Hoá học Năm học 2012-2013
PHẦN A. ĐẶT VẤN ĐỀ
Hoá học là một bộ môn khoa học tự nhiên, vừa lý thuyết vừa thực hành,
đây là một đặc trưng riêng của bộ môn Hoá học. Trong các phương pháp giảng
dạy ở các trường phổ thông mà các thầy cô giáo đang truyền thụ cho học sinh
qua các bài dạy: truyền thụ kiến thức mới, củng cố bài giảng, ôn tập , thì ngoài
các phương pháp như đặt vấn đề, thuyết trình các thầy cô giáo còn sử dụng các
thiết bị thí nghiệm làm minh chứng thêm cho bài giảng
Qua nghiên cứu các loại bài dạy Hoá học và thực tiễn của quá trình dạy
học, thấy rằng việc sử dụng thí nghiệm trong mỗi bài dạy là rất cần thiết, có thể
vận dụng ở trên lớp hoặc trong các phòng thí nghiệm của các Nhà trường. Dạy
học kết hợp với sử dụng thí nghiệm một cách thành công theo đúng mục đích
càng phát huy tính tích cực, trực quan sinh động, chủ động học tập của học sinh,
gây ra không khí học tập sôi nổi và đạt hiệu quả cao trong dạy học.
Để kiểm tra dự đoán và rút ra kết luận về tính chất hoá học của chất đòi hỏi
phải sử dụng thí nghiệm hoá học. Nếu không sử dụng thí nghiệm hoá học trong
dạy hoá học thì không thể đáp ứng theo yêu cầu đặc trưng bộ môn. Đồng thời
không đúng theo tinh thần đổi mới phương pháp dạy học theo hướng dạy học
tích cực.
Thí nghiệm là cầu nối giữa lý thuyết và thực tiễn, là tiêu chuẩn đánh giá
tính chân thực của kiến thức, hỗ trợ đắc lực cho tư duy sáng tạo và nó là phương
tiện duy nhất giúp hình thành ở học sinh kỹ năng, kỹ xảo thực hành và tư duy kỹ
thuật.
Thí nghiệm có thể thực hiện được trong tất cả các khâu của quá trình dạy
học. Chẳng hạn thí nghiệm biểu diễn của giáo viên sử dụng trong nghiên cứu tài
liệu mới, hoặc trong khâu hoàn thiện kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo (ôn tập, tổng
kết). Thông qua thí nghiệm, học sinh nắm kiến thức một cách hứng thú, vững
chắc, sâu sắc.
Xuất phát từ những vấn đề trên, tôi chọn đề tài: “Phương pháp sử dụng
thí nghiệm theo hướng dạy học tích cực”.
Bùi Ngọc Anh - THPT Ba Đình - 1 -
Hoá học Năm học 2012-2013
PHẦN B . NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ
Phương pháp dạy học tích cực là một thuật ngữ rút gọn, được dùng ở nhiều
nước để chỉ những phương pháp giáo dục, dạy học theo hướng phát huy tính tích
cực, chủ động, sáng tạo của người học. PPDH tích cực hướng tới việc hoạt động
hóa, tích cực hóa hoạt động nhận thức của người học, nghĩa là tập trung vào phát
huy tính tích cực của người học chứ không phải là tập trung vào phát huy tính
tích cực của người dạy, tuy nhiên để dạy học theo phương pháp tích cực thì giáo
viên phải nỗ lực nhiều so với dạy theo phương pháp thụ động.
Trong dạy học hoá học, phương pháp thí nghiệm là phương pháp dạy học
mang tính đặc thù của khoa học hoá học - khoa học thực nghiệm. Thí nghiệm
hoá học được sử dụng theo đúng mục đích sẽ là nguồn cho học sinh khai thác,
tìm tòi phát hiện kiến thức, giúp các em phát huy tính tích cực, chủ động sáng
tạo, phát huy năng lực nhận thức và tư duy khoa học hoá học.
1. Bản chất của phương pháp thí nghiệm
Thí nghiệm hoá học được sử dụng theo những mục đích khác nhau để giúp
học sinh thu thập và xử lí thông tin nhằm hình thành khái niệm, tính chất của các
chất vô cơ, hữu cơ cụ thể.
