Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Luận văn Đề tài nghiên cứu Tình hình xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ trong năm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (281.66 KB, 20 trang )

LUẬN VĂN
ĐỀ TÀI
TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU HÀNG THỦ
CÔNG MỸ NGHỆ TRONG NĂM
TP HỒ CHÍ MINH
1
MỞ ĐẦU
Sản phẩm thủ công mỹ nghệ là mặt hàng có truyền thống lâu đời của Việt
Nam, và được xuất khẩu khá sớm so với các mặt hàng khác, đã đóng góp tích cực
vào kim ngạch xuất khẩu của cả nước, đồng thời có một vai trò quan trọng trong
giải quyết một số vấn đề kinh tế xã hội tại nông thôn.
Hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam ngày càng mở rông thị trường tiêu thụ.
Hiện tại hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam đã có mặt tại 163 quốc gia và vùng lãnh
thổ trên thế giới, cũng là mặt hàng có tiềm năng tăng trưởng xuất khẩu rất lớn. Mặc
dù ngành thủ công mỹ nghệ có kim ngạch xuất khẩu không cao so sánh nhiều mặt
hàng xuất khẩu khác, nhưng hàng mỹ nghệ lại mang về cho đất nước thực thu ngoại
tệ có một tỷ trọng rất cao trong kim ngạch xuất khẩu của mình. So với một số mặt
hàng khác như may mặc, gỗ và giày da do nguyên liệu đều phải nhập khẩu từ nước
ngoài giá trị gia tăng của các ngành này chủ yếu là chi phí gia công và khấu hao
máy móc thiết bị, cho nên giá trị thực thu ngoại tệ mang về cho đất nước chỉ chiếm
một tỷ trọng từ 5-20% trong tổng giá trị kim ngạch nhập khẩu. Nhưng đối với hàng
thủ công mỹ nghệ do sử dụng nguồn nguyên liệu trong nước đặc biệt là các nguồn
nguyên vật liệu, được thu lượm từ phế liệu và thứ liệu của nông lâm sản, chẳng
những mang lại hiệu quả từ thực thu giá trị ngoại tệ rất cao, có những mặt hàng thủ
công mỹ nghệ như đạt 100% giá trị xuất khẩu, còn lại cũng đạt trên 80% giá trị kim
ngạch xuất khẩu, đồng thời xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ đã giúp xã hội thu hồi
một bộ phận chất thải nôngnghiệp sau chế biến và thu hoạch, đã biến phế liệu trở
thành những sản phẩm xuất khẩu, góp phần tích cực cho việc bảo vệ môi trường và
phát triển kinh tế đất nước.
Tuy nhiên mức độ phát triển của ngành thủ công mỹ nghệ vẫn còn hạn chế so
với tiềm năng của nó: đặc biệt những năm gần đây doanh thu xuất khẩu của ngành


thủ công mỹ nghệ mặc dù có tăng trưởng nhưng vẫn không đạt được chỉ tiêu đề ra,
ngoài một số mặt hàng gốm sứ mỹ nghệ, các mặt hàng thủ công mỹ nghệ còn lại đã
2
bộc lộ nhiều điểm yếu. Mẫu mã sản phẩm chậm cải tiến, thiếu mặt hàng mới, kiểu
dáng sản phẩm không theo kịp tập quán và thói quen tiêu dùng của thị trường xuất
khẩu, sản phẩm không dự đoán được những biến đổi khí hậu của từng địa phương.
Sản phẩm thiếu đồng bộ, tính hoàn thiện sản phẩm còn thấp, công dụng không rõ
nét, độ an toàn chưa được chú ý, bao bì không hấp dẫn đặc biệt là thiếu sản phẩm
được thiết kế kiểu dáng sáng tạo từ đơn vị trực tiếp sản xuất, chi phí giá thành sản
phẩm vẫn còn cao, làm giảm đi khả năng cạnh tranh của hàng hoá. Những mặt hàng
được sản xuất mang đặc tính và tượng trưng của từng địa phương còn hạn chế, chưa
gây được ấn tượng mạnh cho người tiêu dùng và các nhà phân phối.
Mặc dù có trên 200 làng nghề, 1,4 triệu lao động và 1000 doanh nghiệp sản
xuất và kinh doanh hàng thủ công mỹ nghệ, nhưng đa số vẫn là các đơn vị vừa và
nhỏ, quy mô sản xuất không lớn, nhà xưởng sản xuất còn thiếu và máy móc thiết bị
phụ trợ sản xuất còn đơn sơ, lạc hậu không đáp ứng được nhu cầu của những đơn
hàng lớn, hoặc khi có đơn hàng lớn lại gặp phải thiếu nguyên liệu, thiếu lao động,
phải huy động các cơ sở gia công riêng lẻ, dẫn đến chất lượng hàng hoá không ổn
định, hoặc thời gian giao hàng kéo dài không đảm bảo được thời gian hợp đồng.
Sự liên kết giữa các nhà sản xuất và kinh doanh còn hạn chế, thiếu chiến lược
cộng tác lâu dài. Hợp tác giữa nhà sản xuất và nhà sản xuất không được quan tâm,
thiếu tin cậy lẫn nhau: tranh mua tranh bán, làm giảm hiệu quả kinh doanh, chưa
phát huy được thế mạnh của cộng đông. Lực lượng lao động thiếu ổn định do thu
nhập của ngành mỹ nghệ còn thấp so với các ngành khác. Lao động sau đào tạo
nghỉ việc tự lập cơ sở sản xuất hoặc chuyển qua các ngành có thu nhập cao, làm cho
đơn vị sản xuất thủ công mỹ nghệ thường gặp khó khăn về lao động có tay nghề.
Các đơn vị sản xuất nhỏ thường thiếu thông tin, thiếu vốn, khả năng tiếp thị và xúc
tiến thương mại rất hạn chế, hàng hoá nhiều lúc phải bán qua nhiều trung gian, làm
cho giá bán thấp, sản xuất thiếu hiệu quả, không có khả năng đầu tư mở rộng nhà
xưởng, mua sắm trang bị và cải tiến máy móc thiết bị, hạn chế việc phát triển và

