Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Báo cáo nghiên cứu văn xuôi chữ Hán - Truyện truyền kỳ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (155.45 KB, 16 trang )

BÁO CÁO NGHIÊN CỨU VĂN XUÔI CHỮ HÁN:
TRUYỆN TRUYỀN KỲ
Tiểu thuyết truyền kỳ là tên gọi được dùng để chỉ những tác phẩm do những văn sĩ viết
về những sự việc kỳ lạ như những câu chuyện thần kỳ hay sự ly hợp của nam nữ bằng thứ
ngôn ngữ hoa lệ gần với biền văn.
1. Sự ra đời của truyện truyền kỳ Korea
Trong lịch sử văn học Hàn Quốc, văn học tự sự khởi nguồn từ thần thoại, truyền thuyết
cổ đại, trải qua thời kỳ phát triển văn học truyền kỳ cuối kỳ Silla (Tân La), sơ kỳ Koryo
(Cao Ly) thế kỷ IX - X và thời kỳ phát triển của truyện ký và tỳ thuyết tạp lục hậu kỳ
Koryo (thế kỷ XIV), cho đến sơ kỳ Choson (Triều Tiên) thế kỷ XV, sự xuất hiện của tập
truyện truyền kỳ Kim Ngao tân thoại của tác giả Kim Xi Xưp (Kim Thời Tập) mới coi là
đã hoàn toàn xác lập văn học tiểu thuyết. Tiểu thuyết đoản thiên Hán văn Hàn Quốc
phát triển qua các thế kỷ XV, XVI và nửa đầu thế kỷ XVII. Bắt đầu từ trung kỳ thế kỷ
XVII văn học Hàn Quốc bước vào thời kỳ phát triển tiểu thuyết Hàn văn nhưng cho đến
tận cuối thế kỷ XIX, tiểu thuyết trường thiên Hán văn và tiểu thuyết đoản thiên Hán văn
vẫn liên tục xuất hiện.
Như vậy, trước khi tập tiểu thuyết truyền kỳ Kim Ngao tân thoại ra đời ở cuối thế kỷ XV,
văn học truyền kỳ Hàn Quốc là tiền thân của tiểu thuyết đã phát triển ở thế kỷ IX - X.
Sách Tam Quốc di sự do tác giả Nhất Nhiên (1206-1289) biên soạn, ghi chép những
truyền thuyết dân gian thời kỳ Tam Quốc (thế kỷ I -nửa đầu thế kỷ VII), trong đó truyện
Điều Tín và Kim Hiện cảm hổ có thuyết cho là tác phẩm truyền kỳ thời mạt kỳ Silla thế
kỷ IX và đặc biệt, Tân La thù dị truyện là tác phẩm thu thập những kỳ văn dị đàm thời
Silla (nửa sau thế kỷ VII - thế kỷ IX), trong số các thiên truyện còn lại, truyện Thôi Chí
1
Viễn có thể xem là sáng tác cá nhân, các thiên khác đều do văn nhân gia công viết lại trên
cơ sở những truyền thuyết dân gian địa phương.
Qua xem xét vị trí của Kim Ngao tân thoại trong lịch sử văn học Hàn Quốc như trên, ta
có thể nhận ra bước chuyển quan trọng của văn học Hàn Quốc ở thế kỷ XV: từ văn học
cổ (truyện cổ, thần thoại, truyền thuyết) đến loại tiểu thuyết truyền kỳ (truyện sáng tác cá
nhân).
2. Tác gia, tác phẩm tiêu biểu


2.1. Tác gia tiêu biểu
2.1.1. Kim Si Sup (Kim Thời Tập, 1435 – 1493)
- Quê ông ở Gangneung, Gangwondo, nhưng ông được sinh ra ở Seoul.
- Là một nhà văn vào đầu thời đại Triều Tiên. Ông là 1 trong 6 vị quan
trong triều đình, hiệu là Mai Nguyệt Đường, bút danh là Đông Phong, pháp
danh Tuyết Sầm.
- Khi nghe tin Thủ Dương đại quân trục xuất ông và lên ngôi vua, ông vô
cùng phẫn nộ, đem đốt hết sách và đi tu, ông lấy pháp danh là Tuyết Sầm
và đi chu du khắp đất nước. Ông đã giữ lòng trung thành cho đến cùng, ông
rất am hiểu tư tưởng Nho giáo và Phật giáo. Tác phẩm văn chương xuất sắc
của ông có tầm ảnh hưởng 1 thời.
- Ông vừa là 1 nhà thơ đã để lại hơn 2000 tác phẩm, vừa là nhà tư tưởng lỗi
lạc về Nho giáo, Phật giáo và Đạo giáo. Tư tưởng và tác phẩm văn học đa
dạng của ông thể hiện nỗi thống khổ lo âu của ông giữa hiện thực và lý
tưởng, và qua đó ông đã gián tiếp cho người đọc hiểu được những nỗi bất
hòa ấy. Ông ngăn cản những lý luận thuần bí về Phật giáo và Đạo giáo, và
giải quyết mọi vấn đề của con người theo quan điểm của tính lý học. Ông
tìm ra điểm thống nhất về tư tưởng trong giai đoạn giao thời (sùng Nho,
xích Phật). Ông đã thiết lập ra một hệ tư tưởng độc đáo, mở ra 1 trang mới
cho 1 giai đoạn tiểu thuyết chính quy có kế thừa thể loại văn học tự sự thời
Goryeo.
2
- Đồng thời, trong quá trình sáng tác, ông đã phản đối khuynh hướng chủ
nghĩa bắt chước và thói xu nịnh của những kẻ sĩ đại phu thuộc tầng lớp quý
tộc.
- Ông luôn có tinh thần học hỏi nghiêm túc và lòng nhiệt tình sáng tạo. Ông
đã sáng tác 1 thể loại tiểu thuyết văn xuôi mới khác với các thể loại tiểu
thuyết văn xuôi thời kì trước.
- Tác phẩm tiêu biểu
+ tiểu thuyết: Kim Ngao Tân Thoại ( 금 오 신 화 ; 金 鰲 新 話 ),

