Tải bản đầy đủ (.pdf) (197 trang)

Sáng kiến hợp tác kinh tế vịnh bắc bộ mở rộng và tác động tới quan hệ quốc tế ở đông nam á

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.58 MB, 197 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYỄN QUỐC TRƯỜNG

SÁNG KIẾN HỢP TÁC KINH TẾ VỊNH BẮC BỘ MỞ RỘNG
VÀ TÁC ĐỘNG TỚI QUAN HỆ QUỐC TẾ Ở ĐÔNG NAM Á

LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUỐC TẾ HỌC

Hà Nội - 2018


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYỄN QUỐC TRƯỜNG

SÁNG KIẾN HỢP TÁC KINH TẾ VỊNH BẮC BỘ MỞ RỘNG
VÀ TÁC ĐỘNG TỚI QUAN HỆ QUỐC TẾ Ở ĐÔNG NAM Á

Chuyên ngành: Quan hệ quốc tế
Mã số: 62 31 02 06

LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUỐC TẾ HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS, TS Hoàng Khắc Nam

Hà Nội - 2018



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các số liệu trong luận án là trung thực, có nguồn
gốc rõ ràng. Những kết luận khoa học của luận án chưa từng
được công bố trên bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận án

Nguyễn Quốc Trường

i


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất của tôi đối với
PGS, TS Hoàng Khắc Nam, người đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi trong
suốt thời gian tôi nghiên cứu, thực hiện và hoàn thành luận án.
Tôi xin chân thành cảm ơn Khoa Quốc tế học, Phòng Đào tạo sau đại
học và các đơn vị hữu quan của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân
văn - Đại học Quốc gia Hà Nội đã giúp tôi trong quá trình học tập và thực
hiện luận án.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đối với gia đình, cơ quan,
đồng nghiệp, bạn bè thân thiết đã giúp đỡ, động viên, tạo điều kiện thuận lợi
để tôi hoàn thành luận án này.

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. i

LỜI CẢM ƠN .................................................................................................. ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ......................................................... viii
PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1
1. Lý do lựa chọn đề tài ..................................................................................... 1
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................. 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 3
4. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 4
5. Đóng góp của đề tài....................................................................................... 8
6. Cấu trúc của Luận án..................................................................................... 9
Chương 1. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU VỀ HỢP TÁC KINH TẾ
VỊNH BẮC BỘ MỞ RỘNG ......................................................................... 10
1.1. Các nghiên cứu trực tiếp về Hợp tác kinh tế VBBMR ....................... 10
1.1.1. Hướng nghiên cứu nhận diện Hợp tác kinh tế VBBMR, đánh giá tác động
và đề xuất đối sách ....................................................................................................... 11
1.1.2. Hướng nghiên cứu tập trung vào đánh giá tính khả thi, triển vọng của
Hợp tác kinh tế VBBMR, của các học giả Trung Quốc .................................. 16
1.2. Các nghiên cứu đặt Hợp tác kinh tế VBBMR trong chiến lược khu
vực của Trung Quốc...................................................................................... 20
1.3. Công trình nghiên cứu của chuyên gia các nước khác ....................... 25
Tiểu kết ........................................................................................................... 28
Chương 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA HỢP TÁC KINH
TẾ VỊNH BẮC BỘ MỞ RỘNG ................................................................... 31
2.1. Cơ sở lý luận ........................................................................................... 31
2.1.1. Một số khái niệm và hình thức hợp tác tiểu vùng ........................................... 31
2.1.2. Một số lý thuyết về chính trị, quan hệ quốc tế có liên quan .......................... 43
iii


2.2. Cơ sở thực tiễn ........................................................................................ 50
2.2.1. Điều kiện tự nhiên và bối cảnh khu vực tạo cơ sở hình thành Hợp tác kinh

tế VBBMR ..................................................................................................................... 50
2.2.2. Thực tiễn hợp tác tiểu vùng trong khu vực và kinh nghiệm để triển khai
hợp tác kinh tế VBBMR ................................................................................... 61
Tiểu kết ........................................................................................................... 70
Chương 3. HỢP TÁC KINH TẾ VỊNH BẮC BỘ MỞ RỘNG: TỪ SÁNG
KIẾN ĐẾN HÀNH ĐỘNG ........................................................................... 72
3.1. Khái quát về Hợp tác kinh tế VBBMR ................................................ 72
3.1.1. Vịnh Bắc Bộ và phạm vi Hợp tác kinh tế VBBMR ......................................... 72
3.1.2. Xuất xứ sáng kiến, mục tiêu và các nội dung hợp tác chủ yếu ..................... 73
3.1.3. Đánh giá tiềm năng và triển vọng hợp tác ...................................................... 78
3.2. Tình hình triển khai hợp tác từ phía Trung Quốc.............................. 80
3.2.1. Giai đoạn 2006 - 2012: Tập trung phát triển Khu kinh tế Vịnh Bắc Bộ
Quảng Tây..................................................................................................................... 80
3.2.2. Giai đoạn 2013 - 2016: Hợp tác kinh tế VBBMR là một phần của sáng kiến
“Một vành đai, một con đường” ................................................................................ 85
3.3. Tình hình tham gia hợp tác của các nước ASEAN và Việt Nam....... 95
3.3.1. Tình hình tham gia hợp tác của ASEAN.......................................................... 95
3.3.2. Tình hình tham gia hợp tác của Việt Nam ....................................................101
3.4. Dự báo triển vọng Hợp tác kinh tế VBBMR ..................................... 105
3.4.1. “Kịch bản” 1: Cơ chế hợp tác không được hoàn thiện và Hợp tác kinh tế
VBBMR bị quên lãng, hoặc thay đổi tên gọi ...........................................................105
3.4.2. “Kịch bản 2”: Hợp tác kinh tế VBBMR trở thành sáng kiến hỗ trợ cho các
sáng kiến hợp tác mới ................................................................................................ 106
Chương 4. TÁC ĐỘNG CỦA HỢP TÁC KINH TẾ VỊNH BẮC BỘ MỞ
RỘNG VỚI QUAN HỆ QUỐC TẾ Ở ĐÔNG NAM Á ........................... 110
4.1. Một số nét chính về quan hệ quốc tế ở Đông Nam Á ........................ 110
iv


