Tải bản đầy đủ (.docx) (41 trang)

Ban Nhap 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (801.75 KB, 41 trang )

Lời Cam Đoan

Chúng tôi xin cam đoan, sản phẩm từ luận văn này và những gì được trình bày trong
cuốn luận văn đều do chúng tôi thực hiện, những tài liệu chúng tôi tham khảo đều được
nêu rõ nguồn gốc của tài liệu đó. Không có phần nào được sao chép một cách bất hợp
pháp.
Nếu có bất cứ sai phạm nào so với lời cam kết, chúng tôi xin chịu các hình thức xử lý
theo quy định

Nhóm làm Luận Văn:
Trần Hồng Quân
Nguyễn Minh Hoàng
Trần Ngọc Hoài Phong
Lời cảm ơn
Chúng tôi xin gởi lời cảm ơn chân thành đến thầy Đặng Trần Trí, giáo viên hướng dẫn
đề tài luận văn này. Cám ơn thầy đã tận tình chỉ bảo và hướng dẫn chúng tôi hoàn thành
luận văn tốt nghiệp.
Chúng tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè, những người luôn sát cánh, động viên
và tạo mọi điều kiện tốt nhất để chúng tôi có thể học tập và hoàn thành tốt được luận văn
tốt nghiệp này.
Xin chân thành biết ơn sự tận tình dạy dỗ và truyền đạt kiến thức của tất cả quý thầy cô
tại trường Đại Học Bách Khoa, đặc biết là các thầy cô trong khoa Khoa Học và Kỹ Thuật
Máy Tính.
Nhóm làm Luận Văn
Trần Hồng Quân
Nguyễn Minh Hoàng
Trần Ngọc Hoài Phong
I. Giới Thiệu
1. Sự phát triển của Internet
Từ khi ra đời vào năm 1969, Internet là mạng ARPANET thuộc ARPA bộ quốc phòng Mỹ.
Qua các giai đoạn phát triển từ ARPANET chuyển thành thành hai phần: phần thứ nhất vẫn


được gọi là ARPANET, dành cho việc nghiên cứu và phát triển; phần thứ hai được gọi là
MILNET, là mạng dùng cho các mục đích quân sự.
Giao thức TCP/IP cho phép các mạng liên kết với nhau một cách dễ dàng chính điều này
cùng với các chính sách mở cửa đã cho phép các mạng dùng cho nghiên cứu và thương mại
kết nối được với ARPANET, thúc đẩy việc tạo ra một siêu mạng (SuperNetwork). Năm
1980, ARPANET được đánh giá là mạng trụ cột của Internet.
Vào giữa thập niên 1980 khi tổ chức khoa học quốc gia Mỹ NSF thành lập mạng liên kết
các trung tâm máy tính lớn với nhau gọi là NSFNET. Nhiều doanh nghiệp đã chuyển từ
ARPANET sang NSFNET và do đó sau gần 20 năm hoạt động, ARPANET không còn hiệu
quả đã ngừng hoạt động vào khoảng năm 1990.
Sự hình thành mạng xương sống của NSFNET và những mạng vùng khác đã tạo ra một
môi trường thuận lợi cho sự phát triển của Internet. Tới năm 1995, NSFNET thu lại thành
một mạng nghiên cứu còn Internet thì vẫn tiếp tục phát triển.
Với khả năng kết nối mở như vậy, Internet đã trở thành một mạng lớn nhất trên thế giới,
mạng của các mạng, xuất hiện trong mọi lĩnh vực thương mại, chính trị, quân sự, nghiên
cứu, giáo dục, văn hoá, xã hội... Cũng từ đó, các dịch vụ trên Internet không ngừng phát
triển tạo ra cho nhân loại một thời kỳ mới: kỷ nguyên thương mại điện tử trên Internet.
2. Thương Mại Điện Tử
Dẫn Nhập:
Thương mại điện tử xuất hiện cùng với sự phổ cập mạng Internet và máy tính từ cuối
những năm 1990 đầu những năm 2000. Thương mại điện tử được biết đến với khá nhiều
tên gọi, phổ biến nhất là Thương mại điện tử, bên cạnh đó là các tên gọi như kinh doanh
điện tử, thương mại phi giấy tờ, marketing điện tử.
2.1 Thương Mại Điện Tử là gì ?
Thương mại điện tử (còn gọi là E-Commerce hay E-Business) là quy trình mua bán hàng
hóa và dịch vụ thông qua các phương tiện điện tử và mạng viễn thông, đặc biệt là qua máy
tính và mạng Internet. Thương mại điện tử (Electronic Commerce), một yếu tố hợp thành
của nền "Kinh tế số hóa", là hình thái hoạt động thương mại bằng các phương pháp điện
tử; là việc trao đổi thông tin thương mại thông qua các phương tiện công nghệ điện tử mà
nói chung là không cần phải in ra giấy trong bất cứ công đoạn nào của quá trình giao dịch

