Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

tiểu luận cơ hội và thách thức với doanh nghiệp bán lẻ việt nam thời kỳ mở cửa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (334.22 KB, 18 trang )


- 1 -











Tiểu luận


Cơ hội và thách thức với doanh nghiệp
bán lẻ Việt Nam thời kỳ mở cửa

- 2 -

MỤC LỤC

Lời nói đầu Tr. 2

I. Quá trình mở cửa: Tr. 3
1. Trước năm 2008
2. Năm 2008
3. Năm 2009

II. Điểm mạnh và điểm yếu của doanh n ghiệp bán lẻ Việt Nam: Tr. 5


1. Điểm mạnh
2. Điểm yếu

III. Cơ hội và thách thức cho doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam: Tr. 7
1. Cơ hội cho doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam
a. Cơ hội từ tiềm năng của thị trường
b. Cơ hội từ việc m ở cửa thị trường bán lẻ
2. Thách thức đối với doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam

IV. Giải pháp: Tr. 11
1. Giải pháp từ phía nhà nước
2. Giải pháp từ phía doanh nghiệp

Phụ lục Tr. 13
1. Bán lẻ
2. Chỉ tiêu GRDI
3. Kiểm tra nhu cầu kinh tế ENT
4. Chỉ số niềm tin người tiêu dùng CCI
5. Nhượng quyền thương mại
6. Dịch vụ h ậu cần Logistics

Tài liệu tham khảo Tr. 15

- 3 -


LỜI NÓI ĐẦU

Trong cuộc sống hàng ngày bất kỳ ai cũng ph ải thực hiện trao đổi, mua sắm
những hàng hóa nhu yếu phẩm để thỏa mãn nhu cầu của bản thân và gia đình.

Việc trao đổi mua sắm ấy có thể được thực hiện ở các chợ trời truyền thống hay
trong các trung tâm mua sắm hiện đại mà chúng ta quen gọi là các siêu thị, cho
dù việc này diễn ra ở đâu cũng tạo nên sự sôi động cho thị trường bán lẻ .
Thị trường bán lẻ ở Việt Nam hiện nay ngày càng phát triển với sự tham gia
mạnh mẽ của các doanh nghiệp bán lẻ trong nước cũng như nước ngoài đặc biệt
là sau khi nước ta mở của thị trường bán lẻ theo đúng lộ trình mở của thị trường
bán lẻ theo đúng cam kết khi gia nhập vào WTO.
Vậy với việc mở cửa thị trường bán lẻ thì các Doanh nghiệp bán lẻ Việt
Nam sẽ có những cơ hội gì và phải đối mặt với những khó khăn thách thức ra
sao? Để giải thích điều đó chúng ta hãy cùng nhau đi sâu ph ân tích tình hình và
những đặc điểm, những điểm mạnh điểm yếu của các doanh nghiệp bán lẻ, để từ
đó tìm ra các giải pháp hiệu quả nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của của các
doanh nghiệp trong nước.
Nhóm thuyết trình số 6 với đề tài “Cơ hội và thách thức với doanh
nghiệp bán lẻ Việt Nam thời kỳ mở cửa” sẽ mang lại cái nhìn tổng quát nhất
về các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam trong thời kỳ hội nhập.

Danh sách s inh viên nhóm 6:

STT Họ và tên Mã sinh viên
1.

Nguyễn Bá Dũng (nhóm trưởng) 0851010101
2.

Bùi Thị Hồng Thương (trình bày phần I) 0851010120
3.

Nguyễn Thị Hồng Liên (trình bày phần II) 0851010107
4.


Nguyễn Anh Tuấn (trình bày phần III) 0851020014
5.

Trần Thị Ngọc Lan (trình bày phần IV) 0851010126
6.

Trần Thị Kim Dung 0851020016
7.

Nguyễn Ngọc Hà 0851020009
8.


Tr
ần Lan H
ương

0851010106

9.


Nguy
ễn Thị Minh Giang

0851010127

10. Đào Nhật Linh 0851010108
11. Trần Văn Long 0851010123

12. Mai Đình Phương 0851010119
13. Nguyễn Thị Minh Trang 0851010121
14. Đặng Thanh Tùng 0851020015

- 4 -

I. Q UÁ TRÌNH MỞ CỬA:

1. Trước năm 2008:
Đối với d ịch vụ bán buôn bán lẻ: phải thành lập liên doanh với các đối tác Việt Nam và tỉ
lệ vốn góp của phía nước ngoài không được vượt quá 49%.
Trước năm 1993, thị trường bán lẻ Việt Nam chỉ bao gồm các chợ truyền thống.
Đến năm 1993, người tiêu dùng mới được làm quen v ới 1 kênh phân phối hiện đại là siêu
thị khi một siêu thị nhỏ Citimart khai trương tại thành phố Hồ Chí Minh.
Đến năm 1998, siêu thị đầu tiên có vốn đầu tư nước n goài: BigC mở tại Đồng Nai.
Từ những năm sau cuộc kh ủng hoảng tài chính tiền tệ châu Á 1997, kênh phân phối siêu
thị bắt đầu phát triển mạnh hơn .

Bảng 1: Sự phát triển của các siêu thị từ 1990-2005
1

Năm
1
990
1
993
2
000
2
001

2
002
2
004
20
05
Hà Nội 0 0
2
5
3
2
3
2
3
2
55
Thành ph


H
ồ Chí Minh

0 1
2
4

3
8

4

6

4
6

71

(Siêu thị đựơc hiểu là các cửa hàng với diện tích từ 250 m2 trở lên)
Kể từ năm 2003, thị trường bán lẻ Việt Nam đã có những bước nhảy vọt với doanh thu thị
trường hàng năm tăng 18-20 %.
Tuy nhiên, trong thời kì này hệ thống phân phối của chúng ta còn chưa phát triển, theo số
liệu thống kê tại thồi điểm cuối năm 2006 thì hàng hóa đến tay người tiêu dùng chủ yếu vẫn
qua hệ thống chợ( khoảng 40%) và qua hệ thống các cửa hàng bán lẻ độc lập, cửa hàng truyền
thống( khoảng 44%), qua hệ thống phân phối hiện đại (trung tâm thương mại, siêu thị, của
hàng tự chọn …) mới chỉ chiếm 10%, 6% còn lại là do nhà sản xuất trực tiếp bán thẳng. Mặt
khác, do các hạn chế về luật nên thị trường bàn lẻ Việt Nam còn chưa thu hút đươc nhiều sự
chú ý của các đại gia tron g ngành bán lẻ trên thế giới.