4.2. Tác động của Hợp tác kinh tế VBBMR với cạnh tranh nước lớn ở

Đông Nam Á ................................................................................................. 112
4.2.1. Nâng cao vị thế của Trung Quốc trong các cơ chế ASEAN+1, ASEAN+3 ...... 112
4.2.2. Cạnh tranh với các sáng kiến hợp tác, kết nối của Mỹ, Nhật Bản ...........114
4.2.3. Góp phần gia tăng ảnh hưởng của Trung Quốc với một số đồng minh, đối
tác của Mỹ ở Đông Nam Á ........................................................................................ 122
4.3. Tác động tới quan hệ Trung Quốc – ASEAN .................................... 123
4.3.1. Những tác động tích cực ................................................................................. 123
4.3.2. Những tác động tiêu cực ................................................................................. 127
4.4. Tác động đối với Việt Nam .................................................................. 132
4.4.1. Tác động tích cực............................................................................................. 132
4.4.2. Những tác động tiêu cực ................................................................................. 136
4.5. Kiến nghị định hướng chính sách của Việt Nam .............................. 141
4.5.1. Xác định phương châm, chủ trương hợp tác phù hợp và nâng cao nội lực
quốc gia ....................................................................................................................... 141
4.5.2. Tích cực phối hợp với ASEAN, tranh thủ sự hợp tác của các nước lớn.....142
4.5.3. Đẩy mạnh nghiên cứu, dự báo và trao đổi thông tin ...................................144
4.5.4. Chủ động thúc đẩy các dự án hợp tác có lợi cho Việt Nam ........................145
Tiểu kết ......................................................................................................... 146
KẾT LUẬN .................................................................................................. 147
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN
ĐẾN LUẬN ÁN ........................................................................................... 151
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 152
PHỤ LỤC

v


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2. 1: Các cấp độ hội nhập chính sách kinh tế khu vực ......................... 40
Bảng 2. 2: Tổng kim ngạch thương mại Trung Quốc với từng nước ASEAN

qua một số năm ............................................................................................. 55
Bảng 3.1: 9 kỳ Diễn đàn hợp tác kinh tế VBBMR, tại Trung Quốc .............. 83
Bảng 3. 1: Các nước đã ký văn bản hợp tác “một vành đai, một con đường”,
tính đến tháng 10/2016. .................................................................................. 88
Bảng 3. 2: Một số dự án hạ tầng Trung Quốc triển khai tại các nước ASEAN theo
sáng kiến Hợp tác kinh tế VBBMR và “Một vành đai, một con đường”. ................100
Bảng 4. 1: Một số sáng kiến hợp tác tiểu vùng đang triển khai ................... 115
ở Đông Nam Á. ............................................................................................ 115
Hình 4.3: Hai nhóm nước ASEAN tham gia Hợp tác kinh tế VBBMR có mức
độ hợp tác và đấu tranh khác nhau trong quan hệ với Trung Quốc. ............ 128

vi


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3. 1: Nội dung Hợp tác kinh tế VBBMR trong tương quan hợp tác
“Hai hành lang, một vành đai” và sáng kiến Con đường tơ lụa trên biển của
Trung Quốc. ............................................................................................. 89
Hình 3.2: Sơ đồ tổ chức Hợp tác kinh tế VBBMR theo đề xuất của ADB. 91
Hình 4.1: Các định chế tài chính cho vay vốn thuộc dự án Hợp tác kinh tế
VBBMR và “Một vành đai, một con đường”. .........................................121

vii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt tiếng Anh

ACMES


Diễn giải từ viết tắt
: Hợp tác chiến lược ba dòng sông Ayeyawady Chao Phraya - Mekong