Thí nghiệm hoá học có thể do giáo viên biểu diễn hoặc thí nghiệm do học
sinh thực hiện, giúp học sinh tìm hiểu tính chất hoá học, hình thành khái niệm
hoặc thực hành vận dụng những tính chất hoá học đã học. Tuy nhiên, trong thực
tế có nhiều cách sử dụng thí nghiệm hoá học khác nhau nhằm phát huy tính tích
cực của học sinh. Có các trường hợp sử dụng thí nghiệm như sau:
- Thí nghiệm nghiên cứu do nhóm học sinh thực hiện để phát hiện tính
chất hoá học mới.
- Thí nghiệm biểu diễn của giáo viên theo hướng nghiên cứu giúp học sinh
quan sát, nhận xét rút ra kết luận.
- Thí nghiệm kiểm chứng nhằm kiểm tra dự đoán, những suy đoán lí thuyết.
- Thí nghiệm đối chứng nhằm rút ra kết luận đầy đủ chính xác hơn về một
qui tắc, tính chất của chất.
- Thí nghiệm nêu vấn đề (giúp học sinh phát hiện vấn đề).
- Thí nghiệm giải quyết vấn đề…
2. Qui trình thực hiện
Khi sử dụng thí nghiệm hoạt động của giáo viên và học sinh cần chú ý:
Bùi Ngọc Anh - THPT Ba Đình - 2 -
Hoá học Năm học 2012-2013
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
- Giáo viên chọn thí nghiệm đảm
bảo:
+ Đạt mục tiêu của bài học.
+ Dễ thành công.
+ An toàn.
- GV hướng dẫn học sinh tiến hành
thí nghiệm.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh quan
sát thí nghiệm, nêu hiện tượng, giải
thích và rút ra kết luận.
- Biết được mục đích của thí nghiệm
và cách tiến hành thí nghiệm.
- Chuẩn bị dụng cụ, hóa chất.
- Tiến hành thí nghiệm theo đúng
hướng dẫn của giáo viên.
- Nêu hiện tượng, giải thích.
- Rút ra kết luận.
3. Sử dụng thí nghiệm trong bài lí thuyết
Sử dụng thí nghiệm được coi là tích cực khi thí nghiệm là nguồn kiến
thức để học sinh khai thác, tìm kiếm kiến thức mới dưới nhiều hình thức khác
nhau. Tuỳ theo cách sử dụng mà thực hiện ở những phương pháp thí nghiệm
khác nhau.
Những thí nghiệm thực hiện theo hướng chứng minh cho lời giảng của
giáo viên là ít tích cực hơn là những thí thí nghiệm được sử dụng theo hướng
nghiên cứu.
- Mức 1 (ít tích cực):
Giáo viên thực hiện thí nghiệm biểu diễn. Học sinh quan sát hiện tượng
nhưng chỉ để chứng minh có phản ứng xảy ra, hoặc một tính chất, một qui luật
mà giáo viên nêu ra.
- Mức 2 ( Tích cực ):
Học sinh nghiên cứu thí nghiệm do giáo viên hoặc một học sinh biểu diễn:
+ Học sinh nắm được mục đích của thí nghiệm
+ Quan sát mô tả thí nghiệm
+ Giải thích hiện tượng
+ Học sinh rút ra kết luận.
- Mức 3 ( Rất tích cực ):
Nhóm học sinh trực tiếp thực hiện, nghiên cứu thí nghiệm:
+ Học sinh nắm được mục đích của thí nghiệm
+ Học sinh làm thí nghiệm
+ Học sinh quan sát hiện tượng
+ Giải thích hiện tượng
+ Rút ra kết luận.
Bùi Ngọc Anh - THPT Ba Đình - 3 -
Hoá học Năm học 2012-2013
II- THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ
Hiện nay, trong quá trình dạy học bộ môn Hóa học ở trường THPT, giáo
viên chủ yếu sử dụng phương pháp nêu vấn đề dạy học theo quan điểm thuyết
trình hoặc sử dụng công nghệ thông tin trình chiếu mang lại hiệu quả nhất định.