2. Năm 2008:
Kể từ 1/1/2008, Việt Nam cho phép thành lập các doanh nghiệp bán lẻ liên doanh không
hạn chế vốn góp từ phía nước ngoài.

1
Bảng 1: nguồn: AD B, Siêu thị v à người nghèo tại Việt Nam,

Năm

Xếp
h
ạng

thứ
M
ức độ rủi ro
quốc gia và rủi ro
kinh doanh
(Country and
business risk)
Độ hấp dẫn của
thị trường
(Market
attractiveness)
Độ bão hoà
củathị trường
(Market
saturation)
Áp l
ực thời
gian
(Time
pressure)

GRDI
Score
2004

7

52

29


90

66

76

2005

8

54

24

88

68

79


- 5 -

Với sự thay đổi mang tính bước n goặt này, năm 2008 đã đánh một dấu mốc quan trọng
với việc trở thành nước đứng đầu về chỉ số phát triển bán lẻ GRDI do A.T.Kearney bình chọn
và trở thành thị trường bán lẻ hấp dẫn nhất thế giới.
Bảng 2: Xếp hạng GRDI của Việt Nam các năm 2004 – 2008
2



Tính đến hết năm 2008, Việt Nam đã có hơn 8300 chợ các loại và gần 400 siêu thị và
trung tâm thương mại. Trên thực tế, thị trường bán lẻ Việt Nam cũng ngày càng thể hiện vai
trò quan trọn g của mình trong nền kinh tế quốc dân với mỗi năm đóng góp trên 15% GDP và
tạo ra 5,4 triệu việc làm. Chỉ tính năm 2008, doanh số bán lẻ đã tăng 20,5 % so với năm
2007., nhiều nhà kinh doanh phân phối nội địa như Citimart, Phú Thái, Saigon co.op đã chạy
đua mở rộng hệ thống siêu thi, chiếm lĩnh thị trường. Đáng chú ý là sự ra đời của công ty
TNHH Trung tâm Lotte shopping VN với tỉ lệ vốn nước n goài là 80%.

Bảng 3: Biểu đồ doanh số bán lẻ 1990 – 2008:
3


0
10000 0
20000 0
30000 0
40000 0
50000 0
60000 0
70000 0
80000 0
Biểu đồ doanh số bán lẻ 1990 - 2008


3. Năm 2009: kể từ 1/1/2009, cho phép thành lập những công ty bán lẻ 100% vốn nước
ngoài.
Tuy nhiên, các doanh nghiệp nước ngoài chỉ được phép tự động mở 1 cơ sở bán lẻ, việc
mở các cơ sở bán lẻ khác n goài cơ sở thứ nhất phải được sự cho phép của các cơ quan có
thẩm quyền dựa trên việc đánh giá chỉ tiêu nhu cầu kinh tế ENT ( economic need tests)


2
Bảng 2: Số liệu tổng hợp từ A.T.Kearney Global Retail Development Index các năm 2004 – 2008
earn ey.com/ind ex.php/Publications/at-kearneys-global-retail-dev elopment-index.html
3
Bảng 3: Số liệu từ: Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ phân theo ngành kinh doanh – Tổng cục
thống kê: .vn/default.aspx?tabid=393 &id mid=3&ItemID=8767
2006

3

43

24

87

81

84

2007

4

57

34

76


59

74

20
08

1

57

34

67

99

88

Doanh số
(tỷ VNĐ)
90

91

92

93


94

95

96

97

98

99

00

01

02

03

04

05

06

07

08


năm

- 6 -

Có sự mở rộng về luật, nhưng trái với dự đoán của nhiều chuyên gia, ngành bán lẻ trong
gần 1 năm qua đã không thật sự sôi động như dự báo Báo cáo từ Bộ Công Thương cho thấy,
năm 2009 chưa có thêm nhà bán lẻ theo hệ thống hay chuỗi có 100% vốn nước ngoài xin phép
đầu tư vào Việt Nam, trong khi các nhà bán lẻ hiện có chỉ mở rộn g mạng lưới phân phối theo
kiểu cầm chừng. Và trong xếp hạng của A.T.Kearney, Việt Nam cũng tụt liền 5 bậc xuống vị
trí thứ 6 về chỉ số phát triển thị trường.

- 7 -

Bảng 4: Xếp hạng GRDI của Việt Nam các năm 2004 – 2008
4


Năm

Xếp
h
ạng
thứ
M
ức độ rủi ro
quốc gia và rủi ro
kinh doanh
(Country and
business risk)
Độ hấp dẫn của

thị trường
(Market
attractiveness)
Đ
ộ b
ão hoà
của thị
trường
(Market
saturation)
Áp l
ực thời
gian
(Time
pressure)

GRDI
Score
2004

7

52

29

90

66


76

2005

8

54

24

88

68

79

2006

3

43

24

87

81

84


2007

4

57

34

76

59

74

2008

1

57

34

67

99

88

2009


6

34

16

74

97

55


Vậy, đâu là lí do dẫn tới sự ảm đạm của thị trường bán lẻ Việt Nam trong năm 2009?
Ngoài nguyên nhân là cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới còn nguyên nhân nào khác không?
Tất cả sẽ trình bày ở phần II….


