Tải bản đầy đủ (.docx) (32 trang)

Dinh dưỡng cho trẻ 1 - 3 tuổi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (263.51 KB, 32 trang )

Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ 1-3 tuổi
MỤC LỤC
NHU CẦU DINH DƯỠNG CHO TRẺ TỪ 1 ĐẾN 3 TUỔI
Tính theo trọng lượng cơ thể, nhu cầu dinh dưỡng của trẻ từ 1 - 3 tuổi cao hơn người
lớn. Tuy vậy, do hệ tiêu hóa chưa hoàn chỉnh nên trẻ dễ bị rối loạn tiêu hóa còn nếu thiếu
chất trẻ sẽ bị suy dinh dưỡng. Đây cũng là thời điểm để chuyển từ các thức ăn dành riêng
cho trẻ sang các thức ăn chung của cả gia đình. Sau 1 tuổi, lượng sữa bú mẹ hay sữa công
thức đều đã giảm. Điều quan trọng lúc này là trẻ cần có một chế độ ăn đa dạng, cung cấp
đầy đủ dinh dưỡng đáp ứng nhu cầu cơ thể. Vì vậy nên phối hợp các nhóm thực phẩm
quan trọng gồm glucide (chủ yếu là tinh bột, nhiều loại ngũ cốc…), protein (thịt, cá,
trứng, sữa, đậu…), lipid (dầu thực vật, mỡ động vật, bơ, phô mai…), vitamin, muối
khoáng và chất xơ (chủ yếu từ rau xanh, hoa quả tươi…).
GVHD: Lương Thị Kim Tuyến 1
Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ 1-3 tuổi
1. Đặc điểm sinh lí của trẻ từ 1 đến 3 tuổi
Từ 1 đến 3 là lứa tuổi phát triển rất nhanh cả về thể lực và trí tuệ. Chiều cao của trẻ
lúc 2 tuổi đúng bằng một phần hai lúc trưởng thành. Vì vậy, việc nuôi dưỡng tốt ở tuổi 1-
3 sẽ làm đà cho sự phát triển ở giai đoạn tiếp theo. Chúng ta thường theo dõi cân nặng và
chiều cao của trẻ, nhưng trẻ không chỉ phát triển về thể chất. Trẻ phải học hỏi nhiều kỹ
năng khác để phát triển trí tuệ: học chơi, học nói, học cách biểu lộ tình cảm, và thể hiện
bản thân mình. Mỗi trẻ em phát triển với một tốc độ riêng, do đó ta không thể nói được
chính xác mốc thời gian phát triển của từng trẻ. Các thông tin về gia đoạn phát triển của
trẻ chỉ giúp các bậc phụ huynh hình dung và dự đoán về những thay đổi xảy đến với trẻ.
Ở giai đoạn này, bé khám phá và học hỏi rất nhanh. Đây cũng là lúc bé hoàn thiện về
trí nhớ, khả năng tập trung, cũng như óc sáng tạo.Vì thế các bà mẹ cần chú trọng đến việc
bổ sung dinh dưỡng sao cho con mình có thể phát triển toàn diện cả về mặt thể chất lẫn trí
não.
1.1. Thể chất
- Cân nặng: từ 1–3 tuổi, trẻ tăng mỗi tháng 100g. Để bé khỏe mạnh cần có một chế
độ dinh dưỡng hợp lí.
- Chiều cao: giai đọan này trẻ sẽ cao thêm khoảng 5 – 7 cm mỗi năm.


- Trí não: vào lúc 1 tuổi trọng lượng não của trẻ đạt được khoảng 900g, tăng gấp 3
lần trọng lượng não khi mới chào đời, đạt được khoảng 70% trọng lượng não
người lớn. Đến 3 tuổi, trọng lượng não tiếp tục tăng và đạt được khoảng 80%
trọng lượng não ngưòi lớn. Nhờ quá trình myelin hóa, các tế bào thần kinh tiếp
tục phát triển về kích thước và hoàn thiện các chức năng dẫn truyền, xử lý thông
tin.
- Miễn dịch: hệ miễn dịch đã phát triển phần nào để bảo vệ trẻ.
1.2. Tâm lý trẻ từ 1 đến 3 tuổi
GVHD: Lương Thị Kim Tuyến 2
Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ 1-3 tuổi
Nhà trẻ là môi trường xã hội đầu tiên có thể giúp trẻ làm quen với các bạn cùng lứa
tuổi. Trẻ từ 1-2 tuổi, lúc đầu còn bắt chước âm thanh của người lớn, sau dần dần biết biểu
lộ ham muốn, nguyện vọng riêng của mình. Đặc biệt, năm thứ 2, ngoài mẹ ra, đứa trẻ bắt
đầu chú ý đến người khác. Đến lúc trẻ biết đi, biết chạy thì bắt đầu “biết nói không”. Ở
tuổi lên 3, trẻ bắt đầu tập hiểu ngôn ngữ của người lớn và tập nói, diễn đạt suy nghĩ của
mình.
1.3. Về trí nhớ
Có thể phân biệt 3 giai đoạn phát triển:
- 1 tuổi: Trí nhớ về xúc cảm
- 2 tuổi: Trí nhớ về hình ảnh, sự vật
- 3 tuổi: Trí nhớ về vận động. Trẻ nhớ đồ vật, hành động, nhờ vậy trẻ có khả năng
hành động tự phục vụ.
Tuy nhiên, các loại trí nhớ trên đều là trí nhớ không chủ định cần được định hướng
cho tốt.
1.4. Về mặt xúc cảm - tình cảm
Bắt đầu xuất hiện những mâu thuẫn giữa người lớn và trẻ.
- 1 tuổi: trẻ đang trải qua giai đoạn chuyển tiếp từ sữa sang ăn dặm, ăn bột, cháo
rồi tới cơm nên vừa có cảm giác khó chịu vì không còn được bú sữa lại vừa được
ăn bằng thìa. Đồng thời trẻ rất thích được động viên khen ngợi khi làm được một
việc gì.

- 2 tuổi: trẻ đã biết dành bố hoặc mẹ cho mình, cố tình làm ngược lại những điều
được dạy bảo.
- 3 tuổi: bé thường thích nghe kể chuyện và cũng hay kể chuyện. Các bé rất nhạy
bén và dễ thương đối với cha mẹ.
Thời kỳ 1-3 tuổi là thời kỳ thăm dò thế giới xung quanh để trẻ dễ thích nghi với cuộc
sống. Nắm được đặc điểm tâm lý của trẻ, các bà mẹ sẽ có thể tổ chức một nếp sống hài
hòa giữa ngủ, ăn uống, các hoạt động phát triển thể chất và tinh thần cho bé.
1.5. Vận động
Trong năm thứ 2, trẻ nhận biết được nhiều người xung quanh. Sự nhận biết về xã hội
phát triển nhanh, thích chơi với trẻ khác. Ngôn ngữ phát triển, nói được nhiều từ hơn. 18
tháng, trẻ có thể chỉ các phần cơ thể khi được hỏi. Có thể đứng lên ngồi xuống một mình,
có thể xếp hình tháp thành hình khối vuông.Ngôn ngữ phát triển nhanh, khả năng tiếp thu
tốt, có thể hát được bài hát ngắn. Đi nhanh, vượt qua bậc cửa, chạy nhanh. Vận động bàn
GVHD: Lương Thị Kim Tuyến 3
Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ 1-3 tuổi
tay tinh vi nhịp nhàng hơn nên tập múa được. Trẻ có thể làm được một số việc tự phục vụ
mình như xúc cơm, cài cúc áo, đi tất, nhặt những vật nhỏ bằng hai ngón tay. Sự phát triển
tinh thần vận động, liên quan chặt chẽ với sự phát triển thể chất cũng như với đặc điểm cơ
thể của từng trẻ, đồng thời phụ thuộc vào yếu tố di truyền, dinh dưỡng… Do vậy, ngay từ
lúc được sinh ra, trẻ rất cần nhận được sự chăm sóc và quan tâm giáo dục đúng đắn, phù
hợp của các bậc sinh thành để trẻ có được nhân cách tốt sau này.
2. Đặc điểm và nhu cầu dinh dưỡng của trẻ từ 1 đến 3 tuổi
2.1. Đặc điểm dinh dưỡng của trẻ từ 1 đến 3 tuổi
Thời điểm này, bé đã bước vào tuổi nghịch ngợm, ưa hoạt động. Vì vậy, bạn cần chú
ý bổ sung nước và dinh dưỡng cho bé nhiều hơn. Nếu có điều kiện, bạn vẫn nên duy trì
chế độ bú mẹ dành cho bé 1-2 tuổi. Giai đoạn 2-3 tuổi, bé có thể ăn được cơm nát cho
những bữa chính; đồng thời, bé có thể ăn cháo trong những bữa phụ. Bạn cũng nên tập
cho bé thói quen đánh răng để bảo vệ răng miệng.
Thức ăn phải có đủ 4 nhóm chất: bột đường, chất đạm, chất béo, chất xơ.
- Chất bột đường có trong thức ăn chế biến từ gạo như: bột, cháo, cơm, mì Chất