(nên còn gọi là "Thương mại không có giấy tờ").
"Thông tin" trong khái niệm trên được hiểu là bất cứ gì có thể truyền tải bằng kỹ thuật
điện tử, bao gồm cả thư từ, các tệp văn bản, các cơ sở dữ liệu, các bản tính, các bản vẽ
thiết kế bằng máy tính điện tử, các hình đồ họa, quảng cáo, hỏi hàng, đơn hàng, hóa đơn,
biểu giá, hợp đồng, các mẫu đơn, các biểu mẫu, hình ảnh động, âm thanh, v.v...
"Thương mại" (commerce) trong khái niệm thương mại điện tử được hiểu (như quy định
trong "Đạo luật mẫu về thương mại điện tử" của Liên hiệp quốc) là mọi vấn đề nảy sinh ra
từ mọi mối quan hệ mang tính chất thương mại (commercial), dù có hay không có hợp
đồng. Các mối quan hệ mang tính thương mại bao gồm bất cứ giao dịch thương mại nào về
cung cấp hoặc trao đổi hàng hóa, dịch vụ; thoả thuận phân phối, đại diện hoặc đại lý
thương mại; ủy thác hoa hồng, cho thuê dài hạn; xây dựng các công trình; tư vấn; kỹ thuật
công trình; đầu tư; cấp vốn; ngân hàng; bảo hiểm; thỏa thuận khai thác hoặc tô nhượng;
liên doanh và các hình thức khác về hợp tác công nghiệp hoặc kinh doanh; chuyên chở
hàng hóa hay hành khách bằng đường biển, đường không, đường sắt, đường bộ; và v.v...
Như vậy, phạm vi của thương mại điện tử (E-commerce) rất rộng, bao quát hầu như mọi
hình thái hoạt động kinh tế, mà không chỉ bao gồm buôn bán hàng hóa và dịch vụ; buôn
bán hàng hoá và dịch vụ chỉ là một trong hàng nghìn lĩnh vực áp dụng của thương mại điện
tử.
2.2 Các loại hình của Thương Mại Điện Tử:
2.2.1 Business to Customer (B2C)
• Thương mại điện tử B2C hay là thương mại giữa các công ty và người tiêu dùng,
liên quan đến việc khách hàng thu thập thông tin, mua các hàng hoá thực (hữu hình
như là sách hoặc sản phẩm tiêu dùng) hoặc sản phẩm thông tin (hoặc hàng hoá về
nguyên liệu điện tử hoặc nội dung số hoá, như phần mềm, sách điện tử) và các hàng
hoá thông tin, nhận sản phẩm qua mạng điện tử.
• Đơn giản hơn chúng ta có thể hiểu :Thương mại điện tử B2C là việc một doanh
nghiệp dựa trên mạng internet để trao đổi các hang hóa dịch vụ do mình tạo ra hoặc
do mình phân phối.
• Các trang web khá thành công với hình thức này trên thế giới phải kể đến
Amazon.com, Drugstore.com, Beyond.com.

