ấn định với chất chuẩn gốc định lượng ......................... 81
3.2.2.1 Xác định độ tinh khiết sắc ký ................................................................ 81
3.2.2.2. Xác định tạp chất bay hơi ..................................................................... 84
3.2.2.3. Xác định tạp chất vô cơ ........................................................................ 85
3.2.2.4. Giá trị ấn định và độ không đảm bảo đo .............................................. 85
3.3.3. Theo dõi độ ổn định của các chất chuẩn thiết lập được .......................... 86
3.3.3.1. Chất chuẩn darutosid ............................................................................ 87
3.3.3.2. Chất chuẩn CO1.................................................................................... 88
3.4. XÂY DỰNG QUY TRÌNH ĐỊNH TÍNH, ĐỊNH LƯỢNG CHẤT ĐÁNH
DẤU TRONG DƯỢC LIỆU HY THIÊM, NỤ VỐI VÀ LÁ VỐI ................... 89
3.4.1. Xây dựng và thẩm định quy trình định tính định lượng đồng thời kirenol
và darutosid trong Hy thiêm bằng HPLC .......................................................... 89
3.4.1.1. Xây dựng quy trình chuẩn bị mẫu ........................................................ 89
3.4.1.2. Thẩm định quy trình định tính, định lượng đồng thời kirenol và darutosid
bằng HPLC ........................................................................................................ 90
3.4.1.3. Khảo sát hàm lượng kirenol và darutosid trong Hy thiêm ................. 100


3.4.2. Xây dựng và thẩm định quy trình định tính định lượng CO1 trong nụ Vối
và lá Vối bằng HPLC....................................................................................... 100
3.4.2.1. Xây dựng quy trình chuẩn bị mẫu ...................................................... 100
3.4.2.2. Thẩm định quy trình định tính, định lượng CO1 bằng HPLC ........... 102
3.4.2.3. Khảo sát hàm lượng CO1 trong nụ Vối và lá Vối .............................. 109
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN .............................................................................. 111
4.1. VỀ CHIẾT XUẤT, TINH CHẾ CÁC CHẤT ĐỂ LÀM NGUYÊN LIỆU
THIẾT LẬP CHUẨN ...................................................................................... 111
4.1.1. Lựa chọn hợp chất trong cây Vối và cây Hy thiêm cần phân lập ......... 111
4.1.1.1. Lựa chọn hợp chất trong cây Hy thiêm .............................................. 111
4.1.1.2. Lựa chọn hợp chất trong cây Vối ....................................................... 112

4.1.2. Về chiết xuất và tinh chế các chất ......................................................... 113
4.1.3. Về xây dựng bộ dữ liệu nhận dạng ........................................................ 115
4.2. VỀ XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN NGUYÊN LIỆU THIẾT LẬP CHUẨN . 116

4.2.1. Định tính, xác định cấu trúc chất chuẩn gốc ......................................... 116
4.2.2. Xác định độ tinh khiết của chất chuẩn gốc định lượng ......................... 116
4.2.2.1. Xác định tạp chất bay hơi ................................................................... 117
4.2.2.2. Xác định tạp chất vô cơ ...................................................................... 117
4.2.2.3. Xác định tạp chất hữu cơ .................................................................... 118
4.3. VỀ THIẾT LẬP CHẤT CHUẨN............................................................. 121
4.3.1. Đóng lọ và đánh giá đồng nhất .............................................................. 121
4.3.1.1. Đóng lọ ............................................................................................... 121
4.3.1.2. Đánh giá đồng nhất ............................................................................. 122
4.3.2. Xác định giá trị ấn định ......................................................................... 123
4.3.3. Theo dõi độ ổn định ............................................................................... 125
4.4. VỀ XÂY DỰNG QUY TRÌNH ĐỊNH TÍNH, ĐỊNH LƯỢNG CHẤT
ĐÁNH DẤU TRONG DƯỢC LIỆU NỤ VỐI, LÁ VỐI VÀ HY THIÊM..... 126
4.4.1. Định tính, định lượng đồng thời kirenol, darutosid trong Hy thiêm bằng
HPLC ............................................................................................................... 126
4.4.2. Định tính, định lượng CO1 trong nụ Vối và lá Vối bằng HPLC .......... 128
4.5. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN ......................................... 129
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ......................................................................... 131


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Ký hiệu
AOAC

Tên tiếng Anh
Association of Official

Analytical Chemists

Tên tiếng Việt
Hiệp hội các nhà phân tích hóa học

ASEAN Association of South East Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
Asian Nations
CO1

2′,4′-dihydroxy-6′-methoxy3′,5′-dimethylchalcone

2′,4′-dihydroxy-6′-methoxy-3′,5′dimethylchalcon

CRS

Chemical Reference Standard

Chất chuẩn hóa học

DAD

Diode Array Detector

Đầu dị dãy diod quang

DĐVN

Dược điển Việt Nam

DMSO


Dimethyl sulfoxide

Dimethyl sulfoxid

DSC

Differential Scanning
Calorimetry

Phương pháp quét nhiệt vi sai

EP

European Pharmacopoeia

Dược điển Châu Âu

ESI-MS Electrospray Ionisation Mass
Spectrum

Khối phổ ion hóa tia điện

GACP

Good Agricultural and
Collection Practices

Thực hành tốt trồng trọt và thu hái


GC

Gas Chromatography

Sắc ký khí

GMP

Good manufacturing practice

Thực hành sản xuất tốt

GTAĐ

Giá trị ấn định

HL

Hàm lượng

HPLC

High-Performance Liquid
Chromatography

Sắc ký lỏng hiệu năng cao

HR-LC- High Resolution Liquid
ESI-MS Chromatography Electrospray
Ionisation Mass Spectrum