Siphyeondamyohae, Tangyugwanseorok, and Tangyuhonamnok
2.1.2. Bạch Hồ Lâm Đễ (1549 – 1587)
- Là nhà văn tiêu biểu cuối thế kỉ thứ 16, tự Thuận, hiệu Bạch Hồ.
- Ông là nhà văn nổi tiếng đương thời đã để lại nhiều tác phẩm mang phong
cách hào phóng, vui nhộn. Là nhà văn phản kháng uy quyền phong kiến.
- Cuộc đời của Lâm Đễ tuy ngắn ngủi, song ông đã để lại nhiều tác phẩm
thuộc các thể loại văn học như: thơ viết bằng chữ Hán, thơ thời điệu, tiểu
thuyết, v.v. Tuyển tập văn học của ông còn truyền lại quyển Bạch Hồ tập,
Phủ bích lâu thương vịnh lục (tiểu thuyết), và 3 bài thơ thời điệu.
- Tác phẩm tiêu biểu: Sầu thành chí, Nguyên sinh mộng du lục, Hoa sử
v.v…
2.2. Tác phẩm tiêu biểu:
2.2.1. Kim Ngao Tân Thoại: là tiểu thuyết viết bằng chữ Hán đầu tiên của tác
gia Kim Si Sup, được viết trên núi Kim Ngao, tỉnh Khánh Châu
(Gyeong Ju) vào thời gian trị vì của vua Sejong, dựa trên những điều
thực tế mà ông nghe và nhìn thấy để tố cáo những điều phi lý trong xã
hội đương đại. Ông viết tác phẩm này là muốn bày tỏ tâm nguyện của
mình để truyền lại cho thế hệ sau. Kim Ngao Tân Thoại chịu ảnh hưởng
của Tiễn Đăng Tân Thoại của Trung Quốc, và sau này đã gây ảnh hưởng
lên tiểu thuyết Nhật Bản. Phần đầu của tác phẩm nói về tình yêu của 1
đôi nam nữ khi họ còn sống, phần sau tác phẩm là tình yêu giữa người
nam còn sống và người nữ đã chết.
Tiễn đăng tân thoại rất được ưa chuộng và được xem như có ảnh hưởng
vô cùng to lớn đến sáng tác tiểu thuyết Triều Tiên, thậm chí còn được
3
coi là khởi nguồn của sáng tạo tiểu thuyết Triều Tiên. Trong Chungguk
sosolgwaui kwan’gye (Quan hệ với tiểu thuyết Trung Quốc), Chong
Chudong đã chỉ ra rằng tác phẩm Hong Kiltong chon (Hồng Cát Đồng
truyện) của Ho Kyun (1569-1618), cha đẻ của tiểu thuyết Triều Tiên,
mặc dù có khả năng được thêm thắt song những cảnh ma quái bị tiêu

diệt ở núi Mangdang (Mang Đang) khá giống với cảnh trong Thân
Dương động ký ở Tiễn đăng tân thoại, và cảnh trong Kuun mong (Cửu
vân mộng) của Manjung (1637-92) trong đó nhân vật Xinhzhen (Tính
Chân) xuống Thủy cung rồi sống lại làm một Yang Shaoyou (Dương
Thiếu Du) gợi chúng ta nhớ đến Ái Khanh trong Ái Khanh truyện của
Tiễn đăng tân thoại xuống Âm phủ rồi tái sinh thành con trai của dòng
họ Tống. Ngoài ra, rõ ràng là câu chuyện cổ của người Triều Tiên
Sugung yongwang chon (có thể là Thủy cung Long vương truyện,
nhưng tôi không thấy nó được nhắc đến ở một nơi nào khác) có gốc gác
từ Thủy cung khánh hội lục.
Ngoài ra, Tiễn đăng tân thoại còn được đọc nhiều trong giới quan lại,
như một mẫu mực về phong cách, và chúng ta không được quên rằng
tác phẩm đã mang đến những chủ đề có tính siêu nhiên, kỳ quái, lãng
mạn và tình dục, giúp tạo ra khung cảnh thuận lợi cho trí tưởng tượng
lãng mạn trong xã hội Nho giáo, nơi không có chỗ dành cho vấn đề tình
yêu.
2.2.2. Nguyên sinh mộng du lục
Đây là tác phẩm tiêu biểu về tiểu thuyết mộng du mà tác giả đã mượn
giấc mơ để phê phán một cách khéo léo việc chiếm đoạt ngôi vua của
Thế Tổ. thời gian sáng tác của tác phẩm này được phỏng đoán là sau
năm tác giả 28 tuổi. đó là thời gian tác giả cáo quan và bất mãn với hiện
thực nên đã đi lang thang khắp đất nước để làm dịu bớt những phẫn uất
trong long. Vì vậy, tác phẩm này được phân loại cùng với những tác
phẩm văn học của các tác giả ngoài cuộc thời kỳ đầu thời đại Triều Tiên
4
nhưng Kim Thời Tập , Nam Hiếu Ôn, Hồng Dụ Tôn, Lý Dạt. Những tác
phẩm ngoài cuộc chủ yếu đề cập đến những nhận thức sâu sắc về mâu
thuẫn mang tính thời đại và phản ánh những điều đó qua tác phẩm.
những tác phẩm này có đặc điểm tương tự ở chỗ đề cập đến ý thức
kháng cự mang tính phê phán.

