Bài tập môn học Quản trị tài chính
Lê Anh Tuấn - Lớp Cao học QTKD - 20V Trang 1/23
Tiểu luận
Thực trạng và giải pháp trong quản lý vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp
khác tại Công ty TNHH một thành viên Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc
Bài tập môn học Quản trị tài chính
Lê Anh Tuấn - Lớp Cao học QTKD - 20V Trang 2/23
LỜI MỞ ĐẦU
Việc đổi mới phương thức quản lý vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp là
một chủ trương lớn của Ðảng và Nhà nước trong tiến trình sắp xếp, đổi mới, nâng
cao hiệu quả của Công ty nhà nước. Vấn đề quản lý và năng lực quản lý của Nhà
nước đối với các Công ty nhà nước luôn là vấn đề được quan tâm cả ở phương diện
kinh tế và phương diện xã hội. Trong bối cảnh hiện nay, các doanh nghiệp này đang
bị xã hội lên tiếng chỉ trích về xu hướng mở rộng kinh doanh đa ngành xa rời ngành
kinh doanh chính, đầu tư giàn trải và kém hiệu quả vào các doanh nghiệp khác. Vấn
đề quản lý vốn nhà nước đối với phần vốn nhà nước đang bộc lộ sự bất hợp lý.
Với những kiến thức của môn học Quản trị tài chính đã được PGS.TS Vũ Duy
Hào tận tâm giảng dạy tại trường Đại học kinh tế Quốc dân, được Ban lãnh đạo
Công ty TNHH một thành viên Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc nhiệt tình giúp đỡ,
Bản thân xin mạnh dạn làm bài tập cá nhân với đề tài “Thực trạng và giải pháp
trong quản lý vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp khác tại Công ty TNHH
một thành viên Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc”.
Em xin được gửi lời cảm ơn trân trọng nhất tới Giáo viên hướng dẫn PGS.TS
Vũ Duy Hào và Ban lãnh đạo Công ty TNHH một thành viên Phân đạm và Hóa
chất Hà Bắc đã tận tình giúp đỡ để em hoàn thành Bài tập cá nhân này.
Kết cấu của Bài tập cá nhân bao gồm 3 phần:
Phần I: Cơ sở lý luận chung về quản lý vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp khác
Phần II: Thực trạng quản lý vốn nhà nước tại Công ty TNHH một thành viên
Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc đầu tư vào doanh nghiệp khác
Phần III: Một số khó khăn vướng mắc và giải pháp trong quản lý vốn nhà
nước đầu tư vào doanh nghiệp khác tại Công ty TNHH một thành viên Phân đạm và
Hóa chất Hà Bắc.
Bài tập môn học Quản trị tài chính
Lê Anh Tuấn - Lớp Cao học QTKD - 20V Trang 3/23
Là công trình nghiên cứu đầu tay trong điều kiện hạn chế về thời gian và tài
liệu nên khó tránh khỏi có sai sót, khiếm khuyết. Em rất mong nhận được sự đóng
góp ý kiến của Thầy giáo và Ban lãnh đạo Công ty để nội dung nghiên cứu đề tài
này được hoàn thiện hơn.
Em xin trân trọng cảm ơn!
Bài tập môn học Quản trị tài chính
Lê Anh Tuấn - Lớp Cao học QTKD - 20V Trang 4/23
PHẦN I
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN LÝ VỐN NHÀ NƯỚC ĐẦU TƯ VÀO
DOANH NGHIỆP KHÁC
I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM
“Vốn do Nhà nước đầu tư tại công ty nhà nước” là vốn cấp trực tiếp từ
ngân sách nhà nước cho công ty nhà nước khi thành lập, trong quá trình hoạt động
kinh doanh; vốn nhà nước được tiếp nhận từ nơi khác chuyển đến theo quyết định
của cơ quan có thẩm quyền; giá trị các khoản viện trợ, quà biếu, quà tặng; tài sản vô
chủ, tài sản dôi thừa khi kiểm kê công ty nhà nước được hạch toán tăng vốn nhà
nước tại công ty nhà nước; vốn bổ sung từ lợi nhuận sau thuế; giá trị quyền sử dụng
đất và các khoản khác được tính vào vốn nhà nước theo quy định của pháp luật.
“Doanh nghiệp khác” là doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp,
Luật Hợp tác xã.
“Vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp khác” là vốn do Nhà nước hoặc
công ty nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp khác.
“Người đại diện phần vốn góp của công ty nhà nước tại doanh nghiệp
khác” là người được chủ sở hữu của công ty nhà nước ủy quyền đại diện vốn nhà
nước đầu tư tại doanh nghiệp khác.
“Đại diện chủ sở hữu công ty nhà nước” là các cơ quan được Chính phủ phân
cấp hoặc ủy quyền thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu bao gồm: Thủ tướng
Chính phủ, Bộ trưởng Bộ quản lý ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương, Hội đồng quản trị Tập đoàn, Tổng công ty, Công ty mẹ.
“Chủ sở hữu phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp khác” là công ty nhà
nước hoặc cơ quan được Chính phủ phân cấp hoặc ủy quyền thực hiện chức năng
chủ sở hữu phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp khác.
Bài tập môn học Quản trị tài chính
Lê Anh Tuấn - Lớp Cao học QTKD - 20V Trang 5/23
II. ĐẦU TƯ VỐN NHÀ NƯỚC VÀO DOANH NGHIỆP KHÁC
Công ty nhà nước được quyền sử dụng tài sản (bao gồm tiền, tài sản cố định,
tài sản lưu động, tài sản trí tuệ và các tài sản khác) thuộc quyền quản lý của công ty
nhà nước để đầu tư ra ngoài công ty. Việc đầu tư ra ngoài công ty nhà nước liên
quan đến đất đai phải tuân thủ các quy định của pháp luật về đất đai.
