Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

Dinh dưỡng cho người thiếu vitamin b1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (578.46 KB, 19 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM
KHOA CÔNG NGHỆ HÓA HỌC & THỰC PHẨM
Chế độ dinh dưỡng dành cho
người thiếu Vitamin B1
GVHD: ThS Lương Thị Kim Tuyến
SVTH:
Phạm Thị Thái Hòa 10116018
Tần Xiêu Hòa 10116019
Văn Thị Hòa 10116020
Nguyễn Tấn Nhựt 10116045
Nguyễn Văn Thôi 10116060
Nguyễn Thị Tiên 10116070
Chế độ dinh dưỡng dành cho người thiếu Vitamin B1
MỤC LỤC
GVHD: Lương Thị Kim Tuyến Page 2
Chế độ dinh dưỡng dành cho người thiếu Vitamin B1
1. Giới thiệu:
1.1. Vitamin B1 là gì:
[1]
- Vitamin B1 có tên khoa học là thiamin với nhiều vai trò được biết khá rõ
trong việc tham gia vào các quá trình chuyển hoá trong cơ thể.
- Đây là loại vitamin được tách ra ở dạng tinh thể đầu tiên bởi Casimir Funk
vào năm 1912. Đa số tồn tại ở dạng tự do, một phần ở dạng
Tiaminpirophosphat. Tiamin thường tồn tại ở dạng muối Tiaminclorit.
- CTPT: C
12
H
17
N
4
OS


- CTCT:
- 2-[3-[(4-amino-2-metylpyridin-5-yl)metyl]-4-metylthiazol-5-yl]etanol.
GVHD: Lương Thị Kim Tuyến Page 3
Chế độ dinh dưỡng dành cho người thiếu Vitamin B1
- Bền trong môi trường acid, bị phá huỷ trong môi trường kiềm khi bị đun
nóng.
- Vitamin B1 là những tinh thể hoà tan trong nước và chịu được quá trình gia
nhiệt thông thường.
- Khi oxy hóa vitamin B1 sẽ chuyển thành một hợp chất gọi là tiocrom phát
huỳnh quang. Tính chất này được ứng dụng phổ biến để định lượng vitamin
B1 trong các nguồn thực phẩm khác nhau.
1.2. Chức năng sinh học:
- Vitamin B1 tham gia vào hệ enzim decacboxyl-oxy hoá các xetoacid như
acid piruvic hoặc acid α-xetoglutaric (đây chính là nguyên nhân dẫn đến
bệnh tê phù…).
- Đồng hoá đường: vitamin B1 tạo ra một loại enzym quan trọng tham gia
vào quá trình chuyển hoá đường và quá trình phát triển của cơ thể.
- Vai trò quan trọng trong trao đổi vật chất đặc biệt là chuyển hoá glucid và
trong hoạt động thần kinh (giải thích cơ chế phù thũng và viêm thần kinh).
- Nhân tố ngon miệng: kích thích sự tạo thành một loại enzyme tham gia vào
quá trình đồng hoá thức ăn, kích thích cảm giác thèm ăn.
- Sự cân bằng về thần kinh: Vitamin B1 tham gia điều hòa quá trình dẫn
truyền các xung tác thần kinh, kích thích hoạt động trí óc và trí nhớ, làm
tăng sức tập trung.
1.3. Nguồn cung cấp vitamin B1:
- Có nhiều trong hạt hướng dương, cám, gan bò, thịt heo, hải sản, lòng đỏ
trứng, các loại đậu, sữa mẹ, sữa bò, gạo…
- Chứa một lương ít hơn trong trái cây, rau, củ…
GVHD: Lương Thị Kim Tuyến Page 4
Chế độ dinh dưỡng dành cho người thiếu Vitamin B1

