Tải bản đầy đủ (.doc) (45 trang)

Đề tài luận văn quan hệ quốc tế ở Đông Á

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (217.2 KB, 45 trang )

ĐỀ TÀI:
QUAN HỆ QUỐC TẾ Ở ĐÔNG Á
I)Bố cục chuyên đề
Phần thứ 1
Nhập môn về Quan hệ Quốc tế
- Khái niệm về QHQT
- Tính chất của bộ mơn QHQT
- Nhiệm vụ của bộ môn QHQT
- Phương pháp nghiên cứu QHQT
Phần thứ 2
Lịch sử quan hệ quốc tế ở Đông Á

Chương Một: QHQT thời cổ đại:
Giao lưu và tiếp nhận văn hoá
Chương Hai: QHQT thời trung đại:
Chiến tranh và xung đột.
Chương Ba: QHQT thời cận đại:
- CNTB phương Tây và Đông Á
- NB duy tân và QHQT ở Đông Á
- CTTG và QHQT ở châu Á.
Chương Bốn: QHQT thời hiện đại:
- Quan hệ quốc tế ở châu Á thời “chiến tranh lạnh”.
- Quan hệ quốc tế ở châu Á sau “chiến tranh lạnh”
II) Tài liệu học tập
- Văn kiện của Đảng Cộng sản Việt Nam qua các đại hội VIII, XIX và dự thảo
báo cáo đại hội X, phần nhận định về tình hình thế giới và chính sách đối
1


ngoại.
-TCCT, 2003, Quan hệ quốc tế, Giáo trình đại học, NXB Quân đội Nhân dân,


Hà Nội
- Khoa Đông phương học, 2003, Nhật Bản trong thế giới Đông Á và Đông
Nam Á, NXB TP Hồ Chí Minh
- Khoa Đơng phương học, 2004, 30 năm quan hệ Việt Nam-Nhật Bản, Kết
quả và triển vọng, NXB Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh
- Lê Văn Quang, 1993, Quan hệ quốc tế Đông Á trong lịch sử, Tủ sách
Đông phương học, ĐHTH TP. Hồ Chí Minh
- Nguyễn Thanh Bình, 2004, Quan hệ Nhật-Trung từ sau chiến tranh thế
giới lần thứ II đến nay, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội

Phần thứ 1
Lý luận về QHQT

I. KHÁI NIỆM VỀ QHQT
1. Khái niệm

Khái niệm về QHQT: International Relations; Bộ môn QHQT hay NC QHQT:
The Study of International Relations, viết tắt la IR.
IR là một môn khoa học nghiên cứu tổng hợp thuộc khoa học xã hội-nhân

văn trong đó chủ yếu là chính trị học, lịch sử và kinh tế học, nghiên cứu về các
mối quan hệ giữa những chủ thể (Player, Actor) cấu thành quan hệ quốc tế.
- Sự hình thành quan hệ quốc tế là nhu cầu khách quan, thiết yếu của sự vận
động và phát triển của mỗi cộng đồng dân tộc trong q trình lịch sử. * Thời
cơng xã thị tộc: có nhiều cuộc tranh chấp, xung đột và chiến tranh giữa các thị
tộc, bộ lạc. Có thể nói đây là những mầm mống sơ khai của QHQT.* Khi xã hội
xuất hiện giai cấp và nhà nước ra đời, cũng là sự hình thành QHQT đầu tiên

2



của các nhà nước và cộng đồng tộc người. * Khi CNTB ra đời, thực hiện chính
sách thực dân, xâm lược các nước khác trên phạm vi tồn cầu thì không gian

của quan hệ quốc tế đã được mở rộng trên phạm vi toàn thế giới.
* Ngày nay, nhân loại đang bước vào thiên niên kỷ mới, QHQT đang trở thành
một trong những quan hệ xã hội cơ bản của con người và loài người. Mối quan
hệ quốc tế trên các lĩnh vực đang và sẽ tác động lớn tới các quan hệ xã hội
trong mỗi quốc gia, mỗi cộng đồng, thậm chí tới mỗi cá nhân con người.

Như vậy, QHQT ngày càng trở nên đa dạng và phức tạp, biến đổi mau
lẹ, địi hỏi phải được nghiên cứu có hệ thống, cơ bản, với tính cách là một bộ
mơn khoa học tương đối độc lập, từ đó tìm ra những quy luật chi phối quá trình
vận động, biến đổi của các chủ thể và các mối quan hệ cơ bản trong đời sống
quốc tế: QHQT ra đời.
Về mặt học thuật, sự hình thành bộ mơn QHQT như sau: Các bộ môn khoa
học truyền thống tức là các chuyên ngành riêng biệt - discipline. Discipline tức
là một lĩnh vực hiểu biết, một vấn đề nghiên cứu hoặc trao đổi, một chuyên
ngành ở trường ĐH. Ví dụ như Chính trị học, Kinh tế học, Lịch sử học, Xã hội
học, Nhân học, Tâm lý học…IR là môn nghiên cứu đa ngành Multi-Discipline
hay liên ngành Inter-Dicispline.
Sự hình thành IR như là một bộ môn được giảng dạy trong các trường
ĐH thế giới, trước hết là ở Anh-Mỹ như sau:
Môn khoa học chuyên biệt

Quan hệ quốc tế

Discipline
Chính trị học


International Relations
Chính trị học quốc tế Inter-Politics

Political Sciences
Kinh tế học Economics

+ Kinh tế quốc tế Inter-Economics

3


+ KT-Chính trị học QT
Inter-Political Economics
Sử học

+Lịch sử QHQT Inter-History

History

+Lịch sử ngoại giao Diplomatic History

Xã hội học

Xã hội học QT Sociology of Transnational

Sociology

Relations

Nhân học Anthropology


Nhân học văn hóa Cultural Anthropology

Tâm lý học Psychology

Tâm lý học QT Inter-Psychology

II. Tính chất

IR là một khoa học vừa mang tính chính trị và tính lịch sử.
-

Tính chính trị của IR được biểu hiện ở nội dung những vấn đề quốc tế mà
nó đi sâu nghiên cứu chủ yếu là các quan hệ chính trị-xã hội giữa các chủ
thể.

* Các chủ thể QHQT tế tồn tại trước hết với tư cách là một thực thể chính trị-xã
hội như quốc gia dân tộc, nhà nước, đảng phái, tổ chức chính phủ, tổ chức khu

vực, các phong trào chính trị- xã hội.
* Các mối quan hệ, liên hệ và sự tác động qua lại lẫn nhau giữa các chủ thể và
của toàn bộ đời sống xã hội trên thế giới đều phản ánh, biểu hiện các lợi ích

giai cấp, lợi ích dân tộc nhất định.
Trong QHQT, các quan điểm tư tưởng, đường lối, chính sách đối ngoại, các
đối sách quan hệ cụ thể và đa dạng là biểu hiện của lập trường giai cấp, lợi ích
giai cấp và theo đuổi một mục tiêu chính trị nào đó. Chính vì vậy, khi nghiên
cứu quan hệ quốc tế, các hoạt động và đối sách, các chủ trương chiến lược và

4



sách lược của các chủ thể trong quá trình giải quyết các mối quan hệ quốc tế,

chúng ta trước hết và ln ln chú ý đến tính chính trị của nó.
- Tính lịch sử của IR thể hiện ở chỗ các mối quan hệ quốc tế ln gắn liền và

có mối liên hệ với các hiện tượng, các sự kiện phong phú và đa dạng khác
trong dòng chảy lịch sử, sự vận động, biến đổi xã hội chung của loài người.
* Một hiện tượng, một sự kiện, một mối quan hệ quốc tế cụ thể đang diễn ra
đều là sự tiếp tục hoặc là hệ quả của quá khứ và đang vận động theo một xu
hướng nhất định tới tương lai.
* Các vấn đề, các sự kiện, các hiện tượng, các mối QHQT là một quá trình lịch
sử hình thành, vận động, biến đổi và phát triển.
Tính lịch sử của khoa học QHQT địi hỏi các vấn đề mà nó phản ánh phải đảm
bảo được tính khách quan, chân thực, chính xác, khơng chủ quan, áp đặt,
phiến diện.

