Tải bản đầy đủ (.pdf) (31 trang)

Chương II Thực trạng phát hành và thanh toán thẻ Connect 24 tại Vietcombank

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (427.88 KB, 31 trang )

Chơng II Thực trạng phát hành và thanh toán thẻ Connect 24 tại Vietcombank

32
chơng ii
Thực trạng phát hành và thanh
toán thẻ connect 24 tại vietcombank

Thẻ ghi nợ nội địa CONNECT 24 của Ngân hàng Ngoại thơng Việt Nam là sản
phẩm ngân hàng duy nhất đợc bình chọn giải Sao vàng Đất Việt 2003. Đây là một sự
khích lệ lớn đối với một sản phẩm thẻ vừa ra đời cha đầy 18 tháng (tính đến hết tháng
09/2003), nhng đã có hơn 100.000 khách hàng sử dụng với gần 3 triệu giao dịch đợc
thực hiện và doanh số sử dụng thẻ đã vợt con số 1.500 tỷ đồng Việt Nam.
I. Tổng quan về Vietcombank và hoạt động kinh doanh thẻ ở Vietcombank
1. Lịch sử ra đời của Vietcombank
1.1. Bối cảnh ra đời
Trớc những năm 60, ở Việt Nam, cha có một cơ quan độc lập, chuyên trách hoạt
động kinh doanh ngoại hối. Mọi hoạt động kinh doanh ngoại hối, cũng nh hoạch định
chính sách vĩ mô đều do một cơ quan là Cục Ngoại hối, trực thuộc Ngân hàng Nhà
nớc Việt Nam, đảm nhận.
Từ thập kỷ 60 trở đi, tình hình mới đòi hỏi phải có những thay đổi chuyên môn hóa
hơn nữa về mặt tổ chức. Đến 1960, Việt Nam đã có quan hệ với 141 ngân hàng ở 34
nớc. Trong quan hệ đó, nếu nhập cả chức năng quản lý và kinh doanh ngoại tệ vào
một đầu mối sẽ không còn thuận tiện cho việc giải quyết những quan hệ ngày càng đa
dạng và phức tạp hơn trớc nhiều.
Yêu cầu đó đòi hỏi, tại bộ máy Ngân hàng Nhà nớc Việt Nam, đã đến lúc phải thành
lập một ngân hàng chuyên nghiệp ngoại hối, có vị trí phát lý và chức năng giao dịch
trên thơng trờng Việt Nam và quốc tế, thay thế Ngân hàng nhà nớc là cơ quan quản
lý vĩ mô của Nhà nớc.

Chơng II Thực trạng phát hành và thanh toán thẻ Connect 24 tại Vietcombank


33
1.2. Các mốc lịch sử
- Ngày 20/01/1955
Thành lập Sở Quản lý ngoại hối, trực thuộc Ngân hàng Quốc gia Việt Nam, theo Nghị
định NĐ 443/TTg của Thủ tớng Chính phủ.
- Ngày 26/10/1961
Đổi tên Sở Quản lý ngoại hối thành Cục Ngoại hối, trực thuộc Ngân hàng Nhà nớc
Việt nam, theo Quyết định QĐ 171/CP của Hội đồng Chính phủ.
- Ngày 30/10/1962
Thành lập Ngân hàng Ngoại thơng Việt Nam, một ngân hàng chuyên doanh độc lập
về kinh doanh ngoại hối, theo Nghị định NĐ 115/CP của Hội đồng Chính phủ.
- Ngày 01/04/1963
Ngân hàng Ngoại thơng Việt Nam đã chính thức ra mắt và đi vào hoạt động với t
cách một pháp nhân ngân hàng thơng mại giao dịch trên thơng trờng trong nớc và
quốc tế, với tên gọi Tiếng Anh là Bank for Foreign Trade of Vietnam, tên tắt là:
Vietcombank
2. Tổng quan hoạt động kinh doanh
2.1. Tổng quan hoạt động kinh doanh
Hoạt động kinh doanh của Vietcombank chủ yếu diễn ra trên một số lĩnh vực chính
nh sau :
- Tín dụng, đầu t, bảo lãnh
- Thanh toán quốc tế
- Kinh doanh ngoại tệ
- Kinh doanh chứng khoán
- Kinh doanh thẻ
Theo Báo cáo thờng niên Vietcombank 2001, trong năm 2001, hầu hết các nguồn thu
(thu lãi, thu dịch vụ phí, thu kinh doanh ngoại tệ) đều tăng trởng khá. Tổng thu
nhập đạt 1.709 tỷ VND (tăng 81,7%), lợi nhuận trớc thuế đạt 312 tỷ VND, tăng
Chơng II Thực trạng phát hành và thanh toán thẻ Connect 24 tại Vietcombank


34
47,1% so với năm 2000. Với kết quả kinh doanh thuận lợi, Vietcombank đã tiếp tục
trích lập đợc một khoảng dự phòng đáng kể (khoảng 1000 tỷ VND), góp phần đáp
ứng yêu cầu xử lý nợ tồn đọng, làm lành mạnh hóa tình hình tài chính.
2.2. Hoạt động kinh doanh thẻ
Hoạt động kinh doanh thẻ của Vietcombank diễn ra trên 2 lĩnh vực : thẻ tín dụng quốc
tế và thẻ ghi nợ nội địa.
a) Hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng quốc tế
Hiện Vietcombank là ngân hàng duy nhất của Việt Nam thực hiện thanh toán với cả 5
loại thẻ thông dụng nhất thế giới: VISA, MasterCard, AMEX, JCB và Diners Club; trực
tiếp phát hành thẻ VISA, MasterCard, và độc quyền phát hành thẻ AMEX.
Năm 2001, 2002 đợc xem là năm đánh dấu bớc phát triển vợt bậc trong hoạt động
phát hành thẻ tín dụng của Vietcombank. Tổng số thẻ VISA và MasterCard phát hành
trong năm 2001 là 3057 thẻ, tăng 131,7%, trong năm 2002 là 7710 thẻ, tăng 152,2%,
đa tổng số thẻ phát hành lên gần 16.000 thẻ. Đạt đợc kết quả nh vậy là cả một sự
nỗ lực của Vietcombank trong việc cải tiến công nghệ, đầu t nhân lực, trí tuệ, nâng
cao trình độ nghiệp vụ, khắc phục những yếu kém trớc đây nhằm mục tiêu đem đến
cho khách hàng một chất lợng dịch vụ cao hơn. Theo kế hoạch, năm 2003,
Vietcombank sẽ phát hành hơn 20.000 thẻ tín dụng các loại.
b) Hoạt động kinh doanh thẻ nội địa
Tháng 4/1993, Vietcombank là ngân hàng đầu tiên ở Việt Nam phát hành thẻ thông
minh thanh toán nội địa, theo một dự án thí điểm của NHNN. Thẻ thanh toán thông
minh Vietcombank có nhiều tiện lợi song cũng còn nhiều hạn chế nh: giá thành cao,
cơ sở chấp nhận thẻ ít, nên loại thẻ này đã không phát triển cao đợc tại thị trờng
Việt Nam. Số thẻ phát hành chỉ dừng lại ở mức gần 2000 thẻ. Doanh số thanh toán chỉ
khoảng 30 tỷ VND/năm. Từ khi có 2 thẻ tín dụng quốc tế là VISA và MasterCard ra
đời thì doanh số thẻ thông minh Vietcombank giảm sút mạnh. Nhận thấy loại thẻ này
không phát huy đợc hiệu quả kinh tế, đến cuối năm 1999, Vietcombank đã xin phép
NHNN cho phép ngừng dự án thí điểm này.
Chơng II Thực trạng phát hành và thanh toán thẻ Connect 24 tại Vietcombank


