Tải bản đầy đủ (.pdf) (32 trang)

Bài tập nhóm môn quản trị tài chính đề tài phân tích tài chính cho tổng công ty hàng không việt nam – vietnam airlines

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.69 MB, 32 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

BÀI TẬP NHĨM
MƠN: QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH
Đề tài: Phân tích tài chính cho Tổng Cơng Ty Hàng Khơng
Việt Nam – Vietnam Airlines

Giảng viên hướng dẫn:
Nhóm thực hiện:
Lớp học phần:

TS. Nguyễn Xuân Thắng
Nhóm 10
NHTC1102(122)_14

Hà Nội, tháng 11 năm 2022


DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 10
STT

Mã sinh viên

Họ và tên

1

11191599

Trần Thu Hà



2

11201108

Nguyễn Thị Trà Giang

3

11196100

Nguyễn Thị Minh Khánh


LỜI MỞ ĐẦU
Hàng khơng là một ngành có tầm quan trọng đặc biệt, không chỉ trong phát triển
kinh tế, mà còn đối với các vấn đề an ninh, quân sự và chủ quyền quốc gia. Trước đại
dịch COVID-19, ngành hàng khơng thế giới có sự phát triển rất mạnh mẽ. Tuy nhiên, khi
đại dịch COVID-19 bùng phát, nền kinh tế thế giới đã phải chịu nhiều thiệt hại to lớn, mà
ngành đầu tiên chịu tác động nặng nề nhất chính là ngành vận tải hàng không. Trước bối
cảnh khủng hoảng của ngành hàng không thế giới, ngành hàng không Việt Nam cũng
chịu sự ảnh hưởng không nhỏ. Trong báo cáo tình hình phát triển doanh nghiệp năm 2020
và 5 tháng đầu năm 2021, với ngành hàng không, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, thị
trường sụt giảm nghiêm trọng nhất, nhu cầu vận tải hàng không năm 2020 giảm 34,5 65,9%, doanh thu các doanh nghiệp hàng không giảm 61% so với năm 2019.
Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam – Vietnam Airlines bắt đầu hoạt động từ
tháng 1/1956. Thương hiệu Vietnam Airlines – Hãng hàng không quốc gia Việt Nam đã
được hình thành và phát triển gắn liền cùng với q trình trưởng thành của ngành Hàng
khơng dân dụng Việt Nam. Đến nay, từ một hãng hàng không nhỏ, Vietnam Airlines đã
trở thành một thươg hiệu uy tín, được khách hàng trong nước và quốc tế biết đến.
Vietnam Airlines đã có vị trí xứng đáng trên bản đồ hàng khơng khu vực và thế giới với

hình ảnh một hãng hàng không trẻ, hiện đại, năng động và đang phát triển mạnh mẽ.
Tuy nhiên, chịu ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch Covid19, hãng hàng không quốc
gia Vietnam Airlines dự báo quý I/2021 lỗ khoảng 4.800 tỉ đồng, trong 6 tháng đầu năm
số lỗ có thể lên tới 10.000 tỉ đồng. Hiện số nợ phải trả quá hạn của Vietnam Airlines lên
tới 6.240 tỉ đồng, tổng công ty này đang cực kỳ khó khăn, bên bờ vực phá sản trong khi
các ngân hàng thương mại chưa nhìn thấy ngân gói hỗ trợ 12.000 tỉ đồng của Chính phủ
nên khơng cho Vietnam Airlines giải ngân tiếp hoặc không gia hạn, cấp tiếp hạn mức tín
dụng.
Trong giai đoạn bình thường mới hiện nay, yêu cầu đặt ra là Vietnam Airlines cần
có những cái nhìn cụ thể, chi tiết để từ đó thấy được tình hình tài chính chung của doanh
nghiệp, làm cơ sở dự báo cho các số liệu trong tương lai, đưa ra các chiến lược ngắn và
dài hạn. Vì vậy, nhóm lựa chọn chủ đề “Phân tích tài chính cho Tổng Công ty Hàng
không Việt Nam – Vietnam Airlines”. Do giới hạn về nguồn lực và thời gian, trong đề
tài này, nhóm sẽ đi sâu vào phân tích và đánh giá tình hình tài chính của Vietnam
Airlines trong giai đoạn 5 năm, từ 2017 – 2021.


