Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

giao dịch dân sự vô hiệu và hậu quả pháp lí của giao dịch dân sự vô hiệu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (173.02 KB, 15 trang )

Nhóm 8 – LHP 1118TLAW01111
LỜI MỞ ĐẦU
Giao dịch dân sự là một trong những phương thức hữu hiệu cho cá nhân,
pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác xác lập và thực hiện các quyền nghĩa vụ
dân sự nhằm thỏa mãn các nhu cầu trong sinh hoạt, tiêu dùng, và trong sản
xuất kinh doanh. Giao dịch dân sự càng có ý nghĩa qua trọng trong điều kiện
của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta trong giai đoạn hiện
nay. Thực tế cho thấy việc tuyên bố giao dịch dân sự vô hiều và giải quyết
hậu quả pháp lí khi giao dịch dân sự vô hiệu vẫn là vấn đề phức tạp, gây ra
nhiều vướng mắc. Việc nắm vững và hiểu rõ về giao dịch dân sự vô hiệu có ý
nghĩa rất quan trọng với mỗi người trong xã hội hiện nay. Vì vậy nhóm 8 xin
trình bày đề tài thảo luận:
“ Phân tích các trường hợp làm giao dịch dân sự vô hiệu và hậu quả
pháp lí của giao dịch dân sự vô hiệu.
Hãy xây dựng 4 tình huống cụ thể làm giao dịch dân sự vô hiệu. Nêu rõ
qua điểm của anh chị về lí do làm giao dịch đó bị vô hiệu và đường lối xử lí
đối với từng trường hợp cụ thể.”
1
Nhóm 8 – LHP 1118TLAW01112
CHƯƠNG I
GIAO DỊCH DÂN SỰ VÔ HIỆU. CÁC TRƯỜNG HỢP
LÀM GIAO DỊCH DÂN SỰ VÔ HIỆU.
I. Khái niệm giao dịch dân sự vô hiệu
1. Khái niệm giao dịch dân sự
Theo điều 121 BLDS giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lí
đơn phương là phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.
Một giao dịch dân sự chỉ được xác lập, thay đổi hay chấm dứt khi có ít
nhất là một trong các bên tham gia giao dịch dân sự thể hiện ý chí của
mình dưới 1 hình thức nhất định nhằm mục đích ghi nhận, thay đổi, hủy bỏ
các quyền và nghĩa vụ dân sự.
2. Khái niệm giao dịch dân sự vô hiệu


Điều 127 BLDS quy định: Giao dịch dân sự vô hiệu là các giao dịch không
có một trong các điều kiện được quy định tại điều 122 BLDS.
Điều 122 BLDS quy định các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự
bao gồm:
a. Người tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự đầy đủ
b. Mục đích và nội dung của giao dịch không trái pháp luật, đạo đức xã
hội.
c. Người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện.
d. Hình thức của giao dịch phải phù hợp với quy định của pháp luật.
Như vậy những giao dịch dân sự nếu vi phạm 1 trong 4 điều kiện nêu trên
thì bị coi là vô hiệu.
3.Phân loại giao dịch dân sự vô hiệu
a. Giao dịch dân sự vô hiệu toàn bộ
Giao dịch dân sự vô hiệu toàn bộ xảy ra khi toàn bộ nội dung của giao dịch
dân sự đó vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội hoặc một
trong các bên tham gia giao dịch đó không có quyền xác lập giao dịch dân
sự.Khi đó toàn bộ nội dung của giao dịch đó không có hiệu lực.
Ví dụ: A và B giao kết với nhau 1 hợp đồng mua bán ma túy tổng hợp.
Hành vi này đã vi phạm điều cấm của pháp luật nước ta =>đây là 1 hợp
đồng bị vô hiệu toàn bộ.
b. Giao dịch dân sự vô hiệu từng phần
2
Nhóm 8 – LHP 1118TLAW01113
Giao dịch vô hiệu từng phần là giao dịch mà trong đó chỉ có 1 phần hoặc
một số phần của giao dịch đó vô hiệu nhưng không ảnh hưởng đến hiệu lực
của các phần còn lại. Khi đó chỉ phần vô hiệu là không có hiệu lực, các
phần còn lại vẫn có hiệu lực thi hành.
Ví dụ: công ti A và công ti B kí kết hợp đồng giao nhận hàng hóa địa điểm
giao hàng là cảng C nhưng người giao hàng lại đưa tới cảng D gần đó =>
trường hợp này hợp đồng bị vô hiệu 1 phần do vi phạm về địa diểm giao