II. ĐIỂM MẠNH VÀ ĐIỂM YẾU:

1. Điểm mạnh:
Hiểu rõ thị trường nội địa là một điểm mạnh của nhà bán lẻ Việt Nam
Dù thị trường bán lẻ Việt nam có sự gia nhập của nhiều đại gia bán lẻ thế giới, cho dù họ
có lượng vốn dồi dào, kinh nghiệm phong phú trong lĩnh vực phân phối lẻ nhưng để hiểu rõ
thi trường nước ta các doanh nghiệp nước ngoài vẫn phải mất một thời gian dài và phí tổn khá
lớn cho việc nghiên cứu. Trong khi đó doanh nghiệp Việt nam rõ ràn g có nguồn thông tin dồi
dào h ơn và sự quen thuộc với thị trường nội địa. các doanh nghiệp trong nước n ắm rõ với tình
hình của thị trường, hiểu rõ đặc điểm tiêu dùng của người dân, điều kiện để nghiên cứu xu thế
phát triển của thị trường rõ ràng là dễ hơn.Trong bối cảnh cạnh tranh khố c liệt của thị trường,
lợi thế về thông tin là một điểm mạnh không thể chối cãi.


2. Điểm yếu:

a) Tài chính: thiếu vốn
*Thiếu vốn để có thể đầu tư vào những dự án trung tâm thương mại lớn:
Nhà đầu tư cần một lượng vốn dài hạn để đầu tư vào lĩnh vực này. Tuy nhiên, trong bối
cảnh lạm phát kinh tế tăng cao, nhiều dự án bất động sản đã bị ngưng trệ. Bên cạnh đó, các
ngân hàng đã bắt đầu cung cấp tín dụng trở lại cho bất động sản nhưng với sự k iểm soát chặt
chẽ hơn và lượng vốn hạn chế hơn. Các yếu tố này cũng ảnh hưởn g một phần tới việc mở
rộng mặt bằng cho thị trường bán lẻ.
*Thiếu vốn để xây dựng một hệ thống hậu cần chuyên nghiệp, côn g tác huấn luyện đội
ngũ nhân viên cho nhà bán lẻ trong nước.
Kinh doanh bán lẻ hiện đại đòi hỏi một hệ thống hậu cần chuyên nghiệp. Các doanh
nghiệp bán lẻ lớn nước ngoài đã mạnh tay đầu tư khía cạnh này trong khi vấn đề hậu cần là
yếu điểm lớn của toàn hệ thống các nhà bán lẻ Việt Nam.
Ở Việt Nam, Metro ( tập đoàn bán lẻ 100% vốn của Đức) đã chi gần 20-25 triệu euro
trang bị hệ thống cung ứng hàng (kho lạnh, xe chuyên dụng, thiết bị kiểm tra, bảo quản hàng

4
Bảng 4: Số liệu tổng hợp từ A.T.Kearney Global Retail Develop ment Index các năm 2004 – 2009
earn ey.com/index.php/Publications/at-kearneys-global-retail-dev elopment-index.html

- 8 -

hóa ) theo chuẩn của Metro toàn cầu v à chi gần 800.000 euro cho công tác huấn luyện nhân
viên. Trong khi đó, các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam vẫn gặp v ấn đề về nhà cung cấp không
giao đủ hàng bán trong dịp lễ, Tết mà chưa có biện pháp nào để khắc phục, hay việc điều phối
các xe giao hàng đúng loại, đúng nơi, đúng thời điểm vẫn còn được điều hành, quản lý khá
đơn giản làm tăng chi ph í lao động, quản lí.


b) Sự thiếu hụt mặt bằng kinh doanh:
Việc chuyển từ hình thức kinh doanh truyền thống trong n gành bán lẻ sang kinh doanh
hiện đại đòi hỏi một diện tích mặt bằng kinh doanh lớn. Trong khi nhu cầu ngày càng gia
tăng (do sự xâm nhập thị trườn g của nhiều đại gia bán lẻ trên thế giới và tốc độ phát triển
nhanh chóng của thị trường) thì nguồn cun g mặt bằng ngày càng trở nên khan hiếm đặc biệt ở
các thành phố lớn. Lí do đó đẩy giá thuê m ặt bằng tăng cao gây khó khăn cho các nhà đầu tư,
các doanh nghiệp trong n ước và ngoài nước.
Bảng 5: Tổng diện tích mặt bằng bán lẻ và tỷ lệ trống tại Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh:
5


Năm
Tp. H
ồ Chí Minh

Hà N
ội

T
ổng diện tích
mặt bằng bán lẻ
Tỷ lệ trống (%)
T
ổng diện tích
mặt bằng bán lẻ
Tỷ lệ trống (%)
2007

140.000


1



2008

150.000

6

100.000

10

2009

256.025

7

103.576

21


Giá thuê quá cao và thủ t ục rườm rà khiến cho nhiều doanh nghiệp kinh doanh bán lẻ khó
có thể thuê được mặt bằng như mình mong muốn . Theo thống kê tính đến cuối tháng 7/2008,
tại Tp.HCM, giá thuê mặt bằng bán lẻ trong khu trung tâm đạt mức trung bình
65USD/m2/tháng, với những vị trí đẹp giá trung bình đạt đến 85USD/m2/tháng và mức giá
thuê cao nhất tại khu vực này lên tới 250 USD/m2/tháng; giá thuê mặt bằng khu vực ngoài

trung tâm rẻ hơn đôi chút đang ở mức trung bình 40USD/m2/tháng.

c) Hậu cần (logistics):
Kinh doanh bán lẻ h iện đại đòi hỏi một hệ thống hậu cần chuyên n ghiệp, tuy nhiên hệ
thống hậu cần của các nhà phân phối Việt Nam còn yếu đặc biệt là trong các vấn đề vận
chuyển, bảo quản hàng hóa, chỉnh lý và bao gói sản phẩm, đảm bảo nguồn cung hàng trong
các dịp lễ tết đặc biệt đôi khi dẫn đến việc thiếu hụt nguồn hàng cung cấp cho các của hàng
bán lẻ trong hệ thống….trong khi các đại gia bán lẻ nước n goài sẵn sàng chi rất mạnh tay vào
các trung tâm hậu cần v ới trang thiết bị hiện đại, các sản phẩm hàng hóa được bảo đảm về
chất lượng tốt nhất khi đến tay người tiêu dùng.