này cung cấp năng lượng cho bé và giúp chuyển hóa chất trong cơ thể.
- Chất đạm có trong thịt, cá, tôm, cua, các loại đậu giúp xây dựng cơ bắp, tạo
kháng thể.
- Chất béo có trong mỡ, dầu, bơ cung cấp cho bé năng lượng và các vitamin tan
trong chất béo (A, D, E, K).
- Chất xơ: có trong các loại rau củ, trái cây, giúp cơ thể bé chuyển hóa chất và tăng
cường chất đề kháng, cung cấp vitamin, khoáng chất.
- Nhu cầu nước của trẻ chiếm từ 10 - 15% trọng lượng cơ thể. Một trẻ em nặng
10kg, trung bình cần 1 - 1,5 lít nước/ngày. Mùa nóng trẻ cần lượng nước nhiều
hơn mùa lạnh. Trẻ em cần nhiều nước hơn người lớn để chuyển hóa và đào thải
chất bã, để điều chỉnh nhiệt độ cơ thể Do đó, nếu cho trẻ ăn thức ăn quá đặc
hoặc không cho trẻ uống đủ nước thì sự tiêu hóa và hấp thụ của trẻ sẽ kém.
2.2. Nhu cầu dinh dưỡng trẻ 1-3 tuổi
Năng lượng cung cấp cần đủ cho hoạt động cơ thể của trẻ và để tích lũy giúp thúc
đẩy sự lớn lên của các tổ chức. Ở lứa tuổi này tiêu hao năng lượng phần lớn do trẻ đi
GVHD: Lương Thị Kim Tuyến 4
Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ 1-3 tuổi
lại, chạy nhảy nhiều. Nhu cầu năng lượng ở lứa tuổi này là 110 kcal/kg cân nặng, ước
chừng trẻ nặng khoảng 9 - 13 kg thì năng lượng cung cấp là 900 ÷ 1300 kcal. Tỷ lệ
giữa các thành phần sinh năng lượng nên là: Ðạm: Béo: Ðường bột = 15: 20: 65.
2.2.1. Glucide
a) Vai trò của glucide
Glucide có tác dụng cân đối với protein và lipid khẩu phần ở mức độ nhất định, tham
gia tạo hình như một thành phần của tế bào và mô. Ăn uống đầy đủ glucide sẽ làm giảm
phân huỷ protein đến mức tối thiểu.
Glucide có tác dụng nuôi dưỡng tế bào thần kinh đặc biệt là hệ thần kinh trung ương.
Glucid là nguồn cung cấp năng lượng cho cơ thể. Trong khẩu phần thực tế có tới trên
65% năng lượng do glucid cung cấp, 1 gam glucid khi đốt cháy trong cơ thể cho 4 Kcal.
Glucid có tác dụng kích thích tiêu hoá. Glucid trong khẩu phần thường chiếm khối
lượng lớn nhất so với các chất dinh dưỡng khác, nó tạo ra áp lực ở thành ống tiêu hoá do

vậy mà kích thích tăng nhu động ruột, ở đây chủ yếu do vai trò của xenluloza.
b) Nhu cầu glucid
Trẻ cần khoảng 100-110 Kcal/kg cân nặng mỗi ngày, nguồn năng lượng này được
cung cấp qua các bữa ăn như bột, cháo, cơm nát, bún… nấu với các loại thức ăn cung cấp
chất đạm như: thịt, trứng, cá, tôm, cua, đậu Ngoài ra, dầu mỡ trong bữa ăn cũng là
nguồn cung cấp năng lượng quan trọng. Trung bình mỗi ngày nên cho trẻ ăn 150-200g
gạo, cần giảm lượng gạo nếu trong ngảy trẻ đã dùng bún, mì, phở…
2.2.2. Protein
a) Vai trò protein
- Là nguyên vật liệu để cấu trúc, xây dựng và tái tạo các tổ chức trong cơ thể.
- Là thành phần chính của các kháng thể giúp cơ chống lại các bệnh nhiễm khuẩn,
thực hiện chức năng miễn dịch.
- Là thành phần của enzyme và các nội tiết tố (hormon) rất quan trọng trong hoạt
động chuyển hoá của cơ thể.
- Có vai trò đặc biệt quan trọng trong di truyền, hình thành và hoàn thiện hệ thần
kinh giúp cơ thể phát triển cả về trí tuệ và tầm vóc.
- Là nguồn cung cấp năng lượng khi cơ thể bị thiếu năng lượng ăn vào (1gam
protein cung cấp 4,1 Kcal).
GVHD: Lương Thị Kim Tuyến 5
Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ 1-3 tuổi
b) Nhu cầu protein
Nhu cầu chất protein của trẻ từ 1 -3 tuổi là 28g/ ngày. Có thể ước tính số gam protein
trong 100 gam thực phẩm như sau: thịt lợn hoặc thịt bò, thịt gà nạc có khoảng 20-21 g;
cá, tôm cua có khoảng 16-18 g; trứng gà (vịt) 13-14 g; đậu phụ 9 g. Với trẻ nhỏ cần ưu
tiên các loại đạm động vật như: thịt, sữa, trứng, cá , tôm. . . vì chúng có giá trị cao, có đủ
các acid min cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển của trẻ, ngoài ra đạm động vật còn
giàu các yếu tố vi lượng như sắt, kẽm, vitamin A giúp cho cơ thể trẻ khoẻ mạnh, tăng sức
đề kháng với bệnh tật.
Chất đạm động vật trong khẩu phần ăn của trẻ nên đạt từ 50 - 60 %. Tuy nhiên nếu
phối hợp tốt đạm động vật với đạm thực vật (đậu đỗ, vừng, lạc ) sẽ tạo nên sự cân đối

giúp hấp thu và sử dụng đạm tốt hơn.
Nếu chế độ ăn thiếu chất protein, trẻ sẽ còi cọc, chậm lớn, kém thông minh. Nhưng
ăn quá nhiều protein cũng không tốt vì sẽ gây gánh nặng cho thận, lại gây táo bón. Trong
bữa ăn của trẻ protein chỉ phát huy tác dụng cao khi có tỷ lệ cân đối với bột đường và
chất béo. Nếu khẩu phần ăn đủ protein nhưng thiếu năng lượng trẻ vẫn có thể bị suy dinh
dưỡng.
2.2.3. Lipid
a) Vai trò của lipid
- Lipid là nguồn năng lượng chính cho sự tăng trưởng và phát triển rất nhanh của
trẻ. Đối với trẻ dưới 2 tuổi các chuyên gia về dinh dưỡng và nhi khoa đều nhất trí
không có sự hạn chế chất béo và cholesterol vì chúng là thiết yếu cho sự phát
triển và hoàn thiện thần kinh trẻ nhỏ. Cholesterol trong sữa mẹ gấp 3-4 lần so với
các loại sữa bột.
- Lipid tham gia vào cấu trúc của tất cả các mô, là thành phần thiết yếu của tế bào,
của các màng cơ thể và có vai trò điều hòa sinh học cao. Não bộ và các mô thần
kinh đặc biệt giàu chất béo. Các rối loạn chuyển hóa chất béo ảnh hưởng đến
chức phận nhiều cơ quan kể cả hệ thần kinh.
- Cung cấp các acid béo thiết yếu không no đa nối đôi, chuỗi dài, là các chất điều
hòa rất mạnh một số tế bào và có chức năng như: kết dính tiểu cầu, co mạch,
đóng ống động mạch…
GVHD: Lương Thị Kim Tuyến 6
Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ 1-3 tuổi
- Là nguồn dự trữ năng lượng lớn nhất. Lipid kéo dài thời gian thức ăn ở dạ dày và
đi qua đường tiêu hóa, tạo cảm giác no sau khi ăn. Mặt khác chất béo tạo cảm
quan ngon lành cho thực phẩm.
b) Nhu cầu lipid
Theo đề nghị của Viện Dinh Dưỡng quốc gia, tỷ lệ chất béo trong khẩu phần nên
khoảng 30-40% năng lượng lipid/tổng số năng lượng. Trong thành phần lipid, một số acid
béo thiết yếu như acid linoleic, acid alpha-linolenic, acid docosahexanoic (DHA), acid
arachidonic (ARA) có vai trò quan trọng. Đặc biệt DHA, ARA là thành phần quan trọng