ADB

: Ngân hàng Phát triển châu Á

APEC

: Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình
Dương

AIIB

: Ngân hàng đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á

ASEAN

: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

CAFTA

: Hiệp định tự do thương mại Trung Quốc - ASEAN

CLV

: Campuchia, Lào, Việt Nam

CLMV


: Campuchia, Lào, Myanmar, Việt Nam

CS

: Cộng sản

DOC

: Tuyên bố chung về ứng xử của các bên ở Biển
Đông

EEC

: Cộng đồng Kinh tế châu Âu

ECSC

: Cộng đồng than thép châu Âu

FTA

: Hiệp định thương mại tự do

FDI

: Đầu tư trực tiếp nước ngoài

GDP

: Tổng sản phẩm quốc nội


GMS

: Chương trình hợp tác tiểu vùng Mê Công mở rộng

IMF

: Quỹ Tiền tệ quốc tế

KHCN

: Khoa học công nghệ

KCN

: Khu công nghiệp

KKT

: Khu kinh tế

viii


MOU

: Bản ghi nhớ

NDT


: Nhân dân tệ

ODI

: Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài

PPP

: Sức mua tương đương

SOM

: Hội nghị quan chức cấp cao

TPP

: Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương

USD

: Đô la Mỹ

VBB

: Vịnh Bắc Bộ

VBBMR

: Vịnh Bắc Bộ mở rộng


WB

: Ngân hàng Thế giới

WTO

: Tổ chức Thương mại thế giới

ix


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Hợp tác kinh tế Vịnh Bắc Bộ mở rộng (VBBMR) là ý tưởng được lãnh
đạo Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây của Trung Quốc đưa ra trong sáng
kiến hợp tác phát triển “Một trục, hai cánh”, vào tháng 7 năm 2006. Theo
đó, “một trục” là Hành lang kinh tế Nam Ninh - Singapore và “hai cánh”
gồm hai khu vực là Vịnh Bắc Bộ mở rộng và Tiểu vùng sông Mê Công mở
rộng (GMS). Mặc dù Vịnh Bắc Bộ chỉ nằm giữa Việt Nam và Trung Quốc,
song hợp tác kinh tế VBBMR xác định phạm vi hợp tác bao trùm cả một số
tỉnh phía Nam, Tây Nam Trung Quốc và hầu hết các nước ASEAN như: Việt
Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Malaysia, Singapore… Bên cạnh đó, Hợp
tác kinh tế VBBMR danh nghĩa là “sáng kiến hợp tác kinh tế”, nhưng thực
chất triển khai cho thấy đây là một chiến lược mang tầm khu vực của Trung
Quốc, hướng tới các mục tiêu không đơn thuần là kinh tế. Do vậy, sáng kiến
này có tác động không nhỏ đến liên kết kinh tế và quan hệ quốc tế ở khu vực
Đông Nam Á, nhất là trên các khía cạnh đoàn kết nội khối, kết nối ASEAN;
quan hệ giữa ASEAN với các nước đối tác của khối này; cạnh tranh nước lớn
ở khu vực Đông Nam Á...
Sáng kiến hợp tác kinh tế VBBMR được đưa ra và triển khai trong thời

kỳ quan hệ Trung Quốc - ASEAN phát triển mạnh mẽ và hình thành nhiều
hình thức liên kết, hợp tác ngày càng đa dạng hơn. Đáng chú ý là hợp tác kinh
tế VBBMR đã có những thay đổi lớn và tác động nhiều hơn đến quan hệ quốc
tế ở Đông Á. Trong thời gian gần đây, khi Mỹ tuyên bố chuyển trọng tâm
chiến lược về châu Á và đẩy mạnh các sáng kiến kết nối với một số nước
ASEAN; tranh chấp lãnh hải Trung - Nhật, Trung Quốc - ASEAN căng thẳng,
cạnh tranh ảnh hưởng giữa Trung Quốc với các nước lớn ở Đông Nam Á
ngày càng mạnh mẽ. Đặc biệt là từ cuối năm 2013, Trung Quốc công bố sáng
1


kiến “Một vành đai, một con đường”, trong đó các nước ASEAN là đối tác
quan trọng và nội dung hợp tác kinh tế VBBMR cũng đã được Trung Quốc
điều chỉnh theo hướng coi đây là một bộ phận của sáng kiến hợp tác “Một
vành đai, một con đường” mang tính toàn cầu của Trung Quốc. Theo đó, Hợp
tác kinh tế VBBMR bên cạnh mục tiêu kinh tế, được xem như là một kênh
hợp tác quan trọng để duy trì và gia tăng ảnh hưởng, “sức mạnh mềm” của
Trung Quốc ở khu vực Đông Nam Á. Trung Quốc muốn thông qua khuôn
khổ hợp tác này thúc đẩy hợp tác kinh tế song phương với từng nước ASEAN
và lôi kéo ngày càng nhiều các nước ASEAN vào “quỹ đạo” ảnh hưởng của
mình, qua đó góp phần hạn chế ảnh hưởng của Mỹ và các nước lớn khác với
ASEAN...
Mặc dù hợp tác kinh tế VBBMR đã và đang có tác động mạnh mẽ với
kinh tế và quan hệ đối ngoại trong khu vực, nhưng thời gian qua các nước
ASEAN nói chung và Việt Nam nói riêng nhìn chung còn bị động, lúng túng
trong tiến trình tham gia đàm phán, hợp tác. Công tác nghiên cứu, dự báo
nhìn chung còn yếu, do đó, làm giảm hiệu quả tham gia và hợp tác của Việt
Nam trong sáng kiến hợp tác này. Các nghiên cứu trong và ngoài nước trước
đây hầu như chưa trả lời câu hỏi: Hợp tác kinh tế VBBMR có tác động như
thế nào đối với quan hệ quốc tế ở Đông Nam Á? Triển vọng sáng kiến này sẽ

ra sao? Việt Nam cần lựa chọn các định hướng chính sách nào trong bối cảnh
Trung Quốc triển khai sáng kiến “Một vành đai, một con đường” bao trùm lên
sáng kiến Hợp tác kinh tế VBBMR?
Luận án này nhằm tập trung trả lời các câu hỏi nghiên cứu nêu trên. Kết
quả nghiên cứu sẽ góp phần làm rõ hơn các mối quan hệ quốc tế đang diễn
biến phức tạp ở khu vực Đông Nam Á; đồng thời cung cấp cơ sở khoa học để
từ đó đề xuất kiến nghị, các giải pháp, định hướng chính sách nhằm giúp Việt
Nam tham gia hợp tác hiệu quả hơn; giảm thiểu những tác động tiêu cực từ
Hợp tác kinh tế VBBMR.
2


