Tải bản đầy đủ (.doc) (35 trang)

Nghiên cứu khoa học DUNG HỢP TÔN GIÁO VÀ TÍN NGƯỠNG DÂN GIAN Ở CHÙA PHẬT TÍCH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (842.33 KB, 35 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA VIỆT NAM HỌC VÀ TIẾNG VIỆT

BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
CHUYÊN NGÀNH VIỆT NAM HỌC

DUNG HỢP TƠN GIÁO VÀ TÍN NGƯỠNG
DÂN GIAN Ở CHÙA PHẬT TÍCH

Giảng viên hướng dẫn:
Sinh viên thực hiện :
Khóa
:

Hà nội, 2013

TS. Lê Thị Thanh Tâm
Đào Thị Thơm
K56 - Việt Nam học


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.................................................................................................................................................1
1. Lý do nghiên cứu.................................................................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu...........................................................................................................................2
3. Phạm vi nghiên cứu............................................................................................................................2
4. Lịch sử nghiên cứu..............................................................................................................................2
5. Phương pháp nghiên cứu...................................................................................................................4
CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ CHÙA PHẬT TÍCH..........................................................................................5
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của chùa Phật Tích........................................................................5


1.2. Giá trị văn hóa của chùa Phật Tích...................................................................................................8
1.2.1. Giá trị giáo dục của chùa Phật Tích...............................................................................................8
1.2.2. Giá trị nghệ thuật của chùa Phật Tích...........................................................................................9
1.2.3. Giá trị du lịch của chùa Phật Tích................................................................................................10
CHƯƠNG II: DUNG HỢP TƠN GIÁO VÀ TÍN NGƯỠNG DÂN GIAN QUA PHƯƠNG DIỆN KIẾN TRÚC VÀ
ĐIÊU KHẮC............................................................................................................................................11
2.1. Kiến trúc ngơi chùa Phật Tích.........................................................................................................11
2.2. Tượng phật A Di Đà........................................................................................................................14
2.3. Tượng Hộ Pháp (Bát bộ kim cương)...............................................................................................15
2.4. Tượng Người Chim.........................................................................................................................15
2.5. Chân cột chạm dàn nhạc................................................................................................................16
2.6. Tượng linh thú trước tịa tam bảo.................................................................................................16
2.7. Vườn tháp sau chùa.......................................................................................................................17
2.8. Một số cơng trình kiến trúc điêu khắc khác...................................................................................17
CHƯƠNG III: DUNG HỢP TƠN GIÁO TÍN NGƯỠNG DÂN GIAN QUA PHƯƠNG DIỆN TRUYỀN THUYẾT, LỄ
HỘI.......................................................................................................................................................19
3.1. Truyền thuyết “Từ Thức gặp tiên”..................................................................................................19
3.2. Lễ hội.............................................................................................................................................20
KẾT LUẬN..............................................................................................................................................22
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................................23
PHỤ LỤC...............................................................................................................................................24


MỞ ĐẦU
1. Lý do nghiên cứu
Chùa Phật Tích (cịn gọi là Vạn Phúc Tự) là di tích lịch sử văn hóa đặc
biệt quốc gia. Chùa Phật Tích nằm trên địa bàn diễn ra sự giao lưu tiếp biến giữa
tín ngưỡng bản địa với Phật giáo Ấn Độ (giao lưu tiếp biến giữa yếu tố bản địa
với yếu tố ngoại lai), cùng với chùa Dâu hình thành nên trung tâm Phật giáo Luy
Lâu, là trung tâm phật giáo phát triển sớm hơn cả trung tâm Phật giáo Lạc

Dương và Bành Thành của Trung Quốc. Chính vì vậy, Chùa Phật tích cịn được
coi là cái nôi của Phật giáo Việt nam, nơi phát tích đạo Phật ở Việt Nam.
Chùa được xây dựng vào năm 1057, triều vua Lý Thánh Tông nên về cơ
bản, chùa mang dáng vẻ kiến trúc, điêu khắc độc đáo của thời Lý. Trong tiến
trình lịch sử hình thành và phát triển của ngôi chùa, trải qua nhiều triều đại với
nhiều thăng trầm của lịch sử, chùa đã được tơn tạo, phục dựng nhiều lần, vì vậy
ngơi chùa khơng còn giữ được những nét cổ xưa như trước. Thay vào đó, chùa
vẫn cịn lưu giữ được nhiều cổ vật có giá trị mang tầm cỡ quốc gia và những dấu
ấn thể hiện rõ nét những sinh hoạt tâm linh của người Việt cổ mà ở trong một
ngơi chùa có sự hỗn dung giữa những nền văn hóa ngoại lai (tôn giáo – chủ yếu
là Phật giáo) với yếu tố bản địa (phong tục tập quán, tín ngưỡng dân gian) với
những dấu ấn lịch sử văn hóa như vậy, chùa Phật Tích được đánh giá là ngơi
chùa cổ nhất nước ta. Chính vì lẽ đó, tìm hiểu về lịch sử tồn tại và phát triển
cũng như nghiên cứu những nét văn hóa độc đáo của chùa Phật Tích sẽ là một
trong những đóng góp cho việc đi sâu vào tìm hiểu đời sống tâm linh của người
dân vùng Kinh Bắc nói riêng cũng như của người Việt Nam nói chung trong tiến
trình dung hợp giữa tín ngưỡng bản địa với các nền văn hóa lớn.
Từ q trình khảo sát và qua những hiểu biết trên, chúng tôi đã chọn
nghiên cứu đề tài: “Dung hợp tơn giáo và tín ngưỡng dân gian ở chùa Phật
Tích” nhằm có cái nhìn tổng qt hơn về vị trí, vai trị, giá trị của chùa Phật
Tích đối với nền văn hóa dân tộc.

1


2. Mục tiêu nghiên cứu
- Đi sâu vào làm rõ q trình dung hợp tơn giáo mà chủ yếu là Phật giáo
và tín ngưỡng dân gian ở chùa Phật Tích trên cả hai phương diện tín ngưỡng hóa
Phật giáo và Phật giáo hóa tín ngưỡng dân gian.
- Thơng qua việc nghiên cứu q trình dung hợp tơn giáo và tín ngưỡng

dân gian của người Việt cổ để khẳng định tầm quan trọng và giá trị của chùa
Phật Tích. Hơn thế nữa, còn tạo cơ sở lý luận cho việc quy hoạch và thực hiện
những chính sách bảo tồn và phát huy những giá trị của chùa Phật Tích cũng
như các ngôi chùa Việt cổ.
3. Phạm vi nghiên cứu
- Nghiên cứu chùa Phật Tích qua các triều đại và niên đại lịch sử.
- Nghiên cứu và tìm hiểu quá trình dung hợp tơn giáo và tín ngưỡng dân
gian của người Việt cổ qua mơ hình chùa Phật Tích từ các phương diện: Kiến
trúc, điêu khắc, truyền thuyết và lễ hội.
4. Lịch sử nghiên cứu
Qua tìm hiểu, chúng tơi thấy có khá nhiều tác giả và nhiều nghiên cứu
quan tâm đến vấn đề dung hợp giữa tơn giáo với tín ngưỡng bản địa, song những
nghiên cứu đó có những cách tiếp cận khác nhau như: lịch sử văn học, mỹ thuật
học hay văn hóa học, và hầu như là tập trung tiếp cận ở phạm vi vĩ mô, chỉ tập
trung nghiên cứu tơn giáo hoặc tín ngưỡng một cách riêng biệt. Bài “Phật giáo
với sáng tạo nghệ thuật ở chùa Phật Tích” trong cuốn sách“Mỹ thuật Lý – Trần,
Mỹ thuật Phật giáo” của PGS. TS Chu Quang Trứ đã tập trung nghiên cứu khía
cạnh kiến trúc, điêu khắc của ngơi chùa Phật Tích; tuy tác giả có đề cập đến sự
dung hợp giữa tơn giáo và tín ngưỡng nhưng khơng rõ nét.
Cơng trình “Lễ Hội Việt Nam” của tác giả Lê Trung Vũ và Lê Hồng Lý
đề cập hội chùa Phật Tích. Song, tác giả vẫn tập trung tiếp cận vấn đề qua góc
nhìn của lịch sử học hơn là làm rõ những yếu tố ngoại lai và bản địa ở phương
diện lễ hội.