để phát triển trí não và thị lực của trẻ.
Nên cho trẻ ăn cả dầu và mỡ, nhất là mỡ các loại gia cầm như gà, ngan, vịt… vì chúng
chứa nhiều axit béo chưa no cần thiết cho sự phát triển của trẻ (nhất là các tế bào não)
như axit lioleic, axit liolenic, axit arachidonic rất cần thiết cho quá trình phát triển của trẻ.
Nếu trẻ đã ăn cơm thì nên cho mỡ hoặc dầu vào xào, rán, kho với thức ăn để trẻ ăn được.
2.2.4. Chất khoáng
a) Vai trò của chất khoáng
Khoáng là một nhóm các chất cần thiết không sinh năng lượng nhưng giữ vai trò
trong nhiều chức năng quan trọng đối với cơ thể. Cơ thể con người có gần 60 nguyên tố
hóa học. Một số chất có hàm lượng lớn trong cơ thể được xếp vào các yếu tố đa lượng
(macroelements), số khác có hàm lượng nhỏ được xếp vào nhóm các vi yếu tố
(microelements). Các yếu tố đa lượng là Ca (1,5%), P (1%), Mg (0,05%), K (0,35%), Na
(0,15%); các yếu tố vi lượng là I, F, Cu, Co, Mn, Zn còn gọi là yếu tố vết. Các chất
khoáng rất cần cho sự tạo xương, tạo răng, tạo máu và các hoạt động chức năng sinh lý
của cơ thể.
b) Một số chất khoáng
- Canxi, photpho:
Cần có một tỷ lệ thích hợp giữa can xi và photpho mới giúp trẻ hấp thu và sử dụng
được hai loại khoáng chất này. Tỷ lệ tốt nhất giữa canxi : photpho = 1 : 1,5. Chuyển hóa
canxi và photpho trong cơ thể được điều hòa bởi vitamin D. Vitamin D có trong lòng đỏ
trứng, thịt, gan và dưới tác dụng của ánh nắng mặt trời tiền vitamin D (dưới dạng dự trữ
GVHD: Lương Thị Kim Tuyến 7
Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ 1-3 tuổi
dưới da) sẽ chuyển thành Vitamin D hoạt động. Do vậy ngoài ăn uống đủ, thỉnh thoảng
cần cho trẻ ra ngoài tắm nắng.
Canxi có vai trò quan trọng trong sự phát triển và là khoáng chất nhiều nhất của cơ
thể với 99% tập trung ở xương và răng, 1% còn lại nằm trong máu, mô tế bào. Khi thiếu
canxi kéo dài sẽ dẫn đến trẻ bị còi xương, chậm lớn. Nếu hấp thu đủ canxi, trẻ sẽ có
khung xương chắc khỏe khi trưởng thành. Canxi rất cần thiết cho não và hệ thần kinh,
cho quá trình đông máu, sự chắc khỏe của xương và răng cũng như hấp thu vitamin B12.

Liều lượng khuyến cáo của canxi đối với trẻ mới biết đi là 800mg mỗi ngày. Thực
phẩm giàu canxi cho trẻ là các sản phẩm sữa (sữa, sữa chua, phô mai), nước cam có bổ
sung thành phần hoặc các loại rau màu xanh đậm.
Canxi có nhiều trong sữa và các loại nhuyễn thể (tôm, cua, ốc, trai ). Phospho có
nhiều trong các loại lương thực, ngũ cốc.
- Sắt
Chất sắt rất cần cho sự tạo máu, sắt còn tham gia vào thành phần nhiều men quan
trọng trong cơ thể. Mỗi ngày trẻ cần được cung cấp sắt qua thức ăn. Nguồn sắt tốt có
trong thức ăn động vật (các nội tạng: tim, gan ) và thực vật (đậu đỗ và các loại rau có
màu xanh sẫm…). Sắt có trong thức ăn động vật hấp thu tốt hơn trong thức ăn thực vật
nhưng trong rau quả lại có nhiều vitamin C giúp cơ thể hấp thu và sử dụng sắt có hiệu quả
hơn. Ưu tiên nguồn thức ăn động vật, phối hợp với các đậu đỗ và rau quả nhằm đảm bảo
đủ sắt cho cơ thể.
Sắt cần thiết cho hoạt động miễn dịch của trẻ mới biết đi và việc sản xuất hemoglobin
cung cấp oxy cho các tế bào, nên thiếu sắt trẻ hay bị ốm đau do hệ thống miễn dịch suy
giảm hoặc có thể bị thiếu máu với các triệu chứng như tái da, trẻ hay quấy, tỏ ra khó chịu.
Việc bổ sung một lượng lớn sữa cũng có thể cản trở sự hấp thu sắt. Do đó, cần phải biết
cách phối hợp thực phẩm cho trẻ. Trẻ cần nhận được khoảng 15mg sắt mỗi ngày.
- Kẽm
Kẽm có nhiều trong các loại thức ăn động vật như thịt, cá; các loại nhuyễn thể như
trai, hến, sò huyết. Các loại ngũ cốc, rau quả cũng chứa nhiều kẽm nhưng giá trị sinh học
thấp hơn. Kẽm quan trọng cho sức khỏe và sự phát triển của bé bởi hơn 70 enzyme cần
kẽm để hoàn thành tốt vai trò tiêu hóa và hấp thu. Khi bị thiếu kẽm, trẻ thường kém ăn,
GVHD: Lương Thị Kim Tuyến 8
Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ 1-3 tuổi
rối loạn vị giác, chậm liền vết thương, rối loạn giấc ngủ, chậm phát triển về chiều cao.
Lượng kẽm tối đa được đề nghị cho bé 1-3 tuổi là 7mg/ngày.
2.2.5. Vitamin
Mọi vitamin đều cần cho trẻ nhưng ở lứa tuổi này người ta quan tâm đến vitamin A,
vitamin D và vitamin C. Ba vitamin này rất cần cho sự phát triển bình thường của trẻ, cần

cho sự tạo máu, tăng cường đề kháng chống đỡ với các yếu tố không thuận lợi.
a) Vitamin A
Vitamin A là một vitamin tan trong chất béo được lưu trữ trong các mô mỡ của cơ
thể. Vitamin A cần cho sự tăng trưởng, bảo vệ da, niêm mạc, tăng sức đề kháng của cơ
thể, chống các bệnh nhiễm khuẩn, bảo vệ mắt, chống quáng gà và các bệnhkhô mắt.
Nhu cầu vitamin A là 300 mcg/ngày. Vitamin A có nhiều trong gan, trứng, sữa, gan
cá biển; dầu cọ, dầu mè , dầu phụng , các loại củ quả có màu như cà rốt , đu đủ , bí đỏ …,
rau ngót, rau muống. Thiếu vitamin A còn làm cho trẻ dễ mắc các bệnh nhiễm trùng như
nhiễm khuẩn đường hô hấp và đường tiêu hóa.
b) Vitamin D
Vitamin D giúp cơ thể hấp thu canxi, photpho để duy trì và phát triển hệ xương, răng
vững chắc, chống bệnh còi xương. Dưới tác dụng của ánh nắng mặt trời vào buổi sáng,
tiền vitamin D ở dưới da sẽ chuyển thành vitamin D. Do vậy muốn phòng chống còi
xương ở trẻ, ngoài việc ăn uống đầy đủ, phải cho trẻ ra ngoài trời tắm nắng vào buổi sáng.
Nhu cầu vitamin D là 400 UI/ngày (10mcg).
c) Vitamin C
Vitamin C là một vitamin tan trong nước nên nó cần phải được thường xuyên bổ
sung. Trẻ em nên ăn nhiều hơn khẩu phần vitamin C hàng ngày để giữ cho các mô cơ thể
khỏe mạnh và để giúp vết thương lành lại. Vitamin C cũng giúp cơ thể của trẻ chống lại
nhiễm trùng và hỗ trợ trong việc hấp thụ sắt.
Trẻ thiếu hụt vitamin C do không ăn đủ trái cây và rau quả. Thiếu vitamin C dễ gây
chảy máu dưới da và niêm mạc, làm giảm sức đề kháng của cơ thể với bệnh tật, đặc biệt
là các bệnh nhiễm trùng. Nhu cầu vitamin C là 15 mg/ngày.
d) Vitamin E
Vitamin E hạn chế sản sinh ra những nhân tố có thể gây hại tới các tế bào. Nó đóng
vai trò quan trọng trong miễn dịch, sửa chữa AND và quá trình trao đổi chất. Vitamin E
được tìm thấy ở nhiều loại thực phẩm như hoa quả, rau xanh, đậu đỗ và các loại hạt.
2.2.6. Nước
GVHD: Lương Thị Kim Tuyến 9
Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ 1-3 tuổi

a) Vai trò của nước
Nước là chất bôi trơn cho khớp và mắt, giúp cho quá trình nuốt thức ăn được dễ dàng
hơn. Nước còn là môi trường trung gian cho mọi phản ứng xảy ra trong cơ thế. Nước hoạt
động như một chất đệm cho hệ thống thần kinh, giúp điều chỉnh nhiệt độ trong cơ thể.
b) Nhu cầu
Trẻ cần nhiều nước hơn người lớn để chuyển hóa và đào thải các chất cặn bã, để điều
chỉnh nhiệt độ cơ thể… Vì vậy, nếu thức ăn quá cô đặc hoặc trẻ không được uống đủ
nước thì sự tiêu hóa và hấp thu của trẻ cũng sẽ kém đi.
Nhu cầu nước của trẻ từ 10 - 15% tính theo trọng lượng cơ thể. (Trẻ nặng 10kg cần
một lượng nước 1 – 1,5l/ngày). Nên uống nước đun sôi để nguội, nước quả, nước rau
luộc…, không nên dùng các loại nước ngọt có gas.
3. Chế độ dinh dưỡng
3.1. Chế độ dinh dưỡng cho trẻ từ 1-2 tuổi
Trẻ từ 1-2 tuổi nên cho ăn 3-4 bữa chính có thể là cháo hoặc súp nhưng phải đủ 4
nhóm chất. Lứa tuổi này nguồn cung cấp năng lượng từ sữa vẫn rất quan trọng, lượng sữa
cần cung cấp hằng ngày khoảng 600-800ml (trong đó bao gồm có thể có sữa mẹ, sữa
ngoài, sữa tươi, sữa chua, phô mai ). Cho trẻ ăn thêm hoa quả chín hoặc nước hoa quả
sau mỗi bữa ăn theo nhu cầu của trẻ.
Lượng thực phẩm trong một ngày cho trẻ ở lứa tuổi này là: 100-150g gạo, 100-120g
chất đạm (thịt, cá, tôm… và 3-4 quả trứng mỗi tuần), 50-100g rau xanh, 30-40g dầu ăn
hoặc mỡ.
3.2. Chế độ dinh dưỡng cho trẻ từ 2-3 tuổi
Trẻ từ 2-3 tuổi cần 2-3 bữa cơm nát nhưng phải đủ 4 nhóm chất, 2-3 bữa phụ bao
gồm: sữa, sữa chua, súp, bún, phở, bánh ngọt thay đổi, 1-2 bữa hoa quả chín hoặc nước
hoa quả sau mỗi bữa ăn theo nhu cầu của trẻ. Lượng sữa cần cung cấp 500-600ml (có thể
gồm sữa công thức, sữa chua, sữa tươi ).
Lượng thực phẩm trong một ngày cho trẻ ở lứa tuổi này là: 150-200g gạo, 120-150g
thịt, hoặc 150-200g cá, tôm… và 3-4 quả trứng mỗi tuần, 150-200g rau xanh, 30-40g dầu
ăn hoặc mỡ.
4. Một số loại thực phẩm cần thiết cho sự phát triển của trẻ