35
Ngoài thẻ thông minh thanh toán nội địa, năm 1995, Vietcombank còn đợc NHNN
cho phép phát hành thử nghiệm thẻ rút tiền tự động ATM tại hai địa bàn Hà Nội và TP
HCM. Tháng 4/2002, Vietcombank phát triển thẻ VCB-ATM thành thẻ CONNECT 24,
thẻ ghi nợ nội địa đa tiện ích. Với thẻ CONNECT 24, khách hàng có thể thực hiện các
giao dịch tự động tại các máy ATM của Vietcombank trên toàn quốc, đồng thời có thể
thanh toán hàng hoá, dịch vụ tại các cơ sở chấp nhận thẻ của Vietcombank hoặc ngay
tại các ATM.
3. Những thành công đạt đợc
Trải qua 40 năm xây dựng và trởng thành, Vietcombank đã góp phần tích cực phục vụ
sự nghiệp phát triển kinh tế của đất nớc. Vietcombank đã và đang luôn đợc biết đến
nh là một ngân hàng có uy tín cao trong các lĩnh vực tài trợ, thanh toán xuất nhập
khẩu, kinh doanh ngoại hối, bảo lãnh ngân hàng và các dịch vụ tài chính, ngân hàng
quốc tế, kể cả nghiệp vụ thẻ tín dụng VISA, MasterCard Trong quá trình hội nhập khu
vực và quốc tế, Vietcombank đã không ngừng mở rộng hoạt động, đa dạng hoá loại
hình nghiệp vụ, ứng dụng phát triển công nghệ ngân hàng hiện đại nhằm cung cấp
những dịch vụ tài chính ngân hàng chất lợng tốt cho mọi thành phần kinh tế, mọi đối
tợng khách hàng.
Vietcombank hiện đã đợc nhà nớc xếp hạng là một trong 23 doanh nghiệp đặc biệt,
là thành viên Hiệp hội Ngân hàng nhà nớc Việt Nam; là thành viên Hiệp hội Ngân
hàng Châu á, tổ chức thanh toán toàn cầu SWIFT, tổ chức thẻ VISA, MasterCard;
đợc ngân hàng JP Morgan Chase tặng danh hiệu Ngân hàng có chất lợng thanh toán
quốc tế tốt nhất Việt Nam; và là ngân hàng thơng mại duy nhất tại Việt Nam đợc tạp
chí The Banker, một tạp chí ngân hàng có tiếng trong giới tài chính quốc tế của Anh
quốc bình chọn là Ngân hàng tốt nhất của Việt Nam liên tục trong 3 năm 2000, 2001,
2002. Vietcombank hiện có quan hệ đại lý với hơn 1000 ngân hàng tại 85 nớc và
vùng lãnh thổ trên thế giới , đảm bảo phục vụ tốt các yêu cầu khách hàng trên phạm vi
toàn cầu. Vietcombank là trung tâm thanh toán ngoại tệ liên ngân hàng của trên 100
Ngân hàng trong nớc và các chi nhánh Ngân hàng nớc ngoài.


Chơng II Thực trạng phát hành và thanh toán thẻ Connect 24 tại Vietcombank

36
II. Thực trạng phát hành và thanh toán bằng thẻ CONNECT 24 tại Vietcombank
1. Tìm hiểu về thẻ CONNECT 24
1.1. Khái niệm về thẻ CONNECT 24
CONNECT 24 là thơng hiệu của một sản phẩm thẻ ghi nợ nội địa do Vietcombank
phát hành từ tháng 4/2003, đợc phát triển từ thẻ rút tiền mặt VCB-ATM của
Vietcombank trớc đây.
Thẻ CONNECT 24 là một sản phẩm nằm trong chiến lợc hiện đại hóa dịch vụ ngân
hàng của Vietcombank. Đây là sản phẩm có ý nghĩa rất quan trọng trong việc khuyến
khích công chúng mở rộng giao dịch ngân hàng, giảm lợng tiền mặt trong lu thông,
góp phần thực hiện chính sách tiền tệ một cách có hiệu quả và cải thiện nền văn minh
thanh toán, kích thích mạnh mẽ việc phát triển thơng mại điện tử tại Việt Nam.
1.2. Tiện ích của thẻ CONNECT 24
Thẻ CONNECT 24 là một sản phẩm đa tiện ích, mang lại sự thuận tiện tối đa nhất cho
ngời tiêu dùng. Hiện nay, chủ thẻ CONNECT 24 có thể thực hiện các giao dịch sau:
a) Rút tiền mặt
Chủ thẻ CONNECT 24 có thể rút tiền mặt miễn phí tại các máy ATM hoặc các quầy
giao dịch. Số lợng tiền mặt nếu rút tại quầy giao dịch sẽ không bị hạn chế, tuy nhiên
nếu rút tại các ATM thì phụ thuộc vào hạng thẻ khách hàng sử dụng (Chuẩn-Vàng-Đặc
biệt) (Bảng 2).
bảng 2: hạn mức rút tiền theo các hạng thẻ CONNECT 24
Khoản mục Hạng Chuẩn Hạng Vàng Hạng Đặc biệt
Số tiền rút tối đa 1 lần
2.000.000 VND

2.000.000 VND


2.000.000 VND

Số tiền rút tối thiểu 1 lần
10.000 VND

10.000 VND

10.000 VND

Số tiền rút tối đa 1 ngày
10.000.000VND

15.000.000VND

20.000.000 VND

Số giao dịch rút tiền 1 ngày
10 lần 15 lần 20 lần
Nguồn: Phòng quản lý thẻ Vietcombank, 2003

Chơng II Thực trạng phát hành và thanh toán thẻ Connect 24 tại Vietcombank

37
b) Thanh toán tại các điểm chấp nhận thẻ
Từ đầu tháng 5/2003, thẻ CONNECT 24 cho phép ghi nợ trực tiếp lên tài khoản tiền
gửi của chủ thẻ khi chủ thẻ mua sắm hàng hóa, dịch vụ tại khoảng 160 đơn vị chấp
nhận thẻ CONNECT 24 (POS) trên toàn quốc. Các điểm chấp nhận thẻ bao gồm các
nhà hàng, khách sạn, trung tâm thơng mại, siêu thị, cửa hàng lu niệm Tiện ích này
tạo cho chủ thẻ nhiều thuận tiện trong việc mua sắm và rút ngắn quãng đờng vận
chuyển những món tiền lớn tại nơi mua hàng. Đặc biệt, tại những nơi chấp nhận thanh

toán thẻ CONNECT 24, việc bất tiện về việc phải mang theo những khoản tiền lớn sẽ
không còn. Thậm chí vấn đề thiếu tiền lẻ để trả cho khách hàng mà nhiều siêu thị, cửa
hàng vẫn thờng gặp phải trong các dịp nhu cầu tiêu dùng gia tăng đột biến cũng sẽ
hoàn toàn bị loại bỏ.
c) Trả lơng qua tài khoản
Sự ra đời của thẻ CONNECT 24 đã tiết kiệm thời gian và nhân lực cho nhiều doanh
nghiệp qua việc trả lơng qua tài khoản tiền gửi cá nhân. Thay vì phải đến ngân hàng
làm thủ tục rút tiền, chuyển tiền về và chia lơng nh trớc, giờ đây, doanh nghiệp,
đến đợt chi lơng, chỉ còn mỗi việc là nộp bảng lơng cho ngân hàng. Ngân hàng sẽ
trên cơ sở bảng lơng đó mà đổ vào các tài khoản trả lơng cho ngời lao động. Thẻ
CONNECT 24 cùng tài khoản ngân hàng không chỉ là phơng tiện rút ngắn thời gian
và công sức giao dịch cho doanh nghiệp, ngân hàng, mà còn là phơng tiện cất giữ tiền
có lợi và an toàn cho ngời lao động. Hiện nay Vietcombank đã phát hành thẻ
CONNECT 24 cho các công ty: Bảo Việt, VASC, NIKKO, PJICO, Kimberly, LG,
Oscat, Bia Hà Tây, Motorola, Capital Garden, FPT, công ty liên doanh nhà máy lọc
dầu
d) Chuyển khoản
Thẻ CONNECT 24 rất tiện dụng đối với những khách hàng thờng xuyên phải chuyển
tiền trong nớc. Chủ thẻ CONNECT 24 có thể chuyển khoản miễn phí bất cứ khoản
tiền nào tới bất kỳ tài khoản tiền gửi VND nào khác trong cùng hệ thống Vietcombank
trên lãnh thổ Việt Nam. Tiện ích này đặc biệt giúp ích cho các gia đình có con em đi
học xa nhà, cho các doanh nghiệp, hộ kinh doanh
e) Thanh toán hóa đơn
Chơng II Thực trạng phát hành và thanh toán thẻ Connect 24 tại Vietcombank

