Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

Bài luận văn tìm hiểu viện trợ của cơ quan hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA) vào Việt Nam - môn kinh tế đối ngoại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (384.57 KB, 27 trang )

Bài luận văn môn: KINH TẾ ĐỐI NGOẠI
Đề tài:
TÌM HIỂU VIỆN TRỢ CỦA CƠ QUAN HỢP TÁC
QUỐC TẾ HÀN QUỐC (KOICA) VÀO VIỆT NAM
TỪ 2005 ĐẾN NAY

Thành phố Hồ Chí Minh
Mục lục
1
Mục lục 1
I. Cơ quan hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA) 3
1. KOICA: Korea International Cooperation Agency 3
2. Các lĩnh vực hoạt động: 3
II. Cơ quan hợp tác quốc tế KOICA viện trợ vào Việt Nam từ 2005 đến nay 5
1.Các lĩnh vực KOICA đầu tư vào Việt Nam 5
2. Các dự án KOICA 7
KOICA hỗ trợ thư viện tỉnh Tây Ninh cải thiện quản lý 16
3.Chương trình cử cán bộ Việt Nam tham quan học tập tại Hàn Quốc 20
4.Chương trình cử tình nguyện viên 21
2
I. Cơ quan hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA)
1. KOICA: Korea International Cooperation Agency
Cơ quan hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA) được thành lập vào tháng 4 năm
1991 với chức năng phụ trách viện trợ phát triển chính thức (ODA) của Hàn Quốc
cho các quốc gia đang phát triển dưới sự bảo trợ của Bộ Ngoại giao và Thương mại
Hàn Quốc.
Hiện nay, KOICA có 23 văn phòng hoạt động tại 22 nước. Quỹ hoạt động của
KOICA trong năm 2005 là 146 triệu USD.
Mục tiêu của KOICA là thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của các quốc gia đối
tác và tăng cường quan hệ hợp tác hữu nghị giữa Hàn Quốc với các quốc gia đang
phát triển trên toàn thế giới nhằm trợ giúp các quốc gia đó thoát khỏi những điều kiện


khó khăn và đạt được ổn định về xã hội, thịnh vượng về kinh tế.
2. Các lĩnh vực hoạt động:
a. Phát triển nguồn nhân lực:
Phương pháp tốt nhất để chuyển giao kiến thức và kỹ năng chuyên môn là giáo dục và
đào tạo. KOICA mời các công chức chính phủ, các nhà nghiên cứu và các sinh viên trẻ
triển vọng của các quốc gia đối tác đến Hàn Quốc để giảng dạy cho họ cách thức để đẩy
nhanh quá trình phát triển kinh tế xã hội. KOICA cũng cử các chuyên gia và tình nguyện
viên đến các quốc gia đối tác để cùng làm việc trong các lĩnh vực khác nhau với thành
viên của các cộng đồng địa phương. Những người Hàn Quốc này với kỹ năng chuyên
môn và kinh nghiệm làm việc sẽ giúp đỡ cho đông đảo các cá nhân muốn xây dựng một
cuộc sống tốt đẹp hơn cho bản thân họ, con cái họ và cả cộng đồng .
• 2005: Mở 129 khoá đào tạo cho 2.180 cá nhân từ các quốc gia đối tác.
• 2005: Cử các nhân viên cứu trợ đến giúp giảm hậu quả của sóng thần tại các quốc
gia Nam Á.
3
• 2004: Cử 729 tình nguyện viên đến 23 quốc gia đối tác.
• 2003: Cử 16 bác sĩ y khoa và 18 huấn luyện viên Taekwondo đến 28 quốc gia.
• 2002: Cử 43 chuyên gia hỗ trợ phát triển đến 26 quốc gia đối tác.
b. Phát triển cơ sở hạ tầng và cung cấp trang thiết bị:
KOICA giành ưu tiên lớn cho việc tổ chức các cuộc khảo sát và hỗ trợ xây dựng các cơ
sở hạ tầng thiết yếu như đường xá, đường xe lửa, nhà máy điện, bệnh viện, trường học
Ngoài ra, trong các dự án hỗ trợ phát triển của mình, KOICA còn cung cấp trang thiết bị
và hàng hoá phục vụ cho các nông trang, các trung tâm đào tạo nghề, trường học, các
trung tâm chăm sóc sức khoẻ cộng đồng và các viện nghiên cứu.
• 2005: Xây dựng 39 dự án phát triển.
• 2004: Tổ chức 9 cuộc khảo sát.
• 2003: Hoàn thành 34 dự án phát triển.
• 2002: Cung cấp thiết bị với tổng trị giá khoảng 11,2 triệu USD cho 85 quốc gia.
c. Hỗ trợ cho các tổ chức phi chính phủ:
KOICA hỗ trợ các tổ chức phi chính phủ phục vụ cho mục tiêu phát triển toàn cầu của

Hàn Quốc trong những lĩnh vực tiêu biểu như xoá đói giảm nghèo và thúc đẩy sự phát
triển của các quốc gia đang phát triển trên toàn thế giới.
 2005: Hỗ trợ cho 25 dự án của NGOs tại 14 quốc gia. -
 2004: Hỗ trợ cho 21 dự án của NGOs tại 14 quốc gia.
 2003: Hỗ trợ cho 25 dự án của NGOs tại 17 quốc gia.
d. Cứu trợ và tái thiết sau thảm hoạ:
4
KOICA hỗ trợ nhân đạo và tái thiết cho các quốc gia bị ảnh hưởng bởi các thảm hoạ
thiên nhiên, bệnh dịch hoặc xung đột chiến tranh.
• 2005: Hỗ trợ cho các quốc gia bị thảm hoạ sóng thần.
• 2004: Hỗ trợ cho công cuộc tái thiết tại I-rắc.
• 2003: Hỗ trợ cho công cuộc tái thiết tại Afghanistan.
• 2002: Cứu trợ với số tiền tương ứng 1 triệu USD cho 18 quốc gia và 1 tổ chức quốc tế.
Trong năm 2010, cơ quan hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA) viện trợ 5,2 triệu USD
cho 76 dự án của 53 tổ chức phi chính phủ tại 27 nước đang phát triển trên thế giới.
Cụ thể, KOICA hỗ trợ 3,6 triệu USD dành cho 54 dự án của 39 tổ chức tại 12 nước châu
Á, 1,3 triệu USD dành cho 17 dự án tại 11 nước châu Phi và 3 dự án tại 2 nước Trung
Nam Mỹ với 171 nghìn USD.
KOICA cho biết, việc hỗ trợ trong năm 2010 sẽ tập trung vào các nước châu Á và châu
Phi như Campuchia, Nepal, Ethiopia và Bangladesh và các nước đối tác trọng điểm như
Việt Nam, Mông Cổ, Tanzania và Indonesia.
Trong đó, hỗ trợ dành cho lĩnh vực y tế chiếm 32%, tiếp theo là viện trợ cho phát triển
địa phương và giáo dục, cứu hộ khẩn cấp và việc thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ về
phát triển (MDGs) mà Liên Hợp Quốc đã đề ra.
II. Cơ quan hợp tác quốc tế KOICA viện trợ vào Việt Nam từ 2005 đến nay
1. Các lĩnh vực KOICA đầu tư vào Việt Nam
Năm 1994, KOICA bắt đầu hoạt động và cung cấp nguồn tài trợ cho Việt Nam. Kể
từ khi thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam, KOICA liên tục tăng mức viện trợ
5
nhằm giúp Việt Nam phát triển kinh tế-xã hội và Việt Nam luôn nằm trong top 4 nước