- Do thiamine có mặt ở lớp vỏ ngoài của hạt ngũ cốc nên các loại bột và gạo
đã chà sạch gần như không còn chứa đáng kể hàm lượng vitamin này.
1.4. Nhu cầu:
[10]
GVHD: Lương Thị Kim Tuyến Page 5
Chế độ dinh dưỡng dành cho người thiếu Vitamin B1
Đối tượng Nhu cầu (mg/ngày)
Trẻ còn bú 0,4
Trẻ từ 1-3 tuổi 0,7
Trẻ từ 4-9 tuổi 0,8
Trẻ từ 10-12 tuổi 1,2
Thanh niên 13 đến 19 tuổi
Nam 1,5
Nữ 1,3
Người trưởng thành
Nam 1,5
Nữ 1,3
Phụ nữ có thai hay cho con bú 1,8
Nhu cầu vitamin B1 được tính theo năng lượng ăn vào. Một người trưởng thành mỗi ngày
cần khoảng 1 - 1,2mg vitamin B1. Chế độ ăn được công nhận hiện thời là 0.5mg cho mỗi
1000 calorie, và lượng tối thiểu là 1mg kể cả đối với những người ăn ít hơn 2000 calorie
mỗi ngày
2. Bệnh thiếu vitamin B1:
Cho đến nay khoa học chưa thấy hiện tượng thừa vitamin B1. Ngược lại thiếu vitamin B1
là một bệnh khá phổ biến trên phạm vi toàn cầu.
2.1. Nguyên nhân:
[3]
- Thiếu hụt vitaminB1 có thể xảy ra khi chế độ ăn nghèo nàn, đơn điệu, ít
thức ăn động vật (thịt, cá, trứng ). VitaminB1 cũng có thể bị thiếu do
những nguyên nhân sau:

• Kém hấp thu vitamin B1 do một số bất thường của hệ tiêu hoá
• Cơ thể không có khả năng lưu trữ thiamin trong các tổ chức một cách
đầy đủ
• Các tổ chức không có khả năng sử dụng vitamin B1
• Tăng nhu cầu thiamin do chế dộ ăn có nhiều chất đường bột, uống rượu
nhiều (vì vitaminB1 cần cho chuyển hoá chúng).
- Hầu hết những người thiếu vitamin B1 trên thế giới là do ăn kém. Thiếu
vitamin B1 cũng thường gặp hơn ở các nước dùng gạo làm lương thực
chính.
GVHD: Lương Thị Kim Tuyến Page 6
Chế độ dinh dưỡng dành cho người thiếu Vitamin B1
- Ở các nước phương Tây, nguyên nhân chủ yếu gây thiếu vitamin B1 là
nghiện rượu và bệnh mạn tính. Rượu ảnh hưởng gián tiếp đến sự hấp thu
vitamin B1 và sự tổng hợp thiamin pyrophosphat. Bệnh nhân suy dinh
dưỡng với bệnh gan do rượu có nguy cơ thiếu vitamin B1 vì giảm dự trữ
trong gan và cơ.
- Người lao động nặng do tăng tiêu hao năng lượng, người cao tuổi do ăn
uống kém dễ bị thiếu vitamin B1.
- Có nhiều phân tử có hiệu ứng chống lại vitamin B1 trong các sản phẩm
động vật và thực vật cũng như trong một số loại thuốc kháng sinh, thuốc
tránh thai
2.2. Hậu quả:
[3]
- Ban đầu thường bệnh nhân không biết mình
bị bệnh bởi vì bệnh bắt đầu bằng các triệu
chứng tiềm ẩn:
• Ăn mất ngon do việc giảm tiết các dịch vị
tiêu hóa.
• Giảm khả năng về thể lực, vụng về, giảm
trí nhớ…