nâng cao chất lượng lẫn số lượng sản phẩm.
3
Những khó khăn trên là lý do làm cho kim ngạch suất khẩu hàng thủ công mỹ
nghệ năm 2011 có những giảm sút đáng kể, sự phân tích sẽ góp phần đưa ra giải
pháp cho hướng đi của hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam trong tương lai.
NỘI DUNG
I. Tình hình chung của việc xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ
Kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam có sự tăng trưởng
mạnh trong 10 năm gần đây, từ 274 triệu USD năm 2000 đến 880 triệu USD năm
2009. Trong năm 2009, kim ngạch xuất khẩu có sự chững lại do tác động của khủng
hoảng kinh tế toàn cầu.
BIỂU ĐỒ KIM NGẠCH XUẤT KHẨU THỦ CÔNG MỸ NGHỆ
QUA CÁC NĂM
Nguồn số liệu: theo Cục tài chính hải quan
1. Tình hình xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ trong năm 2010
4
Kim ngạch xuất khẩu thủ công trong quý I nặm 2010 đạt gần 180 triệu USD.
Thị trường xuất khẩu thủ công mỹ nghệ chủ yếu trong quý I là Mỹ, Nhật Bản,Pháp,
Đức, Đài Loan, Trong đó, kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Pháp tăng khá
mạnh, tăng tới 31.4% so với cùng kỳ năm trước. Bên cạnh đó, kim ngạch xuất khẩu
sang thị trường Mỹ và Đức cũng tăng nhẹ, tăng 2,3% và 1,1%. Trong khi đó, kim
ngạch xuất sang thị trường Nhật Bản giảm 35,2%; Australia giảm 86,4%. Trong các
mặt hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu quý I năm nay, kim ngạch xuất khẩu gốm sứ
đạt cao nhất với 80,6 triệu USD, tăng 8,1% so với cùng kỳ năm trước.
Trong quý 2/2010, tình hình xuất khẩu có những tiến triển rất tích cực. Tính
chung 5 tháng đầu năm 2010, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm mây tre lá của Việt
Nam đạt 82,3 triệu USD chiếm 0,32% tổng kim ngạch, tăng 14,92% so với cùng kỳ.
Tính chung 5 tháng đầu năm 2010, Nhật Bản là thị trường chủ yếu nhập khẩu sản
phẩm mây, tre, cói thảm của Việt Nam. 5 tháng đầu năm 2010, Việt Nam đã xuất
khẩu 12,7 triệu USD sản phẩm mây, tre, cói thảm sang thị trường Nhật Bản, chiếm