PHẦN 1: GIỚI THIỆU CÔNG TY
1.1 Giới thiệu tổng quan
Là một hãng hàng không quốc tế năng động, hiện đại và mang đậm dấu ấn bản sắc
văn hóa truyền thống Việt Nam, trong suốt hơn 20 năm phát triển với tốc độ tăng trưởng
ở mức hai con số, Vietnam Airlines đã và đang dẫn đầu thị trường hàng không Việt Nam
- một trong những thị trường nội địa có sức tăng trưởng nhanh nhất thế giới. Là hãng
hàng không hiện đại với thương hiệu được biết đến rộng rãi nhờ bản sắc văn hóa riêng
biệt, Vietnam Airlines đang hướng tới trở thành hãng hàng không quốc tế chất lượng 5
sao dẫn đầu khu vực châu Á.

Vietnam Airlines cam kết sẽ luôn đồng hành cùng các cổ đông, minh bạch công
khai thơng tin, duy trì và nâng cao các kênh đối thoại mở với cổ đông, tổ chức hoạt động
kinh doanh an tồn, chất lượng và có hiệu quả trên cơ sở cân đối hài hịa lợi ích của cổ

đơng với việc đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế của đất nước.

 Tầm nhìn và sứ mệnh của Vietnam Airlines:
- Giữ vững vị thế của Tổng công ty là doanh nghiệp hàng khơng số 1 tại Việt
Nam.
- Tập đồn hàng không – VNA Group giữ thị phần số 1 tại nội địa Việt Nam.
- Vietnam Airlines là Hãng hàng không Quốc gia – lực lượng vận tải chủ lực tại
Việt Nam, là hang hàng không được khách hàng tin yêu và lựa chọn.
- Cung cấp dịch vụ hàng không chất lượng cao, đáp ứng tốt nhất nhu cầu đa
dạng của khách hàng.
- Tạo dựng môi trường làm việc thân thiện, chuyên nghiệp, hiệu quả, nhiều cơ
hội phát triển cho người lao động.


-

Kinh doanh có hiệu quả, đảm bảo lợi ích bền vững cho cổ đơng

 Giá trị cốt lõi:
- “An tồn là số 1” là nền tảng cho mọi hoạt động.
- Khách hàng là trung tâm.
- Người lao động là tài sản q giá nhất.
- Khơng ngừng sáng tạo.
- Tập đồn hàng khơng có trách nhiệm.
1.2 Lịch sử hình thành và phát triển
Để có được thành cơng như ngày hơm nay, hãng hàng khơng Vietnam Airlines đã trải
qua một hành trình phát triển dài. Cụ thể như:
 Tháng 01/1956: Chính phủ quyết định thành lập Cục Hàng không Dân dụng đánh
dấu sự ra đời của Ngành hàng không Việt Nam với đội bay khá hạn chế.
 Tháng 9/1956 chuyến bay đầu tiên được cất cánh.

 Từ 1976–1988: Mạng lưới đường bay được mở rộng ra các nước Lào, Trung
Quốc, Philippine, Campuchia, Singapore, Malaysia. Khi đó, hàng khơng dân dụng
Việt Nam chính thức gia nhập vào tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế(ICAO).
 04/1993: Chính thức hình thành hãng hàng khơng quốc gia Việt Nam.
 27/05/1995: Tổng Công ty Hàng không Việt Nam thành lập với nòng cốt là
Vietnam Airlines.
 20/10/2002: Bông Sen Vàng trở thành biểu tượng của Vietnam Airlines.
 2006: Vietnam Airlines nhận chứng chỉ về an toàn khai thác của Hiệp hội Vận tải
Hàng không Quốc tế(IATA) và gia nhập IATA.
 10/06/2010: Vietnam Airlines trở thành thành viên thứ 10 của Liên minh hàng
khơng tồn cầu-SkyTeam.
 12/07/2016: Vietnam Airlines được Tổ chức xếp hạng hàng không Anh SkyTrax
công nhận là Hãng hàng không 4 sao.
 01/2017: Cổ phiếu Vietnam Airlines chính thức giao dịch trên sàn chứng khốn
UPCOM với mã chứng khốn HVN, giá trị vốn hóa nằm trong top đầu của thị
trường
 12/2017: Chào đón hành khách thứ 200 triệu sau 20 năm thành lập và đạt 1,5 triệu
hội viên Bông Sen Vàng


 Năm 2018:
-

07/2018: Nhận chứng chỉ Skytrax lần 3 liên tiếp là Hãng hàng khơng quốc tế 4
sao (2016,2017,2018)

-

11/2018: Chính thức đón tàu A321 NEO đầu tiên; chuyển giao quyền đại diện
chủ sở hữu nhà nước từ Bộ GTVT sang Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại

doanh nghiệp.