II. NHIỆM VỤ CỦA IR
1. Nhiệm vụ IR
Trên cơ sở xác định rõ đối tượng nghiên cứu, hệ thống các phạm trù,
khái niệm và những tính quy luật quan hệ quốc tế. IR có những nhiệm vụ
nghiên cứu chủ yếu sau đây:
- Thứ nhất, nghiên cứu sự hình thành, vận động, biến đổi của các chủ thể

trong đời sống quốc tế.
IR luôn đặt chủ thể trong mối liên hệ, quan hệ tác động lẫn nhau với các
chủ thể khác và trong bối cảnh quốc tế mà chủ thể ra đời, tồn tại và biến đổi.
Khi nghiên cứu QHQT phải trả lời được các câu hỏi: Chủ thể đó ra đời trong bối
cảnh quốc tế nào? Sự vận động, biến đổi của nó chịu sự tác động của những


5


nhân tố quốc tế nào? Sự tồn tại phát triển của chủ thể quan hệ có tác động gì
đến tình hình quốc tế và khu vực?
- Thứ hai, IR nghiên cứu các mối quan hệ quốc tế của chủ thể trong các giai

đoạn lịch sử và xu thế của các quan hệ đó trong tương lai.
Đây là nhiệm vụ chủ yếu của IR. Quán triệt quan điểm lịch sử cụ thể và
với tính cách là một khoa học mang tính chất lịch sử, nên khi nghiên cứu các
mối quan hệ quốc tế của các chủ thể, IR phải xem xét các quan hệ đó trong
một q trình, khơng chỉ nghiên cứu quan hệ hiện tại mà cả quá khứ và xu
hướng vận động, phát triển của nó trong tương lai.

- Thứ ba, IR nghiên cứu các quan điểm, chính sách đối ngoại của các chủ thể .
Đây là nhiệm vụ mang tính thường trực có vai trị rất quan trọng để
nhận định tình hình quốc tế và hiểu rõ những hoạt động đa dạng của mỗi chủ
thể. Với nhiệm vụ này, IR nâng cao nhận thức về quan điểm, đường lối, chính
sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay.

- IR cịn có nhiệm vụ dự báo chiến lược quan hệ quốc tế của các chủ thể trong
tương lai.
Khoa học QHQT cùng với các ngành khoa học khác cung cấp những dữ liệu
cần thiết, đưa ra những chỉ báo đúng đắn, những nhận định có tầm chiến lược
cho Đảng và Nhà nước hoạch định chính sách đối ngoại dài hạn phù hợp.

IR nghiên cứu các chủ thể quan hệ quốc tế, từ đó rút ra những quy luật và
vấn đề có tính quy luật của sự vận động, biến đổi, phát triển của các chủ thể
và sự tương tác lẫn nhau giữa các chủ thể, tạo nên tính đa dạng, phức tạp,

biến động của đời sống quốc tế. IR chú ý đến tình hình quan hệ quốc tế đang
diễn ra trên thế giới, nghiên cứu các đối sách, các chiến lược, sách lược, quan
điểm, chủ trương, nhiệm vụ, đối ngoại của các chủ thể. Đặc biệt là quan điểm,

chính sách và hoạt động đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta đối với các chủ

6


thể quan hệ quốc tế trong các giai đoạn, thời kỳ lịch sử đã qua. .
2. Phạm trù, quy luật trong nghiên cứu QHQT
a- Hệ thống phạm trù

IR có hệ thống các phạm trù, khái niệm, các quy luật và những vấn đề có tính
quy luật đặc thù.
* Phạm trù cơ bản của IR là phạm trù Quan hệ giữa các quốc gia có chủ

quyền. Phạm trù Quan hệ giữa các quốc gia có chủ quyền chỉ ra mối liên hệ cơ
bản, chủ yếu trong quan hệ quốc tế. Nó nghiên cứu và làm rõ mối quan hệ của
chủ thể chính, quan trọng nhất trong các chủ thể cấu thành đời sống quốc tế.
IR nghiên cứu quan hệ giữa các quốc gia có chủ quyền khơng phải với tư cách
là một thực thể độc lập tách rời với bối cảnh và các mối liên hệ quốc tế. Sự vận
động, biến đổi, phát triển của các quốc gia có chủ quyền được xem xét trong
quan hệ tác động qua lại của nó đối với các chủ thể khác và đặt trong giới hạn
không gian, thời gian của bối cảnh thế giới trong giai đoạn lịch sử nhất định.
Phạm trù này phản ánh một quan hệ rất cơ bản của đời sống con người,
đó là quan hệ giữa các quốc gia dân tộc trong cộng đồng quốc tế.
* Một phạm trù rất quan trọng của IR là Trật tự thế giới.
Phạm trù Trật tự thế giới phản ánh kết quả của sự tương quan so sánh lực
lượng, tác động lẫn nhau giữa các chủ thể chính trị-xã hội trong đời sống quốc

tế. Trật tự thế giới là một cục diện quan hệ được tạo thành trong một giai

đoạn, thời kỳ lịch sử nhất định, tương đối ổn định, là tổng hoà các xung lực tác
động, đấu tranh lẫn nhau giữa các chủ thể nhằm thực hiện mục tiêu lợi ích của
mình trong đời sống quan hệ quốc tế.
Suy đến cùng, trật tự thế giới là kết quả tất nhiên phản ánh tương quan so
sánh lực lượng của cuộc đấu tranh giữa các chủ thể trong quan hệ quốc tế.

Trật tự thế giới hình thành lại là nhân tố to lớn chi phối và tác động đến mỗi

7


chủ thể cả về mặt khách quan và chủ quan. Sự vận động của đời sống quốc tế
làm cho trật tự thế giới tuy ổn định tương đối trong một thời gian nhất định,
song luôn biến đổi và phát triển.
Ở một thời điểm nhất định, sự biến đổi về lượng đến một giới hạn nào đó,
tạo ra biến động lớn trên thế giới, làm thay đổi tương quan so sánh lực lượng,
dẫn đến trật tự thế giới cũ bị phá vỡ; từ đó lại bắt đầu cho sự hình thành một
trật tự thế giới mới. Vì vậy, mọi chủ thể quan hệ quốc tế đều căn cứ vào trật tự

thế giới và sự vận động của nó để đề ra đường lối, chính sách đối ngoại phù
hợp với hiện thực và đem lại hiệu quả tích cực.
* IR cịn có hệ thống các phạm trù: lợi ích quốc gia, xu thế quốc tế, tổ chức

quốc tế, tổ chức chính phủ, cùng tồn tại hồ bình, hợp tác, liên kết quốc tế,
cạnh tranh, độc lập dân tộc, can thiệp, ngoại giao nhân dân, ngoại giao nhà
nước, thoả hiệp, liên minh, công ước quốc tế, chính sách đối ngoại, đàm phán,
quan hệ song phương, quan hệ đa phương, hiệp ước, lễ tân, lễ nghi ngoại
giao...