nhận viện trợ không hoàn lại lớn nhất của KOICA.
Với mong muốn thúc đẩy, và tối đa hóa hiệu quả của các chương trình hợp tác với Việt
Nam, KOICA thực hiện các dự án dựa trên nhu cầu thực tế của Chính phủ Việt Nam.
KOICA đang chú trọng hợp tác với Việt Nam trên 5 lĩnh vực:
- Xây dựng năng lực và phát triển nguồn nhân lực.
- Nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, đặc biệt là những người dân khu vực
miền trung.
- Phát triển khu vực nông thôn, vùng sâu vùng xa.
- Xây dựng thể chế, chú trọng vào những lĩnh vực liên quan đến chuyển đổi sang nền
kinh tế thị trường.
- Xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế-xã hội.
Các lĩnh vực ưu tiên kể trên được thực hiện thông qua các hình thức tài trợ như sau:
- Tổ chức các khóa đào tạo tại Hàn Quốc cho cán bộ Việt Nam.
- Cử chuyên gia và tình nguyện viên tới làm việc tại các cơ quan của Việt Nam.
- Hợp tác nghiên cứu phát triển.
- Thực hiện các dự án hỗ trợ (xây dựng trường học, bệnh viện, hệ thống IT, cung cấp
trang thiết bị…).
- Hợp tác với các tổ chức phi chính phủ Hàn Quốc đang hoạt động tại Việt Nam.
Cho đến nay KOICA đã có nhiều chương trình hỗ trợ, hợp tác với tổng giá trị tài
trợ lên đến 54.273.000 USD tập trung vào các lĩnh vực :
6
- Hợp tác, hỗ trợ dự án (1994 - 2004): 38.294.000USD
- Phát triển giáo dục: 6.862.000USD
- Cung cấp thiết bị: 681.000USD
- Đào tạo tại Hàn Quốc cho người Việt Nam: 1.624 người
- Cử các chuyên gia Hàn Quốc sang Việt Nam: 40 người
- Cử Tình nguyện viên Hàn Quốc sang Việt Nam: 159 người
- Cứu trợ khẩn cấp: 446.000USD (14 trường hợp)
- Hỗ trợ các tổ chức phi chính phủ Hàn Quốc: 13 tổ chức NGO
- Riêng năm 2005, tổng giá trị KOICA tài trợ cho Việt Nam là 8.406.000USD

2. Các dự án KOICA
Theo nghiên cứu đánh giá hiệu quả các dự án ODA của KOICA ở Việt Nam, giáo
sư Sang-Tae-Kim, đại học quốc gia Hankyong của Hàn Quốc cho biết Việt Nam là đối
tác ưu tiên quan trọng hàng đầu về ODA của KOICA. Trong hơn 15 năm qua, Việt Nam
luôn đứng đầu danh sách nhận viện trợ của Hàn Quốc.
Năm 1992, khi 2 nước bình thường hóa quan hệ, Việt Nam xếp hạng 11 trong số
các quốc gia thực hiện chương trình ODA của KOICA thì năm 2008, Việt Nam xếp hạng
thứ 3. Việt Nam được xem là quốc gia hình mẫu về tiếp cận Chiến lược hỗ trợ quốc gia
của KOICA.
Tổng viện trợ ODA của Koica dành cho Việt Nam giai đoạn từ 1991 đến 2008 đạt gần 90
triệu USD. Các dự án ODA chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực giáo dục, y tế, quản trị
công, nông nghiệp và phát triển nông thôn, công nghiệp, năng lượng, môi trường
7
Về hỗ trợ các dự án, KOICA đã hỗ trợ nhiều dự án cho Việt Nam, trong đó có một
số dự án lớn như: Bệnh viện Đức Phổ Quảng Ngãi, Bệnh viên Nhi Quảng Nam, Bệnh
viện Hoà Hiệp Phú Yên, Trường Cao đẳng Công nghệ Thông tin Việt – Hàn Đà Nẵng,
Công trình đường sắt cao tốc Nha Trang – TP Hồ Chí Minh giai đoạn I …
Năm 2005, hai bên đã ký Hiệp định về viện trợ không hoàn lại và hợp tác kỹ thuật.
Dựa trên thỏa thuận này, Koica đã tích cực thực hiện tăng viện trợ cho Việt Nam. Koica
dự kiến tiếp tục mở rộng quy mô viện trợ ODA cho Việt Nam trong những năm tới, chủ
yếu hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, phát triển xã hội, xóa đói giảm nghèo.
Với tổng số vốn viện trợ không hoàn lại (giai đoạn 1991-2010) là 128,96 triệu
USD (46 dự án) thông qua Cơ quan Hợp tác Quốc tế Hàn Quốc (KOICA) các dự án đã
được phía Việt Nam đánh giá có đóng góp thiết thực cho sự phát triển kinh tế-xã hội của
Việt Nam mặc dù quy mô nhỏ nhưng có tính quyết định và được giải ngân nhanh.
2.1. Loại hình dự án hỗ trợ
Dựa vào kế hoạch, chiến lược phát triển, nhu cầu của các nước tiếp nhận, KOICA
thực hiện loại hình dự án hỗ trợ nhằm giúp các nước tiếp nhận phát triển kinh tế, xã hội.
Các lĩnh vực mà KOICA chủ yếu tập trung hỗ trợ là giáo dục đào tạo, y tế, những lĩnh
vực được coi là nhu cầu cơ bản của con người và lĩnh vực công nghệ thông tin, một trong