• Nếu tình trạng nghiêm trọng sẽ dẫn đến
bệnh beri – beri, đặc trưng bởi các triệu
chứng viêm dây thần kinh ngoại vi và rối
loạn tim mạch.
- Trước tiên có thể thấy kém ăn, khó chịu, đi lại khó vì chân yếu và nặng, đôi khi có
phù nhẹ ở mặt, đau vùng trước tim, đau ở các cơ bắp chân và tê ở chân tay. Giai
đoạn này diễn ra thời gian dài, bệnh nhân lao động tuy có vẻ bình thường nhưng
năng suất kém, mọi sinh hoạt kém năng động hơn trước đây. Bệnh có xu hướng
chuyển sang các thể nặng hơn như sau:
 Thể ướt: Phù là biểu hiện chính, phù có thể xuất hiện nhanh không những ở các
chi mà còn phù ở mặt, toàn thân và các hốc thanh mạc. Đặc điểm cần lưu ý
GVHD: Lương Thị Kim Tuyến Page 7
Chế độ dinh dưỡng dành cho người thiếu Vitamin B1
trong phù do thiếu vitamin B1 là phù
từ dưới chân lên và bao giờ cũng đối
xứng hai bên. Có thể bệnh nhân cảm
thấy đánh trống ngực và khó thở, ăn
uống kém và tiêu hóa chậm. Hai chân
thường đau khi đi lại, cơ bắp chân
thường sưng và ấn vào đau. Các tĩnh
mạch cổ thường nổi lên và đập mạnh, da nóng do hiện tượng giãn mạch. Khi
có biểu hiện suy tim, da bệnh nhân lạnh và tái, vẻ mặt xanh tái. Khám bệnh có
các triệu chứng: điện tâm đồ thường không đổi có khi có điện thế thấp, sóng T
ngược chiều, tim to nhất là bên phải, không có albumin niệu, tinh thần bệnh
nhân bình thường. Bệnh tiến triển có thể phù nặng, suy tim, khó thở và tử
vong.
 Thể khô: Triệu chứng viêm và liệt nhiều dây thần kinh ngoại biên biểu hiện là
sự suy yếu đối xứng hoặc mất cảm giác, giảm vận động và phản xạ ngọn chi.
Nhiều cơ bị teo và suy yếu dần, đi lại trở nên khó khăn. Thể tạng bệnh nhân
gầy mòn, lúc đầu phải chống gậy nhưng sau đó thì không đi lại được. Bệnh

mang tính chất kéo dài và có thể giảm hẳn các triệu chứng khi chế độ ăn đầy
đủ chất dinh dưỡng. Nếu không được điều trị, bệnh nhân suy mòn dần, liệt
giường và rất dễ bị nhiễm khuẩn, nhiều khi bệnh nhân tử vong do các bệnh
nhiễm khuẩn nặng
• Beriberi: Xuất hiện khi cơ thể thiếu nghiêm trọng trong khoảng 3 tháng. Trong
trường hợp nặng, bệnh nhân có thể bị teo cơ gây liệt 2 chân, thậm chí chết vì suy
tim. Béribéri được chia thành 3 mức độ:
- Ở mức nhẹ, bệnh nhân mới bị mất hoặc giảm cảm giác, giảm phản xạ, chủ yếu
ở chi dưới. Lúc này nếu được điều trị, bệnh sẽ khỏi nhanh.
- Ở mức trung bình, bệnh nhân mất cảm giác, mất phản xạ gân xương, có hiện
tượng nhược cơ, đi lại khó khăn nhưng chưa bị teo cơ hoặc teo cơ chưa rõ.
GVHD: Lương Thị Kim Tuyến Page 8
Chế độ dinh dưỡng dành cho người thiếu Vitamin B1
- Ở mức độ nặng, người bệnh bị phù toàn bộ hai chi dưới, mất phản xạ gân
xương, mất cảm giác, bị teo cơ không đi lại được, có thể chết do suy tim, nhất
là với trẻ em.
• Hội chứng Wernicke-korsakoff: Là một hội chứng thần kinh - tinh thần hay gặp
ở bệnh nhân nghiện rượu gây thiếu vitamin B1 nặng, kéo dài. Các cơ ở mặt bị yếu,
bệnh nhân khó nhìn lên hoặc nhìn sang hai bên, có khi mất phương hướng và mệt
mỏi, có khi mắt bị chứng giật nhãn cầu và người lảo đảo. Các biểu hiện tinh thần
thường là giảm trầm trọng khả năng nhớ và học nhưng các quá trình tư duy khác
lại ít bị ảnh hưởng. Có khi bệnh nhân quên hẳn những chuyện vừa xảy ra trong
ngày nhưng lại bịa ra những chuyện đã qua.
[8]
2.3. Đối tượng:
[4]
- Nghiện rượu mãn tính.
- Suy dinh dưỡng, đặc biệt những người lớn tuổi mà khẩu phần toàn bộ giảm,
những người ăn chủ yếu thức ăn đường (càng ăn nhiều glucid nhu cầu B1 càng
tăng) và những người bị bệnh về tiêu hóa làm rối loạn quá trình hấp thụ.