2


Trong tạp chí nghiên cứu Phật học số 3/2011, nhà nghiên cứu Nguyễn
Hữu Ninh có bài “Một số bài thơ về chùa Phật Tích dưới góc nhìn văn hóa –
nghệ thuật” nhắc đến chùa Phật Tích thuộc tỉnh Bắc Ninh (từ sự kiện Nguyễn

Trãi viết “Vịnh cảnh chùa Phật Tích”). Cũng giống với những đề tài khác về
chùa Phật Tích thì nhà nghiên cứu cũng thơng qua một số tác phẩm văn học dân
gian để gợi ý người tìm hiểu mường tượng về ngơi chùa Phật Tích qua khía cạnh
lịch sử.
Với các nhìn tổng hợp, cuốn sách: “Chùa Việt Nam” của Hà Văn Tấn
cũng có đề cập đến chùa Phật Tích, nhưng vẫn tập trung về tên gọi, niên đại của
chùa và khái quát những di sản độc đáo của ngôi chùa, mà chưa thực sự quan
tâm nhiều đến những yếu tố Phật giáo và tín ngưỡng qua mơ hình chùa Phật
Tích.
Ngày 10/5/2011, Viện Nghiên cứu Tơn giáo và Viện Nghiên cứu Phật học
phối hợp với trường Đại học Mỹ thuật đã tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề:
“Phật Tích trong tiến trình lịch sử” diễn ra tại chùa Phật Tích (thơn Phật Tích,
xã Phật Tích, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh). Hội thảo đã được đông đảo các
nhà khoa học, nhà nghiên cứu và các nhà quản lý văn hóa từ cấp Trung ương
đến địa phương tới dự hội thảo. Những vấn đề được đề cập ở hội thảo chủ yếu đi
vào thảo luận, nghiên cứu và cung cấp những thơng tin về các khía cạnh nghiên
cứu ngơi chùa như: tên gọi, niên đại, tiến trình tồn tại và phát triển, quy mô xây
dựng và trùng tu qua các giai đoạn lịch sử. Hơn nữa, hội thảo cũng đi sâu vào
phân tích những giá trị của các di sản điêu khắc, kiến trúc độc đáo và khẳng định
những giá trị văn hóa của chùa Phật Tích, là di sản phong phú, đồng thời còn
khẳng định vai trò của các thiền sư cũng như của chùa Phật Tích đối với nền
Phật giáo Việt Nam, đặc biệt là dòng Thiền Lâm Tế nói riêng trong lịch sử Phật
giáo Việt Nam. Với chủ đề như vậy, chùa Phật Tích được các nhà khoa học, các
nhà nghiên cứu tiếp cận dưới góc nhìn của lịch sử học, từ đó đi nghiên cứu
những giá trị văn hóa của ngơi chùa.
Thơng qua q trình đọc và tìm hiểu, đề tài chúng tơi đã kế thừa những
kết quả nói trên, đồng thời củng cố thêm những lý luận về vấn đề tơn giáo, tín
3



ngưỡng cũng như q trình dung hợp tơn giáo với tín ngưỡng dân gian ở chùa
Phật Tích.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp phân tích tài liệu được thu thập ở nhiều nguồn như:
internet, sách, báo, tạp chí….
- Phương pháp nghiên cứu khảo sát thực địa tại khu vực nghiên cứu và
tiến hành phỏng vấn đối tượng có liên quan như: Trụ trì chùa, các sư trong chùa,
người dân xung quanh khu vực chùa.
- Phương pháp nghiên cứu liên ngành: Vì đề tài liên quan đến yếu tố tơn
giáo, triết học, văn hóa, văn học… nên người viết cố gắng áp dụng nhiều cách tư
duy, lý luận khác nhau để làm sáng tỏ vấn đề.

4


CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ CHÙA PHẬT TÍCH
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của chùa Phật Tích
Chùa Phật Tích hiệu là Vạn Phúc tự, nằm ở phía Nam núi Phật Tích (hay
cịn gọi là núi Lạn Kha) thuộc thơn Phật Tích, xã Phật Tích, huyện Tiên Du, tỉnh
Bắc Ninh. Chùa Phật Tích nằm ở địa bàn diễn ra cuộc gặp gỡ giữa Phật giáo Ấn
Độ và tín ngưỡng dân gian Việt cổ, cùng với chùa Dâu đã hình thành nên trung
tâm Phật giáo Luy Lâu được nhận định là trung tâm Phật giáo có trước cả trung
tâm Phật giáo Lạc Dương và Bành Thành của Trung Quốc. Theo cuốn sách
“Phật giáo với văn hóa Việt Nam của tác giả Nguyễn Đăng Duy”có đưa ra
thơng tin từ sách “Thiền uyển tập anh” có chép chuyện Hồng hậu Ỷ Lan thời
Lý đã hỏi nhà sư Trí Khơng về việc Phật giáo và nước ta từ bao giờ thì nhà sư
Trí Khơng đã trích lời nhà sư Đàm Thiên - Trung Quốc khi trả lời thái hậu Linh
Nhâm vợ vua Tùy Văn đế, hỏi về tình hình Phật giáo ở xứ Giao Châu chúng ta.
Nhà sư Đàm Thiên trở lời: “Xứ Giao Châu có đường thơng sang Thiên Trúc,
Phật giáo vào Trung Quốc chưa phổ cập đến Giang Đông, mà xứ Giao Châu ấy

ở Luy Lâu đã dựng được hơn 20 bảo tháp, độ được hơn 500 vị tăng, dịch được
150 bộ kinh rồi, thế là xứ ấy theo đạo Phật trước”. Ngoài ra, Phật giáo Việt
Nam mang màu sắc của phật giáo Ấn Độ. Trước khi có sự tiếp thu của Phật giáo
Trung Hoa, nên từ Buddha đã được phiên âm sang tiếng Việt là Bụt. Trong cuốn
sách “ Đạo đức Phật giáo với đạo đức con người Việt Nam” có nhắc tới Phật
giáo Giao Châu thời kì này mang sắc thái của tiểu thừa Nam Tông, trong con
mắt của Việt Nam nơng nghiệp Bụt được hình dung như một vị thần dân đã tồn
năng có mặt ở khắp nơi để cứu giúp người tốt và trừng trị kẻ ác. Sau đó ở những
thế kỷ tiếp theo, Phật giáo Giao Châu chịu ảnh hưởng của Phật giáo đại thừa
Bắc Tông từ Trung Hoa vào thì từ Bụt (Tiên) được thay bằng từ Phật và từ đó
thì từ Bụt hay Tiên chỉ xuất hiện ở những tác phẩm văn học dân gian.
Từ đó càng khẳng định Phật giáo được truyền bá vào Việt Nam là
từ Ấn Độ và vùng Luy Lâu là trung tâm phật giáo đầu tiên của Việt Nam, sớm
hơn hai trung tâm Lạc Dương và Bành Thành. Vì lẽ đó, vùng Luy Lâu vơ hình
trở thành nơi hội tụ các luồng văn hóa, điều đó giúp cho việc đạo Phật truyền bá
5


vào Việt Nam dễ dàng hơn, gắn với quá trình hoạt động, truyền bá đạo Phật của
nhà sư Ấn Độ là Khâu Đà La. Lĩnh Nam Chích quái và Cổ châu Pháp Vân Phật
bản hạnh ngữ lục có ghi rằng: Nhà sư Khâu Đà La lập am tu hành tại Phật Tích,
dùng Phật chú của mình mưu cầu mưa gió hòa thuận cho người dân vùng Kinh
Bắc và hoạt động truyền giáo của nhà sư Khâu Đà La còn gắn với truyền thuyết
Phật giáo Thạch Quang Phật và Phật Mẫu Man Nương. Nó đã giải thích cho
việc Phật giáo du nhập vào Việt Nam đã bám rễ và kết hợp chặt chẽ với tín
ngưỡng bản địa để phát triển. Vì vậy, có q trình Phật giáo hóa tín ngưỡng
song song với q trình tín ngưỡng hóa Phật giáo để Phật giáo Việt Nam mang
màu sắc riêng của văn hóa Việt Nam.
Phật Tích nằm ở địa bàn diễn ra sự dung hợp của Phật giáo và Tín
ngưỡng. Dựa theo nhiều tài liệu, thì có thể cho rằng, chùa Phật Tích là một trong