Nắm vững hệ thống phạm trù cơ bản của IR là công cụ cơ bản để người
nghiên cứu, học tập có thể tiếp cận và nhận thức sâu sắc bản chất các mối
quan hệ quốc tế từ các hiện tượng phức tạp, biến động của tình hình.
b- Quy luật của QHQT
* Trước hết đó là vấn đề đặt lên hàng đầu lợi ích quốc gia dân tộc trong giải

quyết các quan hệ quốc tế.
Điều này xuất phát từ vị trí của quốc gia dân tộc là chủ thể cơ bản,
xuyên suốt của quan hệ quốc tế. Mọi quan hệ quốc tế, suy đến cùng phải thông
qua quan hệ giữa các quốc gia dân tộc. Lợi ích quốc gia dân tộc là lợi ích cơ
bản nhất, là cơ sở để giải quyết và thực hiện các lợi ích khác trong quan hệ
quốc tế. Mặc dù các giai cấp khác nhau có quan điểm khác nhau về lợi ích dân

8


tộc, song giai cấp cầm quyền bao giờ cũng biến lợi ích của mình thành lợi ích
dân tộc và trong quan hệ quốc tế các giai cấp đó đều nhân danh đại biểu cho
dân tộc và theo đuổi lợi ích dân tộc phù hợp với quan điểm và lợi ích giai cấp
của mình.
* Quy luật về sự thích ứng của chiến lược đối ngoại của mỗi chủ thể với đặc

điểm tình hình xu thế quan hệ quốc tế và trật tự thế giới.
Mỗi chủ thể quan hệ, trong đường lối, chiến lược, chính sách đối ngoại
của mình đều phải căn cứ vào đặc điểm tình hình thế giới, xu thế quốc tế trong
giai đoạn lịch sử tương ứng. Đây là cơ sở hiện thực khách quan để từ đó hoạch
định đường lối, chính sách và các hoạt động đối ngoại phù hợp. Việc đề ra
đường lối, chính sách đối ngoại có đúng đắn và hiệu quả hay khơng, một mặt
phải xuất phát từ tình hình của đất nước, đồng thời phải căn cứ vào tình hình
quốc tế, xu thế quan hệ quốc tế và thời đại.

* Quy luật về sự quy định của quan hệ kinh tế quốc tế tới các quan hệ khác.
Đây là tính quy luật thể hiện mối quan hệ giữa kinh tế với các lĩnh vực
khác... trong quan hệ quốc tế. Các quan hệ quốc tế khác, suy đến cùng đều
chịu sự chi phối có tính quyết định của quan hệ lợi ích kinh tế. Phạm vi, mức độ
mở rộng và ảnh hưởng trong quan hệ quốc tế của chủ thể phụ thuộc vào các
nhân tố khách quan và chủ quan là một vấn đề có tính quy luật của quan hệ
quốc tế.

III. CHỨC NĂNG VÀ PHƯƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU QHQT
1. Chức năng
Với khách thể phản ánh là đời sống quốc tế hiện thực và đối tượng
nghiên cứu là các chủ thể, IR có một số chức năng chủ yếu sau đây:
9


- Chức năng nhận thức khoa học
IR trước hết cung cấp cho người học những tri thức cần thiết về lịch sử
các mối quan hệ quốc tế, tình hình thế giới và xu thế thời đại, quá trình hình
thành, tồn tại, biến đổi của các chủ thể cũng như chiến lược đối ngoại của họ
trên thế giới.
Hơn nữa, việc phát hiện ra những quy luật vận động của quan hệ quốc tế,
các động cơ chính trị và quan hệ lợi ích kinh tế chi phối các quan hệ đó, làm
cho chúng ta nhận thức đúng đắn hơn bản chất các vấn đề quốc tế.
- Chức năng định hướng tư tưởng chính trị
Là một bộ mơn khoa học mang tính chính trị rõ rệt, IR phản ánh các mối
quan hệ quốc tế phong phú, trong đó mối quan hệ chính trị giữ vai trò chủ đạo
và xuyên suốt. Nội dung nghiên cứu của QHQT đều thể hiện một thế giới quan,
lập trường và lợi ích của chủ thể nhất định. Cần nghiên cứu, thế giới quan,
phương pháp luận của chủ nghĩa Marx, đứng trên lập trường dân tộc Việt Nam,

tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng và
Nhà nước ta trong công cuộc đổi mới hiện nay khi xem xét các vấn đề QHQT.
- Chức năng thời sự
Trong đời sống quốc tế hiện đại, hàng ngày, hàng giờ diễn ra biết bao
sự kiện lớn trên các lĩnh vực đời sống xã hội. Bám sát sự biến đổi của thời đại
và của mỗi chủ thể, IR thơng tin một cách kịp thời, tương đối có hệ thống
những sự kiện quốc tế nổi bật đang diễn ra với sự phân tích sâu sắc và nhận
định xác đáng. Sự phản ánh các sự kiện quốc tế có tính thời sự đó làm cho nội
dung lý luận của bộ mơn ln được đổi mới, tạo cho nó có tính hấp dẫn, sinh
động và mới mẻ, giúp cho người học có nhận thức nhanh, nhạy, theo kịp sự
biến đổi của cuộc sống; đồng thời kích thích nhu cầu ham hiểu biết, sự quan
tâm đến các vấn đề quốc tế và tính tích cực chủ động của họ tham gia vào hoạt

10


động chính trị.
- Chức năng dự báo khoa học
IR có chức năng dự báo khoa học bởi nó đưa ra được những phán đoán,
nhận định về khả năng sẽ diễn ra trong sự vận động của các chủ thể và mối
quan hệ quốc tế theo những xu thế tất yếu khách quan.
Khi phân tích, đánh giá một chủ thể hoặc một mối quan hệ quốc tế nào
đó, IR khảo sát chúng trong một quá trình: hình thành, tồn tại, biến đổi và phát
triển, cả quá khứ và hiện tại, nhìn thấy sự tác động của bối cảnh quốc tế tới
mỗi q trình đó và cả sự tác động trở lại của nó tới các chủ thể khác và bối
cảnh quốc tế nói chung. Từ sự hiểu biết đầy đủ và đúng đắn thực trạng của các
chủ thể, cho phép đưa ra những dự báo khoa học của nó.
Dự báo khoa học về xu thế quan hệ quốc tế là một căn cứ quan trọng để
chủ thể chủ động đề ra chiến lược đối ngoại thích hợp.
2. Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp luận nghiên cứu của IR của chúng ta là chủ nghĩa Marx-Lenin.
Chủ nghĩa duy vật biện chứng của chủ nghĩa Marx bảo đảm cho việc tiếp
cận phân tích, đánh giá, nhận định các vấn đề quốc tế, đặc điểm và tính chất
thời đại, vị trí, vai trị và ảnh hưởng của mỗi chủ thể quốc tế cũng như sự vận
động của quan hệ quốc tế một cách biện chứng; tồn diện, hệ thống, cụ thể,
khơng chủ quan, phiến diện, một chiều, mơ hồ về chính trị hoặc rập khuôn, xơ
cứng.
- Phương pháp nghiên cứu đặc thù của IR là phân tích sự kiện, đánh giá, nhận

định, phán đốn và dự báo khoa học.
Bằng thu thập tư liệu, văn kiện, phương pháp thống kê, phỏng vấn
chuyên gia, trưng cầu ý kiến, thăm dò dư luận trong nước, khảo sát dư luận
quốc tế, trên cơ sở đó, dùng phương pháp phân tích, so sánh để rút ra kết
11


luận, những phán đoán và dự báo. Đây là phương pháp nghiên cứu rất có hiệu
quả của khoa học QHQT.

- IR còn sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu của cả khoa học lịch sử
và khoa học chính trị, kết hợp giữa phân tích và tổng hợp, giữa diễn dịch và
quy nạp... để làm sáng tỏ vấn đề.
Trong q trình nghiên cứu, IR cịn kế thừa các phương pháp nghiên cứu
của các khoa học liên ngành, các khoa học kế cận như kinh tế học, văn hoá

học, xã hội học, dân tộc học...
(Tham khảo: Các lý luận về IR trên thế giới)
Chủ nghĩa hiện thực (Realism)
+ Chủ nghĩa hiện thực mới(Neorealism)
+ Chủ nghĩa hiện thực kinh điển mới(Neoclassical Realism)

Chủ nghĩa ý tưởng (Idealism)
Chủ nghĩa tự do(Liberalism)
+ Lý luận tương tác lẫn nhau
+ Lý luận về thể chế
+ Chủ nghĩa chế độ tự do mới(Neoliberal Institutionalism)
+ Chủ nghiã thống hợp:
Chủ nghĩa liên bang
Chủ nghĩa cơ năng
Chủ nghĩa cơ năng mới
Chủ nghĩa giao lưu
Chủ nghĩa Marx(Marxism):
Phụ thuộc luận
Lý luận hệ thống
Chủ nghĩa cấu trúc(Constructivism)
Lý luận phê phán(Critical Theory)
Chủ nghĩa hậu cấu trúc(Post-structuralism)
Chủ nghĩa Femin(Feminism)
Trường phái Anh(English school)