- Phụ nữ có thai, cho con bú.
- Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, cần nhiều glucose và Vitamin B1, để cung cấp cho quá
trình chuyển hóa của tế bào thần kinh, một quá trình chuyển hóa tăng rất nhanh
đồng thời cũng cần thiết cho chuyển hóa glucid. Hệ thống thần kinh rất nhạy
cảm với thiếu Vitamin B1.
- Những người có chuyển hóa tăng (stress, chơi thể thao, tăng hoạt giáp) và
những người đái tháo đường.
3. Biện pháp điều trị và phòng bệnh:
[9]
3.1. Chế độ sử dụng thực phẩm:
- Hằng ngày gạo là nguồn cung cấp vitamin B1 quan trọng do đó cần chú ý
không nên xay xát quá kỹ, quá trắng và phải bảo quản gạo tốt không để ẩm
mục. Bổ sung các thực phẩm giàu vitamin B1 trong khẩu phần ăn hằng
ngày đặc biệt là thức ăn họ đậu, rau, đậu, thịt, cá, trứng, sữa.
GVHD: Lương Thị Kim Tuyến Page 9
Chế độ dinh dưỡng dành cho người thiếu Vitamin B1
- Ăn cơm gạo lứt đã được coi là một trong những phương pháp thực dưỡng
quan trọng được nhân dân ta áp dụng trong nhiều năm nay. Gạo lứt là một
loại gạo mới chỉ xát vỏ trấu mà còn nguyên lớp vỏ cám bên trong. Chính
lớp vỏ cám này chứa rất nhiều vitamin B1 cũng như nhiều chất dinh dưỡng
và vi lượng khác.
- Tuyên truyền cho người mẹ trong thời kỳ có thai và cho con bú cần ăn uống
đủ chất phòng chống tình trạng thiếu vitamin B1. Đối với các vùng sau lũ
lụt, giáp hạt có thể bổ sung vitamin B1 trong khẩu phần ăn hằng ngày.
Phòng chống nạn nghiện rượu ở thanh thiếu niên và những người lao động
nặng nhọc.
 Nguồn thực phẩm giàu vitamin B1:
- Các sản phẩm ngũ cốc nguyên hạt thường chứa nhiều vitamin B1. Tuy nhiên,
94% thiamin trong các hạt ngũ cốc được tập trung ở lớp vỏ mỏng sát với phần
GVHD: Lương Thị Kim Tuyến Page 10

Chế độ dinh dưỡng dành cho người thiếu Vitamin B1
lõi bên trong và mầm của hạt. Do vậy, việc xay xát các loại ngũ cốc (gạo, mì)
quá kỹ sẽ làm cho lượng vitamin B1 bị hao hụt nhiều.
- Những sản phẩm từ men bia, mầm ngũ cốc khô có chứa nhiều thiamin.
- Hàm lượng vitamin B1 trong các loại thịt, đậu hạt, cá, trứng cũng tương đối
tốt.
Thực phẩm Hàm lượng vitamin B1
trong 100g (mg)
Thịt lợn 0,53
Thịt bò 0,2
Thịt gà 0,15
Lươn 0,15
Cá thu 0,07
Lòng đỏ trứng gà 0,32
Trứng vịt 0,54
Gan heo 0,31
Cà chua 0,06
Cà rốt 0,04
Su hào 0,05
Khoai tây 0,10
Nấm 0,1
Cải bó xôi 0,11
Cam 0,1
Dâu 0,03
Nho 0,069
Gạo 0,07
Gạo lức 0,41
Bột mì 0,06
Sữa bò tươi 0,04
GVHD: Lương Thị Kim Tuyến Page 11

