Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (206 KB, 5 trang )
Dinh dưỡng cho người đái
tháo đường
Khi đường huyết lên quá cao hoặc xuống quá thấp đều gây hại đối với
cơ thể và ta gọi đó là vùng đường huyết nguy hiểm.
Đường huyết xuống thấp dưới 60mg/dl có thể dẫn tới tình trạng hôn mê.
Đường huyết tăng cao hơn 180mg/dl có thể làm tổn thương nhiều bộ phận trong
cơ thể như tim, mạch máu, mắt và thận. Bệnh tim và mạch máu có thể dẫn tới nhồi
máu cơ tim và tai biến mạch máu não. Đây là nguyên nhân tử vong hàng đầu của
bệnh tiểu đường. Do đó mục tiêu chính trong điều trị bệnh đái tháo đường là giữ
mức đường huyết càng gần mức bình thường càng tốt, tránh xa vùng đường huyết
nguy hiểm.
Theo Hiệp hội tiểu đường Hoa Kỳ, đối với bệnh nhân tiểu đường nên duy
trì đường huyết ở mức sau: Trước ăn: 90-130mg/dl (5,0-7,2mmol/l); Sau ăn 1-2
giờ: <180mg/dl (10mmol/l).
Để đạt được mục tiêu trên, trong ăn uống người bệnh tiểu đường cần phải
tuân thủ các nguyên tắc sau: Đầy đủ các chất dinh dưỡng: Bữa ăn cần phải có đủ
các chất như đạm, béo, bột đường, vitamin, muối khoáng, nước, chất xơ...
Mỗi loại thực phẩm chứa một số chất dinh dưỡng khác nhau và không có
một thực phẩm nào chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho nhu cầu con
người.
Do đó không thể ăn một loại thực phẩm duy nhất được mà cần phải ăn phối
hợp nhiều loại thực phẩm với nhau. Bữa ăn cần phải có mặt đại diện của 4 nhóm
thực phẩm:
Nhóm 1: Nhóm ngũ cốc, khoai củ và các loại đường bột. Đặc điểm nhóm
này: Chủ yếu cung cấp năng lượng (giàu các chất đường bột). Không có hoặc có
rất ít vitamin C, A, D và chất béo.
Nhóm 2: Nhóm sữa, thịt, cá, trứng, đậu đỗ khô và các chế phẩm của chúng.
Đặc điểm nhóm này: Chủ yếu cung cấp chất đạm (protein), phốt pho, sắt, vitamin,
nghèo gluxit, canxi (trừ sữa), vitamin C, A.
Nhóm 3: Nhóm dầu, mỡ, các loại hạt có dầu. Đặc điểm nhóm này: Cung