Sắc ký lỏng khối phổ ion hóa tia
điện phân giải cao

ICH

International Conference on
Harmonisation

Hội nghị quốc tế về hòa hợp

Int’P

International Pharmacopeia

Dược điển Quốc tế

IR

Infrared spectroscopy

Quang phổ hồng ngoại

ISO

International Standard
Organization

Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế



KL

Khối lượng

KHCN

Khoa học và Công nghệ

KNV

Kiểm nghiệm viên

KTCL

Kiểm tra chất lượng

LOD

Limit of Detection

Giới hạn phát hiện

LOQ

Limit of Quantitation

Giới hạn định lượng

NIST


National Institute of Standard
and Technology

Viện Quốc gia về Tiêu chuẩn và
Công nghệ Hoa Kỳ

NSX

Nhà sản xuất

PCRS

Primary Chemical Reference
Standard

PHPLC

Preparative High-Performance Sắc ký lỏng điều chế
Liquid Chromatography

PTN

Chất chuẩn hóa học gốc

Phịng thí nghiệm

RS

Reference Substance


Chất chuẩn đối chiếu

RSD

Relative Standard Deviation

Độ lệch chuẩn tương đối

SCRS

Secondary Chemical
Reference Standard

Chất chuẩn hóa học thứ cấp

S/N

Signal/Noise

Tín hiệu/Nhiễu đường nền

Spic

Diện tích pic

TCCL

Tiêu chuẩn chất lượng


TCLQ

Tạp chất liên quan

TGA

Thermogravimetric Analysis

Phân tích nhiệt trọng lượng

TLC

Thin Layer Chromatography

Sắc ký lớp mỏng

TKSK
USP

Tinh khiết sắc ký
United State Pharmacopeia

Dược điển Mỹ

UV-VIS Ultravioliet – Visible
Spectrophotometer

Quang phổ tử ngoại – khả kiến

WHO


Tổ chức Y tế Thế giới

World Health Organization


DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 1.1

Vị trí phân loại của chi Sigesbeckia

5

Bảng 1.2

Một số hợp chất phân lập từ Hy thiêm

9

Bảng 1.3

Vị trí phân loại của chi Cleistocalyx

13

Bảng 1.4

Một số hợp chất phân lập từ Vối


17

Bảng 2.1

Mẫu Dược liệu Hy thiêm dùng trong nghiên cứu

32

Bảng 2.2

Mẫu Dược liệu nụ Vối và lá Vối dùng trong nghiên cứu

33

Bảng 3.1

Dữ liệu phổ 1H-NMR (600 MHz) và 13C-NMR (150 MHz)
của chất darutosid và tài liệu tham khảo

51

Bảng 3.2

Dữ liệu phổ 1H-NMR (500 MHz) và 13C-NMR (125 MHz)
của chất CO1 và tài liệu tham khảo
Khảo sát phương pháp HPLC xác định TCLQ trong nguyên
liệu darutosid