Chế độ dinh dưỡng dành cho người thiếu Vitamin B1
Bơ 0,005
Phomai 0,05
- Một số loại cá nước ngọt, cá nước mặn, động vật có vỏ cứng (tôm, cua, trai,
sò ) có chứa men thiaminase làm phân huỷ vitamin B1. Tuy nhiên men này
không bền vững và bị phá huỷ khi nấu nướng, chúng chỉ tồn tại và gây ảnh
hưởng khi ăn một lượng lớn tôm, cá sống.
 Giới thiệu một số món ăn cung cấp nhiều Vitamin B1:
Bánh bèo gạo lức:
• Nguyên liệu: 1 ký gạo lức, 100g nếp lức, 100g bột sắn dây, 150g càrốt, 50g
hành lá, 2 muỗng canh dầu mè.
• Cách làm:
- Gạo lức, nếp lức ngâm khoảng ba tiếng, đem xay với nước. Cho bột sắn
dây vào tô, quậy với nước lạnh, lóng bỏ cặn. Trộn các loại bột với hai
muỗng cà phê muối, hai muỗng canh dầu mè.
- Bắc xửng hấp lên bếp, hấp chén trước khoảng năm phút, sau đó múc bột
cho vào chén hấp thêm 20 phút. Bánh chuyển sang màu nâu đỏ gạo lức
là chín.
- Nhân: càrốt bằm nhuyễn, hành lá cắt nhuyễn. Phi đầu hành cho thơm,
cho càrốt vào xào, sau đó cho hành lá vào đảo sơ, nêm ít muối. Món này
ăn kèm với nước tương.
Bò áp chảo trộn giá hẹ:
• Nguyên liệu:
GVHD: Lương Thị Kim Tuyến Page 12
Chế độ dinh dưỡng dành cho người thiếu Vitamin B1
300g thịt bò 2 thìa súp dầu ăn
200g giá sống 1 thìa cà phê dầu mè
200g bông hẹ 3 thìa súp đường
1 củ hành tây 1 thìa cà phê muối
1 củ cà rốt 1 thìa cà phê tiêu

2 thìa súp nước cốt chanh 1 thìa súp mật ong
3 tép tỏi 1/2 chén nước lọc
• Thực hiện:
- Thịt bò rửa sạch, cắt miếng lớn bằng bàn tay, dày khoảng 2 cm. Dùng sống
dao dần nhẹ cho thịt mềm, ướp thịt với mật ong, tỏi băm, nước tương, dầu
mè, để khoảng 10 phút cho thấm gia vị.
- Giá lặt gốc, rửa sạch, để ráo. Bông hẹ rửa, bỏ gốc già, bẻ ngắn khoảng 3cm,
chần sơ qua nước sôi.
- Hành tây lột vỏ, chẻ dọc, cắt lát khoảng 2 cm. Cà rốt gọt vỏ, rửa sạch, xắt
sợi.
- Pha nước cốt chanh, đường, muối, nước lọc, rồi cho giá, bông hẹ, cà rốt và
hành tây vào ngâm khoảng 15 phút cho thấm chanh đườn. Trút ra rổ để ráo,
xếp vào đĩa.
- Phi thơm tỏi với dầu ăn, cho thịt bò vào áp chảo với lửa lớn cho thịt bò
cháy xém cả 2 mặt. Tắt bếp, cắt từng miếng xếp lên đĩa giá hẹ trộn, rắc tiêu,
cho thêm vài cọng ngò lên. Dùng nóng với bánh mì, nước tương…
 Chú ý:
- Vitamin B1 có nhiều trong cám gạo, do vậy không nên xay sát gạo quá kỹ vì
các vitamin nhóm B nói chung và vitamin B1 nói riêng đều có nhiều ở lớp vỏ
ngoài ngay sát hạt gạo. Cứ 100 gam gạo tẻ giã có 0,12mg vitamin B1; 100 gam
gạo tẻ máy vừa phải có 0,1mg vitamin B1 và nếu là gạo xay xát kỹ cho thật
trắng chỉ còn 0,02mg vitamin B1. Vì vậy cần chú ý "tiết kiệm" vitamin B1
trong quá trình chế biến.
- Không nên vo gạo quá kỹ trước khi nấu cơm làm mất lớp cám gạo chứa nhiều
vitamin B1.
GVHD: Lương Thị Kim Tuyến Page 13
Chế độ dinh dưỡng dành cho người thiếu Vitamin B1
- Khi nấu cơm chỉ cho nước vừa đủ, không cho nhiều để phải chắt bỏ nước cơm
làm mất vitamin B1 (có thể mất tới 60%).
- Đun nước sôi mới cho gạo vào nấu, không cho gạo vào khi nước còn nguội vì

