Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

Bài tập lớn môn lịch sử nhà nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (84.77 KB, 7 trang )

MỞ ĐẦU
Lịch sử phong kiến Việt Nam thăng thăng trầm qua bao triều đại với sự trị vì
của những dòng họ khác nhau.Mỗi triều đại lại có sự đóng góp riêng cho sự
phát triển của đất nước.Nhìn về lịch sử phong kiến, chúng ta không thể không
nhắc đến Lê Thánh Tông. Được đánh giá là vị minh quân trong lịch sử, trong
thời gian trị vì, Lê Thánh Tông đã có nhiều đóng góp cho sự phát triển của
đất nước. Cuộc cải cách của Lê Thánh Tông là cuộc cải cách thành công nhất
trong lịch sử các cuộc cải cách thời kì phong kiến Việt Nam, đã góp phần đưa
đất nước phát triển phồn vinh, cho nhân dân cuộc sống ấm no,hạnh phúc.
Trong cuộc cả cách này, bên cạnh việc chú trọng đến các vấn đề kinh tế, văn
hóa, quân đội thì Lê Thánh Tông đặc biệt chú trọng đến việc cải cách bộ máy
hành chính nhà nước. Để nâng cao hiệu quả hoạt động, Lê Thánh Tông đã
tiến hành chấn chỉnh nhiều cơ quan trong bộ máy nhà nước, một trong số đó
là Lục tự.
NỘI DUNG
I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ VUA LÊ THÁNH TÔNG VÀ CUỘC CẢI CÁCH
CỦA ÔNG
1. Về vua Lê Thánh Tông
Vua Lê Thánh Tông ( 1442-1497) là vị Hoàng đế thứ năm của nhà Hậu Lê
trong lịch sử phong kiến Việt Nam. Mẹ ông là bà Ngô Thị Ngọc Dao. Ông là
con thứ tư của Hoàng đế Lê Thái Tông. Tên thật của ông là Lê Tư Thành,
còn có tên khác là Lê Hạo. Trong lịch sử phong kiến, ông nổi tiếng là người
có thời gian trị vì lâu nhất ( 38 năm) và là vị vua anh minh nhất trong các
triều đại. Dưới thời Lê Thánh Tông, quốc thái dân an, hiền tài được trọng
dụng, ông là người đưa Đại Việt lên tới thời hoàng kim của chế độ phong
kiến. Ông giỏi thơ văn, có lòng quí trọng người tài và là một nhà cải cách
lỗi lạc. Cuộc cải cách của ông đã đem lại nhiều sự thay đổi, tạo bước phát
triển mới, đưa nước ta phát triển mạnh mẽ, phồn vinh.
2. Cuộc cải cách của vua Lê Thánh Tông
a. Bối cảnh, nguyên nhân của cuộc cải cách
Lê Thánh Tông lên ngôi trong thời điểm tình hình chính trị đất nước


không ổn định.Trước khi ông lên ngôi, trong triều đình diễn ra hàng loạt
cuộc gió tanh mưa máu… Ngay khi được suy tôn lên ngôi vua, Lê Thánh
Tông đã bắt tay ngay vào cải cách để ổn định tình hình, tạo điều kiện cho
đất nước phát triển và ngăn chặn những mầm họa về sau.
Nguyên nhân dẫn đến cuộc cải cách :
Nguyên nhân thứ nhất : Cuộc khủng hoảng thiết chế chính trị diễn ra
vào cuối thời Trần : Cơ cấu tổ chức quyền lực nhà nước mang tính phân
tán, quyền lực của nàh vua bị hạn chế. Đó thực sự là mầm mống nguy
hiểm cho những chính biến cũng đình.
Nguyên nhân thứ hai: yếu kém của bộ máy nhà nước và sự tha hóa của
quan lại.
Nguyên nhân thứ ba : Nhà nước chuyên chế quan liêu tập quyền mà Lê
Thánh Tông muốn xây dựng phải dựa trên một cơ sở kinh tế - xã hội vững
chắc nhưng thực tế ở nước ta chưa đáp ứng được.
b. Nội dung của cuộc cải cách
Sauk hi lên ngôi hoàng đế, Lê Thánh Tông đã tiến hành cải cách trên nhiều
phương diện, nhiều lĩnh vực :
Chính trị: tổ chức lại bộ máy nhà nước, chấn chỉnh và cải tổ nhiều cơ quan
cũ và chia lại các đơn vị hành chính
Kinh tế:Tăng cường sở hữu nhà nước, đẩy mạnh phát triển kinh tế
Quan lại: Tổ chức lại quan lại, thay đổi phương thức chính tuyển dụng
quan lại nhằm tăng cường quyền lực nhà vua ở Trung ương.
Pháp luật: tiến hành cải cách trong nhiều điều luật, hoàn thiện bộ Quốc
triều hình luật…
II. LỤC TỰ DƯỚI THỜI VUA LÊ THÁNH TÔNG. NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH
GIÁ
1. Lục tự và chức năng của Lục tự
Năm 1466, Lê Thánh Tông cho lập ra lục tự. Ở nước ta, Lục tự xuất hiện từ
thời Lê Thánh Tông.
Chức năng chung của Lục tự là trông coi những việc mà lục bộ không