58


Bảng 3.3

60

Bảng 3.4

Kết quả khảo sát tính thích hợp hệ thống với pic darutosid

63

Bảng 3.5

Kết quả tiêm lặp lại dung dịch LOD và LOQ của darutosid

64

Bảng 3.6

Khoảng tuyến tính darutosid

65

Bảng 3.7

Độ lặp lại dung dịch darutosid

66

Bảng 3.8


Độ chính xác trung gian dung dịch darutosid trên KNV 2

66

Bảng 3.9

Tổng hợp độ chính xác trung gian dung dịch darutosid

67

Bảng 3.10

Khảo sát phương pháp xác định TCLQ trong nguyên liệu CO1

70

Bảng 3.11

Kết quả khảo sát tính thích hợp hệ thống với pic CO1

74

Bảng 3.12

Kết quả tiêm lặp lại dung dịch LOD và LOQ của CO1

74

Bảng 3.13


Khoảng tuyến tính CO1

75

Bảng 3.14

Độ lặp lại dung dịch CO1

76

Bảng 3.15

Độ chính xác trung gian dung dịch CO1 trên KNV 2

76

Bảng 3.16

Tổng hợp độ chính xác trung gian dung dịch CO1

77

Bảng 3.17

Kết quả đánh giá đồng nhất trong quá trình đóng gói

80

Bảng 3.18


Kết quả đánh giá hàm lượng TKSK chất chuẩn darutosid

82

Bảng 3.19

Kết quả đánh giá hàm lượng TKSK chất chuẩn CO1

83


Bảng 3.20

Tổng hợp hàm lượng TKSK chất chuẩn darutosid và CO1

84

Bảng 3.21

Hàm lượng tạp chất bay hơi trong chất chuẩn CO1 và
darutosid

85

Bảng 3.22

Hàm lượng tạp chất vô cơ trong chất chuẩn CO1 và
darutosid

85


Bảng 3.23

Theo dõi độ ổn định chất chuẩn darutosid

87

Bảng 3.24

Theo dõi độ ổn định chất chuẩn CO1

88

Bảng 3.25

Kết quả đánh giá phương pháp chiết Hy thiêm

89

Bảng 3.26

Kết quả khảo sát tính thích hợp hệ thống với pic kirenol

93

Bảng 3.27

Kết quả khảo sát tính thích hợp hệ thống với pic darutosid

94


Bảng 3.28

Khoảng tuyến tính kirenol và darutosid

94

Bảng 3.29

Kết quả đánh giá độ đúng với kirenol

96

Bảng 3.30

Kết quả đánh giá độ đúng với darutosid

96

Bảng 3.31

Kết quả khảo sát độ lặp lại trên mẫu Hy thiêm

97

Bảng 3.32

Kết quả khảo sát độ chính xác trung gian trên mẫu Hy thiêm

98


Bảng 3.33

Độ lặp lại của diện tích pic kirenol trong dung dịch LOD,
LOQ

99

Bảng 3.34

Độ lặp lại của diện tích pic darutosid trong dung dịch LOD,
LOQ

99

Bảng 3.35

Hàm lượng kirenol và darutosid trong Hy thiêm

100

Bảng 3.36

Kết quả khảo sát tính thích hợp hệ thống với pic CO1

104

Bảng 3.37

Khoảng tuyến tính với CO1


105

Bảng 3.38

Kết quả đánh giá độ đúng với mẫu thử nụ Vối

106

Bảng 3.39

Kết quả đánh giá độ đúng với mẫu thử lá Vối

107

Bảng 3.40

Kết quả khảo sát độ lặp lại trên mẫu nụ Vối và lá Vối

107

Bảng 3.41

Kết quả khảo sát độ chính xác trung gian trên mẫu nụ Vối
và lá Vối

108

Bảng 3.42


Kết quả thẩm định giá trị LOD, LOQ trên mẫu nụ Vối và lá
Vối

109

Bảng 3.43

Hàm lượng CO1 trong các mẫu nụ Vối và lá Vối

109


DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 1.1

Hình ảnh về cây Hy thiêm

6

Hình 1.2

Một số ent-pimarane diterpenoid trong Hy thiêm

8

Hình 1.3

Một số ent-kaurant diterpenoid trong Hy thiêm


9

Hình 1.4

Hình ảnh về cây Vối

14

Hình 1.5

Cấu trúc hóa học các chất 1-7 của Vối

15

Hình 1.6

Cấu trúc hóa học các chất 8-21 của Vối

16

Hình 1.7

Cấu trúc hóa học chất 22 của Vối

16

Hình 1.8

Sơ đồ quá trình thiết lập chất chuẩn


23

Hình 2.1

Sơ đồ tóm tắt nội dung nghiên cứu của Luận án

35

Hình 3.1

Sơ đồ chiết xuất cao ethyl acetat từ Hy thiêm

47

Hình 3.2

Sơ đồ tinh chế darutosid

48

Hình 3.3

Phổ UV-Vis của dung dịch darutosid trong methanol

49

Hình 3.4

Phổ hồng ngoại của darutosid


50

Hình 3.5

Phổ HR-LC-ESI-MS của darutosid

50

Hình 3.6

Cơng thức cấu tạo của darutosid

52

Hình 3.7

Sơ đồ chiết xuất, phân lập 2′,4′-dihydroxy-6′-methoxy3′,5′-dimethylchalcon từ nụ Vối

53

Hình 3.8

Sắc ký đồ HPLC phân đoạn CO1

54

Hình 3.9

HPLC điều chế phân lập CO1


55

Hình 3.10

Kiểm tra độ tinh khiết của CO1 bằng DSC

56

Hình 3.11

Phổ UV-Vis của dung dịch hợp chất CO1 trong
methanol

56

Hình 3.12

Phổ hồng ngoại của hợp chất CO1

57

Hình 3.13

Phổ MS của hợp chất CO1

57

Hình 3.14

Cơng thức cấu tạo của chất CO1 (2′,4′-dihydroxy-6′methoxy-3′,5′-dimethylchalcon)


59

Hình 3.15

SKĐ khảo sát điều kiện HPLC trên nguyên liệu
darutosid để thiết lập chuẩn

61

Hình 3.16

SKĐ thẩm định độ đặc hiệu phép thử TCLQ trong
darutosid

62

Hình 3.17

Phổ UV-Vis của darutosid và các tạp chất liên quan

63


Hình 3.18

Đường chuẩn của darutosid

65


Hình 3.19

SKĐ khảo sát điều kiện HPLC xác định TCLQ trong
nguyên liệu CO1

71

Hình 3.20

SKĐ xác định TCLQ trong nguyên liệu CO1

71

Hình 3.21

Phổ UV-Vis của CO1 và các tạp chất liên quan

72

Hình 3.22

SKĐ thẩm định độ đặc hiệu phép thử TCLQ trong CO1

73

Hình 3.23

Đường chuẩn của CO1

75


Hình 3.24

Các chất chuẩn đã thiết lập được

86

Hình 3.25

SKĐ khảo sát phương pháp chuẩn bị mẫu thử Hy thiêm

90

Hình 3.26

Chồng phổ UV-Vis và tinh khiết của pic kirenol

92

Hình 3.27

Chồng phổ UV-Vis và tinh khiết của pic darutosid

92

Hình 3.28

SKĐ thẩm định độ đặc hiệu dung dịch thử Hy thiêm

93


Hình 3.29

Định lượng kirenol trong Hy thiêm - Đường chuẩn

95

Hình 3.30

Định lượng darutosid trong Hy thiêm - Đường chuẩn

95

Hình 3.31

SKĐ thẩm định đặc hiệu các dung dịch thử nụ Vối và
lá Vối

104

Hình 3.32

Định lượng CO1 trong Vối – Đường chuẩn

105


ĐẶT VẤN ĐỀ
Dược liệu đóng vai trị quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe con người.
Tổ chức y tế thế giới (WHO) ước tính khoảng 80% dân số trên thế giới hiện nay