d) Tính chuyên nghiệp chưa cao:
Thị trường bán lẻ phát triển theo hướng ch uyên nghiệp hóa, cạnh tranh bàng chất lượng.
Hiện nay ở Việt Nam, các nhà phân phối ngoại quốc vượt trội hơn hẳn về tính chuyên n ghiệp,
tuy doanh nghiệp trong nước có ưu thế về hiểu rõ thị trườn g. Các nhà bán lẻ Việt Nam còn
thiếu chuyên nghiệp, yếu về trình bày, giới thiệu h àng hóa, quản lý, tài chính, dịch vụ khuyến
mãi, hậu mãi ít, thủ tục và dịch vụ bảo hành kém khiến nhiều khách hàng phàn nàn. Một điểm
yếu khác nữa của các nhà bán lẻ trong nước hể hiện tính không chuyên nghiệp là việc ứng
dụng côn g nghệ thông tin trong khâu bán hàng, phát triển thương mại điện tử và xây dựng
thương hiệu.
Mặt khác, trong khi các tập đoàn bán lẻ nước ngoài kinh doanh với hình thức chuyên
nghiệp thì các doanh nghiệp Việt Nam còn nhỏ lẻ,manh mún, mệnh ai nấy làm, chưa có

5
Bảng 5: Nguồn: m/foru m/showthread.php?t=2094


- 9 -

thương hiệu,cạnh tranh yếu,vốn ít nhưng thiếu tính hợp tác giữa các DN. Một điều không thê

không nói đến là sự yếu kém trong không phân phối sản phẩm. Chất lượng của đầu vào sản
phẩm của nhà bán lẻ Việt nam vẫn là một vấn đề nan giải và chưa được kiểm soát chặt chẽ,
vẫn còn những hàng hó a hết hạn sử dụng hay có vấn đề về chất lượng được bày bán trong các
siêu thị lớn. Đặc biệt thái độ phục vụ của nhân viên chưa tốt khiến nhiều khách hàng phàn
nàn.


III. CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC:

1. Cơ hội:
a) Cơ hội cho các doanh nghiệp từ tiềm năng của thị trường bán lẻ Việt Nam :
i. Lực lượng tiêu d ùng nhiều tiềm năng:
 Lực lượng tiêu dùng đông đảo (dân số đông, trẻ 86 triệu người, trong đó 79 triệu
người dưới 65 tuổi, nhóm chi tiêu tiêu dùng lớn nhất đang ở độ tuổi 22 - 55 chiếm trên 70%
dân số)
 Thu nhập trung bình của người Việt Nam ngày càng tăng cao, từ 835 USD của năm
2007 tăng lên 960 USD vào n ăm 2008 và đạt khoảng 1.100 USD vào năm 2009, trong đó
nhóm có tốc độ tăng thu nhập nhanh nhất trong khoảng 500-1.000 USD/tháng. Bên cạnh đó,
APC của người Việt Nam thuộc loại cao nhất ở Đông Nam Á (APC = 0.7)
6

 Người tiêu dùng Việt Nam được đánh giá là có thái độ lạc quan tiêu dùng cao. Theo
thông tin trên trang web masterintelligence.com, trong 14 nước châu Á - Thái Bình Dương, 6
nước Trung Đôn g và 4 nước châu Phi, CCI của Việt Nam đang có mức hồi phục cao nhất,
đạt 90 điểm, bằng mức trước khi xảy ra khủng hoảng kinh tế. Đứng sau là Trung Quốc (85
điểm) và Singapore (79,4 điểm). Có thể thấy rằng người tiêu dùng Việt Nam lạc quan nhất so
với các thị trườn g châu Á - Thái Bình Dương và cả Trung Đôn g, châu Phi.

Bảng 6: Độ phục hồi chỉ số niềm tin người tiêu dùng Việt Nam:
7




6


7
Bảng 6:

- 10 -


ii. Thị trường đang trong giai đoạn phát triển:
Thị trường phân hóa mạnh với đa số là các cửa hàng bình dân và chợ, chưa vào giai đoạn
bão hoà. Theo các nhà phân tích,mỗi thị trường có một giai đoạn nhất định được xem là cơ
hội tốt để tham gia, thường diễn ra từ 5 đến 10 năm. Các nhà đầu tư nước ngoài nhận định thị
trường bán lẻ Việt Nam giống như một "tiểu Ấn Độ" (little In dia) của 5 năm về trước còn thị
trường Trung Quốc - trước kia được xem như là cơ hội vàng cho các tập đoàn bán lẻ- thì nay
đang trong giai đoạn thoái trào.
Tốc độ tăng trưởng của thị trường bán lẻ liên tục tăng .Những năm trước, mức này luôn
đạt bình quân 20%, thì đến năm 2007 đã tăng lên 25 – 27%… Doanh số bán lẻ toàn Việt Nam
năm 2008 đạt 54,3 tỷ USD, tăng 20,5% so với 2007, n ăm 2009 tăng 18,6% so v ới năm 2008,
trong khi nhiều thị trường như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, EU tăng trưởng âm. Nếu loại trừ
yếu tố giá thì tăng trưởng vẫn đạt gần 12%, tuy giảm so với năm 2008, nhưng trong bối cảnh
chung mức tăng này vẫn rất ngoạn mục.
Trên đà khởi sắc của thị trường tiêu dùng nội địa, tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ và
dịch vụ được nhận định sẽ còn tiếp tục tăng trên 20% trong năm 2010. Dựa vào triển vọng
này, Công ty nghiên cứu thị trường toàn cầu RNCOS (Mỹ) cũng dự báo thị trường bán lẻ Việt
Nam sẽ đạt doanh số 85 tỷ USD vào năm 2012


iii. Đa dạng các phương thức bán lẻ và p hương thức thanh toán:
Thị trường bán lẻ Việt Nam đang không ngừng đa dạng hóa các phương thức bán lẻ. Ngày
càng nhiều các phương thức bán hàng được cung cấp tới người tiêu dùng như bán hàng qua
mạng Internet, TV shopping, qua mạng điện thoại di động, qua catalogue, bán hàng đa cấp.
Mức độ thanh toán bằng tiền mặt ở Việt Nam là rất phổ biến. Từ nền tảng thanh toán hoàn
toàn thủ công (mọi giao dịch thanh toán đều dựa trên cơ sở chứng từ giấy), hiện nay, hệ
thống thanh toán xã hội của Việt Nam chuyển dần sang phương thức xử lý bán tự động do đó
giảm thời gian giao dịch việc thanh toán thuận tiện dễ dàng nhanh chóng hơn. Thẻ ATM ngày
càng được sử dụng phổ biến bao gồm thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng : visa card, mastercard …có
thể thực hiện giao dịch trên khắp toàn cầu.