quản lí hết, nhằm làm cho mọi viêc đều có sự quản lí của nhà nước.
Về vị trí: Lục tự không trực thuộc Lục bộ mà nó là cơ quan trực thuộc sự
quản lí của nhà vua.
Về cơ cấu tổ chức: Đứng đầu mỗi tự là tự khanh hàm chánh ngũ phẩm và
sáu thiếu khanh hàm chánh lục phẩm. Sáu tự dưới thời vua Lê Thánh
Tông là:
a. Đại lí tự
Là cơ quan tố tụng chuyên biệt, chỉ thực hiện chức năng tố tụng và xét xử.
Đứng đầu Đại lí tự là Đại lí tự Khanh. Đại lí tự là cơ quan xem xét lại
những vụ án nặng đã cử như án phạt tử hình hoặc bị đày.Xét xong thì
chuyển kết quả sang bộ hình để tâu lên vua xin quyết định. Làm như vậy sẽ
góp phần vào việc hạn chế oan sai trong xét xử. Lê Thánh Tông rút kinh
nghiệm từ vụ oan án Lệ Chi Viên thời trước, lập ra đại lí tự là để giảm
thiểu tối đa tình trạng oan sai, tránh làm mất đi những hiền thần trong
triều đình. Có thể nói đây là một bước phát triển mới tiến bộ trong việc tổ
chức cơ quan xét xử, tố tụng. Trong cuốn “ Lê Thánh Tông- Vị vua anh
minh, nhà cải cách vĩ đaị” tác giả đã nhận xét : “Luật pháp hiện hành có
những chế định tái thẩm và giám đốc thẩm.Tái thẩm và giám đốc thẩm
được thực hiện chỉ khi nào ans đã có hiệu lực thi hành nhưng bị kháng
nghị bởi những người có thẩm quyền. Khiếu kiện của người bị xét xử oan,
sai đối với án đã có hiệu lựcpháp luật không có giá trị bắt buộc với giám
đốc thẩm. Nhưng cách đây 510 năm, Lê Thánh Tông đã chủ động phòng
ngừa oan sai bằng cách cho thành lập Đại lý tự. Đối với các vụ án nặng đã
bị xửu đày hoặc tuyên án tử hình, không lệ thuộc vào việc có hay không có
khiếu kiện của người bị án, đều phải được Đại Lý tự xét lại, chuyển sang
bộ Hình trình lên vua duyệt mới đem ra thi hành”.
Như vậy, ta có thể thấy được Đại lý tự là cơ quan làm những công việc bổ
trợ cho bộ Hình và có vai tò rất quan trọng trong việc hạn chế, ngăn ngừa
những vụ án oan sai.
b. Thái thường tự