3. Tóm tắt và phân tích những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của hai tác
phẩm: “Lý Sinh khuy t ường truyện” (Trong “Kim Ngao Tân Thoại”- Kim Thời
Tập) và “Nguyên Sinh mộng du lục” (Lâm Đễ)
3.1. Lý Sinh khuy tường truyện
“Lý Sinh khuy tường truyện” là tác phẩm thứ hai trong 5 tác phẩm trong tập
tiểu thuyết “Kim Ngao Tân Thoại” của sáng giả Kim Thời Tập
3.1.1. Tóm tắt:
Một chàng trai đang theo học văn của trường quốc học tỉnh tình cờ nhìn
trộm vào trong nhà của Thôi Nương. Rồi sau đó chàng trai leo qua 1
cành đào chìa ra ngoài hàng rào để tỏ tình và kết duyên cùng Thôi
Nương. Theo sự hướng dẫn của Thôi Nương, Lý Sinh đã leo sợi dây
xích đu vào bên trong vườn và bí mật gặp Thôi Nương tại 1 phòng riêng
nhỏ trong khu vườn sau yên tĩnh và hẻo lánh. Cuối cùng sự gặp gỡ bí
mật giữa 2 người đã bị cha của Lý Sinh nghi ngờ và Lý Sinh buộc phải
đến sống ở 1 nơi xa, còn Thôi Nương vì quá đau buồn nên đã ốm liệt
giường. Về sau, cha mẹ của Thôi Nương biết sự thật đã thông báo cho
gia đình Lý Sinh biết. và cuối cùng 2 người nên duyên chồng vợ, nối lại
mối tình bị dang dở. Lý Sinh thi đỗ khoa cử và hạnh phúc của anh đạt
đến đỉnh cao nhất, nhưng trong mấy năm anh không thể trở về nhà. 2
gia đình đã gặp phải cuộc phản loạn của Giặc Hồng Cân và đều bị tan
tác. Thôi Nương vì muốn giữ trinh tiết nên đã bị giết hại. Sau khi kết
thúc cuộc phản loạn giặc Hồng Cân, Lý Sinh gặp lại huyễn thân của vợ
và nối lại tình yêu của 2 người. Nhưng chỉ sau mấy năm, một hôm Thôi
Nương nói rằng nàng đã hết duyên nợ ở trần gian và phải chia tay nhau.
5
Lý Sinh cũng không còn cách nào khác đành phải chia tay với vợ. Sau
đó anh cũng lâm bệnh và qua đời.
3.1.2. Phân tích
* Những hành động mang ý nghĩa tượng trưng
- Hành động chàng Lý Sinh nhìn trộm qua hàng rào là hành động mang

ý nghĩa rất tượng trưng. Vì theo phong tục tập quán của Nho giáo thời
bấy giờ thì xã hội không cho phép nam nữ được tự do gặp gỡ nên họ chỉ
có thể bí mật gặp nhau.
- Hành động Lý Sinh đã leo sợi dây xích đu vào bên trong vườn và bí
mật gặp Thôi Nương cho thấy rằng vì Lý Sinh và Thôi Nương là một
đôi nam nữ ở độ tuổi thanh xuân và rất hợp ý nhau nên giữa họ không
hề có những lễ phép hay cách thức thận trọng, dè dặt nào đã thể hiện
mối tình tự do của 2 người chỉ là sự khao khát về dục vọng mà trên thực
tế xã hội thời bấy giờ khó có thể chấp nhận được.
- 2 nhân vật nam nữ đã bảo vệ tình yêu của mình trong hoàn cảnh khó
khăn và cuộc phản loạn Giặc Hồng Cân lại là một khó khăn khác. Do
vậy, dù là phong tục tập quán Nho giáo bên trong hay cuộc chiến tranh
vũ lực bên ngoài thì họ vẫn vượt qua và giành được tình yêu của mình.
- Việc Thôi Nương sau khi bị Giặc Hồng Cân giết hại thì với thủ pháp
nhấn mạnh sự kháng cự và cấu trúc tuần hoàn lặp lại đã tạo nên tình yêu
giữa Lý Sinh – người còn sống với Thôi Nương – linh hồn người đã
chết. Điều này phản ánh rõ nét về nguyện vọng mạnh mẽ muốn giành
lại đến cùng tình yêu bị đổ vỡ.
- Linh hồn của Thôi Nương nói rằng đã hết duyên nợ ở trần gian nên họ
phải chia tay nhau, phản ánh ý thức nhất quán của tác phẩm đối với hiện
thực là họ phải chịu chia ly bởi những thế lực vô cùng mạnh và bất
công.
- Tác phẩm cũng thể hiện ý thức dân tộc và quan điểm lịch sử của tác
giả khi tất cả các nhân vật, bối cảnh, phong tục tập quán xuất hiện trong
tác phẩm đều là của Hàn Quốc.
- Tuy nhiên, tác phẩm đã phản ánh rất mâu thuẫn giữa tư tưởng của tác
giả với thế giới hiện thực:
6
*Ý thức về luân lý tạo nền tảng cho hành động của nhân vật chính xuất
hiện có tính chung trong toàn bộ những tác phẩm của Kim Si Sup.

