Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

Luận văn đề tài nghiên cứu bố cục kinh tế Hàn Quốc ngày nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (283.98 KB, 30 trang )

LUẬN VĂN
ĐỀ TÀI
NGHIÊN CỨU BỐ CỤC KINH TẾ
HÀN QUỐC NGÀY NAY
I. TÌNH HÌNH CHUNG
Sau khi thoát ra khỏi cơn sóng gió kinh tế xảy ra vào cuối năm 1997.Kinh tế Hàn
Quốc đã lấy lại đà tăng trưởng và tiếp tục phát triển. Mục tiêu quốc gia là vượt qua được
những vấn đề nảy sinh trước đây bằng cách tạo ra một cơ cấu kinh tế phù hợp với nền
kinh tế tiên tiến.
Chiến lược phát triển kinh tế hướng ngoại lấy xuất khẩu làm động lực tăng trưởng đã góp
phần quan trọng vào sự chuyển đổi kinh tế toàn diện của Hàn Quốc. Dựa trên chiến lược
này, nhiều chương trình phát triển đã được thực hiện thành công. Kết quả là từ năm 1962
đến 2005, tổng thu nhập quốc dân (GNI) của Hàn Quốc tăng từ 2,3 tỷ đô la Mỹ lên 786,8
tỷ đô la Mỹ, với thu nhập bình quân tính theo đầu người tăng vọt từ 87 đô la Mỹ/năm lên
16.291 đô la Mỹ/năm
Những con số đầy ấn tượng như vậy cho thấy những chương trình kinh tế này rõ ràng
thành công rực rỡ.
Năm 1998, do tỷ giá hối đoái biến động, tổng thu nhập quốc dân và thu nhập quốc dân
bình quân đầu người giảm mạnh xuống còn 340,4 tỷ đô la Mỹ và 7.335 đô la Mỹ nhưng
con số này năm 2002 đã tăng trở lại và đạt mức trước khủng hoảng kinh tế.
Theo bản thống kê do Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế OECD công bố thì quy mô
GDP của Hàn Quốc năm 2007 là 979,9 tỷ USD và trở thành nền kinh tế lớn thứ 13 trên
thế giới. Đây là quy mô lớn thứ 3 trong khu vực Đông Á, sau Trung Quốc và Nhật Bản.
1
GDP năm 1970 là 8,1 tỷ USD; năm 1990 là 264 tỷ USD; GDP tiếp tục tăng đều đặn và
đạt mức 979 tỷ USD như hiện nay.
Với quy mô kinh tế như trên cùng thị trường trong nước 48 triệu dân; số lượng xe hơi là
15.390.000 chiếc; số người sử dụng điện thoại di động là 43 triệu người…Hàn Quốc là
một thị trường hấp dẫn với mức mua sắm lớn, có số lượng người tiêu thụ ổn định.
1. Tốc độ tăng trưởng kinh tế: 4,0% (2011)
Nền kinh tế HQ đã cho thấy sự phục hồi nhanh chóng sau cuộc khủng hoảng kinh tế toàn


cầu năm 2008, tuy nhiên kể từ nửa sau năm 2011 thì hậu di chứng của cuộc khủng hoảng
kinh tế bắt đầu làm suy giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế của đất nước này
- Sau khi tỉ lệ tăng trưởng kinh tế của HQ năm 2009 bị sụt giảm nghiêm trọng
xuống còn 0,3% do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế, thì đến năm 2010
HQ đã cho thấy sự phục hồi đáng kinh ngạc của mình khi tăng tỉ lệ tăng trưởng
kinh tế lên đến 6.2%
+ để có được thành quả như vậy là nhờ các chính sách hỗ trợ kinh tế có hiệu quả
từ phía chính phủ (chương II)
- Tuy nhiên, đến năm 2011 thì hậu di chứng của cuộc khủng hoảng kinh tế đã tác
động 1 ảnh hưởng xấu không thể lường trước được lên nền kinh tế HQ, khiến cho
tỉ lệ tăng trưởng kinh tế của năm sụt giảm xuống còn 4%.
 Nguyên nhân do
+ Nửa đầu năm 2011 có tình hình bất ổn ở Trung Đông, động đất ở Nhật Bản và
nạn lạm phát ở các nước công nghiệp mới
+ Nửa sau năm 2011, chính sách hỗ trợ để khắc phục khủng hoảng kinh tế bắt
nguồn từ các nước phát triển một lần nữa tác động xấu đến nền kinh tế HQ
- Năm 2012, trong tình hình nền kinh tế thế giới được dự báo là sẽ đi xuống thì tỉ lệ
tăng trưởng kinh tế HQ cũng có khả năng giảm xuống còn 3,6%
 Nguyên nhân do:
+ Biện pháp thắt chặt tài chính trong chính sách đối ngoại của các nước phát triển
và mới phát triển
+ Các doanh nghiệp tư nhân trong nước không đủ khả năng phục hồi kinh tế hoàn
toàn, cộng với sự giảm dần các chính sách hỗ trợ kinh tế từ phía chính phủ.
2
2. Tổng sán phẩm nội địa (GDP)
• GDP: 1.056,26 tỷ USD (xếp hạng thứ 15 trên thế giới)
• GDP/đầu người: 22.961,25USD/năm (xếp hạng thứ 34 trên thế giới)
• GDP chia theo ngành hàng: Nông nghiệp (3 %)
Công nghiệp (39,4 %)
Dịch vụ (57,6 %)


3
Các ngành công nghiệp mũi nhọn:
• Ngành công nghiệp điện tử số
• Ngành công nghiệp thông tin viễn thông
• Ngành chất bán dẫn
• Ngành công nghiệp ôtô
• Ngành công nghiệp thép
• Ngành công nghiệp đóng tàu
• Ngành công nghiệp dệt
• Ngành công nghiệp phụ tùng nguyên liệu
Bảng xếp hạng GDP quốc gia
Đơn vị: tỉ USD
Nguồn: IMF World Economic Outlook, April 2011
Vị thứ Quốc gia 2010 2011
1 United States 14,624.18 15,157.29
2 China 5,745.13 6,422.28
3 Japan 5,390.90 5,683.29
4 Germany 3,305.90 3,358.24
5 France 2,555.44 2,590.79
6 United Kingdom 2,258.57 2,395.48
7 Italy 2,036.69 2,054.90
8 Brazil 2,023.53 2,192.96
4
9 Canada 1,563.66 1,632.89
10 Russia 1,476.91 1,678.11
11 India 1,430.02 1,598.39
12 Spain 1,374.78 1,366.09
13 Australia 1,219.72 1,297.83
14 Mexico 1,004.04 1,041.09