12


Phần thứ 2
LỊCH SỬ QUAN HỆ QUỐC TẾ Ở ĐÔNG Á

Chương Một
QHQT Ở ĐÔNG Á THỜI CỔ ĐẠI
- Sự truyền bá và tiếp nhận văn minhI. Các nền văn minh phưong Đông
1.Trung Quốc
- Văn minh Trung Quốc: gần 5000 năm

Hạ:Nghiêu(2356-2255TCN;
Thương-Ân:Thuấn(2255-2205 TCN).
Chu với Văn vương, Võ vương.
Xuân Thu (722-479 TCN)
Chiến Quốc (478-221).
Năm 221 TCN (thế kỷ III TCN) nhà Tần 秦:thống nhất đất nước, lập nên một
đế quốc cổ đại hùng mạnh nhất ở châu Á. Từ đó về sau các triều nhà Hán 漢,
Tam Quốc, Nam Bắc Triều, Tùy, Đường.
- Văn minh TQ với “bảo vật” là chữ Hán, Nho giáo, chế độ luật lệnh truyền bá
sang châu Á. Và đó là dịng chính của QHQT ở phương Đơng thời cổ.
2. Văn minh Ấn Độ
- Â Đ có nền văn minh lâu đời: có ảnh hưởng sâu sắc tới các nước Đông Á và
ĐBÁ.
Triều Tiên
- TNK III TCN(2333), Tangun (Đàn Quân), đã thành lập Kochoson (Cổ Triều
Tiên).
-Vào thế kỷ III TCN, tướng của nhà Yên là Vệ Mãn (Wiman) chạy sang TT,
chiếm quyền là lập ra Wiman Choson.
- Thế kỷ I: Tam quốc
* 57 TCN, Nam :Shilla 新羅 (Tân La).
* 38 TCN, Bắc: Koguryo 高句麗 (Cao Câu Ly).
13


* 18 TCN, ở Trung: Paekche 百済 (Bách Tế).
- Tuy “tam quốc” này đều chung tộc người và ngôn ngữ nên không bị phân
chia vĩnh viễn. Tuy vậy, do các hoạt động ngoại giao giao rắc rối của các vương
quốc đã làm cho sự tranh chấp, xung đột diễn ra thường xuyên và vị thế TT bị
ảnh hưởng nghiêm trọng.
Trong QHQT ở châu Á phương Đông cổ đại, TT là sợi dây quan trọng mà

thơng qua đó các nước trong khu vực quốc gia có quan hệ, tác động và ảnh
hưởng lẫn nhau.

II. Sự tiếp nhận văn minh của Nhật Bản
- Nhật Bản là có nền văn minh xuất hiện muộn hơn.
* Vào thế kỷ VIII-VI TCN: Jomon 縄文.
* TK III TCN: Yayoi 弥生.
- TKI: Đã có giao lưu TQ-TT-NB:
*Hán thư 漢書東夷伝:“người lùn” 倭人(wajin).
*Hậu Hán thư 後 漢書 :Nụy-nô 倭奴 ,cử sứ đến “triều cống” 朝貢 nhà Hán và
được vua Quang Vũ nhà Hán ban cho một cái ấn vàng (đã tìm thấy ở Kyushu 九
州).
*Tam quốc có Giao lưu Ngụy-NB: Ngụy chí 魏志倭人伝 có Yamatai 邪馬台国.
Nữ vương Himiko 卑弥呼. Nữ vương được nhà Ngụy ban cho ấn vàng có khắc 4
chữ “Thân Ngụy Nụy vương” 親魏倭王.
- Vương quốc Yamato 大和. Trung tâm vùng Kinki 近畿. Từ vùng Kinki, vương
quốc Yamato phát triển khắp đất nước. Vào thời Yamato, NB ra sức tiếp thu,
giao lưu văn hóa, kỹ thuật của TT và Trung Quốc. Nhờ vậy mà Nhật Bản đã có
sự phát triển vượt bậc trở thành một quốc gia hùng mạnh ở khu vực Đơng Á và
có mối quan hệ mật thiết và gây ảnh hưởng trở lại với Trung Quốc và Triều
Tiên.
- Đặc biệt trong thời kỳ Thái tử Shotoku 聖徳太子 làm Nhiếp chính thì một mặt,
Nhật Bản tích cực tiếp thu chế độ luật lệnh, văn hóa TQ, kỹ thuật TT và Phật
giáo để phát triển đất nước,(遣隋使)mặt khác, Nhật Bản cũng bành trướng
mạnh mẽ quyền lực của mình ở Triều Tiên, đặc biệt họ liên minh với vương
quốc Paekche để chống lại Koguryo. Nhật Bản đã cố gắng thiết lập quan hệ đối
đẳng với TQ. Trong Quốc thư của nước Yamato gửi 隋 Tùy Dượng đế có câu:
“Thiên tử xứ Mặt trời mọc kính gửi Thiên tử xứ Mặt trời lặn” .Như vậy, ít nhất
Nhật Bản cũng tỏ ra mình là một quốc gia đối đẳng với Trung Quốc.
14



- Sau thời kỳ Shotoku, Nhật Bản đã tiến hành Taika 大化(Đại Hóa) bằng cách
học tập nền văn minh TQ, tiến hành đại cải cách toàn diện đất nước. NB đã học
tập cơ cấu NN, chế độ ban điền, chế độ tô-dung-điệu. Tuy nhiên, NB đã tiếp
thu một cách chọn lọc nền văn minh Trung Quốc để biến nó thành nét riêng
của nền văn hóa Nhật Bản.
Như vậy, trong thời cổ đại, trào lưu chính trong quan hệ của các nước
phương Đông là sự truyền bá(TQ,ÂĐ,TT) và tiếp nhận văn minh(NB,ĐNÁ).
Trong thời kỳ này, tuy trong nội bộ các nước phương Đơng ln có những xung
đột nhưng quan hệ QT ở phương Đông chủ yếu là quan hệ giao lưu, truyền bá
văn hóa, kỹ thuật và xác lập các quan hệ ngoại giao giữa các nước.

15


Chương Hai
QUAN HỆ QUỐC TẾ PHƯƠNG ĐÔNG THỜI TRUNG ĐẠI
- Những cuộc xung đột và chiến tranh-

I. Các cuộc xung đột ở khu vực phương Đơng
Như phần trên đã trình bày, ở thời Cổ đại, quan hệ giữa 3 Trung-TriềuNhật ít có sự xung đột lẫn nhau, ngoại trừ xung đột trong nội bộ Triều Tiên và
Trung Quốc. Tuy nhiên, sau khi nhà Đường của TQ sụp đổ thì những cuộc xung
đột lan rộng ở Trung Quốc, lan sang cả TT và lơi cuốn Nhật Bản vào vịng xốy
của sự xung đột này.
Ở Trung Quốc sau khi nhà Đường 唐 sụp đổ (907) thì Trung Quốc rơi vào
tình trạng loạn lạc và cứ kéo dài. Lịch sử Trung Quốc gọi là thời kỳ Ngũ Đại
Thập Quốc 五代 十国 kéo dài 53 năm (907-960). Đó là sự xung đột giữa nhà
Lương, Hậu Đường, Hậu Tấn, Hậu Hán và Hậu Chu. Đây cũng là thời kỳ trỗi
dậy của các bộ tộc phương Bắc Trung Quốc. Trong đó chủ yếu là sự trỗi dậy