GVHD: Lương Thị Kim Tuyến 10
Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ 1-3 tuổi
Ở lứa tuổi này bữa ǎn hàng ngày của bé rất quan trọng để giúp bé phát triển tốt cả về
thể lực, trí tuệ và làm đà tốt cho sự tǎng trưởng của những thời kỳ tiếp theo. Nên tận dụng
sữa mẹ để hỗ trợ thêm cho bé dinh dưỡng và kháng thể. Cố gắng cho trẻ bú đến 18 – 24
tháng. Khẩu phần ǎn của trẻ cần được cung cấp đủ nǎng lượng, chất đạm, chất béo,
vitamin và muối khoáng. Và sau đây là một số thực phẩm dinh dưỡng cho trẻ :
4.1. Các loại thịt
Khi trẻ bước vào giai đoạn ăn dặm thì lượng chất sắt hấp thụ từ sữa mẹ giảm đi. Vì
thế cần bổ sung sắt vào khẩu phần ăn dặm của trẻ. Một trong những nguồn cung cấp chất
sắt tốt nhất cho trẻ là các loại thịt, đặc biệt là thịt bò và thịt cừu.
Thịt được phân loại dựa vào màu sắc
- Thịt đỏ: là loại thịt có màu đỏ tươi hay đỏ sẫm. như thịt lợn , thịt bò, thịt dê.
- Thịt trắng: là loại thịt có màu trắng nhạt như thịt gà, thịt cá, thịt vịt.
- Không màu: các loại thịt này dường như không có màu sắc như các loại nghêu,
sò…
Các chuyên gia chỉ ra rằng thịt có màu nhạt hoặc không có màu chất béo bão hòa và
cholesterol sẽ thấp hơn nhiều so với thịt đỏ. Vì vậy các bà mẹ nên cho trẻ ăn nhiều thịt cá,
thịt tôm hoặc thịt của các loại sò nhiều hơn.
4.1.1. Thịt bò
Dinh dưỡng có trong 100g thịt bò: Vitamin B1(6mg), vitamin B2(16mg), photpho
(186mg), magie (20mg), sắt (2mg), canxi (6mg), kali (241mg), nitrat (5.43mg).
Thịt bò nhiều protein, mà protein trong thịt bò lại khó tiêu hóa hơn so với một số loại
thịt khác như thịt lợn, thịt gà, Khi chế biến, có thể dùng máy sinh tố xay thịt bò sống
với một chút nước (hoặc nước xương) đến khi thịt gần mịn thì cho thêm rau xanh vào xay
cùng. Dùng hỗn hợp này nấu bột cho bé.
Ngoài ra, có thể dùng cách hấp thịt bò (cách này có tác dụng tránh hao hụt vitamin có
trong thịt). Sau đó, cho thịt bò đã hấp chín vào máy xay (hoặc có thể băm nhuyễn thịt bò,
nếu băm nhuyễn nên dùng rây (dụng cụ rây bột - lọc bột), rây lại thịt để thịt không còn
những cục bã). Tiếp đến, nấu thịt bò với bột và cháo của bé theo cách thông thường, tức

là chờ khi bột hoặc cháo của bé đã chín thì đổ thịt và rau xanh băm nhuyễn vào nồi cháo
(hoặc bột), chờ sôi lại là được.
Thực phẩm có thể kết hợp với thịt bò là: súp lơ xanh, cà rốt, khoai tây, đậu đỗ, khoai
lang
Lưu ý:
GVHD: Lương Thị Kim Tuyến 11
Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ 1-3 tuổi
Lúc đầu, chỉ nên cho bé ăn khoảng nửa thìa cà phê thịt bò băm nhuyễn. Sau đó, có thể
tăng dần lên 1-2 thìa cà phê thịt bò hoặc nhiều hơn, tùy theo độ tuổi của bé.
4.1.2. Thịt lợn
Thịt chứa nhiều nước, lượng nước lên tới 70-75%. Protit chiếm 15-20%, lượng
lipit dao động nhiều (1-30%). Gluxit trong thịt rất ít. Lượng tro khoảng 1%. Giá trị
sinh học protein thịt 74%, độ đồng hóa protein thịt 96-97%. Trong thịt ngoài các
protein có giá trị sinh học cao, còn có colagen và elastin là loại protein khó hấp thu,
giá trị dinh dưỡng thấp vì thành phần của nó hầu như không có tryptophan và xystin là
hai axit amin có giá trị cao. Loại này tập trung nhiều ở phần thịt bụng, thủ, chân giò.
Colagen khi đun nóng chuyển thành gelatin là chất đông keo. Còn elastin gần như
không bị tác dụng của men phân giải protein. Vì vậy ăn vào và thải ra nguyên dạng.
Trong thịt còn chứa một lượng chất chiết xuất tan trong nước, dễ bay hơi, có mùi vị
thơm đặc biệt, số lượng khoảng 1,5-2% trong thịt. Nó có tác dụng kích thích tiết dịch
vị rất mạnh. Các chất chiết xuất gồm có creatin, creatinin, carnosin (có nitơ) và
glycogen, glucoza, axit lactic (không có nitơ). Khi luộc thịt phần lớn các chất chiết
xuất hòa tan vào nước làm cho nước thịt có mùi vị thơm ngon đặc hiệu.
Chất béo có ở tổ chức dưới da, bụng, quanh phủ tạng, bao gồm các axit béo no và
chưa no. Các xịt béo no chủ yếu là palmitic (25-30%) và stearle (16-28). Các axit béo
chưa no chủ yếu là oleic (35-43%), axit béo chưa no có nhiều mạch kép khoảng 2-7%.
Mỡ lợn lớp ngoài có nhiều axit béo chưa no hơn lớp sâu. Về chất khoáng, thịt là
nguồn photpho (116-117mg%), kali (212-259mg%) và Fe ( 1,1-2,3 mg%) tập trung
nhiều ở gan. Vì yếu tố có Cu, Zn, Coban. Lượng Canxi trong thịt rất thấp (10-15 mg
%).Vì vậy thịt là thức ăn gây toan.

Vitamin: Thịt là nguồn vitamin nhóm B trong đó chủ yếu là B
1
tập trung ở phần
thịt nạc. Các vitamin tan trong chất béo chỉ có ở gan, thận. Ngoài ra, ở gan, thận, tim,
não có nhiều colesteron và photphatit.
Lưu ý :
Khi chế biến nên loại bỏ hết mỡ, bỏ gân, băm nhỏ hoặc xay nhuyễn
4.1.3. Thịt gà
Thịt gà chứa nhiều protein và chất sắt - nguồn dinh dưỡng chất lượng dành cho bé.
Phần ức và phần thịt nạc (lườn) của gà giàu protein, ít chất béo; phần thịt đùi gà chứa
GVHD: Lương Thị Kim Tuyến 12
Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ 1-3 tuổi
nhiều sắt và có hàm lượng chất béo cao. Thịt gà dễ tiêu hóa nhất trong số các loại thịt,
nên cho bé ăn thịt gà trong giai đoạn đầu ăn dặm.
Để chế biến thịt gà cho bé, một trong những cách tốt nhất để làm điều này là trộn thịt
gà với các loại rau củ như cà rốt, khoai lang, bí đao Khi nấu bột cho bé: thịt gà bỏ da,
xương, băm nhuyễn, thêm nước, cho vào nồi nấu chín, lọc cho thật mịn. Dùng phần nước
vừa luộc thịt gà và phần thịt gà đã được rây mịn, để nấu bột. Cách này giúp bát bột có
chất liệu mềm, khiến bé dễ nuốt và hương vị ngọt của bát bột kích thích vị giác cho bé
Cũng có thể dùng cách hấp gà, vì hấp là phương pháp giảm thiểu nguy cơ hao hụt
dinh dưỡng có trong thực phẩm. Sau đó, dùng phần thịt gà đã được hấp chín, hòa thêm
chút nước, xay nhuyễn. Rây lại phần thịt gà đã được xay cho thật mịn và nấu bột cho bé
theo cách thông thường.
Thực phẩm có thể trộn chung với thịt gà là: táo, nho, xoài, đu đủ, lê, đào; súp lơ xanh
(bông cải xanh), cà rốt, cà tím, đậu đỗ; khoai tây, khoai lang, bí xanh, lúa gạo.
Lưu ý :
Nếu bé đã bước vào tuổi ăn bốc, có thể xắt thịt gà thành những miếng mỏng, cùng với
cà rốt, khoai tây hoặc khoai lang được nấu chín, cắt dạng hạt lựu. Hoặc có thể chọn một
trong số những thức ăn trên để cho bé ăn cùng thịt gà bằng cách dùng tay bốc.
4.1.4. Thịt cá