có sử dụng dược liệu trong chăm sóc sức khỏe, đặc biệt ở các nước cịn khó khăn,
các vùng khó tiếp cận với nền y học hiện đại [103]. Những thập kỷ gần đây xu thế
con người quay trở lại sử dụng thuốc có nguồn gốc thảo dược ngày càng phổ biến
làm tăng đáng kể nhu cầu về dược liệu trên toàn thế giới. Theo thống kê của Tổ
chức Y tế thế giới năm 1999 có 65 quốc gia thừa nhận và quản lý lưu hành dược
liệu và thuốc từ dược liệu thì con số này đã tăng lên là 116 quốc gia vào năm 2012
và 124 nước vào năm 2018. Do đó, thị trường dược liệu đã phát triển tồn cầu và
điều này địi hỏi các quốc gia phải chú ý đến vấn đề đảm bảo chất lượng, an toàn,
hiệu quả đối với dược liệu và thuốc từ dược liệu. Một trong những mục tiêu trong
“Chiến lược hành động của Tổ chức Y tế thế giới với thuốc cổ truyền giai đoạn
2014 - 2023” là “Tăng cường đảm bảo chất lượng, an toàn, sử dụng hợp lý, hiệu
quả thuốc cổ truyền” [89].
Tại Việt Nam, “Chiến lược quốc gia phát triển ngành Dược Việt Nam giai
đoạn đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030” theo quyết định số 68/QĐ-TTg
ngày 10/01/2014 của Thủ tướng chính phủ nêu rõ mục tiêu thuốc sản xuất trong
nước chiếm 80% tổng giá trị thuốc tiêu thụ trong năm, trong đó thuốc từ dược liệu
chiếm 30% [23]. Quyết định số 1976/QĐ-TTg ngày 30/10/2013 của Thủ tướng
chính phủ “Phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển dược liệu đến năm 2020 và
định hướng đến năm 2030” đã chỉ ra một trong những giải pháp để nâng cao chất
lượng thuốc từ dược liệu là tăng dần tỷ lệ nguyên liệu (cao chiết, tinh dầu, bột
dược liệu) được tiêu chuẩn hóa trong các nhà máy sản xuất thuốc theo nguyên tắc,
tiêu chuẩn GMP-WHO, đến năm 2030 năm đạt 100% nguyên liệu được tiêu chuẩn
hóa [22].
Hy thiêm Siegesbeckia orientalis (L.) thuộc họ Cúc - Asteraceae là một dược
liệu được nhân dân ta sử dụng lâu đời trong các bài thuốc y học cổ truyền, đã được
chứng minh có tác dụng điều trị các bệnh phong thấp, bán thân bất toại, đau nhức
các khớp xương, chữa các bệnh phong, bệnh hoa liễu, chữa suy nhược thần kinh,
mất ngủ và cao huyết áp. Hy thiêm cũng được xác định là một trong 24 dược liệu
có tiềm năng có thể khai thác tự nhiên [22]. Dược điển Trung Quốc [67] và Tiêu
1



chuẩn Hồng Kông về dược liệu [42] đều yêu cầu định lượng chất đánh dấu kirenol
trong Hy thiêm. Tại Việt Nam, một số nghiên cứu cho thấy, Hy thiêm trồng ở một
số vùng của Việt Nam không chứa hoặc chứa ít kirenol, trong khi chứa một lượng
đáng kể darutosid một diterpenoid được chứng minh có tác dụng tương đương
kirenol trong chống viêm, làm lành vết thương [24], [25], [26], [98].
Vối Cleistocalyx operculatus (Roxb.) Merr. et Perry thuộc họ Sim –
Myrtaceae được coi là một vị thuốc quý. Từ lâu nhân dân ta đã biết dùng nụ vối
với cách chế biến đơn giản tạo thành loại trà nấu hay hãm lấy nước uống hàng
ngày vừa có tác dụng thanh nhiệt vừa có tác dụng kiện tỳ, tiêu thực, hạ đường
huyết. Một số nghiên cứu chỉ ra 2′,4′-dihydroxy-6′-methoxy-3′,5′dimethylchalcon (CO1) là thành phần flavonoid chính trong Vối [29], [37], [93].
Hợp chất CO1 được chứng minh có tác dụng chống viêm [43], [97], [99], tác dụng
phục hồi tế bào gan [86], tác dụng làm giảm hấp thu glucose trên tế bào cơ và tế
bào tạo mỡ nuôi cấy [62].
Hy thiêm, nụ Vối và lá Vối đều là các dược liệu được sử dụng lâu đời ở Việt
Nam. Các dược liệu này đều đã được đưa vào DĐVN V. Tuy nhiên các chuyên
luận trong DĐVN V cịn đơn giản, chưa có định tính, định lượng các chất đánh
dấu như xu hướng chung trong kiểm tra chất lượng dược liệu. Xuất phát từ thực
tế đó luận án “Nghiên cứu thiết lập một số chất chuẩn được chiết xuất từ dược
liệu để góp phần hồn thiện tiêu chuẩn chất lượng Hy thiêm và Vối Việt
Nam” đã được thực hiện với một số mục tiêu nghiên cứu như sau:
- Chiết xuất, phân lập, tinh chế từ dược liệu Hy Thiêm hợp chất darutosid,
từ Vối hợp chất CO1 đủ tinh khiết và đủ khối lượng để thiết lập chất chuẩn gốc.
- Xây dựng tiêu chuẩn chất lượng các nguyên liệu thiết lập chất chuẩn
darutosid và CO1 tinh chế được.
- Thiết lập chất chuẩn gốc darutosid và CO1
- Ứng dụng chất chuẩn thiết lập được xây dựng quy trình định tính, định
lượng đồng thời darutosid và kirenol trong dược liệu Hy thiêm; định tính, định
lượng CO1 trong dược liệu nụ Vối, lá Vối.