Việc đầu tư vốn của công ty nhà nước vào doanh nghiệp khác tuân thủ theo
quy định của pháp luật, phù hợp với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển của
công ty nhà nước, không làm ảnh hưởng đến việc thực hiện các nhiệm vụ sản xuất
kinh doanh của công ty được nhà nước giao và đảm bảo nguyên tắc có hiệu quả, bảo
toàn và phát triển vốn, tăng thu nhập.
Các công ty nhà nước phải sử dụng tối thiểu 70% tổng nguồn vốn đầu tư vào
các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực thuộc ngành nghề kinh doanh chính
của công ty. Tổng mức đầu tư ra ngoài công ty nhà nước (bao gồm đầu tư ngắn hạn
và dài hạn) không vượt quá mức vốn điều lệ của công ty nhà nước (bao gồm công ty
mẹ - Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước, công ty mẹ trong mô hình công ty
mẹ - công ty con; công ty thành viên hạch toán độc lập, công ty nhà nước độc lập).
Riêng đối với hoạt động đầu tư góp vốn vào các lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm,
chứng khoán, công ty nhà nước chỉ được đầu tư vào mỗi lĩnh vực một doanh
nghiệp; mức vốn đầu tư không vượt quá 20% vốn điều lệ của tổ chức nhận góp vốn,
nhưng phải đảm bảo mức vốn góp của công ty mẹ và các công ty con trong tổng
công ty, tập đoàn không vượt quá mức 30% vốn điều lệ của tổ chức nhận vốn góp.
Trường hợp đặc biệt có nhu cầu đầu tư vượt quá quy định này công ty nhà nước
phải trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Bài tập môn học Quản trị tài chính
Lê Anh Tuấn - Lớp Cao học QTKD - 20V Trang 6/23
Việc bổ sung ngành nghề kinh doanh hoặc đầu tư vốn vào các doanh nghiệp
thành viên hoạt động kinh doanh ngành nghề ngoài lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của
công ty nhà nước chỉ được thực hiện sau khi có sự chấp thuận của tổ chức là đại
diện chủ sở hữu vốn nhà nước.
Công ty nhà nước không được tham gia góp vốn mua cổ phần của các doanh
nghiệp khác mà người quản lý, điều hành hoặc người sở hữu chính của doanh
nghiệp này là vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị em ruột của thành viên Hội đồng
quản trị, Ban kiểm soát, Ban giám đốc và kế toán trưởng công ty đó; không góp vốn
hoặc mua cổ phần tại Quỹ đầu tư mạo hiểm, quỹ đầu tư chứng khoán hoặc công ty
đầu tư chứng khoán.
Các công ty nhà nước có mức vốn đầu tư ra ngoài vượt quá mức quy định
hoặc đã đầu tư góp vốn vào quỹ đầu tư mạo hiểm, quỹ đầu tư chứng khoán hoặc
công ty đầu tư chứng khoán thì phải thực hiện điều chỉnh lại mức đầu tư trên
nguyên tắc bảo toàn vốn.
III. CÁC HÌNH THỨC ĐẦU TƯ VỐN NHÀ NƯỚC VÀO DOANH NGHIỆP
KHÁC
Vốn bằng tiền, giá trị quyền sử dụng đất hoặc tiền thuê đất, giá trị những tài
sản khác của công ty nhà nước được công ty nhà nước đầu tư hoặc góp vốn vào
doanh nghiệp khác;
Vốn từ ngân sách nhà nước đầu tư, góp vào doanh nghiệp khác giao cho công
ty nhà nước quản lý;
Giá trị cổ phần tại các công ty nhà nước đã cổ phần hóa, bao gồm cả giá trị cổ
phần nhà nước cấp cho người lao động trong công ty để hưởng cổ tức khi công ty
nhà nước thực hiện cổ phần hóa giai đoạn trước ngày 14 tháng 7 năm 1998; giá trị
vốn nhà nước tại công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên, công ty
trách nhiệm hữu hạn nhiều thành viên;
Bài tập môn học Quản trị tài chính
Lê Anh Tuấn - Lớp Cao học QTKD - 20V Trang 7/23
Vốn do công ty nhà nước vay để đầu tư;
Lợi tức và các khoản được chia khác do Nhà nước hoặc công ty nhà nước đầu tư
góp vốn vào doanh nghiệp khác được sử dụng để tái đầu tư tại các doanh nghiệp này;
Giá trị cổ phiếu thưởng, cổ phiếu trả thay cổ tức của phần vốn nhà nước tại
doanh nghiệp khác;
Các loại vốn khác theo quy định của pháp luật.
IV. QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA ĐẠI DIỆN CHỦ SỞ HỮU VỐN NHÀ
NƯỚC ĐẦU TƯ VÀO DOANH NGHIỆP KHÁC
Quyền của cổ đông, thành viên góp vốn, bên liên doanh theo quy định của
pháp luật và điều lệ của doanh nghiệp khác;
Cử người đại diện phần vốn nhà nước hoặc người đại diện theo ủy quyền để
thực hiện quyền của cổ đông, thành viên góp vốn, bên liên doanh trong các kỳ họp
Đại hội đồng cổ đông, thành viên góp vốn, các bên liên doanh.
Cử, bãi miễn, khen thưởng, kỷ luật người đại diện phần vốn nhà nước hoặc
người đại diện theo ủy quyền tại doanh nghiệp khác (sau đây gọi tắt là người đại
diện) quyết định tiền lương, phụ cấp, tiền thưởng và các vấn đề đãi ngộ đối với người
đại diện, trừ trường hợp người đại diện đã được hưởng lương từ doanh nghiệp khác;
Yêu cầu người đại diện báo cáo định kỳ hoặc đột xuất tình hình kết quả kinh
doanh, tình hình tài chính của doanh nghiệp khác;
Giao nhiệm vụ và chỉ đạo người đại diện bảo vệ quyền lợi, lợi ích hợp pháp
của Nhà nước, của công ty trong doanh nghiệp khác. Yêu cầu người đại diện báo
cáo việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của người đại diện, nhất là
trong việc định hướng doanh nghiệp có cổ phần, vốn góp chi phối của Nhà nước
thực hiện các mục tiêu, chiến lược của Nhà nước;
Bài tập môn học Quản trị tài chính
Lê Anh Tuấn - Lớp Cao học QTKD - 20V Trang 8/23
Kiểm tra, giám sát hoạt động của người đại diện, phát hiện những thiếu sót,
yếu kém của người đại diện để ngăn chặn, chấn chỉnh kịp thời.