nhận hàng hóa nhưng không ảnh hưởng tới hiệu lực của những phần khác
như chất lượng sản phẩm, thời gian giao hàng, …
II. Các trường hợp làm giao dịch dân sự vô hiệu
1.Giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm điều cấm xã hội, trái đạo
đức xã hội
Điều 128 BLDS quy định Giao dịch dân sự có mục đích và nội dung vi
phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội thì vô hiệu.
Điều cấm của pháp luật là những quy định của pháp luật không cho phép
chủ thể thực hiện những hành vi nhất định.
Đạo đức xã hội là những chuẩn mực ứng xử chung giữa người với người
trong đời sống xã hội, được cộng đồng thừa nhận và tôn trọng.
2. Giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo
Điều 129 BLDS quy định:
“Khi các bên xác lập giao dịch dân sự một cách giả tạo nhằm che giấu
một giao dịch khác thì giao dịch giả tạo bị vô hiệu, còn giao dịch bị che
giấu vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp giao dịch đó cũng vô hiệu theo quy
định của bộ luật này.
Trong trường hợp xác lập giao dịch giả tạo nhằm trốn tránh nghĩa vụ với
người thứ ba thì giao dịch đó vô hiệu.”
Trong thực tế ta cần phải xác định đủ cả hai vế của quy định là có sự giả
tạo và có sự trốn tránh nghĩa vụ. Nếu chỉ có 1 vế thì chưa thể quy kết giao
dịch vô hiệu.
Ví dụ: Bà A vay nợ của B số tiền 1 tỉ đồng. bà đã kí giấy vay nợ và đồng
ý bán đứt căn nhà cho B để trả nợ. Việc mua bán này chưa được thực hiện
thì bà A lại bán căn nhà này cho C (hợp đồng mua bán đã qua công chứng).
Trong tình huống này hợp đồng mua bán giữa bà A với C chưa hẳn bị vô
hiệu do giả tạo để trốn tránh trách nhiệm với người thứ 3 bởi sau khi bán
nhà cho C xong thì bà A vẫn trả tiền nợ cho B nên không thể nói bà A trốn
tránh nghĩa vụ. Nếu như sau khi bán nhà xong bà A vẫn không chịu trả tiền
nợ cho B thì hợp đồng mua bán giữa A và C mới bị coi là vô hiệu do giả