2


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1. VAI TRÒ CỦA CHẤT ĐỐI CHIẾU TRONG KIỂM NGHIỆM DƯỢC LIỆU

1.1.1. Sự cần thiết phải có chất đối chiếu trong kiểm nghiệm dược liệu
Tiêu chuẩn hóa chất lượng dược liệu nhằm mục đích đảm bảo chất lượng
dược liệu được sử dụng làm thuốc, đảm bảo an tồn và hiệu quả điều trị. Để tiêu
chuẩn hóa chất lượng dược liệu thì ngồi các chỉ tiêu về cảm quan, định tính bằng
soi bột, vi phẫu, phản ứng hóa học, cịn cần có các chỉ tiêu định tính đảm bảo tính
đặc hiệu hơn, định lượng được hoạt chất, chất đánh dấu trong dược liệu. Vì vậy,
việc nghiên cứu chiết xuất, phân lập, tinh chế các hoạt chất, chất đánh dấu từ dược
liệu nhằm tiêu chuẩn hóa chất lượng dược liệu là xu thế chung trong đảm bảo chất
lượng dược liệu trên thế giới.
Châu Âu là cái nôi của thuốc hóa dược, tuy nhiên Dược điển Châu Âu cũng
rất chú trọng trong xây dựng các chuyên luận dược liệu. Dược điển Châu Âu 10
(EP 10) có 214 chuyên luận dược liệu, trong đó có 208 chuyên luận bắt buộc phải
sử dụng chất đánh dấu trong định tính, định lượng, 116 chuyên luận sử dụng các
phương pháp phân tích đặc hiệu như HPLC, GC để định lượng chất đánh dấu [44].
Dược điển Nhật 17 (xuất bản năm 2016), bản tiếng Anh có 143 chuyên luận
dược liệu. Trong đó 38 chuyên luận sử dụng chất đánh dấu trong định tính, định
lượng [56]. Dược điển Nhật 18 (xuất bản năm 2021), bản tiếng Anh có 145 chuyên
luận dược liệu. Trong đó số chuyên luận sử dụng chất đánh dấu trong định tính,
định lượng tăng lên 66 chuyên luận [57].
Dược điển Trung Quốc 2015, bản tiếng Anh có 583 chuyên luận dược liệu.
Trong đó 332 chuyên luận sử dụng phương pháp HPLC, GC định lượng chất đánh
dấu [67].
Tiêu chuẩn Hồng Kông về dược liệu (từ tập 1- tập 10, xuất bản năm 2015 –

2020) có 323 chuyên luận dược liệu. Trong đó 310 chuyên luận định lượng chất
đánh dấu bằng HPLC, GC [42].
DĐVN IV có hiệu lực năm 2010 có 264 chuyên luận dược liệu. Có 26 chuyên
luận (chiếm 10%) bắt buộc sử dụng chất đánh dấu trong định tính, định lượng.
Trong đó chỉ có 07 chuyên luận (chiếm 3%) định lượng chất đánh dấu bằng
HPLC/GC [7].
DĐVN V (có hiệu lực từ năm 2018) có 372 chuyên luận về dược liệu và
thuốc từ dược liệu tăng 58 chuyên luận so với DĐVN IV. Trong đó có 310 chuyên
3


luận dược liệu. Số lượng các chuyên luận sử dụng các phương pháp phân tích đặc
hiệu để định tính, định lượng chất đánh dấu “marker” tăng hơn gấp ba so với
DĐVN IV nhưng vẫn còn rất hạn chế, 83 chuyên luận (chiếm 27%) bắt buộc sử
dụng chất đánh dấu cho định tính, định lượng. Trong đó chỉ có 59 chun luận
(chiếm 19%) có định lượng chất đánh dấu bằng phương pháp HPLC, GC [8].
Như vậy có thể thấy sử dụng chất đánh dấu trong kiểm tra chất lượng dược
liệu là xu hướng chung từ các nước phát triển mạnh về cơng nghiệp hóa dược như
các nước Châu Âu đến các nước Châu Á có nền y học cổ truyền phát triển như
Nhật Bản, Hồng Kông, Trung Quốc. Nhận thức được tầm quan trọng đó DĐVN
V đã có đột phá về số chuyên luận bắt buộc sử dụng chất đánh dấu cho định
tính/định lượng cũng như số chun luận có sử dụng HPLC/GC để định lượng
chất đánh dấu so với DĐVN IV – tăng tương ứng là 3 lần và 8 lần. Tuy nhiên do
chưa có nhiều nghiên cứu xác định thành phần chính, chất đánh dấu, chất có hoạt
tính sinh học trong các dược liệu trồng tại Việt Nam, xây dựng phương pháp định
tính/định lượng chất đánh dấu, thiết lập chất chuẩn dùng trong kiểm nghiệm dược
liệu nên số chuyên luận bắt buộc sử dụng chất đánh dấu trong định tính/định lượng
cịn rất khiêm tốn.
1.1.2. Hướng dẫn của Tổ chức Y tế thế giới về lựa chọn chất đánh dấu trong
dược liệu