Quyết định hoặc trình người có thẩm quyền quyết định việc đầu tư tăng vốn
hoặc thu hồi vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp khác phù hợp với pháp luật và
Điều lệ của doanh nghiệp khác.
Chịu trách nhiệm về hiệu quả sử dụng, bảo toàn và phát triển vốn nhà nước
đầu tư;
Giám sát việc thu hồi vốn nhà nước cho người lao động vay để mua cổ phần
khi thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, thu hồi cổ phần cấp cho người
lao động để hưởng cổ tức khi người lao động chết mà không có người thừa kế hoặc
người lao động tự nguyện trả lại (đối với doanh nghiệp cổ phần hóa trước ngày 14
tháng 7 năm 1998 của Chính phủ có hiệu lực) cổ phần bán chịu cho người lao động
nghèo trong doanh nghiệp nhà nước thực hiện cổ phần hóa từ sau ngày 14 tháng 7
năm 1998;
Giám sát việc thu hồi vốn đầu tư vào doanh nghiệp khác, việc thu lợi tức
được chia từ doanh nghiệp khác;
Thực hiện các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
V. TIÊU CHUẨN CỦA NGƯỜI ĐẠI DIỆN
Là công dân Việt Nam, thường trú tại Việt Nam.
Có phẩm chất đạo đức tốt, có sức khoẻ đảm đương nhiệm vụ.
Hiểu biết pháp luật, có ý thức chấp hành luật pháp.
Có trình độ chuyên môn về tài chính doanh nghiệp hoặc lĩnh vực kinh doanh
của doanh nghiệp khác có vốn đầu tư của Nhà nước, có năng lực kinh doanh và tổ
chức quản lý doanh nghiệp. Đối với người trực tiếp quản lý phần vốn nhà nước tại
Bài tập môn học Quản trị tài chính
Lê Anh Tuấn - Lớp Cao học QTKD - 20V Trang 9/23
liên doanh với nước ngoài có trình độ ngoại ngữ đủ để làm việc trực tiếp với người
nước ngoài trong liên doanh không cần phiên dịch.
Không là bố, mẹ, vợ hoặc chồng, con, anh, chị, em ruột với những người là
đại diện chủ sở hữu, người trong Hội đồng quản trị, Giám đốc doanh nghiệp có vốn
góp vào doanh nghiệp mà người đó được giao trực tiếp quản lý; không có quan hệ
góp vốn thành lập doanh nghiệp, cho vay vốn, ký kết hợp đồng mua bán với doanh
nghiệp có vốn nhà nước mà người đó được cử trực tiếp quản lý, trừ trường hợp có
cổ phần tại doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hóa.
Người đại diện tham gia ứng cử vào Hội đồng quản trị, Giám đốc của doanh
nghiệp khác phải có đủ tiêu chuẩn và điều kiện tương ứng như thành viên Hội đồng
quản trị, Giám đốc công ty nhà nước theo quy định của pháp luật.
Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
Không thuộc đối tượng bị cấm quản lý doanh nghiệp.
VI. QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI ĐẠI DIỆN
Tham gia ứng cử vào bộ máy quản lý, điều hành của doanh nghiệp khác theo
điều lệ của doanh nghiệp này.
Khi được ủy quyền thực hiện quyền của cổ đông, thành viên góp vốn, bên
liên doanh trong các kỳ họp Đại hội đồng cổ đông, thành viên góp vốn, các bên liên
doanh phải sử dụng quyền đó một cách cẩn trọng theo đúng chỉ đạo của đại diện chủ
sở hữu, nhất là trong trường hợp là cổ đông, bên góp vốn chi phối.
Theo dõi, giám sát tình hình hoạt động kinh doanh, tài chính, kết quả hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp khác theo quy định của luật pháp, điều lệ doanh
nghiệp. Thực hiện báo cáo định kỳ hoặc theo yêu cầu của đại diện chủ sở hữu về
tình hình, kết quả hoạt động kinh doanh, vấn đề tài chính của doanh nghiệp khác,
việc thực hiện các nhiệm vụ của đại diện chủ sở hữu giao.
Bài tập môn học Quản trị tài chính
Lê Anh Tuấn - Lớp Cao học QTKD - 20V Trang 10/23
Theo dõi, đôn đốc và thực hiện thu hồi vốn nhà nước tại doanh nghiệp khác
gồm: vốn cho người lao động vay để mua cổ phần, bán chịu cổ phần cho người lao
động, chia cổ phần cho người lao động để hưởng cổ tức, chuyển nhượng cổ phần của
Nhà nước, thu cổ tức và các khoản được chia khác từ vốn góp vào doanh nghiệp khác.
Người đại diện tham gia ban quản lý điều hành doanh nghiệp khác phải
nghiên cứu, đề xuất phương hướng, biện pháp hoạt động của mình tại doanh nghiệp
khác để trình đại diện chủ sở hữu phê duyệt. Đối với những vấn đề quan trọng của
doanh nghiệp đưa ra thảo luận trong Hội đồng quản trị, Ban giám đốc, Đại hội đồng
cổ đông hay các thành viên góp vốn hay bên liên doanh như phương hướng, chiến
lược, kế hoạch kinh doanh, huy động thêm cổ phần, vốn góp, chia cổ tức … người
đại diện phải chủ động báo cáo đại diện chủ sở hữu vốn cho ý kiến bằng văn bản,
người đại diện có trách nhiệm phát biểu trong cuộc họp và biểu quyết theo ý kiến
chỉ đạo của đại diện chủ sở hữu. Trường hợp nhiều người đại diện cùng tham gia
Hội đồng quản trị, Ban giám đốc của doanh nghiệp khác thì phải thống nhất thực
hiện ý kiến chỉ đạo của đại diện chủ sở hữu.