1.3 Cơ cấu tổ chức
• Mơ hình quản trị: Mơ hình quản trị của Tổng công ty Hàng không Việt Nam - CTCP
gồm có: Đại hội đồng cổ đơng, Hội đồng quản trị, Ban Kiểm sốt và Tổng Giám đốc.
• Đại hội đồng cổ đông: Đại hội đồng cổ đông là cơ quan quyết định cao nhất của
Vietnam Airlines, bao gồm tất cả các cổ đơng có quyền biểu quyết, hoạt động thông qua
cuộc họp Đại hội đồng cổ đông thường niên, Đại hội đồng cổ đông bất thường và thông
qua việc lấy ý kiến bằng văn bản
•Ban Kiểm sốt: Ban Kiểm sốt là cơ quan do Đại hội đồng cổ đơng bầu ra, thay mặt các
cổ đơng để kiểm sốt, đánh giá một cách độc lập, khách quan và trung thực mọi hoạt
động kinh doanh, quản trị và điều hành Vietnam Airlines, thực trạng tài chính của
Vietnam Airlines và chịu trách nhiệm trước Đại hội đồng cổ đông trong thực hiện nhiệm
vụ được giao.
• Hội đồng Quản trị: Hội đồng Quản trị là cơ quan quản lý Vietnam Airlines, có tồn
quyền nhân danh Vietnam Airlines để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của
Vietnam Airlines không thuộc thẩm quyền Đại hội đồng cổ đơng.
• Tổng Giám đốc: Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật của Vietnam Airlines
và là người điều hành hoạt động hàng ngày của Vietnam Airlines


PHẦN 2: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH
2.1. Đánh giá khái quát sự biến động về tốc độ tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận và
tổng tài sản trong chu kỳ 5 năm của Vietnam Airlines (2017-2021)

Doanh thu năm 2017 của công ty mẹ đạt 63.966.517.457.222 tỷ vnd, tăng 12,2%
so với năm 2016. Bên cạnh đó, lợi nhuận sau thuế của Vietnam Airlines đạt
1.815.818.593.156 tỷ vnd, tăng 6.6% so với năm 2016. Tổng tài sản của VNA tại thời
điểm 31/12/2017 là 79.196.809.559.793 tỷ vnd, giảm 7.836 tỷ đồng so với năm 2016
(tương đương 9%). Nguyên nhân chủ yếu do Vietnam Airlines bán 4 tàu bay B777 và

trích khấu hao tài sản cố định máy bay, trong khi chưa thực hiện đầu tư thêm máy bay
mới. Việc không tăng thêm tài sản cố định đối với các doanh nghiệp kinh doanh hàng
khơng lớn như Vietnam Airlines là một tín hiệu tích cực, bởi lẽ, trước đây các doanh
nghiệp hàng không chủ yếu tài trợ cho các hoạt động kinh doanh bằng nợ vay để đầu tư
cho đội bay.
Cho đến kết thúc năm 2018, hoạt động sản xuất kinh doanh của Vietnam Airlines
tiếp tục duy trì đà tăng trưởng và phát triển ổn định, kết quả năm sau cao hơn năm trước
Trong giai đoạn 2016 - 2018, Vietnam Airlines đã thực hiện phương án SLB đối với 8 tàu
bay A350 và 1 tàu bay B787-9 thay vì thực hiện phương án mua/vay dẫn đến tài sản cố
định không tăng