những ngơi chùa phát tích của đạo Phật ở Việt Nam, là cái nôi của Phật giáo
Việt Nam. Trong “lịch sử Phật giáo Việt Nam” cũng ghi lại rằng: Vào thế kỉ V
và VI, khu vực núi Tiên Du là một trung tâm Phật học lớn, là nơi tập trung và
giảng đạo của nhiều thiền sư như Đạt Ma Đề Bà, Tì Ni Đa Lưu Chi….
Chùa Phật Tích được xây dựng năm Đinh Dậu 1057 dưới thời vua Lý
Thánh Tông. Theo văn bia đá “Vạn Phúc Đại Thiền Tự Bi” năm Chính Hịa thứ
bảy dưới thời vua Lê Hy Tơng (1686) được đặt ở sân chùa có khắc: “Năm Long
Thụy Thái Bình thứ tư (1057), vua thứ 3 nhà Lý là Lý Thánh Tông đã cho xây
dựng ngôi chùa hiệu Vạn Phúc Tự, cất lên cây tháp quý cao ngàn trượng, lại
dựng pho tượng mình vàng cao 6 thước, cấp cho hơn trăm thửa ruộng xây chùa
chẵn trăm tòa. Trên đỉnh núi mở ra tòa nhà đá, cấp trong điện tự nhiên sáng
như ngọc lưu ly, điện ấy đã rộng là to, sáng sủa lại lớn. Trên bậc thềm đằng
trước có bày mười con thú, phía sau có Ao rồng, gác cao vẽ chim Phượng và
sao Ngưu, sao Đẩu sáng lấp lánh, lầu rộng và tay rồng với tới tận trời cao,
cung Quảng vẽ hoa nhị hồng…”. Không những vậy, trong q trình tu sửa, tơn
tạo ngơi chùa năm 2008, khi khai quật móng tháp, các nhà khảo cổ học đã tìm
thấy những viên gạch nung có khắc “Lý gia đệ tam đế Long Thụy Thái Bình tứ
niên tạo”. Từ những cơng trình khai quật như vậy, đã xác định rõ hơn về niên
6


đại của ngơi chùa. Chính vì thế, Chùa Phật Tích là một cơng trình kiến trúc và
điêu khắc độc đáo mang đậm nét của thời Lý. Phật giáo dưới thời Lý được coi
trọng nên vì vậy mà chùa Phật Tích được xem như là một trong những ngơi chùa
có vị trí và vai trị quan trọng, có tính chất quốc gia, vừa là nơi lễ phật của vua
quan, vừa là hành cung cho các vua nghỉ ngơi, tĩnh tâm. Năm 1071, trong một
lần về Chùa thưởng ngoạn, vua Lý Thánh Tông đã tự tay viết chữ Phật dài một
trượng sáu thước và sai khắc dựng để ở chùa Phật Tích. Trải qua 8 đời vua thời
Lý (1010 – 1225), chùa Phật Tích càng được mở rộng và xây dựng khang trang,
trở thành đại danh lam.

Sang tới thời Trần (1225 – 1400), đạo Phật vẫn tiếp tục phát triển song
song với Nho giáo và Đạo giáo. Chùa Phật Tích là trung tâm của Phật giáo, hội
tụ vua quan, cao tăng và các tín đồ phật tử truyền bá và giảng thuyết. Chùa Phật
Tích cịn là trung tâm Nho giáo, là nơi đào tạo, tổ chức các cuộc thi tuyển chọn
quan lại. Vua nhà Trần đã lập một thư viện Lạn Kha, do danh nho Trần Tôn làm
viện trưởng để giảng dạy học trị. Ngồi ra, nhà vua cịn cho dựng cung Bảo
Hòa, để tập hợp các văn thần, nho sĩ đến để sáng tác thơ ca. Năm 1383, vua Trần
Nghệ Tông vãn cảnh chùa Phật Tích và cho sáng tác tập sách “Bảo Hòa dư bút”
tại cung Bảo Hòa và sau đó tổ chức thi Thái học sinh ở đây. Chùa Phật Tích trở
thành một chủ đề để sáng tác thơ văn, trong đó có một số bài thơ nổi tiếng của
các nho sĩ, văn thần nhà Trần như: Nho sĩ Chu Văn An với bài “Phật Tích bộ
Tiên Du sơn tùng kính”; Danh sĩ Phạm Sư Mạnh có bài “Phật Tích sơn ngẫu
đề”; Nguyễn Phi Khanh có bài “Đề chùa Tiên Du”, về sau này Nguyễn Trãi có
bài “Vịnh cảnh Chùa Phật Tích”.
Sang thời Lê – Trịnh, vào thế kỷ 17 – 18, sau một thời gian đất nước diễn
ra nội chiến thì đạo Phật đã được phục hưng trở lại. Đây cũng là mốc lịch sử
quan trọng của chùa Phật Tích với sự xuất hiện của sư tổ Chuyết Chuyết, là vị
sư tổ đầu tiên của dòng Thiền Lâm Tế ở Việt Nam. Cũng vì vậy, chùa Phật Tích
sớm trở thành tùng lâm Phật giáo lớn. Chùa tiếp tục được trùng tu tơn tạo với
quy mơ lớn và có giá trị nghệ thuật cao, người có cơng trong việc tôn tạo này là
đệ nhất cung tần của chúa Thanh Đô Vương Trịnh Tráng (1623 – 1657) là bà
7


Trần Thị Ngọc Am. Sau này để ghi nhớ công ơn của bà chúa, chùa Phật Tích đã
dựng cạnh tam bảo một phủ chúa để thờ bà. Đời vua Lê Cảnh Tơng (1740 –
1786) có mở đại yến hội tại chùa. Vậy, có thể nói rằng Phật giáo ở thời kỳ này
tuy khơng cịn bề thế như trước nhưng vẫn rất phát triển.
Sang tới triều Nguyễn, Phật giáo với sự mở rộng các tơng phái của mình
thì các ngơi chùa ở khắp mọi nơi đều được tu sửa trong đó năm 1846, vua Thiệu

Trị triều Nguyễn cũng cho trùng tu lại Chùa.
Sang thế kỷ thứ XX, thời Pháp thuộc, chùa Phật Tích bị phá hủy hồn
tồn năm 1947; những cơng trình kiến trúc, điêu khắc đều bị hư hỏng bởi đạn
pháo của quân xâm lược. Tuy nhiên, chùa vẫn lưu giữ được một số cổ vật có giá
trị mang tầm cỡ quốc gia. Sau khi hịa bình lập lại cho đến nay, thì chùa Phật
Tích vẫn được khơi phục và tôn tạo dần. Năm 1959 và năm 1986 chùa được
dựng lên khá đơn giản để làm nơi giữ gìn pho tượng A Di Đà nghìn năm tuổi.
Năm 1962, chùa Phật Tích được xếp hạng là một trong những di tích lịch sử văn
hóa đặc biệt cấp quốc gia, và thường xun được tu bổ, tơn tạo và giữ gìn. Vì
vậy, ở những giai đoạn sau, chùa Phật Tích được tiến hành trùng tu một số gian
nhà như tòa Tam Bảo, nhà Tổ, và nhà Mẫu…. Đến năm 2008, trong quá trình tu
bổ, chùa đã phát lộ được móng tháp, được xác định là xây dựng dưới thời Lý,
trước cơng trình khảo cổ như vậy, chùa được xếp vào dự án, tu sửa với quy mô
lớn và là một trong những cơng trình kỷ niệm đại lễ 1000 năm Thăng Long.
1.2. Giá trị văn hóa của chùa Phật Tích
Cùng với những thăng trầm của lịch sử dân tộc, cùng với sự phát triển
hưng thịnh cũng như những giai đoạn suy tàn của Phật giáo, chùa Phật Tích đã
để lại những giá trị văn hóa phản ánh rõ nét những hoạt động đời sống tâm linh
của người dân vùng Kinh Bắc nói riêng và của người Việt nói chung, những giá
trị ấy phản ánh phần nào hành trình dung hợp tơn giáo với tín ngưỡng dân gian
của người Việt cổ.
1.2.1. Giá trị giáo dục của chùa Phật Tích
Phật giáo từ Ấn Độ truyền bá vào Việt Nam với giáo lí và đạo đức của
một tơn giáo chính thống đã dung hợp với đời sống văn hóa, chính trị, tín
8