Người đại diện ở doanh nghiệp có cổ phần, vốn góp chi phối của Nhà nước
phải có trách nhiệm hướng doanh nghiệp đó đi đúng mục tiêu, định hướng của Nhà
nước; sử dụng quyền chi phối hoặc phủ quyết để quyết định việc bổ sung ngành
nghề kinh doanh lại doanh nghiệp khác. Khi phát hiện doanh nghiệp đi chệch mục
tiêu, định hướng của Nhà nước phải báo cáo ngay đại diện chủ sở hữu vốn và đề
xuất giải pháp để khắc phục. Sau khi được đại diện chủ sở hữu vốn thông qua cần tổ
chức thực hiện ngay để nhanh chóng hướng doanh nghiệp đi đúng mục tiêu, định
hướng đã xác định.
Thực hiện các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật, Điều lệ
doanh nghiệp và đại diện chủ sở hữu vốn giao.
Bài tập môn học Quản trị tài chính
Lê Anh Tuấn - Lớp Cao học QTKD - 20V Trang 11/23
Chịu trách nhiệm trước đại diện chủ sở hữu vốn về các nhiệm vụ được giao.
Trường hợp thiếu trách nhiệm, lợi dụng nhiệm vụ, quyền hạn gây thiệt hại cho đại
diện chủ sở hữu vốn thì phải chịu trách nhiệm và bồi thường vật chất theo quy định
của pháp luật.
VII. TIỀN LƯƠNG, THƯỞNG VÀ QUYỀN LỢI CỦA NGƯỜI ĐẠI DIỆN
Người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp khác là thành viên
chuyên trách trong ban quản lý, điều hành hoặc là người lao động doanh nghiệp
khác được hưởng lương, phụ cấp trách nhiệm (nếu có), tiền thưởng và các quyền lợi
khác theo quy định tại Điều lệ doanh nghiệp đó và do doanh nghiệp đó trả. Ngoài ra
còn được hưởng tiền phụ cấp người đại diện do đại diện chủ sở hữu chi trả theo quy
định. Nguồn phụ cấp người đại diện được lấy từ lợi nhuận được chia từ vốn của nhà
nước góp vào doanh nghiệp khác.
Người đại diện là thành viên kiêm nhiệm không tham gia chuyên trách trong
ban quản lý, điều hành doanh nghiệp khác thì tiền lương, phụ cấp trách nhiệm (nếu
có), tiền thưởng và các quyền lợi khác theo quy định do đại diện chủ sở hữu vốn chi
trả. Ngoài ra còn được hưởng tiền phụ cấp người đại diện do đại diện chủ sở hữu chi
trả theo quy định.
Trường hợp người đại diện được các doanh nghiệp khác trả thù lao thì người
đại diện có trách nhiệm nộp các khoản thù lao trên cho đại diện chủ sở hữu.
+ Toàn bộ khoản thu từ tiền thù lao do doanh nghiệp có người đại diện kiêm
nhiệm nộp về được hạch toán vào thu nhập khác của công ty.
+ Toàn bộ số chi trả phụ cấp người đại diện được hạch toán vào chi phí khác
của công ty.
Người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp khác khi được quyền
mua cổ phiếu phát hành thêm, trái phiếu chuyển đổi theo quyết định của công ty cổ
Bài tập môn học Quản trị tài chính
Lê Anh Tuấn - Lớp Cao học QTKD - 20V Trang 12/23
phần (trừ trường hợp được mua theo quyền của cổ đông hiện hữu) thì phải báo cáo
bằng văn bản cho chủ sở hữu vốn nhà nước. Chủ sở hữu vốn nhà nước quyết định
bằng văn bản số lượng cổ phần người đại diện được mua theo mức độ đóng góp và
kết quả thực hiện nhiệm vụ của người đại diện. Phần còn lại thuộc quyền mua của
chủ sở hữu vốn nhà nước.
Trường hợp người đại diện được cử làm đại diện phần vốn nhà nước tại nhiều
đơn vị, thì được ưu tiên lựa chọn thực hiện quyền mua tại 01 đơn vị. Người đại diện
phần vốn nhà nước tại công ty cổ phần có trách nhiệm chuyển phần quyền mua cổ
phần còn lại cho chủ sở hữu vốn nhà nước.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo đại diện chủ
sở hữu vốn nhà nước quyết định bằng văn bản về số lượng cổ phiếu phát hành thêm,
trái phiếu chuyển đổi mà người đại diện được quyền mua. Trường hợp số lượng cổ
phần người đại diện được mua theo quyết định của đại diện chủ sở hữu vốn nhà
nước thấp hơn số lượng cổ phần người đại diện được quyền mua theo quyết định
của công ty cổ phần thì phần chênh lệch thuộc quyền mua của đại diện chủ sở hữu
vốn nhà nước. Theo đó, người đại diện phải có văn bản báo cáo công ty cổ phần
đồng thời thực hiện chuyển nhượng quyền mua cổ phần cho đại diện chủ sở hữu
vốn nhà nước. Các chi phí có liên quan đến việc chuyển nhượng (nếu có) sẽ do đại
diện chủ sở hữu vốn chi trả tương ứng với số cổ phần người đại diện chuyển quyền
mua cho đại diện chủ sở hữu. Trường hợp đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước không
có nhu cầu mua số cổ phần nói trên thì được quyền chuyển nhượng quyền mua cổ
phần theo quy định hiện hành.