• Tại Việt Nam hình thức buôn bán này đang rất "ảm đạm" vì nhiều lý do nhưng lý do
chủ quan nhất là ý thức của các doanh nghiệp, họ không quan tâm, không để ý và tệ
nhất là không chăm sóc nổi website cho chính doanh nghiệp mình
2.2.2 Business to Business (B2B): e-procurement
Thương mại điện tử B2B được định nghĩa đơn giản là thương mại điện tử giữa các
công ty. Đây là loại hình thương mại điện tử gắn với mối quan hệ giữa các công ty với
nhau. Khoảng 80% thương mại điện tử theo loại hình này và phần lớn các chuyên gia
dự đoán rằng thương mại điện tử B2B sẽ tiếp tục phát triển nhanh hơn B2C. Thị trường
B2B có hai thành phần chủ yếu: hạ tầng ảo và thị trường ảo.
Hạ tầng ảo là cấu trúc của B2B chủ yếu bao gồm những vấn đề sau:
• Hậu cần - Vận tải, nhà kho và phân phối;
• Cung cấp các dịch vụ ứng dụng - tiến hành, máy chủ và quản lý phần mềm trọn gói
từ một trung tâm hỗ trợ (ví dụ Oracle và Linkshare);
• Các nguồn chức năng từ bên ngoài trong chu trình thương mại điện tử như máy chủ
trang web, bảo mật và giải pháp chăm sóc khách hàng.
• Các phần mềm giải pháp đấu giá cho việc điều hành và duy trì các hình thức đấu giá
trên Internet.
• Phần mềm quản lý nội dung cho việc hỗ trợ quản lý và đưa ra nội dung trang Web
cho phép thương mại dựa trên Web .
Phần lớn các ứng dụng B2B là trong lĩnh vực quản lý cung ứng ( Đặc biệt chu trình
đặt hàng mua hàng), quản lý kho hàng (Chu trình quản lý đặt hàng gửi hàng-vận
đơn), quản lý phân phối (đặc biệt trong việc chuyển gia các chứng từ gửi hàng) và
quản lý thanh toán (ví dụ hệ thống thanh toán điện tử hay EPS)
Thị trường mạng được định nghĩa đơn giản là những trang web nơi mà người mua người
bán trao đổi qua lại với nhau và thực hiện giao dịch.
Qua hai nội dung trên chúng ta có thể đưa ra vài nét tổng quan về các doanh nghiệp B2B:
1. Là những nhà cung cấp hạ tầng trên mạng internet cho các doanh nghiệp khác như
máy chủ, hệ điều hành, phần mềm ứng dụng.
2. Là các doanh nghiệp chuyên cung cấp các giải pháp trên mạng internet như cung
cấp máy chủ, hosting (Dữ liệu trên mạng), tên miền, các dịch vụ thiết kế, bảo trì,

website.
3. Là các doanh nghiệp cung cấp các phần mềm quản lý doanh nghiệp, kế toán doanh
nghiệp, các phần mềm quản trị, các phần mềm ứng dụng khác cho doanh nghiệp;
4. Các doanh nghiệp là trung gian thương mại điện tử trên mạng internet.
Tại Việt Nam các trang web về B2B rất ít xuất hiện hoặc nó bị gán nhầm cho cái tên B2B
thậm chí nhiều người không hiểu B2B là gì, cứ thấy có doanh nghiệp với doanh nghiệp là
gán cho chữ B2B.
2.2.3 Customer to Customer (C2C):
Thương mại điện tử khách hàng tới khách hàng C2C đơn giản là thương mại giữa các cá
nhân và người tiêu dùng.
Loại hình thương mại điện tử này được phân loại bởi sự tăng trưởng của thị trường điện tử
và đấu giá trên mạng, đặc biệt với các ngành theo trục dọc nơi các công ty/ doanh nghiệp
có thể đấu thầu cho những cái họ muốn từ các nhà cung cấp khác nhau. Có lẽ đây là tiềm
năng lớn nhất cho việc phát triển các thị trường mới.
Loại hình thương mại điện tử này tới theo ba dạng:
Đấu giá trên một trang web xác định
• Hệ thống hai đầu P2P, Forum, IRC, các phần mềm nói chuyện qua mạng như
Yahoo, Skype,Window Messenger,AOL ...
• Quảng cáo phân loại tại một cổng (rao vặt)
• Giao dịch khách hàng tới doanh nghiệp C2B bao gồm đấu giá ngược, trongđó khách
hàng là người điều khiển giao dịch.
Tại các trang web của nước ngoài chúng ta có thể nhận ra ngay Ebay là website đứng đầu
danh sách các website C2C trên thế giới đây la một tượng đài về kinh doanh theo hình
thức đấu giá mà các doanh nghiệp Việt Nam nào cũng muốn "trở thành".
Tại Việt Nam thì chứa tất các các hinh thức này ở mọi loại dạng, đi đến đâu cũng thấy
quảng cáo rao vặt, rao bán, rao mua, trao đổi....
2.2.4 Business to Government:
Thương mại điện tử giữa doanh nghiệp với chính phủ (B2G) được định nghĩa chung là
thương mại giữa công ty và khối hành chính công. Nó bao hàm việc sử dụng Internet cho
mua bán công, thủ tục cấp phép và các hoạt động khác liên quan tới chính phủ. Hình thái