38
6868




68
XX XXXX XXXX

(a) (b) (c)(d)
Đây là dịch vụ tiện ích mới nhất, dịch vụ Cyber Bill Payment (V-CBP), đợc
Vietcombank giới thiệu đến công chúng ngày 26/8/2003. Một phần nội dung của dịch
vụ tiện ích gắn liền với thẻ CONNECT 24 này chính là cho phép tất cả các chủ thẻ
CONNECT 24 (không cần phải đăng ký tham gia dịch vụ) đợc thực hiện một cách
thuận tiện, nhanh chóng, chính xác và miễn phí việc thanh toán một số dịch vụ nh phí
bảo hiểm, tiền điện, tiền điện thoại tại các máy ATM Vietcombank trên toàn quốc.
Trong giai đoạn đầu, với V-CBP, khách hàng có thể thực hiện thanh toán phí cho các
hãng bảo hiểm Prudential, AIA; thanh toán tiền điện thoại cố định trên địa bàn TP
HCM; nhng trong tơng lai, danh sách các nhà cung ứng hàng hóa, dịch vụ và các địa
bàn sẽ đợc mở rộng.
1.3. Cấu tạo của thẻ CONNECT 24





Thẻ CONNECT 24 đợc làm bằng plastic với 3 lớp ép sát, có góc tròn, và kích thớc
theo đúng tiêu chuẩn quốc tế: 84mm ì 54mm ì 0,76mm. Thẻ gồm 2 mặt:
a) Mặt trớc
Mặt trớc có màu xanh nớc biển, trên nền có in thơng hiệu và biểu tợng
CONNECT 24. Cấu tạo mặt trớc gồm:
(1) Dòng chữ Vietcombank tên ngân hàng phát hành
(2) Số thẻ đợc dập nổi

Số thẻ gồm 16 số, có cấu trúc nh sau:


(a) Số BIN của Vietcombank (6 số)
(b) Số hồ sơ CIF của khách hàng (7 số)
Chơng II Thực trạng phát hành và thanh toán thẻ Connect 24 tại Vietcombank

39
(c) Số thứ tự của thẻ CONNECT 24 (2 số)
(d) Số kiểm tra (1 số)
(3) Ngày bắt đầu có hiệu lực đợc dập nổi
(4) Họ tên chủ thẻ đợc dập nổi
b) Mặt sau
Mặt sau có màu trắng đục, có in logo của Vietcombank đợc in chìm ở giữa, số điện
thoại hỗ trợ khách hàng, và yêu cầu hoàn trả của Vietcombank trong trờng hợp chủ
thẻ đánh mất thẻ. Cấu tạo mặt sau gồm:
(5) Dải băng từ để đọc qua máy ATM và EDC
(6) Dải băng màu trắng lu chữ ký của chủ thẻ
1.4. Một số thiết bị dùng trong thanh toán thẻ CONNECT 24
Chủ thẻ CONNECT 24, ngoài việc thực hiện giao dịch ngay tại quầy giao dịch, có thể
thực hiện các giao dịch tại các thiết bị đầu cuối của Vietcombank là máy rút tiền tự
động (ATM) và máy đọc thẻ điện tử (EDC).







a) Máy rút tiền tự động ATM
Máy ATM, đợc xem nh một điểm giao dịch tự động thu nhỏ của ngân hàng, đợc
đặt tại các điểm có mật độ dân c cao. Máy ATM của Vietcombank hiện nay có thể
giúp khách hàng thực hiện đợc các giao dịch nh rút tiền mặt, chuyển khoản, xem

thông tin tài khoản, thanh toán hóa đơn.
Chơng II Thực trạng phát hành và thanh toán thẻ Connect 24 tại Vietcombank

40
Để thực hiện giao dịch tại máy ATM, khách hàng chỉ cần đa thẻ CONNECT 24 vào
khe nhận thẻ, nhập mã số PIN. Một bảng menu hiện ra trên màn hình ATM sẽ hớng
dẫn khách hàng từng bớc thực hiện các giao dịch của mình.
Mỗi máy ATM Vietcombank có 730.000.000 VND tiền mặt, và có 3 loại tiền: VND
100.000, VND 50.000, VND 10.000 VND, đợc chứa trong 4 khay tiền. Mỗi khay tiền
chỉ chứa duy nhất một loại tiền, và sự sắp xếp các loại tiền vào các khay lại khác nhau
giữa các chi nhánh.
Máy ATM là thiết bị rất đắt tiền (giá mỗi chiếc hiện nay khoảng USD 30.000), không
những thế, chi phí vận hành, bảo dỡng cũng rất tốn kém.
b) Máy đọc thẻ điện tử (EDC)
Máy EDC là thiết bị đọc thẻ từ dùng để thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ trực tuyến
(online) đợc đặt tại các cơ sở chấp nhận thẻ CONNECT 24. Thiết bị này tạo thuận
tiện hơn cho khách hàng khi mua sắm hàng hóa, dịch vụ; và giúp cơ sở chấp nhận thẻ
dễ dàng hơn trong quá trình thực hiện thanh toán.
Với việc đa thẻ qua khe đọc và nhấn số PIN, các thông tin quan trọng cần thiết nh số
thẻ, số d tài khoản sẽ tự động hiển thị. Sau đó, bằng việc nhập giá trị giao dịch qua
các phím bấm trên máy, giao dịch sẽ hoàn tất trong vòng cha đầy một phút với việc
ghi nợ trực tiếp lên tài khoản tiền gửi của khách hàng và ghi có cho tài khoản cơ sở
chấp nhận thẻ.
Hiện nay tại các điểm chấp nhận thẻ của Vietcombank sử dụng phổ biến hai loại EDC
là INGENICO và HYPERCOM, giá mỗi chiếc khoảng USD 650-700.
2. Quy trình phát hành và thanh toán thẻ CONNECT 24 tại Vietcombank
2.1. Quy trình phát hành thẻ CONNECT 24
Theo quyết định số 52/QĐ/NHNT/QLT của Tổng giám đốc Vietcombank ngày
1/4/2002 về việc ban hành Hớng dẫn quy trình nghiệp vụ phát hành, sử dụng và
thanh toán thẻ. Quy trình phát hành thẻ thông thờng đợc thực hiện trong vòng 3

ngày, gồm 6 bớc nh sau:
Bớc 1: Khách hàng nộp hồ sơ xin phát hành thẻ tại chi nhánh phát hành
Chơng II Thực trạng phát hành và thanh toán thẻ Connect 24 tại Vietcombank

41
Mọi công dân Việt Nam, và ngời nớc ngoài đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam
đều đợc quyền xin cấp thẻ. Khách hàng phải đến chi nhánh phát hành thẻ của
Vietcombank để lập hồ sơ xin phát hành thẻ. Hồ sơ gồm:
Đơn đăng ký mở tài khoản tiền gửi cá nhân (tài khoản VND hoặc ngoại
tệ) tại Vietcombank (đối với khách cha mở tài khoản cá nhân tại Vietcombank)
Đơn xin đăng ký phát hành thẻ CONNECT 24 kèm theo điều khoản sử
dụng thẻ CONNECT 24
Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu
Bớc 2: Chi nhánh phát hành xét duyệt hồ sơ xin phát hành thẻ
Chi nhánh phát hành kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ xin phát hành, đồng thời trong quá
trình xét duyệt, chi nhánh phát hành tiến hành phân loại khách hàng thành 3 hạng với
các u tiên khác nhau:
Hạng Chuẩn (Blue card)
Hạng Vàng (Gold card)
Hạng Đặc biệt (Diamond card)
Bớc 3: Chi nhánh phát hành lập hồ sơ khách hàng
Đối với khách hàng đã có tài khoản tiền gửi tại Vietcombank, chi nhánh phát hành
chịu trách nhiệm định danh khách hàng để đảm bảo khách hàng là chủ tài khoản mở tại
Vietcombank.
Đối với khách hàng cha có tài khoản tiền gửi tại Vietcombank, phòng thẻ hoặc bộ
phận thẻ tại chi nhánh phát hành trực tiếp mở tài khoản cho khách hàng trên hệ thống
quản lý thông tin và tài khoản khách hàng (Silverlake).
Sau khi lập hồ sơ khách hàng, bộ phận thẻ chuyển hồ sơ khách hàng và tài khoản sang
phòng kế toán giao dịch để lu, theo dõi và quản lý.
Bớc 4: Chi nhánh phát hành gửi yêu cầu phát hành thẻ đến trung tâm thẻ

Chi nhánh phát hành lập và gửi danh sách khách hàng xin phát hành thẻ CONNECT 24
đến trung tâm thẻ để phát hành thẻ. Danh sách phải bao gồm các thông tin sau:
Chơng II Thực trạng phát hành và thanh toán thẻ Connect 24 tại Vietcombank