Trường hợp người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp khác không
báo cáo về việc được quyền mua cổ phiếu, trái phiếu chuyển đổi tại công ty cổ phần
thì bị xem xét miễn nhiệm tư cách đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp
khác và phải chuyển nhượng lại cho chủ sở hữu vốn nhà nước số cổ phiếu, trái
Bài tập môn học Quản trị tài chính
Lê Anh Tuấn - Lớp Cao học QTKD - 20V Trang 13/23
phiếu chuyển đổi chênh lệch vượt quá mức được mua theo quy định trên theo giá
được mua tại thời điểm phát hành. Trường hợp người đại diện phần vốn nhà nước
tại doanh nghiệp khác đã bán cổ phiếu này thì phải nộp lại cho chủ sở hữu vốn nhà
nước phần chênh lệch giữa giá bán cổ phiếu theo giá thị trường tại thời điểm bán
với giá mua và chi phí (nếu có).
VIII. CHẾ ĐỘ BÁO CÁO CỦA NGƯỜI ĐẠI DIỆN PHẦN VỐN NHÀ NƯỚC
TẠI DOANH NGHIỆP KHÁC
Trên cơ sở báo cáo tài chính và các báo cáo khác của doanh nghiệp, định kỳ
hàng quý và cuối năm, tổng hợp các chỉ tiêu tài chính theo Phụ lục số 07 kèm theo
thông tư số 242/2009/TT-BTC của Bộ Tài Chính ban hành ngày 30/12/2009 về việc
Hướng dẫn thi hành một số điều của Quy chế quản lý tài chính của công ty nhà
nước và quản lý vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp khác ban hành kèm theo
Nghị định số 09/2009/NĐ-CP ngày 05 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ; phân
tích, đánh giá kết quả kinh doanh, tình hình quản lý và sử dụng vốn tại doanh
nghiệp, khả năng thanh toán, phân chia lợi tức và các quyền lợi khác, kiến nghị biện
pháp tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc nhằm nâng cao hiệu quả vốn nhà nước
đầu tư tại doanh nghiệp khác.
Báo cáo gửi đại diện chủ sở hữu vốn chậm nhất là 15 ngày sau khi doanh
nghiệp khác gửi báo cáo tài chính (quý, năm) theo quy định hiện hành.
Ngoài các báo cáo theo định kỳ nêu trên, người đại diện phải báo cáo cho đại
diện chủ sở hữu vốn về tình hình doanh nghiệp trong các trường hợp có những vấn
đề lớn phát sinh ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp khác hoặc các
vấn đề cần có ý kiến chỉ đạo của đại diện chủ sở hữu hoặc khi đại diện chủ sở hữu
yêu cầu.
Bài tập môn học Quản trị tài chính
Lê Anh Tuấn - Lớp Cao học QTKD - 20V Trang 14/23
PHẦN II
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VỐN NHÀ NƯỚC TẠI CÔNG TY TNHH
MỘT THÀNH VIÊN PHÂN ĐẠM VÀ HÓA CHẤT HÀ BẮC
ĐẦU TƯ VÀO DOANH NGHIỆP KHÁC
I. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TNHH MỘT
THÀNH VIÊN PHÂN ĐẠM VÀ HÓA CHẤT HÀ BẮC.
1. Giới thiệu về Công ty:
- Tên Công ty: Công ty TNHH một thành viên Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc.
- Địa chỉ liên hệ: Phường Thọ Xương, thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang.
- Số điện thoại: 0240.3854.538 Số Fax: 0240.3855.018
- Email: Website:
2. Lịch sử hình thành và phát triển:
Nhà máy Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc nay là Công ty trách nhiệm hữu hạn
một thành viên Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc là doanh nghiệp Nhà nước được
thành lập theo Quyết Định số 73/CNNg/TC ngày 13 tháng 02 năm 1993 của Bộ
Công nghiệp nặng (nay là Bộ Công nghiệp).
Công ty nằm trên khu đất rộng 40 hécta, gần sông Thương thuộc Thành phố
Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang. Sản phẩm chính của Công ty là phân đạm Urê phục vụ
cho ngành nông nghiệp. Ngoài ra, Công ty còn sản xuất và kinh doanh một số mặt
hàng, dịch vụ khác theo khả năng của mình. Công ty được xây dựng trên cơ sở hợp
tác giữa hai Chính phủ Việt Nam và Trung Quốc.
Bài tập môn học Quản trị tài chính
Lê Anh Tuấn - Lớp Cao học QTKD - 20V Trang 15/23
Ngày 03/02/1965 khánh thành xưởng Nhiệt điện, ngày 19/05/1965 phân
xưởng Tạo khí đốt thử than thành công. Ngày 01/06/1965 xưởng Cơ khí đi vào sản
xuất. Dự định 02/09/1965 khánh thành Nhà máy chuẩn bị đưa vào sản xuất.
Do chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, ngày 20/08/1965, Chính phủ quyết
định ngừng đưa Nhà máy vào sản xuất, chuyển Xưởng Nhiệt điện thành Nhà máy
Nhiệt điện (trực thuộc Sở điện lực Hà Bắc) kiên cường bám trụ sản xuất, chuyển
Xưởng Cơ khí thành Nhà máy Cơ khí và được sơ tán về huyện Yên Thế để tiếp tục
sản xuất phục vụ kinh tế và quốc phòng. Thiết bị khu Hóa được tháo dỡ và sơ tán
sang Trung Quốc. Năm 1973, sau khi hiệp định Paris được ký kết, hòa bình lập lại
trên Miền Bắc, ngày 01/03/1973 Thủ tướng Chính phủ quyết định phục hồi Nhà máy.
Ngày 01/05/1975 Chính phủ quyết định hợp nhất Nhà máy Nhiệt điện, Nhà
máy Cơ khí, xưởng Hóa thành Nhà máy Phân đạm Hà Bắc trực thuộc Tổng cục Hóa
chất. Ngày 28/11/1975: Sản xuất thành công NH3 lỏng. Ngày 12/12/1975: Sản xuất
ra bao đạm Urê đầu tiên. Ngày 30/10/1977 Đồng chí Đỗ Mười, Phó Thủ tướng
Chính phủ, cắt băng khánh thành Nhà máy Phân đạm Hà Bắc.