này của thương mại điện tử có hai đặc tính: thứ nhất, khu vực hành chính công có vai trò
dẫn đầu trong việc.
Thiết lập thương mại điện tử, thứ hai, người ta cho rằng khu vực này có nhu cầu lớn nhất
trong việc biến các hệ thống mua bán trở nên hiệu quả hơn.
• Các chính sách mua bán trên web tăng cường tính minh bạch của quá trình mua
hàng (và giảm rủi ro của việc không đúng quy cách). Tuy nhiên, tới nay, kích cỡ của
thị trường thương mại điện tử B2G như là một thành tố của của tổng thương mại
điện tử thì không đáng kể, khi mà hệ thống mua bán của chính phủ còn chưa phát
triển.
Một số loại hình thương mại điện tử khác:
• Thương mại điện tử M-Commerece ( Buôn bán qua các thiết bị di động cầm tay)
• Thương mại điện tử sử dụng tiền ảo ( VTC với Vcoin )
2.3 Thanh toán điện tử:
Thanh toán điện tử là hình thức thanh toán tiến hành trên môi trường internet, thông qua hệ
thống thanh toán điện tử người sử dụng mạng có thể tiến hành các hoạt động thanh toán,
chi trả, chuyển tiền, ...
Thanh toán điện tử được sử dụng khi chủ thể tiến hành mua hàng trên các siêu thị ảo và
thanh toán qua mạng. Để thực hiện việc thanh toán, thì hệ thống máy chủ của siêu thị phải
có được phầm mềm thanh toán trong website của mình.
2.4 Quảng cáo trên Internet:
Cũng như các hình thức quảng cáo khác, quảng cáo trên mạng nhằm cung cấp thông tin
đẩy nhanh tiến độ giao dịch giữa người bán và người mua. Tuy nhiên, quảng cao trên mạng
khác hẳn với quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng khác vì nó giúp người
tiêu dùng có thể tương tác với quảng cáo. Trên mạng mọi thứ đều có thể đưa vào quảng
cáo, từ bố trí sản phẩm tới thiết kế các ảnh nền phía sau nội dung quảng cáo, làm cho logo
hoặc bất cứ nhãn hiệu sản phẩm nào cũng trở nên nổi bật. Quảng cáo trên Internet cũng tạo
cơ hội cho các nhà quảng cáo nhắm chính xác vào đối tượng khách hàng của mình và giúp
họ quảng cáo với đúng sở thích và thị hiếu người dùng. Ngoài ra, quảng cáo trên mạng còn
là sự kết hợp của quảng cáo truyền thống và tiếp thị trực tiếp. Đó là sự kết hợp giữa cung
cấp nhãn hiệu, cung cấp thông tin và trao đổi buôn bán ở cùng một nơi.

Các hình thức quảng cáo trên Internet
- Quảng cáo bằng các banner, đường link qua các website khác
- Quảng cáo qua E-mail
- Quảng cáo trên Website
3. Mô hình mua theo nhóm
3.1 Giới thiệu
Khái niệm mua theo nhóm bắt nguồn từ sự thành công của trang web mua theo nhóm
Groupon của Mỹ năm 2008, Nhưng thật ra khái niệm mua theo nhóm không phải là mới và
Groupon cũng không phải là trang web đầu tiên về hình thức mua theo nhóm này. Trang
web đầu tiên về mua theo nhóm là trang Mobshop.com thành lập năm 1998.
Ngay sau khi Mobshop thành lập, đã có rất nhiều các trang web na ná khác được thành lập
ở Mỹ và Anh như LetBuyit.com, Onlinechoice, E.conomy.com…
Những trang web này cũng giống như những trang web về thương mại điện tử khác, bán
điện thoại, máy tính… cùng nhiều loại sản phẩm khác, chỉ khác một điều giá cả của các
loại sản phẩm không cố định mà “biến động”, nhà cung cấp sẽ đưa ra một khoảng thời gian
nhất định, trong khoảng thời gian đó tùy thuộc vào lượng người tham gia mua nhà cung
cấp sẽ hạ giá bán xuống những mức khác nhau, lượng người tham gia mua càng nhiều thì
giá càng rẻ, cứ thế cho đến khi thời gian mua kết thúc.
Trung Quốc trước đây cũng có một số trang web mua theo nhóm tương tự vậy như
liba.com, taobaotuangou.cn…
Nhưng hình thức mua theo nhóm truyền thống không thật sự phát triển và gây được sự chú
ý vì thiếu sự sáng tạo và không có một mô hình thật sự rõ ràng, đơn giản, dễ sử dụng và
thu hút được người sử dụng cũng như nhà cung cấp. Cho đến năm 2008, khi mô hình của
trang Groupon của Mỹ ra đời, với mô hình đơn giản, tiện lợi và đặc biệt là thành công ấn
tượng đã khơi dậy một trào lưu về mô hình mua theo nhóm trên toàn thế giới.
Groupon chỉ sau 7 tháng thành lập đã có lãi, thu nhập năm 2009 là 100 triệu USD, thu nhập
tiêu thụ năm 2010 là 760 triệu USD. Ngày 19/4, sau khi nhận được 135 triệu đầu tư từ DST
(Digital Sky Technologies), giá trị của Groupon đã đạt mức kỷ lục 1,35 tỷ USD trong khi
các đàn anh khác như Twitter cần đến 3 năm, Facebook cần đến 2 năm mới có thể đạt được
giá trị 1 tỷ USD. Tháng 12/2010, Groupon đã từ chối lời mời mua lại với giá 6 tỷ của