ngưỡng và đạo đức truyền thống của người Việt để hình thành một hệ tư tưởng
từ bi, hỉ xả, cứu khổ cứu nạn. Chính vì vậy, những ngơi chùa được xây dựng lên
nhằm mục đích hướng thiện, cầu cho quốc thái dân an. Chùa Phật Tích cũng

vậy, ngay từ khi được xây dựng lên, chùa đã giữ một vai trò quan trọng, đó là
nơi mà các nhà sư giảng đạo, thuyết pháp cho các bậc vua quan hoặc cho tu sĩ.
Ở thời Lý, chùa Phật Tích có thể coi là một trong những ngôi chùa mẫu
mực để các tăng ni, phật tử tu hành cũng như giảng dạy Phật pháp.
Bước sang thời Trần, mặc dù có sự hịa nhập của văn hóa Trung Hoa đó là
Nho giáo và Đạo giáo, và nó cùng tồn tại song song với Phật giáo. Chùa Phật
Tích tiếp tục là một trung tâm Phật giáo lớn, hơn thế nữa còn là một trung tâm
nho học, là nơi tổ chức, đào tạo, tuyển chọn quan lại. Vậy, ngoài Văn Miếu
Quốc Tử giám là nơi tổ chức thi các cuộc thi Nho học tuyển chọn quan lại, thì
chùa Phật Tích cũng giữ vị trí và vai trị là một trong những trung tâm giáo dục
Nho học. Vua Trần còn cho dựng thư viện ở đây để các nho sĩ đến sáng tác và
bình phẩm thơ văn.
Ở những thời kỳ sau, chùa Phật Tích vẫn giữ vai trị là nơi giáo dục con
người về mặt đạo đức, lối sống thông qua việc đến tu hành và thuyết pháp của
nhiều bậc cao tăng, và các tín đồ phật tử.
1.2.2. Giá trị nghệ thuật của chùa Phật Tích
Vì là chùa được xây dựng dưới thời Lý, vậy nên hầu hết những cơng
trình nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc ở đây đều mang dáng vẻ độc đáo của nghệ
thuật thời Lý. Đã có khá nhiều tranh luận về niên đại của những cổ vật đó, một
phần vì do lịch sử tồn tại lâu đời, lại do không được ghi chép rõ ràng, phần vì do
bị phá hủy cùng với thời gian, việc xác định cũng gặp khó khăn. Thế nhưng
những sáng tạo nghệ thuật ở chùa Phật Tích cũng là một bằng chứng chứng
minh sự dung hợp giữa những yếu tố ngoại lai với những yếu tố bản địa để tạo
thành một hướng sáng tạo nghệ thuật đầy màu sắc Việt Nam.
Thứ nhất là tượng linh thú gồm 5 cặp: sư tử, ngựa, voi, trâu, tê giác được
xếp đối xứng trước cửa tam bảo. Tượng linh thú hiện vẫn được tiến hành xác
định niên đại, song về cơ bản có phần mang màu sắc của tượng tròn thời Lý.
9



Thứ hai, đó là pho tượng A Di Đà bằng đá 1000 năm tuổi, là bảo vật quốc gia,
được tạc theo phong cách Ấn Độ, nhưng mang dáng dấp của người Việt Nam,
nó thể hiện cho sự giao lưu tiếp biến của các luồng văn hóa khác nhau với yếu tố
bản địa của người Việt Nam.
Tiếp theo là nền móng tháp được phát hiện cùng với nhiều cổ vật khác
như: Đầu rồng, chim thần, tượng nữ thần mình chim Kinnari có phần giống với
nghệ thuật Chămpa.
Ngồi ra, khoảng hơn 30 ngơi tháp thờ các vị tổ sư đã trụ trì ở chùa Phật
Tích, được xác định là có niên đại dưới thời Lê – Trịnh khoảng thế kỉ 17-18.
Những cổ vật được tìm thấy ở chùa Phật Tích mang giá trị vô cùng quan trọng,
không những để xác định niên đại của ngơi chùa, mà cịn xác định được phong
cách nghệ thuật được sử dụng trong những điêu khắc đá ở chùa.
1.2.3. Giá trị du lịch của chùa Phật Tích
Với lịch sử tồn tại hàng nghìn năm, hệ thống cổ vật đầy giá trị và cùng với
các hoạt động nghệ thuật diễn xướng, các trò chơi dân gian như: Cờ người, hát
quan họ, hát chầu văn được tổ chức vào dịp lễ hội (ngày mùng 4 tháng giêng),
chùa Phật Tích dần được biết đến là một đại danh lam Phật giáo có khả năng
phát triển du lịch, thu hút khách thập phương về chiêm bái, lễ Phật cũng như
nghỉ ngơi tĩnh tâm.
Chùa Phật Tích cịn là nơi mà các giới chuyên ngành khoa học xã hội đến
để tìm hiểu và nghiên cứu tơn giáo, tín ngưỡng, mỹ thuật, cũng như các hướng
nghiên cứu khác.

10


CHƯƠNG II: DUNG HỢP TƠN GIÁO VÀ TÍN NGƯỠNG DÂN GIAN
QUA PHƯƠNG DIỆN KIẾN TRÚC VÀ ĐIÊU KHẮC
Chùa Phật Tích là một trong những ngơi chùa tháp cịn giữ được nhiều cổ
vật có đặc điểm kiến trúc, điêu khắc độc đáo của thời Lý. Đó là những sáng tác

mỹ thuật Phật giáo. Tuy nhiên, những sáng tác mỹ thuật này khơng hồn tồn
mang màu sắc của Phật giáo Ấn Độ mà ngược lại nó là sự tổng hịa chắt lọc của
những yếu tố văn hóa ngoại lai khác với yếu tố văn hóa bản địa, nó thể hiện sức
sáng tạo nghệ thuật của con người Việt Nam lúc bấy giờ một cách độc đáo và
khéo léo. Nó thể hiện ngay ở những điêu khắc tượng trịn, ở cách bài trí của một
ngôi chùa hoặc ở những hoa văn chạm trổ vơ cùng điêu luyện, sống động. Một
cái gì đó mang dáng dấp của hồn người Việt. Dưới đây là một số cơng trình kiến
trúc điêu khắc độc đáo thể hiện sự khéo léo trong việc kết hợp những yếu tố tơn
giáo ngoại lai với tín ngưỡng bản địa.
2.1. Kiến trúc ngơi chùa Phật Tích
Chùa Phật Tích được kiến trúc qua ba cấp nền chùa, theo sườn núi Phật
Tích - một kiến trúc tiêu biểu của thời Lý. Các cấp nền chùa thì được ngăn cách
bởi một dãy đá kè hình chữ nhật.
Đi từ cổng chùa bước qua khoảng hơn 20 bậc thang đến tam quan tức là
gác chuông của chùa (hiện đã được xây dựng mới) khơng cịn thấy được kiến
trúc cổ của tam quan, song các nhà xây dựng vẫn dựng theo mẫu gác chng có
2 tầng. Qua tam quan là bậc nền thứ nhất, đó là sân chùa với 2 dãy hành lang
rộng cùng với vườn hoa mẫu đơn là nơi diễn ra câu chuyện “Từ Thức gặp tiên”.
Ở bậc nền thứ hai là nơi dựng lên chùa Phật Tích với Tam bảo chính điện,
phủ chúa, nhà tổ được bài trí theo kiểu “nội cơng ngoại quốc”.
Nền thứ ba là khu vực tháp đá và ao rồng (long trì), ao rồng có hình chữ
nhật dài 7m, rộng 5m, sâu 2,5m ở phía sau chùa.
Chùa Phật Tích ở các triều đại khác nhau vẫn giữ kiểu kiến trúc “nội công
ngoại quốc”. Kiểu kiến trúc này được biết đến bao hàm được mọi hình thái tín
ngưỡng và hỗn dung tín ngưỡng với Phật giáo của người Việt qua cách bài trí
11