khi gặp nước sôi nóng đột ngột làm lớp vỏ ngoài hạt gạo chín mau tạo thành
một lớp keo giữ vitamin B1 không bị hoà tan ra nước và bị phân huỷ.
3.2. Chế độ sử dụng thuốc:
- Thiamine có thể được tìm thấy trong vitamin tổng hợp (kể cả thuốc nhỏ trẻ em
nhai và chất lỏng), vitamin B phức tạp, hoặc nếu có thể được bán riêng lẻ. Nó
có sẵn trong một loạt các hình thức, bao gồm viên nén, viên nang mềm, viên
ngậm. Nó cũng có thể được dán nhãn là thiamine hydrochloride hoặc
mononitrate thiamine.
[5]
- Khi phát hiện thiếu vitamin B1 phải điều trị càng sớm càng tốt. Bệnh nhân cần
được nghỉ ngơi hoàn toàn. Có thể tiêm và uống Thiamine: Tiêm bắp Thiamine
25mg 2 lần/ngày, trong 3 ngày. Uống liều 10mg vitamin B1, 2 hoặc 3 lần/ngày
cho đến khi phục hồi.
- Đồng thời thực hiện chế độ dinh dưỡng đầy đủ chất để hỗ trợ điều trị.
- Đối với trẻ em cho tiêm và uống vitamin B1 theo cân nặng; cho người mẹ uống
vitamin B1 liều 10mg/lần, ngày 2 lần đối với trẻ bị bệnh còn bú.
[7]
GVHD: Lương Thị Kim Tuyến Page 14
Chế độ dinh dưỡng dành cho người thiếu Vitamin B1
- Không nên ngưng dùng vitamin B1 mà không hỏi ý khiến bác sĩ, ngay cả khi
bạn đang cảm thấy tốt. Ngay cả sau khi các triệu chứng đã được cải thiện, bạn
có thể yêu cầu điều trị liên tục trong một thời gian.
- Nếu bỏ lỡ 1 liều dùng thiamine, hãy liều đó ngay sau khi nhớ ra trong cùng
một ngày. Nếu không nhớ đến ngày hôm sau, bỏ qua liều đã quên, đừng uống
gấp đôi liều lượng của thuốc.
[2]
- Liều cho bệnh beriberi và hội chứng Wernicke – Korsakoff được xác định của
bác sĩ. Đối với hội chứng Wernicke-Korsakoff, thiamin được tiêm tĩnh mạch.
 Điều trị phương pháp tỉnh mạch liều cao:
[2]