Tháng 10/1988, theo quyết định số 445/HC-TCCB TĐĐT ngày 07/10/1988
của Tổng cục Hóa chất, Nhà máy được đổi tên thành Xí nghiệp liên hợp Phân đạm
và Hóa chất Hà Bắc, hạch toán kinh doanh theo phương thức hạch toán độc lập, tự
chủ sản xuất kinh doanh, tự bù đắp kinh phí và tự chịu trách nhiệm về tài chính.
Ngày 13/02/1993 đổi tên thành Công ty Phân đạm và Hoá Chất Hà Bắc. Ngày
20/10/2006, theo quyết định số 38/2006/QĐ-BCN ngày 20/10/2006 của Bộ trưởng
Bộ công nghiệp, Công ty được chuyển đổi thành Công ty trách nhiệm hữu hạn một
thành viên Phân Đạm và Hoá chất Hà Bắc.
Bài tập môn học Quản trị tài chính
Lê Anh Tuấn - Lớp Cao học QTKD - 20V Trang 16/23
II. QUẢN LÝ VỐN NHÀ NƯỚC ĐẦU TƯ VÀO DOANH NGHIỆP KHÁC
TẠI CÔNG TY TNHH 1TV PHÂN ĐẠM VÀ HÓA CHẤT HÀ BẮC
1. Hoạt động đầu tư vốn vào doanh nghiệp khác tại Công ty TNHH một thành
viên Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc
Bản thân Công ty TNHH một thành viên Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc là
một công ty thành viên trực thuộc Tập đoàn hóa chất Việt Nam. Chính vì vậy, Chức
năng chính của Công ty là tổ chức sản xuất Urê và một số mặt hàng phân bón, hóa
chất như CO
2
, NH
3
….Công ty không có chủ trương đầu tư vốn vào các doanh
nghiệp khác.
Tuy nhiên, do đặc thù là một công ty có nhiều phân xưởng sản xuất các mặt
hàng độc lập như NPK, CO
2
, Cơ khí sửa chữa, Công nghiệp sản xuất giấy, Sản xuất
than hoạt tính….cùng với chủ trương của Chính phủ về việc cổ phần hóa từng phần
tiến tới cổ phần hóa hoàn toàn nên trong những năm qua Công ty đã tiến hành cổ
phần hóa nhiều phân xưởng sản xuất thành các công ty cổ phần như: Công ty Cổ
phần XNK phân bón Bắc Giang (từ xưởng NPK); Công ty Cổ phần Giấy Sông
Hồng (từ xưởng Giấy); Công ty Cơ khí Hà Bắc (từ xưởng cơ khí sửa chữa); Công ty
Cổ phần Than hoạt tính Trường Phát (từ xưởng Than hoạt tính). Ngay sau khi cổ
phần hóa các công ty trên, công ty có mua cổ phần ban đầu và tham gia góp vốn
nhưng hiện tại toàn bộ số cổ phần của các công ty trên đã được công ty bán lại và
thu hồi vốn.
Hiện tại, Duy nhất Công ty chỉ có góp vốn vào Công ty Cổ phần Hóa chất
Hưng Phát Hà Bắc với số vốn góp là 28,56 tỷ đồng (chiếm 51% vốn điều lệ của
Công ty Cổ phần Hóa chất Hưng Phát Hà Bắc).
Công ty Cổ phần Hóa chất Hưng Phát Hà Bắc nằm ở phía Bắc thành phố Bắc
Giang, phía Đông, và phía Bắc giáp Công ty TNHH một thành viên Phân đạm và
Bài tập môn học Quản trị tài chính
Lê Anh Tuấn - Lớp Cao học QTKD - 20V Trang 17/23
Hóa chất hà Bắc, phía Nam giáp Phường Thọ Xương, thành phố Bắc Giang, phía
Tây giáp Công ty Cổ phần Than hoạt tính Trường Phát.
Công ty Cổ phần Hóa chất Hưng Phát Hà Bắc được Sở Kế hoạch và đầu tư
Bắc Giang cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh Công ty Cổ phần trong đó có
ngành, nghề sản xuất và kinh doanh Ô xy già. Công ty được thành lập với mục tiêu
chính là sản xuất và kinh doanh Ô xy già, nguồn nguyên liệu chính để cung cấp cho
nhà máy là lượng khí H2 thu hồi từ khí phòng không trong qúa trình tổng hợp
Amôniắc của Công ty TNHH một thành viên Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc.
Người đại diện phần vốn góp của Công ty TNHH một thành viên Phân đạm
và Hóa chất Hà Bắc tại Công ty Cổ phần Hóa chất Hưng Phát Hà Bắc là Ông Doãn
Hồng Hiển. Hiện tại, Ông cũng là Giám đốc của Công ty Cổ phần Hóa chất Hưng
Phát Hà Bắc.
2. Công tác quản lý vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp khác tại Công ty
TNHH một thành viên Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc
Mặc dù, hiện tại Công ty chỉ góp vốn duy nhất vào Công ty Cổ phần Hóa chất
Hưng Phát Hà Bắc nhưng Công ty luôn chú trọng công tác quản lý số vốn đầu tư
này. Ngày 01/12/2011, Công ty TNHH một thành viên Phân đạm và Hóa chất Hà
Bắc đã ban hành Quyết định số 1427/QĐ-ĐHB về việc Ban hành quy chế quản lý
vốn của Công ty TNHH một thành viên Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc đầu tư vào
doanh nghiệp khác. Toàn văn của Quyết định hoàn toàn phù hợp với tinh thần của
thông tư số 242/2009/TT-BTC của Bộ Tài Chính ban hành ngày 30/12/2009 về việc
Hướng dẫn thi hành một số điều của Quy chế quản lý tài chính của công ty nhà
nước và quản lý vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp khác ban hành kèm theo
Nghị định số 09/2009/NĐ-CP ngày 05 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ.