13,99% tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm này trong 5 tháng, tăng 20,91% so với
cùng kỳ năm 2009.
Bên cạnh sản phẩm mây tre lá, tính chung 5 tháng đầu năm 2010, cả nước đã
xuất khẩu 129,7 triệu USD sản phẩm gốm sứ, chiếm 0,5% kim ngạch xuất khẩu của
cả nước, tăng 15,65% so với cùng kỳ năm ngoái và Nhật Bản cũng là thị trường
xuất khẩu chính sản phẩm gốm sứ của Việt Nam với kim ngạch đạt 14,8 triệu USD,
chiếm 11,48% kim ngạch xuất khẩu sản phẩm này, nhưng nếu so với cùng kỳ năm
ngoái, thì kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gốm sứ sang thị trường Hoa Kỳ lại giảm
2,11%. Đứng thứ hai sau thị trường Nhật Bản là Hoa Kỳ, đạt 14,4 triệu USD, chiếm
11,13% kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gốm sứ của cả nước, nhưng so với cùng kỳ
năm 2009 thì lại giảm 3,72%.
2. Tình hình xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ trong 3 quý đầu năm 2011
5
a.Hàng mây tre cói
Dẫn nguồn số liệu từ cục tài chính hải quan, xuất khẩu mây, tre, cói thảm
trong nửa đầu năm 2011 đã thu về cho Việt Nam 97,5 triệu USD, giảm 2,11% so
với cùng kỳ năm 2010. Trong đó kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này trong tháng
đạt 16,5 triệu USD, tăng nhẹ so với tháng liền kề trước đó (tăng 1,9%), nhưng giảm
4,04% so với tháng 6/2010.
Số thị trường tăng trưởng về kim ngạch trong hai quý đầu năm chiếm 52%,
trong đó tăng trưởng mạnh nhất là thị trường Cananda với kim ngạch trong tháng
đạt 244 nghìn USD, tăng 9,2% so với tháng 5/2011 và tăng 16,6% so với tháng
6/2010, nâng kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này hai quý đầu năm lên 1,8
triệu USD, tăng 57,73% so với cùng kỳ năm trước.
Theo số liệu thống kê, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm mây, tre, cói thảm
tháng 9/2011 đạt 15,2 triệu USD, giảm 9,15% so với tháng 8 và giảm 5,75% so với
tháng 9/2010. Tính chung 3 quý năm 2011, xuất khẩu mặt hàng này đạt 151,4 triệu
USD, giảm 5,01% so với cùng kỳ năm 2010.
Nhìn chung, xuất khẩu mây, tre, cói thảm từ đầu năm đến hết tháng 9 đều
giảm kim ngạch ở hầu khắp các thị trường.

Hoa kỳ, Nhật Bản, Đức, Pháp, Ôxtraylia… là những thị trường chính nhập
khẩu hàng mây , tre, cói thảm của Việt Nam. Hoa kỳ - thị trường chính, chiếm
15,8% tỷ trọng, đạt kim ngạch cao nhất trong 3 quý đầu năm 22,7 triệu USD, giảm
4,98% so với cùng kỳ, tính riêng tháng 9 xuất khẩu mặt hàng này sang thị trường
Hoa Kỳ đạt 2,38 triệu USD, giảm 15,44% so với tháng 8 và giảm 17,74% so với
tháng 9/2010.
Tuy đứng thứ hai về kim ngạch, 2,36 triệu USD trong tháng 9, nhưng xuất
khẩu mây, tre, cói thảm sang Nhật Bản trong tháng 9 lại tăng so với tháng liền kề
6
trước đó, tăng 4,76% và tăng 2,37% so với tháng 9/2010. Tuy nhiên, nếu tính 3 quý
đầu năm 2011, thì xuất khẩu mây, tre, cói thảm sang thị trường này lại giảm
13,82% so với cùng kỳ năm trước, tương đương với 20,2 triệu USD.
Nhật Bản là thị trường tiêu thụ hàng mây, tre, cói và thảm lớn của Việt Nam,
chiếm trên khoảng 15% tổng kim ngạch xuất khẩu thủ công mỹ nghệ của cả nước.
Năm 2010, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này sang Nhật đạt gần 29 triệu USD,
tăng 10% so với năm 2009. Tính đến hết tháng 4 năm 2011, kim ngạch mặt hàng
này của Việt Nam đạt 64,67 triệu USD, riêng thị trường Nhật thì đạt 9,41 triệu
USD, giảm nhẹ 10% so với cùng kỳ năm ngoái. Riêng tháng 4, kim ngạch giảm 8%
(đạt 2,9 triệu USD).
THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU SẢN PHẨM MÂY, TRE, CÓI THẢM
NỬA ĐẦU NĂM 2011 (ĐVT: USD)

Thị trường
KNXK
T6
KNXK
6T/2011
KNXK
6T/2010
% tăng

giảm KN
so T5/2011
% tăng
giảm KN
so T6/2010
% tăng
giảm KN
so cùng
kỳ
Tổng kim
ngạch
16.570.56
8
97.507.410 99.613.699 1,90 -4,04 -2,11
Hoa Kỳ 2.560.367 14.821.488 14.611.442 -1,65 -14,56 1,44
Nhật Bản 2.298.226 14.151.721 16.204.136 1,41 -32,65 -12,67
Đức 1.826.685 13.668.153 13.625.107 -6,62 12,03 0,32
Pháp 642.702 4.457.154 5.017.333 -5,09 -3,98 -11,16
Oxtrâylia 940.393 4.282.389 4.439.007 14,81 20,97 -3,53
Đài Loan 807.880 3.856.698 4.085.843 -0,20 9,18 -5,61
Hà Lan 228.657 3.647.077 4.346.492 -23,88 -47,62 -16,09
Anh 374.964 3.469.734 2.828.364 -41,28 -13,78 22,68
Italia 614.343 3.194.374 3.151.702 14,52 55,73 1,35
Hàn Quốc 531.071 2.912.908 2.606.026 2,77 2,79 11,78
Tây Ban Nha 573.648 2.885.492 3.059.246 -4,48 -11,70 -5,68
7
Ba Lan 646.801 2.517.479 1.954.828 -27,31 110,99 28,78
Nga 652.919 2.285.171 2.445.141 92,88 76,14 -6,54
Bỉ 352.036 2.235.387 2.954.088 11,13 14,30 -24,33
Canada 244.041 1.861.586 1.180.273 9,26 16,66 57,73