- Thôi Nương đã hướng dẫn cho Lý Sinh vào bên trong vườn phản ánh
tính tích cực của người phụ nữ. Qua đó, tác giả cũng thể hiện quan điểm
về tình yêu chân thật và táo bạo của mình.
- Hai người đã đặt bản năng của nam nữ lên vị trí ưu tiên, điều này cũng
được điều hòa một cách êm đẹp với quan điểm đạo đức đã có. Nhưng ở
điểm sự kết duyên của họ là do bản thân họ quyết định cũng cho thấy
được sự đối lập quyết định với xã hội mà họ đang phải đối mặt. Đối
tượng đầu tiên là nhân vật nữ phải đối mặt đó là bố mẹ, nhưng bố mẹ
của cô đã theo ý của con gái vì không thể đặt danh phận mang tính đạo
đức lên trên tính mạng con gái của mình. Kết cục điều này có ý nghĩa là
đã đồng ý với chủ trương của con gái mình là “việc nam nữ cảm thấy
yêu thương nhau là một việc trọng đại là tình lý của con người.” nói
cách khác bố mẹ cô công nhận tình cảm của con người có vị trí ưu tiên
hơn so với luân lý được danh phận hóa.
- Bố mẹ của Thôi Nương đã thuận theo con gái nhưng để chấp nhận Lý
Sinh là con rể họ đã phải đối đầu với một thế giới khác. Hai nhà không
có sự khác biệt về môn đăng hộ đối nhưng nhà Lý Sinh quá nghèo để
đón con gái nhà họ Thôi về. Cùng với việc khắc họa hình ảnh bố mẹ vì
tình yêu thương con, muốn cứu sống con gái của mình đã bỏ qua sự sai
biệt về thân phận mang tính xã hội như thế, cách nhìn của tác giả coi
danh phận hay thân phận là những yếu nhân có thể khắc phục được ở
hiện thực rất đáng chú ý.
- Nguyên nhân chia rẻ hạnh phúc của họ là loạn giặc Hồng Cân, điều
đáng chú ý là việc thiết định chiến tranh xảy ra do sự tham lam của con
người với tư cách là sự hung bạo của thế giới nhằm ngăn cản hạnh phúc
của họ và trong chiến tranh còn gặp phải sự xâm lược của ngoại quốc. ở
điểm loạn giặc Hồng Cân là cuộc chiến tranh vượt qua sự bất hạnh của
một cá nhân đã làm Cao Ly bị diệt vong. Điểm ý thức về dân tộc của tác
7
giả được ứng dụng một cách sâu sắc khi ông thiết định chiến tranh là

nguyên nhân chủ yếu gây ra nỗi bất hạnh của đôi vợ chồng cũng không
thể bỏ qua.
3.2. Nguyên Sinh mộng du lục
3.2.1. Tóm tắt
Nguyên Tử Hư một đọc sách dưới ánh trăng vào một đêm mùa thu. Đêm về
khuya tinh thần mệt mỏi, anh tựa vào bàn ngủ thiếp đi và đi vào giấc mơ.
Trong giấc mơ Nguyên Tử Hư biến thành thần tiên bay đến một dòng sông,
anh vừa huýt sáo vừa ngâm thơ thì có một người trí thức đến mời đi. Anh
đi theo người ấy đến một nơi có một ngôi đình thì thấy có nhà vua đang
ngồi, đó chính là vua Đoan Tông. Xung quanh nhà vua có 5 vị quan đang
bảo vệ. Nguyên Tử Hư đến trước mặt nhà vua diện kiến và ngồi vào vị trí
cuối cùng. Trong số 6 vị quan thì Pháo Bành Niên, Thành Tam Vấn, Hà Vĩ
Địa, Lý Khải, Lưu Thành Nguyên lần lượt theo thứ tự đều đọc những bài
thơ chứa đựng những điều phẫn uất. sau cùng đến lượt Nguyên Tử Hư đọc
thơ. Bỗng nhiên có một người đàn ông chạy tới cúi lạy nhà vua rồi nhìn 5
vị quan, sau đó người đàn ông rút kiếm ra vừa chửi vừa múa kiếm vừa hát
khúc bi thương. Người đàn ông đó là Du Ứng Phu. Giữa lúc đó, Nguyên Tử
Hư tỉnh giấc thì đó chỉ là câu chuyện của một giấc mơ.
3.2.2. Phân tích
Là tác phẩm nổi tiếng đặc biệt trong số các tiểu thuyết thuộc mô tip mộng
du sau tác phẩm Kim Ngao Tân thoại của Kim Thời Tập. trong câu chuyện
của một giấc mơ, Nguyên Tử Hư một trong 6 vị trung thần đã trực tiếp gặp
vua Đoan Tông cùng với các vị trung thần khác và nói chyện hăng say cho
thấy nội dung của giấc mơ chiếm phần quan trọng hơn so với cốt truyện.
Phần đầu của tác phẩm là từ thế giới hiện thực đi vào thế giới của giấc mơ.
Cũng như phần đầu của nhiều tiểu thuyết mộng du lục thông thường, phần
đầu của tiểu thuyết này cũng là phần đi vào giấc mộng. Nguyên Tử Hư là
một thư sinh vì không gặp may nên đã nhiều lần thi trượt nhưng khí khái
mạnh mẽ. anh là một thư sinh hiếm có phải vì nghèo nên buổi sáng anh
8