những thế mạnh của Hàn Quốc. Trong vòng hơn 5 năm qua KOICA đã thực hiện rất
nhiều dự án trên nhiều lĩnh vực nhằm giúp cải thiện môi trường giáo dục, y tế, môi
trường thông qua các dự án như xây dựng trường học, trường dạy nghề, bệnh viện, v.v.
- Các dự án đã hoàn thành: trong những năm vừa qua KOICA đã xây dựng nhiều
công trình bệnh viện ở các tỉnh miền Trung như bệnh viện Đức Phổ Quảng Ngãi, bệnh
viện Hoà Hiệp Trung Phú Yên, v.vvvv và các công trình trường học, trường đào tạo nghề
như Trường Kỹ thuật Công nghiệp Việt Hàn tại Vinh, Nghệ An và hàng loạt các trường
tiểu học, trung học, nâng cấp trang thiết bị đào tạo cho các trường Trung học Công
nghiệp Hà Nội, Trường Công nhân Kỹ thuật Quy Nhơn v.v
8
- Các dự án đang thực hiện: công trình mà KOICA đang thực hiện là dự án xây
dựng trường Cao đẳng Công nghệ Thông tin Hữu nghị Việt - Hàn Đà Nẵng, công trình có
tổng kinh phí 20 triệu USD, trong đó KOICA hỗ trợ 10 triệu USD, vốn đối ứng của
Chính phủ Việt Nam là 10 triệu USD, công trình đường sắt cao tốc giai đoạn I Nha Trang
Tp Hồ Chí Minh, công trình nâng cấp Phòng khám Hữu nghị Việt Nam Hàn Quốc Bệnh
viện Xanh Pôn, dự án Thư viện Điện tử tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh Hà
Nội.
 Bệnh viện Sơn Tịnh và Bệnh viện Hòa Hiệp
Bắt đầu ngày 5/4/2005 hai bệnh viện Sơn Tịnh (tỉnh Quảng Ngãi) và Bệnh viện Hòa
Hiệp Chung (tỉnh Phú Yên) bắt đầu đi vào hoạt động.
Đây là hai bệnh viện được xây dựng từ nguồn vốn không hoàn lại của Chính phủ Hàn
Quốc thông qua Cơ quan Hợp tác Quốc tế Hàn Quốc (KOICA). Bệnh viện Sơn Tịnh gồm
100 giường, được trang bị một số thiết bị như máy thở, máy phân tích sinh hóa, máy chụp
X-quang
Bệnh viện Hòa Hiệp Chung có 50 giường cùng các thiết bị như xe cứu thương, máy siêu
âm, kính hiển vi mổ mắt, máy gây mê, ghế nha khoa Việc đưa hai bệnh viện này vào
hoạt động sẽ góp phần vào việc cải thiện điều kiện chăm sóc sức khỏe cho người dân hai
huyện khó khăn và các vùng phụ cận ở miền Trung.
 Xây dựng trạm y tế xã Tiên Cường và trường Mầm non xã Kiến Thiết
Năm 2006, KOICA tài trợ cho việc xây dựng Trạm Y tế xã Tiên Cường và Trường

Mầm non xã Kiến Thiết với tổng giá trị tài trợ xấp xỉ 130.000USD thông qua chương
trình tình nguyện viên Hàn Quốc. Bên cạnh đó, Sở Ngoại vụ đã vận động tổ chức KOICA
tài trợ khoảng 3,7 triệu USD để giúp đỡ thành phố Hải Phòng lập đồ án quy hoạch, phát
triển khu đô thị mới Bắc Sông Cấm.
9
Hiện nay, Sở Ngoại vụ đã và đang tích cực duy trì và phát triển mối quan hệ hợp tác
với KOICA, phối hợp với các địa phương của thành phố xây dựng các chương trình, dự
án nhằm vận động, thu hút nguồn viện trợ của tổ chức này cho thành phố.
 Công trình đường sắt cao tốc Nha Trang – Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 1 năm 2007, Cơ quan hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA) Hàn Quốc đã tổ chức
báo cáo cuối kỳ Dự án nghiên cứu khả thi xây dựng mới đường sắt đôi điện khí hóa khổ
1435mm đoạn Nha Trang-TP Hồ Chí Minh. Theo tính toand ban đầu lên tới 8,575 tỉ
USD, chiều dài của tuyến là 366km, so với đường sát hiện tại giảm 46km. Tổng thời gian
tàu chạy từ 90 - 120 phút, với vận tốc của tàu khoảng 182,25 - 198,29 km/h.
Ngày 24-7-2006, tại Hà Nội, phía Hàn Quốc đã báo cáo giữa kỳ dự án nghiên cứu khả
thi xây dựng đường sắt đôi, điện khí hóa khổ 1435mm, đoạn Nha Trang- TP Hồ Chí
Minh trên tuyến đường sắt Bắc- Nam.
Đây là dự án hỗ trợ kỹ thuật được thực hiện từ nguồn vốn viện trợ không hoàn lại của
Chính phủ Hàn Quốc thông qua Cơ quan hợp tác quốc tế Hàn Quốc( KOICA) tại Hà Nội.
Đây là đoạn đường sắt nằm trong tổng thể của tuyến đường sắt cao tốc từ Hà Nội đi TP
Hồ Chí Minh đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 06/2002/QĐ-Ttg
ngày 7-1-2002 về quy hoạch tổng thể phát triển đường sắt VN đến năm 2020.
Dự án được thực hiện bởi liên doanh giữa Công ty Chungsuk Engineering về mặt kỹ
thuật và Viện Nghiên cứu đường sắt Hàn Quốc về mặt nghiên cứu. Công ty tư vấn TEDI
SOUTH đã tham gia cùng thực hiện các công việc theo yêu cầu của Tư vấn Hàn Quốc.
Tổng thời gian nghiên cứu dự án là 16 tháng, bắt đầu từ tháng 11-2005. Báo cáo cuối
cùng sẽ được hoàn thiện sau hội nghị này và bàn giao cho Cục đường sắt ngày 20-2-
2007.
Quá trình nghiên cứu đã được chia làm 4 bước: Bước 1 bao gồm thị sát, khảo sát và thiết
lập các tiêu chuẩn. Bước 2 sẽ lựa chọn các phương án và tiến hành thiết kế sơ bộ. Bước 3