Năm 2019 bên cạnh các yếu tố thuận lợi, hoạt động kinh doanh đối diện với nhiều
thách thức, khó khăn do thị trường thay đổi nhanh, tải cung ứng dư thừa, cạnh tranh tăng
cao, giảm giá vé để giành giật thị phần, doanh thu trung bình giảm mạnh (đặc biệt trong
quý 4/2019), các đồng bản tệ tại nhiều thị trường bán chính của Vietnam Airlines đều bị
mất giá so với đồng USD, hạ tầng sân bay trong nước vẫn tiếp tục quá tải
Đến năm 2020, tổng tài sản của Vietnam Airlines đạt 58.571.051.175.784 tỷ vnd,
giảm 15.1% so với đầu năm. Đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng đặc biệt nghiêm trọng và
làm thay đổi hoàn toàn hoạt động sản xuất kinh doanh của Vietnam Airlines. Từ tháng
3/2020, Vietnam Airlines đã phải ngừng tất cả các đường bay đi/đến quốc tế thường lệ,
chỉ còn khai thác các chuyến chở khách hồi hương hoặc kết hợp chở hàng tuân theo chỉ
đạo của Chính phủ. Các đường bay nội địa cũng bị ảnh hưởng và suy giảm nghiêm trọng,
đặc biệt gia đoạn cuối tháng 3 đến hết tháng 4 tần suất bay trong nước bị cắt giảm tối đa
bởi chính sách giãn cách xã hội của Chính phủ. Do vậy, doanh thu của VNA năm 2020
giảm mạnh, đạt 30.679.026.769.775, giảm 57.9% so với năm 2019. Lợi nhuận sau thuế
âm gần 8.754 tỷ trong khi đó cùng kỳ lãi 2.418 tỷ. Theo đánh giá, mức lỗ này thấp hơn
khá nhiều so với con số ước tính đã được ban lãnh đạo Vietnam Airlines cơng bố tại cuộc
họp cổ đông sáng 29/12/2020 là 14.487 tỷ.
Năm 2021 dịch Covid-19 tiếp tục tác động mạnh mẽ đến hoạt động sản xuất kinh

doanh của Vietnam Airlines, thậm chí cịn nặng nề hơn rất nhiều so với năm 2020.
Hãng trình kế hoạch lỗ 12.907 tỷ đồng, tuy nhiên kết quả quả kinh doanh của
Vietnam Airlines 2021 tốt hơn so với mục tiêu đặt ra tại đại hội cổ đông. Mặc dù vậy,
tình hình tài chính năm nay vẫn rất xấu với Vietnam Airlines và các hãng khác. Trong
năm 2020, Vietnam Airlines đã cắt giảm được 5.129 tỷ đồng, trong đó chi phí nhân cơng
là 1.775 tỷ đồng và dự kiến cắt giảm, tiết kiệm khoảng 6.000 tỷ đồng trong năm 2021.
2.2. Đánh giá khái quát sự biến động về xu hướng của nợ phải trả và vốn chủ sở hữu
trong chu kỳ 5 năm của Vietnam Airlines (2017-2021)


Nợ phải trả tại ngày 31/12/2017 là 62.266.148.311.687 tỷ vnd, giảm 8.465 tỷ vnd
so với cùng kỳ 2016, tương đương mức giảm là 12%. Nguyên nhân là do trong kỳ
Vietnam Airlines đã thực hiện cấu trúc bán và thuê lại 5 tàu bay (gồm 1B787 và 4 A350)
nên không làm phát sinh nợ vay dài hạn, đồng thời Vietnam Airlines đã chủ động trả
trước hạn đối với các khoản vay dài hạn có lãi suất cao nên làm giảm dư nợ gốc vay dài
hạn. Nhờ đó, cơ cấu nguồn vốn chủ sở hữu (tăng 3.9% so với cùng kỳ 2016)
Trong giai đoạn từ 2019-2020 vốn chủ sở hữu giảm bình quân 50.7% và nợ phải
trả giảm không đáng kể (1.9%). Do thị trường bước vào gai đoạn thấp điểm, cạnh tranh
trên thị trường tiếp tục gay gắt do tình trạng thừa tải, giá vé duy trì ở mức thấp từ ảnh
hưởng diễn biến đại dịch COVID-19. Các tích lũy nguồn lực tài chính và các cân đối
được cải thiện qua nhiều năm bị suy kiệt và thay đổi theo chiều hướng tiêu cực. Hoạt
động kinh doanh bị thua lỗ trầm trọng, dịng tiền nhanh chóng rơi vào trạng thái thâm hụt
nặng nề, vay và nợ quá hạn gia tăng đột biến. Tổng cộng tại ngày 31/12/2020, Vietnam
Airlines đang vay ngân hàng ngắn hạn và dài hạn 15.789 tỷ đồng, nợ thuê tài chính dài
hạn 18.260 tỷ.
Năm 2021 Vietnam airlines đã cắt giảm được khoảng gần 11.000 tỷ VNĐ chi phí
trong năm 2021 bằng cách linh hoạt điều hành hoạt động theo diễn biến dịch bệnh và tình
hình thị trường, tận dụng cơ hội để tăng doanh thu, tiết kiệm cắt giảm tối đa, đàm phán
giảm giá, giãn hoãn các khoản thanh tốn, giãn khấu hao và phân bổ chi phí bảo dưỡng,
tái cơ cấu nợ vay, rà soát bổ sung các khoản thu nhập phù hợp quy định, kiến nghị kéo