phải ra đồng làm ruộng ban đêm chăm chỉ đọc sách. Vào một đêm mùa thu
anh đang đọc sách thì ngủ thiếp đi và đi vào giấc mộng.
Tác giả Lâm Đễ là một quan chức nhưng ông đã phản đối tầng lớp quý tộc
trong sự hão huyền, ông đã tiếp xúc và sống cùng những người dân bình
thường. Thái độ cuộc sống không câu nệ nghi thức như vậy của tác giả
được phản ánh rõ qua nhân vật Nguyên Tử Sinh. Chính vì thế, nhân vật
Nguyên Tử Sinh được nghi ngờ không biết có phải chính là tác giả hay
không.
Trong giấc mơ Nguyên Tử Hư đã gặp vua Đoan Tông và các trung thần và
phê phán sự chiếm đoạt ngôi vua của Thế Tổ. Nguyên Tử Hư và các trung
thần đã ví việc chiếm đoạt ngôi vua của Thế Tổ là hành động của một tên
trộm và than vãn về sự suy đồi của trật tự nho giáo đương thời.
Về cấu tạo, thế giới trong giấc mơ là nội dung trọng tâm của tác phẩm, còn
thế giới hiện thực khi tỉnh mộng chỉ là mang tính hình thức. Ngoài ra, toàn
bộ những bài thơ của nhân vật trong tác phẩm cho thấy tấn bi kịch về sự
căm phẫn, thoái trào.
Tác giả đã phê phán sự chiếm đoạt ngôi vua của Thế Tổ dựa trên đạo lý của
Nho giáo, một đất nước không thể có 2 vua. Qua đó, sự xung đột của các
nhân vật phần nào được xoa dịu nhưng những xung đột cơ bản vẫn không
được giải quyết. tác phẩm chỉ dừng lại ở việc hòa giải mang tính nội tại ở
mức độ xoa dịu nỗi hận của các nhân vật.
NSMDL toát lên lòng trung thành của tác giả đối với nhà vua Đoan Tông .
Đồng thời có nhiều nết đặc trưng.
- Các nhân vật xuất hiện trong tác phẩm đều là các nhân vật có thật.
Nguyên Tử Hư chính là Nguyên Hạo, một trong các vị trung thần của triều
đình, nhà vua trong tác phẩm là Đoan Tông , 6 hạ thần là 6 vị trung thần
của triều đình. Tất cả đều là các nhân vật có thật. chính vì thế có nhiều ý
kiến nghi ngờ rằng các nhân vật này có phải là nhân vật hư cấu hay không.
- Cách đặt vấn đề của tác phẩm cũng rất độc đáo. Tác giả đã không
triển khai các sự kiện theo lối tường thuật mà thông qua những bài thơ của