sẽ tiến hành đánh giá về tài chính và kinh tế. Bước 4 sẽ đánh giá tổng thể dự án và kết
10
luận.
Phạm vi nghiên cứu trực tiếp của dự án từ TP Nha Trang đến TP Hồ Chí Minh đi qua các
khu công nghiệp thuộc các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai. Về mặt nghiên cứu
tác động vận tải, dự án lấy năm cơ sở là năm 2004, năm bắt đầu là năm 2005, các năm
trung hạn 2015, 2020, 2025, 2035 và năm 2045 là mục tiêu cuối cùng.
Phương án tốc độ thiết kế 200km/h và phương án 350km/h và phương án kết hợp 2
yếu tố nói trên cho phù hợp với điều kiện VN về hướng tuyến, nền đường, công trình hạ
tầng thỏa mãn tốc độ 350km/h còn kiến trúc đạt tốc độ 200km/h để VN cân nhắc lựa
chọn.
KOICA đã đưa ra phương án: Nếu xây dựng đường sắt cao tốc, đường đôi, điện khí
hóa, khổ 1435mm, với tốc độ 200km/h thì từ tàu khách Hà Nội đến TP Hồ Chí Minh mất
8giờ 17 phút. Nếu chạy 300km/h thì mất 5giờ 53 phút và 5giờ 15 phút với tốc độ
350km/h. Riêng đoạn Nha Trang- TP Hồ Chí Minh nếu chạy 200km/h thì mất 2giờ, nếu
chạy 300km/h thì mất 1 giờ 30 phút và 1 giờ 23 phút với tốc độ 350km/h.
 Xây dựng hệ thống cung cấp nước sinh hoạt cho khu đô thị mới U
Minh và khu vực Vĩnh Bình Nam ở Kiên Giang.
Ngày 8/11/2007, Cơ quan Hợp tác Quốc tế Hàn quốc (KOICA) và Ủy ban Nhân
dân tỉnh Kiên Giang đã ký Biên bản thỏa thuận nhằm tiến hành dự án viện trợ không
hoàn lại “Xây dựng hệ thống cung cấp nước sinh hoạt cho khu đô thị mới U Minh và khu
vực Vĩnh Bình Nam” tại Kiên Giang.
Theo đó, đến năm 2010, KOICA sẽ hỗ trợ 2,4 triệu USD nhằm nghiên cứu khả thi việc
cung cấp nước sinh hoạt cho khu vực Vĩnh Bình Nam, thực hiện thiết kế và tiến hành xây
dựng hệ thống nước sinh hoạt cho khu đô thị mới U Minh và khu vực Vĩnh Bình Nam.
Đồng thời, KOICA sẽ mời các cán bộ kỹ thuật tham dự khóa học tại Hàn Quốc nhằm
nâng cao năng lực chuyên môn.
11
Cũng theo KOICA, dự kiến dự án sẽ xây dựng hệ thống cung cấp 600m3 nước
sinh hoạt/ ngày cho 4.500 người dân của khu vực Vĩnh Bình Nam, và đến năm 2017 sẽ

xây dựng hệ thống cung cấp 3000m3 nước sinh hoạt/ngày cho khoảng 20.000 người dân
tại khu đô thị mới U Minh.
 Bệnh viện đa khoa Đặng Thùy Trâm
Tháng 9/2009, bệnh viện đa khoa Đặng Thùy Trâm, huyện Đức Phổ (Quảng Ngãi) phối
hợp với Tổ chức KOICA (Hàn Quốc) khánh thành khoa chống nhiễm khuẩn tại bệnh viện
này.
Khoa chống nhiễm khuẩn, Bệnh viện đa khoa Đặng Thuỳ Trâm gồm có: Phòng giặt là đồ
vải với diện tích 44 m
2
với các trang thiết bị: Máy giặt vắt công nghiệp, máy hấp tiệt
trùng, máy ép các túi hấp vô trùng, 10 giường cấp cứu đa năng, ba xe đẩy bệnh nhân đa
năng…với tổng kinh phí gần 700 triệu đồng, do Tổ chức KOICA và ngân sách tỉnh
Quảng Ngãi hỗ trợ. Mục tiêu của Khoa chống nhiễm khuẩn này nhằm đảm bảo việc vô
trùng, khử khuẩn các dụng cụ, thiết bị…, phòng tránh các trường hợp nhiễm khuẩn chéo
giữa các bệnh nhân theo đúng quy chế chống nhiễm khuẩn của Bộ y tế quy định.
 Cải tạo 40 trường tiểu học ở khu vực miền Trung
Từ ngày 1 tháng 6 năm 2009, Cơ quan Hợp tác Quốc tế
Hàn Quốc (KOICA) đã dành một quỹ đặc biệt 560
nghìn đô la cùng với công ty xây dựng Seogwoo của
Hàn Quốc tại Việt Nam tiến hành cải tạo lại 40 trường
tiểu học ở khu vực miền Trung.
12
Được biết, các trường tiểu học được sửa chữa lần này là các trường được Chính phủ Hàn
Quốc đầu tư 2 triệu đô la Mĩ viện trợ không hoàn lại xây dựng từ năm 2000-2001 đã
xuống cấp do thiên tai nhưng ngân sách của địa phương không đủ kinh phí sửa chữa.

Văn phòng KOICA tại Việt Nam cho biết việc cải tạo 40 trường tiểu học ở 5 tỉnh Quảng
Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà bao gồm cải tạo lại phần xây dựng
và sửa chữa các thiết bị dạy và học như bàn ghế, tủ sách diễn ra trong thời gian 2 tháng
và đã hoàn tất vào ngày 25 tháng 8 năm 2010.

 Hỗ trợ của KOICA tại Tiền Giang - Mỹ Tho
Triển khai hoạt động tại 61 tỉnh thành trong cả nước, KOICA - Hàn Quốc đã có
những đóng góp đáng kể trong công tác xóa đói giảm nghèo của Việt Nam nói chung và
TP Mỹ Tho (tỉnh Tiền Giang) nói riêng.
Dự án tín dụng cải thiện nhà ở cho hộ nghèo tại TP Mỹ Tho được ký kết vào tháng 1-
2007 giữa Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh Tiền Giang, Ủy ban MTTQ và Hội Chữ
thập đỏ TP Mỹ Tho với tổ chức Habitat for Humanity Internation - một tổ chức phi chính
phủ của Hoa Kỳ. Qua 3 năm thực hiện, dự án đã giải ngân 7,42 tỷ đồng, giúp 2.049 hộ
nghèo, cận nghèo, vay vốn cải thiện nhà ở, xây nhà vệ sinh tự hoại…, trong đó nguồn
vốn của tổ chức Habitat là 4,48 tỷ đồng, phần còn lại là nguồn vốn đối ứng của địa
phương và vốn quay vòng. Trong hai năm 2008, 2009, dự án đã được KOICA hỗ trợ
139.000 USD.
Trong năm 2010, Ban quản lý và điều hành dự án tín dụng cải thiện nhà ở cho hộ
nghèo TP Mỹ Tho cùng với tổ chức Habitat tiếp tục mở rộng dự án hỗ trợ vốn cho những
hộ nghèo, cận nghèo cải thiện nhà ở, khắc phục những hạn chế về vệ sinh môi trường và
tạo mỹ quan đô thị. KOICA cam kết sẽ tiếp tục hỗ trợ dự án phát triển, mở rộng dự án ra
các huyện trong tỉnh Tiền Giang.
13
 Xây bệnh viện đa khoa tại Quảng Nam.
Ngày 6/1/2010, Cơ quan Hợp tác Quốc tế Hàn Quốc (KOICA) cho biết, Chính phủ
Hàn Quốc đã thông qua chương trình hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), trong đó sẽ xây
dựng bệnh viện đa khoa có quy mô 500 giường bệnh tại tỉnh Quảng Nam, xã Tam Hiệp,
huyện Núi Thành. Đây là Bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế.
Theo KOICA, công trình xây dựng bệnh viện sẽ được khởi công vào cuối tháng Giêng
2010, đây là dự án lớn nhất trong chương trình ODA của Hàn Quốc từ trước đến nay.
KOICA sẽ cử chuyên gia tới Việt Nam để hỗ trợ các chính sách y tế, đồng thời mời đại
diện Việt Nam sang Hàn Quốc để đào tạo công nghệ y học
Tổng vốn đầu tư là 45 triệu USD, trong đó chính phủ Hàn Quốc viện trợ 35 triệu USD,
vốn đối ứng trong nước 10 triệu USD.
Quy mô ban đầu là 500 giường bệnh, 21 khoa lâm sàng, 10 khoa cận lâm sàng và 8