Cá là nguồn protein hoàn chỉnh. Cá cũng là nguồn Omega 3 tuyệt vời cho sức khỏe
mà cơ thể trẻ sơ sinh đang phát triển rất cần. Các Omega 3 trong cá có tác động mạnh
thực sự, với những dưỡng chất tác động đến sự phát triển của não bộ, trí thông minh và
mắt của trẻ.
Tuy nhiên, theo ý kiến từ phía các chuyên gia, không nên cho trẻ dưới 10 tháng tuổi
ăn cá. Bởi khi đó hệ thống miễn dịch cũng như hệ thống tiêu hóa của trẻ chưa thật sự
hoàn thiện.Thay vào đó, nên để đến khi trẻ lớn hơn 10 tháng tuổi hoặc trước 12 tháng tuổi
hãy bắt đầu cho bé ăn cá. Và cũng cần nhắc rằng bạn nên cho bé ăn những nhóm thực
phẩm khác trước khi cho trẻ ăn cá.
Một số thực phẩm tốt cho trẻ có thể chế biến cùng với cá là bông cải xanh, cà rốt, rau
cải, đậu xanh, khoai tây ngọt, lúa mạch, đậu lăng…
Khi bé đã ăn quen, nên bổ sung cá vào thực đơn cho bé mỗi tuần ít nhất là 2 lần.
GVHD: Lương Thị Kim Tuyến 13
Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ 1-3 tuổi
Lưu ý :
Các loại cá ít gây dị ứng là cá chim, cá bơn, cá tuyết, cá hồi, cá thu… Nên tránh cho
trẻ ăn những loại cá như cá kiếm, cá mập bởi chúng chứa hàm lượng thủy ngân cao ảnh
hưởng đến sự phát triển của bộ não cũng như hệ thống các dây thần kinh, dễ dẫn tới dị
ứng, ngộ độc.
4.1.5. Thịt cóc
Thịt cóc là một trong những thức ăn giàu dinh dưỡng, lượng protein cao đồng thời
chứa nhiều nguyên tố vi lượng cần thiết cho trẻ đặc biệt có hàm lượng kẽm cao.
Lưu ý :
Sử dụng thịt cóc phải hết sức cẩn thận để đảm bảo an toàn vì một số bộ phận của cóc
như: gan, da có chứa độc tố gây chết người. Do đó khi làm thịt cóc nhất thiết phải loại bỏ
các bộ phận có chứa độc tố và tuyệt đối không để độc tố nhiễm vào phần thịt cóc làm
thức ăn cho trẻ. Nếu chế biến ở dạng ruốc có thể để trong thời gian khoảng 1 tuần – 10
ngày, còn nếu chưa chế biến thì việc bảo quản cũng giống như các thực phẩm khác
4.2. Thịt tôm, cua và các loại sò
Tỷ lệ protein trong thịt cá là rất lớn vì vậy nó rất phù hợp với trẻ em. So với thịt cá thì

canxi và magie trong thịt tôm phong phú hơn giúp cho trẻ lớn nhanh hơn.
Tôm, cua và những loại vỏ sò được xếp vào nhóm gây dị ứng cao. Do đó, một số
chuyên gia khuyên nên cho bé ăn tôm khi bé được 1 tuổi – thời điểm hệ tiêu hóa và miễn
dịch ở bé đã tương đối hoàn chỉnh. Nếu bé có tiền sử dị ứng với tôm, bác sĩ sẽ chỉ định
thời gian an toàn cho bé ăn tôm, khoảng 2-3 tuổi.
Chế biến tôm bằng cách bóc vỏ, bỏ đầu, cho vào nồi hấp đến khi tôm chín là được.
Tiếp đến, băm nhuyễn tôm (có thể xào qua tôm bằng chút dầu ăn). Khi cháo đã nấu chín
cùng với rau (củ), cho tôm vào nồi, đánh tan ra. Chờ nồi cháo sôi lại là được.
Bạn cũng có thể bóc vỏ, bỏ đầu, xào chín. Sau đó xay nhuyễn phần tôm chín, khuấy
đều với một chút nước đun sôi để nguội cho tôm tan ra và để riêng. Chờ bột chín, cho hỗn
hợp tôm vào nồi, quấy đều tay, nấu cho sôi lại. Bắc nồi xuống bếp và thêm một chút dầu
ăn.
Lưu ý:
Nếu xay nhuyễn tôm khi còn sống, tôm dễ bị vón cục, gây khó khăn khi chế biến.
Nếu bé đã bước vào tuổi ăn bốc, có thể hấp tôm, bỏ vỏ, lấy phần thịt tôm, cắt dạng
hạt lựu và cho bé ăn bằng tay. Bé có thể sẽ không thích ăn các loại thịt khó nhai như thịt
GVHD: Lương Thị Kim Tuyến 14
Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ 1-3 tuổi
vịt, thịt bò, thịt dê, mà thích ăn các loại thịt dễ nhai, mềm như thịt ếch, tôm, lươn… vì vậy
nên chế biến sao cho món ăn của bé mềm dễ nuốt sẽ khiến trẻ ăn được nhiều hơn.
4.3. Trứng
Trứng là một loại thực phẩm quen thuộc vô cùng bổ dưỡng rất tốt với trẻ. Tuy nhiên,
trứng chỉ có thể phát huy được hết đặc tính của nó nếu như trứng được ăn đúng cách.
Trứng rất giàu protein và một loạt các chất dinh dưỡng khác bao gồm , canxi, photpho,
sắt, chất khoáng, các men, hormone và nhiều vitamin (Vitamin E, vitamin B ) có lợi cho
sự phát triển của trẻ. Chất đạm của trứng có đầy đủ các loại axit amin cần thiết ở tỷ lệ cân
đối do đó trẻ dễ hấp thu. Chất đạm trong lòng đỏ trứng chủ yếu thuộc loại đơn giản và ở
trạng thái hòa tan có thành phần các acid amin tốt nhất và toàn diện nhất, là nguồn cung
cấp rất tốt các acid amin cần thiết có vai trò quan trọng cho cơ thể, đặc biệt cần cho sự
phát triển cả về cân nặng và chiều cao của trẻ. Cả trong lòng đỏ và lòng trắng trứng đều

có chất Biotin. Biotin là vitamin B8, tham gia vào chu trình sản xuất năng lượng để đáp
ứng nhu cầu của cơ thể. Lòng đỏ trứng giúp nâng cao trí nhớ và tái phục trí nhớ.
Trứng gà có nguồn chất béo rất quí, đó là Lecithin. Lecithin tham gia vào thành phần
các tế bào và dịch thể của tổ chức, đặc biệt là tổ chức não. Nhiều nghiên cứu cho thấy
Lecithin có tác dụng điều hòa lượng cholesterol, ngăn ngừa tích lũy cholesterol. Trứng
cũng chứa lượng cholesterol đáng kể (600mg cholesterol/100g trứng gà), nhưng lại có
tương quan thuận lợi giữa Lecithin và cholesterol. Do vậy Lecithin sẽ phát huy vai trò
điều hòa cholesterol, ngăn ngừa quá trình xơ vữa động mạch và đào thải cholesterol ra
khỏi cơ thể. Lượng vitamin A trong trứng gà rất cao, góp phần bổ sung cho thị lực của
trẻ, giúp cho mắt khỏe và sáng hơn.
Bộ máy tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện, nếu ăn quá nhiều trứng gà sẽ gây "gánh
nặng" cho dạ dày, ruột, trẻ không hấp thụ hết chất dinh dưỡng sẽ gây tiêu chảy, mất điều
hòa các thành phần dinh dưỡng trong cơ thể. Mặt khác protein không được phân giải hết
dễ sinh ra những độc chất như amine, phenyl hydrat gây nguy hại cho sức khỏe.
Trẻ 8-12 tháng tuổi: ăn 1 lòng đỏ/bữa, ăn 3-4 bữa trong 1 tuần.
GVHD: Lương Thị Kim Tuyến 15
Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ 1-3 tuổi
Trẻ 1-2 tuổi: nên ăn 3-4 quả trứng/tuần, ăn cả lòng trắng.
Trẻ từ 2 tuổi trở lên nếu bé thích trứng có thể cho ăn 1 quả/ngày.
4.4. Sữa và các sản phẩm từ sữa
Đối với trẻ từ 1 – 3 tuổi thì sữa và các sản phẩm từ sữa là nguồn dinh dưỡng tốt. nó
cung cấp canxi, photpho, magie, các vitamin và khoáng chất giúp điều khiển các cơ, xây
dựng xương và răng của bé chắc khỏe cung cấp chất béo giúp bé phát triển trí não, tăng
cường vitamin D giúp trẻ hấp thu tốt hơn lượng canxi cần thiết và hơn cả là cung cấp
protein và glucid cho sự phát triển của trẻ giúp trẻ có đủ năng lượng để trẻ tập đi tạp chạy
mỗi ngày. Giảm thiểu nguy cơ bị cao huyết áp và các bệnh về tim hay các vấn đè về
xương sau này cho trẻ.
Một số các sản phẩm từ sữa có thể dùng cho trẻ trong giai đoạn này như: sữa bột,
phômai, sữa chua…
4.4.1. Sữa