Thuỵ Điển 139.490 1.232.774 924.831 18,63 -23,26 33,30
Đan Mạch 152.452 1.043.606 861.042 -26,69 22,64 21,20
Nguồn số liệu: theo Cục tài chính hải quan
THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU SẢN PHẨM MÂY, TRE, CÓI THẢM
QUÍ 3/2011 (ĐVT: USD)
Thị trường KNXK
T9/2011
KNXK
9T/2011
KNXK
9T/2010
% tăng
giảm so
T8-2011
% tăng
giảm so
T9/2010
% tăng
giảm so
cùng kỳ
Tổng KN 15.211.973 143.904.606 151.488.454 -9,15 -5,75 -5,01
Hoa Kỳ 2.388.259 22.740.917 23.933.018 -15,44 -17,74 -4,98
Nhật Bản 2.363.196 20.268.681 23.518.091 4,76 2,37 -13,82
Đức 1.904.775 19.355.480 19.598.626 1,62 4,48 -1,24
Pháp 987.360 6.867.025 7.122.788 13,64 32,93 -3,59
Oxtrâylia 835.519 6.570.580 7.401.700 2,08 -6,46 -11,23
Đài Loan 686.549 5.937.762 6.165.535 -5,95 -1,11 -3,69
Anh 364.895 4.851.835 4.791.131 -23,44 -32,39 1,27
Ba Lan 596.845 4.755.298 2.981.147 -40,54 63,69 59,51
Hà Lan 300.880 4.706.200 6.395.405 4,89 -47,73 -26,41

Italia 417.201 4.644.224 4.697.621 -25,43 -8,54 -1,14
Tây Ban Nha 527.527 4.441.826 4.577.621 3,05 8,27 -2,97
Hàn Quốc 423.695 4.301.402 3.932.739 -26,35 46,13 9,37
Nga 394.507 3.444.268 3.556.430 0,11 -11,50 -3,15
Bỉ 546.992 3.332.949 4.374.468 82,45 8,79 -23,81
8
Canada 244.763 2.758.281 1.812.142 -33,40 18,28 52,21
Thuỵ Điển 160.386 1.714.294 1.578.605 -10,52 -23,59 8,60
Đan Mạch 165.570 1.507.213 1.228.335 * 38,11 22,70
Nguồn số liệu: theo Cục tài chính hải quan
BIỂU ĐỒ KIM NGẠCH XUẤT KHẨU HÀNG MÂY TRE CÓI THẢM
3 QUÝ ĐẦU NĂM 2011
Nguồn số liệu: theo Cục tài chính hải quan
9
b. Hàng gốm sứ
Theo số liệu thống kê, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gốm sứ trong tháng 9
đạt trên 27 triệu USD, giảm 7,38% so với tháng 8, nhưng tăng 22,39% so với tháng
9/2010, nâng kim ngạch 9 tháng đầu năm 2011 lên 253,4 triệu USD, tăng 19,5% so
với cùng kỳ năm trước.
Nhật Bản, Đài Loan, Hoa Kỳ, Thái Lan… là những thị trường chính xuất khẩu
hàng gốm sứ của Việt Nam từ đầu năm đến hết tháng 9.
Nhật Bản – thị trường đạt kim ngạch cao trong tháng với 5 triệu USD, tăng
6,21% so với tháng liền kề trước đó và tăng 78,13% so với tháng 9/2010. Tính đến
hết tháng 9, Việt Nam đã xuất khẩu 36,2 triệu USD hàng gốm sứ sang Nhật Bản,
chiếm 14,6% tỷ trọng, tăng 41,55% so với cùng kỳ năm 2010.
Đứng thứ hai là thị trường Đài Loan với 3,3 triệu tấn, tăng 7,37% so với tháng
8 và tăng 68,07% so với tháng 9/2010, nâng kim ngạch 9 tháng đầu năm hàng gốm
sứ sang Đài Loan lên 27,7 triệu USD, tăng 13,37% so với 9 tháng năm 2010.
Ngoài hai thị trường chính ra Việt Nam còn xuất khẩu sang các thị trường
khác nữa như Thái Lan, Đức, Campuchia, Hàn Quốc, Anh…

Nhìn chung, kim ngạch xuất khẩu hàng gốm sứ sang các thị trường trong
tháng 9 đều giảm về kim ngạch so với tháng liền kề trước đó. Đáng chú ý, xuất
khẩu sang thị trường Anh trong tháng 9 là có kim ngạch tăng mạnh hơn cả các thị
trường khác so với tháng 8, tăng 45,61%, tương đương với 690,5 nghìn USD.
BẢNG THỐNG KÊ THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU SẢN PHẨM GỐM
SỨ 9 THÁNG ĐẦU NĂM 2011(ĐVT: USD)