- Cơ sở chính của điều trị là liệu pháp thay thế thiamine. Ngoài việc điều trị các
bệnh nhân với các triệu chứng của thiếu hụt vitamin B1 (ví dụ, bệnh não
Wernicke, beriberi ướt, hay beriberi khô), bổ sung thiamine nên được xem xét
trong tất cả các bệnh nhân có nguy cơ cao thiếu hụt.
- Thiếu hụt vitamin B1 là một chẩn đoán lâm sàng, và như các triệu chứng trình
bày là không cụ thể, thiamin liệu pháp thay thế nên được bắt đầu ngay lập tức
khi có bất kỳ nghi ngờ thiếu hụt nào. Điều trị không nên bị trì hoãn trong khi
chờ đợi kết quả của các cuộc điều tra thêm để loại trừ các chẩn đoán khác.
- Thiamine uống được hấp thu kém, nó phải được tiêm tĩnh mạch trong bệnh
viện hay tiêm bắp trong cộng đồng. Thiamin luôn luôn được tiêm trước khi cho
ăn hoặc chuyền glucose tĩnh mạch.
- Thiamine tĩnh mạch liều cao nên được thử nghiệm trong 3 ngày và đánh giá
đáp ứng lâm sàng. Nếu không có cải thiện lâm sàng, nên ngưng điều trị. Nếu
có bằng chứng cải thiện lâm sàng, thiamine tĩnh mạch nên được tiếp tục với
liều thấp hơn 5 ngày nữa, hoặc cho đến khi cải thiện lâm sàng chấm dứt.
- Tất cả người lớn không có triệu chứng nguy cơ cao thiếu hụt vitamin B1 nên
được được điều trị trong 3 ngày thiamine tĩnh mạch liều cao.
- Sốc phản vệ và phản ứng phản vệ có thể xảy ra khi thiamine được dùng tiêm.
Do đó đề nghị rằng phương pháp thiamine tĩnh mạch được quản lý trong bệnh
viện.
- Mức magiê, kali, phốt phát cũng cần được đo và thay thế bằng một trị liệu theo
yêu cầu.
GVHD: Lương Thị Kim Tuyến Page 15
Chế độ dinh dưỡng dành cho người thiếu Vitamin B1
 Đối với trẻ em và trẻ sơ sinh có triệu chứng:
Vitamin B1 thiếu hụt ở trẻ sơ sinh và trẻ em là cực kỳ hiếm hoi trong thế giới. Trẻ
sơ sinh (cả bú sữa mẹ và bú bình) có triệu chứng thiếu hụt vitamin B1 nên được
điều trị bằng truyền tĩnh mạch chậm thiamine tiếp theo là 7 ngày thiamine tiêm
bắp và từ 3 đến 6 tuần điều trị uống. Các bà mẹ của các trẻ sơ sinh được nuôi bằng
sữa mẹ thiếu vitamin B1 cũng cần được điều trị với 7 tuần thiamine uống.

 Ngoài ra, điều trị thiamine còn hiệu quả cho:
[6]
- Thiamine giúp làm giảm nguy cơ phát triển WKS và làm giảm các triệu chứng
WKS trong quá trình cai rượu
- Cải thiện các vấn đề ở những người bệnh di truyền: bệnh Leigh, tiểu đường…
- Ngăn chặn bệnh thận ở những người có bệnh tiểu đường loại 2. Phát triển các
nghiên cứu cho thấy rằng việc thiamine liều cao (100 mg ba lần mỗi ngày)
trong ba tháng làm giảm đáng kể số lượng albumin trong nước tiểu ở những
người có bệnh tiểu đường loại 2. Albumin trong nước tiểu là một dấu hiệu của
tổn thương thận.
- Phòng ngừa đục thủy tinh thể.
 Lưu ý:
Thiamine nói chung là an toàn nhưng liều rất cao có thể gây ra đau bụng.
Ngoài ra, bất cứ một trong những vitamin nhóm B nào được cung cấp trong một thời gian
dài có thể dẫn đến sự mất cân bằng của các vitamin nhóm B quan trọng khác. Vì lý do
này, bạn có thể muốn có một loại vitamin B hỗn hợp, trong đó bao gồm tất cả các vitamin
nhóm B.
[5]
 Phòng bệnh:
[9]
- Cần cải thiện thức ăn cho các bà mẹ trong khi mang thai và sau khi sinh: tăng
thêm rau, thịt, cá, đậu nành hay cho uống vitamin B
1
tổng hợp.
- Khẩu phần ăn cân đối: giảm lượng glucid trong khẩu phần ăn để đạt mức quy
định của Viện vệ sinh dịch tễ là 75% năng lượng cung cấp bởi chất glucid vì
nhu cầu vitamin B
1
tăng theo lượng glucide.
GVHD: Lương Thị Kim Tuyến Page 16