Sữa là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, chứa đầy đủ các nhóm chất cần thiết cho
cơ thể như protein, lipit, đường, vitamin và các khoáng chất. Protein sữa có thành phần
acid amin cân đối và có độ đồng hóa cao. Protein sữa bao gồm casein, lactoalbumin và
lactoglobulin. Casein có đủ tất cả các acid amin cần thiết. Đặc biệt là Lysin là một acid
amin cần thiết cho sự phát triển của trẻ em. Chất béo sữa có trạng thái nhũ tương có độ
phân tán cao, chứa nhiều acid béo chưa no. Chính vì vậy, chất béo sữa có độ tan chảy
thấp và dễ đồng hóa, có giá trị sinh học cao.
Chất khoáng trong sữa có nhiều: Calci, Kali, Phospho, vì vậy sữa là thức ăn gây
kiềm. Sữa là nguồn thức ăn cung cấp Calci quan trọng cho trẻ em. Sữa cung cấp chủ yếu
Vitamin A, B1, B2, còn các vitamin khác không đáng kể.
Sử dụng sữa đúng cách:
Sữa là thực phẩm hoàn hảo, nhưng nó sẽ mất đi một nửa hàm lượng vitamin A nếu bị
lọc bớt một nửa kem và sẽ mất toàn bộ khi gạn lọc hết phần kem. Vì vậy, không nhất thiết
phải uống sữa tách bơ, kem nếu bạn không phải ăn kiêng do béo phì hay tiểu đường.
Trong sữa, casein ở dưới dạng muối casenat calci dễ hòa tan. Khi gặp acid yếu casein sẽ
kết tủa do sự tách các liến kết của casein và calci. Casein kết tủa, lắng đọng lại rất khó
tiêu, trường hợp nghiêm trọng sẽ gây ra đầy bụng hoặc tháo dạ. Do vậy không nên dùng
sữa, sản phẩm từ sữa chung với các loại trái cây chua có tính axit. Trong sữa nhiều calci
GVHD: Lương Thị Kim Tuyến 16
Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ 1-3 tuổi
thường thiếu men lactoza để phân huỷ đường lactoza trong dạ dày. Khi uống sữa có triệu
chứng bị rối loạn tiêu hoá, sôi bụng, đầy hơi, tiêu chảy…thay vì uống nhiều sữa calci một
lúc, bạn nên uống dần dần từng ít một để cơ thể thích ứng từ từ và dạ dày sẽ có đủ thời
gian để tiết ra men tiêu hoá đường lactoza. Thời điểm uống sữa tốt nhất trong ngày là vào
bữa phụ hoặc sau bữa ăn. Đối với các loại kem tươi làm từ sữa, thỉnh thoảng dùng vào
cuối bữa ăn nhẹ sẽ cho cảm giác ngon miệng hơn.
4.4.2. Sữa chua
Cho trẻ ăn sữa chua mỗi ngày ngoài việc cung cấp cho trẻ một lượng chất canxi lớn
cho cơ thể trẻ nó còn rất tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ, giúp trẻ nhanh chóng tiêu hóa lượng
thức ăn mà trẻ dung nạp.

Sữa chua còn có khả năng phòng và điều trị một số bệnh. Sữa chua có tính acid cao
(với độ pH thấp khoảng 4,2) nên có tác dụng tiêu diệt một số vi khuẩn có hại trong hệ
thống tiêu hóa.
Đối với trẻ nhỏ, sữa chua ngăn ngừa một số bệnh đường ruột, bổ sung thêm acid cho
dịch dạ dày (ở trẻ nhỏ nồng độ acid trong dạ dày chưa đạt được tiêu chuẩn như ở người
lớn) giúp cho việc tiêu hóa thức ăn được dễ dàng hơn.
Sữa chua có một giá trị dinh dưỡng khá đáng kể: trong 100g sữa chua chứa khoảng
100Kcal (bằng khoảng ½ chén cơm hay 2 trái chuối xanh), có chất đường (15,4g), chất
đạm (3,1g), chất béo (3g), canxi và một số loại vitamin. Một số loại sữa chua còn thêm
DHA (chất béo không no chuỗi dài) có tác dụng giúp sáng mắt và tăng chỉ số phát triển
trí tuệ
Những điều cần lưu ý khi sử dụng sữa chua cho trẻ
- Phân biệt rõ chủng loại: hiện nay, trên thị trường có bày bán rất nhiều sản phẩm
sữa chua dạng nước. Thành phần chủ yếu của thức uống này là sữa bò hoặc bột
sữa, đường acid chua, acid chanh hoặc acid táo, hương liệu, chất bảo quản.
Nhưng những loại sữa này lại không hề có tác dụng bảo vệ sức khỏe như sữa
chua. Vì vậy, hãy nên chọn lựa kỹ trước khi mua.
- Dùng sau bữa ăn: các vi khuẩn có lợi trong sữa chua tồn tại ở điều kiện độ pH >=
5,4. Khi đói, độ pH trong dạ dày chỉ bằng 2, các vi khuẩn có lợi trong sữa chua sẽ
bị tiêu diệt, giảm tác dụng đối với cơ thể.Sau khi ăn, dạ dày co bóp mạnh, độ pH
GVHD: Lương Thị Kim Tuyến 17
Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ 1-3 tuổi
có thể tăng lên từ 3 - 5, đây là điều kiện lý tưởng cho các vi khuẩn có lợi trong
sữa chua hoạt động.
- Súc miệng ngay sau khi ăn: do các vi khuẩn có lợi trong sữa chua hoạt động rất
mạnh nên cũng rất dễ làm hỏng men răng, nhất là răng trẻ nhỏ.
- Không nên dùng nóng: khi dùng nóng hoặc cho thêm nước nóng vào sữa chua, sẽ
khiến cho vi khuẩn có lợi trong sữa chua mất khả năng hoạt động. Vì vậy, sữa
chua sẽ bị mất đi các chất dinh dưỡng và khả năng kích thích tiêu hóa cũng giảm
đi đáng kể.

- Không dùng chung với các loại thuốc khác: các chất có trong thuốc kháng sinh,
hay các loại thuốc có chứa thành phần amin lưu huỳnh cũng có thể làm phá vỡ
hoặc tiêu diệt vi khuẩn có lợi trong sữa chua.
4.4.3. Phô mai
Các loại phô mai đều có nguồn gốc từ sữa có hàm lượng đạm, béo, đặc biệt là hàm
lượng canxi rất cao. Vì thế nên cho trẻ ăn phô mai giúp trẻ tăng trưởng tốt. đặc biệt phô
mai không chứa đường nên có những trẻ không thể uống sữa do bất dung nạp đường
lactose thì phô mai là một sản phảm thay thế tốt.
Tuy nhiên nếu thấy bé xuất hiện dấu hiệu lạ khi ăn phô mai thì tạm ngưng ngay
không cho bé ăn nữa và hỏi ý kiến bác sĩ. Vì có một số trẻ có thể bị mẫn cảm với sữa bò
Những lưu ý khi cho bé ăn phô mai
- Chỉ ăn phô mai không sẽ không đảm bảo dinh dưỡng cho bé. Vì thế, nên cho con
ăn phô mai như một bữa phụ, hoặc kết hợp với các sản phẩm khác như: phết vào
bánh mì, trộn vào bột, cháo… để vừa bổ sung thêm năng lượng, vừa có các
vitamin, chất khoáng từ nguồn thực phẩm khác trong bát cháo.
- Ăn phô mai thường có thể bị đầy bụng nên không nên cho trẻ ăn phô mai trước
khi di ngủ
- Khi mới tập ăn phô mai cho trẻ nên tập ăn lúc đói thì dễ dàng hơn
- Nên cho phô mai vào bột/cháo của bé hàng ngày, hãy chọn những thực phẩm phù
hợp như: khoai tây, cà rốt, thịt bò, gà, tôm. Không nên cho phô mai nấu chung
với thực phẩm như: cua, lươn, rau mồng tợi, rau dền.
Lượng đạm trong phô mai rất cao. Nếu nấu phô mai chung với thịt, cá, trứng, mẹ
cần điều chỉnh lượng phù hợp tùy với thể trạng từng bé (tránh trường hợp bị nhiều
đạm, thừa đạm). Lúc nào bé không chịu ăn thịt, cá, mẹ chỉ cần cho bé ăn 2 viên
phô mai là đủ chất.
GVHD: Lương Thị Kim Tuyến 18
Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ 1-3 tuổi
4.5. Trái cây
Trái cây cung cấp nhiều vitamin, các acid hữu cơ, khoáng chất cho sự phát triển của
trẻ nhỏ. Tuy nhiên tùy từng loại mà nguồn cung cấp vitamin và năng lượng khác nhau.