phòng chức năng, với diện tích 22 ha khi hoàn thành toàn bộ dự án thì tổng số giường
bệnh sẽ là 1.500. Đây là món quà tình nghĩa mà Chính phủ Hàn Quốc dành cho khu vực
miền Trung Việt Nam. Không chỉ thực hiện công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân
Quảng Nam mà bệnh viện còn gánh trọng trách cả cho phía Nam miền Trung và Tây
Nguyên, đặc biệt là Khu kinh tế Dung Quất sẽ được hưởng lợi rất nhiều khi bệnh viện
hình thành và đi vào hoạt động.
Bệnh viện được sự bảo trợ chuyên môn của Học viện y khoa Hallym, Hàn Quốc.
Thông qua Tổ chức Hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA), Trung tâm Y khoa Đại học
Hallym (HMC) sẽ trực tiếp tư vấn trong quá trình thực hiện dự án cũng như những hỗ trợ
đào tạo và chuyên môn cho bệnh viện trong tương lai.
 Xây dựng trường Cao đẳng công nghệ hàn – Việt tại Bắc Giang
14
Ngày 22/12/2010, Chính phủ Hàn Quốc thông qua Cơ quan Hợp tác Quốc tế Hàn
Quốc (KOICA) viện trợ không hoàn lại 10 triệu USD cho dự án xây dựng trường Cao
đẳng công nghệ Hàn - Việt tại Tỉnh Bắc Giang nhằm hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực có kỹ
thuật cao cho ngành công nghiệp.
Từ năm 2010 đến 2013, KOICA sẽ xây dựng Trường Cao đẳng công nghệ Hàn –
Việt trên khu đất rộng 10 ha, với diện tích xây dựng 9.100m2 tại Bắc Giang nhằm đào tạo
nhân lực có kỹ thuật cao cho 5 lĩnh vực đang cần cho sự nghiệp công nghiệp hóa và phát
triển kinh tế của Việt Nam: điện, điện tử, cơ khí, công nghệ thông tin và ô tô. Bắt đẩu từ
năm 2011, KOICA sẽ thực hiện dự án hợp tác này với nhiều hạng mục như xây dựng,
đào tạo giáo viên trong lĩnh vực dạy nghề, phát triển giáo trình, hỗ trợ trang thiết bị thực
hành…
Việc hoàn thành xây dựng trường Cao đẳng Công nghệ Bắc Giang này sẽ góp
phần vào sự phát triển bền vững kinh tế của tỉnh Bắc Giang, nơi có 5 khu công nghiệp
phát triển và quy mô vốn đầu tư nước ngoài 400 triệu đô, đồng thời đáp ứng được nhu
cầu về nhân lực có kỹ thuật cao cho hoạt động kinh tế của Bắc Ninh, Hà Nội cũng như
các tỉnh lân cận.
Vấn đề đào tạo nhân lực được coi là vấn đề cấp thiết của Việt Nam nhằm đạt mục
tiêu trở thành nước công nghiệp hóa, hiện đại hóa vào năm 2020. Chính phủ Hàn Quốc

lựa chọn lĩnh vực dạy nghề là một lĩnh vực trọng điểm trong các dự án hợp tác tại Việt
nam. Thời gian qua, Chính phủ Hàn Quốc thông qua Cơ quan Hợp tác Quốc tế Hàn Quốc
(KOICA) đã xây dựng 4 trường Cao đẳng kỹ thuật và Công nghệ thông tin tại Hà Nội,
Vinh (Nghệ An), Quy Nhơn, Đà Nẵng. Trong thời gian tới, dự kiến KOICA và EDCF sẽ
hỗ trợ xây dựng thêm 6-7 trường Cao đẳng kỹ thuật tại Việt Nam.
 Thiết lập Hệ thống đánh giá chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia của Việt Nam
Ngày 17/6/2011, Tổng cục dạy nghề (Bộ Lao động – Thương binh & Xã hội) và Cơ
quan Hợp tác Quốc tế Hàn Quốc (KOICA) đã ký Biên bản thỏa thuận (ROD) nhằm tăng
cường năng lực cho việc thiết lập hệ thống đánh giá chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia.
15
Hàn Quốc viện trợ 1,5 triệu đô la tăng cường năng lực thiết lập Hệ thống đánh giá
chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia của Việt Nam, nhằm thiết lập hệ thống đánh giá chứng
chỉ kỹ năng nghề, Chính phủ Việt Nam đặt mục tiêu đến năm 2020 sẽ tiến hành đánh giá
kỹ năng nghề cho khoảng 8 triệu người, phát triển 200 bộ tiêu chuẩn về kĩ năng nghề
quốc gia, thành lập cơ quan trung ương và 20 cơ quan địa phương thực hiện đánh giá
chứng chỉ nghề.
Tuy nhiên, hiện tại, Việt Nam đang gặp khó khăn trong việc áp dụng hệ thống đánh giá
chứng chỉ nghề do thiếu nhân lực và kinh nghiệm cũng như các quy định pháp chế cụ thể.
Dự án này giúp Việt Nam tiếp thu kinh nghiệm đánh giá chứng chỉ kĩ năng nghề
của Hàn Quốc, hỗ trợ hoàn thiện khung pháp lý, góp phần tăng cường năng lực cho các
cán bộ làm công tác đánh giá chứng chỉ nghề, nhằm tháo gỡ những vấn đề hiện tại của hệ
thống đánh giá chứng chỉ kỹ năng nghề Việt Nam. Mặt khác, việc đánh giá thí điểm một
số ngành nghề trong dự án này cũng sẽ tạo nền tảng cho việc xây dựng hệ thống đánh giá
chứng chỉ nghề quốc gia của Việt Nam.
Cùng với việc hệ thống hóa việc đánh giá chứng chỉ kỹ năng nghề của Việt Nam, dự
án này cũng xác lập hệ thống chứng chỉ phù hợp với yêu cầu thực tế, và thúc đẩy bồi
dưỡng kỹ năng nghề cho nguồn nhân lực kỹ thuật, nâng cao vị thế xã hội của nguồn nhân
lực kỹ thuật, góp phần phát triển kinh tế đất nước.
 KOICA hỗ trợ thư viện tỉnh Tây Ninh cải thiện quản lý
Ngày 26/3/2011, Đại diện Văn phòng Cơ quan Hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA)