của bộ tộc Khiết Đan 契丹 (Khitan). Khiết Đan là một bộ tộc du mục, hết sức
thiện chiến, sống chủ yếu ở phía Đơng Bắc Trung Quốc và Bắc Triều Tiên ngày
nay. Khi nhà Đường suy yếu họ đánh chiếm một bộ phận Đông Bắc Trung Quốc
và thiết lập một nước Khiết Đan. Nước này nhiều lần xâm nhập sâu vào nội địa
Trung Quốc và có khi họ đóng kinh đơ ở Bắc Kinh hiện nay. Có thời lấy tên là
Liêu 遼.
Sau khi Khiết Đan xuất hiện một bộ tôc khác cũng trỗi dậy ở phía bắc
Trung Quốc đó là người Bắc Tống 北宋. Họ tiến hành cuộc đấu tranh chống lại
bộ tộc Khiết Đan. Hai thế lực hùng mạnh này đánh chiếm lẫn nhau nhưng
khơng có ai thơn tín được ai. Cuối cùng hai bên đã đồng ý kết nghĩa thành anh
em, nhà Tống làm anh, Khiết Đan làm em. Tuy nhiên, trên thực tế, muốn giữ
mối giao hảo đó, hàng năm, nhà Tống phải cống nộp cho Khiết Đan rất nhiều
lương thực và vải vóc.
Khi hai nước giao hảo với nhau thì Khiết Đan có đầy đủ điều kiện mở rộng
bành trướng thế lực của mình ra bán đảo Triều Tiên.
Vào thế kỷ VII-VIII ở bán đảo Triều Tiên có nhiều biến động. Trong suốt
16


nhiều năm tháng xung đột giữa Tam quốc, năm 642, Shilla đã liên minh với TQ
chống lại Paekche và Koguryo. Khi liên qn TQ-Shilla tấn cơng từ phía Tây,
Paekche đã liên minh với Nhật để kháng chiến. Tuy nhiên, liên minh TQ-Shilla
mạnh hơn liên minh Paekche-NB nhiều nên thế lực Paekche ngày càng suy yếu.
Mặt khác, khi tấn công vào lãnh thổ của Paekche, TQ đã nhịm ngó vương quốc
rộng lớn Koguryo ở phía Bắc. Năm 668, liên quân TQ-Shilla đã tiêu diệt được cả
Paekche lẫn Koguryo.
Sự sụp đổ của hai vương quốc trên cũng không đưa đến cho TT sự thống
nhất dưới sự cai quản của Shilla. Trở ngại lớn nhất của Shilla bây giờ lại là TQ.
TQ thiết lập các Đô hộ phủ để cai trị TT nhưng Shilla không chấp nhận. Shilla
phải tiến hành cuộc đấu tranh chống lại sự thơn tính của Trung Quốc.

Tuy nhiên, lúc bấy giờ ở phía Bắc TT và Đơng Bắc TQ có sự xuất hiện
thêm một nước Thần hay Bột Hải 渤海(Parhae) làm cho quan hệ khu vực phức
tạp hơn. Lợi dụng cuộc nổi dậy của người Khiết Đan, một vị tướng Koguryo bị
nhà Đường cầm tù đã trốn tù, chỉ huy một đạo quân, đánh chiếm một khu vực
rộng lớn trong lãnh thổ cũ của vương quốc Phù Dư 扶 余 (Puyo) bị Koguryo
chiếm. Cư dân ở vùng này gồm người TT, Khiết Đan và người Nữ Chân 女真(về
sau thành người Mãn Châu 満州). Sự ra đời của Bột Hải có ảnh hưởng to lớn
đến TT thống nhất, vì sau khi Shilla đánh đuổi nhà Đường để thống nhất toàn
bộ bán đảo TT thì lãnh thổ bị thu hẹp hơn trước nhiều.
Sau khi thống nhất TT, Shilla đã nhanh chóng cải thiện quan hệ với TQ và
NB. Đối với nhà TQ, TT thiết lập quan hệ thân thuộc. Đối với NB, TT đã cử sứ
đoàn sang NB thiết lập quan hệ hữu hảo. Tuy nhiên, do NB thiết lập quan hệ
buôn bán với Bột Hải nhưng Shilla lại thực thi chính sách thù địch với vương
quốc này nên quan hệ Shilla và NB bị gián đoạn.
Mặc dầu Shilla đã thống nhất TT nhưng trong nước hậu duệ của hai vương
quốc cũ là Koguryo và aPaekche không ngừng nổi dậy chống lại. Năm 918,
Wang Kon 王建 (Vương Kiến), một tướng của vua Hậu Koguryo nổi lên lật đổ
chủ mình và tự lên ngôi, đổi tên nước là Koryo 高麗(Cao Ly). Vua Hậu Paekche
cũng nổi dậy, tấn công đánh chiếm kinh đô Shilla, giết chết vua. Vua mới của
Shilla cầu cứu Koryo và nhân cơ hội đó Wang Kon đem quân chiếm Shilla, tiêu
diệt Hậu Paekche, lập ra Koryo thống nhất trên lãnh thổ TT.
Vương quốc Koryo (936-1392) đã có thể thống nhất, phát triển thành
vương quốc hùng mạnh nhưng ở nước này sự tranh chấp giữa các thế lực quan
văn và võ khiến cho nội tình của họ khơng bao giờ được yên. Hơn nữa ở đây
phong trào nông dân khởi nghĩa diễn ra rất mạnh mẽ làm cho các triều đại
17


khơng tồn tại được lâu do vậy khơng có điều kiện để phát triển được (vì khơng
ổn định được lâu dài).


II. Sự bành trướng của đế quốc Nguyên Mông và QHQT phương Đơng
Vào thế kỷ XII có một thế lực mới xuất hiện làm cho bầu quan hệ ở phương
Đông căng thẳng, chiến tranh xảy ra liên miên đó là thế lực Mơng Cổ.
Q trình hình thành ĐQ Mơng Cổ gắn liền với một người tên Thành Cát
Tư Hãn 成吉思汗(Tsingis Khan). Khan là người đứng đầu các bộ lạc ở Mơng Cổ.
Thành Cát Tư Hãn đã thơn tín được nhiều bộ lạc và trở thành Đại Hãn. Người
Mông Cổ xuất thân từ các bộ tộc du mục có tài cưỡi ngựa và bắn cung. Binh sĩ
của Mông Cổ chiến đấu rất dũng cảm chủ yếu họ là kỵ mã do vậy tác chiến của
họ là thần tốc, dũng mãnh nên họ giành thắng lợi nhanh chóng, ít có thế lực có
thể chống lại được.
Qn Mơng Cổ được chỉ đạo của Hốt Tất Liệt 忽必 烈 (Kubilai), đã nhanh
chóng đánh bại các nước trên lãnh thổ Trung Quốc và thành lập một nước
Nguyên 元 trên lãnh thổ Trung Quốc. Sau đó, Ngun Mơng mở rộng chiến
tranh thơn tín sang Ấn Độ, châu Âu, thành lập đế quốc Mông Cổ rộng lớn mà
lãnh thổ của nó bao trùm hầu hết châu Âu và châu Á.
Trong q trình thơn tín Trung Quốc, Mơng Cổ cũng đã tiến hành các
chiến dịch thơn tín Koryo. Mông Cổ lôi kéo, mua chuộc, liên minh với Koryo để
chống lại các thế lực khác trên lãnh thổ Trung Quốc và bằng cách đó người
Mơng Cổ đã từng bước lệ thuộc nước Koryo vào mình.
Từ 1259 trở đi, Mơng Cổ trực tiếp chi phối Koryo đặt các quan lại người
Mông Cổ cai trị Koryo, bắt Koryo phải cống hiến những phụ nữ xinh đẹp cho
quan lại Mông Cổ và bắt con gái của Mông Cổ lấy người Koryo để ràng buộc
Koryo trong vịng kiểm sốt của Mơng Cổ.
Sau này, trong q trình xâm lược Nhật Bản, Mơng Cổ đã huy động một
bộ phận lực lượng của Triều Tiên tham gia, sử dụng lãnh thổ của Triều Tiên
làm bàn đạp để tấn cơng Nhật Bản.
Về Nhật Bản thì từ trước đến nay Nhật Bản chưa hề bị một thế lực bên
ngồi nào đến xâm lược. Tuy nhiên, khi người Mơng bành trướng thế lực ra ÁÂu thì Nhật Bản thành mục tiêu xâm lược trực tiếp của đế quốc này.
1274 Nguyên Mông huy động 3 vạn quân (người Mông Cổ, TQ, Triều