Đứng đầu cơ quan này là Thái thường tự khanh, hàm chánh ngũ phẩm.
Đây là cơ quan phụ trách việc thi hành những thể thức lễ nghi và điều
khiển ban âm nhạc trong các buổi nghi lễ, trông coi các đền thờ thổ địa. Ví
dụ như trong các nghi lễ sắc phong, các nghi lễ tiếp đón sứ giả bang giao
các nước lân cận hay trong các lễ tế trời…Thái thường tự phụ trách phần
âm nhạc và tiến hành những nghi thức lễ nghi.
c. Quang lộc tự
Đứng đầu là Quang lộc tự khanh . Cơ quan này có nhiệm vụ hụ trách việc
cung cấp các đồ ăn, thức uống trong các buổi tế lễ, yến tiệc cung đình.
d. Thái bộc tự
Đứng đầu cơ quan này là Thái bộc tự khanh hàm chánh ngũ phẩm. Đây là
cơ quan có nhiệm vụ giữ gìn, trông nom xe, ngựa của vua và của các
hoàng tử, kiểm soát mục súc trong cả nước
e. Hồng lô tự
Người đứng đầu gọi là Hồng lô tự khanh hàm chánh ngũ phẩm. Đây là cơ
quan có trách nhiệm tổ chức các buổi xướng danh các vị tân khoa tiến sĩ,
sắp xếp các thể thức lễ nghi khi cần đón khách quí của nhà vua, tổ chức
việc an tang cho các quan to trong triều.
f. Thường bảo tự
Đứng đầu là Thường bảo tự khanh hàm chánh ngũ phẩm. Nhiệm vụ của
cơ quan này là đóng ấn vào quyển thi cho các thí sinh trong kì thi hội.
Từ trên, ta có thể nhận thấy, ngoại trừ Đại lí tự, năm tự còn lại là Thái
thường tự, Quang lộc tự, Thái bộc tự, Hồng lô tự, Thường bảo tự chủ yếu
là làm công việc bổ trợ cho bộ Lễ.
2. Đánh giá, nhận xét chung về nhiệm vụ và chức năng của Lục tự
Từ việc tổ chức và quy định rõ chức năng của Lục tự nói trên, ta có thể
thấy được Lê Thánh Tông đặc biệt quan tâm đến hai vấn đề là lễ nghi
trong nước và những vấn đề trong xét xử. Có thể thấy được tầm nhìn xa
của Lê Thánh Tông khi lập ra Đại lý tự nhằm tránh đi những thảm án oan
sai trong lịch sử ở các đời vua trước; đồng thời cũng thấy được tầm nhìn

của ông khi chú trọng đến lễ nghi, lẽ giáo triều đình- yếu tố thể hiện phong
phạm của đất nước có văn hiến lâu đời và phát triển mạnh mẽ. Việc lập ra
Lục tự góp phần tăng cường sự quản lí của nhà nước lên mọi mặt của đời
sống, tạo ra sự ổn định, trật tự, nề nếp dù là việc nhỏ nhất.
Sáu cơ quan với nhiệm vụ riêng, được chuyên môn hóa để làm tốt chức
năng của mình, đặc biệt là Đại lý tự- nó thực sự là một cơ quan tố tụng
chuyên biệt, chỉ thực hiện chức năng nhất định là thi hành quyền tố tụng
và xét xử.
Đại lý tự, với nhiệm vụ chính là tố tụng, xem xét các vụ án, làm những công
việc bổ trợ cho bộ Hình đã góp phần tích cực trong việc giảm oan sai, đảm
bảo tính công bằng và hiệu quả cao trong xử án.
Năm tự còn lại, mỗi tự có một nhiệm vụ, chức năng riêng,phụ trách một
mảng riêng trong việc thực hiện những công việc bổ trợ cho bộ Lễ đóng
vai troquan trọng trong việc xây dựng lễ nghi, taọ nên nề nếp cung đình
cũng như đảm bảo cho những lễ nghi đó được thực hiện nhịp nhành, phù
hợp.
Sáu tự với những chức năng riêng biệt đã thực hiện nhiệm vụ của mình,
góp phần xây dựng nên những chuẩn mực trong lễ nghi cung đình và hiệu
quả kách quan trong xử án. Quan đó, ta có thể thấy được tầm nhìn của Lê
Thánh Tông trong việc xây dựng một nhà nước có kỉ cương nghiêm minh,
công bằng và có lễ nghi phát triển tương xứng với nền văn hiến.

KẾT THÚC
Bài viết trên đây trình bày những nhiệm vụ và chức năng của Lục tự dưới
thời vua Lê Thánh Tông. Việc thành lập Lục tự có thể nói là bước phát
triển mới trong cơ chế quản lí triều đình , nó đã tạo ra những thay đổi,
đóng góp mới cho công cuộc cải cách nói riêng và sự phát triển đất nước
nói chung. Việc lập ra Lục tự không những thể hiện tầm nhìn mới của Lê
Thánh Tông mà còn góp phần quan trọng trong việc đưa Đại Việt dưới
thời ông trị vì phát triển đến đỉnh hoàng kim trong thời phong kiến.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
A. SÁCH
- Giáo trình Lịch sử Nhà nước và Pháp luật Việt Nam, Nxb Công An nhân
dân, 2012, tr 142-143
- Giáo trình Lịch sử Nhà nước và Pháp luật Việt Nam, nxb Công an nhân
dân, 2002, tr 175-177
- Thể chế chính trị Việt Nam từ thế kỉ XV đến thế kỉ XVIII, Nguyễn Đức
Anh
- Lịch triều Hiến chương loại chí, tập II, trang 33-34
- Lê Thánh Tông- Vị vua anh minh, nhà cách tân vĩ đại, LS.Lê Đức Triết,
Nxb Tư pháp, tr 28-29
B. CÁC TRANG WEB
-
-
-
-
-

×