Nếu có sử dụng thí nghiệm dạy học thì chủ yếu sử dụng thông qua các thí
nghiệm trình chiếu mà ít sử dụng thí nghiệm trực quan, các thí nghiệm trực quan
do giáo viên hoặc học sinh chủ yếu sử dụng trong các tiết có bài thực hành,
chính vì vậy cũng chưa mang tính thuyết phục cho học sinh vì Hóa học là bộ
mộn vừa có lý thuyết và thực hành kiểm chứng
III. GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Sử dụng thí nghiệm theo hướng tích cực là thí nghiệm cung cấp kiến thức,
phương tiện để học sinh khai thác, tìm tòi theo phương pháp kiểm chứng,
phương pháp nghiên cứu….
Các cách sử dụng thí nghiệm:
Cách 1: Dùng thí nghiệm để kiểm nghiệm các giả thuyết, dự đoán trong
phương pháp nghiên cứu.
Cách 2: Dùng thí nghiệm để kết luận.
Sau đây là một số trường hợp sử dụng thí nghiệm theo hướng dạy học tích
cực:
1. Sử dụng thí nghiệm theo phương pháp nghiên cứu
Thí nghiệm hoá học được tiến hành theo phương pháp nghiên cứu được đánh
giá là phương pháp dạy học tích cực vì nó giúp học sinh nắm vững kiến thức
vững chắc, sâu sắc và phong phú cả về lí thuyết lẫn thực tế. Khi sử dụng phương
pháp này học sinh trực tiếp tác động vào đối tượng nghiên cứu, đề xuất các giải
thuyết khoa học, dự đoán, những phương án giải quyết vấn đề và lập kế hoạch
giải quyết ứng với từng giả thuyết. Sử dụng thí nghiệm theo phương pháp
nghiên cứu, người giáo viên cần hướng dẫn học sinh các hoạt động như sau:
- Học sinh hiểu và nắm vững vẫn đề cần nghiên cứu.
- Cho học sinh nêu các giả thuyết, dự đoán trên cơ sở lí thuyết đã biết.
- Lập kế hoạch giải ứng với từng giả thuyết.
- Chuẩn bị hoá chất dụng cụ, thiết bị để làm thí nghiệm xác nhận giải
thuyết, quan sát trạng thái các chất trước khi làm thí nghiệm.
- Xác nhận giải thuyết đúng thông qua kết quả thí nghiệm.
- Giải thích hiện tượng, viết các phương trình hóa học và rút ra kết luận.
Bùi Ngọc Anh - THPT Ba Đình - 4 -
Hoá học Năm học 2012-2013
Sử dụng thí nghiệm biểu diễn theo phương pháp nghiên cứu sẽ làm tăng tính
tích cực nhận thức, hứng thú học tập và bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh.
Ví dụ 1: Thí nghiệm nghiên cứu phản ứng thế ở vòng bezen của phenol.
Giáo viên đặt vấn đề: Ngoài tính axit gây ra phản ứng bởi nhóm OH, phenol còn
có tính chất nào khác nữa ? Hãy nghiên cứu phản ứng của phenol với dung dịch
nước brom.
Quan sát cấu trúc phân tử phenol, dự đoán xem khi nhỏ dung dịch phenol
vào nước Br
2
có phản ứng xảy ra hay không ? Hiện tượng xảy ra như thế nào ?
Chất tạo thành là gì ?
- Học sinh dự đoán:
+ Phản ứng không xảy ra vì vòng benzen chỉ tác dụng với Br
2
hơi, khan có
t
0
,
Fe làm xúc tác.
+ Phản ứng xảy ra theo hướng:
Br
2
+ H
2
O
→
¬
HBr + HBrO
C
6
H
5
OH + HBr
→
C
6
H
5
Br + H
2
O
+ Phản ứng xảy ra theo hướng nguyên tử Br thế nguyên tử H trong nhân
thơm.
- Giáo viên làm thí nghiệm nhỏ dung dịch phenol vào dung dịch Br
2
.
- Hiện tượng: Dung dịch Br
2
mất màu, có kết tủa trắng xuất hiện.
- Giáo viên cung cấp thông tin: Bằng thực nghiệm xác định chất kết tủa có công
thức C
6
H
3
OBr
3
tên gọi là 2, 4, 6 – tribromphenol, hãy viết công thức cấu tạo của
sản phẩm, viết phương trình hóa học xảy ra và xác định dự đoán nào đúng.