Tiên), 900 chiến thuyền vượt biển Đông, tấn công vào lãnh thổ Nhật Bản. Quân
Nguyên Mông chiếm được một số hịn đảo nhỏ ở ngồi khơi đảo Kyushu nhưng
18


nhờ Nhật Bản đã tổ chức phòng vệ tốt và tinh thần chiến đấu hăng hái dũng
cảm của tầng lớp võ sĩ của Kamakura Bakufu 鎌倉幕府 do dòng họ Hojo 北条
lãnh đạo nên đã cầm cự được với quân đội Nguyên Mông.
Mặt khác, do không tấn công được vào đất liền, quân Nguyên Mông phải
lưu trú trên các thuyền ở ngoài khơi nên đã bị các trận cuồng phong nổi lên
nhấn chìm nhiều chiến thuyền, gây tổn thất nặng nề, do vậy quân Nguyên
Mông phải rút chạy về Đại lục, kết thúc thảm bại cuộc chiến tranh xâm chiếm
NB lần thứ 1.
Mặc dù vậy, năm sau 1275, Hốt Tất Liệt vẫn sai sứ nhà Nguyên sang Nhật
Bản thuyết phục Nhật đầu hàng. Lần này, NB bày tỏ sự phản kháng kiên quyết
bằng cách giết sứ giả và tích cực chuẩn bị kháng chiến. Sau khi hoàn toàn tiêu
diệt nhà Tống, biến miền Nam TQ thành căn cứ, nơi đăt Đại bản doanh Chinh
Đông Sảnh 征東庁 và cùng với lãnh thổ TT thành những bàn đạp để tiến đánh
NB. Năm 1281, Hốt Tất Liệt huy động 13 vạn quân, 4500 chiến thuyền mở cuộc
tấn công từ 2 hướng: Nam TQ và TT vào Nhật.
Đạo quân từ TT sang, chỉ đánh chiếm được các đảo nhỏ ngồi khơi
Kyushu chứ khơng vào được đất liền vì lần này NB phịng thủ vững chắc hơn
(đắp lũy đá ở Hakata 博 多 ), còn đạo quân chủ lực từ Nam TQ sang thì trên
đường đi gặp gió bão nên khơng hợp sức kịp thời với đạo qn từ TT sang. Do
đó, sức tiến cơng của quân Nguyên Mông suy yếu. Và cũng như lần trước, do
phải đậu thuyền ngoài khơi nên ban đêm bị cuồng phong nổi lên nhấn chìm.
Qn Ngun Mơng bị tổn thất 3/4 lực lượng nên đành phải chấp nhận thất bại
thảm hại.
Sau đó, nhà Ngun Mơng có ý định mở cuộc tấn công xâm lược NB một
lần nữa, nhưng bấy giờ do phải tập trung toàn lực vào cuộc chiến tranh với Đại

Việt 大越(Việt Nam) nên đành phải từ bỏ giấc mộng Đông chinh.
Đây là thắng lợi to lớn và oanh liệt của Nhật Bản. Nguyên nhân thắng lợi
là do quân Nguyên Mông là đạo quân ô hợp; do sự phản kháng mạnh mẽ của
Nhật Bản và do sóng dữ biển Đơng. Về sau người Nhật Bản tin rằng có những
thắng lợi đó là nhờ Thần Phong 神風 (Kamikaze) phù hộ.

III. Sự bành trướng của Nhật Bản vào đại lục
Cho đến thế kỷ XV trong quan hệ Đông Á, chúng ta chỉ thấy một q trình
đó là sự bành rướng của Trung Quốc đối với bán đảo Triều Tiên và Nhật Bản.
Vào thế kỷ XVI có một hiện tượng mới đó là sự bành trướng trở lại của Nhật
19


Bản vào Đại lục. Và chính điều này mang lại cho quan hệ Đông Á những sắc
thái mới.
Thực ra, trong các thế kỷ XIV và XV giữa các nước Đông Á có sự bn bán
phát đạt trên biển Đơng và đó là một phần “con đường tơ luạ trên biển”. Trong
q trình bn bán đó, các nước Đơng Á gặp phải một vấn đề gay cấn - bị nạn
hải tặc 海賊倭寇 hồnh hành thường xun. Phía Trung Quốc cho rằng do các
lãnh chúa Nhật Bản đã nuôi dưỡng bọn hải tặc này bởi vì chính nhờ hải tặc mà
các lãnh chúa NB trở nên rất giàu có. Vì vậy mà TQ 明 thực thi lệnh hải cấm 海
禁 (cấm buôn bán). Điều này làm cho các lãnh chúa 大 名 NB nổi giận. Tuy
nhiên, vào thế kỷ XV-XVI, Nhật Bản rơi vào tình trạng hỗn chiến kéo dài mà lịch
sử gọi là thời đại Chiến quốc, 戦 国 時 代 nên Nhật không thể thực hiện hành
động quân sự để chống lại lệnh hải cấm của TQ.
Vào giữa thế kỷ XVI đầu thế kỷ VII ở Nhật Bản xuất hiện 3 nhân vật nổi
tiếng là: Oda Nobunaga 織田信長, Toyotomi Hideyoshi 豊臣秀吉 và Tokugawa
Ieyasu 徳川家康, có cơng lao to lớn trong việc thống nhất đất nước. Người có
cơng lao đầu tiên là Oda Nobunaga đến Toyotomi Hideyoshi.
Đến thời Hideyoshi thì Nhật Bản thống nhất và có tiềm lực quân sự rất

hùng mạnh. Hideyoshi quyết định đem quân tấn công vào đại lục để bành
trướng thế lực của NB ở khu vực và còn nhằm xoa dịu tinh thần bất mãn cho
các võ sĩ có nguy cơ thất nghiệp sau khi thống nhất đất nước.
Tham vọng của Hideyoshi là thơn tín cả châu Á (Trung Quốc, Mông Cổ, Ấn
Độ) và bước đầu tiên là thơn tín Triều Tiên.
Năm 1588 thì Hydeyoshi cử sứ giả tới Triều Tiên, nói rằng Nhật Bản muốn
thiết lập quan hệ hữu hảo với Triều Tiên và yêu cầu Triều Tiên cho mượn
đường để tấn công Trung Quốc. Thái độ ngang ngược và đòi hỏi qúa đáng của
sứ giả NB bị vua quan nhà Lý ở Triều Tiên cự tuyệt.
Trước ý đồ của Nhật Bản, Triều Tiên đã cầu viện Trung Quốc và quyết
định dựa vào Trung Quốc để chống Nhật Bản.
Năm 1592 Nhật Bản mở cuộc tấn công Triều Tiên lần 1. Lực lượng của NB
gồm 15 vạn quân, 700 chiến thuyền và trang bị vũ khí hiện đại mua của các
nước phương Tây.
Quân Nhật Bản nhanh chóng đổ bộ lên hải cảng Pusan 釜山 (Busan), rồi
tiến về đánh chiếm được Seoul 漢城 và nhanh chóng tiến đến tận Bình Nhưỡng
平壌 và gần như chiếm được tồn bộ lãnh thổ Triều Tiên.
Lúc đó, vua quan của Triều Tiên chủ trương rút lui về phía Bắc nhưng
nhân dân Triều Tiên lại tiến hành cuộc chiến tranh quyết liệt chống lại quân
20


Nhật Bản. Và đặc biệt là lúc bấy giờ có sự xuất hiện một vị Đô đốc thủy quân
tài ba là Yi Shunshin 李舜臣(Lý Thuấn Thần). Ơng cho đóng các thuyền chiến
hình con rùa, gọi là thuyền rùa. Và chính các thuyền rùa này chiến đấu và chiến
thắng hải quân Nhật gây cho NB tổn thất to lớn.
Khi quân Nhật đến sát biên giới Trung Quốc thì nhà Minh cũng cử quân
sang đánh Nhật. Liên quân giữa Trung Quốc và Triều Tiên đã đẩy lùi quân Nhật
về tận hải cảng phía nam là Pusan. Đến đây 2 bên đã sức cùng lực kiệt nên đã
quyết định đình chiến để đàm phán hịa bình. Trong các cuộc đàm phán, Nhật