42
Họ và tên khách hàng
Số tài khoản cá nhân
Số CIF
Hạng khách hàng: Chuẩn-Vàng-Đặc biệt
Bớc 5: Trung tâm thẻ phát hành thẻ và gửi thẻ cho chi nhánh phát hành
Hàng ngày, trung tâm thẻ nhận danh sách yêu cầu phát hành thẻ từ ngân hàng phát
hành. Căn cứ vào thông tin khách hàng nhận đợc, trung tâm thẻ tiến hành các bớc
sau:
Lập hồ sơ khách hàng trên hệ thống quản lý thẻ
Cập nhật thông tin vào hệ thống. Khi đó, hệ thống sẽ tự động tạo số thẻ cho
khách hàng và dữ liệu in thẻ cho trung tâm thẻ
Kiểm tra và duyệt file in thẻ để đảm bảo đúng số thẻ phát hành, file dữ liệu sẽ
đợc gửi sang bộ phận in thẻ để in thẻ và số PIN cho khách hàng. Bộ phận in thẻ căn
cứ vào đó sẽ in nổi và mã hóa các thông tin cần thiết lên thẻ và băng từ ở mặt sau của
thẻ
Gửi thẻ và số PIN cho chi nhánh phát hành. Thẻ và PIN đợc gửi trong 2 phong
bì tách riêng bằng th bảo đảm phát chuyển nhanh. Thẻ sẽ tự động bị khóa tạm thời
cho đến khi chủ thẻ thay đổi số PIN trong lần giao dịch đầu tiên tại máy ATM
Bớc 6: Chi nhánh phát hành giao thẻ cho khách hàng, thu phí phát hành, và hớng
dẫn khách hàng cách sử dụng thẻ
Chỉ sau 3 ngày kể từ ngày gửi yêu cầu xin phát hành thẻ của khách hàng tới trung thẻ,
chi nhánh phát hành nhận đợc thẻ và mã số PIN. Sau đó, chi nhánh phát hành thực
hiện:
Kiểm tra các thông tin trên thẻ để đảm bảo đầy đủ và chính xác
Giao thẻ và mã số PIN cho khách hàng

Thu phí phát hành thẻ CONNECT 24 (100.000 VND/thẻ)
Hớng dẫn khách hàng cách sử dụng và bảo quản thẻ
Chơng II Thực trạng phát hành và thanh toán thẻ Connect 24 tại Vietcombank

43
Khi giao thẻ cho khách hàng, cán bộ phát hành thẻ phải hớng dẫn khách hàng cách
thay đổi số PIN lần đầu sử dụng. Nếu không thay đổi số PIN, hệ thống vẫn coi nh thẻ
cha đợc giao cho khách hàng và tự động khóa thẻ, không cho phép sử dụng.
Trong quá trình sử dụng, chủ thẻ có thể bấm sai số PIN, trong trờng hợp này giao dịch
không đợc thực hiện. Nếu chủ thẻ bấm sai số PIN 3 lần liên tiếp, máy ATM sẽ tự
động giữ lại thẻ. Lúc này khách hàng phải liên hệ lại với trung tâm thẻ để đợc tiếp tục
sử dụng thẻ.
Trong trờng hợp mất thẻ, khách hàng có nghĩa vụ thông báo cho trung tâm thẻ trong
vòng 3 giờ đồng hồ. Ngoài thời gian này, Vietcombank không chịu trách nhiệm đối với
mọi tổn thất có thể xảy ra đối với khách hàng. Sau khi nhận đợc thông báo của chủ
thẻ, trung tâm thẻ có trách nhiệm khóa thẻ và thông báo cho chi nhánh phát hành để
phối hợp xử lý.
Lu ý
Chi nhánh phát hành có thể phát hành thẻ nhanh (phát hành thẻ trong vòng 1 ngày) cho
khách hàng ngay tại chi nhánh phát hành, quy trình phát hành thẻ nhanh đợc thực
hiện nh sau:
Trung tâm thẻ tạo trong hệ thống quản lý thẻ CONNECT 24 và in trớc một số
lợng nhất định thẻ CONNECT 24. Số thẻ này đợc tạo trên cơ sở số CIF, số tài khoản
và thông tin khách hàng giả định. Thẻ CONNECT 24 in trớc bao gồm số thẻ, só PIN,
và cha thể sử dụng đợc. Trung tâm thẻ sẽ giao số thẻ phát hành trớc đó cho chi
nhánh phát hành và chi nhánh chịu trách nhiệm quản lý số thẻ và số PIN này nh quản
lý tiền mặt hoặc chứng từ có giá.
Khi nhận đợc yêu cầu phát hành thẻ nhanh hoặc phát hành thẻ thay thế gấp, chi
nhánh phát hành nhận và xử lý hồ sơ nh trong trờng hợp phát hành thông thờng.
Chi nhánh phát hành xác định số thẻ CONNECT 24 cho từng khách hàng. Trên cơ sở

chọn số thẻ cho khách hàng, chi nhánh phát hành gửi toàn bộ thông tin khách hàng và
thông báo cho trung tâm thẻ để xử lý.
Trên cơ sở những thông báo và thông tin nhận đợc từ chi nhánh phát hành,
trung tâm thẻ thay đổi những thông tin giả định bằng số tài khoản và những thông tin
Chơng II Thực trạng phát hành và thanh toán thẻ Connect 24 tại Vietcombank

44





thật của khách hàng, sau đó các nhận lại cho chi nhánh phát hành để giao thẻ cho
khách hàng.
Chi nhánh phát hành tiến hành in tên khách hàng lên thẻ CONNECT 24 đang có
ở chi nhánh, giao thẻ và số PIN cho khách hàng và thu phí phát hành. Phí phát hành thẻ
nhanh là 200.000 VND/thẻ.
Chủ tài khoản cá nhân có thể yêu cầu phát hành thẻ phụ CONNECT 24 hoặc phát hành
lại thẻ (trong trờng hợp thẻ bị h hỏng, quên số PIN). Số thẻ phụ đợc phát hành tối
đa là 3 thẻ. Phí phát hành thẻ phụ là 100.000 VND/thẻ, phí phát hành lại là 50.000
VND/thẻ. Sau đây là biểu phí phát hành thẻ CONNECT 24 (Bảng 3):
bảng 3: biểu phí phát hành thẻ CONNECT 24
Loại phí Mức phí
Phí phát hành thẻ thông thờng 100.000 VND/thẻ
Phí phát hành thẻ nhanh 200.000 VND/thẻ
Phí phát hành lại thẻ 50.000 VND/thẻ
Phí phát hành thẻ phụ 100.000 VND/thẻ
Nguồn: Phòng quản lý thẻ Vietcombank, 2003
2.2 Quy trình thanh toán thẻ CONNECT 24
a) Giao dịch tại máy ATM

Khách hàng đa thẻ Connect 24 vào khe đọc thẻ của máy rút tiền tự động, nhập mã số
cá nhân PIN và yêu cầu thực hiện các giao dịch mong muốn: rút tiền, chuyển khoản,
rút tiền, in sao kê, xem số dQuy trình thanh toán đợc tiến hành một cách tự động
hoàn toàn. Quy trình hạch toán đợc tóm tắt nh sau:
* Giao dịch rút tiền mặt
Nợ: TK tiền gửi của khách hàng : Số tiền ghi nợ tài khoản
Có: TK tiền mặt tại máy ATM : Số tiền khách hàng rút
Có: TK thu phí thanh toán thẻ : Số tiền phí + thuế (nếu có)
Chơng II Thực trạng phát hành và thanh toán thẻ Connect 24 tại Vietcombank

45





Trờng hợp tài khoản tiền gửi của khách hàng là ngoại tệ, hệ thống sẽ tự động thực
hiện giao dịch mua bán ngoại tệ theo tỷ giá mua ngoại tệ do Sở giao dịch Vietcombank
công bố tại thời điểm rút tiền.
Trờng hợp chi nhánh phát hành là chi nhánh thanh toán thì hệ thống sẽ không tạo bút
toán liên hàng nội bộ. Trờng hợp chi nhánh phát hành khác chi nhánh thanh toán, hệ
thống sẽ tự động tạo các bút toán hạch toán cho chi nhánh thanh toán, trung ơng, và
chi nhánh phát hành.
* Giao dịch chuyển khoản trong hệ thống Vietcombank
Khi chủ thẻ thực hiện giao dịch chuyển khoản, hệ thống tạo bút toán:
Nợ: TK tiền gửi của chủ thẻ : Số tiền trên hóa đơn
Có: TK tiền gửi của khách hàng đợc hởng : Số tiền ghi Có ngời đợc hởng
Có: TK thu phí thanh toán thẻ : Số tiền phí + thuế (nếu có)
Trờng hợp tài khoản tiền gửi của chủ thẻ là ngoại tệ, hệ thống xẽ tự động thực hiện
giao dịch mua bán ngoại tệ theo tỷ giá mua ngoại tệ do Sở giao dịch Vietcombank