tạo nhằm trốn tránh nghĩa vụ với người thứ 3.
3
Nhóm 8 – LHP 1118TLAW01114
3. Giao dịch dân sự vô hiệu do bị nhầm lẫn
Điều 131 BLDS quy định:
Khi một bên có lỗi vô ý làm cho bên kia nhầm lẫn về nội dung của
giao dịch dân sự mà xác lập giao dịch thì bên bị nhầm lẫn có quyền yêu
cầu bên kia thay đổi nội dung của giao dịch đó, nếu bên kia không chấp
nhận thì bên bị nhầm lẫn có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch vô
hiệu.
Trong trường hợp một bên do lỗi cố ý làm cho bên kia nhầm lẫn về
nội dung của giao dịch thì được giải quyết theo quy định tại điều 132 bộ
luật này.
Tuy nhiên trong thực tế khi áp dụng chế định này thì xuất hiện không
ít bất cập về khái niệm “nhầm lẫn” hay nguyên nhân gây nhầm lẫn.
Ví dụ: A bán cho B một món đồ cổ. Cả 2 đã cùng nghĩ món đồ cổ này
thuộc thế kỉ 16 nên định giá nó là 100 triệu. Một thời gian sau cả 2 lại biết
được món đồ đó ở thế kỉ 11 và giá trị của nó là 300 triệu. Rõ ràng ở đây 2
bên đều nhầm lẫn. Nhầm lẫn của A xuất phát từ chính anh ta , không hề có
tác động nào từ B, tức là không hề có lỗi của bên B.Vì vậy A không thể
yêu cầu Tòa tuyên bố giao dịch này vô hiệu do nhầm lẫn và đòi B phải trả
đúng giá trị của món đồ cổ được.
4. Giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa
Điều 132 BLDS quy định
Khi một bên tham gia giao dịch do bị lừa dối, đe dọa thì có quyền yêu
cầu Tòa án tuyên bố giao dịch đó bị vô hiệu.
Lừa dối trong giao dịch là hành vi cố ý của một bên hoặc của người
thứ ba nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối
tượng hoặc nội dung của giao dịch dân sự nên đã xác lập giao dịch đó.
Đe dọa trong giao dịch là hành vi cố ý của một bên hoặc của người

thứ ba làm cho bên kia buộc phải thực hiện giao dịch nằm tránh thiệt hại
về tính mạng, sức khỏe, danh dự, uy tín, nhân phẩm, tài sản của mình hoặc
của cha, mẹ, vợ, chồng, con của mình.
Lừa dối và nhầm lẫn đều là những khiếm khuyết của sự thể hiện ý chí
của các bên trong giao kết hợp đồng và đều giống nhau ở chỗ cả hai đều
liên quan đến việc trình bày một cách trực tiếp hay gián tiếp về những sự
việc không đúng sự thật hay không tiết lộ một sự thật. Song sự lừa dối
khác với nhầm lẫn ở chỗ: Sự nhầm lẫn vốn do người kí kết hợp đồng tự
mình hiểu sai còn sự lừa dối là sự hiểu sai do đối phương gây ra. Sự phân
biệt giữa lừa dối và nhầm lẫn được xác định bởi tính chất và mục đích của
việc trình bày gian lận của một bên.
Để có thể xem xét một hành vi có phải là sự lừa dối trong giao kết
hợp đồng hay không người ta căn cứ vào các yếu tố sau đây: Một là, phải
4
Nhóm 8 – LHP 1118TLAW01115
có sự cố ý đưa thông tin sai lệch hoặc bỏ qua sự thật của một bên, Hai là,
người nghe phải không biết đến sự sai lệch đó. Ba là, người nghe đã tin
vào sự sai lệch do một bên đưa ra mà giao kết hợp đồng. Và bốn là, phải có
thiệt hại xảy ra.
5. Giao dịch dân sự vô hiệu do người chưa thành niên, người mất
năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế hành vi dân sự xác
lập.
Điều 130 BLDS quy định
Khi giao dịch dân sự do người chưa thành niên, người mất năng lực
hành vi dân sự, người bị hạn chế hành vi dân sự xác lập, thực hiện thì theo
yêu cầu người đại diện của người đó, Tòa án tuyên bố giao dịch đó vô hiệu
nếu theo quy định của pháp luật giao dịch này phải do người đại diện của
họ xác lập, thực hiện.
Các quy định về người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi
dân sự, người bị hạn chế hành vi dân sự được quy định tại điều 20, 21,22,