iv. Sự ổn định về chính trị, tăng trưởng liên tục của GDP qua các năm:


- 11 -

Bảng 7: Tốc độ tăng trưởng GDP Việt Nam qua các năm:
8


Năm

2000

2001

2002

2003


2004

2005

2006

2007

2008

2009

T
ốc độ

6,79

6,89

7,08

7,34

7,
79

8,44

8,23


8,46

6,23

5,32


Trong bối cảnh khủng hoảng chung của nền kinh tế thế giới hiện nay, sự tăng trưởng của
kinh tế Việt Nam cùng với chế độ chính trị xã hội ổn định (Việt Nam được đánh giá là quốc
gia có môi trường chính trị ổn định nhất) càng khiến nền kinh tế tron g nước trở nên hấp dẫn ,
là mảnh đất màu mỡ trong mắt các nhà đầu tư quốc tế.

v. Sự thay đổi thói quen mua sắm của người dân:
Tỷ lệ mua sắm tại các siêu thị, trung tâm thương mại của người Việt Nam đã tăng từ 9%
năm 2005 lên 14% năm 2007 và dự kiến sẽ tăng lên 24% vào năm 2010. Người dân có m ức
thu nhập từ trung bình đến mức thu nhập cao ở các thành phố lớn hiện nay đã chú ý hoặc
chuyển sang việc mua bán hàng hóa nhu yếu phẩm tại các trung tâm thương mại, các siêu thị
nơi có nguồn hàng cung cấp và giá cả ổn định. Điều này là một thuận lợi cho việc phát triển
các trung tâm thương mại, các chuỗi siêu thị lớn, chuyên nghiệp.

Bảng 8: Tỷ lệ mua sắm tại các siêu thị, trung tâm thương mại:
9




b) Cơ hội cho các doanh nghiệp từ việc mở cửa thị trường bán lẻ:

i. Cơ hội phát triển của các doanh nghiệp Việt Nam.
Khi các tập đoàn bán lẻ lớn trên thế giới vào VN, để cạnh tranh được các doanh nghiệp

Việt Nam cần phải có sự cơ cấu lại hình thức kinh doanh, hợp lý hoá giữa khâu thu mua sản
phẩm và phân phối, cải thiện các điều kiện về kho bãi, phương tiện vận chuyển, học tập hình
thức kinh doanh chuyên nghiệp của các tập đoàn nước ngoài. Các doanh nghiệp trong nước có
cơ hội để tự nâng cao khả năng cạnh tranh của mình trên sân nhà, để từ đó ngày càng phát

8
Bảng 7: &id mid =3&ItemID=8667

9
Bảng 8:


- 12 -

triển mạnh mẽ hơn nữa đủ sức đánh bật các đại gia bán lẻ trên sân nhà. Đây là một cơ hội phát
triển của các doanh nghiệp Việt Nam.

ii. Các doanh nghiệp nước ngoài không được kinh doanh một số mặt hàng:
Danh mục hàng hóa loại trừ vĩnh viễn đó là những mặt hàng mà nhà đầu tư nước ngoài sẽ
không bao giờ được quyền tham gia phân phối trên lãnh thổ Việt Nam như: lúa, gạo, đường,
thuốc lá và x ì gà, dầu thô và dầu qua chế biến, dược phẩm, thuốc nổ, sách - báo - tạp chí, kim
loại quý và đá quý, vật phẩm đã ghi hình trên mọi chất liệu (băng, đĩa ).)Đây cũng là một cơ
hội cho các doanh nghiệp Việt Nam để có thể chiếm ưu thế về số lượng và ch ủng loại các mặt
hàng phân phối trước những doanh nghiệp bán lẻ ngoài nước.

iii. Ảnh hưởng tích cực của cuộc khủng hoả ng kinh tế thế giới:
Khủn g hoảng kinh tế thế giới diễn ra, các nhà bán lẻ, nhà đầu tư nước ngoài sẽ chưa vào
nước ta ngay do còn phải giải quyết các vấn đề ở nước sở tại cũng như cần thời gian để
nghiên cứu sâu sắc hơn về thị trường và quản trị r ủi ro cũng như cấu trúc lại nguồn vốn.
Khoảng trống thời gian này là cơ hội để các nhà đầu tư trong n ước có thời gian củng cố và

chiếm lĩnh thị phần trong nước cũng nh ư chuẩn bị cơ sở phục vụ kỹ thuật thương mại, chuẩn
bị cho quá trình cạnh tranh với các tập đoàn bán lẻ lớn trên thế giới.

2. THÁCH THỨC :
a) Sức ép cạnh tranh từ các doanh nghiệp nước ngoài:
Bên cạnh đó, trong khi các tập đoàn bán lẻ nước ngoài kinh doanh với hình thức chuyên
nghiệp từ trang thiết bị đến cung cách phục vụ và các dịch vụ hậu mãi nắm bắt và đáp ứng
được nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng, vốn đầu tư cho cơ sở vật chất và hạ tầng kỹ thuật
thương mại nhiều, tính tập trung cao thì các doanh nghiệp Việt Nam còn nhỏ lẻ,manh mún,
chưa có thương hiệu hoặc thương hiệu yếu , sức cạnh tranh còn chưa cao,vốn ít nhưng thiếu
tính hợp tác giữa các DN. Một điều không thê không nói đến là sự yếu kém trong không phân
phối sản phẩm.Phân phối giống như chiếc chìa khóa cho nền kinh tế,nếu như bị các doanh
nghiệp nước ngoài n ắm giữ thì các DN VN sẽ đứng trên bờ vực phá sản.


b) Sự tăng trưởng thiếu bền vững của thị trường:
Theo cách đánh giá và cho điểm của A.T Kearney, năm 2008 VN là nước có thị trường
bán lẻ hấp dẫn nhất thế giới, nhưng sang năm 2009 Việt Nam đã nhanh chón g rớt khỏi “TOP”
5.