tại Việt Nam sẽ bàn giao kết quả dự án “Cải thiện hệ thống thư viện” cho Thư viện tỉnh
Tây Ninh.
Dự án này trị giá hơn 12.000 USD, được tình nguyện viên KOICA là Kim Hyo Sun
đề xuất và thực hiện từ tháng 12/2010 – 3/2011. Tình nguyện viên Kim Hyo Sun đã hoạt
16
động tình nguyện tại thư viện tỉnh Tây Ninh từ tháng 7/2009. Thư viện tỉnh Tây Ninh
được thành lập cách đây 10 năm và hầu hết trang thiết bị đã xuống cấp khiến công tác
quản lý và phục vụ bạn đọc ở đây còn nhiều bất cập. Nhờ triển khai dự án này, hệ thống
cơ sở dữ liệu của thư viện đã được sắp xếp và quản lý một cách có hệ thống hơn bằng
máy tính và các phần mềm chuyên dụng.
 Dự án xây dựng trường Cán Bộ Tòa án của TADNTC Việt Nam.
Tháng 9/2011, KOICA đã thực hiện giai đoạn 1 dự án xây dựng Trường Cán Bộ Tòa
án của TADNTC Việt Nam tại xã Kim Sơn - huyện Gia Lâm – Hà Nội. Và hai bên tiếp
tục trao đổi thực hiện giai đoạn hai của dự án này.
Qua dự án này, KOICA đóng vai trò là cầu nối, là tác nhân thúc đẩy và phát triển mối
quan hệ hợp tác giữa TANDTC Việt Nam với Tòa án tối cao Hàn Quốc.
Những năm qua, KOICA đã dành sự quan tâm đặc biệt đối với việc phát triển
ngành Tòa án Việt Nam thông qua việc hỗ trợ kỹ thuật cho TANDTC thực hiện giai đoạn
1 của dự án xây dựng Trường Cán bộ Tòa án. Trong khuôn khổ thực hiện dự án này ở
giai đoạn 1, KOICA đã dành khoản tiền 3 triệu đô la Mỹ giúp TANDTC Việt Nam xây
dựng Trung tâm đào tạo Thẩm phán và cung cấp trang thiết bị cho Trường Cán bộ Tòa
án.
TANDTC Việt Nam mong muốn sẽ tiếp tục nhận được sự hỗ trợ quý báu của Hàn Quốc
sau khi giai đoạn 1 của dự án xây dựng Trường Cán bộ Tòa án kết thúc vào khoảng tháng
6-2012 để tiếp tục thực hiện giai đoạn 2 của dự án.
Trong giai đoạn 2 dự án xây dựng Trường Cán bộ Tòa án, TANDTC Việt Nam sẽ
phải hoàn thành các hạng mục còn lại với tổng vốn đầu tư khoảng 15 triệu đô la Mỹ cho
các hạng mục như: Khu nhà làm việc, khu giảng đường chuyên dụng, thư viện, hội
trường, nhà truyền thống, khu ký túc xá của học viên, khu kỹ thuật, phụ trợ… với diện
tích sàn toàn công trình (giai đoạn 2) là 22.193 m2. TANDTC Việt Nam bày tỏ mong

17
muốn Chính phủ Hàn Quốc giúp đỡ khoảng 10 triệu đô la Mỹ, còn TANDTC Việt Nam
sẽ thu xếp 5 triệu đô la Mỹ từ nguồn vốn trong nước để hoàn thành các hạng mục công
trình trên. Lộ trình thực hiện đề án đặt mục tiêu hoàn tất toàn bộ việc xây dựng cơ sở vật
chất cho Trường Cán bộ Tòa án vào năm 2015.
Sau khi dự án xây dựng Trường Cán bộ Tòa án được hoàn thành, KOICA hứa sẽ tiếp
tục phối hợp với Tòa án tối cao Hàn Quốc hỗ trợ TANDTC Việt Nam trong các lĩnh vực
như: trao đổi kinh nghiệm về tổ chức đào tạo, quản lý hoạt động đào tạo của Hàn Quốc;
đào tạo đội ngũ giảng viên của Trường; trao đổi kinh nghiệm về tổ chức hệ thống tư pháp
Hàn Quốc; đào tạo tin học và ứng dụng tin học trong quản lý hành chính tư pháp; tổ chức
các khóa đào tạo về tố tụng dân sự, phá sản, giải quyết tranh chấp thương mại; hỗ trợ
TANDTC Việt Nam xây dựng văn bản quy phạm pháp luật…
 Công trình cấp nước sinh hoạt tại Buôn Hồ, Đăk Lăk
Tháng 11/2011 Cơ quan Hợp tác Quốc tế Hàn Quốc (KOICA) tài trợ bằng nguồn vốn
viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Hàn Quốc đã chính thức được khởi công xây dựng
dự án xây dựng công trình cấp nước sinh hoạt cho nhân dân thị xã Buôn Hồ.
Nhằm giúp 80.000 dân trên địa bàn thị xã Buôn Hồ có thể sử dụng nước sạch trong
thời gian dài, Chính phủ Hàn Quốc đã đầu tư 4,5 triệu USD (tương đương hơn 90 tỷ
đồng) vốn viện trợ không hoàn lại cho dự án này. Buôn Hồ là địa phương thường xuyên
bị hạn hán do tác động của biến đổi khí hậu nhưng với chưa đầy 30% tỉ lệ cấp nước sạch ,
đại đa số nhân dân trong dùng vẫn phải dùng nước giếng hoặc nước từ các sông, hồ.
Chính vì vậy hệ thống cấp nước sinh hoạt là vô cùng cần thiết với người dân địa phương.
2.2. Loại hình dự án khảo sát phát triển
18
Dự án khảo sát phát triển là những dự án được thực hiện nhằm giúp các nước tiếp
nhận lập báo cáo khả thi, kế hoạch tổng thể, thiết kế thực hiện v.v. để giúp các nước tiếp
nhận xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế xã hội. Các lĩnh vực hiện KOICA tập
trung hỗ trợ chủ yếu là công nghệ thông tin, đường sắt, phát triển đô thị, đường bộ v.v.
 Hiện đại hóa đường sát tuyến Hà Nội - Vinh
Ngày 12/5/2006, tại Hà Nội, Cơ quan Hợp tác Quốc tế Hàn Quốc (KOICA) và Cục