dài chính sách hỗ trợ giảm thuế, phí… Sau thỏa thuận ký kết với Công ty thuê mua máy


bay Air Lease Corporation (ALC) ngày 15/12/2021, Hãng đã giảm được 1 tỷ USD chi
phí thuê mua máy bay.
2.3. Kết luận:
Nhìn chung, sau khi tiến hành phân tích ngang dọc báo cáo tài chính của Vietnam
Airlines: Giai đoạn từ 2017 – 2019 các chỉ số đều thể hiện rất tốt, các tài khoản đều có sự
biến động lớn nhưng phát triển theo hướng tích cực. Đặc biệt đối với một doanh nghiệp
không lớn hiện nay như Vietnam Airlines chủ yếu tài trợ cho các hoạt động kinh doanh
bằng nợ vay và có các khoản đầu tư lớn vào các đội tàu bay nhưng lại có tỉ lệ nợ vay và
vốn chủ sở hữu giảm dần, chứng tỏ doanh nghiệp này có chủ trương hạ bớt tỷ trọng nợ
vay nhằm tối ưu hóa chi phí tài chính. Tuy nhiên do ảnh hưởng của dịch COVID-19 vào
giai đoạn cuối 2019 đến 2021 đã tạo một cuộc khủng hoảng cho ngành hàng không nói
chung và Vietnam Airlines nói riêng. Doanh thu giảm mạnh và lợi nhuận đạt số âm. Bên
cạnh đó cịn phải đối mặt với các khoản nợ đến hạn phải thanh toán cùng với những rủi ro
mà đại dịch gây ra, đây cũng chính là thách thức mà Vietnam Airlines phải vượt qua để
chứng tỏ vị thế của doanh nghiệp trong ngành công nghiệp này.
Trong hai năm 2017 – 2018, nợ vay của Vietnam Airlines giảm nhanh do Vietnam
Airlines đã cân đối dòng tiền phù hợp để trả trước nợ một số khoản vay dàn hạn
Trong giai đoạn từ 2019-2020 vốn chủ sở hữu giảm bình quân 50.7% và nợ phải
trả giảm không đáng kể (1.9%). Do thị trường bước vào gai đoạn thấp điểm, cạnh tranh
trên thị trường tiếp tục gay gắt do tình trạng thừa tải, giá vé duy trì ở mức thấp từ ảnh
hưởng diễn biến đại dịch COVID-19. Các tích lũy nguồn lực tài chính và các cân đối
được cải thiện qua nhiều năm bị suy kiệt và thay đổi theo chiều hướng tiêu cực. Hoạt
động kinh doanh bị thua lỗ trầm trọng, dịng tiền nhanh chóng rơi vào trạng thái thâm hụt
nặng nề, vay và nợ quá hạn gia tăng đột biến.
Trong năm 2021 công tác tái cơ cấu tổ chức sẽ tiếp tục được đẩy mạnh theo hướng
tinh gọn, giảm tầng nấc trung gian, công tác đổi mới quản trị tập trung xây dựng, điều
chỉnh lại quy chế, quy trình thực hiện cơng việc, đẩy mạnh ứng dụng đổi mới hệ thống

công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong mọi lĩnh vực sản xuất kinh doanh.

PHẦN 3: PHÂN TÍCH CÁC CHỈ SỐ TÀI CHÍNH


3.1. Nhóm tỷ số về khả năng thanh khoản:
3.1.1. Tỷ số thanh toán hiện hành
Tỷ số thanh toán hiện hành=

Tài sản ngắn hạn
Nợ ngắn hạn

TỶ SỐ THANH TOÁN HIỆN HÀNH 2017 - 2021
Năm
Tài sản ngắn hạn
Nợ ngắn hạn

2017

2018

2019

2020

2021

21.122.733 20.325.570

19.288.26

1

8.249.495

11.356.265

32.738.422 32.170.307

31.420.63
6

32.705.409 41.194.056

Tỷ số thanh toán
hiện hành của
Vietnam Airlines

0,65

0,63

0,61

0,25

0,28

Tỷ số thanh toán
hiện hành của
Vietjet Air


1,27

1,28

1,28

1,28

1,73

Tỷ số thanh toán hiện hành của Vietnam Airlines luôn giữ ở mức ~0,6 trong giai đoạn