Bảng 9: Độ rủi ro và độ hấp dẫn của thị trường bán lẻ Việt Nam:
10



10
Bảng 9: Số liệu tổng hợp từ A.T.Kearney Global Retail Development Index các năm 2004 – 2009
earn ey.com/ind ex.php/Publications/at-kearneys-global-retail-dev elopment-index.html

Năm



Đánh giá
2004 2005 2006 2007 2008 2009

Độ rủi ro 52 54 43 57 57 34
Độ háp dẫn 29 24 24 34 34 16

- 13 -

Năm 2009 rơi x uống còn 34 điểm, không chỉ mất hơn 40% số điểm đạt được mà còn ở
mức “đáy”.
Ở tiêu chí thứ 2, Việt Nam còn sụt giảm mạnh hơn.Năm 2009 tụt thê thảm xuống còn 16
điểm. Ta đã mất hơn một nửa số điểm đạt được 2 năm trước và chỉ bằng gần 60% số điểm của
quốc gia thấp nhất trong 29 quốc gia quốc gia còn lại trong danh sách năm nay.
Một trong những thách thức lớn nhất của thị trường bán lẻ Việt Nam hiện tại là sự tăng
trưởng thiếu bền vững. Biểu hiện của tình trạng đó là việc tăng nhanh về số lượng nhưng chất
lượng không tăng đáng kể. Thị trường manh mún, thiếu tính chiến lược.

c) Ảnh hưởng từ cuộc khủng hoả ng kinh tế thế giới:
Khủng hoảng kinh tế thế giới vừa qua đã tác động không nhỏ đến nền kinh tế Việt Nam
nói ch ung và doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam nói riêng, tỷ lệ thất nghiệp và lạm phát tăng cao.
Trong khi tăng lương khôn g theo kịp mức độ tăng giá chóng mặt của các h àng hoá trên thị
trường,người tiêu dùng có xu hướng tiết kiệm,chi tiêu ít đi dẫn tới giảm sức mua. Khiến
doanh thu của các doanh nghiệp phân phối lẻ trong nước giảm một cách đáng kể.

d) Thói quen mua sắm:
Một thói quen từ xưa của người dân VN là mua hàng hóa tại các chợ trời bởi sự thuận tiện
của nó. Thể hiện ở chỗ hệ thống các chợ trời vẫn còn phổ biến với hơn 9.000 chợ vẫn đang
hoạt động hiệu quả và thu hút một lượng lớn dân cư.

Điều đó cho thấy, mặc dù nhu cầu và thu nhập của người ngày một gia tăng,lượng người
chuyển sang các hình thức mua sắm hiện đại có tăng nhưng điều đó chưa đủ để có thể thay
đổi tập quán, thói quen tiêu dùng một cách hoàn toàn. Đó cũng là nguyên nhân tại sao cho đến
nay chỉ có khoảng 13% hoạt động mua bán hàng tiêu dùng của người Việt Nam được thực
hiện thông qua các k ênh phân phối hiện đại.


IV. GIẢI PHÁP:

Là thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), VN đã cam kết lộ
trình mở cửa thị trường bán lẻ tron g nước. Với những cam kết như trên thì nhiều tập đoàn
nước ngoài đã và sẽ vào thị trường VN cùng cạnh tranh với các doanh nghiệp bán lẻ tron g
nước. vậy cần ch ính phủ và cá doanh nghiệp cần có những biện pháp gì để khắc phục những
điểm yếu, tận dụng những điểm mạnh, nắm bắt thời cơ đê đón đầu và vượt qua thách thức.

1. Giải pháp từ phía nhà nước:

a) Chính sách đầu tiên là nhà nước cần thực hiện quy hoạch phát triển m ạng lưới phân
phối một cách hợp lý, hiệu quả nhất tạo điều kiện cho các doanh nghiệp bán lẻ Việt cạnh
tranh và phát triển.khuyến khích các doanh nghiệp quy mô lớn m ua, sát nhập những cửa hàng
nhỏ để phát triển hệ thống bán lẻ hiện đại đủ sức cạnh tranh trên thị trường:
Các tỉnh, thành phố đã v à đang tiến hành quy họach ph át triển ngành thương mại đến năm
2020 cần chú trọng đầu tư xây dựng cơ sở phục vụ kỹ thuật thương mại vừa đảm bảo thực
hiện văn minh thương mại và hiệu quả kinh doanh. Điều này có nghĩa phát triển hệ thống bán
lẻ hiện đại ở những địa bàn phù hợp, tạo điều kiện cho doanh nghiệp trong nước chiếm những
vị trí thuận lợi trong kinh doanh. Cần quy định đâu là nơi phát triển doanh nghiệp trong nước,
đâu là nơi nên kêu gọi đầu tư từ các đối tác nước n goài.
VD như nhà nước sẵn sàng cấp quyền sử dụng đất cho chuỗi siêu thị citimax, hapro nhưng
vị trí rất thuận lợi ở trung tâm của các khu mua sắm, khu dân cư đông đúc.



- 14 -

b) Bên canh đó là các gói kích cầu của chính phủ để hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam .
Nhà nước nên tung ra nhưng gói kich cầu vào nhữn g thời điểm thích hợp nhất để hỗ trợ
các doanh nghiệp x ây dựng cơ sở hạ tầng vật chất kỹ thuật, kích thích người dân tiêu dùng
tránh tình trạng thua ngay trên sân nhà.