đường sắt đã ký kết biên bản thoả thuận thực hiện dự án “ Lập báo cáo khả thi xây dựng
mới đường sắt đôi khổ 1,435m điện khí hoá, khu đoạn Hà Nội-Vinh” do Chính phủ Hàn
Quốc, thông qua KOICA hỗ trợ.
Được biết, KOICA sẽ hỗ trợ 1,2 triệu USD và thực hiện dự án khu đoạn Hà Nội- Vinh
trong 3 năm (2006-2008). Bản báo cáo khả thi về hiện đại hoá đường sắt tuyến Hà nội-
Vinh sẽ giúp đưa ra phương án thực hiện hiệu quả hơn việc vận chuyển đường sắt trong
khu đoạn trên hiện đang trong tình trạng bão hoà, đồng thời còn cung cấp bản kế hoạch
chi tiết phục vụ cho việc hoàn thiện xây dựng “ Qui hoạch tổng thể phát triển giao thông
vận tải đường sắt đến năm 2020” .
Ngày 13/5/2008, Cơ quan Hợp tác Quốc tế Hàn Quốc (KOICA) đã công bố hoàn
thành báo cáo nghiên cứu khả thi dự án đường sắt cao tốc Hà Nội-Vinh.
Đây là tiểu dự án quan trọng nằm trong “siêu” dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam với
tổng vốn đầu tư toàn tuyến khoảng 33 tỷ USD. Tuyến đường sắt sau khi hoàn thành sẽ rút
ngắn thời gian chạy tàu từ Hà Nội - Vinh xuống còn 2h với tốc độ tiêu chuẩn đạt
167km/h.
Theo nghiên cứu của phía KOICA, chiều dài tuyến đường sắt cao tốc mới, so với
đường sắt hiện tại trên đoạn Hà Nội - Vinh, sẽ giảm được 36 km, từ 370 km xuống còn
334km.
19
Dựa vào kết quả khảo sát về hướng tuyến, điều kiện nền đường, hệ thống thông tin,
điện và đầu máy toa xe, phía Hàn Quốc đã đề xuất 3 phương án. Trong đó, phương án tối
ưu nhất được đưa ra là hướng tuyến và điều kiện nền đường cho tàu chạy với vận tốc
350km/h, còn hệ thống và đầu máy toa xe cho tàu chạy với vận tốc 200km/h thì tổng kinh
phí dự án bao gồm cả phần xây dựng khoảng 12 tỷ 900 triệu USD.
Dự kiến, đoạn đường sắt này sẽ khánh thành bước đầu và đi vào hoạt động từ năm
2015, đủ sức phục vụ 24 ngàn hành khách mỗi năm.Tuyến đường sắt theo dự kiến sẽ
chạy qua 7 ga chính (Ngọc Hồi, Phủ Lý, Nam Định, Thanh Hóa, Vinh, Hà Tĩnh).
 Tài trợ dự án xe buýt nhanh (BRT)
KOICA còn tham gia tài trợ cho dự án xe buýt nhanh (Bus Rapid Transit - BRT) của
Sở Giao thông vận tải TP.HCM với kinh phí 2 triệu USD. Với dự án này, TP. HCM sẽ

thành lập được một hệ thống trung chuyển liên hoàn giữa mạng lưới xe buýt với hệ thống
tàu điện ngầm sắp được xây dựng trong tương lai. Trên cơ sở nghiên cứu này, TP. HCM
sẽ tiến hành xây dựng và vận hành một tuyến thí điểm, từ đó mở rộng dần để sao cho từ
nay đến năm 2020, TP.HCM sẽ có khoảng 20 - 25 tuyến BRT, đáp ứng khoảng 8%-10%
nhu cầu đi lại của người dân.
3. Chương trình cử cán bộ Việt Nam tham quan học tập tại Hàn Quốc
Hàng năm, KOICA tổ chức khoá đào tạo ngắn hạn tại Hàn Quốc cho các đối tượng là
các nhà lãnh đạo, nhà hoạch định chính sách, cán bộ, kỹ sư, kỹ thuật viên của các Bộ,
Ban, Ngành, Cơ quan thuộc Chính phủ Việt Nam. Mục đích của chương trình đào tạo này
là nhằm chia sẻ kinh nghiệm phát triển, tri thức khoa học kỹ thuật tiên tiến của Hàn Quốc
để áp dụng vào thực tiễn khách quan và điều kiện phù hợp của môi trường phát triển Việt
Nam, góp phần xoá đói, giảm nghèo và tăng cường phát triển bền vững. Các khoá học
được tổ chức ở nhiều lĩnh vực khác nhau như: giáo dục, y tế, hành chính công, nông
nghiệp, ngư nghiệp, thương mại tài chính, và cơ sở hạ tầng công nghiệp. Kể từ khi thành
20
lập (1991) đến nay KOICA đã cử gần 2000 cán bộ Việt Nam sang Hàn Quốc tham gia
các chương trình đào tạo của KOICA.
Năm 2009, KOICA đã tổ chức 26 khóa học cho các cán bộ Việt Nam với tổng số 135
cán bộ được đào tạo, đã và đang hoàn thành 8 dự án nghiên cứu phát triển cùng 36 dự án
hỗ trợ tại Việt Nam.
4. Chương trình cử tình nguyện viên
Hàng năm KOICA Hàn Quốc cử hàng trăm Tình nguyện viên đến nhiều nước làm
việc, trong đó có Việt Nam. Đây là một trong những hoạt động thường xuyên của
KOICA, với mục đích chuyển giao công nghệ và chia sẻ kinh nghiệm, đồng thời góp
phần tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa hai dân tộc thông qua hoạt động của tình
nguyện viên tại địa phương. Chương trình này được thực hiện tại Việt Nam từ năm 1994,
bắt đầu với 2 tình nguyện viên dạy Taekwondo và 4 tình nguyện viên giảng dạy tiếng
Hàn Quốc. Từ đó tới nay, các lĩnh vực hỗ trợ của tình nguyện viên ngày càng đa dạng và
phát triển không ngừng. Đến nay, KOICA đã cử hơn 245 tình nguyện viên sang Việt
Nam, làm việc tại trên 30 tỉnh thành trong cả nước. Hiện nay số tình nguyện viên KOICA