- Giáo viên đặt vấn đề tiếp theo:
+ Hãy so sánh phản ứng thế brom của phenol và phản ứng của bezen với brom.
+ Vì sao phenol thực hiện phản ứng thế dễ hơn benzen? Tại sao nguyên tử
brom lại thế nguyên tử H ở vị trí ortho và para ? Ta hãy xem ảnh hưởng của
nhóm OH đến khả năng phản ứng thế vào nhân thơm và ngược lại.
Sự kết hợp biểu diễn thí nghiệm và sự điều khiển hoạt động nhận thức học
tập của học sinh theo phương pháp nghiên cứu sẽ tạo điều kiện cho học sinh
hoạt động tích cực hơn.
Ví dụ 2: Khi dạy về phần nhận biết ion nirat
- Giáo viên nêu vấn đề và hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm, quan sát hiện
tượng xảy ra khi:
+ TN 1: Cho Cu vào dung dịch NaNO
3
, đun nóng nhẹ.
+ TN 2: Cho Cu và dung dịch H
2
SO
4
loãng vào dung dịch NaNO
3
, đun nóng
nhẹ .
Bùi Ngọc Anh - THPT Ba Đình - 5 -
Hoá học Năm học 2012-2013
Học sinh tiến hành thí nghiệm và quan sát hiện tượng.
- Giáo viên yêu cầu học sinh nêu hiện tượng xảy ra và giải thích ?
Học sinh:
+ TN 1: Không có hiện tượng gì xảy ra.
+ TN 2: Xuất hiện dung dịch màu xanh, khí không màu bay lên sau đó hoá nâu
trong không khí.
Giải thích: 3Cu + 8H
+
+ 2
3
NO
−
→
3Cu
2+
+ 2NO + 4H
2
O
2NO + O
2
→
2NO
2
Không màu màu nâu đỏ
Ion
3
NO
−
trong môi trường trung tính không có tính oxi hoá nhưng trong môi
trường axit lại có tính oxi hoá.
- Học sinh tự rút ra kết luận về nhận biết ion
3
NO
−
:
+ Thuốc thử: Cu và dung dịch H
2
SO
4
+ Hiện tượng: Xuất hiện dung dịch màu xanh, khí không màu bay lên sau đó
hoá nâu trong không khí.
Qua thí nghiệm này càng củng cố thêm cho học sinh về tính chất hoá học của
ion
3
NO
−
.
2. Dùng thí nghiệm để kiểm nghiệm
- Qui trình thí nghiệm hóa học để kiểm chứng kiến thức:
+ Giáo viên nêu mục đích thí nghiệm và yêu cầu học sinh thực hiện, quan sát
trạng thái, màu sắc.
Dự đoán phản ứng có xảy ra không, lý do. Quan sát mô tả hiện tượng, giải
thích hiện tượng. Viết phương trình hóa học.
+ Giáo viên hoặc học sinh làm thí nghiệm kiểm chứng trong đó yêu cầu học
sinh nêu hiện tượng thí nghiệm.
+ Giáo viên chỉnh sửa kết luận, nhận xét, bổ sung kiến thức cho học sinh.
Ví dụ 1: Khi dạy về tính chất hoá học của
3
Fe
+
Giáo viên đặt vấn đề: Fe
3+
có phản ứng với Cu hay không ?
Lập kế hoạch giải với các giả thuyết:
- Nếu phản ứng không xảy ra thì sao ?
→
Không có hiện tượng gì.
- Nếu phản ứng xảy ra thì sao ?
→
Có 2 khả năng:
Trường hợp 1: + Có sắt bám trên mảnh Cu
+ Dung dịch có màu xanh.
Trường hợp 2:
+ Không có kim loại Fe bám trên Cu.
Bùi Ngọc Anh - THPT Ba Đình - 6 -
Hoá học Năm học 2012-2013
+ Dung dịch có màu xanh.
Cho học sinh tiến hành thí nghiệm để kiểm nghiệm:
Hiện tượng thu được:
+ Mảnh đồng vẫn sáng
+ Dung dịch có màu xanh.
Kết luận: Giả thuyết (2) đúng.