các nhân vật, tác giả nêu ra chủ đề để thảo luận.
9
- Thông qua giấc mơ hoang tưởng và lãng mạng, tác giả muốn gửi
gắm chủ đề đến người đọc. qua đó, người đọc có thể thấy được tác phẩm đã
phản ánh ý đồ của tác giả một cách gián tiếp, thông qua phương tiện là một
giấc mơ hoang tưởng nói lên những mâu thuẫn hiện thực. đây chính là hình
ảnh thực của chính tác giả Lâm Đễ khi ông băn khoăn giữa hiện thực với ý
niệm của một sĩ đại phu.
Thoát khỏi một tiểu thuyết mộng du, tác phẩm còn chứa đựng ý nghĩa mang
tính lịch sử văn học thể hiện ở chỗ thông qua giấc mộng tác giả muốn thực
hiện tư tưởng của mình.
4. So sánh với truyện truyền kỳ Trung Quốc và Việt Nam
Truyện truyền kỳ Hàn Quốc và Việt Nam đều chịu ảnh hưởng của truyện truyền kỳ
Trung Quốc, nhưng đó không hề là sự mô phỏng vay mượn một cách cụ thể, mà là
sự chịu ảnh hưởng một cách toàn thể từ phương diện thể loại tiểu thuyết truyền kỳ
để sáng tạo nên tác phẩm truyền kỳ của riêng mỗi nước - vừa mang những đặc
điểm thể loại tác phẩm chung, vừa mang những nét riêng về tác giả cũng như văn
hóa, tình hình xã hội, địa lý mỗi nước.
GIỐNG NHAU:
Việt Nam và Hàn Quốc đều thuộc khu vực Đông Á, cùng là nước nhỏ bên cạnh
Trung Quốc rộng lớn và chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn hóa Hán. Nền văn học cổ
trung đại của 2 nước cũng chịu ảnh hưởng lớn của văn học Trung Quốc trên mọi
phương diện như thể loại, đề tài, quan niệm sáng tác v.v… Các nhà nho – nhà văn
Việt Nam, Hàn Quốc thông thường lấy tác gia, tác phẩm Trung Quốc làm khuôn
mẫu, tiêu chuẩn để đánh giá và phỏng tác. Trong suốt thời gian dài của lịch sử, 2
nước Việt – Hàn đều đã sử dụng chữ Hán, coi chữ Hán là chữ viết chính thức của
quốc gia cũng như trong sáng tác văn chương, thơ phú. Về sự phát triển văn học
cũng có nét tương đồng, đều gồm 3 bộ phận văn học là văn học dân gian, văn học
chữ Hán và văn học chữ quốc ngữ. Trong bộ phận văn học chữ Hán, đặc biệt trong
văn học truyền kỳ, đều chịu ảnh hưởng sâu đậm của văn học truyền kỳ Trung

10
Quốc. Tuy nhiên, ảnh hưởng này cũng có phần biến đổi tùy theo đặc điểm văn hóa
mỗi nước. Điều này được coi là thích nghi và biến đổi, tiếp nhận và sáng tạo.
Tiểu thuyết truyền kỳ Hàn Quốc và Việt Nam chịu ảnh hưởng ở một trình độ nào
đó của tiểu thuyết truyền kỳ Trung Quốc nên có điểm chung của thể loại tiểu
thuyết truyền kỳ.
a) Loại hình: diễm tình và kỳ quái.
+ Diễm tình:
• Là loại tiểu thuyết miêu tả sự ly hợp trong tình yêu nam nữ
• Các mô-típ: người và hồn ma giao hoan,
• Có 3 trường hợp: (Căn cứ theo tình huống gặp gỡ của nhân vật chính)
 Sự ly hợp của nam – nữ ở thế giới hiện thực
 Sự ly hợp của nam – nữ ở thế giới hiện thực rồi chuyển sang thế giới
phi hiện thực
 Sự ly hợp của nam – nữ hồn ma ở cả thế giới hiện thực và phi hiện
thực.
+ Kỳ quái:
• Là loại tiểu thuyết miêu tả sự vật trong bối cảnh thế giới khác
• Các mô-típ: giao du hay diệt trừ
• Chia ra 2 loại (Căn cứ theo nội dung)
 Mộng du
 Hiện thực
b) Kết cấu của tác phẩm: Kim Ngao tân thoại và Truyền kỳ mạn lục đều chịu
ảnh hưởng của Tiễn đăng tân thoại về tên tác phẩm, về đầu đề các truyện
trong tác phẩm cũng như về quy mô cấu trúc tác phẩm: tên của ba tác phẩm
đều mang khái niệm tiểu thuyết truyền kỳ "tân thoại" hay "mạn lục". Đầu
đề các truyện trong tác phẩm đều viết thể văn ký, truyện, chí, lục là các thể
loại văn học Trung Quốc tuy có những biến đổi; và quy mô cấu trúc tác
phẩm đều chia thành quyển, mỗi quyển 5 truyện.
c) Nghệ thuật:

+ xen lẫn thơ ca trong đối thoại giữa các nhân vật
+ sử dụng bút pháp ngụ tả thực trong lãng mạn (mượn việc thuật lại xã hội
không yên ổn, loạn ly với những câu chuyện tình yêu bi kịch; hoặc bình luận
11
những việc đã qua của triều cũ để thương kẻ khốn cùng, mặt khác ra sức
khuyến thiện trừng ác, nỗ lực biểu dương trinh tiết, ca ngợi hiếu trung)
KHÁC NHAU:
Chúng tôi sẽ tiến hành nghiên cứu so sánh điểm khác nhau tiểu thuyết truyền kỳ
Hàn Quốc - Trung Quốc - Việt Nam thông qua là 3 truyện tiêu biểu cho thể loại
tiểu thuyết truyền kỳ của mỗi nước
- Kim Ngao tân thoại (câu chuyện mới viết ở núi Kim Ngao) của Kim Thời Tập, 1
tác phẩm tiêu biểu cho 1 dòng văn học ở Hàn Quốc thế kỷ XV.
- Tiễn đăng tân thoại (câu chuyện mới viết dưới ngọn đèn) của Cù Hựu đời nhà
Minh Trung Quốc vào cuối thế kỷ XIV, đầu thế kỷ XV.
- Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ, một “thiên cổ tùy bút” của Việt Nam thế kỷ
XVI.
a) Loại hình:
- Ở loại hình diễm tình: Trong Kim Ngao tân thoại đã lấy thế giới hiện thực
làm trung tâm của nữ hồn ma. Còn Tiễn đăng và Truyền kỳ thì thấy rằng
hai tác phẩm này đều có chùm truyện viết về sự gặp gỡ giữa nam và nữ ở
thế giới hiện thực và phi hiện thực
- Ở loại hình kỳ quái: trong Kim Ngao chủ yếu sử dụng cấu trúc tạo mộng
du, còn trong đa số các tác phẩm của Tiễn Đăng tân thoại và Truyền kỳ
Mạn lục thì cấu tạo thế giới hiện thực làm trung tâm.
- Trong Kim Ngao tân thoại không có loại hình biệt truyện như trong Tiễn
Đăng tân thoại và Truyền kỳ mạn lục.
(Biệt truyện là loại hình tiểu thuyết hoá dật sự đối với nhân vật đặc biệt)
b) Cơ sở nội sinh:
-Tiễn Đăng tân thoại (TDTT): ra đời trong hoàn cảnh xã hội Trung Quốc ổn
định nên sáng tác để khuyến thiện trừ ác, tác giả kết hợp một cách tự nhiên