Hướng dẫn của Tổ chức Y tế thế giới năm 2017 về “Lựa chọn chất đánh dấu
có nguồn gốc dược liệu trong kiểm nghiệm dược liệu và thuốc có nguồn gốc từ
dược liệu” định nghĩa [87]:
- Chất đối chiếu là chất có cơng thức hóa học được xác định (thích hợp cho mục
đích tiêu chuẩn hóa hoặc kiểm tra chất lượng dược liệu)
- Chất đánh dấu là chất đối chiếu được xác định có trong thành phần hóa học của
dược liệu. Chất đánh dấu có thể đóng góp vào tác dụng dược lý của dược liệu
hoặc không. Tuy nhiên kể cả trường hợp có đóng góp vào tác dụng dược lý của
dược liệu thì cũng khơng đủ bằng chứng để chứng tỏ rằng chỉ mình chất đánh dấu
đó tạo nên tác dụng dược lý của dược liệu.
Dược liệu và chế phẩm thuốc từ dược liệu rất phức tạp, do vậy việc định tính,
định lượng là rất khó khăn. Định tính, định lượng chất đánh dấu trong dược liệu
là chưa đủ để đảm bảo chất lượng dược liệu. Đảm bảo chất lượng dược liệu phải
đi từ nuôi trồng thu hái tốt (GACP), sản xuất tốt (GMP). Việc lựa chọn chất chuẩn
4


có nguồn gốc dược liệu cho phép thử định tính, định lượng dược liệu và thuốc có
nguồn gốc dược liệu tuân theo nguyên tắc ưu tiên sau:
(1) Lựa chọn thành phần mà tác dụng điều trị đã được xác định.
(2) Trường hợp chưa xác định được thành phần như đã nêu ở mục (1), lựa
chọn thành phần có các tác dụng dược lý đã được thừa nhận.
(3) Trường hợp chưa xác định được thành phần như đã nêu ở mục (1) và
mục (2), lựa chọn chất đánh dấu là thành phần hóa học đặc trưng cho lồi dược
liệu đó, hoặc đặc trưng cho chi dược liệu đó, hoặc đặc trưng cho họ dược liệu đó.
Các chất đánh dấu phải đáp ứng các yêu cầu sau:
¾ Chọn lọc và đặc hiệu với một phương pháp phân tích xác định;
¾ Tồn tại trong dược liệu ở hàm lượng đủ để định tính hoặc định lượng;
¾ Dễ chiết tách, tinh chế và bền vững ở điều kiện bảo quản xác định;
¾ Có thể dễ dàng phân tích định tính, định lượng) [87]

1.2. TỔNG QUAN VỀ CÁC ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

1.2.1. Hy thiêm
1.2.1.1. Vị trí phân loại
Dược liệu Hy thiêm là phần trên mặt đất của cây Hy thiêm, có tên La tinh là
Herbal Sigesbeckiae. Theo “Cẩm nang tra cứu và nhận biết các họ thực vật hạt
kín (Magnoliophyta, Angiospermae) ở Việt Nam” [1], Thực vật chí Việt Nam [4],
Thực vật chí Trung Quốc [74], Hệ thống phân loại của Takhtajan năm 2009 [31],
Hệ thống phân loại của Linnaeus Carl von [63], vị trí phân loại chi Sigesbeckia
trong giới thực vật được trình bày trong Bảng 1.1
Bảng 1.1. Vị trí phân loại của chi Sigesbeckia
Phân giới

Cormobionta (Thực vật bậc cao)

Ngành

Magnoliophyta (Ngành Ngọc lan)

Lớp

Magnoliopside (Lớp Ngọc Lan)

Phân lớp

Asteridae (Phân lớp Cúc)

Bộ

Asteraceae (Bộ Cúc)

Họ

Asteraceae (Họ Cúc)
Chi

Sigesbeckia

Chi Sigesbeckia ở Việt Nam có 4 lồi, trong đó lồi có tên Hy thiêm
(Sigesbeckia orientalis L.) được dùng phổ biến làm thuốc [9]
5


Tên khoa học: Sigesbeckia orientalis L., họ Cúc Asteraceae. Tên khoa học
hiện chưa thống nhất giữa các tài liệu. Theo Dược điển Việt Nam [8], Dược điển
Trung Quốc [67], Tiêu chuẩn Hồng Kông về dược liệu [42], tên chi là
Siegesbeckia. Tuy nhiên có tài liệu cho rằng 2 tên chi này là tương đương nhau
[1].
Tên gọi khác: Cỏ đĩ, Chó đẻ hoa vàng [9]
1.2.1.2. Đặc điểm thực vật và phân bố
Hy thiêm là cây thảo sống hàng năm, cao chừng 30 – 90cm có nhiều cành
nằm ngang. Thân cành đều có lơng. Lá mọc đối, hình tam giác hay hình quả trám,
dài 4 – 10 cm, rộng 3 – 6 cm có cuống ngắn, phiến lá men theo cuống, mép có
răng cưa khơng đều và đơi khi 2 thuỳ ở phía cuống; 3 gân chính mảnh toả ra từ
gốc. Hoa đầu có cuống dài 1-2cm. Bao chung có hai loại lá bắc; 5 lá ngồi to, hình
thìa dài 5-10mm, mọc tỏa ra thành hình sao, có lơng dính; các lá bắc khác ngắn
hơn họp thành một bao chung quanh các hoa, 5 hoa phía ngồi là hoa cái hình
lưỡi, các hoa khác hình ống, lưỡng tính, đều có tràng hoa màu vàng. Quả bế hình
trứng 4 – 5 cạnh, màu đen. Mùa hoa quả tháng 4-7 [9].
Phân bố: phân bố ở Cao Bằng, Lạng Sơn, Hà Nội, Hịa Bình, vào đến Thanh
Hóa, Hà Tĩnh [9].


