BÀI TẬP LỚN HỌC KÌ
Môn: Đại cương về văn hóa Việt Nam
Họ và tên: Phan Thị Thanh Tâm
Lớp: NO2-Nhóm 6
MSSV: 381613
ĐỀ BÀI :
TẠI SAO KHI NGHIÊN CỨU VỀ VĂN
HÓA PHẢI SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP
LIÊN NGÀNH
LẤY VÍ DỤ MINH HỌA
NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH
I.KHÁI QUÁT VỀ VĂN HÓA VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU VĂN HÓA
1. Văn hóa
2. Các phương pháp nghiên cứu văn hóa
II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU LIÊN NGÀNH
TRONG NGHIÊN CỨU VĂN HÓA
1.Phương pháp nghiên cứu liên ngành
2. Nguyên nhân cần áp dụng phương pháp liên ngành
trong nghiên cứu văn hóa
3. Ý nghĩa của phương pháp nghiên cứu liên ngành khi
nghiên cứu văn hóa
III. VÍ DỤ THỰC TIỄN: SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP
LIÊN NGÀNH KHI NGHIÊN CỨU TRỐNG ĐỒNG
ĐÔNG SƠN
I.KHÁI QUÁT VỀ VĂN HÓA VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU VĂN HÓA
1. Văn hóa
Có nhiều khái niệm về văn hóa. Ở mỗi góc độ tiếp
cận khác nhau sẽ có một định khái niệm về văn hóa khác
nhau.
Theo UNESCO ( Tổ chức Văn hóa, Giáo dục và
Khoa học Thế giới) : “Văn hóa phản ánh và thể hiện một
cách tổng quát sống động mọi mặt của cuộc sống ( mỗi cá
nhân và cộng đồng) đã diễn ra trong quá khứ, cũng như
đang diễn ra trong hiện tại, qua hàng bao thế kỉ, nó đã cấu
thành nên một hệ thống các giá trị, truyền thống, thẩm mĩ
và lối sống mà dựa trên đó từng dân tộc tự khẳng định
riêng bản sắc của mình”.
2. Các phương pháp nghiên cứu văn hóa
Phương pháp nghiên cứu văn hóa là tập hợp các phương
thức, thao tác và biện pháp được sử dụng để nghiên cứu văn
hóa
Nhóm phương pháp chung : bao gồm các phương pháp
hệ thống- chỉnh thể; phương pháp liên ngành,phương pháp
lịch sử và phương pháp logic
Nhóm phương pháp chuyên ngành gồm có các cách tiếp cận :
- Cách tiếp cận nhân học: Nhân học văn hóa
- Cách tiếp cận sử học: Sử học văn hóa
- Cách tiếp cận xã hội học: Xã hội học văn hóa
- Cách tiếp cận kinh tế học: Kinh tế học văn hóa
Mỗi phương pháp trên có một ưu nhược điểm riêng, song
phương pháp nghiên cứu liên ngành luôn là phương pháp
nghiên cứu được sử dụng phổ biến và rộng rãi.
II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU LIÊN NGÀNH
TRONG NGHIÊN CỨU VĂN HÓA
1.Phương pháp nghiên cứu liên ngành
Phương pháp liên ngành là tiếp cận một đối tượng
bằng nhiều cách thức, dựa trên dữ liệu của nhiều
chuyên ngành. Có ba mức độ liên ngành:
- Dùng phương pháp của một ngành ứng dụng vào
ngành khác
- Dùng lý thuyết của ngành này áp dụng vào các
ngành khác để xem xét hiệu quả
- Tìm những điểm nổi trội, giao thoa giữa các ngành
khoa học
2. Nguyên nhân cần áp dụng phương pháp liên ngành trong nghiên
cứu văn hóa
a.Văn hóa học là một khoa học liên ngành, do đó khi nghiên cứu
về văn hóa cần phải nhìn nhận dưới quan điểm liên ngành, tránh
cái nhìn chia cắt trong quá trình nghiên cứu
Văn hóa học là một ngành khoa học liên ngành. Khi nghiên cứu
về một vấn đề trong văn hóa, nó sẽ có ý nghĩa trên nhiều mặt,
nhiều lĩnh vực. Có sự tương quan chặt chẽ giữa văn hóa học với
các ngành khoa học khác, có sự gắn kết giữa ý nghĩa của hiện
tượng văn hóa trong nghiên cứu của ngành này với ngành khác.