Chúng ta nên bổ sung đa dạng các loại trái cây phù hợp vào thực đơn hằng ngày của trẻ.
4.5.1. Chuối
Chuối rất giàu vitamin B6, B12 cần thiết cho việc hấp thu các chất dinh dưỡng khác
và nhất là các chất khoáng (kali, magiê). Chứa nhiều chất xơ vì thế có tác dụng nhuận
tràng, tránh táo bón. Đây là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng tuyệt vời và cũng là sự chọn
lựa tối ưu dành cho trẻ nhỏ. Ngoài ra, chuối có vỏ dày nên rất an toàn vệ sinh khi ăn
nhưng tránh cho trẻ ăn quá nhiều vì dạ dày của bé còn yếu không thể hấp thụ lượng chuối
lớn trong thời gian ngắn.
4.5.2. Trái bơ
Bơ chứa hàm lượng protein cao nhất trong tất cả các loại trái cây, hơn 14 loại vitamin
(vitamin A, E rất cao) và khoáng chất (canxi, sắt, đồng, magiê, phốtpho, kali, natri, kẽm
mangan và selen). Protein là một thành phần dinh dưỡng quan trọng đối với sự phát triễn
của trẻ em và đặc biệt là trẻ sơ sinh. Ngoài ra chất béo không bão hòa đơn trong bơ cũng
tốt cho sự phát triển của trẻ Các chất chống ôxy hoá có trong bơ giúp bảo vệ các tế bào
não, còn vitamin B tổng hợp trong trái bơ có tác dụng tăng cường trí nhớ. Vì thế quả bơ là
một nguồn dinh dưỡng hoàn hảo cho sự phát triễn trí não của trẻ em. Ngoài việc là món
ăn thân thiện bởi trẻ em thường thích những quả có vị béo ngậy như bơ, có thể trộn nó
với sữa chua, chuối và lê, giống như món kem trộn tuyệt vời cho bé.
4.5.3. Dâu tây
Thành phần các chất dinh dưỡng trong 8 trái dâu tây: 45 calo, 3 g chất xơ, 150% nhu
cầu vitamin C cơ thể cần một ngày. Hàm lượng vitamin C là khá cao, 5 quả dâu tây trung
bình lượng vitamin C cũng cao như trong một quả cam to. Trong dâu tây có rất nhiều axit
nicotinic, riboflavin, axit folic là những chất cần thiết cho tim và mạch máu, duy trì sức
khỏe. Dâu tây là một kho nguyên tố vi lượng gồm sắt, magiê, mangan, kali, kẽm. phốt
pho, đồng, i-ốt, silic. Nhờ lượng muối khoáng nên nó có tác dụng lợi tiểu và làm toát mồ
GVHD: Lương Thị Kim Tuyến 19
Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ 1-3 tuổi
hôi, bình thường hóa quá trình trao đổi chất. Trong dâu tây còn có các loại sinh tố A, B1,
B2…
4.5.4. Táo tây

Táo cung cấp các loại vitamin A, C, E, kali và các chất chống oxy hóa cũng rất
phong phú. Lượng canxi trong táo cũng cao hơn các loại hoa quả khác cung cấp thêm
canxi cho sự phát triển của bé. Với lượng iốt nhiều gấp tám lần trong chuối tiêu và gấp 13
lần trong quýt, táo có thể chống bệnh bướu cổ. Bạn có thể ép táo lấy nước hoặc nấu cho
trẻ ăn hay uống để phòng ngừa những bệnh về đường hô hấp. Chất xơ trong táo còn giúp
ngăn ngừa táo bón.
4.5.5. Đu đủ
Đu đủ chứa nhiều vitamin A, canxi và dồi dào nguồn kali. Đu đủ chứa vitamin B
(B6, B1) và Riboflavin rất tốt cho tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón cho trẻ. Ngoài ra nó cũng
giàu vitamin C giúp tăng cường hệ miễn dịch phòng bệnh cảm cúm và ho. Khi chín, loại
trái cây này có thịt mềm và ngọt thích hợp dành cho trẻ em ít tháng tuổi.
4.5.6. Các loại trái cây khác
- Xoài: Là một trong ba loại trái cây (cùng với đào và dưa tây) có chứa nhiều tiền
vitamin A (β-carotene) nhất. Thành phần tiền vitamin này đóng vai trò quan trọng
đối với thị lực ban đêm, tình hình ổn định của màng nhầy và da, khả năng kháng
viêm của cơ thể. Về thành phần vitamin C, xoài đứng ngang hàng với cam quít.
Một điều ít được biết đến là xoài có chứa một lượng chất sắt đáng kể. Theo một
số công trình nghiên cứu, cơ thể trẻ em thiếu chất sắt sẽ làm giảm khả năng
kháng viêm và ảnh hưởng đến cả sự phát triển vận động, tinh thần và học tập.
GVHD: Lương Thị Kim Tuyến 20
Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ 1-3 tuổi
- Dưa hấu: Loại trái cây có tác dụng giải khát rất tốt, dành cho trẻ khi thời tiết trở
nên nóng bức. Dưa hấu có tính mát, lại nhuận tràng, rất tốt cho trẻ khi bị táo bón.
Tuy nhiên không nên cho trẻ ăn nhiều, đặc biệt là những trẻ bụng yếu dễ gây đau
bụng, tiêu chảy, mỗi lần chỉ nên cho trẻ ăn từ 100-150g.
- Dứa: Có vitamin C và tiền vitamin A. Nó chứa bromeline, một loại enzyme đặc
biệt đóng vai trò quan trọng trong việc khởi động điều hòa các protein từ thịt, cá
và trứng.
- Kiwi: Chứa rất nhiều sinh tố C, nhiều gấp đôi trái cam, nhiều chất xơ hơn táo,
một trái kiwi cung cấp nhiều gấp hai lượng sinh tố C cho nhu cầu tối thiểu hàng

ngày. Nó cũng giàu vitamin A và E, hạt kiwi chứa nhiều acid α- linoleic (một
acid béo omega 3 quan trọng). Hàm lượng chất xơ và chất nhầy đặc biệt của nó
rất tốt cho trẻ thường thiếu sinh tố C và giúp nhuận tràng, nhất là trẻ bị táo bón.
Trẻ em 6 tháng tuổi đã có thể cho ăn kiwi.
- Nho: là loại trái cây đặc biệt bổ dưỡng, giải độc và hồi sức. Nho có ích cho chứng
thiếu máu và mệt mỏi. Nho là nguồn giàu kali và vitamin C. Nó chứa nhiều hợp
chất tăng sức đề kháng cho cơ thể, được gọi là polyphenol, phần lớn hợp chất này
tập trung ở vỏ và có ở nhiều nho đen hơn nho xanh, các hợp chất này còn chống
ung thư. Nho có nhiều hạt vì vậy khi cho trẻ ăn nên tách cẩn thận.
4.6. Các loại hạt ngũ cốc và đậu
4.6.1. Ngô (bắp)
Thành phần của bắp nguyên hạt bao gồm nhiều vitamin nhóm B: B1, B2, B6,
niacin và một số khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Đặc biệt một số vi chất có tỉ lệ vượt
trội hơn so với gạo lứt. bắp có màu trắng hoặc vàng, bắp vàng chứa nhiều β-caroten (tiền
vitamin A) hơn. Chỉ nên cho trẻ từ 18 tháng tuổi trở lên ăn bắp vì nó thường gây các vấn
đề về tiêu hóa, hạt bắp cũng dễ gây nghẹn nên nấu chín nghiền nhỏ cho trẻ ăn.
4.6.2. Yến mạch
Yến mạch là một loại ngũ cốc rất bổ dưỡng và cần thiết cho cơ thể, đặc biệt với trẻ
em. Nó giàu chất xơ, ít chất béo và lượng protein cao nhất trong các loại hạt ngũ cốc. Ổn
định lượng đường trong máu và làm giảm nguy cơ bệnh tiểu đường. Lượng magiê cao bài
GVHD: Lương Thị Kim Tuyến 21
Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ 1-3 tuổi
tiết tốt insulin và glucose, ngoài ra còn có kali, kẽm, đồng, mangan, selenium, thiamin, và
axit pantothenic. Chúng cũng có chứa các chất dinh dưỡng thực vật như polyphenol,
phytoestrogens, lignins, chất ức chế protease, và vitamin E. Đặc biệt trong yến mạch có
chất xơ được gọi là β-glucan có tác dụng loại bỏ các cholesterol xấu, tăng cường
cholesterol tốt. Nó làm giảm nhiễm trùng nhanh hơn và cũng giúp tăng cường khả năng
loại bỏ vi khuẩn trong cơ thể.
4.6.3. Các loại đậu
- Đậu lăng: có nhiều loại và màu sắc khác nhau, như đen, xanh lá cây, cam, nâu,