Hình 1.1. Một số hình ảnh về cây Hy thiêm
1.2.1.3. Thành phần hóa học
Nghiên cứu về thành phần hóa học cho thấy diterpenoid là thành phần chính,
ngồi ra cịn có các nhóm chất khác như sesquiterpen lacton, phenolic, steroid.
6


™ Các hợp chất diterpenoid
Theo tham khảo các nghiên cứu, đến thời điểm hiện tại đã phân lập được
khoảng 30 hợp chất diterpenoid gồm các ent-pimarane diterpenoid và ent-kaurant
diterpenoid
— Các ent-pimarane diterpenoid
Các hợp chất darutigenol (1), darutosid (2), 16-O-acetyldarutosid (hay
hythiemosid A) (3), 15-O-acetyldarutosid (hay hythiemosid B) (4), ent(15R),16,19-trihydroxypimar-8(14)-ene 19-O-β-D-glucopyranosid (5) được P.M.
Giang và cộng sự phân lập từ cặn chiết methanol phần trên mặt đất cây Hy thiêm
thu hái tại Hà Giang- Việt Nam năm 2005 [18].
P.R. Goud và cộng sự đã định lượng hai hoạt chất có trong cây Hy thiêm tại
Ấn Độ là darutosid và hythiemosid-A bằng HPLC. Theo đó hàm lượng của
darutosid (2) và hythiemosid-A (3) của phần trên mặt đất cây Hy thiêm thu hái
vào tháng năm lần lượt là 0,185 % và 0,852% [45].
Các hợp chất 16-O-acetyldarutigenol (6), 15,16-di-O-acetyldarutosid (7),
ent-14,16-epoxy-8-pimarene-3,15R-diol (8), 7-hydroxydarutigenol (9), 9hydroxydarutigenol (10), kirenol (11), ent-14,16-epoxy-8-pimarene-2R,15R,19triol (12) cùng với 1, 2, 3 đã được Fei Wang phân lập từ cặn chiết ethanol 95%
phần trên mặt đất của cây Hy thiêm thu hái tại Trung Quốc [83].
Li-Li Wang và cộng sự đã phân lập được từ phần trên mặt đất cây Hy thiêm
thu hái tại Trung Quốc các hợp chất β-D-glucopyranosyl-ent-2-oxo-15,16dihydroxypimar-8(14)-en-19-oiclat (13), kirenol (11), ent-2β,15,16,19tetrahydroxy-pimar-8(14)-en-19-O-β-glucopyranosid (14), ent-2-oxo-15,16,19trihydroxypimar-8(14)-en-19-O-β-D-glucopyranosid (15), ent-12α,16-epoxy2β,15α,19-trihydroxypimar-8-en (16) [84].
Năm 2020 XiaoXu Gao và cộng sự đã phân lập được 9 ent-pimarane
diterpenoid mới từ Hy thiêm là Siegesbeckia A (18), Siegesbeckia B (19),
Siegesbeckia C (20), Siegesbeckia D (21), Siegesbeckia E (22), Siegesbeckia F
(23), Siegesbeckia G (24), Siegesbeckia H (25), Siegesbeckia I (17) [92]


7


18

19

22

20

21

24

23

25

Hình 1.2. Một số ent-pimarane diterpenoid trong Hy thiêm
— Các ent-kaurant diterpenoid
Acid 16β-hydro-ent-kauran-17,19-dioic (26), 16α,17-dihydroxy-ent-kauran19-oic acid (27), acid 16β,17,18-trihydroxy-ent-kauran-19-oic (28), acid 17,18dihydroxy-ent-kauran-19-oic (29), acid siegesmethyletheric (30) đã được Yuan
Yang và cộng sự phân lập từ phân đoạn ethyl acetat toàn bộ cây Hy thiêm thu hái
tại Trung Quốc [94]
8


R2
R3

H

17
26

R1

R2

R3

CH3

H

COOH

18
27

CH3

OH

CH2OH

R1

H


CH2OH
19 CH2OH OH
28
20 CH2OH CH2OH H
29

HO

O

21
30

CH3

OCH3

H

Hình 1.3. Một số ent-kaurant diterpenoid trong Hy thiêm
™ Các hợp chất khác
Một số thành phần khác như sesquiterpen lacton, phenolic, steroid được phân lập
từ Hy thiêm (Bảng 1.2)
Bảng 1.2. Một số hợp chất phân lập từ Hy thiêm
STT
1.
2.

Nhóm


3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.
10.
11.
12.
13.

Sesquiterpen
lacton

Tên chất
Pubetallin
[1(10)-E,4Z]-8β-angeloyloxy-9αmethoxy-6α,15-dihydroxy-14oxogermacra-1(10), 4, 11(13)-trien-12oic acid 12,6-lacton
l5-Hydroxy-9α-acetoxy-8βisobutyryloxy-14-oxo melampolid
9α, l5-Dihydroxy-8β-isobutyryloxy14-oxo melampolid
l5-Hydroxy-8β-isobutyryloxy-14-oxo
melampolid
l5-Hydroxy-9α-acetoxy-8βmethylbutyryloxy-14-oxo melampolid
9β-Hydroxy-8β-isobutyryloxy
costunolid
9β-Hydroxy-8β-methacryloxy
costunolid
14-Hydroxy-8β-isobutyryloxy
costunolid
8β-isobutyryloxy-14al-costunolid

9β,14-Dihydroxy-8β-isobutyryloxy
costunolid
9β-Hydroxy- 8β-Angeloyloxy
costunolid
8β-isobutyryloxy- 1β, 10αepoxycostunolid
9

Tài liệu
[84]
[84]

[38]
[38]
[38]
[38]
[38]
[38]
[38]
[38]
[38]
[38]
[38]


STT
14.