2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục tiêu
Làm rõ tác động của sáng kiến Hợp tác kinh tế VBBMR đối với quan
hệ quốc tế ở khu vực Đông Nam Á nói chung và với Việt Nam nói riêng; dự
báo triển vọng hợp tác kinh tế VBBMR; đề xuất kiến nghị chính sách cho
Việt Nam.
2.2. Các nhiệm vụ nghiên cứu
(1) Tổng quan các nghiên đã có để làm rõ một số vấn đề lý luận, thực tiễn
về hợp tác tiểu vùng nói chung và Hợp tác kinh tế VBBMR nói riêng;
(2) Tổng hợp, phân tích thông tin, khải sát, đánh giá thực trạng hợp tác
và những tác động tích cực, tiêu cực của Hợp tác kinh tế VBBMR đối với
quan hệ quốc tế ở khu vực Đông Nam Á; chỉ ra các cơ hội và thách thức đặt
ra với ASEAN và Việt Nam.
(3) Trên cơ sở các thông tin, dữ liệu thu thập được, phân tích, dự báo
xu hướng phát triển, các “kịch bản” của Hợp tác kinh tế VBBMR trong những
năm tới.
(4) Đề xuất các kiến nghị, định hướng chính sách giúp Việt Nam tận
dụng cơ hội, giảm thiểu tác động tiêu cực từ Hợp tác kinh tế VBBMR.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của Luận án là quá trình hình thành và triển khai
sáng kiến Hợp tác kinh tế VBBMR từ năm 2006 đến năm 2016 và tác động
của nó với quan hệ quốc tế trong khu vực Đông Nam Á nói chung và với Việt
Nam nói riêng.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi thời gian: Từ năm 2006 đến năm 2016 là giai đoạn hơn mười
năm, bao gồm toàn bộ tiến trình hợp tác kinh tế VBBMR kể từ lúc khởi
xướng năm 2006 đến năm 2016).

3


- Phạm vi không gian: Trung Quốc, Việt Nam và các nước ASEAN
tham gia hợp tác kinh tế VBBMR. Trong phân tích tác động, không gian
nghiên cứu được mở ra toàn khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
4. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, Luận án sử dụng một số số phương pháp
nghiên cứu và cách tiếp cận chủ yếu gồm:
4.1. Một số phương pháp nghiên cứu chung của khoa học xã hội
(1) Phương pháp tổng hợp: Đối với phần cơ sở lý thuyết của Luận án,
phương pháp này được sử dụng để tổng hợp, khái quát các quan niệm khác
nhau về hợp tác tiểu vùng, các loại hình hợp tác tiểu vùng, thành một chỉnh
thể để, từ đó rút ra đặc trưng chung làm cơ sở đưa ra một khái niệm mới đầy
đủ hơn về hợp tác tiểu vùng. Đối với các nội dung khác, Luận án sử dụng
phương pháp tổng hợp để làm rõ tình hình, thực trạng Hợp tác kinh tế
VBBMR cũng như cạnh tranh nước lớn trong hợp tác tiểu vùng ở Đông Nam
Á, từ đó rút ra các đánh giá, nhận định về tác động của Hợp tác kinh tế
VBBMR đối với quan hệ quốc tế trong khu vực.

(2) Phương pháp hệ thống - cấu trúc: Đây là phương pháp nghiên cứu
được áp dụng cho nghiên cứu Hợp tác kinh tế VBBMR với tư cách là một hệ
thống hình thành từ nhiều yếu tố có tác động qua lại lẫn nhau. Trong đó, một
hệ thống các yếu tố có quan hệ tương tác lẫn nhau gồm: kinh tế, chính trị, đối
ngoại, an ninh... Bên cạnh đó, Hợp tác kinh tế VBBMR cũng được Luận án
xem xét, đánh giá là một bộ phận trong tổng thể lớn hơn là sáng kiến “Một
vành đai, một con đường”.
(3) Phương pháp phân tích tác động: Trong luận án, phương pháp này
được sử dụng để đánh giá hướng, mức độ, cường độ của các tác động cũng
như khả năng tác động và bị tác động của các đối tượng. Chẳng hạn, đánh giá
mức độ chịu tác động khác nhau của Việt Nam và các nước ASEAN khác

4


trong bối cảnh Trung Quốc đẩy mạnh triển khai Hợp tác kinh tế VBBMR và
các nước lớn khác cũng tăng cường hợp tác tiểu vùng ở Đông Nam Á.
(4) Phương pháp nghiên cứu thực địa: Được sử dụng để đánh giá tính
thực tế của những thuận lợi, khó khăn về điều kiện tự nhiên, xã hội đối với
các chương trình, dự án hợp tác kinh tế VBBMR. Đồng thời, phương pháp
này cũng nhằm đánh giá tác động ngược lại của các hoạt động hợp tác kinh tế
đối với môi trường tự nhiên và xã hội... Trong quá trình thực hiện Luận án,
tác giả luận án đã khảo sát thực địa tại các cặp cửa khẩu Móng Cái - Đông
Hưng; Trà Lĩnh - Long Bang; thành phố Nam Ninh và cảng Phòng Thành
(Quảng Tây, Trung Quốc).
(5) Phương pháp dự báo: Phương pháp dự báo được sử dụng nhằm
phân tích, dự báo các khả năng triển khai hợp tác; xu hướng hợp tác của các
bên trong tiến trình thúc đẩy Hợp tác kinh tế VBBMR. Trong luận án, phương
pháp này được sử dụng để đưa ra các kịch bản dự báo triển vọng của Hợp tác
kinh tế VBBMR trong tương lai.

(6) Phương pháp so sánh: Phương pháp này được sử dụng để so sánh
tương quan thực lực, tiềm lực kinh tế của các bên trong hợp tác kinh tế
VBBMR; so sánh kết quả hợp tác kinh tế giữa các đối tác trong những thời kỳ
khác nhau; so sánh kim ngạch đầu tư, thương mại của ASEAN với Trung
Quốc và các đối tác khác để đánh giá mức độ quan trọng của Trung Quốc với
ASEAN….
Các sơ đồ, bảng số liệu sẽ được sử dụng để thể hiện các ý tưởng và
thuyết minh về các hiện tượng, thực trạng, trong quá trình so sánh.
(7) Phương pháp lịch sử: Là phương pháp nghiên cứu bằng cách đi tìm
nguồn gốc phát sinh, quá trình phát triển của đối tượng từ đó rút ra bản chất
và quy luật của đối tượng. Trong trường hợp luận án này, phương pháp lịch
sử được ứng dụng để mô tả, tái hiện lại toàn bộ tiến trình Hợp tác kinh tế
5