Thị trường

KNXK
T9/2011

KNXNK
9T/2011

KNXK
9T/2010
% tăng
giảm
so T8 -
2011
% tăng
giảm so
T9 –
2010
% tăng
giảm so
cùng kỳ
Trị giá 27.052.265 253.449.329 212.082.823 -7,38 22,39 19,50
10

Nhật Bản 5.029.259 37.254.833 26.319.263 6,21 78,13 41,55
Đài Loan 3.343.027 27.763.009 24.488.434 7,37 68,07 13,37
Hoa Kỳ 1.966.719 25.547.413 22.323.299 -2,19 16,70 14,44
Thái Lan 1.805.123 18.473.223 10.078.017 -39,83 27,41 83,30
Đức 950.207 15.980.307 17.635.668 -23,44 9,68 -9,39
Campuchia 1.409.771 15.380.109 11.515.381 -15,40 -4,95 33,56
Oxtrâylia 1.604.140 12.968.239 11.042.261 5,25 -1,95 17,44
Pháp 1.874.092 12.719.029 10.992.082 -25,86 10,70 15,71
Malaysia 2.011.033 8.836.271 6.133.897 41,93 128,70 44,06
Hàn Quốc 705.300 8.185.801 8.248.385 -38,28 -2,90 -0,76
Anh 690.504 7.023.854 7.363.535 45,61 253,01 -4,61
Hà Lan 354.285 3.619.831 4.987.371 8,46 27,18 -27,42
Đan Mạch 298.032 3.371.172 2.394.133 35,21 533,09 40,81
Canada 94.100 2.884.257 2.893.555 -51,61 -63,58 -0,32
Tây Ban Nha 75.682 2.091.908 2.355.357 -80,41 -66,90 -11,19
Italia 121.885 2.085.239 2.043.510 6,98 26,00 2,04
Nga 149.797 1.858.759 1.419.168 -61,43 131,95 30,98
Bỉ 129.150 1.709.379 2.020.772 39,27 43,17 -15,41
Thuỵ Sỹ 1.578.841 1.964.883 * * -19,65
Thuỵ Điển 114.321 1.253.436 1.351.199 -6,26 366,35 -7,24
Trung Quốc 92.380 1.030.009 1.331.966 -27,83 -56,55 -22,67
Nguồn số liệu: theo Cục tài chính hải quan
BIỀU ĐỒ KIM NGẠCH XUẤT KHẨU HÀNG GỐM SỨ
3 QUÝ ĐẦU NĂM 2011
11
Hiệp Hội Gốm sứ xây dựng Việt Nam cho biết, hiện tại năng lực sản xuất
gạch ốp lát của nước ta đạt tới 426 triệu m
2
/năm và đang đứng thứ 6 trong Top 10
nước sản xuất gạch ốp lát hàng đầu thế giới.

Tuy nhiên do nhu cầu thị trường, đến thời điểm hiện tại ngành gạch ốp lát
Việt Nam chỉ phát huy được khoảng 70% công suất và liên tục tồn kho gần 30 triệu
m2 tương ứng gần 2000 tỷ đồng.
Nguyên nhân là do năm 2011 thị trường xây dựng giảm trong khi mọi chi phí
đầu vào cho sản xuất như vốn, nguyên liệu, lao động… đều tăng cao. Hầu hết các
doanh nghiệp trong ngành đều phải tiết giảm năng lực sản xuất, có đơn vị giảm tới
40% dẫn tới chi phí bình quân càng tăng cao, tính cạnh tranh kém, nhiều doanh
nghiệp phải đối mặt với tình trạng thua lỗ. Mặt khác, Việt Nam vẫn đang phải nhập
khẩu một lượng lớn gạch ốp lát và gốm sứ từ Trung Quốc và việc kiểm soát lượng
gạch nhập khẩu còn gặp khó khăn. Năm 2011, gạch ốp lát Trung Quốc nhập vào
nước ta ngày càng tăng. Trong đó hàng lậu và gian lận thương mại diễn ra phức tạp,
tinh vi và gây nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp sản xuất gạch ốp lát trong
nước.
12
Để ngăn chặn tình trạng hàng lậu và gian lận thương mại, Hiệp hội Gốm sứ
xây dựng vừa có công văn gửi Bộ Tài Chính và các cơ quan chức năng nhằm kiểm
soát chặt lượng gạch nhập khẩu từ Trung Quốc nhằm bảo vệ sản xuất trong nước.
Khi sản xuất hàng xuất khẩu thường các lò sẽ làm dư ra một ít để trừ hao dự
phòng sản phẩm bị lỗi. Số dư này sau đó sẽ được bán cho các cửa hàng kinh doanh
đồ gốm trong nước với giá thấp hơn khá nhiều so với giá xuất khẩu, giá gần như là
hòa vốn. Như vậy, doanh nghiệp sản xuất không phải bỏ những sản phẩm đó, còn
người chơi đồ gốm trong nước có cơ hội mua được sản phẩm mẫu mã mới như
khách nước ngoài nhưng với giá rẻ hơn. Nếu là hàng đặt sản xuất phải có số lượng
lớn nếu không giá thành khá cao, rất ít khách dám bỏ tiền ra mua, như vậy việc mua
lại hàng xuất khẩu dôi dư là hợp lý nhất. Được biết, các lò gốm sau một năm đều
thay đổi hàng loạt mẫu sản phẩm. Trung bình mỗi lò cho ra từ 70 đến 100 mẫu hàng
mới/năm. Các mẫu này phần thì do chủ lò sáng tác và phần do khách có sẵn mẫu
đặt hàng. Việc các điểm bán đồ gốm trang trí sân vườn tận dụng hàng xuất khẩu dôi
dư cũng khá phù hợp với tình hình người chơi đồ gốm trong nước hiện nay. Đây
cũng là cơ hội để khách hàng trong nước luôn được tiếp cận với những dòng sản