Giải thích: Dựa vào tính oxi hoá và tính khử của các cặp oxi hoá – khử trong
dãy điện hoá của kim loại.
Vậy: Cu + 2Fe
3+
→
2Fe
2+
+ Cu
2+
Ví dụ 2: Khi dạy về tính chất hoá học của lưu huỳnh đioxit. Để chứng minh SO
2
là một oxit axit, đồng thời vừa là chất oxi hoá, vừa là chất khử.
Giáo viên có thể chọn các thí nghiệm:
* Về tính chất của oxit axit:
- Cho học sinh làm thí nghiệm: Hoà tan SO
2
vào trong nước, sau đó nhúng quỳ
tím vào dung dịch thu được thấy quỳ tím chuyển thành màu đỏ. Yêu cầu học
sinh giải thích và viết phương trình hóa học xảy ra ?
SO
2
+ H
2
O
→
H
2
SO
3
* Về tính khử:
Cho học sinh làm thí : Sục khí SO
2
vào dung dịch Br
2
thấy dung dịch Br
2
bị
nhạt màu
Học sinh quan sát và giải thích:
SO
2
+ Br
2
+ 2H
2
O
→
2HBr + H
2
SO
4
Giáo viên yêu cầu học sinh xác định số oxi hoá của S trước và sau phản ứng, từ
đó xác định tính chất của SO
2
.
* Về tính oxi hoá:
Cho học sinh làm thí nghiệm: Sục SO
2
dung dịch H
2
S thấy có xuất hiện kết tủa
màu vàng
SO
2
+ 2H
2
S
→
3S
↓
+ 2H
2
O
Giáo viên yêu cầu học sinh xác định số oxi hoá của S trước và sau phản ứng, từ
đó xem SO
2
thể hiện tính chất gì.
Rút ra kết luận về tính chất hoá học của SO
2
3. Dùng thí nghiệm để đối chứng
Để hình thành khái niệm hoá học giúp học sinh rút học sinh rút ra kết luận
một cách đầy đủ, chính xác hơn về một qui tắc, tính chất của một chất ta cần sử
dụng thí nghiệm ở dạng đối chứng. Trong quá trình sử dụng thí nghiệm đối
chứng ở một mức độ tích cực, giáo viên cần tổ chức, điều khiển hoạt động của
học sinh để các em được hoạt động như người nghiên cứu.
Bùi Ngọc Anh - THPT Ba Đình - 7 -
Hoá học Năm học 2012-2013
Ví dụ 1: Trong phản ứng oxi hoá của HNO
3
để thấy rõ sự phụ thuộc vào nồng
độ của HNO
3
, ta sử dụng thí nghiệm đối chứng:
Cho kim loại Cu vào dung dịch HNO
3
loãng thì thấy tạo khí không màu bị hoá
nâu ngoài không khí, còn khi cho Cu tác dụng với dung dịch HNO
3
đặc thì tạo
khí màu nâu ngay.
3Cu + 8HNO
3
(loãng)
→
3Cu(NO
3
)
2
+ 2NO
↑
+ 4H
2
O
2NO + O
2
→
2NO
2
Cu + 4HNO
3
(đặc)
→
Cu(NO
3
)
2
+ 2NO
2
↑
+ 2H
2
O
Ví dụ 2: Ảnh hưởng của nồng độ đến cân bằng hoá học
Giáo viên: Lấy 3 ống nghiệm sạch, thu khí NO
2
cho vào cả 3 ống ( điều chế NO
2
từ Cu và dung dịch HNO
3
đặc ).
+ Ống 1: Dùng để đối chứng.
+ Ống 2: Nhúng vào nước đá có hoà tan một ít NaCl để nước lạnh hơn.
+ Ống 3: Nhúng vào một cốc nước nóng.
Học sinh quan sát hiện tượng:
Kết quả thấy ống (2) nhạt màu hơn ống (1); ống (3) đậm màu hơn ống (1).