đỏ, và màu vàng. Loại đậu này có rất nhiều protein, chất sắt, chất xơ hòa tan
giúp làm giảm cholesterol cũng như lượng đường trong máu. Các chất xơ
không chỉ giúp ngăn ngừa táo bón, mà còn giúp ngăn ngừa rối loạn tiêu hóa
như hội chứng ruột kích thích và viêm ruột thừa. So với các loại cây họ đậu
khác, đậu lăng chứa lượng vitamin B và kẽm nhiều nhất.
- Đậu ván trắng: Đặc biệt tốt cho những tháng cuối mùa hạ và đầu mùa thu, có
thể cầm tiêu chảy, thanh nhiệt, làm ấm tỳ vị, trừ thấp nhiệt và làm hết chứng
tiêu khát. Hạt đậu ván trắng chứa 22,7% protid trong đó có các acid amin như
arginin, lysin, tryptophan, tyrosin; 57% tinh bột; 1,8% chất béo; các vitamin A,
B1, B2, C, đường, các men tiêu hóa. Protein trong đậu ván giúp tái tạo tế bào
trong quá trình tăng trưởng và phát triển, trẻ em, thiếu niên và phụ nữ mang
thai cần protein.Tiêu thụ các loại thực phẩm như đậu ván giúp cung cấp cho cơ
thể trẻ chất sắt giúp các protein tên là hemoglobin và myoglobin vận chuyển
oxy. Hemoglobin được tìm thấy trong các tế bào hồng cầu và myoglobin trong
cơ bắp.Vitamin C trong đậu ván cần thiết cho sự tăng trưởng của mô, vitamin
C cũng là một trong nhiều chất chống oxy hóa. Chất chống oxy hóa giúp cơ
thể ngăn chặn thiệt hại từ các gốc tự do. Chất xơ có trong đậu ván hỗ trợ tiêu
hóa. Ngoài ra, chất xơ có thể giúp trẻ cảm thấy no và giúp quản lý cân nặng.
- Đậu ngự: Như nhiều loại đậu khác, đậu ngự là thực phẩm giàu đạm, ít béo,
nhiều chất xơ, tốt cho hệ tim mạch. Ngoài ra, đậu ngự còn có nhiều vitamin
nhóm B, sắt, potasium và calories. Vitamin B trong đậu ngự cần thiết cho các
GVHD: Lương Thị Kim Tuyến 22
Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ 1-3 tuổi
chức năng của não.Đậu ngự cũng là thực phẩm giàu inositol có thể cải thiện
triệu chứng suy nhược trí nhớ. Loại đậu này là nguồn cung cấp các sợi hòa tan
giúp vận chuyển thức ăn, thải trừ cholesterol, ổn định đường trong máu. Đồng
thời chứa hàm lượng đáng kể stesrol có cấu trúc gần giống cholesterol từ động
vật. Chất saponin trong đậu ngự hạn chế việc hình thành sạn thận. Chất lectin
có đặc tính chống nấm, vi-rut và ung thư.
- Đậu cô ve: Đậu cô ve giàu protein, chất xơ, vitamin, sắt. Một chén đậu nấu

chín có chứa 19,1 g chất xơ, chất xơ hòa tan giúp giảm cholesterol. Đậu cô ve
cũng ít chất béo (1,13 g) và không chứa cholesterol, là sự lựa chọn tuyệt vời
cho trẻ cần phải ăn kiêng. Một chén đậu cung cấp 15 g protein, tạo thành từ tất
cả các axit amin thiết yếu, trừ taurine. Kết hợp với với gạo hoặc ngô để tạo
thành nguồn protein hoàn chỉnh. Một chén đậu cô ve cũng cung cấp hơn 40%
nhu cầu đồng và mangan trong một ngày của cơ thể. Đồng là khoáng chất quan
trọng đối với sự trao đổi chất sắt, mangan cũng như sự hình thành xương. Đậu
cô ve còn chứa gần như tất cả các vitamin nhóm B. Một chén cung cấp 64%
nhu cầu folate (vitamin B9) và hơn 30% thiamin (vitamin B1) cơ thể cần một
ngày. Folate được sử dụng cho sự chuyển hóa của protein và có thể ngăn ngừa
một số loại bệnh thiếu máu. Thiamin quan trọng cho cả quá trình chuyển hóa
carbohydrate và protein
- Đậu Hà Lan: Có ít calo, đậu Hà Lan tốt cho những trẻ thừa cân cố gắng giảm
cân, đồng thời giàu chất xơ, tốt cho những trẻ bị táo bón. Đậu Hà Lan giàu sắt
và vitamin C giúp tăng cường hệ miễn dịch, các axit folic và vitamin B6 tốt
cho sức khỏe tim mạch. Chất chống oxy hóa, như vitamin C, chống ung thư,
đậu Hà Lan cũng cung cấp cho cơ thể những chất dinh dưỡng quan trọng cho
việc duy trì xương chắc khỏe. Đậu Hà Lan còn có tác dụng giảm lượng đường
trong máu, hỗ trợ sản xuất năng lượng, chức năng thần kinh và chuyển hóa
carbohydrate.
Lời khuyên khi chế biến đậu cho trẻ :
GVHD: Lương Thị Kim Tuyến 23
Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ 1-3 tuổi
Khoảng 8 tháng tuổi, bé có thể ăn được các loại hạt đậu. Nguyên tắc chung là số
lượng sử dụng phải được hạn chế (trọng lượng khô) với 20 g một tuần cho trẻ từ 2 đến 4
tuổi. Chỉ riêng đậu không cung cấp lượng protein hoàn chỉnh vì vậy nếu bạn muốn sử
dụng chúng để thay thế nguồn protein khác như thịt gia cầm, thịt và cá, hãy ăn chúng với
các thực phẩm như gạo, ngô và các loại ngũ cốc khác.
Bạn có thể chế biến đậu bằng cách thêm vào các món súp, salad, chè, cháo… cho trẻ
ăn. Cần phải nấu chín các loại họ đậu trong thời gian dài, nhiệt độ sẽ đem đến sự lành tính

cho các enzym vốn hay gây trở ngại cho vấn đề tiêu hóa. Hạt tươi phải được nấu trong
30-40 phút. Với đậu khô, chúng rất giàu protein và muối khoáng, do đó nó đòi hỏi thời
gian chuẩn bị lâu hơn (khoảng 1 giờ). Ngâm đậu trong nước ít nhất 8 giờ, thay nước
nhiều lần, sau đó rửa sạch rồi mới chế biến cho trẻ.
4.7. Các loại rau, củ
Rau xanh và củ là nhóm thực phẩm cung cấp các loại vitamin và chất xơ, trong đó
nhiều nhất là vitamin C, caroten (tiền vitamin A). Trong rau còn chứa nhiều loại muối
khoáng như: sắt, đồng, coban (cần cho tạo máu), canxi, photpho (cần cho tạo xương), và
nhiều yếu tố vi lượng khác như: kẽm, mangan, magie… cần thiết cho sự phát triển của
trẻ. Vì vậy việc tập cho trẻ ăn rau củ ngay từ khi còn nhỏ là điều đáng lưu ý.
4.7.1. Nấm
Nấm rất giàu protein, đầy đủ các acid amin thiết yếu, hàm lượng chất béo ít và là
những acid béo chưa bão hòa. Đồng thời nấm có chứa lượng natri, carbohydrate, giàu
chất xơ và chứa khoảng 80-90% nước,. Là một nguồn tuyệt vời cung cấp kali, chất giúp
hạ huyết áp và giảm nguy cơ đột quỵ, do đó, nấm tốt cho những người bị cao huyết áp.
Nấm cũng rất giàu đồng, một khoáng chất có tác dụng bảo vệ tim.
Nấm được cho là giúp chống lại ung thư, bởi thực phẩm này giàu selen, một chất
chống oxy hóa khi kết hợp với vitamin E giúp tế bào chống khỏi các tác hại của gốc tự
do.
GVHD: Lương Thị Kim Tuyến 24
Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ 1-3 tuổi
Nấm nút trắng có nhiều khả năng thu dọn gốc oxy hơn các loài nấm khác, bởi
aromatase, một loại enzyme tham gia vào sản xuất estrogen, và 5-alpha-reductase, một
loại enzyme có thể chuyển đổi testosterone thành DHT. Đồng thời, loại nấm này có thể
làm giảm nguy cơ ung thư, giúp giảm bớt sự tăng sinh tế bào trong cũng như kích thước
khối u.
Nấm shiitake (nấm hương) giúp điều hòa khí huyết, tăng cường hoạt động của hệ
miễn dịch cơ thể, ức chế tế bào gây ung thư, và kích thích hoạt động của hệ tiêu hóa. Đặc
biệt, chất Ergosterol có trong nấm hương dưới tác dụng của tia cực tím trong ánh nắng
mặt trời sẽ chuyển hóa thành vitamin D2 giúp cơ thể đề phòng và chữa bệnh còi xương

rất hiệu quả.…
Trong 100g nấm hương khô có 12-14g protein (vượt xa so với nhiều loại rau
khác). Đây là thức ăn lý tưởng cho những người bị thiếu máu do thiếu sắt, cao huyết áp,
tiểu đường, rối loạn lipid máu, trẻ em suy dinh dưỡng. Nấm cũng giàu protein, chất xơ và
vitamin B, giúp duy trì sự trao đổi chất khỏe mạnh.
Nấm kim châm không chỉ giàu protit, lipit, mà còn chứa nhiều loại vitamin như
B1, B2, C, PP, E và các acid amin cần thiết cho sự phát triển cơ thể, trong đó đặc biệt
nhiều lysine (hàm lượng cao gấp đôi so với nấm mỡ), rất cần cho quá trình sinh trưởng,
cải thiện chiều cao và trí lực của trẻ em. Vì thế, loại nấm ăn này còn được gọi là nấm tăng
cường trí lực.
4.7.2. Súp lơ xanh
Loại thực phẩm này chứa một lượng nhỏ chất sulforaphane có khả năng bảo vệ ADN
trước sự tấn công của các enzyme oxy hóa - tác nhân gây ung thư. Trong súp lơ xanh còn
có nhiều chất dinh dưỡng khác: vitamin C, A (từ β-carotene), K và các vitamin nhóm B,
các khoáng chất : chất xơ, canxi, sắt, axit folic, omega-3, selen, kẽm, đạm thực vật rất tốt
cho sự phát triển của trẻ.
GVHD: Lương Thị Kim Tuyến 25

×