15 Korea 986.256 1,056.26
16 Netherlands 770.312 776.091
17 Turkey 729.051 789.601
18 Indonesia 695.059 776.976
Bảng xếp hạng GDP/ người của 1 số quốc gia
Đơn vị: USD
Nguồn: IMF World Economic Outlook, April 2011
Vị
thứ
Quốc gia 2010 2011
1 Luxembourg 108,831.70 120,059.68
2 Norway 84,443.63 96,810.94
3 Qatar 76,167.85 109,881.45
4 Switzerland 67,246.00 75,835.97
5 United Arab Emirates 59,716.85 69,872.44
6 Denmark 56,147.14 60,961.98
7 Australia 55,589.55 64,351.18
8 Sweden 48,874.61 58,228.06
9 United States 47,283.63 48,665.81
10 Netherlands 47,172.14 49,949.57
11 Canada 46,214.91 50,264.96
12 Ireland 45,688.76 47,750.85
13 Austria 44,986.58 48,350.26
14 Finland 44,488.64 48,188.11
15 Singapore 43,116.69 48,285.61
16 Japan 42,820.39 45,659.37
17 Belgium 42,630.11 45,367.03
18 France 41,018.60 43,490.75
19 Germany 40,631.24 43,204.68
20 Iceland 39,025.70 42,372.63

21 Kuwait 36,412.00 46,969.84
22 United Kingdom 36,119.85 39,459.09
5
……
………
……
34 Korea 20,590.96 22,961.25
35 Bahrain 20,474.82 23,465.50
36 Malta 19,746.38 21,239.53
37 Oman 18,656.96 21,421.31
3. Tỉ lệ tăng giá tiêu dùng: 4,4% (2011)
- Vào năm 2011, giá tiêu dùng tăng vọt lên 4,4% gây cho người dân không ít tâm lý
bất an
+ Giá các mặt hàng nông – thủy sản tăng cao, do sự tăng giá của các loại ngũ cốc
và dầu thô trên thế giới và Chinaflation (lạm phát xuất phát từ TQ), kéo theo sự
tăng giá nhập nông sản. cùng với dịch lở mồm long móng mà lượng gia súc bị sụt
giảm đáng kể, gây nên sự bất ổn về giá ngày một gia tăng.
+ Nửa cuối năm 2011, có sự tăng giá rõ rệt ở các lĩnh vực dịch vụ
• Dịch vụ cá nhân: tăng 3,1 % (nửa đầu năm 2011) -> 3,3% (tháng 7) ->
3,4% (tháng 8)
• Giá thuê nhà: tăng 3,3% (nửa đầu năm 2011) -> 4,2% (tháng 7) -> 4,4%
(tháng 8)
4. Tỉ lệ thất nghiệp: 3,6% (2011)
Tỉ lệ thất nghiệp vào nửa cuối năm 2011 đã giảm 0,4% so với nửa đầu năm (3,8%)
Hiện nay, kể cả ở các nền kinh tế phát triển như Mỹ, tỉ lệ thất nghiệp cũng ở mức cao,
trên dưới 10%. Ở Tây Ban Nha, con số này thậm chí còn trên 20%, kéo theo tình trạng
bạo loạn và các khó khăn tài chính nghiêm trọng trên toàn đất nước. May mắn là thị
trường việc làm của Hàn Quốc ổn định hơn nhiều nhờ các chính sách phù hợp và hệ
thống hỗ trợ việc làm của chính phủ. Xét theo các khu vực kinh tế, ngành dịch vụ có
lượng việc làm tăng mạnh nhất. Từ sau khủng hoảng tài chính toàn cầu, hầu hết việc làm

được tạo ra đều thuộc lĩnh vực sản xuất, nhưng gần đây, con số này trong ngành dịch vụ
đã tăng trở lại trong khi đó, việc làm ở ngành sản xuất lại giảm đi 1 chút. Đặc biệt, thống
kê cũng cho thấy các nhà bán buôn, bán lẻ và những doanh nghiệp trong ngành vận tải là
những người thuê nhiều nhân công nhất.
6
Hàn Quốc là nước có tỉ lệ thất nghiệp thấp thứ 2 trong số 34 nước thành viên của Tổ chức
hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) nhờ số lượng việc làm ở ngành dịch vụ tăng liên
tiếp trong 4 tháng, tính từ tháng 5 đến tháng 9. Nhờ đó, các chỉ số việc làm phản ánh đà
phát triển nhanh hay chậm của nền kinh tế đã được cải thiện mạnh mẽ, đặc biệt trong lĩnh
vực bán buôn và bán lẻ. Tuy nhiên, vẫn còn có những lo ngại nếu phân tích lượng người
có việc làm theo nhóm tuổi.
Nếu tính theo nhóm tuổi thì việc làm dành cho những người trên 50 tuổi tăng nhiều nhất.
Họ chính là những người thuộc thế hệ bùng nổ dân số, tức là những người sinh ra trong
khoảng những năm 50 và đầu những năm 60 của thế kỉ trước. Rõ ràng sau khi về hưu, họ
vẫn có thể tìm được việc làm trong các ngành dịch vụ. Đây thực sự là một tin đáng khích
lệ. Tuy nhiên, số thanh niên có việc làm lại tăng ở mức thấp. Kể cả trong ngành dịch vụ,
việc làm dành cho thanh niên cũng chủ yếu nằm trong ngành kinh doanh bán buôn, bán lẻ
hoặc ngành vận tải, nghĩa là những việc không tạo ra nhiều giá trị kinh tế lớn. Vì thế, có
thể thấy số người có việc làm ở Hàn Quốc sẽ tăng nhưng chất lượng việc làm thì vẫn còn
là một bài toán để ngỏ, chưa tìm được lời giải đáp.
5. Tình hình xuất nhập khẩu: năm 2011 – 2012
a. Xuất khẩu:
*Tháng 3/2012 so với cùng tháng năm trước giảm 1,4% đạt mức 473,6 triệu đôla.Nhập
khẩu giảm 1,2% đạt mức 450,3 triệu đô la và lợi nhuận mậu dịch được 23 triệu đô la.
*Tháng 2 lợi nhuận tiếp tục đạt 2 con số, tổng lợi nhuận quý 1 là 16,2 triệu đô la.
-Tác động cơ bản là ở việc kéo dài sự trì trệ xuất khẩu sang EU, tàu thuyền và những thiết
bị viễn thông vô tuyến giảm giảm 1 lượng lớn và so với cùng tháng năm ngoái thì xuất
khẩu giảm nhẹ,
-Lượng xuất khẩu bình quân hằng ngày so với năm trước tăng 0,7% và đạt mức 20,2 triệu
đô la mỹ.