Chế độ dinh dưỡng dành cho người thiếu Vitamin B1
- Không được sử dụng gạo sát quá kỹ, không chà sát và vo rửa gạo quá nhiều
lần. Nấu cơm không sôi quá lâu.
- Ở một số thời kỳ (sau úng lụt, giáp hạt) hoặc một số đối tượng (phụ nữ có thai,
cho con bú, trẻ em) có thể bổ sung vitamin B
1
hoặc các viên cám
- Để đề phòng bệnh béribéri, nên ăn gạo mới, bảo quản tốt, không bị mốc hỏng.
Chọn loại chỉ xay xát 1 lần, theo tiêu chuẩn 100 kg thóc lấy 70 kg gạo.
- Cần ăn thêm những thực phẩm có nhiều vitamin B1 hằng ngày như đậu tương,
đậu xanh, đậu đen, đậu trắng, lạc, vừng, thịt (bò, lợn), bầu dục, gan (bò, lợn),
lòng đỏ trứng, rau tươi như (giền cơm, diếp, xà lách, giá đậu xanh, đậu cô ve,
đậu đũa, đậu Hà Lan, tỏi).
4. Kết Luận:
- Vitamin B1có vai trò quan trọng trong trao đổi vật chất đặc biệt là chuyển hoá
glucid và trong hoạt động thần kinh.
- Kích thích sự tạo thành một loại enzyme tham gia vào quá trình đồng hoá thức
ăn, kích thích cảm giác thèm ăn.
- Vitamin B1 tham gia điều hòa quá trình dẫn truyền các xung tác thần kinh,
kích thích hoạt động trí óc và trí nhớ, làm tăng sức tập trung.
- Vì vậy khi thiếu vitamin B1 có thể gây:
• Ăn mất ngon do việc giảm tiết các dịch vị tiêu hóa.
• Giảm khả năng về thể lực, vụng về, giảm trí nhớ…
• Nếu tình trạng nghiêm trọng sẽ dẫn đến bệnh beri – beri, đặc trưng bởi các
triệu chứng viêm dây thần kinh ngoại vi và rối loạn tim mạch.
- Những người dễ mắc bệnh thiếu vitamin B1:
• Nghiện rượu mãn tính.
• Phụ nữ có thai, cho con bú.
• Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, cần nhiều glucose và vitamin B1.
• Những người có chuyển hóa tăng (stress, chơi thể thao, tăng hoạt giáp) và

những người đái tháo đường.
- Biện pháp phòng bệnh và điều trị:
GVHD: Lương Thị Kim Tuyến Page 17
Chế độ dinh dưỡng dành cho người thiếu Vitamin B1
• Bổ sung các thực phẩm giàu vitamin B1 trong khẩu phần ăn hằng ngày.
• Cung cấp đầy đủ vitamin B1 cho bà mẹ mang thai và cho con bú.
• Không nên chà sát vỏ gạo, ngũ cốc quá kĩ sẽ làm mất vitamin B1.
• Khi phát hiện thiếu vitamin B1 phải điều trị càng sớm càng tốt và theo
hướng dẫn của bác sĩ.
GVHD: Lương Thị Kim Tuyến Page 18
Chế độ dinh dưỡng dành cho người thiếu Vitamin B1
Tài liệu tham khảo
1. Lê Ngọc Tú - Hóa sinh công nghiệp - NXB Khoa học và kỹ thuật - 2005
2. />step.html
3. />4.
5. />6. />7. />8.
9.
10. />GVHD: Lương Thị Kim Tuyến Page 19

×