Là một khoa học chuyên ngành, chính vì vậy khi tìm hiểu đối
tượng của văn hóa học là văn hóa, đòi hỏi phải sử dụng phương
pháp liên ngành. Có như thế mới có cái nhìn toàn diện, sâu sắc và
tranh chia cắt khi nghiên cứu văn hóa.
Dưới đây là sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa văn hóa học với các
ngành khoa học khác
SƠ ĐỒ CẤU TRÚC VĂN HÓA HỌC CỦA A. A. GORELOV
b. Do các hiện tượng của văn hóa rất đa dạng và bao trùm lên tất cả
các mặt của đời sống con người, xã hội, cộng đồng… nên việc lí giải
một hiện tượng văn hóa đòi hỏi sự đóng góp công sức của nhiều
chuyên ngành nghiên cứu khác nhau.
Như ta đã biết, văn hóa là khái niệm bao hàm nhiều giá trị, nhiều
hiện tượng. Những hiện tượng văn hóa rất đa dạng và phong phú.
Văn hóa phổ biến là vậy, đa dạng phong phú như vậy nên rất cần
thiết có sự tiếp cận nghiên cứu từ nhiều ngành khoa học. HƠn
nữa, giữa các ngành đó phải có sự phối hợp chặt chẽ với nhau để
có thể tìm hiểu về văn hóa sâu sắc và kĩ lưỡng nhất, đồng thời tìm
ra sợi dây tương quan về ý nghĩa, giá trị của hiện tượng văn hóa
đó qua từng cách tiếp cận.
sắc trên nhiều mặt, với sự nghiên cứu của nhiều ngành khoa học
khác nhau.
c.Do tình hình thế giới có nhiều thay đổi, văn hóa giữa các quốc
gia có sự giao thoa, biến đổi, vì vậy cần phải có lối tư duy tổng
hợp và sự phối hợp nghiên cứu liên ngành.
Thế kỉ XXI là thời đại của toàn cầu hóa, thời đại của sự giao
thoa văn hóa.
Trong tình hình đó, văn hóa Việt Nam đã và đang tiếp thu
những hiện tượng văn hóa, những luồng văn hóa từ bên ngoài
du nhập từ bên ngoài vào. Những hiện tượng, giá trị văn hóa
truyền thống có những sự thay đổi, sự biến hóa nhất định cho
phù hợp với thực tế điều kiện phát triển của đất nước.
Khi đó, những giá trị văn hóa truyền thống dưới cái nhìn
của bạn bè thế giới sẽ có ý nghĩa khác hơn, mới mẻ hơn.
=>đòi hỏi khi nghiên cứu văn hóa phải có tư duy liên hệ, tổng
hợp và mới mẻ. Như vậy mới phát hiện được những ý nghĩa văn
hóa mới và tạo nền móng cho việc bảo tồn và phát huy bản sắc
văn hóa dân tộc.
3. Ý nghĩa của phương pháp nghiên cứu liên ngành khi
nghiên cứu văn hóa
- Phương pháp này cho phép những người nghiên cứu và
những người quan tâm, tìm hiểu văn hóa có cái nhìn sâu
sắc và toàn diện về những hiện tượng văn hóa, những giá
trị văn hóa
- Phương pháp này còn góp phần tạo ra tư duy hệ thống
và quan điểm toàn diện
- Sự phối hợp giữa các ngành khoa học khi nghiên cứu về
văn hóa sẽ tạo ra hiệu quả cao hơn khi phát hiện và phân
tích những ý nghĩa mới của các biểu tượng văn hóa trong
xã hội ngày nay
III. VÍ DỤ THỰC TIỄN: SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP LIÊN NGÀNH KHI
NGHIÊN CỨU TRỐNG ĐỒNG ĐÔNG SƠN
Có thể nói, một trong những niềm hãnh diện lớn của dân tộc Việt
ở châu Á là sự xuất hiện của nền văn hóa trống đồng Đông Sơn.
Trống đồng là di vật tiêu biểu cho nền văn minh lúa nước của
người Việt, không chỉ là vật tiêu biểu cho nền văn minh Việt cổ mà
còn có ý nghĩa biểu tượng lớn cho cả cộng đồng
Với một vật mang nhiều ý nghĩa văn hóa như trống đồng Đông
Sơn cần phải nghiên cứu bằng phương pháp liên ngành nhằmcó
cái nhìn toàn diện và sâu sắc.