VBBMR trong giai đoạn 2006 - 2016 qua các giai đoạn nhỏ hơn. Qua đó,
cung cấp cơ sở khoa học để so sánh, đánh giá, rút ra nhận định về động cơ,
mục đích hợp tác của các bên tham gia hợp tác trong từng giai đoạn cũng như
dự báo triển vọng Hợp tác kinh tế VBBMR trong giai đoạn tới…
4.2. Một số phương pháp nghiên cứu và lý thuyết về quan hệ quốc tế
(1) Phương pháp phân tích chính sách đối ngoại: Phương pháp này
được sử dụng để phân tích, so sánh chính sách đối ngoại của một hoặc một số
quốc gia bao quát nhiều vấn đề khác nhau, từ an ninh truyền thống và các lĩnh
vực kinh tế tới những vấn đề về môi trường, năng lượng, di cư … Trong Luận
án, phương pháp này được sử dụng chủ yếu để phân tích các chính sách đối
ngoại, chính sách kinh tế đối ngoại của các chủ thể gồm Trung Quốc, Mỹ,
Nhật Bản, các nước ASEAN; giải thích lý do, mục tiêu của những chính sách
đối ngoại mà các chủ thể nói trên đưa ra và tác động của nó tới quan hệ quốc
tế trong khu vực.
(2) Lý thuyết trò chơi (Game theory) được ứng dụng như một phương

pháp để xem xét sự lựa chọn hợp tác của các bên cũng như việc xác định mục
tiêu, nguyên tắc, nội dung Hợp tác kinh tế VBBMR giữa Trung Quốc với các
nước ASEAN.
(3) Cách tiếp cận của Chủ nghĩa hiện thực được sử dụng để tìm hiểu,
phân tích, làm rõ tương quan quyền lực, sự cạnh tranh và vai trò của các nước
lớn ở khu vực. Một số lý thuyết của Chủ nghĩa hiện thực, Thuyết ổn định bá
quyền (Hegemonic stability theory) được vận dụng ở mức độ nhất định trong
việc xem xét tham vọng, lợi ích quốc gia của các đối tác tham gia Hợp tác
kinh tế VBBMR; đánh giá vai trò của Trung Quốc trong sáng kiến hợp tác
này và liệu sự dẫn dắt hợp tác của Trung Quốc có mang lại ổn định cho khu
vực không?.
(4) Cách tiếp cận của Chủ nghĩa tự do để tìm hiểu tiến trình liên kết
kinh tế, hợp tác quốc tế giữa Trung Quốc với ASEAN và các quốc gia có liên
6


quan khác. Theo đó, Chủ nghĩa tự do nói chung, Chủ nghĩa xuyên quốc gia
(Transnationalism) nói riêng cùng một số lý thuyết về hợp tác khu vực được
vận dụng để lý giải nguyên nhân hình thành và việc xác định mô hình, chủ thể
hợp tác của sáng kiến Hợp tác kinh tế VBBMR.
(5) Hợp tác kinh tế VBBMR thực chất là sáng kiến hợp tác xuyên quốc
gia. Do vậy, cách tiếp cận của Chủ nghĩa xuyên quốc gia (Transnationalism)
được vận dụng để: (1) Đánh giá lợi ích quốc của các đối tác tham gia hợp tác,
trên các bình diện hội nhập khu vực về kinh tế, chính trị, xã hội; (2) Đánh giá
sự phụ thuộc lẫn nhau của các đối tác tham gia hợp tác.
(6) Cách tiếp cận của Chủ nghĩa duy vật biện chứng, duy vật lịch sử
cũng được vận dụng để nghiên cứu tiến trình Hợp tác kinh tế VBBMR theo
từng giai đoạn và đưa ra các nhận định, đánh giá khách quan đối với sáng
kiến hợp tác này. Đồng thời, Luận án cũng kết hợp nghiên cứu lý thuyết với
quá trình thực tiễn tham gia, hoạch định chính sách hợp tác của các bên, đặc

biệt của Việt Nam, trong sáng kiến Hợp tác kinh tế VBBMR. Qua đó, làm rõ
cả hai mặt lý luận và thực tiễn; tác động tích cực và tiêu cực của sáng kiến
hợp tác này đối với hợp tác quốc tế trong khu vực.
(7) Cách tiếp cận đa ngành, đa lĩnh vực: Nội dung Hợp tác kinh tế
VBBMR bao gồm nhiều lĩnh vực, do vậy việc đánh giá tác động của sáng
kiến hợp tác này được đặt trong mối quan hệ giữa kinh tế với các lĩnh vực
chính trị, đối ngoại, an ninh; trong mối quan hệ giữa chính sách đối nội, đối
ngoại của các quốc gia tham gia hợp tác..
Ngoài ra, lý thuyết về “cực tăng trưởng”, mô hình “trung tâm-ngoại vi”
và các lý thuyết khác về hợp tác khu vực cũng đã Luận án được vận dụng ở
mức độ nhất định.