Bản đưa ra địi hỏi vơ lý: cắt nửa bán đảo Triều Tiên cho Nhật Bản, cử Hoàng
tử và thân vương sang NB làm con tin cho Nhật Bản. Phía Triều Tiên khơng
chấp nhân địi hỏi như vậy nên dù cuộc đàm phán kéo dài đến 3 năm mà
khơng có kết quả.
Năm 1597, 14 vạn quân Nhật Bản mở cuộc xâm lược TT lần 2. Quân Nhật
lúc đầu cũng giành một số thắng lợi, chiếm được miền Nam TT nhưng sau đó
vấp phải sự kháng cự mãnh liệt của liên quân Triều -Trung nên chiến sự dẫm
chân tại chỗ.
Năm 1598 Hideyoshi đột ngột qua đời. Phía Triều Tiên cũng có sự tổn thất
vô cùng to lớn là Yi Shunshin tử trận. Cuối cùng 2 bên cùng chủ trương giảng
hòa và 2 bên chấp nhận biến cảng Pusan thành cảng tự do buôn bán của 2
nước Nhật Bản và Triều Tiên.
Sự bành trướng của Nhật Bản vào Đông Á và sự thất bại của nó nói lên
rằng trong quan hệ Đơng Á thì mọi mưu đồ thơn tín, bành trướng đại lục của
Nhật Bản đều đi đến thất bại.
Nhà Lý của Triều Tiên được sự giúp đỡ của nhà Minh Trung Quốc đã ngăn
chặn được âm mưu bành trướng của Nhật Bản. Tuy nhiên điều đó càng làm
cho nhà Lý bị lệ thuộc vào nhà Minh của Trung Quốc và đó cũng là không phải
con đường thuận lợi cho sự phát triển của Triều Tiên.
Quan hệ châu Á vẫn phức tạp. Triều Tiên thực sự đã trở thành một khu
vực tranh chấp của Nhật Bản và Trung Quốc. Và điều đó càng làm cho những
diễn biến trong quan hệ quốc tế châu Á càng phức tạp thêm.
Chương III
QHQT Ở PHƯONG ĐÔNG THỜI CẬN ĐẠI
-Sự thay đổi Minh chủ ở Đông Á-

21


I.Sự xâm nhập của CNTB phương Tây vào phương Đông

Từ thế kỷ XVII trở đi tình hình ở Đơng Á ổn định hơn so với các thời kỳ
trước. Ở TQ, nhà Thanh 清 thay thế cho nhà Minh 明 thiết lập sự thống trị suốt
hàng thế kỷ. Ở TT, nhà Lý vẫn thống trị đến thế kỷ XX. Ở Nhật Bản dòng họ
Tokugawa xác lập sự thống trị đất nước trong suốt 254 năm. Trong quan hệ
giữa các nước Đông Á, nếu nhà Thanh gây được ảnh hưởng toàn diện đối với
nhà Lý TT thì sự lớn mạnh của Nhật Bản cũng làm cho Nhật Bản gây ảnh
hưởng đến phía nam của Triều Tiên. Và đặc biệt Nhật Bản đã gây ảnh hưởng
mạnh mẽ đến Đài Loan 台湾, Lưu Cầu 琉球...
Tuy nhiên cũng từ thế kỷ XVII-XVIII trở đi thì các nước châu Á đứng trước
một hiện tượng lịch sử mới đó là sự xâm nhập của chủ nghĩa tư bản phương
Tây vào khu vực này.
Nhìn một cách tổng quát thì người phương Tây xâm nhập vào phương
Đơng theo 3 bước rõ rệt:
Bước thứ nhất: Các thương nhân phương Tây ồ ạt sang các nước phương
Đông buôn bán. Họ đến các hải cảng của các nước phương Đông xin lập các
thương điếm để bn bán. Trong giai đoạn này, vì mục đích bn bán của họ
rõ ràng nên ít gặp phản kháng từ chính quyền và nhân dân các nước phương
Đơng.
Bước thứ hai: Các đồn truyền giáo rầm rập sang các nước phương Đông.
Họ đảm nhận sứ mệnh theo đức tin của họ là truyền bá Thiên chúa giáo ở
những nơi chưa được giáo hóa. Tuy nhiên, trong q trình truyền giáo họ thu
nhập rất nhiều thông tin về các nước phương Đơng và vơ tình hay cố ý, họ
cung cấp những thơng tin này cho chính phủ và qn đội các nước phương
Tây. Điều này gây ra một hệ quả xấu trong quan hệ Tây-Đông sau này.
Bước thứ ba: Càng xâm nhập sâu vào phương Đông, phương Tây thấy
phương Đơng càng hấp dẫn và huyền bí. Họ muốn dùng mọi biện pháp để xâm
nhập sâu hơn vào phương Đông. Nhưng các nước phương Đông đã cảm thấy
nguy cơ của sự xâm nhập của CNTB phương Tây và bắt đầu phản kháng. Các
nước phương Tây sử dụng thủ đoạn cuối cùng là mang các hạm đội với những
khẩu đại bác lớn sang xâm lược phương Đông. Với những hạm đội tối tân đó,

phương Tây bắt các nước phương Đơng ký các hiệp ước bất bình đẳng, nếu
khơng ký thì các hạm đội sẽ trực tiếp nổ súng xâm lược. Đứng trước hiện tượng
đó ở các nước phương Đơng đều có tư tửơng liên kết với nhau để chống lại
phương Tây. Tuy nhiên ở các nước phương Đông đã xuất hiện những luồng tư
22


tưởng là thừa nhận sự yếu kém của các nước phương Đơng đối với phương
Tây. Tìm cách học tập phương thức để chống lại phương Tây. Và ở nước nào
cũng có luồng tư tưởng đó. Tuy nhiên các đối sách của từng nước trước các đại
nạn của phương Đơng có khác nhau và điều đó ảnh hưởng đến con đường phát
triển của các nước sau này.
Quá trình xâm nhập của CNTB phương Tây vào một số nước tiêu biểu
Trung Quốc:
Trung Quốc luôn luôn là mục tiêu hấp dẫn, thu hút các thương nhân, giáo
sĩ, hạm đội của phương Tây. Quá trình xâm nhập của phương Tây vào Trung
Quốc diễn ra rất lâu dài.
Từ thế kỷ XV, Trung Quốc cũng đã có một thời kỳ bn bán phát đạt với
phương Tây nhưng các thương nhân của phương Tây thường hay can thiẹp vào
công việc nội bộ của Trung Quốc. Họ cũng hay xúi giục các dân chúng ở các hải
cảng nổi dậy chống chính quyền nên Trung Quốc nhiều lần thực hiện chính
sách đóng cửa, đuổi các thương nhân phương Tây ra khỏi Trung Quốc. Tuy
vậy, do sức hấp dẫn của thị trường, do sự phát triển của quy luật thương mại
nên cũng nhiều lần TQ tái mở cửa thông thương với các nước.
Thế kỷ XVI, thương nhân Bồ Đào Nha đã đến mua đất Ma Cao để lập
thương điếm buôn bán. Nhờ thương nhân Bồ Đào Nha, Macao từ một làng chài
hẻo lánh biến thành một thành phố buôn bán sấm uất, có tính quốc tế. (Hiện
nay Macao là một trung tâm cờ bạc và đua ngựa lớn bậc nhất thế giới).
Sau người BĐN, Tây Ban Nha cũng đến Trung Quốc. Người TBN có cứ
điểm Philippines gần TQ và cơng lao giúp người Trung Quốc tiêu diệt hải tặc