bàn thờ như: 7 gian tiền đường để đón tiếp khách, 5 gian Tam bảo thờ phật, phật
A Di Đà,…, 8 gian nhà Tổ, 7 gian thờ Mẫu và hơn nữa Chùa được kiến trúc theo

kiểu “nội công ngoại quốc” cũng mang tính ổn định của những yếu tố văn hóa
xã hội cổ truyền hơn, mặc dù, trong chùa cịn xuất hiện của những yếu tố văn
hóa khác. Khơng chỉ thờ Phật mà còn thờ thần thánh, tức là “tiền phật hậu thần”,
thờ mẫu cũng được bài trí ở trong chùa, việc thờ cúng tổ tiên của dân gian cũng
được đưa vào trong chùa bằng việc thờ sư tổ và có ngày giỗ tổ riêng.
Tại chùa Phật Tích có dành hẳn 8 gian cho việc thờ sư Tổ. Vị Sư Tổ được
thờ ở đây chính là Chuyết Chuyết Hịa thượng, người có cơng trong việc khai
sáng dịng Thiền Lâm Tế ở Việt Nam. Hiện nay, ở chùa còn giữ được di hài xá
lợi của Hòa thượng Chuyết Chuyết, đã tự ướp xác khi ngồi thiền. Đây là một
trong 4 di hài tượng táng thiền sư ở Việt Nam. Ngay khi truyền bá vào Việt Nam
(tại Luy Lâu), Phật giáo đã dung hợp với tín ngưỡng nguyên thủy của người
Việt cổ. Với truyền thống canh tác nông nghiệp, người Việt từ xưa đã hướng tới
tín ngưỡng thờ các hiện tượng tự nhiên. Phật giáo với giáo lý, đạo đức của mình
đã bám rễ vào tín ngưỡng dân gian này để phát triển. Vì vậy, tín ngưỡng Mẹ
(thơng qua câu chuyện nhà sư Khâu Đà La và nàng Man Nương) được nảy sinh.
Dần dần, tín ngưỡng thờ Mẫu, Nữ thần cũng tác động vào trong chùa, chùa Phật
Tích có 7 gian thờ Mẫu, việc đưa Mẫu lên tôn thờ làm cho các sinh hoạt tâm
linh của nhân dân khu vực này trở nên nhộn nhịp hơn.
Là một ngôi chùa phản ánh khá đầy đủ các hình thái tín ngưỡng dân gian
của người Việt theo hướng kiến trúc “nội công ngoại quốc”, các ban thờ trong
chùa được bày trí theo lối “tiền Phật hậu Thần”, đã chứng tỏ tín ngưỡng đa thần
cũng đã được hỗn dung với yếu tố Phật giáo. Nó thể hiện bằng việc thờ trời
(Thiên lôi), thờ đất (Thổ địa), các vua Lý, Trần cũng được thờ tự ở chùa. Ngồi
ra, chùa cịn thờ những người có cơng trong việc tu bổ, tôn tạo chùa như: Thờ bà
chúa Trần Thị Ngọc Am ngay bên cạnh Tam Bảo chính điện.

12


VUA



TỔ TỲ NI ĐÀ LƯU
CHI

ĐỨC
ĐỊA
TANG
VƯƠNG

CHUẨN
ĐẾ

TỔ KHƯƠNG TĂNG
HỘI

THÁNH
TĂNG
TAM THẾ

QUAN
ÂM
TỊA
SƠN

VUA TRẦN

SƠN
THẦN


THÍCH CA
DI LẶC
CÁC
VỊ
LA
HÁN

CÁC
VỊ
LA
HÁN

TUYẾT SƠN
A DI ĐÀ
THÍCH CA
NHẬP NIẾT
BÀN
THẬP
DIỆN
DIÊM
VƯƠNG

ĐỨC
THÁN
HIỀN

THẬP
DIỆN
DIÊM
VƯƠNG


ƠNG
ÁC

ƠNG
THIỆN

ĐỨC
ƠNG

BÁT BỘ
KIM
CƯƠNG

BÁT BỘ
KIM
CƯƠNG

LỐI VÀO
Sơ đồ vị trí các tượng thờ trong chùa Phật Tích (năm 2008)
13


2.2. Tượng phật A Di Đà
Tượng phật đá A Di Đà có thể được coi là một minh chứng lịch sử “thành
- trụ - hoại - không” của chùa Phật Tích. Với niên đại khoảng 1000 năm tuổi, khi
chùa bị phá hủy trong kháng chiến chống pháp thì pho tượng cũng bị bắn phá
gãy đầu, thân tượng với nham nhở những vết đạn. Dân làng xung quanh đã cất
giữ đầu pho tượng khi chùa được xây dựng lại sau ngày giải phóng thì đầu
tượng được đưa về chùa để chắp sửa hoàn chỉnh.

Tượng đá phật A Di Đà gồm 2 phần: phần tượng được tạc riêng 1 khối đá,
ở thế ngồi tĩnh tọa kiết già, mình tượng cao 1,87m ngồi tọa trên một tòa sen;
phần bệ đá với những chạm chổ điêu luyện, cùng với phần tượng thì tổng thể
pho tượng cao khoảng 2,69m.
Đây là pho tượng thể hiện khá đầy đủ sự hỗn dung, tiếp biến các luồng
văn hóa ngoại lai với yếu tố tín ngưỡng bản địa. Xét ở một góc độ nào đó, nhìn
từ tổng thể những điêu khắc, mỹ thuật dưới thời Lý thì đều có dáng vẻ của con
người Việt trong tạo hình nghệ thuật. Pho tượng đá phật A Di Đà cũng vậy,
được chắt lọc từ yếu tố mẹ qua tín ngưỡng thờ Mẫu, thờ Nữ thần ở Việt Nam thì
vẻ đẹp của tượng Phật cũng lấy từ vẻ đẹp của phái nữ với những đường nét
thanh tú, mềm mại. Phật ngồi ở tư thế thiền, hai tay đặt lên nhau hướng về trước,
áo trong chỉ được để lộ ở phần ngực được thắt đai lưng trước bụng, áo ngoài
được điêu khắc như gân lá sen, bó sát vào người với những đường rủ xuống
thướt tha, bng kín hai chân. Khn mặt hình trái xoan hơi bầu bĩnh, phúc hậu,
hàng lông mày cong thanh, đơi mắt lim dim, nụ cười kín đáo, cổ cao ba ngấn và
đơi tai dài biểu hiện cho q tướng.
Nhìn tổng thể thì bức tượng đã có sự tiếp biến đủ mức độ với các luồng
văn hóa của văn hóa Ấn Độ, văn hóa Trung Hoa, ở cách thể hiện những đường
nét vô cùng thanh tú, cao cả mang đầy ý niệm soi rọi nội tâm thanh tịnh và
không phải là một pho tượng bầu bĩnh, phương phi của những tượng Phật đời
nhà Đường. Pho tượng A Di Đà ở chùa Phật Tích lại là hình ảnh của một phái
nữ với thân hình mảnh mai, thon thả, với 2 cánh tay trịn, ngón tay dài mảnh.
14