giữa yếu tố truyện cổ và yếu tố tiểu thuyết. Và Tiễn đăng là điển hình của
tiểu thuyết truyền kỳ của đời Minh - Trung Quốc.
-Truyền Kỳ mạn lục (TKML): sáng tác trong hoàn cảnh xã hội phong kiến
đang khủng hoảng trầm trọng, Nguyễn Dữ sáng tác nhằm tố cáo xã hội và
khẳng định tinh thần dân tộc chống giặc ngoại xâm. Tác giả Truyền kỳ đã
12
tiếp nhận ảnh hưởng phương thức sáng tác của Tiễn đăng để rồi sáng tác
nên tác phẩm trên cơ sở truyện cổ dân gian kỳ lạ của Việt Nam.
- Kim Ngao tân thoại (KNTT): dựa trên những điều thực tế mà ông nghe và
nhìn thấy để tố cáo những điều phi lý trong xã hội đương đại. Tác giả Kim
Ngao đã mượn mô-típ truyền kỳ từ Tiễn đăng để rồi sáng tác nên tác phẩm
để ngụ ý ý đồ sáng tác của mình.
c) Động cơ sáng tác
- TĐTT: nhấn mạnh ý nghĩa giáo dục con người, đề cao ca ngợi, hướng con
người đến cái thiện, trừ mọi cái ác. Không viết theo nhu cầu bức xúc của xã
hội đương thời mà chỉ chú tâm thể hiện quan điểm chủ quan của tác giả.
- TKML: gắn liền với nền văn hóa và văn học dân tộc, đặc biệt là với văn
học dân gian và văn xuôi lịch sử. Thể hiện chủ đề yêu nước, đánh giặc
ngoại xâm, tri thức uyên bác của tác giả về lịch sử và về văn học. Ngoài ra,
trong tác phẩm còn thể hiện được tư tưởng Nho giáo và Phật giáo. Ý đồ
giáo huấn của tác giả diệt trừ yêu quái làm hại dân lành.
+ KNTT: thể hiện ý đồ sáng tác của tác giả như giải mối hận không thi thố
được tài năng và không nhận được chức quan gì ở thế giới hiện thực (các
nhà nghiên cứu Hàn Quốc cho rằng điều này đã ngầm thể hiện lòng trung
thành của tác giả đối với nhà vua thời trước đó).
=> Xét trong ba tác phẩm, động cơ sáng tác của Kim Ngao được thể hiện rõ
nhất. Điều này ta có thể tìm thấy chứng cứ qua sự thực Kim Thời Tập cất
giấu tác phẩm Kim Ngao ở trong căn nhà nhỏ bằng đá. Như vậy, xem xét
các vấn đề ở trên, một lần nữa ta có thể xác nhận rõ một điều là cuộc đời
tác giả và tác phẩm có quan hệ mật thiết, không thể tách rời, và yếu tố

truyền kỳ trong tiểu thuyết truyền kỳ có đặc điểm thể loại có thể ngụ ý động
cơ sáng tác của tác giả.
d) Nội dung:
Tiễn đăng tân thoại Kim ngao tân thoại Truyền kì Mạn lục
-Đậm sắc thái truyền kỳ
diễm tình miêu tả tình yêu
nam nữ, truyện truyền kì
- Khắc họa nhân vật hồn ma
thiếu nữ để giải mối hận
trong tình yêu dang dở ở
- Miêu tả tình cảm của hoa
yêu mộc quái-> sự biến đổi
theo ý đồ sáng tác của tác
13
loại diễm tình đa dạng, gây
hứng thú cho độc giả.
kiếp trước-> mối hận của
tác giả đối với cuộc đời
ngang trái, bất công và đen
bạc(chủ đề diễm tình ngụ ý
giải hận) + đề cao sự trinh
tiết của phụ nữ
giả và mang yếu tố tín
ngưỡng bản địa
-giao du + diệt trừ
- Mang hình thái của tiểu
thuyết truyền kỳ điển hình
trên cơ sở các câu chuyện
được lưu truyền trong dân
gian, đặc biệt là những câu