nên rất được chính quyền TQ ưu ái trong bn bán. Tuy nhiên, TBN không tập
trung xây dựng một thương điếm nào nổi bật nên không để lại dấu ấn thương
mại sâu đậm ở Trung Quốc.
Tiếp theo đó là người Hà Lan. Với các đội thương thuyền rất mạnh, Hà Lan
đã thiết lập bn bán với TQ và vân chuyển hàng hóa cho các thương nhân TQNB-ĐNA. Hà Lan cũng thiết lập thương điếm bn bán với đảo Đài Loan.
Sau đó người Anh, Pháp cũng lần lượt đến buôn bán ở Trung Quốc. Khi
các thương nhân của những nước công nghiệp lớn tham gia vào thị trường TQ
thì nhà Thanh của Trung Quốc tỏ ra cảnh giác đối với người phương Tây. Trong
q trình bn bán giũa phương Tây với TQ đã diễn ra một hiện tượng là trong
cán cân buôn bán với Trung Quốc-Phương Tây thì các nước phương Tây ln
ln bị nhập siêu từ TQ. Và nước nhập siêu lớn nhất là Anh. Để giải quyết sự
23


thâm hụt trong cán cân thương mại với TQ, Anh đã dùng thuốc phiện được sản
xuất của Ấn Độ nhập vào Trung Quốc. Nhưng điều kỳ lạ là thuốc phiện được sử
dụng phổ biến từ quan đến dân. Nạn hút thuốc phiện đã làm cho tài chính của
Trung Quốc khánh kiệt; quan lại hũ bại; sức khỏe nhân dân bị suy thối và xã
hội hỗn loạn.
Chính quyền Mãn Thanh quyết định cấm buôn bán và sử dụng thuốc phiện
và thực thi một cách kiên quyết chính sách đó. TQ đã cử một vị quan cao cấp
trong triều đình đến Quảng Châu, tịch thu thuốc phiên của các công ty buôn
bán của Anh về đốt. Lửa cháy nghi ngút suốt nhiều ngày liền.
Các thương nhân của Anh kêu cứu hải quân và chính phủ can thiệp. Năm
1840, liên quan đến vấn đề cấm buôn bán thuốc phiện,Anh phát động chiến
tranh với Trung Quốc, mà lịch sử gọi là “chiến tranh thuốc phiện”. Đây khơng
phải đơn thuần là chiến tranh vì thuốc phiện mà đây là sự đụng độ giữa
phương Đông và phương Tây; là sự đụng độ giữa CNTB và CNPK; là câu trả lời
cho một vấn đề lớn của thời đại: mở cửa hay đóng cửa.
Quân Anh với tranh bị vũ khí hiện đại đã nhanh chóng giành được thắng

lợi. Đây không chỉ là thắng lợi của Anh đối với Trung Quốc mà là thắng lợi của
phương Tây đối với phương Đông và cũng là thắng lợi của CNTB đối với CNPK;
là bằng chứng về thất bại của chính sách đóng cửa của TQ.
Đây cịn là sự kiện tạo ra bước ngoặt trong lịch sử TQ và ảnh hưởng to lớn
đến các nước châu Á và tất nhiên cũng ảnh hưởng đến quan hệ giữa các nước
châu Á. Với sự thất bại này cũng có thể nói rằng sự đối đầu trực tiếp với
phương Tây là không đem lại hiệu quả.
Triều Tiên:
Sau khi đánh đuổi xâm lược của Nhật Bản (vào 1592,1597), thời kỳ tiếp
theo tình hình TT khơng có gì sáng sủa. Đầu thế kỷ XVII, TT vấp phải sự bành
trướng của người Mãn Châu. Tiếp theo đó một thời gian dài, nhà Lý của TT lại
bị lệ thuộc quá nặng nề vào các triều đình TQ, nhà nước trở thành một nước
Triều cống rất đều đặn đối với Mãn Thanh. Nhà Lý của TT buộc phải cam kết
với nhà Thanh là sẽ đưa lực lượng quân đội sang nhà Thanh khi nhà Thanh có
chiến tranh do 2 nước này là liên minh quân sự. TT chưa phải là mảnh đất mà
các nước phương Tây muốn xâm chiếm. Vì phương Tây cho rằng TT lệ thuộc
nhiều vào TQ và đây là một khu vực không ổn định. Việc xâm nhập vào TT sẽ
có hậu quả xấu đối với các nước phương Tây. Hơn nữa, TT không phải là thị
trường khổng lồ như TQ nên các nước phương Tây chưa mặn mà lắm. Ngồi
ra, ở Đơng Á cịn có một thị trường khác đầy tiềm năng là Nhật Bản nên TT
24


càng ít được các nước phương Tây quan tâm nhiều.
Nhật Bản:
Nhật là nơi được các nước phương Tây biết đến sớm. Trong các nước có
gây ảnh hưởng lớn đến NB phải kể đến trước hết là Bồ Đào Nha. Thương nhân
BĐN chở súng đến NB buôn bán. NB lúc bấy giờ đang thời Chiến quốc nên mức
tiêu thụ súng rất cao. Lúc đầu NB chỉ cho các tàu phương Tây vào đảo nhỏ,
đảo mà người Bồ Đào Nha đến đầu tiên là Tanegashima, và hàng hóa trao đổi

đầu tiên là súng. Nhờ buôn bán súng với phương Tây mà NB đã rút ngắn thời
gian nội chiến và nhanh chóng thống nhất đất nước.
Muộn hơn một chút thì người Tây Ban Nha cũng đến Nhật Bản nhưng vì
Tây Ban Nha ...ở Philippines nên người Tây Ban Nha khơng có đấu ấn gì ở Nhật
Bản. Người Hà Lan đến Nhật Bản cũng tạo một dấu ấn đậm trong lịch sử Nhật
Bản và họ rất có duyên với Nhật Bản. Họ chẳng những mang hàng hóa của các
nước phương Tây sang bn bán với các nước Đơng Á và cịn đem hàng hóa
của Nhật Bản sang đến các nước phương Tây vì người Hà Lan không gây tội ác
ở Nhật Bản nên được người Nhật Bản cảm tình rất nhiều. Người Nhật Bản đã
đặc ân cho người Hà Lan buôn bán ở cảng Hirado. Và các thương nhân Hà Lan
đã biến hải cảng này thành môt hải cảng sầm uất. Lúc đầu người Nhật Bản lợi
dụng rất nhanh về thành tựu hải cảng của người phương Tây. Và họ đã mở ra
việc buôn bán rất phát đạt với các nước Đông Á mà lịch sử gọi là thời kỳ: Thời
đại mậu dịch châu ấn thuyền. Thậm chí ngừoi Nhật cịn đến các nước Đông
Nam Á thành lập các phố thương mại gọi là phố Nhật. Những di tích cịn lại
chứng minh sự thịnh đạt của Nhật Bản. Đặc biệt là phố cổ Hội An ở Việt Nam.
Nhưng mậu dịch này tồn tại không lâu chỉ khoảng 40 năm. Do người Nhật đi
buôn bán nước ngồi trở nên giàu có, họ tiếp xúc với tư tửơng phóng khống
của người Châu Âu và nhiều đại thương muốn ở nước ngồi ln vì vậy gây sự
lo lắng cho chính quyền Bakufu. Cho nên Nhât Bản đi tới chính sách đóng cửa.
Tuy nhiên khác với chính sách đóng cửa của Trung Quốc-Việt Nam có 2 điểm
lớn:
Chính sách này lúc đầu không nhằm trực tiếp chống lại phương Tây mà
chủ yếu cấm người Nhật buôn bán với nước ngồi. Thứ hai là đóng cửa nhưng
khơng khép kín cửa. NB vẫn đề cửa ngõ là hải cảng Nagasaki để bn bán với
nước ngồi. Chính quyền Nhật Bản chỉ cho phép người Hà Lan và Trung Quốc
được buôn bán ở đấy. Vì thế tuy đóng cửa nhưng khơng đoạn tuyệt với thế giới
bên ngồi. Người Nhật vẫn tìm hiểu thế giới phương Tây qua Nagasaki qua
người Hà Lan. Ở Nagasaki, người Hà Lan mở các trường học dạy tiếng Hà Lan,
25



×