Giáo viên gợi ý cho học sinh giải thích:
Xét cân bằng: 2NO
2
⇔
N
2
O
4
;
H O∆ <
Đối với phản ứng toả nhiệt khi tăng nhiệt độ cân bằng dịch chuyển theo chiều
thu nhiệt tức là chiều nghịch là chiều tạo ra NO
2
, khi đó nồng độ NO
2
tăng lên
làm cho màu nâu ở ống (3) càng đậm hơn. Ống (2) làm lạnh ống nghiệm tức là
làm giảm nhiệt độ do đó cân bằng dịch chuyển theo toả nhiệt (chiều thuận) tạo
ra N
2
O
4
, nồng độ của NO
2
giảm nên màu nâu nhạt đi.
4. Dùng thí nghiệm tạo tình huống có vấn đề
Quy trình của phương pháp nêu và giải quyết vấn đề thường được sử dụng
là:
+ Đặt vấn đề, giới thiệu thí nghiệm.
+ Tổ chức cho học sinh tái hiện lại kiến thức cũ có liên quan
+ Học sinh dự đoán thí nghiệm xảy ra, những thí nghiệm để kiểm tra những
dự đoán đó.
Ví dụ 1: Tính khử của Fe
2+
Giáo viên nêu vấn đề: Cho biết tính chất hoá học của muối sắt (II) ? Học sinh
nêu.
GV: Có hay không phản ứng giữa: Fe
2+
với dung dịch AgNO
3
?
HS: Dự đoán không có, hoặc có là phản ứng trao đổi:
FeCl
2
+ 2AgNO
3
→
2AgCl
↓
+ Ag( NO
3
)
2
Bùi Ngọc Anh - THPT Ba Đình - 8 -
Hoá học Năm học 2012-2013
GV: Tiến hành thí nghiệm cho dung dịch AgNO
3
vào dung dịch FeCl
2
.
Hiện tượng: Xuất hiện kết tủa màu trắng và dung dịch chuyển thành màu đỏ
nâu.
Khi đó xuất hiện mâu thuẫn có phản ứng xảy ra giữa 2 muối có cùng ion gốc
axit.
Giáo viên đặt vấn đề: Có phải phản ứng trao đổi ion không ?
Giải thích:
Phản ứng có xảy ra theo:
Fe
2+
+ Ag
+
→
Fe
3+
+ Ag
Đây không phải là phản ứng trao đổi ion.
Gợi ý học sinh giải thích theo quan điểm oxi hoá – khử và dựa vào thứ tự tính
oxi hoá, tính khử trong dãy điện hoá.
Ví dụ 2: Khi dạy đến tính hoá học của NH
3
về khả năng hình thành phức chất.
Có thể làm thí nghiệm sau:
Cho từ từ NH
3
đến dư lần lượt vào dung dịch: FeCl
3
, AlCl
3
, CuCl
2
. Hãy dự
đoán hiện tượng xảy ra ?
Học sinh có thể sẽ dự đoán:
Khi cho NH
3
vào dd FeCl
3
, xuất hiện kết tủa nâu đỏ.
Khi cho NH
3
vào dd AlCl
3
, xuất hiện kết tủa trắng keo.
Khi cho NH
3
Vào dd CuCl
2
xuất hiện kết tủa màu xanh.
Giáo viên làm thí nghiệm:
- Trường hợp 1: Kết quả đúng như dự đoán
- Trường hợp 2: Kết quả như dự đoán.
- Trường hợp 3: Kết quả không như dự đoán của học sinh, mà xuất hiện
dung dịch màu xanh đậm.
Giải thích: Do xảy ra các phương trình hóa học xảy ra như sau:
3NH
3
+ 3H
2
O
+ FeCl
3
→
Fe(OH)
3
↓
+ 3NH
4
Cl
3NH
3
+ 3H
2
O
+ AlCl
3
→
Al(OH)
3
↓
+ 3NH
4
Cl
2NH
3
+ 2H
2
O
+ CuCl
2
→
Cu(OH)
2
↓
+ 2NH
4
Cl
Cu(OH)
2
+ 4NH
3
→
[Cu(NH
3
)
4
](OH)
2
Kết luận: Cu(OH)
2
tạo phức với dung dịch NH
3
.
5. Sử dụng thí nghiệm trong bài luyện tập.
Sử dụng thí nghiệm biểu diễn trong giờ luyện tập, ôn tập không phải lặp
lại những thí nghiệm đã biểu diễn mà có thể dùng các thí nghiệm mới, có những
dấu hiệu chung của thí nghiệm đã làm, nhưng có dấu hiệu mới để củng cố, chỉnh
lí, khắc sâu kiến thức, khắc phục suy luận sai lầm.