công bố tại thời điểm chuyển khoản.
Trờng hợp giao dịch chỉ liên quan đến một chi nhánh (tức tài khoản tiền gửi của chủ
thẻ và tài khoản ngời hởng mở tại cùng chi nhánh thanh toán nơi đặt máy ATM)
thì hệ thống không tạo thêm bút toán liên hàng nội bộ. Trờng hợp giao dịch liên quan
đến hai chi nhánh hoặc ba chi nhánh, hệ thống sẽ tự động tạo các bút toán hạch toán
cho chi nhánh giữ tài khoản chủ thẻ, chi nhánh thanh toán, trung ơng và chi nhánh giữ
tài khoản của ngời hởng.
b) Giao dịch tại các đơn vị chấp nhận thẻ (POS)
Tại các đơn vị chấp nhận thẻ (POS), khách hàng khi mua hàng hóa dịch vụ tại các siêu
thị, nhà hàng, khách sạnxuất trình thẻ CONNECT 24 để nhân viên tại điểm chấp
nhận thẻ này quét thẻ qua máy đọc thẻ điện tử (EDC). Sau khi quét thẻ qua khe đọc
của máy EDC, khách hàng phải nhập số PIN vào máy để máy kết nối với trung tâm
thẻ, kiểm tra số d trên tài khoản tiền gửi. Nếu số d hợp lệ, nhân viên tại điểm chấp
Chơng II Thực trạng phát hành và thanh toán thẻ Connect 24 tại Vietcombank

46





nhận thẻ sẽ nhập giá trị giao dịch vào máy và giao dịch sẽ đợc hoàn tất chỉ trong vòng
ít giây sau đó.
Để giao dịch có thể thực hiện giữa khách hàng và đơn vị chấp nhận thẻ, đơn vị chấp
nhận thẻ phải có một tài khoản tiền gửi đợc mở tại Vietcombank, và phải đợc trang
bị máy EDC đợc kết nối trực tiếp với trung tâm thẻ của Vietcombank. Khi các giao
dịch đợc tiến hành, hệ thống sẽ tự động và trực tiếp ghi Nợ vào tài khoản tiền gửi của
khách hàng và ghi Có lên tài khoản tiền gửi của đơn vị chấp nhận thẻ. Quy trình hạch
toán giao dịch này đợc tóm tắt nh sau nh sau:
Nợ: TK tiền gửi của khách hàng : Số tiền trên hóa đơn

Có: TK tiền gửi của đơn vị chấp nhận thẻ : Số tiền đơn vị POS đợc hởng
Có: TK thu phí thanh toán thẻ : Số tiền phí + thuế (nếu có)
Trờng hợp tại khoản tiền gửi của khách hàng là ngoại tệ, hệ thống sẽ thực hiện giao
dịch mua bán ngoại tệ theo tỷ giá mua ngoại tệ do Sở giao dịch Vietcombank công bố
tại thời điểm thanh toán.
Trờng hợp chi nhánh phát hành và chi nhánh thanh toán khách nhau, hệ thống sẽ tự
động tạo các bút toán hạch toán cho các chi nhánh phát hành, trung ơng và chi nhánh
thanh toán.
3. Thực trạng phát hành và thanh toán thẻ CONNECT 24 tại Vietcombank
3.1. Thực trạng phát hành thẻ CONNECT 24
Thẻ ghi nợ CONNECT 24 là một sản phẩm mới của Vietcombank vừa đợc đa vào sử
dụng từ tháng 04/2002, nhng đã thu đợc một số kết quả đáng khích lệ. Số lợng thẻ
phát hành của toàn hệ thống tính đến hết tháng 9/2003 là 104.214 thẻ - một con số
ngoài sức mong đợi của tất cả mọi ngời.
Có một đặc điểm quan trọng cần phải nói đến là số lợng thẻ phát hành giữa các đơn vị
trong hệ thống Vietcombank có sự chênh lệch khá lớn. Trong tổng số lợng thẻ
CONNECT 24 phát hành, số lợng thẻ phát hành bởi 10 đơn vị đứng đầu (Sở giao dịch
và 9 chi nhánh cấp 1: Hà Nội, Quảng Ninh, Đà Nẵng, Nha Trang, Vũng Tàu, Đồng
Nai, TP Hồ Chí Minh, Tân Thuận, Cần Thơ) chiếm phần chủ yếu (85%), và hầu nh
Chơng II Thực trạng phát hành và thanh toán thẻ Connect 24 tại Vietcombank

47
biểu đồ 3: xu hớng biến động lợng thẻ CONNECT 24 phát hành

0
2000
4000
6000
8000
10000

12000
14000
16000
1 2 3 4 5 6 7 8 9
0
2000
4000
6000
8000
10000
12000
14000
16000
39 đơn vị còn lại 10 đơn vị đứng đầu
Số thẻ
Tháng

Nguồn: Phòng quản lý thẻ Vietcombank, 2003

mọi xu hớng biến động về số lợng phát hành cũng xuất phát từ 10 đơn vị này, chúng
ta có thể thấy rõ điều này qua biểu đồ sau :










Biểu đồ 3 biểu diễn số lợng thẻ CONNECT 24 phát hành của 10 đơn vị đứng đầu
trong tơng quan với toàn hệ thống Vietcombank trong 9 tháng đầu năm 2003. Phần
diện tích màu xanh lá biểu thị tổng số lợng thẻ phát hành của 10 đơn vị đứng đầu;
phần diện tích màu xanh dơng biểu thị tổng số lợng thẻ phát hành của các đơn vị còn
lại trong hệ thống. Đờng biểu diễn màu đen trên cùng biểu thị biến động của tổng số
lợng thẻ phát hành toàn hệ thống ; đờng mảnh hơn phía dới biểu thị biến động của
tổng số lợng thẻ phát hành của 10 đơn vị đứng đầu. Đờng biểu diễn càng dốc lên thì
mức tăng trởng càng cao. Căn cứ vào đó, ta thấy, 10 đơn vị đứng đầu luôn chiếm phần
chủ yếu trong tổng số lợng thẻ phát hành của toàn hệ thống. Đờng biểu diễn của
toàn hệ thống có độ dốc gần nh song song với đờng biểu diễn của 10 đơn vị đứng
đầu, chứng tỏ hầu nh mọi xu hớng biến động về lợng phát hành đều xuất phát từ
biến động của 10 đơn vị này.
Bảng 4 thể hiện số lợng, tốc độ tăng trởng lợng thẻ CONNECT 24 phát hành bởi 10
đơn vị đứng đầu và tỷ trọng của môĩ đơn vị trong toàn hệ thống Vietcombank trong 2
giai đoạn: 9 tháng cuối năm 2002 (tháng 4-12/2002) và 9 tháng đầu năm 2003 (tháng
1-9/2003). Nhìn vào bảng trên ta thấy, số lợng thẻ phát hành trong toàn hệ thống tăng
Chơng II Thực trạng phát hành và thanh toán thẻ Connect 24 tại Vietcombank

48
trởng khá mạnh, với tốc độ 156,4% qua 2 giai đoạn. Điều này có đợc, nh đã nói, là
do sự tăng trởng cao của 10 đơn vị đứng đầu (150,4%), trong đó nổi bật là các đơn vị :
Tân Thuận (482,6%), TP HCM (151,3%), Hà Nội (80,6%), Sở giao dịch (47,3%).
bảng 4: số lợng, tốc độ tăng trởng và tỷ trọng phát hành thẻ
CONNECT 24 của 10 đơn vị đứng đầu trong toàn hệ thống Vietcombank
Đơn vị
Số lợng năm
2002
Tỷ trọng năm
2002
Số lợng năm

2003
Tỷ trọng năm
2003
Tốc độ tăng
trởng
SGD
7123 24,4% 10494 14,0% 47,3%
Hà Nội
3146 10,8% 5681 7,6% 80,6%
Quảng Ninh
487 1,7% 1432 1,9% 194,0%
Đà Nẵng
617 2,1% 1869 2,5% 202,9%
Nha Trang
790 2,7% 1785 2,4% 125,9%
Vũng Tàu
932 3,2% 1104 1,5% 18,5%
Đồng Nai 1683 5,8% 5351 7,1% 217,9%
TP HCM
6771 23,2% 17014 22,7% 151,3%
Tân Thuận
2765 9,5% 16109 21,5% 482,6%
Cần Thơ
1033 3,5% 2638 3,5% 155,4%
10 Đơn vị
25347 86,7% 63477 84,7% 150,4%
Toàn hệ thống