đang làm việc tại Việt Nam là 86 người.
- Lĩnh vực hoạt động của tình nguyện viên bao gồm: giảng dạy tiếng Hàn Quốc tại
khoa tiếng Hàn Quốc của các trường Đại học đào tạo chuyên ngành ngoại ngữ như Đại
học Ngoại ngữ, Đại học Khoa học xã hội & Nhân văn thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội và
TP Hồ Chí Minh; Đại học Quốc tế Hồng Bàng,
Huấn luyện Taekwondo tại Sở Thể dục Thể thao các tỉnh, y tế, giáo dục, tin học (tình
nguyện viên là giáo viên tin học, kỹ sư máy tính, lập trình viên, quản trị mạng, thiết kế
website, …), nông nghiệp (tình nguyện viên thuộc lĩnh vực chăn nuôi, lâm nghiệp, trồng
rau sạch, thuỷ lợi, kỹ thuật làm vườn, marketing sản phẩm nông nghiệp, bác sĩ thú y, các
lĩnh vực khác như cơ khí, ô tô, điện, điện tử, quy hoạch và phát triển nông thôn, đô thị…
21
Tình nguyện viên của
KOICA khám và chữa bệnh cho các em nhỏ vùng nông thôn Việt Nam. Ảnh: tư liệu.
Trong đó số tình nguyện viên giảng dạy tiếng Hàn Quốc chiếm nhiều nhất (khoảng
29.73%), tiếp đến là TNV lĩnh vực y tế (22.97%) và tin học (17.57%).
- Thời hạn làm việc của TNV: Khoảng 2 năm
Hiện nay TNV KOICA đang công tác tại hơn 30 tỉnh trong cả nước: Sơn La, Hải
Dương, Hải Phòng, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Hoà Bình, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, ,
Quảng Trị, Quảng Nam, Huế, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Lâm Đồng, Bình Định, Khánh Hoà,
Đà Lạt, Tp HCM, Cần Thơ, Sóc Trăng, Kiên Giang, Đồng Tháp.
- KOICA chịu trách nhiệm toàn bộ về các tình nguyện viên: trợ cấp tiền sinh hoạt
phí, tiền nhà ở, bảo hiểm y tế, đồng thời hỗ trợ tình nguyện viên trong quá trình làm việc
tại địa phương.
Để hoà nhập với cuộc sống tại địa phương, sau khi được cử sang Việt Nam, tình nguyện
viên phải trải qua một quá trình tập huấn từ 1,5 đến 2 tháng. 50% số giờ tập huấn dành
cho việc học tiếng Việt, thời gian còn lại TNV được học về văn hoá, lịch sử, phong tục
tập quán, tham quan, cũng như làm quen và thích nghi với môi trường sống ở Việt Nam.
22
* Mục đích của chương trình tập huấn
KOICA xác định đây là khoảng thời gian quan trọng quyết định tới thành công

trong hoạt động của Tình nguyện viên tại Việt Nam. Do vậy mục tiêu của chương trình
này là:
- Giúp tình nguyện viên làm quen và thích ứng với cuộc sống ở Việt Nam
Giúp tình nguyện viên hiểu về văn hoá, phong tục, tập quán của người Việt Nam
để sau khi nhận công tác ở cơ quan tiếp nhận có thể thích ứng và bắt nhịp ngay với công
việc.
Giúp tình nguyện viên ý thức rõ ràng về nhiệm vụ và trách nhiệm của mình trong
thời gian công tác tại Việt Nam.
- Trong tương lai, KOICA có kế hoạch duy trì chương trình này hằng năm, tăng
kinh phí hỗ trợ cho cơ quan tiếp nhận TNV. Đối với mỗi tình nguyện viên, ngoài việc hỗ
trợ cơ quan tiếp nhận về mặt nhân lực và chuyển giao kỹ thuật, KOICA có dành một
nguồn kinh phí nhỏ để hỗ trợ mua sắm một số trang thiết bị phục vụ cho công việc của
tình nguyện viên tại cơ quan tiếp nhận. Đây là mô hình Dự án nhỏ, gắn liền với hoạt động
của tình nguyện viên. Số trang thiết bị này thuộc quyền sở hữu của tình nguyện viên và
cơ quan tiếp nhận. Ngoài ra, KOICA cũng dự kiến mở rộng địa bàn hoạt động của tình
nguyện viên sang một số tỉnh thành mới, đặc biệt là những tỉnh còn gặp nhiều khó khăn.
Ở Việt Nam, các tình nguyện viên của KOICA có mặt hầu như khắp mọi nơi. Họ
không ngại khó, ngại khổ, đến từng địa phương để giúp người dân. Họ giúp dân xây dựng
những ngôi nhà tình nghĩa, cải tạo nguồn nước cho các cánh đồng Và thậm chí trong
đợt lũ lụt tồi tệ ở miền Trung vào năm 2010, các tình nguyện viên của KOICA cũng đã có
mặt ở những vùng bị tàn phá để giúp dân khắc phục hậu quả, xử lí nguồn nước, giúp trẻ
học chữ Hình ảnh những tình nguyện viên KOICA với trang phục màu xanh đã trở
23
thành thân thuộc với nhiều bạn trẻ Việt Nam trong các chiến dịch tình nguyện mùa hè
xanh, các chương trình giao lưu văn hoá Việt Nam - Hàn Quốc.
Tháng 2/2011, KOICA đã cử 12 tình nguyện sang hỗ trợ Việt Nam trong lĩnh vực
giảng dạy tiếng Hàn Quốc tại các trường đại học trên cả nước như: Đại học Hà Nội, Đại
học Đà Nẵng, Đại học Huế, Đại học Quốc tế Hồng Bàng, Đại học Văn Hiến, Đại học Lạc
Hồng
Bên cạnh mảng tình nguyện viên, KOICA cũng cử nhiều chuyên gia sang giúp Việt

Nam quy hoạch đô thị. Ví dụ như việc thực hiên dự án lập quy hoạch tổng thể chi tiết
phát triển khu đô thị mới Hải Phòng bằng nguồn vốn hỗ trợ không hoàn lại 3,7 triệu
USD. Để giúp Việt Nam đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho nhiệm vụ đưa Việt Nam trở
thành nước công nghiệp hoá, hiện đại hoá vào năm 2020, thông qua tổ chức KOICA,
chính phủ Hàn Quốc đã hỗ trợ Việt Nam xây dựng 4 trường Cao đẳng kỹ thuật và Công
nghệ thông tin tại Hà Nội, Vinh, Quy Nhơn, Đà Nẵng. Bên cạnh đó, KOICA còn giúp
Việt Nam trong lĩnh vực đào tào nguồn nhân lực ngành tòa án thông qua các chương
trình giao lưu, tham quan, trao đổi nghiệp vụ
24
Tình nguyện viên KOICA tham gia xây dựng đường dẫn nước phục vụ nông nghiệp.
Ảnh: tư liệu.
Tháng 3/2011, KOICA đã khởi công xây dựng trường đào tạo cán bộ toà án tại xã Kim
Sơn - huyện Gia Lâm - Hà Nội với mức hỗ trợ trị giá 3 triệu USD.
Hiện nay, dưới sự quản lý của Văn phòng KOICA Việt Nam, gần 100 tình nguyện viên
đang hoạt động tích cực và hiệu quả trong nhiều lĩnh vực tại Việt Nam như công nghệ
thông tin, giáo dục, y tế, văn hoá, phát triển nông thôn góp phần cùng với các đối tác
Việt Nam hướng tới mục tiêu “Cùng nhau xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn”, và quan
trọng hơn là xây nên một chiếc cầu hữu nghị giữa hai dân tộc Việt - Hàn./.
Chúc các bạn thành công.
Tài liệu tham khảo:





25

×