*Tháng 3/2011 xuất khẩu(480,5 triệu đô la đạt 28,8%) tăng mạnh chủ yếu ở các ngành là
xuất khẩu tàu thuyền (54,5 triệu, 69%) và xuất khẩu sang Nhật( 32,6 triệu, 53,3%)
*Ngoài việc xuất khẩu mạnh mặt hàng ô tô thì các mặt hàng khác như chất bán dẫn, mặt
hàng liên quan đến IT, mặt hàng tàu thuyền và thiết bị viễn thông vô tuyến là những mặt
hàng chủ yếu bị trì trệ xuất khẩu.
7
*Lượng tăng trưởng của các mặt hàng xuất khẩu: ô tô (35,1%), mặt hàng dầu lửa (7,6%),
phụ kiện ô tô (7,6%), sắt thép (3,3%) và chất bán dẫn(2,2%)
*Lượng giảm của các mặt hàng xuất khẩu: LCD giảm 7,5%, tàu thuyền 27,6%, thiết bị
vô tuyến viễn thông giảm 32%.
*Gần đây lượng xuất khẩu sang châu Âu giảm mạnh và chủ yếu là xuất khẩu mạnh sang
Trung Quốc
*Lượng tăng trưởng xuất khẩu ở các khu vực:(Trung Đông) 28,1 (Mỹ) 27,9 (CIS) 17,0
(ASEAN) 11,5 (Nhật Bản), 4.4 (Trung Quốc) 0.7 (EU) giảm 20,3
b. Nhập khẩu:
*Mặc dù lượng nhập khẩu nguồn năng lượng cơ bản tăng mạnh nhưng các mặt hàng như
gang thép và phi kim loại, nguồn nguyên liệu cần thiết giảm nhẹ so với năm trước.
*Lượng nhập khẩu dầu và khí đốt, gang thép và phi kim loại giảm nên lượng nhập khẩu
nguyên vật liệu cũng giảm.
*Những mặt hàng nguyên liệu cần thiết giàm trong khi đó lượng nhập khẩu những mặt
hàng tiêu dùng lại tăng nhẹ.
*Lượng tăng trưởng nhập khẩu của nguyên vật liệu (%): (Tháng ba năm 2011) đạt 38,3%
→ (tháng 3 năm 2012)giảm 0,1%
*Lượng tăng trưởng nhập khẩu của mặt hàng nguyên vật liệu cần thiết (%): (Tháng ba
năm 2011) 9,0 %→ (Tháng ba năm 2012)giảm 4,2%.
*Lượng tăng trưởng nhập khẩu hàng tiêu dùng(%): (Tháng ba/2011) 32,3 → (3/2012)
tăng 1,9%.
BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN LƯỢNG XUẤT NHẬP KHẨU TỪ NĂM 2011-2012
8
BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN SỰ BIẾN ĐỔI TỈ TRỌNG TỔNG NHẬP KHẨU CỦA 10 MẶT

HÀNG LỚN
9
BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN LƯỢNG XUẤT KHẨU CÁC MẶT HÀNG IT CHỦ YẾU.
10
BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN XU HƯỚNG XUẤT NHẬP KHẨU CÁC MẶT HÀNG NÔNG
LÂM THỦY SẢN.
11
BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN TỶ TRỌNG TỔNG XUẤT NHẬP KHẨU CỦA HÀN QUỐC
SANG APEC.
12
BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN SỰ BIẾN ĐỔI TỈ TRỌNG TỔNG XUẤT KHẨU 10 MẶT
HÀNG LỚN
13
I. NHỮNG THÁCH THỨC ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ HÀN QUỐC
1. Xuất khẩu
Cán cân thương mại của Hàn Quốc đã thặng dư tháng thứ 15 liên tiếp, cho thấy những tín
hiệu tốt trong phát triển kinh tế của Hàn Quốc. Tuy nhiên, cùng với đó, mức độ phụ thuộc
thương mại hay chính xác hơn là tỷ lệ xuất khẩu trong nền kinh tế quốc dân của Hàn
Quốc cũng tương đối lớn, lên tới 87,9% vào năm 2010, mức cao thứ 2 kể từ khi xảy ra
khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008. Một quốc gia đã được xếp vào 10 nền kinh tế
phát triển nhất nhưng lại phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu như vậy, đó cũng chính là vấn đề
căn bản của kinh tế Hàn Quốc.
14
Có 3 nguyên nhân tạo nên sự thành công về xuất khẩu của Hàn Quốc: nền kinh tế thị
trường, ổn định chính trị và nguồn nhân lực. Hệ thống giáo dục tốt chính là điều căn bản
để đảm bảo nguồn nhân lực chất lượng tốt. Tự bản thân sự phát triển kinh tế đã là một
quá trình học hỏi không ngừng. Ai không quý trọng giá trị của giáo dục, của sự học hỏi sẽ
khó mà được thụ hưởng thành quả của sự phát triển kinh tế. Người Hàn Quốc luôn hết
mình trong sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ. Thậm chí các doanh nhân Hàn Quốc còn tổ
chức các buổi họp vào sáng sớm, đây là điều hiếm thấy trên thế giới. Ổn định chính trị

cùng định hướng phát triển kinh tế thị trường của quốc gia cũng đóng vai trò quan trọng
trong sự thành công của Hàn Quốc. Có thể nói, trên những phương diện này, Hàn Quốc
có điều kiện tốt hơn hẳn so với nhiều nước khác.
Tại thời điểm đó, vai trò của chính phủ là nhân tố quyết định để động viên nguồn nhân
lực, tài lực cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng như đường sá, đập ngăn và các nhà máy.
Nhưng ngày nay, khu vực kinh tế tư nhân đang ngày càng lớn mạnh và đã có khả năng
cạnh tranh trên toàn cầu. Vì thế vai trò của chính phủ bây giờ là tạo một môi trường thuận
lợi cho khu vực kinh tế tư nhân thông qua các chính sách lãi suất ổn định hay kiểm soát
lưu thông tiền tệ và phân phối nguồn vốn hợp lý. Đối với các công ty tư nhân, việc xây
dựng được năng lực cạnh tranh toàn cầu và tạo bước đột phá về công nghệ là chìa khóa
giúp họ tồn tại được trong môi trường kinh tế ngày nay. Nói cách khác, việc tìm ra một
hướng đi mới hay một mô hình mới rất cần thiết trong một thế giới thay đổi từng ngày
như hiện nay. Các công ty Hàn Quốc phải không ngừng tự đổi mới chính mình, đặc biệt
phải chiêu mộ được những người tài, đề ra những chiến lược cạnh tranh thích hợp, sáng
tạo, có như vậy mới đứng vững trước các đối thủ của mình.
Theo lời giáo sư Song Byung-nak, mô hình phát triển kinh tế trong thế kỉ 21 cần tập trung
vào các doanh nghiệp nhiều hơn. Hiện nay, các công ty Hàn Quốc đã đủ khả năng và sức
ảnh hưởng để tạo lập được hình ảnh của họ trên thương trường quốc tế nên tất cả những
gì chính phủ cần làm là tạo một môi trường khích lệ các hoạt động của doanh nghiệp, đổi
lại các doanh nghiệp cũng phải nắm bắt cơ hội này để phát huy hết tiềm năng của mình.
Trong quá trình này, sẽ có 1 vấn đề mà Hàn Quốc cần phải giải quyết, đó là làm sao để
giảm mức độ phụ thuộc cao vào xuất khẩu. Là một nước nhỏ và nghèo tài nguyên, Hàn
Quốc cần tận dụng nguồn nhân lực chất lượng cao, lành nghề để cạnh tranh trên thị
trường quốc tế. Nhưng quá phụ thuộc vào xuất khẩu đồng nghĩa với nhiều rủi ro hơn khi
15
nền kinh tế toàn cầu rơi vào khủng hoảng. Vậy Hàn Quốc cần đối phó với thách thức này
thế nào?
Hàn Quốc đã phát triển nhờ các sản phẩm xuất khẩu nhưng cái gì cũng có giới hạn của
nó, giờ đây rất khó làm ra sản phẩm mới để cạnh tranh được trên thị trường. Vì thế, Hàn
Quốc cần chuyển hướng sang nhập khẩu nhân lực, ngoại tệ và công nghệ. Ví dụ, các