29221 100% 74933 100% 156,4%
Nguồn : Phòng Quản lý thẻ Vietcombank, 2003

Tỷ trọng phát hành của Chi nhánh Tân Thuận tăng mạnh từ 9,5%(2002) lên 21,5%
(2003). Sở dĩ có sự tăng trởng cao nh vậy là do có khoảng 90% lợng thẻ
CONNECT 24 phát hành ở Chi nhánh này tập trung vào đối tợng ngời lao động đang
làm việc tại Khu chế xuất Tân Thuận, một khu chế xuất thuộc loại lớn nhất Việt Nam
hiện nay.
Việc các đơn vị khác nh Sở giao dịch, Hà Nội, TP HCM có tỷ trọng phát hành và tốc
độ tăng trởng cao hoàn toàn là điều dễ hiểu, bởi vì ở các thành phố này, mật độ dân
c rất lớn, trình độ dân trí và thu nhập dân c lại rất cao. Đặc biệt là ở TP HCM, thói
quen tiêu dùng thẻ của ngời dân đã đợc hình thành từ lâu, do đó, khả năng xâm nhập
thị trờng của sản phẩm CONNECT 24 cũng trở nên dễ dàng hơn.
Chơng II Thực trạng phát hành và thanh toán thẻ Connect 24 tại Vietcombank

49

3.2. Thực trạng thanh toán thẻ CONNECT 24
Đến nay, với thẻ CONNECT 24 của Vietcombank, khách hàng có thể sử dụng những
dịch vụ: rút tiền mặt, chuyển khoản trong hệ thống, ghi nợ khi mua hàng tại các POS,
thanh toán hóa đơn điện thoại, thanh toán phí bảo hiểm.
bảng 5: doanh số và tỷ trọng doanh số thanh toán thẻ CONNECT 24 năm 2003
Tháng Tiêu chí

Rút tiền mặt Chuyển khoản Ghi nợ Điện thoại

Bảo hiểm

Tháng 6

Giá trị
163.959.740.000


8.195.770.974
Tỷ trọng

95,24% 4,76%
Tháng 7

Giá trị
196.157.420.000

10.418.378.458
Tỷ trọng

94,96% 5,04%
Tháng 8

Giá trị
222.075.830.000

12.720.211.146 85.329.059
Tỷ trọng

94,55% 5,41% 0,04%
Tháng 9

Giá trị 243.099.920.000

17.071.869.348 1.102.535.087

115.093.519


89.706.306

Tỷ trọng

92,97% 6,54% 0,42% 0,04 0,03%
Nguồn : Phòng Quản lý thẻ Vietcombank, 2003

Đơn vị : VND

Bảng 5 trên cho thấy tình hình doanh số thanh toán của các dịch vụ tiện ích của thẻ
CONNECT 24 trong 4 tháng gần đây nhất. Dịch vụ ghi nợ tại các POS chỉ bắt đầu triển
khai từ tháng 8 tại một số địa bàn trọng điểm, và dịch vụ thanh toán hóa đơn điện thoại
và phí bảo hiểm cũng chỉ mới triển khai trong tháng 9 trên địa bàn TP HCM.
Nhìn chung, ngoại trừ doanh số rút tiền mặt là tăng trởng theo hớng giảm dần, các
doanh số thanh toán khác đều tăng trởng mạnh. Đáng chú ý là dịch vụ ghi nợ tại các
POS tuy mới ra đời nhng triển vọng rất đáng khả quan, đã đạt đợc doanh số thanh
toán trong tháng 9 trên 1 tỷ VND, tăng 13 lần so với tháng 8. Các dịch vụ khác nh
thanh toán hóa đơn điện thoại, phí bảo hiểm vừa đợc giới thiệu trong tháng 9, và hiện
chỉ đang ở địa bàn TP HCM nên doanh số thanh toán hầu nh cha đáng kể, với các
con số tơng ứng là 115 triệu VND và 90 triệu VND.
Tuy vậy, qua Bảng 5 chúng ta cũng dễ dàng nhận thấy sự chênh lệch lớn giữa doanh số
rút tiền mặt và các doanh số thanh toán khác. Tỷ trọng doanh số rút tiền mặt trong tổng
doanh số thanh toán từ tháng 6 đến tháng 9 lần lợt là 95,2% ; 95% ; 94,6% ; 93,0%.
Chơng II Thực trạng phát hành và thanh toán thẻ Connect 24 tại Vietcombank

50
Tỷ trọng quá cao này cho thấy việc sử dụng thẻ CONNECT 24 vẫn đang dừng chủ yếu
ở việc rút tiền mặt. Mặc dù tỷ trọng này có xu hớng giảm dần do sự ra đời của các
tiện ích thanh toán mới, tuy nhiên tốc độ giảm hầu nh không đáng kể.
bảng 6: số lợng và tỷ trọng giao dịch thanh toán thẻ CONNECT 24 năm 2003

Tháng Tiêu chí

Rút tiền mặt Chuyển khoản Ghi nợ Điện thoại

Bảo hiểm

Tháng 6

Số lợng

167.313
2.885

Tỷ trọng

98,30% 1,70%

Tháng 7

Số lợng

198.369 3.515

Tỷ trọng

98,26% 1,74%

Tháng 8

Số lợng


225.384 4.332 378

Tỷ trọng

97,95% 1,88% 0,17%

Tháng 9

Số lợng

255.549 5.979 461 500 63
Tỷ trọng

97,33% 2,28% 0,18% 0,19% 0,02%
Nguồn : Phòng Quản lý thẻ Vietcombank, 2003
Cùng với sự gia tăng của doanh số thanh toán, số lợng các giao dịch thanh toán cũng
gia tăng. Bảng 6 cho thấy số lợng các giao dịch thanh toán diễn ra trong 4 tháng gần
đây nhất, tơng ứng với doanh số thanh toán trong Bảng 5. Số lợng giao dịch rút tiền
mặt vẫn chiếm tỷ trọng áp đảo trong tổng số lợng giao dịch, trung bình từ 97-98%, và
không có xu hớng giảm. Các giao dịch khác là chuyển khoản, ghi nợ, thanh toán hóa
đơn có gia tăng nhng tốc độ còn chậm và tỷ trọng không đáng kể.
Qua 2 Bảng 5 và 6, ta có thể thấy một điểm rất đáng chú ý là doanh số thanh toán bình
quân của một giao dịch ghi nợ từ tháng 8 đến tháng 9 gia tăng rất mạnh, từ VND
225.700/giao dịch lên VND 2.391.616/giao dịch. Doanh số giao dịch bình quân tăng
mạnh là do tốc độ tăng doanh số thanh toán ghi nợ tăng lên gấp 13 lần (từ 85,3 triệu
lên 1,1 tỷ VND), trong khi tốc độ gia tăng số lợng giao dịch ghi nợ chỉ đạt 22,0%
(378 lên 461). Sở dĩ có điều này do, trong tháng 8, đối tợng thực hiện các giao dịch
ghi nợ chủ yếu là các cá nhân, thậm chí có rất nhiều giao dịch đợc thực hiện bởi nhân
viên của Vietcombank với mục đích thử nghiệm khả năng hoạt động của thiết bị đầu

cuối. Sang tháng 9, Vietcombank bắt đầu đẩy mạnh việc xúc tiến sản phẩm CONNECT
24 đến khách hàng là các doanh nghiệp, tổ chức. Đây là đối tợng có khả năng chi trả
Chơng II Thực trạng phát hành và thanh toán thẻ Connect 24 tại Vietcombank