Nếu nhìn kỹ tồn bộ pho tượng, thì có thể nhận thấy được sự khác biệt
giữa mình tượng và bệ tượng, phần bệ tượng là đài sen và bệ bát giác, được tạc
rất tinh xảo. Bệ sen là những đóa hoa nở rộ với hình rồng. Bệ bát giác được
chạm những chi tiết sóng nước, với những chùm hoa dây giăng với những người
bé xíu đang leo trèo. Có một điều đáng chú ý là ngay những chạm trổ như vậy

cũng phản ánh quan niệm của nhà Phật với đầy đủ yếu tố của vũ trụ, cái động
của vũ trụ với cái tĩnh của pho tượng đã tạo nên nét hài hòa khác biệt của pho
tượng A Di Đà, một pho tượng mẫu mực của mỹ thuật thời Lý.
2.3. Tượng Hộ Pháp (Bát bộ kim cương)
Khác với tượng A Di Đà mềm mại, thanh tú và phúc hậu, thì tượng Hộ
Pháp ở chùa Phật Tích lại có vẻ đẹp của một con người mạnh mẽ, kết hợp với vẻ
đẹp của trí tuệ. Tượng được tạc ở thế chống kiếm (mang dáng động), mặc giáp
phục theo kiểu quan võ, trên áo giáp chạm nổi những bông hoa nhỏ với nếp áp
tuôn chảy, dáng tượng rướn về phía trước, dáng áo bay về phía sau như có sự
chuyển động. Tượng Hộ Pháp cũng lấy vẻ đẹp của con người, đó là vẻ đẹp
cường tráng của thanh niên.
2.4. Tượng Người Chim
Đây là những pho tượng trịn, cỡ trung bình, là sự kết hợp giữa cái đẹp
của con người và vẻ đẹp của chim để tạo nên một nhân vật huyền thoại Kinnari
trong thần thoại Ấn Độ.
Tượng người chim đậu trên đế vương dùng để trang trí mặt ngồi của
tháp. Phần người của tượng được thể hiện với khuôn mặt đầy đặn, hiền từ, lơng
mày cong thanh mảnh, hai gị má bầu bĩnh, ngực nở, hai tay đang vỗ trên mặt,
chiếc trống cơm đeo trước ngực, từ hai nách mọc ra đôi cánh chim xịe rộng
đi dài hất ngược lên, hai chân cứng khỏe với móng cong sắc, ở phần thân
được tạc những bơng hoa nhỏ.
Nhìn tồn diện thì tượng người chim là hình ảnh của thần nhạc công với
việc đeo chiếc trống cơm nhạc cụ trong âm nhạc Phật giáo.Ttượng đã phản ánh
được sinh hoạt của người dân vùng Kinh Bắc. Hơn nữa nó cịn phản ánh ước mơ
thốt khỏi trần tục của con người.
15


2.5. Chân cột chạm dàn nhạc
Các bệ đá được tìm thấy ở chùa Phật Tích đều cùng một kiểu dáng gồm 2

phần: phần trên mặt tròn đặt trên khối hộp vng. Mặt trong được điêu khắc
theo hình mẫu của hoa sen nở tung với những cánh sen cong úp. Điều đặc biệt là
ở mỗi cánh sen đều có một đơi rồng chầu uốn mình mềm mại, khơng vảy, đó là
đặc trưng của rồng thời Lý. Ở giữa là vòng sáng nhọn bốc lên từ đóa sen tượng
trưng cho sự thịnh vượng nơi đất Phật. Hai bên vòng sáng là chạm trổ đối xứng
hình những con người với những nhạc cụ vừa múa vừa tấu nhạc (mỗi bên gồm 5
nhạc công) với trống cơm, đàn tranh, đàn tì bà, đàn thập lục, tiêu, sáo… Nhạc
cơng trên bức chạm có một thân hình trịn, khỏe, uốn mình dun dáng và thướt
tha mang màu sắc của cõi Tiên. Nếu chú ý kĩ thì 10 người có những hành động
khác nhau, đặc trưng cho mỗi nhạc cụ nhưng tổng thể lại, thống nhất trong nhịp
điệu. Đây có thể là những đồn nhạc cơng cung đình dưới thời Lý, vậy có thể
cho rằng văn học dân gian với loại hình diễn xướng ca múa đã hòa nhịp với âm
thanh nghi lễ của Phật giáo.
Những chạm trổ trên bề mặt chân tảng đều được tạc một cách tỉ mỉ với
hình ảnh con sóng dao động. Những tác phẩm này phản ánh trình độ cao của
người nghệ nhân sáng tạo, cũng như nghệ thuật điêu khắc kiến trúc thời Lý. Hơn
nữa, nó cịn phản ánh đời sống tinh thần của con người từ ngàn xưa.
2.6. Tượng linh thú trước tòa tam bảo
Đây là những pho tượng tròn nguyên khối (trừ con trâu) gồm: Tê giác,
trâu, voi, sư tử, ngựa xếp đối xứng qua cửa dẫn lên bậc thềm thứ 2 của chùa Phật
Tích. Những pho tượng này đều được đặt trên 1 chân tảng lớn, quì trên bệ đá
sen, mang dáng vẻ to tròn như những con vật ngồi đời, nó được thể hiện một
cách sống động. Tuy nhiên, nó lại khơng có hoa văn trên mình như những điêu
khắc tượng đá khác ở chùa Phật Tích. Và nó là những tượng trịn chưa gặp ở
những cơng trình kiến trúc ở thời Lý. Những con vật này thực ở ngoài đời,
nhưng lại được đưa lên đài sen. Để lý giải sự tồn tại của những pho tượng thú
này, vẫn cịn phải nghiên cứu nhiều.Theo Ơng Nguyễn Hùng Vĩ cho rằng: “Vô
tượng ký, 500-600 năm sau Phật diệt, lúc đó chưa thờ tượng qua hình ảnh con
16



người thì người ta thờ các hiện tượng, dấu hiệu, biểu hiện của Phật như: Chữ
Vạn, hoa sen hay dấu chân hoặc ở Chùa Phật Tích là sư tử kỵ, Mã kỵ, Ngưu kỵ,
Tượng kỵ, Trư kỵ là những loài vật Phật đã từng cưỡi khi Ngài hành pháp, và vì
là biểu tượng của Phật nên tất cả được đặt trên tòa sen”. Tác giả Chu Quang
Trứ trong cuốn “Mỹ thuật Lý Trần, Mỹ thuật Phật giáo” lại cho rằng ý nghĩa của
những con vật này vừa gắn bó với con người, lại vừa mang màu sắc của Phật
giáo: “đã là những con vật của thế giới Phật giáo thì sư tử tượng trưng cho sức
mạnh của trí tuệ, voi tượng trưng cho bồ tát hạn tự nhiên tự tại, ngựa tượng
trưng cho kẻ chở phật pháp đến với chúng sinh, tê giác tượng trưng cho sức
mạnh từ bi”
2.7. Vườn tháp sau chùa
Phía sau ngơi chùa là khoảng hơn 30 ngọn tháp, bao gồm 9 tháp được làm
bằng đá và hơn 20 tháp gạch xếp theo thứ tự. Các ngọn tháp này được xây dựng
ở đời Trần, chủ yếu là 3 tầng, riêng tháp Phổ Quang dựng năm cảnh trị thứ 2
(1664), tháp Viên Dung (1679) cao 4 tầng, có kiến trúc thể hiện đất vng, trời
trịn, âm và dương.
Kiến trúc của tháp theo kiểu nhỏ dần, dưới to trên nhỏ. Tháp có hình
vng 4 cạnh bằng nhau. Tầng giữa thường là cao hơn tầng 1 và tầng 3, đỉnh của
tháp được tạc theo kiểu lăng trụ, 4 mặt có cửa và chỉ có 1 cửa chính thật để
thơng vào trong. Bên trong tháp đều tạc 1 pho tượng đá của các vị hòa thượng
đắc đạo. Trước cửa tháp đều ghi rõ niên đại và tên bằng chữ Hán.
Nhìn chung, Phật giáo dưới thời Trần vẫn được phát triển mạnh mẽ,
những ngơi tháp ở chùa Phật Tích là minh chứng rõ ràng, tuy nhiên mật độ tập
trung những ngôi tháp này không lớn, nhưng phần nào thể hiện được sự ưa
chuộng của nhân dân ta với Phật giáo. Nó cịn phục vụ cho quá trình nghiên cứu
lịch sử của Phật giáo ở nước ta.
2.8. Một số cơng trình kiến trúc điêu khắc khác
Bên cạnh những cơng trình điêu khắc như trên, thì cịn phải kể đến những
cơng trình khác như Ao rồng, hay móng tháp được khai quật với khối lượng