nước Đông Âu có rất nhiều các nhà khoa học và các kĩ sư tài năng, hãy mời họ tới Hàn
Quốc. Điều này sẽ tạo nên sự cân bằng cho cán cân xuất nhập khẩu và từ đó trở thành
động lực mới cho nền kinh tế.
Kinh tế Hàn Quốc trong 5 thập kỷ qua có thể được tổng kết qua 1 từ: xuất khẩu. Nhưng
đã đến lúc cần tìm kiếm sự phát triển cân bằng. Hàn Quốc đã từng xây dựng được một
nền móng kinh tế bền vững dựa trên xuất khẩu, thì từ giờ trở đi, quốc gia này cần tập
trung hơn vào việc tăng lượng nhập khẩu, có như vậy mới đạt được sự phát triển kinh tế
bền vững về lâu dài.
2. Nguy cơ Bắc Triều Tiên
Trong khi những dư chấn do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính Nam Âu vẫn chưa
hết, thì căng thẳng gia tăng trong quan hệ liên Triều sau vụ chìm tàu Cheonan của Hàn
Quốc lại đẩy thị trường tài chính Hàn Quốc vào tình trạng bất an hơn. Sau khi công bố
kết quả điều tra là tàu ngầm Bắc Triều Tiên phóng ngư lôi tấn công tuần dương hạm Hàn
Quốc, Seoul đang muốn gia tăng áp lực lên Bình Nhưỡng, kể cả việc áp dụng những biện
pháp cấm vận nghiêm khắc hơn. Trong khi đó, Bình Nhưỡng bác bỏ cáo buộc và tuyên
bố sẽ phản ứng mạnh mẽ thậm chí không loại trừ 1 cuộc chiến tranh. Tình hình căng
thẳng này sẽ tác động như thế nào đến nền kinh tế Hàn Quốc và chính phủ sẽ có những
giải pháp gì?
Cuộc khủng hoảng tài chính của châu Âu bùng nổ đầu năm 2010 vẫn chưa thấy dấu hiệu
ngừng lại, điều này đã kìm hãm sự phục hồi của nền kinh tế toàn cầu. Tình hình càng trở
nên tồi tệ hơn khi những nguy cơ về địa chính trị trên bán đảo Hàn Quốc tiếp tục leo
thang vì có tin đồn nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong-il đã ra lệnh đặt quân đội vào
tình thế sẵn sàng chiến đấu. Các nhà đầu tư nước ngoài đang lo ngại về tình hình căng
16
thẳng gia tăng trong khu vực và các thị trường chứng khoán lớn trên thế giới đã rớt điểm
mạnh. Chỉ số Dow Jones của Mỹ thậm chí có lúc đã giảm xuống dưới 10 nghìn điểm.
Tình hình chung trên thị trường thế giới cũng khiến chỉ số chứng khoán KOSPI của Hàn
Quốc giảm mạnh và tỉ giá hối đoái giữa đồng won/USD tăng vọt.
Cuộc khủng hoảng tài chính ở châu Âu đã khiến các nhà đầu tư tránh những vụ đầu tư
mạo hiểm. Mặt khác, tuyên bố của Seoul sẽ đáp trả mạnh Bình Nhưỡng hôm 24/5/2010

liên quan đến vụ việc chìm tàu Cheonan đã đẩy tỷ giá hối đoái won/USD tăng lên gần 20
won chỉ sau một đêm, ngay khi phiên giao dịch mở cửa, phá vỡ mức 1.210 won đổi 1
USD trước đó. Tình trạng càng tồi tệ hơn khi có thông báo vào ngày 25/5/2010, Chủ tịch
Bắc Triều Tiên Kim Jong-il đã ra lệnh cho quân đội sẵn sàng chiến đấu. Sự việc này đã
gây chấn động đến các thị trường chứng khoán lớn trên thế giới, trong đó có Mỹ. Chỉ số
Dow Jones hạ xuống còn 9.775 điểm. Lý do gì mà diễn tiến trên bán đảo Hàn Quốc lại
tác động nhanh đến thị trường thế giới như vậy?
Như người ta vẫn nói “Họa vô đơn chí”, khủng hoảng tài chính ở Nam Âu tác động mạnh
làm lung lay thị trường tài chính toàn cầu vốn đã suy yếu từ sau vụ phá sản của ngân
hàng đầu tư Mỹ Lehman Brothers 2 năm về trước. Người ta còn đang lo ngại về một cuộc
khủng hoảng tài chính nữa sẽ xảy ra, cùng lúc đó thì căng thẳng lại gia tăng trên bán đảo
Hàn Quốc. Thực tế, thì nguyên nhân chính khiến thị trường tài chính suy yếu như vậy
vẫn là cuộc khủng hoảng chưa giải quyết được ở Nam Âu. Tuy nhiên, nhìn 1 cách toàn
diện thì mối quan hệ liên Triều cũng góp phần đẩy tình trạng ấy trở nên trầm trọng hơn
bởi hiện nay căng thẳng giữa hai miền đang tăng cao hơn lúc nào hết. Cho nên việc các
nhà đầu tư nước ngoài lo lắng như vậy cũng là điều dễ hiểu.
Bộ trưởng Kế hoạch và tài chính Hàn Quốc Yoon Jeung-hyun cho rằng những bất ổn trên
thị trường tài chính do nguy cơ Bắc Triều Tiên chỉ là tạm thời và rằng nền kinh tế Hàn
Quốc đã đủ mạnh để vượt qua cú sốc này. Cụ thể là nền kinh tế vẫn đang trong xu thế
phục hồi cùng với tính lành mạnh tài chính và thặng dư cán cân vãng lai. Mặt khác,
nguồn dự trữ ngoại tệ hiện nay của Hàn Quốc tương đối lớn, nhờ đó có thể chịu được
những tác động trên thị trường cũng như các rủi ro đến từ bên ngoài. Tuy nhiên, các nhà
đầu tư có vẻ rất lo lắng về căng thẳng kéo dài giữa hai miền Nam Bắc và các biện pháp
17
đối phó cứng rắn của Hàn Quốc đối với Bắc Triều Tiên. Vì thế, chính phủ Hàn Quốc
đang lên kế hoạch giám sát chặt chẽ thị trường tài chính trong nước, tình hình xuất khẩu,
nhập khẩu nguyên liệu thô cũng như lạm phát giá cả tiêu dùng cho đến khi căng thẳng dịu
bớt đi. Ngoài ra, do nguy cơ địa chính trị luôn được xem là nguy cơ lớn nhất đối với Hàn
Quốc, nên chính phủ cũng sẽ giải thích trực tiếp tình hình cụ thể với các công ty đánh giá
tín nhiệm quốc tế và cố gắng trấn an các nhà đầu tư nước ngoài.