Bùi Ngọc Anh - THPT Ba Đình - 9 -
Hoá học Năm học 2012-2013
Ví dụ 1: (Thí nghiệm vui) Khi luyện tập về nhôm và hợp chất của nhôm có
thể tiến hành thí nghiệm vui: “Thu khói và tàn thuốc lá”:
* Giáo viên làm thí nghiệm:
- Châm điếu thuốc lá trên bàn.
- Cốc thuỷ tinh sạch thứ nhất: Lau bằng miếng bông tẩm NH
3
đặc, đồng
thời lau mặt tấm kính bằng dung dich HCl đặc rồi đậy lên miệng cốc
- Tẩm dung dịch Hg(NO
3
)
2
đặc lau vào miếng nhôm đậy lên cốc thuỷ tinh
thứ 2.
* Hiện tượng: “Khói thuốc lá” chui vào cốc thứ nhất qua tấm kính; “Tàn thuốc
lá” chui vào cốc thứ 2 qua tấm nhôm.
* Yêu cầu học sinh giải thích và tìm ra các chất được tìm các chất dược dùng
trong quá trình thao tác của thí nghiệm.
* Giải thích:
- Cốc thứ nhất có khói thuốc lá là do: NH
4
Cl tạo thành hạt nhỏ li ti dạng
khói:
NH
3
+ HCl
→
NH
4
Cl
- Cốc thứ 2 có phản ứng:
2Al + 3Hg(NO
3
)
2
→
2Al(NO
3
)
3
+ 3Hg
Hg được giải phóng ra tạo thành một lớp hỗn hống Al-Hg trên bề mặt
nhôm, lớp này ngăn cản không cho lớp màng oxit rắn chắc và liên tục. Ở từng
điểm nhỏ, Al bị oxi hoá bởi O
2
không khí tạo ra màu Al
2
O
3
ghi mọc dài giống
như tan thuốc lá.
Ví dụ 2: Hãy làm thí nghiệm hóa học xác nhận Cu hoạt động hóa học kém
hơn Zn và Fe, nhưng hoạt động hóa họa mạnh hơn Ag? Trong phòng thí nghiệm
có đầy đủ hóa chất và dụng cụ thí nghiệm.
* Học sinh suy nghĩ tìm hiểu việc chứng minh kim loại hoạt động thì có những
cách nào?
Cách 1: Kim loại tác dụng với hợp chất của kim loại kia (có thể dùng muối), có
đẩy kim loại ra khỏi hợp chất hay không?
Cách 2: Cho hai kim loại tác dụng với cùng một hợp chất, sau đó so sánh.
Học sinh có thể tự thể lựa chọn một trong 2 cách trên.
Chẳng hạn học sinh lựa chọn :
+ Cho Zn, Fe, Cu tác dụng với dung dịch H
2
SO
4
loãng hoặc dung dịch HCl.
+ Cho Cu tác dụng với dung dịch AgNO
3
* Học sinh tiến hành thí nghiệm để chứng minh nhận định của mình:
Bùi Ngọc Anh - THPT Ba Đình - 10 -
Hoá học Năm học 2012-2013
+ Cu không phản ứng, còn Zn và Fe phản ứng với dung dịch H
2
SO
4
loãng
tỏ Cu có tính khử yếu hơn Zn, Fe.
+ Có kim loại màu trắng bám vào Cu, chứng tỏ Cu có tính khử mạnh hơn
Ag.
IV- KIỂM NGHIỆM KẾT QUẢ
Trong năm học 2012-2013, tôi được nhà trường giao gảng dạy 4 lớp : 2 lớp
khối 12 và 2 lớp khối 11 với mặt bằng học sinh các lớp tương đối đồng đều.