Google!
Thành công nhanh chóng của Groupon đã khơi dậy tinh thần “học hỏi” cũng nhanh không
kém trên toàn thế giới, hàng loạt các trang web mô phỏng khác được thành lập như
LivingSocial, Gilt City, BuyWithMe, Tippr, Juice in the City, We Give to Get…của Mỹ,
Daily Deal của Đức, Snippa của Anh, đặc biệt là Trung Quốc với số lượng website hiện tại
đã lên đến con số hàng nghìn, nhưng đứng đầu vẫn là một số trang web lớn như
meituan.com (CEO là người sáng lập ra renrenwang.com -facebook bản Trung Quốc ,
fanfou.com - Twitter bản Trung Quốc - sau khi trang web này vì một vài sự cố đóng web
vào nửa cuối năm 2009 thì Twitter bản Trung Quốc có tên là weibo thịnh hành hơn),
lashou.com, Ftuan.com, tuanbao.com,tuan.sina.com.cn….
Các website mua theo nhóm của Việt Nam cũng mọc lên như nấm như: Cungmua.com,
Muachung.vn, Nhommua.com, Deal.zing.vn, Hotdeal.vn…
3.2 Bản chất của mô hình Groupon:
Nhiều người cho rằng Groupon là một hình thức phát triển của thương mại điện tử, cụ thể
là mô hình thứ 4 của thương mại điện tử - thế giới gọi tắt là B2T(Business To Team), sau
B2B (Business To Business), B2C (Business To Customer),C2C (Customer To Customer).
Nhưng thật ra Groupon là mô hình kết hợp giữa thương mại điện tử và quảng cáo. Thậm
chí có thể nói, nếu Groupon bao gồm 100 phần thì chỉ có 10 phần là thương mại điện tử.
Mục đích cuối cùng của việc các trang web Groupon không đơn thuần là bán các phiếu
khuyến mãi, mà quan trọng hơn là để quảng bá thương hiệu, quảng bá thương hiệu cho nhà
cung cấp và quảng bá thương hiệu cho chính mình.
Các nhà cung cấp đồng ý đưa ra các siêu khuyến mãi, siêu giảm giá tới 60%, 70% thậm chí
là trên 90%, mục đích chủ yếu là để quảng cáo, vì nếu đơn thuần chỉ là giảm giá để thu hút
lượng lớn khách hàng thì tính thế nào nhà cung cấp cũng vẫn lỗ vốn. Và hơn nữa lượng
người mua càng nhiều thì càng lỗ nặng. Nhưng, nếu coi như đây là một phương thức quảng
cáo, và các chi phí thông qua giảm giá là các chi phí dành cho quảng cáo thì lại thấy cực kỳ
có lợi và cực kỳ đáng.
Nhà cung cấp nếu sử dụng các phương thức quảng cáo khác, sẽ phải chi trả chi phí lớn hơn
mà hiệu quả thì không được đảm bảo vì các phương thức quảng cáo khác không đảm bảo
lượng khách hàng sẽ tìm đến với nhà cung cấp sau thời gian quảng cáo. Còn nếu thông qua