2017 - 2019. Đây chính là biểu hiện của sự chênh lệch giữa tài sản ngắn hạn của công ty
và các khoản nợ ngắn hạn. Khả năng sẵn sàng thanh tốn của doanh nghiệp khơng cao,
tuy nhiên tương đối ổn định trong giai đoạn 2017 – 2019.
Đến năm 2020, tỷ số này giảm mạnh xuống còn 0,25; chủ yếu là do tài sản ngắn hạn của
Vietnam Airlines giảm 2,3 lần từ hơn 19 nghìn tỷ đồng xuống chỉ cịn hơn 8 nghìn tỷ
đồng mà trong đó 1 yếu tố giảm mạnh nhất chính là khoản đầu tư tài chính ngắn hạn của
doanh nghiệp (giảm 7.34 lần từ hơn 3,579 tỷ đồng xuống còn hơn 487 tỷ đồng).
So sánh với đối thủ cạnh tranh chính là Vietjet Air, từ biểu đồ có thể thấy rằng nhìn
chung, tỷ số thanh tốn hiện hành hay khả năng sẵn sàng thanh toán của Vietnam Airlines
ln thấp hơn và khơng có sự ổn định như của Vietjet Air. Vietjet Air đã có những
phương án phịng ngừa rủi ro tốt hơn so với Vietnam Airlines và giữ được tỷ lệ thanh
toán ổn định trong suốt bối cảnh dịch bệnh.
3.1.2. Tỷ số thanh toán nhanh
Tỷ số thanh toán nhanh=

Tài sản ngắn hạn−Hàngtồn kho

Nợ ngắn hạn

TỶ SỐ THANH TOÁN NHANH 2017 - 2021
Năm
Tài sản ngắn hạn
Hàng tồn kho
Nợ ngắn hạn

2017

2018

2019

2020

2021

21.122.733 20.325.570

19.288.26
1

8.249.495

11.356.265

3.233.836

3.685.639


3.569.654

1.849.268

2.250.462

32.738.422 32.170.307

31.420.63
6

32.705.409 41.194.056

Tỷ số thanh toán
nhanh của Vietnam
Airlines

0,55

0,52

0,5

0,2

0,22

Tỷ số thanh toán
nhanh của Vietjet

Air

1,25

1,25

1,24

1,24

1,68


Tỷ số thanh tốn nhanh của Vietnam Airlines ln ở mức khoảng 0,5 trong giai đoạn
2017 – 2019; cho thấy các tài sản ngắn hạn của cơng ty, khơng tính đến hàng tồn kho,
không đủ để chi trả cho các khoản nợ ngắn hạn, tuy nhiên khả năng này được giữ ở mức
khá ổn định. Đến năm 2020, mặc dù cả tài sản ngắn hạn và hàng tồn kho của Vietnam
Airline đều giảm mạnh, nhưng tài sản ngắn hạn của cơng ty giảm mạnh là lý do chính dẫn
đến việc tỷ số thanh tốn nhanh tụt xuống chỉ cịn 0,2. Khả năng thanh toán của các
doanh nghiệp suy giảm và tiến tới sát giới hạn mất khả năng thanh tốn.
Nhìn chung, khả năng thanh tốn mà khơng tính đến hàng tồn kho của Vietnam Airlines
luôn thấp hơn rất nhiều so với đối thủ cạnh tranh là Vietjet Air.
3.2. Nhóm tỷ số về cơ cấu tài chính
3.2.1. Hệ số cơ cấu vốn
Hệ số cơ cấu vốn=

