TỔNG QUAN VỀ NGÔN
NGỮ VÀ NGÔN NGỮ HỌC
Tài liệu tham khảo
1. Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng
Phiến,1997, Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt, NXB
GD, Hà Nội.
2. Ng.Thiện Giáp, Đoàn Thiện Thuật, Ng. Minh Thuyết,
1995, Dẫn luận ngôn ngữ học, NXB GD, Hà Nội
TỔNG QUAN VỀ NGÔN NGỮ VÀ
NGÔN NGỮ HỌC
•
Ngôn ngữ và ngôn ngữ học
•
Nguồn gốc của ngôn ngữ
•
Chức năng của NN
•
Bản chất xã hội của NN
•
Ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu
Ngôn ngữ và ngôn ngữ học
I. Ngôn ngữ là gì?
1. Khái niệm
•
Thuật ngữ “ngôn ngữ” gồm các nghĩa:
–
Tiếng nói của mỗi dân tộc
–
Là tiếng nói của loài người nói chung.
–
Khái quát về lời nói của một cá nhân.
Ngôn ngữ và ngôn ngữ học
•
Cơ cấu NN bao gồm:
–
Hệ thống ngữ âm: mặt âm thanh của lời nói.
–
Hệ thống từ vựng – ngữ nghĩa: tập hợp những đơn vị
định danh sự vật, sự tình, biểu hiện các loại ý nghĩa
khác nhau.
–
Hệ thống ngữ pháp: tập hợp những quy tắc tạo nên
những đơn vị thông báo.
NN là một cơ cấu (toàn bộ các yếu tố hợp
thành), một tổ chức chặt chẽ có hệ thống mà
con người vận dụng trong quá trình suy nghĩ,
nói năng để định hình, để biểu hiện và trao đổi
những tư tưởng tình cảm với nhau.
Ngôn ngữ và ngôn ngữ học
2. Phân biệt ngôn ngữ, lời nói và hoạt động ngôn
ngữ:
•
Ngôn ngữ: Là sự tập hợp các đơn vị, các quy
tắc đã được xã hội quy ước và quy định.
•
Lời nói: Là hoạt động cá nhân của người sd
hệ thống NN chung để giao tiếp với các thành
viên khác trong cộng đồng ngôn ngữ.
•
Hoạt động NN: là những hiện tượng trong đời
sống một NN như, nghĩ thầm, độc thoại, hội
thoại, viết, đọc, hiểu …tiếp xúc NN, vay
mượn, dịch, khôi phục NN, …
Ngôn ngữ và ngôn ngữ học
II. Ngôn ngữ học là gì?
1. Đối tượng của ngôn ngữ học
•
NNH là khoa học nghiên cứu về ngôn
ngữ của loài người. (A. Martinet)
•
Đối tượng nc của NNH: nc mặt vật chất
của hệ thống NN. Đó là các đơn vị và
quy tắc đã được xã hội quy ước và quy
định để phục vụ cho mục đích giao tiếp.
Ngôn ngữ và ngôn ngữ học
2. Nhiệm vụ của NNH
•
Miêu tả đúng trạng thái của NN để thấy
rõ những quy luật cấu trúc nội tại của NN
cộng đồng.
•
Hướng dẫn xã hội sd đúng ngôn ngữ.
•
Đặt chữ viết và cải tạo chữ viết.
•
Chuẩn hoá NN.
•
Giúp các ngành khoa học khác giải
quyết những vấn đề liên quan đến NN.
Ngôn ngữ và ngôn ngữ học
3. Mối liên quan của NNH với các ngành khoa
học khác
•
Các ngành KH xã hội nhân văn
•
Các ngành KH tự nhiên
4. Phương pháp nghiên cứu NNH
•
Quan sát
•
Thí nghiệm
•
Miêu tả
•
So sánh
•
Thống kê
Nguồn gốc của ngôn ngữ
1. Các giả thuyết về nguồn gốc của ngôn ngữ.
•
Từ thượng cổ:
–
Trường phái duy vật
–
Trường phái duy tâm
•
Thời kỳ Phục hưng:
–
Thuyết tượng thanh
–
Thuyết cảm thán
–
Thuyết kế ước xã hội
–
Thuyết ngôn ngữ cử chỉ, …
Nguồn gốc của ngôn ngữ
2. Quan điểm của CN Mác về nguồn gốc của
ngôn ngữ
•
NN liên quan đến nguồn gốc của con người.
•
Nguồn gốc của loài người: Tổ tiên con người
là một loài vượn.
–
Quá trình vượn biến thành người: đi bằng hai chi
sau, tập đứng thẳng; hai chi trước được giải phóng,
trở thành tay, biết chế tạo ra công cụ lao động.
–
Dần dần biết ăn thịt, tìm ra lửa. Ăn thức ăn chín làm
cho bộ não phát triển hơn.
–
Sống thành bầy đàn.
Nguồn gốc của ngôn ngữ
•
Ngôn ngữ bắt nguồn từ lao động:
–
Lao động đã liên kết con người thành những
bầy đàn. Bầy người nguyên thuỷ có sự phân
công lao động, nảy sinh ra nhu cầu trao đồi,
phải nói với nhau một cái gì đó.
–
Theo Anggen : “Bắt nguồn từ lao động và sau
đó cùng với lao động tiếng nói được hình
thành và phát triển”.
–
Chính lao động đã sáng tạo ra con người và
ngôn ngữ của con người.
Diễn tiến của ngôn ngữ
•
NN xuất hiện cùng với quá trình hình thành ý
thức, gắn liền với lao động, với sự xh của con
người và xã hội loài người.
Quá trình phát triển của NN theo từng bước:
•
NN bộ lạc:
–
Là những ngôn ngữ đầu tiên của loài người.