gạch và chân móng đồ sộ….
17


Trước hết, Ao rồng, được đào ở cấp nền thứ 3 cùng vườn tháp, Ao rồng
có chiều dài 7m, rộng 5m, sâu 2,5m, 4 mặt đều được kè bằng đá tảng, vng góc
với nhau ở tấm bia “Vạn Phúc đại thiền tự bi” có khắc: “… phía sau có ao rồng,
gác cao vẽ chim phượng và sao Ngưu, sao Đẩu sáng lấp lánh, lầu rộng và tay
rồng với tới tận trời sao, cung Quảng vẽ hoa nhị hồng…” từ Ao rồng có thể
hình dung được những yếu tố tín ngưỡng được hoa nhập trong 1 quần thể khu
vực chùa đó là những yếu tố: thủy, mộc, thổ… những hiện tượng của tự nhiên
như: mây, mưa, sấm, chớp…. Ngay điêu khắc ở lòng ao (điêu khắc con rồngthủy) đã chứng minh được ý nguyện của người dân canh tác nông nghiệp.
Về ngôi tháp đã bị đổ, hiện nay vẫn được nghiên cứu quan tâm, đây là
ngôi tháp được xây dựng dưới thời Lý, vì khi khai quật để lộ nền móng với
những viên gạch có khắc niên đại Long Thụy Thái Bình thứ tư. Nhiều tài liệu
ghi rằng, tháp cao ngàn trượng và khoảng 10 trượng, nhưng xét về lịch sử thì
thường ngơi chùa tháp thời Lý có khoảng 9 tầng, như vậy thì ngơi tháp ở chùa
Phật Tích chỉ cao khoảng 42m, phù hợp với chiều dài và chiều rộng của chân
móng.
Về cơ bản, nghệ thuật kiến trúc, điều khắc ở chùa Phật Tích là sự hỗn
dung của văn hóa Phật giáo Ấn Độ, Trung Quốc với những yếu tố bản địa, vì
vậy mà ngơi chùa mang sắc thái riêng của dân tộc ta. Hơn nữa, những giá trị cổ
vật đó cịn phản ánh thời kì hưng thịnh của Phật giáo, phản ánh được trình độ
sáng tác của nghệ nhân dưới thời Lý – Trần, nó mang những nét độc đáo khơng
dập khn bất kì những chi tiết nào mà chỉ tiếp thu chọn lọc để phù hợp với văn
hóa bản địa, nó thể hiện tính dân tộc rõ rết, là những điêu khắc mẫu mực, những
điêu khắc của thời kỳ phục hưng văn hóa Đơng Sơn trong kỷ ngun độc lập.

18



CHƯƠNG III: DUNG HỢP TƠN GIÁO TÍN NGƯỠNG DÂN GIAN QUA
PHƯƠNG DIỆN TRUYỀN THUYẾT, LỄ HỘI
Ngay từ khi mới du nhập vào Việt nam, Phật giáo đã ảnh hưởng vào trong
những sáng tác văn học dân gian, đặc trưng là ở trong những sáng tác văn học
dân gian đặc trưng là ở trong truyền thuyết, truyện cổ tích…, vào những sinh
hoạt tâm linh ở chùa mà điển hình là lễ hội chùa.
Văn học dân gian là nơi ẩn chứa, thẩm thấu những tín ngưỡng dân gian
với những yếu tố tơn giáo, nó được thể hiện sinh động qua những hình tượng cụ
thể trong trí tưởng tượng của con người. Trong tín ngưỡng dân gian của người
Việt có sự trọng Mẫu, đề cao, suy tơn nữ tính và người mẹ, những tín ngưỡng
dân gian ấy khi được nhập vào trong chùa (kết hợp với Phật giáo) thì vẫn có sức
sống lâu bền trong lòng dân tộc, là do những câu chuyện dân gian được sáng tác
và lưu truyền từ đời này qua đời khác. Tín ngưỡng dân gian Việt Nam và tôn
giáo chủ yếu dựa trên niềm tin, sự tôn sùng nên khi di chuyển vào trong văn học
dân gian thì sẽ được hình tượng hóa qua những diện mạo, mơ típ khác nhau.
Hoặc thơng qua sáng tác văn học dân gian để phát triển thành lễ hội, tín ngưỡng
dân gian hỗn dung với Phật giáo để phát triển thành lễ hội chùa vừa mang sắc
thái của nhà Phật, vừa có yếu tố dân gian trong đó được thể hiện qua các trị chơi
như: Cờ người, hát văn gắn với tín ngưỡng hầu đồng, hát quan họ trên thuyền
thể hiện tín ngưỡng thờ đất, nước, trời.
3.1. Truyền thuyết “Từ Thức gặp tiên”
Do nằm ở vị trí đắc địa của ngơi chùa, từ lâu trong dân gian đã lưu truyền
nhiều truyện cổ tích, huyền thoại. Trong đó, có truyền thuyết về mối tình giữa
tiên như Giáng Hương với viên quan Tri huyện Từ Thức (truyền thuyết này có
từ thời nhà Đường (thế kỷ VII) ở Trung Hoa được dân gian ta tiếp thu) như sau:
Trong một lần dạo chơi ở trần thế của tiên nữ Giáng Hương qua chùa Phật
Tích, thấy dưới chùa mở hội cùng với cảnh đẹp vốn có của chùa, nàng dừng lại
và vãn cảnh chùa chẳng may làm gẫy (nhiều tài liệu cho rằng hái trộm hoa) hoa
mẫu đơn, nên bị các sư nhà chùa bắt giữ. Từ Thức khi đó là quan tri huyện, cũng

đi xem hội hoa mẫu đơn, gặp tiên nữ Giáng Hương bị bắt trói bèn cởi áo xin tha
19


cho tiên nữ, chiếc áo trở thành vật đính ước. Khi tiên nữ đi rồi, Từ Thức ngày
đêm tưởng nhớ, chàng bỏ quan đi tìm, sau khi du ngoạn các danh lam thắng
cảnh đến động núi ở cửa biển Thần Phù thì gặp lại tiên nữ Giáng Hương nhưng
vì chàng là người cõi trần, nàng là tiên cõi trời nên hai người không thể ở bên
nhau lâu, Từ Thức phải trở về cõi trần.
Từ câu chuyện kể dân gian trên, có thể thấy được những yếu tố văn hóa
cùng lúc xuất hiện. Trước hết đó là sự xuất hiện của lớp tín ngưỡng dân gian
thơng qua lễ hội hoa mẫu đơn, vậy lớp văn hóa thứ hai là sự xuất hiện của yếu tố
Phật giáo là tiên nữ. Một số nghiên cứu cho thấy yếu tố tiên và Bụt ít nhiều có
mối liên hệ với nguồn gốc Phật giáo. Mặc dù tiên có thể là tên gọi những nhân
vật thuộc về thế giới Đạo giáo, song với cách nói cách hiểu truyền thống của
người Việt thì “cảnh tiên cõi Bụt” khơng khác nhau là mấy.
Những lớp văn hóa này lại trộn lẫn vào nhau qua việc hình tượng hóa của
con người. Chỉ vì hội xem hoa ở chùa Phật Tích mà tiên gặp người (trời hợp
đất), từ việc lấy chiếc áo để chuộc tội cho tiên nữ và việc từ quan của tri huyện
Từ Thức để đi tìm đến cõi Tiên, cõi Phật, đã phản ánh được ước mong, niềm tin
của con người muốn thốt khỏi trần tục, qua đó thể hiện tín ngưỡng tơn sùng
trời, đất,… cùng với Phật giáo đã có sự kết hợp chặt chẽ với nhau. Ngay việc
đưa hình tượng tiên là tiên nữ cũng đã phản ánh tín ngưỡng thờ Mẫu của nhân
dân ta, cũng rất phát triển cùng với Phật giáo để làm sinh động hơn những nếp
sinh hoạt tâm linh của người Việt qua lễ hội chùa.
3.2. Lễ hội
Từ câu chuyện lãng mạn “Từ Thức gặp tiên” ở trên cũng như qua những
giai đoạn lịch sử thì càng khẳng định chùa Phật Tích không chỉ là trung tâm Phật
giáo, là nơi lễ Phật tĩnh tâm của vua chúa mà ngược lại còn là nơi thu hút khách
thập phương đến thăm quan, chiêm bái và kính lễ.