Theo kinh nghiệm thì thị trường tài chính Hàn Quốc thường bị xáo trộn mạnh mỗi khi
Bắc Triều Tiên có những hành động khiêu khích như phóng tên lửa hoặc thử nghiệm vũ
khí hạt nhân, nhưng nó cũng chỉ kéo dài khoảng 1 tuần rồi sau đó lại hồi phục trở lại. Tuy
nhiên, nếu xảy ra tình huống xấu nhất khi quan hệ liên Triều vượt qua ngưỡng an toàn thì
nền kinh tế Hàn Quốc sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Nói cách khác, nếu tất cả các mối
liên hệ kinh tế 2 miền Nam Bắc bị cắt đứt và khu công nghiệp Gaesung bị đóng cửa thì
Bắc Triều Tiên sẽ hoàn toàn bị cô lập về kinh tế. Điều này có thể buộc Kim Jong-il phải
thi hành biện pháp trả đũa quân sự. Và hậu quả tất yếu là người dân sẽ cảm thấy rất lo
lắng, sức tiêu dùng giảm kéo theo sự chững lại của nền kinh tế. Nhưng các chuyên gia
cũng cho rằng kịch bản tồi tệ nhất này sẽ khó có khả năng xảy ra. Bất cứ hành động quân
sự nào từ Bắc Triều Tiên đều có thể hủy hoại chính quyền Kim Jong-il về mặt lâu dài. Vì
thế mọi chuyện sẽ không nghiêm trọng đến mức đó.
Các chuyên gia đều thống nhất rằng mối đe dọa từ Bắc Triều Tiên sẽ chỉ ảnh hưởng trong
1 giới hạn nhất định. Chính phủ Hàn Quốc đang có các biện pháp đối phó với khó khăn
tài chính có thể xảy đến. Như người ta vẫn nói “thừa còn hơn thiếu”, những biện pháp
chuẩn bị tích cực sẽ không bao giờ là thừa cả.
3. FTA Hàn – Mĩ
Hiệp định thương mại tự do Hàn-Mỹ được Quốc hội Hàn Quốc thông qua hôm
22/11/2011 đã một lần nữa đặt kinh tế Hàn Quốc trước nhiều thử thách. Cùng với FTA
Hàn-EU, Hiệp định thương mại tự do giữa Hàn Quốc và Mỹ sẽ giúp mở rộng địa bàn
hoạt động kinh tế của Hàn Quốc, cho phép quốc gia này được miễn thuế xuất khẩu sang
khu vực chiếm 60% lãnh thổ kinh tế của thế giới. Tuy nhiên, bên cạnh lợi ích cũng có
18
những thách thức trước mắt. Đó là khi hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ với mức giá phù hợp
đổ vào thị trường Hàn Quốc thì có khả năng các ngành nông nghiệp và dịch vụ trong
nước sẽ chịu nhiều thiệt hại.
Mặc dù lĩnh vực xuất khẩu vốn là ưu thế của Hàn Quốc nhưng quốc gia này cũng đồng
thời nhập khẩu từ Mỹ khá nhiều. Khi Hiệp định FTA Hàn-Mỹ có hiệu lực, thuế của hơn
80% sản phẩm nhập khẩu từ Mỹ sẽ được xóa bỏ. Theo đó, ngành nông, ngư nhiệp và
chăn nuôi gia súc được cho là sẽ chịu tác động nhiều nhất, đặc biệt là thịt bò Hàn Quốc

(han-woo). Cụ thể là khi mức thuế hiện tại đánh lên thịt bò Mỹ là 40% được xóa bỏ dần
dần trong vòng 15 năm tới, thịt bò trong nước sẽ mất đi tính cạnh tranh về giá. Các
chuyên gia nhận định sau 15 năm nữa, tổn thất lũy kế của ngành nông nghiệp sẽ tăng lên
12 nghìn tỉ won (tương đương 10 tỉ USD), trong đó tổn thất của ngành chăn nuôi chiếm
tới 2/3. Ngoài những ngành kể trên, thực phẩm, nước giải khát và dược phẩm cũng là
những ngành được dự báo sẽ chịu thiệt hại, còn ngành dịch vụ trong nước sẽ phải đối mặt
với nhiều thách thức.
Khi FTA Hàn-Mỹ có hiệu lực, thuế thịt bò Mỹ sẽ được xóa bỏ trong vòng 15 năm, còn
thuế thịt lợn sẽ được miễn sau 4 năm nữa. Dù giá gạo không bị ảnh hưởng, nhưng việc
miễn thuế với các sản phẩm khác như hoa quả, sẽ khiến sản lượng nông nghiệp giảm
khoảng 95,5 tỉ won (tương đương 79,5 triệu USD) mỗi năm. Các công ty dược phẩm
trong nước thường sản xuất thuốc đã hết hạn bảo hộ bản quyền (generic) cũng sẽ chịu tác
động từ Hiệp định FTA vì điều khoản liên quan tới Hiệp định tăng cường bảo hộ quyền
sở hữu trí tuệ. Cũng vì Hiệp định thương mại tự do sẽ ảnh hưởng tới các khu vực sản xuất
trong nước ở mức độ khác nhau, nên việc làm cấp bách lúc này là chính phủ cần chuẩn bị
các biện pháp để giảm thiểu thiệt hại được dự đoán, cũng như tăng cường tối đa lợi ích từ
hiệp định.
Chính phủ đã dành riêng 22 nghìn tỉ won (tương đương 18 tỉ USD) ngân sách để hỗ trợ
các ngành chịu thiệt hại từ FTA Hàn-Mỹ, nghĩa là gấp gần 2 lần con số thiệt hại 10 tỉ
USD được dự báo sẽ xảy ra với ngành nông nghiệp trong 15 năm nữa. Khoảng 6% số tiền
trên sẽ được dùng để đền bù các thiệt hại cho các cá nhân, còn 90% sẽ được sử dụng để
thực hiện các dự án từ trung đến dài hạn nhằm phục hồi các ngành kinh tế trong nước.
19
Với mục tiêu giảm thiểu thiệt hại cho các công ty dược phẩm trong nước, chính phủ cũng
dự định cho phép bán các loại thuốc đã hết hạn bản quyền và trì hoãn việc thực hiện
chính sách ưu đãi thuế trong 3 năm. Thêm vào đó, các công ty dược phẩm trong nước vẫn
đang tập trung đăng kí bản quyền cho các loại thuốc đã hết hạn bản quyền cũng như đăng
kí tham gia chương trình Bảo hiểm sức khỏe quốc gia từ năm 2007 sau khi Hiệp định
thương mại tự do Hàn-Mỹ được kí kết. Một khi được vào danh sách Bảo hiểm sức khỏe
quốc gia, chính phủ sẽ chi trả các chi phí y tế đắt đỏ vì thế người tiêu dùng sẽ không nhận