–
Mỗi bộ lạc có một NN.
•
NN khu vực:
–
Là phương tiện giao tiếp chung của tất cả mọi người
trong một vùng, không phân biệt thị tộc hay bộ lạc.
–
Đó là tiếng nói trên bộ lạc.
Diễn tiến của ngôn ngữ
•
NN dân tộc: là phương tiện giao tiếp
chung của toàn dân tộc, bất kể khác nhau
về lãnh thổ hay xã hội của họ.
•
NN văn hoá dân tộc:
–
Chỉ khi các dân tộc phát triển, NN VH DT mới
hình thành.
–
Nó là một NN thống nhất, chuẩn mực, được
gọt giũa từ NN DT.
–
Là biểu hiện tập trung nhất tính thống nhất
của NNDT.
Chức năng của ngôn ngữ
1. Chức năng giao tiếp
•
NN là phương tiện giao tiếp quan trọng
nhất của con người.
•
NN giúp cho con người có thể hiểu nhau
trong quá trình sinh hoạt và lao động.
•
NN là công cụ đấu tranh sản xuất, công
cụ đấu tranh giai cấp.
Chức năng của ngôn ngữ
2. Chức năng phản ánh (thể hiện tư duy)
•
NN là phương tiện của tư duy.
•
Tư duy của con người là sự phản ánh thế giới
khách quan quanh ta vào trong bộ não.
•
NN loài người ra đời và phát triển là do con
người thấy “cần phải nói với nhau một cái gì
đó”, tức là các kết quả của sự phản ánh thế
giới khách quan (là TD) của con người, cần
được thông báo với những người khác trong
cộng đồng.
Chức năng của ngôn ngữ
•
Chức năng thể hiện tư duy của NN:
–
NN là sự thể hiện thực tế của tư tưởng.
–
NN trực tiếp tham gia vào quá trình hình thành tư
tưởng.
•
NN của con người tồn tại dưới dạng:
–
thành tiếng, dạng biểu tượng âm thanh ở trong óc.
–
chữ viết,
Vì thế, chức năng phản ánh của NN không chỉ thể hiện
khi NN phát ra thành lời mà cả khi im lặng suy nghĩ
hoặc viết ra giấy.
Chức năng của ngôn ngữ
3. Mối quan hệ NN và tư duy.
•
NN và TD cùng ra đời một lúc, không
tách rời nhau.
•
NN là hiện thực trực tiếp của TD.
•
NN và TD thống nhất với nhau. Không
có NN thì cũng không có TD và ngược
lại, không có TD thì NN cũng chỉ là
những âm thanh trống rỗng, thực chất
cũng không có NN.
Chức năng của ngôn ngữ
Mối quan hệ giữa NN với tư duy
•
NGÔN NGỮ
–
Là vật chất
–
Là cái để biểu hiện tư
duy.
–
NNH nc các hiện
tượng, quy tắc NN.
–
Đơn vị của NN là âm
vị, hình vị, từ, câu …
–
NN có tính dân tộc.
•
TƯ DUY
–
Là tinh thần
–
Là các được biểu
hiện.
–
Lôgic học nc các quy
luật của TD.
–
Đơn vị của TD là khái
niệm, phán đoán, suy
lý, …
–
TD có tình nhân loại.
Bản chất của ngôn ngữ
1. Ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội.
•
NN không phải là hiện tượng tự nhiên.
•
NN không phải là hiện tượng cá nhân.
•
NN không phải là hiện tượng sinh học.
Vì, NN không mang tính di truyền.
Bản chất của ngôn ngữ
2. NN là một hiện tượng xã hội đặc biệt.
•
NN không thuộc cấu trúc thượng tầng
của riêng một xã hội nào.
–
NN được sinh ra và được bảo toàn qua mọi
thời đại.
•
NN không mang tính giai cấp.
–
NN được ứng xử bình đẳng đối với tất cả
mọi người trong xã hội.
Ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu
I. Các khái niệm cơ bản
1. Hệ thống:
•
Đó là một tập hợp các yếu tố ,
•
Có quan hệ và liên hệ lẫn nhau giữa các yếu
tố đó.
2. Cấu trúc:
•
Là tổng thể các mối quan hệ trong hệ thống
thể thống nhất.
•
Là phương thức tổ chức của hệ thống.
Ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu
Ngôn ngữ là một hệ thống vì:
•
NN cũng bao gồm các yếu tố và các quan
hệ giữa các yếu tố đó.
•
Các yếu tố trong NN được sắp đặt theo
những quy luật nhất định.
•
Chúng không thể kết hợp với nhau một
cách tùy tiện.
Ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu
•
Các đơn vị ngôn ngữ:
–
Âm vị (phoneme): là đơn vị ngữ âm nhỏ
nhất, có tác dụng khu biệt nghĩa, cấu tạo vỏ
âm thanh của các đơn vị khác.
–
Hình vị (morpheme): là đơn vị có nghĩa nhỏ
nhất dùng để cấu tạo từ.
–
Từ (word): là đơn vị có chức năng định
danh.
–
Câu (sentence): là đơn vị có chức năng
thông báo.
Ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu
•
Mỗi đơn vị tạo thành một hệ thống nằm
trong một hệ thống lớn.
•
Mỗi hệ thống nhỏ của ngôn ngữ là một
cấp độ: cấp độ âm vị, cấp độ hình vị, cấp
độ từ và cấp độ câu.
Ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu
3. Tín hiệu: là một thể thống nhất, không
thể tách rời của hai mặt:
–
Mặt thứ nhất: cái biểu hiện - là hình thức
vật chất.
–
Mặt thứ hai: cái được biểu hiện – là nội
dung mà vật chất đó biểu thị.
•
Tín hiệu bao giờ cũng nằm trong một
hệ thống nhất định.