Nhận thấy khi giảng dạy một lớp không sử dụng thí nghiệm theo hướng dạy học
tích cực hiệu quả tiếp thu của học sinh bị hạn chế, một lớp sử dụng thí nghiệm
theo hướng dạy học tích cực hiệu quả tiếp thu của học sinh tích cực, học sinh
tiếp thu bài tốt, dễ hiểu và đặc biệt kiến thức ghi nhớ tốt hơn
PHẦN C. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
Qua việc sử dụng phương pháp trên, tôi thấy việc dạy học hoá học theo
hướng tích cực đem lại hiệu quả khá cao, học sinh hứng thú say mê học tập. Bởi
vì dạy học hoá học không chỉ là quá trình dạy truyền thụ kiến thức, thông báo
thông tin kiến thức cho học sinh mà chủ yếu là quá trình giáo viên thiết kế, tổ
chức, điều khiển các hoạt động tích cực của học sinh để đạt các mục đích cụ thể
của mỗi bài, chương cụ thể.
Trong một bài dạy không thể chỉ dùng một phương pháp duy nhất là có
thể phát huy tính tích cực của học sinh. Nhưng kết hợp nhiều phương pháp mà
không hợp lý sẽ không đạt được kết quả mong muốn. Việc sử dụng kết hợp
nhiều phương pháp dạy học tích cực trong một giờ dạy một cách thích hợp sẽ
đem lại hiệu quả mong muốn. Học sinh không chỉ hứng thú với tiết học, tiếp thu
bài nhanh hơn mà còn có cơ hội thể hiện sự hiểu biết, khả năng tư duy, nói trước
đám đông…phát triển kỹ năng.
Đề xuất một số điểm sau:
- Cần đạt chuẩn về phụ tá thí nghiệm qua bằng cấp và kỹ năng làm việc,
nên tổ chức thi phụ tá thí nghiệm Giỏi thông qua thi cụm huyện hoặc thi cấp
tỉnh. Khuyến khích phụ tá thí nghiệm viết SKKN về phụ tá từng môn như Hóa,
Lý, Sinh…
- Các hóa chất, dụng cụ thí nghiệm cần bổ sung kịp thời theo từng tháng,
học kỳ và trong năm học
Bùi Ngọc Anh - THPT Ba Đình - 11 -
Hoá học Năm học 2012-2013
- Hàng tháng phụ tá thí nghiệm báo cáo các tiết dạy, số lượng và chất
lượng giảng dạy thí nghiệm của từng giáo viên bộ môn Hóa để phó Hiệu trưởng
phụ trách chuyên môn và tổ bộ môn trong cuộc họp tổ chuyên môn có ý kiến
đánh giá
- Phòng chuẩn bị thí nghiệm và phòng thí nghiệm cần đạt chuẩn, trong
phòng Thí nghiệm cần lắp đặt đầy đủ hạng mục công nghệ thông tin, máy
chiếu… các thiết bị tủ hốt, hệ thống nước, vệ sinh…
- Do phần kinh phí mua sắm dụng cụ thí nghiệm đạt chuẩn lớn mà kinh
phí của các Nhà trường hạn hẹp, nên cần có phương án xã hội hóa như trong một
học kỳ thì tính toán số tiền chi phí để một học sinh làm thí nghiệm hết bao
nhiêu rồi tính % để học sinh đóng góp
- Khi cấp đồ dùng thí nghiệm Sở cần yêu cầu đơn vị cung cấp hàng chất
lượng, tránh hàng kém chất lượng khi về các trường THPT không sử dụng hoặc
sử dụng một lần đã hư, như vậy lãng phí và chỉ làm chật các phòng hóa chất
XÁC NHẬN Thanh Hóa, ngày 24 tháng 05 năm 2013
CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung
của người khác
Người viết
Bùi Ngọc Anh
Bùi Ngọc Anh - THPT Ba Đình - 12 -
Hoá học Năm học 2012-2013
D- MỘT SỐ HÌNH ẢNH THỰC HÀNH THÍ NGHIỆM THỰC HÀNH HOÁ HỌC
Ở TRƯỜNG THPT BA ĐÌNH - HUYỆN NGA SƠN - TỈNH THANH HOÁ
(Thầy giáo Bùi Ngọc Anh và học sinh trong giờ thực hành Hoá học )
Bùi Ngọc Anh - THPT Ba Đình - 13 -
Hoá học Năm học 2012-2013
Bùi Ngọc Anh - THPT Ba Đình - 14 -
Hoá học Năm học 2012-2013
Bùi Ngọc Anh - THPT Ba Đình - 15 -