tổ chức mua theo nhóm thì có thể chắc ăn hơn, sẽ tạo cơ hội để khách hàng đích thân tới
trải nghiệm sản phẩm - dịch vụ của chính mình.
Nếu số người mua không đạt được số người yêu cầu tối thiểu thì hoạt động mua theo nhóm
đó coi như hủy bỏ, không có khách hàng đến thì nhà cung cấp cũng chẳng mất gì, hơn nữa
lại còn được quảng cáo miễn phí trên website của các trang Groupon nữa.
3. Kiến thức nền tảng
3.1 HTML:
HTML (tiếng Anh, viết tắt cho HyperText Markup Language, tức là "Ngôn ngữ Đánh dấu
Siêu văn bản") là một ngôn ngữ đánh dấu được thiết kế ra để tạo nên các trang web, nghĩa
là các mẩu thông tin được trình bày trên World Wide Web. Được định nghĩa như là một
ứng dụng đơn giản của SGML, vốn được sử dụng trong các tổ chức cần đến các yêu cầu
xuất bản phức tạp, HTML giờ đây đã trở thành một chuẩn Internet do tổ chức World Wide
Web Consortium (W3C) duy trì. Phiên bản chính thức mới nhất của nó hiện là HTML 5.
VD:
<html>
<body>
<h1>My First Heading</h1>
<p>My first paragraph.</p>
</body>
</html>
- Đánh dấu:
Có bốn loại phần tử đánh dấu trong HTML:
 Đánh dấu Có cấu trúc miêu tả mục đích của phần văn bản (ví dụ, <h1>Golf</h1> sẽ
điều khiển phần mềm đọc hiển thị "Golf" là đề mục cấp một),
 Đánh dấu trình bày miêu tả phần hiện hình trực quan của phần văn bản bất kể chức
năng của nó là gì (ví dụ, <b>boldface</b>sẽ hiển thị đoạn văn bản boldface) (Chú ý là
cách dùng đánh dấu trình bày này bây giờ không còn được khuyên dùng mà nó được
thay thế bằng cách dùng CSS),
 Đánh dấu liên kết ngoài chứa phần liên kết từ trang này đến trang kia (ví dụ, <a
href=" sẽ hiển thị từ Wikipedia như là

một liên kết ngoài đến một URL) cụ thể, và
 Các phần tử thành phần điều khiển giúp tạo ra các đối tượng (ví dụ, các nút và các
danh sách).
Tách phần trình bày và nội dung
Nỗ lực tách phần nội dung ra khỏi phần hình thức trình bày của trang HTML đã đưa đến sự
xuất hiện của các chuẩn mới như XHTML. Các chuẩn này nhấn mạnh vào việc sử dụng thẻ
đánh dấu vào việc xác định cấu trúc tài liệu như phần đề mục, đoạn văn, khối văn bản trích
dẫn và các bảng, chứ không khuyên dùng các thẻ đánh dấu mang tính chất trình bày trực
quan, như <font>, <b> (in đậm), và <i> (in nghiêng). Những mã mang tính chất trình bày
đó đã được loại bỏ khỏi HTML 4.01 Strict và các đặc tả XHTML nhằm tạo điều kiện cho
CSS. CSS cung cấp một giải pháp giúp tách cấu trúc HTML ra khỏi phần trình bày của nội
dung của nó. Xem phần tách nội dung và trình bày.
3.2.1 Các phần tử cơ bản:
Heading Elements
<h1>Largest Heading</h1>
<h2> . . . </h2>
<h3> . . . </h3>
<h4> . . . </h4>
<h5> . . . </h5>
<h6>Smallest Heading</h6>
Text Elements
<p>This is a paragraph</p>
<br /> (line break)
<hr /> (horizontal rule)
<pre>This text is preformatted</pre>
Logical Styles
<em>This text is emphasized</em>
<strong>This text is strong</strong>
<code>This is some computer code</code>
Physical Styles

<b>This text is bold</b>
<i>This text is italic</i>
Links
Ordinary link: <a href=" goes here</a>
Image-link: <a href=" src="URL" alt="Alternate Text"
/></a>
Mailto link: <a href="mailto:">Send e-mail</a>
A named anchor:
<a name="tips">Tips Section</a>
<a href="#tips">Jump to the Tips Section</a>
Unordered list
<ul>
<li>Item</li>
<li>Item</li>
</ul>
Ordered list
<ol>
<li>First item</li>
<li>Second item</li>
</ol>
Definition list
<dl>
<dt>First term</dt>
<dd>Definition</dd>
<dt>Next term</dt>
<dd>Definition</dd>
</dl>
Tables
<table border="1">
<tr>