Tổng nợ
Tổng vốn chủ sở hữu

HỆ SỐ CƠ CẤU VỐN 2017 - 2021

Năm
Tổng nợ

2017

2018

71.117.566 63.717.833

2019
57.847.31

2020

2021

56.489.804 62.533.527


0
Vốn chủ sở hữu

17.432.920 18.672.423

18.607.55
6

6.072.334

524.210


Hệ số cơ cấu vốn
của Vietnam
Airlines

4,08

3,41

3,11

9,3

119,29

Hệ số cơ cấu vốn
của Vietjet Air

1,99

1,78

2,28

2,02

2,06

Hệ số cơ cấu vốn là tỷ lệ giữa
vốn doanh nghiệp huy động được

bằng việc đi vay với vốn chủ sở
hữu bỏ ra. Hệ số này của
Vietnam Airlines chỉ dao động
trong khoảng từ 3 - 4 trong giai
đoạn 2017 – 2019.
Đến năm 2020, hệ số này tăng
lên 9,3 và đến năm 2021 thì gấp
lên 12,8 lần, chạm mốc 119,29.
Chỉ số này chính là minh chứng
cho khả năng trả nợ vơ cùng khó
khăn trong giai đoạn 2020 – 2021
của Vietnam Airlines.
Tính đến cuối năm 2021, tổng khoản nợ của Vietnam Airlines đạt trên 60 nghìn tỷ trong
khi vốn chủ sở hữu, mặc dù đã được “cứu” nhờ gói cứu trợ của Chính phủ, cũng chỉ đạt
524 tỷ. Doanh nghiệp phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn vay, dẫn đến nhiều rủi ro và bất
cập trong hoạt động kinh doanh.
3.2.2. Hệ số nợ
Hệ số nợ=

Tổng nợ
Tổngtài sản

HỆ SỐ NỢ 2017 - 2021
Năm

2017

2018

2019


2020

2021


Tổng nợ

71.117.566 63.717.833 57.847.310 56.489.804 62.533.527

Tổng tài sản

88.550.486 82.390.257 76.454.866 62.562.138 63.057.737

Hệ số nợ của
Vietnam Airlines

0,8

0,77

0,76

0,9

0,99

Hệ số nợ của
Vietjet Air


0,67

0,64

0,69

0,67

0,67

Ta nhận thấy địn bẩy tài chính của doanh nghiệp cao qua các năm (trên 0.5 - tỷ số an
toàn), điều này có nghĩa doanh nghiệp có thể tận dụng được địn bẩy tài chính, nguồn vốn
chi phí thấp cũng như lá chắn thuế. Tuy nhiên, tỷ số này vượt mức tỷ số an toàn quá mức,
đặc biệt năm 2020 đến 2021, dưới sự ảnh hưởng của dịch Covid 19, tỷ số này trên 0.9 (1
đồng tài sản được tài trợ bởi gần 1 đồng vốn vay) điều này cho thấy rủi ro rất lớn cũng
như sẽ ảnh hưởng đến niềm tin của Nhà đầu tư.
Trong khi đó, Vietjet Air giữ được hệ số nợ này ổn định ở mức trên 0,6 trong suốt giai
đoạn 2017 – 2021, tận dụng được địn bẩy tài chính, nguồn vốn chi phí thấp cũng như lá
chắn thuế mà khơng có q nhiều rủi ro cho doanh nghiệp.
3.2.3 Hệ số tự chủ tài chính


Hệ số tự chủ tài chính=

Vốn chủ sở hữu
Tổng nguồn vốn

HIỆU SUẤT SỬ DỤNG VỐN CHỦ SỞ HỮU 2017 - 2021
Năm


2017

2018

2019

2020

2021
524.210

Vốn chủ sở hữu

17.432.920 18.672.423

18.607.55
6

6.072.334

Tổng nguồn vốn

88.550.486 82.390.257

76.454.86
6

62.562.138 63.057.737

Hệ số tự chủ tài

chính của Vietnam
Airlines

0,20

0,23

0,24

0,10

0,01

Hệ số tự chủ tài
chính của Vietjet
Air

0,33

0,36

0,31

0,33

0,33


Hệ số tự chủ tài chính cho biết trong tổng nguồn vốn, vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp
chiếm bao nhiêu phần. Đối với Vietnam Airlines, con số này nằm ổn định ở mức khoảng

0,2 trong giai đoạn 2017 – 2019 (vốn chủ sở hữu chiếm ~20% trong tổng nguồn vốn). Hệ
số này giảm dần trong 3 năm Covid19, từ 2019 – 2021. Trong báo cáo tài chính sốt xét
bán niên 2021, tính đến cuối ngày 30/6, vốn chủ sở hữu của Vietnam Airlines âm 2.787
tỷ đồng và đến cuối năm 2021, nhờ có gói hỗ trợ của Chính phủ mà doanh nghiệp đã
thốt khỏi tình trạng âm vốn chủ sở hữu (vốn chủ sở hữu đạt 524 tỷ đồng vào cuối năm
2021). Tuy nhiên, ở thời điểm này, vốn chủ sở hữu chỉ còn chiếm 1% trong tổng nguồn
vốn của doanh nghiệp.
3.2.4 Tỷ số khả năng thanh toán lãi vay:
Tỷ số khả năng thanh toán lãi vay (TIE)=