7


5. Đóng góp của đề tài
5.1. Về lý luận
- Luận án làm sáng tỏ thêm một số vấn đề liên quan hợp tác tiểu vùng
như các khái niệm “tiểu vùng”, “hợp tác tiểu vùng”; các hình thức khác nhau
của “hợp tác tiểu vùng”; một số đặc trưng chủ yếu của “hợp tác kinh tế tiểu
vùng”... Từ việc làm sáng tỏ các vấn đề lý luận nêu trên, tác giả Luận án đưa
ra khái niệm “Hợp tác tiểu vùng” mới, dựa trên 7 đặc trưng của hình thức hợp
tác này, phù hợp với thực tế các sáng kiến hợp tác tiểu vùng đang được triển
khai ở khu vực Đông Á.
- Làm rõ Hợp tác kinh tế VBBMR với tư cách là một mô hình liên kết
kinh tế quốc tế khu vực có một số đặc điểm riêng về cơ chế, chủ thể hợp tác
khác với các mô hình hợp tác tiểu vùng ở khu vực Đông Á.
- Làm rõ thêm chính sách hợp tác tiểu vùng, chính sách kinh tế đối
ngoại của Trung Quốc với các nước trong khu vực Đông Nam Á.
- Góp phần tìm hiểu chính sách đối ngoại của Trung Quốc, nhất là

chính sách đối với các nước Đông Nam Á.
- Góp phần tìm hiểu về quan hệ quốc tế trong khu vực, nhất là xu thế
hợp tác, kết nối khu vực trong nội bộ các quốc gia ASEAN và giữa ASEAN
với Trung Quốc và các nước khác.
- Góp phần làm rõ cạnh tranh giữa các nước lớn tại khu vực Đông Nam
Á, nhất là cạnh tranh gia tăng sức mạnh mềm giữa Trung Quốc với Mỹ,
Trung Quốc với Nhật Bản...
5.2. Về thực tiễn
Cung cấp một số luận cứ, cơ sở khoa học cho các bộ, ngành, Đảng và
Nhà nước Việt Nam để tham khảo trong xác định chủ trương, hoạch định
chính sách và xử lý các vấn đề liên quan Hợp tác kinh tế VBBMR nói riêng,
hợp tác với Trung Quốc trong các sáng kiến kết nối khu vực nói chung.

8


6. Cấu trúc của Luận án
Ngoài phần mở đầu và kết luận, Luận án gồm 04 chương:
Chương 1: Tổng quan các nghiên cứu về hợp tác kinh tế VBBMR
Chương này tổng quan nghiên cứu, nhận định của các chuyên gia Việt
Nam, Trung Quốc, ASEAN và các học giả phương Tây về sáng kiến Hợp tác
kinh tế VBBMR; xác định một số nội dung luận án cần tập trung nghiên cứu
do các nghiên cứu nói trên chưa đề cập, hoặc làm rõ.
Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn của Hợp tác kinh tế VBBMR
Nội dung chính của Chương 2 là làm rõ các lý thuyết về quan hệ quốc
tế có liên quan; các khái niệm tiểu vùng, hợp tác tiểu vùng, hợp tác kinh tế
tiểu vùng và mô hình hợp tác tiểu vùng trong thực tiễn; xác định đặc trưng và
đề xuất khái niệm mới về hợp tác tiểu vùng.
Chương 3: Hợp tác kinh tế VBBMR, từ sáng kiến đến hành động
Chương này chủ yếu khái quát xuất xứ, nội dung, ý tưởng Hợp tác kinh

tế VBBMR; quan điểm và tình triển khai hợp tác của Trung Quốc, các nước
ASEAN theo các giai đoạn; nhận xét, đánh giá về thực trạng triển khai hợp
tác nêu trên.
Chương 4: Tác động của Hợp tác kinh tế VBBMR với quan hệ quốc tế
ở Đông Nam Á
Chương 4 tập trung đánh giá các tác động tích cực và tiêu cực của Hợp
tác kinh tế VBBMR đối với quan hệ quốc tế ở khu vực Đông Nam Á; các tác
động về hợp tác kinh tế, an ninh, đối ngoại, môi trường... của sáng kiến hợp
tác này với các nước ASEAN và Việt Nam; dự báo triển vọng hợp tác trong
tương lai. Đồng thời, đề xuất các định hướng chính sách giúp Việt Nam tham
gia Hợp tác kinh tế VBBMR hiệu quả hơn trong thời gian tới.

9


Chương 1
TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU VỀ
HỢP TÁC KINH TẾ VỊNH BẮC BỘ MỞ RỘNG
Kể từ khi Trung Quốc đề xuất sáng kiến Hợp tác kinh tế VBBMR trong
khuôn khổ sáng kiến hợp tác phát triển “Một trục, hai cánh” vào tháng 7 năm
2006 đến nay, tại Việt Nam đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề
này. Ở Việt Nam, hầu hết các bộ, ngành như Ngoại giao, Kế hoạch và Đầu tư,
Công thương, Quốc phòng, Công an và Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam, đều
có các báo cáo, đề tài, đề án nghiên cứu về sáng kiến Hợp tác kinh tế
VBBMR. Tuy nhiên, đa số các báo cáo, công trình nghiên cứu nói trên không
được phổ biến rộng rãi. Trong khi đó, tại Trung Quốc, đặc biệt là Viện KHXH
Quảng Tây cũng có nhiều nghiên cứu, báo cáo khoa học, sách xanh... về sáng
kiến hợp tác này. Ngoài các công trình nghiên cứu trực tiếp về hợp tác kinh tế
VBBMR, tại Việt Nam, Trung Quốc, các nước trong và ngoài khu vực còn có
một số công trình nghiên cứu, coi hợp tác kinh tế VBBMR như là một bộ phận

của các chiến lược khu vực, toàn cầu của Trung Quốc. Dưới đây là tổng quan
về một số công trình nghiên cứu tiêu biểu về Hợp tác kinh tế VBBMR.
1.1. Các nghiên cứu trực tiếp về Hợp tác kinh tế VBBMR
Các công trình nghiên cứu trực tiếp về Hợp tác kinh tế VBBMR chủ
yếu của các học giả Việt Nam và Trung Quốc, trong đó tập trung vào hai
hướng nghiên cứu chủ yếu sau:
(1) Các nghiên cứu của Việt Nam chủ yếu nhận diện và đánh giá tác
động của Hợp tác kinh tế VBBMR đối với Việt Nam, ASEAN; đề xuất đối
sách, kiến nghị, giải pháp để Việt Nam tham gia hiệu quả sáng kiến hợp tác
này. Đồng thời, nhận định những thay đổi của Hợp tác kinh tế VBBMR trong
bối cảnh mới (sau năm 2012) và coi Hợp tác kinh tế VBBMR như là một bộ
phận trong chiến lược khu vực, toàn cầu của Trung Quốc.
10