chuyện ở thế giới khác để
sáng tác truyện mang lại
cho độc giả nhiều hứng thú.
-Giao du
- xây dựng cốt truyện xác nhận
tài năng văn chương của nhân vật
chính ở thế giới khác rồi được
nhận một chức quan hoặc quà
tặng
Giao du + diệt trừ
- sự biến đổi của tác phẩm
không những muốn gây
hứng thú cho độc giả+ giáo
huấn con người, diệt trừ yêu
quái làm hại dân lành, loại
bỏ trào lưu tư tưởng sùng
tín ma quái của xã hội Việt
Nam đương thời(ngụ ý sự
bất mãn của tác giả đối với
chính trị xã hội hiện thực)
- Tiễn đăng tân thoại mang hình thái của tiểu thuyết truyền kỳ điển hình
trên cơ sở các câu chuyện được lưu truyền trong dân gian, đặc biệt là những
câu chuyện ở thế giới khác để sáng tác truyện mang lại cho độc giả nhiều
hứng thú.
- Truyền kỳ mạn lục không có các truyện nhờ có tài năng văn chương và
đức hạnh mà nhận được chức quan ở thế giới khác, còn ngoài ra thì cũng
giống như Tiễn đăng nhưng tỷ lệ truyện châm biếm hiện thực hoặc diệt trừ
yêu quái cao hơn hẳn so với Tiễn đăng. Vì vậy, ta có thể thấy, sự biến đổi
của tác phẩm không những muốn gây hứng thú cho độc giả mà còn làm nổi
bật các điểm giáo huấn con người, loại bỏ trào lưu tư tưởng sùng tín ma

quái của xã hội Việt Nam đương thời, ngụ ý sự bất mãn của tác giả đối với
chính trị xã hội hiện thực.
14
- Kim Ngao tân thoại có xây dựng cốt truyện xác nhận tài năng văn chương
của nhân vật chính ở thế giới khác rồi được nhận một chức quan hoặc quà
tặng. Đây là cốt truyện thường thấy ở truyện cổ Hàn Quốc (như sự linh
nghiệm của bản thân về thế giới khác thần bí và kỳ lạ hoặc bằng trí tuệ của
con người khắc phục diệt trừ yêu ma tác oai tác quái). Khác với Tiễn đăng
và Truyền kỳ, Kim Ngao chỉ có truyện xác nhận tài năng văn chương của
nhân vật chính rồi nhận chức quan ở thế giới khác nên ta có thể thấy điểm
này là điểm cho biết rõ hơn ý đồ sáng tác của tác giả và bằng chứng cho
tính sáng tạo của Kim Ngao. Vì thế, ta khó có thể thấy Kim Ngao là tiểu
thuyết truyền kỳ có mục đích giáo huấn hoặc gây hứng thú cho độc giả.
=> Có thể lý giải sự khác nhau này là vì tác giả của Tiễn đăng và Truyền kỳ
đã từng làm quan trong thực tế nên không xây dựng mô típ làm quan ở thế
giới khác trong tác phẩm của mình, còn tác giả của Kim Ngao Kim Thời
Tập tuy có học vấn và tài năng văn chương nhưng không thể làm quan để
có dịp thi thố tài năng nên đã thông qua tác phẩm của mình, ngụ ý giải hận
sinh bất phùng thời hoài tài bất ngộ.
Tác
phẩm

Phân loại
Kim Ngao tân thoại
Tiễn Đăng tân
thoại
Truyền kỳ mạn lục
Giao du
Quan
chức

Tài năng
văn
chương
Nam Viêm
phù châu chí
Tuý du Phù
Bích đình
ký.

Đức hạnh
Tu Văn xá nhân
truyện

Quà tặng
Tài năng
văn
chương
Long cung
phó yến lục
Thuỷ cung khánh
hội lục.
Long Đường linh
hội lục.

Đức hạnh Giám hồ dạ phiếm

Từ Thức tiên hôn lục
15
Giáo
huấn

Trải
nghiệm
Lệnh hồ sinh
minh mộng lục.
Phú quý phát tích
ty chí.
Thiên Thai phỏng
ẩn lục.
Tam sơn phúc địa
chí.
Phạm Tử Hư du thiên tào lục.
Trà đồng giáng đản lục.
Châm
biếm
Hoa đình phùng
cố nhân ký
Hạng Vương từ ký
Kim Hoa thi thoại ký.
Lý tướng quân truyện
Đà Giang dạ ẩm ký.
Na Sơn tiều đối lục.
Diệt trừ
Diệt trừ

Đạo thuật
Mẫu đơn đăng ký.
Thân dương động
ký.
Mộc miên thụ truyện
Đào thị nghiệp oan ký

Đông triều phế tự truyện.
Xương Giang yêu quái lục.
Xử kiện Long Đình đối tụng lục
Quan
chức
Xử kiện
Thái hư tư pháp
truyện
Vĩnh châu dã
miếu ký
Dạ Xoa bộ soái lục.
Tản viên từ phán sự lục
Chúc các bạn thành công
16

×