phẩm gốm mới.
II. Nguyên nhân của sự giảm sút trong xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ
năm 2011
Chính phủ đã đưa thủ công mỹ nghệ là một trong những mặt hàng xuất khẩu
chủ lực của Việt Nam trong giai đoạn 2011-2015, do vậy mặt hàng này được Chính
phủ hỗ trợ để xuất khẩu. Thế nhưng tại sao lại có sự giảm sút trong xuất khẩu hàng
thủ công mỹ nghệ trong 3 quý năm 2011?
Nguyên nhân của sự giảm sút này, theo các doanh nghiệp trong ngành xuất
khẩu thủ công mỹ nghệ do giá thành tăng cao, sức cạnh tranh của mặt hàng này trên
thị trường xuất khẩu cũng giảm mạnh. Hiện giá thành để doanh nghiệp làm ra một
13
sản phẩm đã tăng hơn 20% so với cùng kỳ. Giá thành tăng do giá nguyên liệu, giá
vận chuyển, giá nhân công đều tăng. Kinh tế toàn cầu suy thoái, những mặt hàng
thủ công mỹ nghệ trang trí không phải là mặt hàng thiết yếu trong danh mục tiêu
dùng của người dân cũng là nguyên nhân làm số lượng xuất khẩu của mặt hàng này
giảm từ đầu năm đến nay.
Hàng thủ công mỹ nghệ được xếp vào nhóm sản phẩm có tiềm năng xuất khẩu
lớn, do không chỉ có lợi thế về lực lượng lao động, mà còn phong phú về kiểu dáng,
chất liệu, tính đa dạng của sản phẩm. Tuy nhiên, hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam
vẫn tồn tại nhiều bất cập về khả năng thiết kế mẫu mã, thiếu đa dạng về hình thức,
chủng loại sản phẩm, công tác xúc tiến quảng bá còn nhiều hạn chế, quy mô sản
xuất nhỏ lẻ, thiếu sự liên kết hợp tác…
Với nguồn nguyên liệu sẵn có trong nước, nguyên liệu nhập khẩu chỉ chiếm từ
3-5% giá trị xuất khẩu thì tiềm năng xuất khẩu mặt hàng này là rất lớn. Song do khả
năng tiếp cận thị trường của doanh nghiệp Việt Nam còn hạn chế, thiếu thông tin về
thị trường, về sản phẩm, cùng với nhu cầu tiêu thụ cũng sẽ khiến khả năng xuất
khẩu mặt hàng này còn nhiều hạn chế. Thêm vào đó, các sản phẩm này còn đang
chịu sức cạnh tranh lớn từ các nước trong khu vực ASEAN với đặc thù và khả năng
sản xuất tương đồng với Việt Nam.
Mặt khác sự giảm sút này còn xuất phát từ những khó khăn trong xuất khẩu