(2) Các nghiên cứu của học giả Trung Quốc tập trung vào đánh giá tính
khả thi, triển vọng của Hợp tác kinh tế VBBMR
1.1.1. Hướng nghiên cứu nhận diện Hợp tác kinh tế VBBMR, đánh
giá tác động và đề xuất đối sách
Công trình tiêu biểu cho hướng nghiên cứu này là Đề án Quy hoạch
phát triển khu vực VBBMR, do Bộ KHĐT (2013) [4] chủ trì nghiên cứu, nhằm
mục tiêu xây dựng căn cứ khoa học, làm cơ sở để các cấp lãnh đạo Trung
ương và địa phương của Việt Nam hoạch định chính sách, triển khai các giải
pháp phù hợp trong Hợp tác kinh tế VBBMR, góp phần nâng cao hiệu quả
hợp tác của Việt Nam. Đồng thời, kiến nghị các giải pháp để Việt Nam tận
dụng mặt tích cực và hạn chế tác động tiêu cực từ sáng kiến hợp tác kinh tế
tiểu vùng này, tạo thế chủ động cho Việt Nam trong quá trình tham gia hợp
tác. Nội dung nghiên cứu của Đề án gồm: Đánh giá bối cảnh hình thành hợp
tác kinh tế VBBMR; dự báo tình hình, đánh giá thuận lợi và khó khăn của
Việt Nam khi tham gia khuôn khổ hợp tác này; đề xuất định hướng chính sách

và những lĩnh vực hợp tác chủ yếu Việt Nam cần thúc đẩy hợp tác trong giai
đoạn 2013 - 2020. Trong đó, kiến nghị một số công trình, dự án ưu tiên hợp
tác như:
(1) Trong lĩnh vực phát triển hạ tầng giao thông: Nâng cấp và xây dựng
các tuyến đường cao tốc thuộc “Hai hành lang, một vành đai” kinh tế Việt Nam Trung Quốc và một số cảng biển trọng điểm như: Lạch Huyện, Vũng Áng...
(2) Trong lĩnh vực du lịch: Liên kết với Trung Quốc phát triển một số
tuyến du lịch như Hải Nam, Bắc Hải, Hạ Long, Cát Bà; Côn Minh, Hà Nội,
Hạ Long...
(3) Trong lĩnh vực nông nghiệp: Đẩy mạnh liên kết với Trung Quốc
trong sản xuất máy móc nông nghiệp, phân bón, thuốc trừ sâu và nghiên cứu
giống lúa, chế biến nông sản...
Đề án cũng đề xuất Chính phủ giao nhiệm vụ cho từng bộ, ngành hữu
quan để liên kết, thúc đẩy Hợp tác kinh tế VBBMR.
11


Cũng theo hướng nghiên cứu của Đề án nêu trên, Luận văn Thạc Sĩ của
Nguyễn Quốc Trường (2014), [72], đã tập trung đánh giá bối cảnh, tình hình
triển khai hợp tác kinh tế VBBMR đến thời điểm năm 2013 và tác động của
nó với Việt Nam. Tác giả Luận văn cho rằng, kể từ khi ý tưởng hợp tác nêu
trên nhận được sự tán đồng và ủng hộ của Chính phủ Trung Quốc, lãnh đạo
các nước ASEAN, hợp tác kinh tế VBBMR đã được chuyển từ nhận thức
chung sang hoạt động thực tiễn. Phía Trung Quốc đã phê chuẩn Quy hoạch
Khu kinh tế VBB Quảng Tây; đầu tư hàng trăm tỷ USD nâng cấp hạ tầng,
phát triển các thành phố “đầu cầu” cho Hành lang kinh tế Nam Ninh Singapore; phát triển các vành đai kinh tế, các khu công nghiệp, cảng biển
quy mô lớn ở khu vực Quảng Tây; biến Quảng Tây thành “cực tăng trưởng
mới” của Trung Quốc. Bên cạnh đó, Trung Quốc thông qua khuôn khổ hợp
tác này lôi kéo ngày càng nhiều các nước ASEAN vào “quỹ đạo” ảnh hưởng
của mình. Trong khi đó, Việt Nam và các nước ASEAN hầu như lúng túng, bị
động trước các đề nghị hợp tác của Trung Quốc, thiếu thông tin, niềm tin và

nguồn lực để hợp tác. Theo đó, Hợp tác kinh tế VBBMR đang đặt ra những
thách thức lớn với Việt Nam không chỉ về kinh tế, mà còn cả về an ninh,
chính trị, đối ngoại, trong quan hệ với Trung Quốc và ASEAN. Từ đó, tác giả
kiến nghị các giải pháp có tính khả thi nhằm giúp Việt Nam phát huy tối đa
những tác động tích cực đồng thời giảm thiểu những tác động tiêu cực của
khuôn khổ hợp tác kinh tế này trong các lĩnh vực kể trên.
Một nghiên cứu khác tập trung theo hướng đánh giá tác động của hợp
tác kinh tế VBBMR với Việt Nam là Bài viết của TS Phạm Thái Quốc (2009)
có tựa đề Hợp tác kinh tế VBBMR và tác động [37]. Tác giả bài viết đã giới
thiệu khái quát về phạm vi của khu vực hợp tác kinh tế VBBMR, đồng thời
đánh giá tác động của sáng kiến này đối với Trung Quốc và khu vực cũng như
cạnh tranh Trung Quốc - Mỹ ở Đông Nam Á. Với Trung Quốc, tác giả cho
rằng Hợp tác kinh tế VBBMR không chỉ là sự hỗ trợ quan trọng cho phát
12