2. Giải pháp từ phía doanh nghiệp:

a) Một là, xây dựng chuỗi bán lẻ hiện đại với tính chuyên nghiệp cao với các trung tâm
logistics:
Các doanh nghiệp trong ngành nên tiến hành nghiên cứu để xây dựng những chuỗi riêng
cho mình, trên cơ sở đó nhanh chóng mở rộng thị phần bán lẻ. Phát triển doanh nghiệp kinh
doanh chuỗi để thu hút nhiều nguồn vốn đầu tư khác nhau nhằm phát triển hệ thống bán lẻ
hiện đại, trong đó cũng cần quan tâm phát triển chuỗi siêu thị, cửa hàng thông qua phương
thức nhượng quyền thương mại.
Tổng côn g ty, công ty thương mại xây dựng các trung tâm logistics hoặc liên kết cùng
nhau xây dựng các trung tâm logistics để đặt hàng với nhà sản xuất và nhà nhập khẩu, tập
trung dự trữ, phân loại, chỉnh lý, bao gói phân phối cho mạng lưới bán lẻ của hệ thống.
Ngoài ra, các đơn vị này cũng cần quan tâm đến việc quy họach vùng nguyên liệu, cung ứng
vốn, hướng dẫn kỹ thuật sản x uất…để tạo ra nguồn hàng ổn định, giá phù hợp cung ứng cho
hệ thống bán lẻ của mình.


b) Hai là phát triển hoạt động nhượng quyền thương mại:
Nói một cách dễ hiểu hoạt động nhượng quyền thươn g mại là hoạt động mà bên nhương
quyền sẽ chuyển cho bên nhận quyền mô hình kinh doanh của mình. Đổi lại bên nhận quyền
sẽ phải trả một khoản phí cho bên nhượng quyền để được quyền sử dụng mô hình kinh doanh
đó. Đây là hoạt động rất phát triển trong những năm lại đây tại Việt Nam, các doanh nghiệp

kinh doanh bán lẻ sử dụng phương pháp này nhằm mở rộng các chuỗi siêu thị, cửa hàng kinh
doanh của mình, mở rộng mạng lưới siêu thị có mặt khắp mọi nơi. Nếu hình thức này được
thực hiện một cách triệt để và h iệu quả thì các doanh nghiệp bán lẻ có thể nâng cao khả năng
phân phối và tiếp cận người tiêu dùng.

c) Ba là, đẩy m ạnh hoạt động đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho sự phát triển của hệ
thống bán lẻ hiện đạ i. Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp kinh doanh
bán lẻ:
Theo đó, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bán lẻ hiện đại ở VN sẽ có sự liên
kết, hỗ trợ cùng các trường đại học, cao đẳng về kinh tế, quản trị kinh doanh để đổi mới
chương trình đào tạo về thương mại, về kinh doanh bán lẻ hiện đại, quản trị chuỗi siêu thị…
Các doanh nghiệp kinh doanh bán lẻ hiện đại cần hoạch định và thực hiện chiến lược kinh
doanh, chiến lược marketing một cách ch uyên n ghiệp, nâng cao chất lượng phục vụ khách
hàng, xây dựng chính sách chất lượng, tăng cường trang thiết bị hiện đại phục vụ kinh doanh,
xây dựng và phát triển thương h iệu, đầu tư đào tạo nguồn nhân lực…để tạo dựng niềm tin đối
với khách hàng, nâng cao hiệu quả kinh doanh, giữ vững v à phát huy vị thế cạnh tranh trên thị
trường
Vd : mô hình bán lẻ của Saigon Co.op ( hiện Saigon Co.op và hapro là nhưng doanh
nghiệp bán lẻ của việt nam khá thành công trên thị trường)

d) Bốn là, hiểu rõ tâm lý người tiêu dùng và nắm bắt xu hướng phát triển của thị trường,

- 15 -

Chún g ta có thể học hỏi được rất nhiều từ sự thành công của các doanh nghiệp bán lẻ Hàn
Quốc, Trung Quốc và Ấn Độ. Các đại gia bán lẻ trên thế giới khi xâm nhập vào các thị trường
này đều bị đánh bật ra ngoài, rất đơn giản là các doanh nghiệp này hiểu rõ đặc điểm tiêu dùng
của người dân nước mình xu thế phát triển trên thị trường. áp dụng điều đó và Việt Nam n ếu
như ở trên đã phân tích thì doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam đang đứng trên sân nhà, rõ ràng là
thời cơ tốt để tiếp cận người tiêu dùng tốt hơn hết. các doanh nghiệp nên dựa vào x u thế phát

triển thị trường để có nhưng điều chỉnh thích hợp trong cơ cấu, quảng cáo để nắm lấy những
cơ hội vàng.
Có một xu hướng cạnh tranh mới đang hình thành trên thị trường bán lẻ Việt Nam đó là
cạnh tranh về dịch v ụ. Đã qua rồi thời “ăn no mặc ấm”, người dân mua hàng chỉ quan tâm đến
giá cả, bây giờ “ăn ngon mặc đẹp” thì người tiêu dùng đã bắt đầu quan tâm đến chất lượng và
hậu mãi. Vấn đề dịch v ụ trở nên rất quan trọng trong việc thu hút, giữ chân khách hàng khi
các đại gia bán lẻ nước ngoài không chỉ mạnh về vốn, trình độ quản lý m à còn rất chuyên
nghiệp chu đáo trong cung cách phục v ụ và dịch v ụ hậu mãi.

- 16 -

PHỤ LỤC

Một số khái niệm, thuật ngữ sử dụng trong bài:

1. Bán lẻ:
Bán lẻ là hoạt động bán hàng hóa cho người tiêu dùng cá nhân hoặc hộ gia đình gồm
những dịch vụ đi kèm theo việc bán hàng hóa đó (các dịch vụ bán lẻ).

2. Chỉ tiêu GRDI:
GRDI (Global Retail Development Index) là chỉ số do tập đoàn tư vấn A.T. Kearney xây
dựng dựa theo thang điểm 100. Trong đó, thị trường nào có điểm số càng cao có nghĩa là độ
hấp dẫn v à triển vọng phát triển của thị trường đó càng lớn. Trong đó, các tiêu chí hình thành
GRDI được chia thành bốn nhóm lớn, đều có trọng số giống nhau là 25% và đều được đánh
giá theo thang điểm 100, gồm
1) Mức độ rủi ro quốc gia và rủi ro kinh doanh (Country an d business risk), trong đó 0
điểm là rủi ro cao và 100 điểm là rủi ro thấp;
2) Độ hấp dẫn của thị trường (Market attractiveness), trong đó 0 điểm là độ hấp dẫn thấp
và 100 điểm là độ hấp dẫn cao;
3) Độ bão hoà của thị trường (Market saturation), trong đó 0 điểm là bão hoà và 100 điểm

là không bão hoà;
4) Áp lực thời gian (Time pressure), trong đó 0 điểm là không có áp lực về thời gian và
100 điểm là cần khẩn trương thâm nhập thị trường.