Nhóm

Tên chất

9β-Hydroxy- 8β-isobutyryloxy- 1β,
10α-epoxycostunolid
15.
8β, 9β-Dihydroxy-1β, 10α-epoxy-11β,
13-dihydrocostunolid
16.
14-Hydroxy-8β-isobutyryloxy -1β,
10α-epoxycostunolid
17.
19- Acetoxy- 15-hydroperoxy- 12oxo- 13, 14E-dehydro- 10, 11, 14, 15tetrahydrogeranylnerol
18.
19- Acetoxy- 15-hydroxy- 12-oxo- 13,
10, 11, 14, 1514E-dehydrotetrahydrogeranylnerol
19.
19-Acetoxy12-oxo10, 11 dihydrogeranylnerolEthyl galat
20.
3,7-dimethylquercetin
21.
Rutin
22.
Acid 3-caffeoylquinic
23.
Acid chlorogenic
24.
Acid 4-caffeoylquinic
25.
Acid caffeic
Phenolic
26.
Acid 3,4-dicaffeoylquinic

27.
Acid 3,5-dicaffeoylquinic
28.
Acid 3,4-dicaffeoylquinic
29.
Quercitrin
30.
Kaempferol-3-O-rutinosid
31.
Kaempferol-3-O-rhamnosid
32.
β-sitosterol
Steroid
33.
stigmasterol
1.2.1.4. Tác dụng sinh học

Tài liệu
[38]
[38]
[38]
[38]
[38]
[38]
[3]
[3]
[11]
[11]
[11]
[11]

[11]
[11]
[11]
[11]
[11]
[11]
[19]
[19]

™ Tác dụng chống viêm
Hy thiêm có tác dụng ức chế khá mạnh giai đoạn viêm cấp tính trong thí
nghiệm gây phù chân chuột cống trắng bằng kaolin và ức chế nhẹ giai đoạn viêm
mạn tính [2], [70]. Tác dụng chống viên được chứng minh trên cả ba loài Hy thiêm
trồng ở Trung Quốc [47], [49], [85].
Hy thiêm cũng có tác dụng ức chế xanthin oxidase in vitro [11], hạ acid uric
huyết thanh trên mơ hình gây tăng cấp acid uric bằng kali oxonat [12].
Diterpenoid được chứng minh là thành phần chính trong Hy thiêm có tác
dụng điều trị viêm khớp [84]. Kirenol được chứng minh có tác dụng chống viêm
10


và giảm đau cục bộ: Tác dụng chống viêm của kirenol 0,4-0,5% (kl/kl) tương
đương với piroxicam dạng gel sau 4 giờ tiêm carrageenan (mơ hình gây viêm
khớp cấp và mãn tính); bơi kem kirenol 0,3-0,5% (kl/kl) làm giảm đáng kể sưng
khớp [58]. Darutosid được chứng minh có tác dụng chống viêm, làm lành vết
thương [64]. Darutosid và kirenol được chứng minh tương đương nhau trong khả
năng làm tăng ngưỡng chịu đau, giảm phản ứng viêm với các mơ hình gây viêm
trên chuột thí nghiệm, giải phẫu mơ bệnh học cho thấy các hợp chất này ngăn cản
sự thâm nhiễm của các tế bào viêm bằng cách gắn vào cyclooxygenase-2 [98].
Darutosid được chứng minh có tác dụng điều trị bệnh gout cấp tính trên chuột

thực nghiệm [60].
™ Tác dụng ức chế miễn dịch
Dịch chiết cồn và các diterpenoid của Hy thiêm có tác dụng ức chế miễn dịch
trên thực nghiệm in vivo [39]. Dịch chiết ethanol Hy thiêm với liều thử nghiệm
0,25; 0,5 mg và 1,0 mg/ngày (trong vòng 28 ngày) làm giảm nồng độ IgG, IgG1,
IgG2b và ức chế miễn dịch (in vivo và in vitro) trên chuột nhắt trắng [80].
™ Tác dụng trên chuyển hóa lipid
Hy thiêm cùng hai dược liệu khác là xuyên khung và đương quy đều có khả
năng hạ cholesterol máu rõ rệt [10].
1.2.1.5. Tiêu chuẩn hóa dược liệu Hy thiêm
Theo Dược điển Việt Nam V: Hy thiêm (Herba Siegesbeckiae, là phần trên
mặt đất của loài Siegesbeckia orientalis L.) được định tính bằng vi phẫu, soi bột,
phản ứng hóa học và sắc ký lớp mỏng so sánh với dược liệu Hy thiêm chuẩn; định
lượng chất chiết được trong ethanol 96% bằng phương pháp cân [8].
Theo Dược điển Trung Quốc năm 2015: Hy thiêm (Herba Siegesbeckiae, là
phần trên mặt đất của loài Siegesbeckia orientalis L., Siegesbeckia pubescens
Makino, Siegesbeckia glabrescens Makino) được định tính bằng vi soi bột và sắc
ký lớp mỏng so sánh với chuẩn kirenol; định lượng kirenol bằng phương pháp sắc
ký lỏng hiệu năng cao [67].
Theo Tiêu chuẩn Hồng Kông về dược liệu: Hy thiêm (Herba Siegesbeckiae)
là phần trên mặt đất của loài Siegesbeckia orientalis L., Siegesbeckia pubescens
Makino, Siegesbeckia glabrescens Makino) được định tính bằng vi phẫu, soi bột,
sắc ký lớp mỏng hiệu năng cao so sánh với chuẩn kirenol và sắc ký lỏng hiệu năng
11


×