triển khu vực Tây Nam nước này, mà còn quan trọng đối với thực thi chiến
lược phát triển miền Tây - một trong những chiến lược phát triển lớn của
Trung Quốc. Bên cạnh đó, giới lãnh đạo Trung Quốc hưởng ứng mạnh mẽ
việc triển khai sáng kiến hợp tác này vì muốn nắm bắt cơ hội, mở rộng hơn
nữa mở cửa đối ngoại, dốc sức tạo môi trường phát triển lành mạnh, tìm mọi
cách thu hút nguồn vốn, công nghệ và nhân tài từ bên ngoài, phát huy ưu thế
về địa lý ven biển và ưu thế tài nguyên của Quảng Tây để vươn lên.
Đối với quan hệ đối ngoại ở khu vực, sáng kiến nói trên giúp quan hệ
Trung Quốc - ASEAN ngày càng chặt chẽ hơn khiến cho những ảnh hưởng
của Trung Quốc ở khu vực này đang gia tăng, lấp dần vào những chỗ trống do
ảnh hưởng của Mỹ ở khu vực này suy giảm, đặc biệt trong bối cảnh Mỹ tập
trung vào các nỗ lực chống khủng bố cũng như hạn chế, ngăn chặn việc sản
xuất vũ hạt nhân ở Bắc Triều Tiên và ở Iran. Với Việt Nam, theo tác giả, tham
gia vào Hợp tác kinh tế VBBMR, một mặt Việt Nam được lợi nhờ gia tăng

các quan hệ thương mại - đầu tư với các nước cũng như thu được lợi nhà phát
triển các dịch vụ (vận tải, du lịch....) vì Việt Nam là cầu nối Trung Quốc ASEAN. Mặt khác, vì Trung Quốc là nước lớn, do vậy cần tính đến những
ảnh hưởng từ Trung Quốc và sự gia tăng phụ thuộc vào Trung Quốc.
Một số công trình khác của các học giả Việt Nam trực tiếp nghiên cứu
Hợp tác kinh tế VBBMR, nhưng theo hướng nhận diện những thay đổi của
Hợp tác kinh tế VBBMR trong bối cảnh mới, hoặc coi sáng kiến hợp tác này
như là một bộ phận trong chiến lược khu vực, toàn cầu của Trung Quốc. Tiêu
biểu cho hướng nghiên cứu này là đề tài khoa học cấp Bộ tên gọi Hợp tác
kinh tế VBBMR trong chiến lược toàn cầu và chính sách Biển Đông của
Trung Quốc của Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam [85]. Đề tài đã giới thiệu
khái quát những nội dung cơ bản của sáng kiến hợp tác kinh tế VBBMR; mục
tiêu và một số bước triển khai hợp tác của Trung Quốc; bối cảnh Trung Quốc
triển khai hợp tác kinh tế VBBMR và tình hình Biển Đông; mối tương quan
13


của sáng kiến này với các chiến lược khu vực, toàn cầu... của Trung Quốc.
Điểm đáng chú ý của công trình nghiên cứu này là đặt hợp tác kinh tế
VBBMR - một sáng kiến hợp tác tiểu vùng - trong chiến lược toàn cầu của
Trung Quốc. Nhóm tác giả xem hợp tác kinh tế VBBMR như là một “mảnh
ghép” trong chiến lược khu vực, toàn cầu và chính sách Biển Đông của Trung
Quốc để từ đó nhận diện chính xác hơn mục tiêu triển khai sáng kiến này của
Trung Quốc và những tác động của nó với quan hệ quốc tế khu vực và chính
sách Biển Đông của Trung Quốc. Phạm Sỹ Thành trong báo cáo Liên kết kinh
tế Trung Quốc - ASEAN thông qua chương trình hợp tác kinh tế VBBMR [41]
cũng có một số nhận định tương tự khi cho rằng mục tiêu Hợp tác kinh tế
VBBMR của Trung Quốc ngoài kinh tế còn hướng đến gia tăng ảnh hưởng tại
khu vực, quốc tế hóa đồng Nhân dân tệ...
Cũng theo hướng nghiên cứu này còn có báo cáo của PGS. TS Lê Văn
Sang (2015), với tên gọi Chuyển hóa phương thức hợp tác tiểu vùng VBBMR

của Trung Quốc [38]. Trong báo cáo khoa học này, tác giả đã điểm lại các đề
xuất của lãnh đạo Trung Quốc về hợp tác kinh tế VBBMR và cho rằng Trung
Quốc triển khai sáng kiến hợp tác kinh tế VBBMR là nhằm hướng tới các
mục tiêu chiến lược như: Mở đường cho Trung Quốc ra Ấn Độ Dương, tạo
thế và lực cho Trung Quốc vươn ra làm bá chủ đại dương, thực hiện Giấc
mộng Trung Hoa, bá chủ thế giới. Việc phát triển Quảng Tây, Vân Nam là
nhằm xây dựng cầu nối hợp tác kinh tế Trung Quốc - ASEAN, mở rộng vùng
nguyên liệu của nước này tại Đông Nam Á... Trung Quốc đang lấy hợp tác đa
phương Trung Quốc - ASEAN để thúc đẩy hợp tác song phương và điều này
gây ra các tác động tiêu cực đối với Việt Nam. Theo tác giả bài viết, từ năm
2006 đến nay, Trung Quốc luôn thay đổi, chuyển hóa phương thức hợp tác
tiểu vùng VBBMR, làm cho đối tác khó đoán định, bị động đối phó. Liên hệ
tình hình tranh chấp Biển Đông và vụ Trung Quốc đặt giàn khoan HD 981
vào thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, PGS. TS Lê Văn
14


×