51
lớn hơn cá nhân rất nhiều lần. Chính sự tham gia của đối tợng này đã đẩy doanh số
thanh toán giao dịch ghi nợ bình quân tăng lên nhanh chóng.
4. Đánh giá về thực trạng phát hành và thanh toán thẻ CONNECT 24 tại
Vietcombank
4.1. Tầm quan trọng của sản phẩm thẻ CONNECT 24 đối với hoạt động kinh doanh
của Vietcombank
a) Nâng cao chất lợng phục vụ khách hàng
Trớc hết, đó là tăng thời gian có thể thực hiện giao dịch cho khách hàng từ 8 giờ/ngày
(giờ hành chính) lên 24 giờ/ngày, và từ 5 ngày/tuần lên 7 ngày/tuần. Việc thực hiện
giao dịch đợc tự động và rất nhanh chóng với nhiều tiện ích đa dạng, chính xác.
Ngoài ra, khách hàng có thể thực hiện các giao dịch tại nhiều điểm khác nhau trong
mọi lúc.
b) Giảm chi phí, tăng doanh thu và lợi nhuận cho ngân hàng
Ngân hàng có thể giảm chi phí tiền lơng, chi phí hành chính, chi phí văn phòng do số
lợng nhân viên phục vụ tại quầy giảm. Số nhân viên tại quầy sẽ có điều kiện tập trung
vào cung cấp các sản phẩm dịch vụ ngân hàng khác, đem lại nguồn thu khác cho ngân
hàng. Theo tính toán, chi phí cho một giao dịch tại quầy là khoảng 2 USD, trong khi
chi phí cho một giao dịch tại ATM là 1,3 USD.
Ngoài ra, với sự ra đời của dịch vụ thẻ CONNECT 24, ngân hàng có thể tăng nguồn
vốn kinh doanh nhờ sự tăng lên của nguồn vốn không kỳ hạn trong dân c, tăng doanh
thu từ phí phát hành thẻ, phí giao dịch, từ hoạt động quảng cáo trên các ATM, từ phí
thanh toán hóa đơn.
c) Tạo hình ảnh về hiệu quả và sự an toàn cho ngân hàng
Sản phẩm thẻ CONNECT 24 sẽ tạo một ấn tợng tốt đẹp trong khách hàng về một
ngân hàng Vietcombank hiện đại, với các dịch vụ an toàn, tiện lợi, nhanh chóng.

d) Tạo điều kiện mở rộng phạm vi cung cấp các dịch vụ ngân hàng
Chơng II Thực trạng phát hành và thanh toán thẻ Connect 24 tại Vietcombank

52
Sản phẩm thẻ CONNECT 24 đợc xử lý tự động trên ATM, và tại các đơn vị chấp nhận
thẻ sẽ cho phép Vietcombank kết nối và cung cấp dịch vụ ngân hàng ra các địa bàn mà
ngân hàng cha có chi nhánh.
4.2. Thành công
Từ khi ra đời cho đến nay, thẻ CONNECT 24 luôn đợc hởng ứng khá nồng nhiệt của
đông đảo công chúng tiêu dùng. Điều này có ý nghĩa to lớn không chỉ đối với
Vietcombank nói riêng mà còn đối với cả toàn xã hội nói chung, nó góp phần cải thiện
nền văn minh thanh toán cũng nh kích thích mạnh mẽ sự phát triển của thơng mại
điện tử ở Việt Nam. Chung quy lại, ta có thể rút ra đợc một số điểm đã đạt đợc ở sản
phẩm thẻ CONNECT 24, nh sau:
a) Thẻ CONNECT 24 đã tạo ra bớc đột phá về thị phần trên thị trờng thẻ ghi nợ
và thẻ ATM Việt Nam
Hiện nay, trên thị trờng Việt Nam, mới chỉ có 3 sản phẩm thẻ ghi nợ là CONNECT
24 của Vietcombank, e.Card của ACB, Access Card của ANZ ; trong đó, Access Card
là loại thẻ ghi nợ quốc tế. Các ngân hàng khác nh Ngân hàng Công thơng Việt Nam
(ICB), Ngân hàng Đầu t và Phát triển Việt Nam (BIDV), Ngân hàng Nông nghiệp
Việt Nam (VBARD), Ngân hàng Đông á (EAB), Ngân hàng Sài Gòn Thơng Tín
(Sacombank) cũng đang phát triển các sản phẩm thẻ tơng tự, tuy nhiên sản phẩm thẻ
của các ngân hàng nàynày chỉ mới dừng lại việc thực hiện các giao dịch ATM.
Trong 3 sản phẩm thẻ ghi nợ có mặt trên thị trờng, thẻ Access Card của ANZ là sản
phẩm ra đời sớm hơn cả. ANZ bắt đầu phát hành sản phẩm này ra thị trờng vào năm
2001. Khi đó, toàn bộ khách hàng có tài khoản tiền gửi tại ANZ đều đợc cấp thẻ. Thẻ
Access Card của ANZ có mức phí sử dụng cao nhng có thể đợc sử dụng tại tất cả các
điểm cung ứng hàng hoá, dịch vụ có gắn thơng hiệu MasterCard, Meastro và Cirrus
trên thế giới, rất thuận tiện cho đối tợng khách hàng làm việc, học tập, hay thờng
xuyên đi công tác nớc ngoài. Đến nay ANZ đã phát hành đợc hơn 11.000 thẻ loại

này.
Thẻ e.Card của ACB ra đời vào tháng 6/2002, chỉ một tháng sau khi dịch vụ
CONNECT 24 của Vietcombank đi vào hoạt động. Mặc dù ACB không phải là ngân
Chơng II Thực trạng phát hành và thanh toán thẻ Connect 24 tại Vietcombank

53
100000
75%
2000
2%
5000
4%
7000
5%
8000
6%
11000
8%
VCB
ANZ
ACB
ICB
BIDV
NH khác
biểu đồ 4: thị trờng thẻ ghi nợ và thẻ atm Việt Nam

Nguồn: www.vnexpress.net
hàng có số lợng thẻ ghi nợ phát hành nhiều nhất, tuy nhiên ngân hàng này lại hiện
đang là ngân hàng mạnh nhất toàn quốc về việc phát triển mạng lới chấp nhận thẻ.
Bằng những nỗ lực không ngừng, tính đến tháng 9/2003, ACB đã phát triển mạng lới

đơn vị chấp nhận thẻ e.Card của mình lên tới hơn 1000 điểm trên toàn quốc, tập trung
chủ yếu ở những nơi có cờng độ cạnh tranh cao nh TP HCM, Hà Nội. Điều đáng nói
là mạng lới các cơ sở chấp nhận thẻ đã đợc ACB mở rộng không chỉ về mặt số lợng
mà mở rộng các loại hình chấp nhận thẻ. Mạng lới chấp nhận thẻ của ACB rất đa
dạng, có thể cố định tại các điểm rút tiền mặt, khách sạn nhà hàng, các trung tâm
thơng mại, siêu thị, cũng có thể lu động trên các dịch vụ du lịch, vận tải nh taxi,
tàu du lịch, Tính đến nay, 10/2003, ACB đã phát hành đợc khoảng 8000 thẻ ACB
e.Card - một kết quả hết sức khả quan. Qua đây có thể thấy rằng hoạt động phát hành
thẻ ghi nợ tại ACB là rất tốt, nếu với tốc độ phát triển mạnh nh vậy thì có lẽ chỉ trong
một vài năm tới, ACB sẽ là một đối thủ cạnh tranh đáng kể trên thị trờng thẻ ghi nợ ở
Việt Nam.
Các ngân hàng khác nh Ngân hàng Công thơng Việt Nam (ICB), Ngân hàng Đầu t
và Phát triển Việt Nam (BIDV), Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam (VBARD), Ngân
hàng Đông á (EAB), Ngân hàng Sài Gòn Thơng Tín (Sacombank), HSBCcũng đã
và đang tích cực triển khai hoàn thiện công nghệ để sớm gia nhập thị trờng thẻ ghi nợ.
Hiện nay, sản phẩm thẻ do các ngân hàng này phát hành chỉ mới là các thẻ ATM. Do
nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, thị phần phát hành các sản phẩm thẻ này
trong tổng số lợng thẻ ghi nợ và ATM phát hành ở Việt Nam vẫn còn thấp. Chúng ta
có thể thấy rõ điều này qua Biểu đồ 4 sau :