3. Kiểm tra nhu cầu kinh tế ENT:
ENT là econocmic need tests. ENT được chính phủ Việt Nam áp dụng đối với các doanh
nghiệp bán lẻ nước n goài kh i tiến hành thành lập cơ cở thứ 2 tại Việt Nam. Theo Biểu cam kết
cụ thể về dịch vụ của Việt Nam và WT O, ENT được quy định như là một hạn chế trong việc
tiếp cận thị trường phân phối - bán lẻ Việt Nam (phần 4 - Dịch vụ phân phối, Biểu cam kết cụ
thể về dịch vụ). Theo GAT S (hiệp định chung về thương mại và dịch vụ), ENT được xây
dựng dựa trên các tiêu ch í:
i. Số lượng các nhà bán lẻ hiện diện trên một khu vực địa lý cụ thể.
ii. Sự ổn định của thị trường.
iii. Quy mô địa lý của khu vực dân cư.
Ngoài ra, Chính phủ Việt Nam còn quy định thêm hai tiêu chí khác là:
iv. Quy hoạch của các tỉnh, thành phố.
v. Mật độ dân cư.
“Việc thành lập các điểm bán lẻ ngoài điểm bán lẻ đầu tiên sẽ được xem xét theo từng
trường hợp cụ thể và phụ thuộc vào số lượng điểm bán lẻ, tính ổn định thị trường, mật độ dân
cư tại tỉnh, thành mà điểm bán lẻ sẽ được thiết lập, và tính phù hợp của dự án đầu tư với kế
hoạch tổng thể của tỉnh, thành đó”
Như vậy, nếu cho rằng thị trường cần thêm một điểm bán lẻ thì cơ quan cấp phép địa
phương sẽ cấp phép cho nhà đầu tư, còn nếu cho rằng chưa cần, cơ quan cấp phép có quyền từ
chối cấp phép.

4. Chỉ số niềm tin người tiêu dùng - CCI (C onsumer Confidence Index):
CCI là chỉ số đo lường mức độ lạc quan hay bi quan của người tiêu dùng, thông qua hoạt
động khảo sát khoảng 400-600 người tiêu dùng thuộc các tầng lớp khác nhau tại một nước
dựa trên năm yếu tố: v iệc làm, kinh tế, thu nhập thường xuyên, thị trường chứng khoán và
chất lượng cuộc sống. Cuộc khảo sát này thường được tiến hành sáu tháng để thăm dò thái độ

của người tiêu dùng đối với bối cảnh nền kinh tế hiện tại và kỳ vọng về triển vọng kinh tế
trong tương lai. Mức điểm 100 được coi là lạc quan nhất.

- 17 -


5. Nhượng quyền thương mại:
Luật Thương mại có hiệu lực n gày 1/1/2006 tại mục 8, điều 284 đã đề cập đến khái niệm
nhượng quyền thương mại và các điều 284, 286, 287, 288, 289, 290, 291 qui định chi tiết các
vấn đề liên quan đến hoạt động nhượng quyền thương mại. Nội dung điều 284 như sau:
Nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhượng quyền cho ph ép
và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ theo
các điều kiện sau đây:
i. Việc m ua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo cách thức tổ chức
kinh doanh do bên nhượng quyền quy định v à được gắn với nhãn hiệu hàng hoá, tên thương
mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên
nhượng quyền.
ii. Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền trong việc
điều hành công việc kinh doanh.

6. Dịch vụ hậu cần - Logistics:
Luật Thương mại năm 2005, điều 233 quy định: “Dịch vụ logistics là hoạt động thương
mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công đoạn bao gồm nhận hàng,
vận chuyển lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách
hàng, đón g gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch v ụ khác có liên quan tới hàng
hoá theo thỏa thuận với khách hàng để h ưởng thù lao”.

- 18 -

Tài liệu tham khảo


 Cam kết gia nhập WTO trong lĩnh vực dịch vụ: Cam kết về Phân phối – Logistics.
- Phòng Thương mại và Côn g n ghiệp Việt Nam VCCI.
 Luật Thương mại Việt Nam.
 “Thị trường bán lẻ Việt Nam: Phát triển chưa bền vững”
- Bản tin xuất khẩu (Số 150– 6/12/2009) - Cục xúc tiến thương mại - Bộ Công thương.
 “Mở cửa thị trường bán lẻ: Nên minh bạch hơn”
- Thời báo Kinh tế Sài Gòn (Số 3 - 2010 – 14/1/2010).
 “Thị trường bán lẻ Việt Nam: Sự thật sau những con số”
- Diễn đàn doanh nghiệp: www.dddn.com.vn.
Link: />that-sau-nhung-con-so.htm
 “Thị trường bán lẻ năm 2009: Không “nóng” như dự báo”
- Thông tin Kinh tế - Nhịp cầu Thương mại: www.vntrades.com.
Link:
 “Mở cửa thị trường bán lẻ: Ai được, ai mất?”
- Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn - IPSARD
www.ipsard.gov.vn.
Link:
 “Cam kết dịch vụ phân phối của Việt Nam trong WTO”
- Ủy ban Quốc gia về hợp tác k inh tế quốc tế: www.nciec.gov.vn.
Link:
 “Thị trường bán lẻ Việt Nam tụt hạng”
- Báo Điện tử của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch: www.toquoc.gov.vn.
Link: />Hang.html

Bài viết còn sử dụng số liệu từ:
 />

 ublications/at-kearn eys-global-retail-
development-index.html

 wthread.php?t=2094
 iew.aspx?id=15205

 iew.aspx?id=15205

×