hàng thủ công mỹ nghệ.
Hiện nay, nhiều làng nghề, nhiều doanh nghiệp vẫn tự hào về truyền thống lâu
đời, về tay nghề, tính nghệ thuật, sự độc đáo, ý nghĩa văn hoá của sản phẩm, các
thiết kế sản phẩm mang tính độc nhất và của riêng làng nghề mình, doanh nghiệp
mình. Trong khi đó, khả năng ứng dụng và tính thương mại của sản phẩm chưa
được chú ý nhiều. Nếu chỉ đề cao tính nghệ thuật, sự đơn chiếc của sản phẩm thì đó
chỉ là những mặt hàng lưu niệm đơn thuần, đối tượng mua hàng đa phần chỉ là
những người khách du lịch. Loại hàng này hầu như không có cơ hội nhận được
những đơn hàng lớn.
14
Một ví dụ cụ thể, đó là trước đây, hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam rất được
ưa chuộng ở thị trường Nhật Bản do sự mới lạ và giá rẻ nhưng gần đây, sức hấp dẫn
đó đã bị giảm nhiều mà nguyên nhân chính là nhiều mẫu mã đã không có sự thay
đổi trong suốt thời gian dài.
Một chuyên gia trong lĩnh vực thiết kế hàng hóa của Nhật Bản cho rằng, chất
lượng sản phẩm của Việt Nam ngày càng tốt hơn nhưng mẫu mã các sản phẩm xuất
đi Nhật Bản thì hầu như chưa có tiến bộ. Theo ông, để khắc phục tình trạng này cần
phải ngay lập tức cải tiến mẫu mã sản phẩm.
Một khảo sát của Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam cũng cho thấy,
hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam yếu nhất ở hai khâu thông tin thị trường và kiểu
dáng mẫu mã.
Việc sản xuất theo đơn đặt hàng của nhà nhập khẩu nước ngoài thường đem
lại giá trị rất thấp. Anh Nguyễn Văn Bền, chủ một doanh nghiệp mây tre đan ở xã
Phú Nghĩa cho một ví dụ: Đối với sản phẩm làn đựng quần áo loại lớn, khi hoàn
thiện đến công đoạn đóng vào container, công ty anh được trả gần 300 nghìn đồng
cho mỗi sản phẩm, tính ra xấp xỉ 15 USD. Trong khi đó, giá bán ở nước ngoài trung
bình là 120- 150 USD. Hay mặt hàng khay đựng bằng mây tre đan, doanh nghiệp
Việt Nam chỉ bán được 24 nghìn đồng, trong khi giá bán đến tay người tiêu dùng là
10 bảng Anh. Doanh nghiệp nước ngoài chỉ việc nhập hàng về phân phối, còn
doanh nghiệp Việt Nam phải lo hoàn thiện tất cả các khâu, thậm chí phải dán sẵn

đến cả chiếc tem ghi giá bán…
Hàng thủ công mỹ nghệ là một thế mạnh của Việt Nam, đem lại giá trị xuất
khẩu cao. Hầu hết những mặt hàng này được sản xuất tại các hộ, các làng nghề nên
giá thành tương đối thấp. Tuy nhiên, giá cả thấp không phải là tất cả, bởi khi mà thị
trường ngày càng bão hoà với các sản phẩm thủ công mỹ nghệ thì sản phẩm có giá
rẻ là chưa đủ để thoả mãn nhu cầu khách hàng. Những khách hàng thuộc tầng lớp
trung lưu sẵn sàng trả giá cao cho những sản phẩm đáp ứng được nhu cầu của họ.
15
Ông Vũ Quốc Tuấn, Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề Việt Nam cho rằng, gốm sứ
nói riêng và hàng thủ công của nước ta nói chung đang có những hạn chế đó là quy
mô nhỏ lẻ, phân tán; mẫu mã đơn điệu, chậm được cải tiến; công nghệ chậm đổi
mới… sức cạnh tranh của sản phẩm còn quá yếu, kể cả mẫu mã, giá cả, thương
hiệu, đến sản xuất, tiêu thụ, tìm kiếm thị trường. Theo ông Tuấn, khâu cải tiến mẫu
mã chính là một khâu tạo ra nhiều giá trị gia tăng nhất nhưng đáng tiếc, đây lại là
khâu chậm đổi mới của nhiều làng nghề hiện nay.
III. Những biện pháp khắc phục khó khăn trong xuất khẩu hàng thủ công
mỹ nghệ
Về nguyên liệu, tập trung xây dựng và phát triển vùng nguyên liệu ổn định và
bền vững, theo hướng ưu tiên phát triển các vùng chuyên canh tập trung kết hợp với
các mô hình phát triển kinh tế hộ gia đình nhằm giải quyết hài hòa giữa ổn định
vùng nguyên liệu và tăng thu nhập cho các hộ gia đình ở vùng nông thôn.
Về chế biến, chú trọng phát triển các sản phẩm thủ công mỹ nghệ truyền
thống với công nghệ có vốn đầu tư thấp, thu hồi nhanh, tiết kiệm nguyên liệu và có
khả năng tạo thêm nhiều việc làm.
Về nguồn nhân lực, cần đào tạo nguồn nhân lực nhằm phục vụ mục tiêu
chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu theo hướng đẩy mạnh xuất khẩu những mặt hàng thủ
công mỹ nghệ có giá trị gia tăng cao, sản phẩm có tính sáng tạo. Có cơ chế chính
sách khuyến khích nghệ nhân đào tạo nghề và truyền nghề; chú trọng phát triển đội
ngũ các thợ giỏi tại các trường, viện thiết kế.
Về xúc tiến thương mại, sẽ chú trọng phát triển thị trường xuất khẩu, nâng cao