Chơng II Thực trạng phát hành và thanh toán thẻ Connect 24 tại Vietcombank

54


Với thị phần chiếm khoảng 75%, hiện nay, thẻ CONNECT 24 đang là sản phẩm chiếm
lĩnh thị phần tuyệt đối. Tiếp theo là ANZ, rồi đến ACB, ICB. Các ngân hàng khác nh
BIDV, VBARD, EAB,để có thể tồn tại trong cuộc cạnh tranh gay gắt này cần phải
nỗ lực hơn nữa, phát triển dịch vụ thẻ ghi nợ của mình cả về lợng lẫn về chất trong
những năm tới.
b) Thẻ CONNECT 24 đã tạo đợc những đặc điểm u việt hơn hẳn so với các sản
phẩm cùng loại trên thị trờng
Hiện nay, thẻ CONNECT 24 có 5 đặc điểm chính đem lại cho Vietcombank lợi thế
cạnh tranh hơn hẳn sản phẩm cùng loại của các ngân hàng thơng mại khác:
- Giao dịch thẻ CONNECT 24 có thể thực hiện online toàn hệ thống Vietcombank
Điều này có đợc là do thẻ CONNECT 24 đợc xây dựng trên cơ sở hệ thống giao
dịch trực tuyến VCB-Online tạo điều kiện thuận tiện cho khách hàng gửi tiền một nơi
và rút tiền ở khắp nơi so với kết nối từng lãnh thổ hoặc khu vực nh ở ngân hàng khác.
Trong tháng 11/2002, Vietcombank cũng đã hoàn thành việc xây dựng hệ thống mạng
cục bộ tốc độ cao lớn nhất Việt Nam. Mạng diện rộng (WAN) và mạng cục bộ (LAN)
tạo ra nền tảng hạ tầng, điều kiện để kết nối các máy ATM trong toàn quốc. Những
thành tựu công nghệ ngân hàng này là cơ sở vô cùng thuận lợi để Vietcombank triển
khai dịch vụ ATM đầy đủ và thống nhất trên toàn quốc.
Thẻ CONNECT 24 có thể kết nối trực tiếp với tài khoản tiền gửi VND và USD
Hiện tại, mới chỉ có Vietcombank đã kết nối online toàn bộ chi nhánh của mình và cho
phép hệ thống ATM Vietcombank kết nối trực tiếp vào Hệ thống ngân hàng bán lẻ
Silverlake qua hệ thống chuyển mạch (Silverlake là hệ thống quản lý tài khoản tiền gửi
của khách hàng đợc phát triển trên nền tảng thiết kế của Mỹ và đợc Công ty
Silverlake, Malaysia, cung cấp). Trong khi đó, hệ thống quản lý tài khoản tiền gửi của
các ngân hàng khác vẫn còn trong giai đoạn triển khai, nên hệ thống ATM của các
ngân hàng này vẫn phải hoạt động một cách độc lập. Những khách hàng muốn sử dụng
thẻ ATM của các ngân hàng này, do đó, phải mở một tài khoản ATM riêng chứ không
thể sử dụng tài khoản tiền gửi để làm tài khoản thanh toán thẻ.
Chơng II Thực trạng phát hành và thanh toán thẻ Connect 24 tại Vietcombank


55
Chủ thẻ CONNECT 24 không chỉ sử dụng thẻ này bằng nguồn tiền từ tài khoản VND
mà còn cả trên tài khoản USD mở tại Vietcombank. Việc thực hiện các giao dịch bằng
thẻ CONNECT 24 trên tài khoản USD giống nh các giao dịch bằng thẻ này trên tài
khoản VND. Giao dịch rút tiền mặt, chuyển khoản và thanh toán thẻ CONNECT 24 từ
tài khoản USD đợc thực hiện bằng đồng VND. Số d tài khoản của chủ thẻ hiển thị
bằng USD. Tỷ giá áp dụng cho các giao dịch bằng thẻ CONNECT 24 trên tài khoản
USD là tỷ giá mua chuyển khoản. Chủ thẻ đã phát hành thẻ CONNECT 24 có thể đăng
ký sử dụng nguồn tiền từ cả hai tài khoản VND và USD.
- Thẻ CONNECT 24 có thể sử dụng để ghi nợ trực tuyến tại các đơn vị chấp nhận thẻ
Hiện nay, khách hàng có thể sử dụng thẻ CONNECT 24 để thanh toán hàng hóa dịch
vụ tại 158 đơn vị chấp nhận thẻ thuộc 14 tỉnh, thành phố trong cả nớc: Bình Dơng
(1), Đồng Nai (1), Cần Thơ (7), An Giang (1), Kiên Giang (2), Hà Nội (47), Hải
Dơng(3), Quảng Ninh (6), Vinh (5), Đà Nẵng (5), Quảng Ngãi (4), Nha Trang (1),
Huế (17), TP HCM (58).
- Thẻ CONNECT 24 có thể sử dụng để thanh toán hóa đơn, phí bảo hiểm
Đây là dịch vụ có tên là V-CBP (Vietcombank - Cyber Bill Payment), vừa đợc
Vietcombank giới thiệu đến công chúng hôm 26/8/2003. Trong giai đoạn đầu, với V-
CBP, khách hàng có thể thực hiện thanh toán phí cho các hãng bảo hiểm Prudential,
AIA ; thanh toán tiền điện thoại cố định trên địa bàn TP HCM.
- Chủ thẻ CONNECT 24 có thể thực hiện đợc giao dịch chuyển khoản
Chủ thẻ CONNECT 24 có thể thực hiện các giao dịch chuyển khoản không mất phí
trong toàn hệ thống Vietcombank, điều mà các máy ATM của ANZ, BIDVkhông
thực hiện đợc.
Thẻ CONNECT 24 u việt hơn hẳn các sản phẩm cung loại trên thị trờng không chỉ vì
tiện ích sử dụng, mà còn vì những u đãi dịch vụ đối với khách hàng. Đó là, chủ thẻ
CONNECT 24 hiện nay đợc hởng mức phí bằng 0 đối với tất cả các giao dịch, bao
gồm : rút tiền mặt, chuyển khoản, vấn tin, xem, sao kê tài khoản tại ATM, thanh toán
tại các POS ; chủ thẻ CONNECT 24 cũng không phải chịu phí thờng niên đối với thẻ
CONNECT 24. Trong khi đó, chủ thẻ ghi nợ và thẻ ATM của các ngân hàng khác đều

Chơng II Thực trạng phát hành và thanh toán thẻ Connect 24 tại Vietcombank

56
phải chịu mất phí cho các giao dịch nói trên, chẳng hạn phí rút tiền mặt đối với thẻ của
Ngân hàng TMCP á Châu là 1%/tổng số tiền rút, của Ngân hàng Đông á là 0,3%/tổng
số tiền rút. Các ngân hàng khác cũng yêu cầu chủ thẻ của mình phải đóng phí thờng
niên, thông thờng giao động trong khoảng 50.000-150.000 VND/năm. Các chủ thẻ
này, không những thế, còn phải luôn duy trì một số d tối thiểu trong tài khoản thẻ của
mình, thờng là 100.000 (Ngân hàng Đầu t & Phát triển, Ngân hàng Nông nghiệp),
hoặc 200.000 (Ngân hàng Công thơng, Ngân hàng Sài gòn Thơng tín), hoặc USD
200 (ANZ), USD 2000 (HSBC) ; trong khi đó chủ thẻ CONNECT 24 có thể duy trì số
d bằng 0 trên tài khoản tiền gửi của mình.
Sản phẩm mới CONNECT 24 đợc khách hàng hết sức hoan nghênh và công nhận đây
là dịch vụ ngân hàng tối u nhất, tiện lợi nhất. Cũng chính vì những thành công đã đạt
đợc ở trên, vừa qua, thẻ CONNECT 24 của Vietcombank đã đợc Uỷ ban Trung ơng
Hội Các Nhà doanh nghiệp trẻ Việt Nam quyết định trao Giải thởng Sao Vàng Đất
Việt cùng với 146 thơng hiệu và sản phẩm của 20 ngành hàng đợc bình chọn từ 626
thơng hiệu và sản phẩm do 46 tỉnh, thành trong cả nớc đề cử. Đây là giải thởng có
uy tín dành cho thơng hiệu và sản phẩm tiêu biểu Việt Nam hội nhập quốc tế, đợc
xét trao tặng hàng năm cho các thơng hiệu, sản phẩm, dịch vụ của Việt Nam có thể so
sánh và cạnh tranh trên thị trờng quốc tế về chất lợng, giá cả, công nghệ, dịch vụ hỗ
trợ, uy tín thơng hiệu
4.3. Tồn tại
Mặc dù đã đạt đợc một số thành công nhất định, tuy nhiên trong quá trình triển khai
thực hiện, các chi nhánh Vietcombank vẫn còn gặp phải một số vớng mắc, tồn tại, và
đó là điều không thể tránh khỏi. Chung quy lại, đối với thẻ CONNECT 24, có 3 vấn đề
lớn nh sau :
a) Trang bị kỹ thuật phục vụ cho công tác giao dịch còn yếu kém
Về số lợng và chất lợng của các máy ATM, mặc dù là ngân hàng thơng mại đi đầu
trong việc trang bị máy ATM ở Việt Nam (170 máy hiện nay), Vietcombank vẫn cha

thể đáp ứng đủ nhu cầu giao dịch ATM trên toàn quốc. Thêm vào đó, hệ thống máy
ATM của Vietcombank phân bố còn thiếu khoa học. Có những máy dờng nh chỉ
dùng để trang trí, có những máy lại rơi vào tình trạng quá tải. Không những thế, các

×