thấy có sự thay đổi lớn nào.
Bộ trưởng Kế hoạch và Tài chính Hàn Quốc Bahk Jae-wan đã khẳng định chính phủ sẽ
chuẩn bị rất cẩn thận các biện pháp đối phó với thiệt hại từ FTA Hàn-Mỹ để tăng khả
năng cạnh tranh cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở các lĩnh vực liên quan. Bên cạnh đó,
chính phủ Hàn Quốc cũng sẽ yêu cầu đàm phán lại một số điều khoản còn gây tranh cãi,
ví dụ như điều khoản “giải quyết tranh chấp đầu tư” gọi tắt là "ISD" trong vòng 3 tháng
sau khi Hiệp định FTA Hàn-Mỹ có hiệu lực.
4. Sự biến đổi khí hậu toàn cầu
Biến đổi khí hậu gây thiên tai đe dọa cuộc sống con người. Nhìn lại hậu quả của nó đối
với Hàn Quốc ta thấy, từ năm 2001 đến 2006 đều được xếp vào 10 năm bị thiên tai tàn
phá nặng nề nhất. Đáng kể nhất là cơn bão Rusa năm 2002 đã gây thiệt hại trực tiếp
khoảng 5,1 nghìn tỷ won (tương đương 4,5 tỷ USD). Biến đổi khí hậu cũng phá hủy các
hệ sinh thái của quốc gia và tác động tới hoạt động của các doanh nghiệp như làm đình
trệ sản xuất, vận chuyển hàng hóa, cản trở việc thiết lập kế hoạch sản xuất và xuất khẩu
của doanh nghiệp.
Như vậy, các hiện tượng thời tiết xấu ảnh hưởng ngày càng lớn đến cả nền kinh tế như
tác động lên chỉ số kinh tế và tiêu dùng. Thực tế, bão tuyết tháng 1 ở Hàn Quốc đã cản
trở vụ thu hoạch rau diếp đỏ và đẩy giá loại rau này tăng 64% chỉ sau 1 đêm. Những vụ
hạn hán nghiêm trọng vào mùa mưa ở Ấn Độ và Trung Quốc trong năm ngoái cũng đã
đẩy giá ngũ cốc trên thế giới tăng vọt và kéo theo đó là hiện tượng lạm phát làm cản trở
20
tăng trưởng kinh tế. Nhưng tác động lớn nhất của khí hậu chính là đã làm thay đổi cả hệ
thống kinh tế.
Các quốc gia Châu Âu đi đầu trong việc hành động để đối phó với biến đổi khí hậu. Các
nước này đã đề ra những điều luật và biện pháp nhằm khuyến khích hạn chế khí thải nhà
kính. Nhưng ngược lại, Mỹ và Trung Quốc đang cố gắng chối bỏ nghĩa vụ hạn chế phát
thải khí gây hiệu ứng nhà kính của mình. Các nước phát triển sắp tới sẽ thắt chặt hơn các
quy định về môi trường để giảm lượng khí thải nhà kính và ngăn chặn hiện tượng trái đất
nóng lên. Những biện pháp mạnh này có thể xem như 1 hàng rào thương mại phi thuế
quan để bảo vệ các ngành công nghiệp của các nước phát triển với thế mạnh về chính

sách môi trường. Tuy nhiên, những biện pháp này có thể sẽ dẫn đến những tranh cãi về
thương mại trong thời gian tới đây.
Suy thoái kinh tế toàn cầu đã khiến lãnh đạo các nước phản đối sự trở lại của chủ nghĩa
bảo hộ thương mại. Tuy nhiên, 1 hàng rào thuế quan mới vẫn đang được thiết lập trên
toàn cầu. Đó chính là những quy định về môi trường. Liên minh châu Âu, vốn năm ngoái
đã ban hành Luật khí thải các-bon đối với ô tô, chủ trương sẽ cắt giảm lượng CO2 của ô
tô từ 140g/km xuống còn 125g/km từ năm 2015. Mỹ vừa mới ban hành một đạo luật chỉ
cho phép các cửa hàng điện tử bán những sản phẩm TV tiết kiệm năng lượng tới 49% cho
đến năm 2013. Trung Quốc cũng vừa tuyên bố 1 danh sách cấm xuất nhập khẩu các sản
phẩm phá hủy tầng ozone. Nếu Hàn Quốc và các nước đang phát triển khác không sản
xuất được hàng đáp ứng các tiêu chuẩn nghiêm ngặt này thì chẳng thể xuất khẩu được.
Các chính sách thân thiện với môi trường giờ đây đã trở thành những “hàng rào thương
mại xanh”.
II. KINH TẾ HÀN QUỐC VỚI CUỘC KHỦNG HOẢNG KINH TẾ THẾ GIỚI
2008 – 2009 VÀ NHỮNG TRIỂN VỌNG KINH TẾ
1. Khắc phục khủng hoảng kinh tế 2008 - 2009
Khôi phục nền kinh tế là một trong những vấn đề cấp bách của toàn thế giới trong
năm 2009. Cuộc khủng hoảng kinh tế bắt đầu từ các nước phát triển cuối năm 2008 đã tác
động mạnh tới các nền kinh tế mới nổi, trong đó có Hàn Quốc. Trước tình hình đó, Tổng
thống Hàn Quốc Lee Myung Bak tuyên bố đã hành động khẩn cấp nhằm đẩy nhanh tiến
21
trình cải tổ, khôi phục kinh tế, cải thiện phúc lợi, nhằm bảo đảm cuộc sống cho đối tượng
nghèo và thất nghiệp, góp phần giảm nhẹ tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn
cầu.
Bốn mục tiêu lớn mà Chính phủ nước này đưa ra trong năm 2009 gồm: thực thi
các biện pháp khẩn cấp nhằm đối phó khủng hoảng kinh tế; triển khai các chương
trình hỗ trợ nhằm bảo đảm và cải thiện dân sinh; thúc đẩy cải cách nhằm đưa Hàn
Quốc tham gia nhóm các nước phát triển; đẩy nhanh quá trình chuẩn bị cho sự
phát triển "tăng trưởng xanh" trong tương lai.
Để vực dậy nền kinh tế và khuyến khích người nghèo làm việc, Chính phủ Hàn