Bài tập môn học Quản trị tài chính
Lê Anh Tuấn - Lớp Cao học QTKD - 20V Trang 18/23
PHẦN III
MỘT SỐ KHÓ KHĂN VƯỚNG MẮC VÀ GIẢI PHÁP TRONG QUẢN LÝ
VỐN NHÀ NƯỚC ĐẦU TƯ VÀO DOANH NGHIỆP KHÁC TẠI CÔNG TY
TNHH MỘT THÀNH VIÊN PHÂN ĐẠM VÀ HÓA CHẤT HÀ BẮC
I. MỘT SỐ KHÓ KHĂN VƯỚNG MẮC TRONG QUẢN LÝ VỐN NHÀ
NƯỚC ĐẦU TƯ VÀO DOANH NGHIỆP KHÁC TẠI CÔNG TY TNHH MỘT
THÀNH VIÊN PHÂN ĐẠM VÀ HÓA CHẤT HÀ BẮC.
Xét về mặt pháp lý, Nhà nước ta đã thiết lập được 4 cơ chế quản lý vốn, tài
sản nhà nước tại doanh nghiệp, bao gồm: (1) cơ chế phân công, phân cấp cho Thủ
tướng Chính phủ và các bộ, ngành thực hiện quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà
nước đối với doanh nghiệp nhà nước; (2) cơ chế người đại diện trực tiếp thực hiện
quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp; (3) cơ chế minh bạch
hóa hoạt động của doanh nghiệp nhà nước; và (4) cơ chế giám sát, kiểm tra hoạt
động của doanh nghiệp nhà nước.
Tuy nhiên, nhìn chung, việc thực hiện các cơ chế nêu trên còn chưa thực sự
hiệu quả, mang tính hình thức, thiếu chế tài bảo đảm thi hành.
Thứ nhất, cơ chế thực hiện quyền chủ sở hữu của Nhà nước đối với tài sản
đầu tư vào kinh doanh tại doanh nghiệp vẫn chưa tách bạch rõ ràng giữa quản lý của
chủ sở hữu với quản lý của Nhà nước với tư cách là cơ quan công quyền quản lý
chung đối với các loại hình doanh nghiệp. Đối với các tập đoàn kinh tế nhà nước,
chưa có một đầu mối thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu nhà nước. Tình trạng
các bộ, ngành và địa phương vẫn được giao làm chủ sở hữu phần vốn nhà nước tại
doanh nghiệp vẫn là nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng can thiệp sâu vào hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp.
Bài tập môn học Quản trị tài chính
Lê Anh Tuấn - Lớp Cao học QTKD - 20V Trang 19/23
Việc quyết định các vấn đề quan trọng về nhân sự, kế hoạch kinh doanh, dự
án đầu tư của doanh nghiệp nhà nước đều phải trông chờ vào sự quyết định của cơ
quan chủ quản khiến cho hoạt động của doanh nghiệp trở nên trì trệ, không kịp thời
theo yêu cầu của thị trường.
Bên cạnh đó, bản thân bộ, ngành, UBND cấp tỉnh được giao làm đại diện chủ
sở hữu nhà nước cũng không được toàn quyền quyết định những vấn đề trong phạm
vi quyền chủ sở hữu; các quyền chủ sở hữu đối với doanh nghiệp nhà nước bị phân
tán ở nhiều cấp trung gian nhưng quan hệ phối hợp giữa các cơ quan còn nhiều vấn
đề khó thống nhất.
Thứ hai, cơ chế công khai thông tin trong doanh nghiệp nhà nước còn mang
tính hình thức, chưa được tuân thủ nghiêm chỉnh. Việc giao quyền tự chủ, tự chịu
trách nhiệm cho doanh nghiệp nhà nước là cần thiết nhưng cơ chế về kiểm tra, thanh
tra, giám sát, kiểm toán còn chưa tương xứng, kém hiệu quả. Công tác giám sát,
kiểm tra hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước còn bị phân tán cho các bộ quản
lý ngành, Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ dẫn đến không có một cơ quan nào có đầy đủ
quyền và chịu trách nhiệm toàn bộ về hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước.
Ngoài ra, tình trạng can thiệp hành chính, sự phối hợp không nhất quán trong
công tác giám sát, kiểm tra, thanh tra doanh nghiệp cũng là nguyên nhân ảnh hưởng
không nhỏ đến hiệu quả giám sát, kiểm tra hiệu quả sử dụng vốn, tài sản trong
doanh nghiệp nhà nước.
Thứ ba, trong khi pháp luật có sự phân công, phân cấp cho nhiều cơ quan, tổ
chức tham gia thực hiện quyền, nghĩa vụ của đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với
doanh nghiệp nhà nước thì một chủ thể quan trọng là Quốc hội lại không được đề
cập tới. Quốc hội là cơ quan đại diện cho toàn thể nhân dân, phải được quyền giám
sát hiệu quả quản lý, sử dụng vốn thuộc sở hữu toàn dân. Đây là một hạn chế của
pháp luật hiện hành cần phải được khắc phục để bảo đảm quyền của cơ quan đại
Bài tập môn học Quản trị tài chính
Lê Anh Tuấn - Lớp Cao học QTKD - 20V Trang 20/23
diện cao nhất của nhân dân được giám sát hoạt động của chủ thể thực hiện chức
năng đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp.
Việc xác định rõ cơ quan đầu mối tổng hợp tình hình hoạt động của doanh
nghiệp nhà nước là cần thiết, đã được Nghị quyết số 42/2009/QH12 của Quốc hội
nêu, theo đó, “có một đầu mối chịu trách nhiệm chính, thực hiện nhiệm vụ theo dõi,
tổng hợp tình hình quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước và phân tích, đánh giá
hiệu quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước, kể cả các tập đoàn, tổng
công ty đặc biệt”.
Thứ tư, việc chuyển đổi các doanh nghiệp nhà nước sang hoạt động theo một
môi trường pháp lý bình đẳng với các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế
khác là một chủ trương đúng đắn, phù hợp với yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.