23 của bộ luật này.
Người không có năng lực hành vi dân sự hoặc có hành vi không đầy
đủ không thể có đủ điều kiện để tự do thể hiện ý chí, ý nguyện. Vì vậy giao
dịch của họ phải được xác lập dưới sự kiểm soát cảu người khác hoặc do
người khác xác lập. Tuy nhiên giao dịch của những người này không mặc
nhiên bị coi là vô hiệu mà chỉ vô hiệu khi có yêu cầu của người đại diện
cho họ.
6. Giao dịch dân sự vô hiệu do người xác lập không nhận thức và
làm chủ được hành vi của mình
Điều 133 BLDS quy định
Người có năng lực hành vi dân sự nhưng đã xác lập giao dịch vào
đúng thời điểm không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình thì có
quyền yêu cầu Tòa án tuyên bó giao dịch dân sự đó là vô hiệu.
Việc phân định trách nhiệm bồi thường thiệt hại phụ thuộc vào lỗi của
các bên tham gia.
7. Giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm các quy định bắt buộc về
hình thức
Điều 134 BLDS quy định
Trong trường hợp pháp luật quy định hình thức giao dịch dân sự là
điều kiện có hiệu lực của giao dịch mà các bên không tuân theo thì theo
yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm
quyền khác quyết định buộc các bên thực hiện quy định về hình thức của
giao dịch trong một thời hạn, quá thời hạn đó mà không thực hiện thì giao
dịch đó vô hiệu.
5
Nhóm 8 – LHP 1118TLAW01116
Điều 124 BLDS quy định giao dịch dân sự có thể bằng lời nói, bằng
văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể.
Hình thức phổ biến nhất trong giao dịch dân sự là giao dịch bằng lời
nói. Trong thực tế loại giao dịch này được thực hiện ngay và chấm dứt

ngay sau đó, thường áp dụng với những tài sản có giá trị không lớn. Ví dụ:
B đến cửa hàng A để mua 10 thùng sữa. Sau khi A giao sữa cho B B trả đủ
tiền cho A.Giao dịch này coi như chấm dứt. A không thể tiếp tục đòi B trả
tiền sữa và B cũng không thể yêu cầu A giao thêm sữa.
Hình thức giao dịch bằng văn bản thường áp dụng với những tài sản
có giá trị lớn. Nội dung của giao dịch được ghi rõ trong văn bản, có chữ kí
của các bên tham gia. Trong trường hợp pháp luật quy định phải có công
chứng, chứng thực hoặc phải đăng kí xin phép thì phải tuân theo các quy
định đó. Nếu xét về căn cứ pháp lí chặt chẽ trong giao dịch dân sự thì hình
thức bằng văn bản có giá trị pháp lí rất cao.
Hình thức giao dịch bằng hành vi: đây là hình thức giao dịch thuận
tiện nhất. Không nhất thiết phải có sự hiện diện đồng thời của tất cả các
bên giao kết.
Theo nguyên tắc chung, các chủ thể được tự do lựa chọn hình thức
của giao dịch. Chỉ những giao dịch, hợp đồng pháp luật quy định bắt buộc
phải thể hiện bằng văn bản, phải có chứng nhận, chứng thực…mà các bên
không tuân thủ mới bị vô hiệu. Khi các bên có yêu cầu thì Tòa án xem xét
và “buộc các bên thực hiện về hình thức giao dịch trong một thời hạn. Chỉ
khi các bên không thực hiện và hoàn tất được các quy định trong thời hạn
đó thì giao dịch mới vô hiệu. Bên có lỗi phải bồi thường thiệt hại.
CHƯƠNG II
HẬU QUẢ PHÁP LÍ CỦA GIAO DỊCH DÂN SỰ VÔ
HIỆU
I. Hậu quả pháp lí chung của giao dịch dân sự vô hiệu.
Theo điều 137 BLDS thì hậu quả pháp lí của giao dịch dân sự vô hiệu
được quy định:
Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt
quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ trời điểm xác lập.
Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban
đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận; nếu không hoàn trả được bằng

hiện vật thì phải hoàn trả bằng tiền, trừ trường hợp tài sản giao dịch, hoa
6

×