Dựa theo tích Từ Thức gặp tiên, thì chùa mở lễ hội khán hoa mẫu đơn vào
ngày mồng 4 tháng giêng hàng năm với 2 phần đó là phần lễ và phần hội.
Một ngơi chùa đúng tính chất của Phật giáo là ngôi tự để thờ Phật và là
nơi nhân dân xung quan đến để tĩnh tâm, lễ phật. Ở Việt Nam, những ngôi chùa
20


cũng được biến đổi với nếp sống tinh thần, văn hóa của người Việt Nam, khơng
chỉ là nơi cúng Phật mà còn là nơi tổ chức hội hè. Chùa Phật Tích có 2 ngày hội
lớn, đó là ngày mùng 4 tháng giêng hàng năm và ngày 2 tháng 2 âm lịch hàng
năm (ngày Đản sinh hoặc ngày giỗ tổ Chuyết Chuyết Hòa thượng).
Vào ngày lễ hội đầu xuân ngày 4 tháng giêng hàng năm, chùa Phật tích tổ
chức nhiều nghi thức chính thống của nhà Phật. Ngồi ra, chùa cịn tổ chức các
hoạt động trò chơi dân gian như cờ người, hát quan họ hay hát chầu văn…
Trong khơng khí chia sẻ, giao hòa các sinh hoạt tinh thần và niềm tin vào
tâm linh Phật giáo, cư dân vùng Bắc Ninh cũng gửi gắm vào khơng gian linh
thiêng này tín ngưỡng thờ Mẫu ngàn đời. Cũng trong lễ hội đầu xuân, hình thức
rút quẻ đầu năm thường được tổ chức trong nhà thờ Mẫu.
Ngày mùng 2 tháng 2 âm lịch hàng năm cũng trở thành ngày lễ hội trong
chùa, đây là ngày giỗ sư tổ Chuyết Chuyết Hịa Thượng, có điều đặc biệt là ngày
giỗ được tổ chức vào ngày đản sinh chứ không phải là ngày viên tịch. Yếu tố thờ
cúng tổ tiên cũng được phản ánh qua những nghi lễ của nhà Phật, một nghi lễ
trang trọng trong ngày giỗ sư tổ đó là lễ tắm Phật được thực hiện nhằm cầu cho
quốc thái dân an, mưa thuận gió hịa, mùa màng bội thu, sức khỏe và hạnh phúc.

21


KẾT LUẬN
Là cái nôi của nền Phật giáo Việt Nam, chùa Phật Tích đã cùng với chùa

Dâu hình thành nên trung tâm Phật giáo mang màu sắc văn hóa Việt Nam. Với
sự tồn tại và phát triển của mình, chùa Phật Tích đã phần nào minh chứng cho
q trình phát triển của Phật giáo Việt Nam.
Ở mỗi một triều đại, chùa Phật Tích mang những vai trị khác nhau nhưng
hội tụ lại, chùa được xem là một trung tâm văn hóa lớn, là đại danh lam của đất
nước. Khơng những vậy, chùa Phật Tích cịn thể hiện rõ nét những hoạt động
tâm linh mang tính chất tinh thần của khơng chỉ người dân kinh Bắc nói riêng
mà cịn của cả người dân Việt Nam nói chung, đồng thời những giá trị của chùa
cịn phản ánh q trình hỗn dung giữa những nền văn hóa lớn với những yếu tố
tín ngưỡng bản địa. Sự dung hợp đó được biểu hiện ở những phương diện như:
kiến trúc, điêu khắc, văn học dân gian và lễ hội.
Đối với kiến trúc điêu khắc, đó là sự kết hợp của những hình ảnh đời
thường với hình ảnh của nhà Phật, nó thể hiện ra ở những pho tượng được điêu
khắc tỉ mỉ, mang màu sắc những sáng tạo nghệ thuật Phật giáo, mà ngược lại nó
sáng tạo khơng dập khn của con người, cũng như văn hóa Việt Nam, mà nổi
bật nhất đó là pho tượng A Di Đà vừa mang yếu tố của Phật giáo, nhưng được
thể hiện bằng hình ảnh của người phụ nữ Việt Nam.
Bên cạnh, q trình dung hợp cịn được thể hiện ở sự kết hợp giữa truyền
thuyết và lễ hội qua những nghi lễ của nhà Phật với những hoạt động sinh hoạt
dân gian như: các trò chơi dân gian (cờ người, đánh đu….), các loại hình nghệ
thuật diễn xướng…cùng lúc xuất hiện trong lễ hội chùa. Quá trình dung hợp đó
càng làm nổi bật thêm những giá trị văn hóa cũng như lịch sử của chùa Phật
Tích, những giá trị này góp phần củng cố nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc
Việt Nam. Hơn lúc nào hết, chúng ta cần bảo tồn và giữ gìn hình ảnh chùa Phật
Tích một cách cẩn trọng qua việc trung tu, tơn tạo những cơng trình kiến trúc,
điêu khắc mà chùa Phật Tích đã lưu giữ qua thời gian. Song song đó, cần phát
huy và duy trì các hoạt động đời sống tâm linh thông qua việc tổ chức kết hợp
giữa hoạt động nghi lễ của nhà Phật với hoạt động tín ngưỡng dân gian như các
trị chơi dân gian với các loại hình nghệ thuật diễn xướng.
22



DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trần Quốc Vượng (1997). Cơ sở văn hóa Việt Nam. NXB Đại học Quốc gia
Hà Nội.
2. Tồn Ánh (2005). Tín ngưỡng Việt Nam - Quyển Hạ, NXB Trẻ.
3. Chu Quang Trứ (2001). Mỹ thuật Lý – Trần, Mỹ thuật Phật giáo. NXB Đại
học Quốc gia Hà Nội
4. Tạp chí nghiên cứu Phật học số 3/2011
5. Nguyễn Quang Lê (2011). Nhận diện bản sắc văn hóa qua lễ hội truyền thống
của người Việt. NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội.
6. Nguyễn Đăng Duy (1999). Phật giáo với văn hóa Việt Nam. NXB Hà Nội.
7. Ngơ Đức Thịnh. Tín ngưỡng và văn hóa tín ngưỡng Việt Nam,
8. Lịch sử Đảng bộ xã Phật Tích (Ủy ban Nhân dân xã Phật Tích)
9. Hà Văn Tấn (1993). Chùa Việt Nam. NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội.
10. Lê Trung Vũ và Lê Hồng Lý (2005). Lễ hội Việt Nam. NXB Văn hóa Thơng
tin, Hà Nội.
11. Lê Trung Vũ (1992). Lễ hội cổ truyền. NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội.
12. Chu Quang Trứ (1996). Kiến trúc dân gian truyền thống Việt Nam. NXB Mĩ
thuật, Hà Nội.
13. Chu Quang Trứ (2001). Di sản văn hóa dân tộc trong tín ngưỡng và tôn
giáo ở Việt Nam. NXB Mỹ thuật, Hà Nội.
14. Trần Ngọc Thêm (1996). Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam. NXB TP. Hồ
Chí Minh.
15. Trần Ngọc Thêm (2005). Cơ sở văn hóa Việt Nam. NXB Văn hóa thông tin.

23



×