Đó là sự phối hợp giữa các ngành Sử học, Biểu tượng học, Nhân
học, Xã hội học….
Sử học: chúng ta có thể xác định được niên đại của nền văn hóa
Đông Sơn nói chung và trống đồng Đông Sơn nói riếng. Theo đó:
nền văn hóa Đông Sơn có thời giam tồn tại là từ năm 700 TCN-
100. Trong giai đoạn phát triển của nền văn hóa Đông Sơn, kĩ
thuật luyện kim và khả năng đúc đồng đã phát triển rất mạnh mẽ.
Người Việt cổ đã đúc ra những chiếc trống đồng.
Chiếc trống đồng tồn tại từ thời kì văn hóa Đông Sơn
Biểu tượng học: Nghiên cứu những kí hiệu, biểu tượng,
hình ảnh khắc trên mặt trống…từ đó, chúng ta có những
tri thức ý nghĩa của các hình ảnh đó: ý nghĩa biểu tượng
của tín ngưỡng thờ tự nhiên, thể hiện cuộc sống vật chất
và tinh thần của người Việt cổ…
hình ảnh thể hiện mái nhà của người Việt cổ. Trong đó có
hình ảnh của những đứa trẻ đang chơi đùa
Hình ảnh thể hiện việc cư dân đang giã gạo
HÌnh ảnh thể hiện cuộc sống cư dân Việt cổ: đi thuyền và chài lưới
Đua thuyền, hoạt động văn hóa tinh thần của cả cộng đồng
Mặt trống đồng với hình sao nhiều cánh ở giữa trống- thể hiện tín ngưỡng
thờ thần mặt trời
Nhân học:
ngành Nhân học văn hóa có thể xác định được một
cách khái quát về đời sống vật chất và tinh thần của
người xưa: đất nước với nền kinh tế nông nghiệp, với
những hoạt động vui chơi giải trí giành cho cả cộng
đồng, với những tín ngưỡng về trời đất, những quan
điểm về nguồn gốc của người Việt cổ
=> quá trình sáng tạo văn hóa của người xưa: Trong
nhà nước sơ khai với nền văn minh lúa nước, người
Việt với những thành tựu trong thuật luyện kim,
những yêu cầu đò hỏi của sự phát triển kinh tế đã chế
tạo ra những công cụ bằng đồng để phục vụ mục đích
nông nghiệp, đồng thời học đúc nên những trang sức,
những vật dụng hàng ngày và tạo ra trống đồng.
Tâm lí học văn hóa và Sinh thái học văn hóa chỉ rõ cho những
người nghiên cứu về đời sống tinh thần của con người thời xưa,
cung cấp them những tri thức về môi trường và điều kiện sống của
người Việt cổ…Đó là cuộc sống của con người gắn chặt với cộng
đồng, với sự lao động cần cù, với những nét đẹp trong đời sống
tinh thần, sự gắn kết bền chặt giữa cá nhân và tập thể…
=> Xâu chuỗi các kiến thức, ta có thể thấy ý nghĩa của TRống đồng
Đông Sơn:
- Về mặt ý nghĩa biểu tượng: có thể nói, Trống đồng Đông Sơn là biểu
tượng của một nền văn hóa rực rỡ trong lịch sử của dân tộc: nền văn
hóa Đông Sơn. Nó là bản ghi chép lịch sử sơ khai nhưng hoàn mĩ về
con người và cuộc sống của người Việt cổ trong thời kì đầu dựng
nước. Mang theo ý nghĩa đó cho đến thời đại hiện nay, Trống
đồng Đông Sơn trở thành hình ảnh tượng trưng cho nền văn hóa lâu
đời của cả dân tộc, tượng trưng cho sức sống lâu bền cũng như những
giá trị lâu đời đáng tự hào của dân tộc. Ngày nay Trống đồng Đông
Sơn trở thành biểu tượng văn hóa đẹp giúp Việt Nam đưa nền văn
hóa của mình ra hội nhập với khắp bạn bè trên thế giới…
CẢM ƠN THẦY CÔ VÀ CÁC
BẠN ĐÃ LẮNG NGHE BÀI
THUYẾT TRÌNH CỦA EM