Tuy nhiên, trong giai đoạn chuyển đổi từ hoạt động theo Luật Doanh nghiệp nhà
nước 2003 sang hoạt động theo Luật Doanh nghiệp 2005, đã bộc lộ lỗ hổng pháp lý
điều chỉnh việc quản lý và sử dụng tài sản nhà nước trong các doanh nghiệp nhà
nước. Các công ty nhà nước chuyển đổi thành công ty TNHH một thành viên đã
không còn chịu sự điều chỉnh của Luật Doanh nghiệp nhà nước và Nghị định số
09/2009/NĐ-CP, Nghị định số 132/2005/NĐ-CP nhưng lại chưa có văn bản thay
thế kịp thời dẫn đến lúng túng trong việc thực hiện.
II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP TRONG QUẢN LÝ VỐN NHÀ NƯỚC ĐẦU TƯ
VÀO DOANH NGHIỆP KHÁC:
Từ thực trạng pháp luật và thực tiễn hoạt động của các tổng công ty, tập đoàn
kinh tế nhà nước trong thời gian qua, trong thời gian tới, cần nghiên cứu, đổi mới cơ
chế thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với các doanh nghiệp có vốn
nhà nước, trong đó có các tập đoàn kinh tế nhà nước.
Cần tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện cơ chế phân cấp việc thực hiện quyền,
nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước theo hướng thực hiện triệt để hơn việc tách chức
Bài tập môn học Quản trị tài chính
Lê Anh Tuấn - Lớp Cao học QTKD - 20V Trang 21/23
năng thực hiện các quyền chủ sở hữu với chức năng quản lý hành chính nhà nước;
tách bạch rõ ràng thực hiện quyền của chủ sở hữu với quyền chủ động kinh doanh
của doanh nghiệp; tôn trọng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong kinh doanh của
doanh nghiệp
Hiện nay, trong giai đoạn chuyển sang hoạt động theo Luật Doanh nghiệp,
khung pháp lý cho việc thực hiện quyền chủ sở hữu đối với doanh nghiệp nhà nước
còn chưa rõ ràng, đang thực hiện tạm thời theo một số quy định trong Nghị định số
25/2010/NĐ-CP ngày 19-3-2010 của Chính phủ về chuyển đổi công ty nhà nước
thành công ty TNHH một thành viên. Vì vậy, Chính phủ cần sớm xem xét ban hành
nghị định về thực hiện các quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với công ty
TNHH một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu và phần vốn nhà nước đầu tư
vào doanh nghiệp khác
Cần tôn trọng quyền tự định đoạt của doanh nghiệp trong các vấn đề liên
quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh. Theo quy định của Luật Doanh nghiệp và
các văn bản hướng dẫn thi hành thì tập đoàn kinh tế là một mô hình liên kết kinh tế
của các doanh nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các thành viên và tập
đoàn kinh tế, không phải là pháp nhân. Trên thế giới, việc hình thành các tập đoàn
kinh tế là một quá trình tự nhiên xuất phát từ sự lớn mạnh và nhu cầu gắn kết của
bản thân các doanh nghiệp thành viên.
Tuy nhiên, ở nước ta, việc hình thành các tập đoàn kinh tế nhà nước còn
mang tính hành chính thông qua các quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Cần xác
định và thực hiện nhất quán việc hình thành tập đoàn kinh tế nhà nước trên cơ sở tự
đầu tư, góp vốn, liên kết giữa các đơn vị thành viên có mối quan hệ gắn bó với nhau
về lợi ích kinh tế, công nghệ, thị trường và các dịch vụ kinh doanh khác, hoạt động
trong một hoặc một số chuyên ngành kinh tế - kỹ thuật chính.
Bài tập môn học Quản trị tài chính
Lê Anh Tuấn - Lớp Cao học QTKD - 20V Trang 22/23
Cần tiếp tục đẩy mạnh quá trình sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả và sức
cạnh tranh của doanh nghiệp nhà nước. Doanh nghiệp nhà nước phải được đặt trong
môi trường hợp tác và cạnh tranh bình đẳng với các doanh nghiệp khác, tạo động
lực nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh để tồn tại và phát triển. Đối với các doanh
nghiệp nhà nước mà Nhà nước cần nắm giữ 100% vốn, cần phân loại những doanh
nghiệp thuần túy kinh doanh thì kiên quyết chuyển sang hoạt động theo Luật Doanh
nghiệp, còn lại, các doanh nghiệp hoạt động công ích không có mục đích kinh
doanh thì cần sớm nghiên cứu chuyển sang hoạt động theo mô hình phi lợi nhuận
phù hợp (đơn vị sự nghiệp).
Bài tập môn học Quản trị tài chính
Lê Anh Tuấn - Lớp Cao học QTKD - 20V Trang 23/23
KẾT LUẬN
Nhận thức được tầm quan trọng trong công tác quản lý vốn nhà nước đầu tư
vào doanh nghiệp khác, Công ty TNHH một thành viên Phân đạm và Hóa chất Hà
Bắc đã ban hành nhiều văn bản quy định về cơ chế quản lý tài chính nói chung và
cơ chế quản lý vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp khác nói riêng. Tuy nhiên, do
cơ chế quản lý của nhà nước về mặt pháp lý vẫn còn nhiều điều chưa rõ ràng và
chồng chéo khiến cho công tác quản lý vốn đầu tư vào doanh nghiệp khác vẫn chưa
mang lại hiệu quả cao. Việc giám sát người đại diện và đánh giá hiệu quả đầu tư của
nguồn vốn vào doanh nghiệp khác chưa được quan tâm đúng mức. Tuy nhiên, có
thể thấy rằng, Công ty TNHH một thành viên Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc là công
ty có chiều sâu về công tác quản lý thông qua các cơ chế được quy định rất rõ ràng.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn Thầy giáo hướng dẫn PGS.TS Vũ
Duy Hào - Trường ĐH Kinh Tế Quốc Dân và Ban lãnh đạo TNHH một thành viên
Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc đã tạo điều kiện, giúp đỡ em hoàn thành Bài tập cá
nhân này.
HỌC VIÊN THỰC HIỆN
Lê Anh Tuấn