Quốc sẽ giảm thuế, nới lỏng quy chế, phát triển dịch vụ và thu hút đầu tư, giảm lãi suất
áp dụng cho người dân, cũng như các công ty vừa và nhỏ.
Chính phủ chọn 17 ngành công nghiệp làm động lực tăng trưởng kinh tế trong
tương lai, thuộc ba lĩnh vực chính: công nghệ xanh, công nghiệp công nghệ cao và dịch
vụ có giá trị gia tăng cao. Công nghệ xanh bao gồm các nguồn năng lượng mới và tái
sinh, năng lượng có hàm lượng các-bon thấp, quản lý nước công nghệ cao, ứng dụng
công nghệ LED, hệ thống giao thông tiết kiệm năng lượng và thành phố xanh công nghệ
cao.
Công nghiệp công nghệ cao sẽ tập trung vào các lĩnh vực như kết hợp viễn thông
và phát thanh, truyền hình, công nghệ thông tin, ứng dụng robot, vật liệu mới và công
nghệ nano, dược phẩm sinh học, y học công nghệ cao và công nghiệp thực phẩm có giá
trị gia tăng cao.
Trong lĩnh vực dịch vụ giá trị gia tăng cao, Chính phủ Hàn Quốc sẽ thúc đẩy dịch
vụ chăm sóc sức khoẻ, giáo dục và tài chính toàn cầu, nội dung và phần mềm, hội thảo và
du lịch. Dịch vụ hội thảo sẽ tập trung vào các hội nghị doanh nghiệp, hội nghị quốc tế và
triển lãm.
Chính phủ dự kiến sẽ tạo nền tảng tăng trưởng kinh tế qua việc mở rộng thị
trường và phát triển các công nghệ cơ bản và ứng dụng trong giai đoạn đầu và tạo ra giá
trị gia tăng khoảng 600 tỷ USD trong mười năm tới (kể từ năm 2009) và tạo ra khoảng
3,5 triệu việc làm và tăng kim ngạch xuất khẩu trong các ngành này lên 700 triệu USD
vào năm 2018. Sự kết hợp giữa các kế hoạch ngắn hạn và dài hạn sẽ giúp kinh tế Hàn
Quốc vượt qua khó khăn hiện nay và tiếp tục phát triển mạnh.
22
Năm 2009, Hàn Quốc đặt mục tiêu phát triển kinh tế với tốc độ tăng trưởng GDP
là 3%. Với mục tiêu vượt qua khó khăn trước mắt và chuẩn bị cho tương lai, Chính phủ
sẽ tái cơ cấu doanh nghiệp thông qua các biện pháp cắt giảm thuế, tăng chi ngân sách và
bảo đảm tính thanh khoản; loại bỏ những công ty làm ăn thua lỗ và hỗ trợ những doanh
nghiệp có tiềm năng cũng như những công ty vừa và nhỏ. Đặc biệt, Chính phủ sẽ trợ giúp
để những người có thu nhập thấp bảo đảm cuộc sống trong tình hình kinh tế khó khăn
hiện nay. Những đối tượng này cũng sẽ được hưởng ưu đãi về giáo dục như được cấp học

bổng hoặc hỗ trợ về tài chính.
Chính phủ cũng sẽ hỗ trợ chi phí sinh hoạt cho những người mất việc làm hay
phải đóng cửa cơ sở sản xuất kinh doanh do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính. Với
hy vọng góp phần giải quyết cuộc khủng hoảng kinh tế trước mắt và thúc đẩy kinh tế Hàn
Quốc trong tương lai, Chính phủ Hàn Quốc bắt tay thực hiện "Chính sách kinh tế xã hội
mới", với chi phí lên đến 38 tỷ USD, trong đó đã giải ngân ba tỷ USD, nhằm phát triển cơ
sở hạ tầng để tạo việc làm, tạo điều kiện cho ngành xây dựng cũng như kinh tế địa
phương phát triển.
Theo kế hoạch, năm 2009, Chính phủ sẽ cải tạo lại bốn con sông lớn trên toàn
quốc, xây dựng mạng lưới giao thông vận tải đa chiều; xây dựng cơ sở hạ tầng thông tin
xanh, phát triển các nguồn nước thay thế, xây dựng các đập chắn nước vừa và nhỏ, phát
triển các loại ô-tô thân thiện môi trường và nguồn năng lượng sạch; thực hiện các dự án
tái chế năng lượng
Ngoài ra, Chính phủ sẽ đẩy mạnh các chương trình sử dụng năng lượng sinh khối,
xây dựng mô hình "nhà ở, trường học và công sở xanh".
Ngoài ra, Chính phủ cũng đã có những giải pháp hợp lý như cắt giảm thuế và tăng
chi ngân sách để đối phó tình hình suy giảm kinh tế. Với nền tảng tài chính vững chắc,
Hàn Quốc sẽ không gặp nhiều khó khăn khi thực hiện các biện pháp can thiệp tài chính
mạnh mẽ.
Theo các chuyên gia kinh tế, nền kinh tế Hàn Quốc sẽ phục hồi nhanh hơn dự
kiến nếu giá dầu mỏ, tỷ giá hối đoái và giá tiêu dùng trong nước tiếp tục ổn định và thặng
dư cán cân vãng lai được duy trì. Giá dầu mỏ giảm sẽ góp phần kiềm chế lạm phát và cải
thiện khả năng thanh toán quốc tế của các công ty trong nước. Tỷ giá hối đoái ổn định sẽ
23
giúp giảm chi phí nhập khẩu, bình ổn giá tiêu dùng, tăng cường tính thanh khoản bằng
ngoại tệ và giải toả lo ngại về khủng hoảng tài chính.
Mặc dù khối lượng giao dịch thương mại sẽ giảm do suy thoái kinh tế toàn cầu
nhưng thặng dư cán cân vãng lai sẽ đóng vai trò quan trọng để đưa Hàn Quốc vượt qua
khủng hoảng.
 Những kết quả đạt được.