chất lượng và hiệu quả tổ chức các đoàn xúc tiến thương mại ở nước ngoài (nghiên
cứu, khảo sát thị trường, tham gia hội chợ, giao dịch thương mại, tổ chức hội nghị
khách hàng ), nhất là đối với các thị trường lớn và nhiều tiềm năng đối với hàng
16
thủ công mỹ nghệ xuất khẩu của Việt Nam như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, Nga, Úc,
các nước Nam Mỹ và Bắc Âu.
IV. Những dự đoán trong xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ giai đoạn 2010-
2015
Nếu so sánh với một số mặt hàng khác như may mặc, gỗ và giày da… thì
ngành thủ công mỹ nghệ thực sự có giá trị lớn. Với nguyên, vật liệu được thu lượm
từ phụ phẩm nông, lâm nghiệp (nguyên, phụ liệu nhập ước tính chỉ chiếm 3-3,5%
giá trị xuất khẩu), mặt hàng thủ công mỹ nghệ đa phần đạt 100% giá trị, còn lại ít
nhất cũng đạt trên 80% giá trị nội địa hóa trong kim ngạch xuất khẩu. Theo tính
toán, cứ 1 triệu USD xuất khẩu của ngành thủ công mỹ nghệ thì lãi gấp 5-10 lần so
với ngành khai thác tài nguyên; giải quyết việc làm cho 3.000-5.000 lao động…
Để phát huy giá trị của hàng thủ công mỹ nghệ cũng như nâng cao tỷ trọng
của ngành vào kim ngạch xuất khẩu, mới đây Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn đã phê duyệt Đề án xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ giai đoạn 2010-2015.
Chính phủ đã đưa thủ công mỹ nghệ là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ
lực của Việt Nam trong giai đoạn 2011-2015, do vậy mặt hàng này được Chính phủ
hỗ trợ để xuất khẩu.
Thủ công mỹ nghệ được ưu tiên như một mặt hàng xuất khẩu chính trong 5
năm tới vì ngành này có những đóng góp tích cực trong việc tăng thu nhập và xóa
đói giảm nghèo tại các vùng nông thôn.
Đề án này phấn đấu đến hết năm 2015, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công
mỹ nghệ đạt 1,6 tỷ USD. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu nhóm ngành mây tre lá
đạt 530 triệu USD, chiếm tỷ trọng 33%; nhóm ngành gốm sứ đạt 480 triệu USD,
chiếm tỷ trọng 30%; nhóm ngành dệt thủ công đạt 270 triệu USD, chiếm tỷ trọng
17%; nhóm ngành gỗ chạm khảm và gia dụng đạt 130 triệu USD, chiếm 8% và các
nhóm khác đạt 190 triệu USD, chiếm 12%.

17
BIỂU ĐỒ KIM NGẠCH XUẤT KHẨU HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ
NĂM 2015 (DỰ TÍNH)
Nguồn số liệu: theo Cục tài chính hải quan
Tuy nhiên, để những sản phẩm nhỏ có thể đem lại giá trị lớn, chúng ta cần có
những giải pháp cụ thể, trong đó cần đặc biệt chú trọng đến việc quy hoạch, khai
18
thác và phát triển nguồn nguyên liệu, đào tạo, nâng cao tay nghề một cách bài bản
cho lực lượng lao động, đẩy mạnh xúc tiến thương mại.
KẾT LUẬN
Hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam trước giờ luôn là nguồn hàng xuất khẩu
mang lại nhiều lợi nhuận cho kinh tế Việt Nam. Không những thế, hàng thủ
công mỹ nghệ còn có nhiều ưu thế như có sẵn nguyên liệu trong nước, nguồn
nhân công lao động dồi dào. Đáng lẽ từ những thuận lợi đó chúng ta càng phải
làm cho hàng thủ công mỹ nghệ của chúng ta trở nên phổ biến hơn trên toàn thế
giới, mang lại nguồn lợi nhuận lớn hơn nữa cho kinh tế Việt Nam. Nhưng dạo
gần đây số lượng hàng mỹ nghệ xuất khẩu đi và lợi nhuận mà nó đem về đã
giảm sút khá nhiều. Đặc biệt trong 3 quý đầu năm 2011, lợi nhuận của việc xuất
khẩu hàng thủ công mỹ nghệ đã giảm đi và không đạt dự tính. Từ việc tìm hiểu
tình hình xuất khẩu, nguyên nhân của việc giảm sút, chúng ta phải tìm ra được
một hướng đi mới hơn cho hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam, nhằm tăng lợi
nhuận và làm hàng thủ công mỹ nghệ của chúng ta trở nên phổ biến hơn nữa
trên toàn thế giới./.
19
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu Internet
1.
khau/64286-xuat-khau-thu-cong-my-nghe-nua-dau-nam-va-nang-cao-
suc-canh-tranh.html
2.

my-nghe/mn-HDC-264-1.asmx
3.
4.
cong-my-nghe-Nganh-hang-duoc-coi-la-mui-nhon.aspx
5.
thu-cong-my-nghe-va-nhung-giai-phap-quan-trong-de-mo-rong-
6.
7.
Viet-Nam-sang-Nhat-ban-trong-mot-vai-nam-gan-day_b_51638.html
8.
%20h%C3%A0ng%20th%E1%BB%A7%20c%C3%B4ng%20%20m
%E1%BB%B9%20ngh%E1%BB%87.html
20

×