<th>Tableheader</th>
<th>Tableheader</th>
</tr>
<tr>
<td>sometext</td>
<td>sometext</td>
</tr>
</table>
Iframe
<iframe src="demo_iframe.htm"></iframe>
Frames
<frameset cols="25%,75%">
<frame src="page1.htm" />
<frame src="page2.htm" />
</frameset>
Forms
<form action=" method="post/get">
<input type="text" name="email" size="40" maxlength="50" />
<input type="password" />
<input type="checkbox" checked="checked" />
<input type="radio" checked="checked" />
<input type="submit" value="Send" />
<input type="reset" />
<input type="hidden" />
<select>
<option>Apples</option>
<option selected="selected">Bananas</option>
<option>Cherries</option>
</select>
<textarea name="comment" rows="60" cols="20"></textarea>

</form>
Entities
&lt; is the same as <
&gt; is the same as >
&#169; is the same as ©
Other Elements
<!-- This is a comment -->
<blockquote>
Text quoted from a source.
</blockquote>
<address>
Written by W3Schools.com<br />
<a href="mailto:">Email us</a><br />
Address: Box 564, Disneyland<br />
Phone: +12 34 56 78
</address>
4.2 CSS: Cascading Style Sheets (CSS) – được dùng để miêu tả cách trình bày
các tài liệu viết bằng ngôn ngữ HTML và XHTML. Ngoài ra ngôn ngữ định kiểu theo tầng
cũng có thể dùng cho XML, SVG, XUL v.v...
4.2.1 Một số đặc tính cơ bản của CSS
CSS quy định cách hiển thị của các thẻ HTML bằng cách quy định các thuộc tính của các
thẻ đó (font chữ, màu sắc). Để cho thuận tiện thì có thể đặt toàn bộ các thuộc tính của thẻ
vào trong một file riêng có phần mở rộng là ".css"
CSS nó phá vỡ giới hạn trong thiết kế Web, bởi chỉ cần một file CSS có thể cho phép quản
lí định dạng và layout trên nhiều trang khác nhau. Các nhà phát triển Web có thể định nghĩa
sẵn thuộc tính của một số thẻ HTML nào đó và sau đó nó có thể dùng lại trên nhiều trang
khác.
Có thể khai báo CSS bằng nhiều cách khác nhau. Bạn có thể đặt đoạn CSS của bạn phía
trong thẻ <head>...</head>, hoặc ghi nó ra file riêng với phần mở rộng ".css", ngoài ra bạn
còn có thể đặt chúng trong từng thẻ HTML riêng biệt

Tuy nhiên tùy từng cách đặt khác nhau mà độ ưu tiên của nó cũng khác nhau. Mức độ ưu
tiên của CSS sẽ theo thứ tự sau.
Style đặt trong từng thẻ HTML riêng biệt
Style đặt trong phần <head>
Style đặt trong file mở rộng .css
Style mặc định của trình duyệt
Mức độ ưu tiên sẽ giảm dần từ trên xuống dưới.
CSS có tính kế thừa: giả sử rằng bạn có một thẻ <div id="vidu"> đã được khai báo ở đầu
file css với các thuộc tính như sau:
#vidu {
width: 200px;
height: 300px;
}
Ở một chỗ nào đó trong file css bạn lại khai báo một lần nữa thẻ <div id="vidu"> với các
thuộc tính.
#vidu {
width: 400px;
background-color: #CC0000;
}
Sau đoạn khai báo này thì thẻ <div id="vidu"> sẽ có thuộc tính:
#vidu {
width: 400px; /* Đè lên khai báo cũ */
height: 300px;
background-color: #CC0000;
}
4.2.2 Cú pháp của CSS:
Cú pháp của CSS được chia làm 3 phần. phần thẻ chọn (selector), phần thuộc tính
(property), phần nhãn (value).
selector {property: value}
Nếu nhãn có nhiều từ thì nên đặt nhãn của vào trong dấu nháy kép

p {font-family: "sans serif"}
Trong trường hợp thẻ chọn có nhiều thuộc tính thì các thuộc tính sẽ được ngăn cách bởi
dấu (;).
p {text-align:center;color:red}
Khi thẻ chọn có nhiều thuộc tính thì chúng ta nên để mỗi thuộc tính ở trên một dòng riêng
biệt.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×