Với những biện pháp đối phó thiết thực và với nỗ lực phi thường, Hàn Quốc là
một trong số rất ít những quốc gia hạn chế được suy thoái trong bối cảnh cuộc khủng
hoảng tài chính toàn cầu và cũng là nền kinh tế đầu tiên trong nhóm OECD tăng trưởng
trở lại sau khủng hoảng. Năm 2009, khi cả thế giới công nghiệp phát triển đều bị suy
thoái, GDP của Hàn Quốc vẫn tăng 0,2% và tăng tới 6,1% (2010).
Giống như kì tích đã đạt được trước đó là khôi phục kinh tế vô cùng nhanh chóng
nhưng vững chắc khi rơi vào khủng hoảng kinh tế năm 1997, với lần vượt khó của năm
2009 này, quả thật người Hàn Quốc xứng đáng với sự phát triển thần kỳ về kinh tế của
Hàn quốc mà người ta thường nhắc đến. "Kỳ tích sông Hán" đã viết nhiều thập kỷ trước
và đến nay huyền thoại này vẫn tiếp tục. Sự hồi phục nhanh chóng của năm 2009 có thể
coi là một nốt thăng mới trong bài ca huyền thoại đó.
Số liệu của Cơ quan Thống kê quốc gia (NSO) cho biết chỉ số kinh tế tổng hợp
hàng đầu CLI của Hàn Quốc trong tháng 6/2009 đạt 120,8 điểm, tăng 2,8 điểm so với
tháng 5/2009. Đây là mức tăng theo tháng mạnh nhất trong hơn 40 năm qua kể từ khi
NSO bắt đầu thống kê chỉ số này vào tháng 1/1970. Chỉ số lòng tin của người tiêu dùng
(CCI) cũng tăng 2%, mạnh nhất kể từ mức tăng kỷ lục 2,1% hồi tháng 1/1978. đáng chú
ý là 18 chỉ số cấu thành CCI và CLI đều tăng trong tháng 6 (năm 2009), và đây là lần đầu
tiên cả 18 chỉ số đều tăng. Trong giai đoạn phục hồi kinh tế sau cuộc khủng hoảng 1997-
1998, nền kinh tế Hàn Quốc không có thời điểm nào đạt được mức tăng 2% về chỉ số
kinh tế tổng hợp. Điều này cho thấy nền kinh tế Hàn Quốc đã qua giai đoạn chạm đáy và
sẽ tiếp tục xu hướng đi lên trong những tháng tiếp theo
Theo những số liệu thống kê đầy lạc quan mà Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc
BOK công bố, tăng trưởng GDP trong quý 1 năm 2009 đạt 0,1% so với quý 4/2008 và
tăng đáng kể so với mức -5,1% của thời điểm trên. Ngoài ra, trong quý 3/2009, tổng sản
24
phẩm quốc nội (GDP) của nước này tăng 2,9% so với 2,6% của quý 2/ 2009. Đây được
coi là mức tăng cao nhất của kinh tế Hàn Quốc kể từ đầu năm 2002. Điều này có nghĩa
Hàn Quốc chỉ tăng trưởng âm trong một quý duy nhất và về mặt kỹ thuật, nền kinh tế
Hàn Quốc đã không rơi vào suy thoái
Cũng trong năm 2009, sản lượng công nghiệp trong quý 3 tăng mạnh so với quý

2, xuất khẩu tăng 5,1%; vốn đầu tư tăng 8,9% và tiêu dùng cá nhân tăng 1,4%. Lợi nhuận
của các doanh nghiệp lớn tăng gấp 2-3 lần so với cùng kỳ năm 2008 và các chỉ tiêu kinh
tế cơ bản đang trở lại mức trước khủng hoảng. Đồng thời, nợ nước ngoài của Hàn Quốc
cũng có thể quay trở về mức âm. Trong quý 3, tỷ lệ thất nghiệp ở Hàn Quốc cũng giảm từ
4% trong tháng 6, xuống còn 3,7% trong tháng 8. Đây là mức giảm nhanh nhất trong Tổ
chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD).
Từ đầu năm 2010, kinh tế Hàn Quốc đã bứt lên mạnh mẽ. Kim ngạch thương mại
6 tháng đầu năm 2010 đạt 425,3 tỉ USD, trong đó kim ngạch xuất khẩu tháng 7/2010 đạt
77 tỉ USD, tháng 9 đạt 75 tỉ USD và tháng 10 đạt 81 tỉ USD. Dự đoán kim ngạch cả năm
có thể bằng hoặc vượt mức kỉ lục 857,3 tỉ USD của năm 2007 (trước khi xảy ra khủng
hoảng). Nếu dự trữ ngoại tệ của Hàn Quốc sau khủng hoảng tiền tệ châu Á 1997 giảm tới
mức chỉ còn 3,8 tỉ USD, con số này đã tăng lên tới 270 tỉ USD trong năm 2009.
Tình hình xuất khẩu chậm lại cho thấy tỷ giá hối đoái đang tăng lên. Kể từ cuối
quý I/2009 đồng won đã tăng 21% so với đồng đôla. Tuy nhiên, dù việc đồng won tăng
giá góp phần quan trọng để kiềm chế lạm phát, quan chức kinh tế Hàn Quốc có thể lo
lắng rằng việc đồng won tăng giá cao hơn sẽ tác động xấu đến các công ty xuất khẩu.
Doanh thu bán hàng ra nước ngoài của Hàn Quốc tháng 3/2011 tăng 30% lên mức cao kỷ
lục 48,6 tỷ USD .
Phân tích của trang web toàn cầu cho thấy kinh tế Hàn Quốc đã phục hồi nhanh
hơn dự đoán, vấn đề lưu thông ngoại tệ đã được giải quyết trên thực tế đồng thời xóa tan
tâm lý lo ngại của các nhà đầu tư nước ngoài trong thời gian qua do tỷ giá ngoại tệ tăng
không ổn định do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu vào năm 2008 nhưng từ
đầu năm đến 2011 đã có xu thế ổn định.
Bộ Tài chính cho biết thêm, tỷ lệ thất nghiệp năm 2011 có khả năng giảm xuống
3,5% từ 3,7% trong năm nay do nước này đã tạo thêm 280 nghìn việc làm
25

×