Lợi nhuậntrước thuế và lãi vay ( EBIT )
Lãi vay

TỶ SỐ KHẢ NĂNG THANH TOÁN LÃI VAY 2017 - 2021
Năm
Lợi nhuận trước thuế
và lãi vay (EBIT)
Lãi vay

2017

2018

2019

2020

2021

4.712.878 4.873.269 4.843.675 -10.034.734 -12.158.270

1.558.119 1.561.364 1.454.779

925.578

806.953

Tỷ số khả năng thanh
toán lãi vay của
Vietnam Airlines

3,02

3,12

3,33

-10,84

-15,07

Tỷ số thanh toán lãi
vay của Vietjet Air

23,32

23,59

14,00

0,46


1,22


Tỷ số khả năng thanh toán lãi vay là một tỷ số tài chính đo lường khả năng sử dụng lợi
nhuận thu được từ quá trình kinh doanh để trả lãi các khoản mà công ty đã vay. Trong
giai đoạn 2017 – 2019, tỷ lệ này của Vietnam Airlines đạt mức dương 3.

Từ năm 2019 đến năm 2021, dịch Covid-19 khiến thị trường vận tải hàng không sụt giảm
nghiêm trọng. Theo dự thảo báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình phát triển doanh
nghiệp năm 2020 và 5 tháng đầu năm 2021, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết nhu cầu vận
tải hàng không giảm mạnh đến 34,5-65,9% so với năm 2019, doanh thu từ vận tải hàng
không năm 2020 sụt giảm trung bình trên 61% so với năm 2019. Vào thời điểm Tết
Nguyên đán 2021, doanh thu của tồn ngành hàng khơng nội địa đã giảm 80% so với
cùng kỳ năm 2020. Năm 2021, Vietnam Airlines phải chịu khoản lỗ lớn lên đến hơn
13.000 tỷ nên khả năng sử dụng lợi nhuận để trả lãi các khoản vay cũng xuống tới mức 15.07.
Trong cùng năm 2021, Vietjet Air bằng cách các biện pháp tối ưu chi phí hoạt động, đồng
thời tận dụng tốt sự hỗ trợ của Chính phủ cho ngành hàng khơng nên dù doanh thu và lợi
nhuận giảm mạnh so với giai đoạn trước dịch, hãng vẫn đạt được lợi nhuận trước thuế và


chi phí lãi vay dương (EBIT) dương, từ đó giữ tỷ số khả năng thanh toán lãi vay ở mức
dương 1,22.
3.3 Nhóm tỷ số về khả năng sinh lời
3.3.1 Biên lợi nhuận gộp
Gross profit margin=

Lợi nhuận gộp
Doanhthu thuần


BIÊN LỢI NHUẬN GỘP (Đvt: triệu đồng)
2017

2018

2019

2020

2021

Lợi nhuận gộp

10672674

12263993 10968576 -7436911

-10018176

Doanh thu thuần

82950970

96810642 98228084 40538339

27911340

Biên lợi nhuận gộp của
12,87%
Vietnam Airlines


12,67%

11,17%

-18,35%

-35,89%

Biên lợi nhuận gộp của
15,48%
Vietjet

13,98%

11,11%

-7,75%

-15,84%


Giai đoạn 2017 – 2019
Tại giai đoạn này, tuy doanh thu tăng đều qua các năm, nhưng do lợi nhuận tăng không
tương xứng, biên lợi nhuận gộp của Vietnam Airlines đã giảm từ 12,87% xuống 11,17%.
Điều này phần lớn được giải thích do tăng giảm giá nhiên liệu.

Giai đoạn 2020 - 2021
Do ảnh hưởng Covid 19, chỉ số này của cả 2 công ty đều đã trượt mạnh, tuy nhiên ta có
thể nhận thấy Vietnam Airlines (11,17%- -35,89%) chịu nhiều ảnh hưởng hơn Vietjet Air

(11,11%- -15,84%). Đây là do mô hình LCC giúp cắt giảm một phần lớn chi phí sửa
chữa, bảo dưỡng.


Từ biểu đồ cho thấy, biên lợi nhuận gộp của Vietnam Airlines phần lớn thấp hơn Vietjet
Air, tuy đã vượt Vietjet Air nhẹ vào năm 2019 (hơn 0,06%), tuy nhiên, dưới sự ảnh
hưởng của Covid 19 vào năm 2021, 2021, tỷ số này của cả 2 công ty đều giảm mạnh và
Vietnam Airlines có dấu hiệu chịu nhiều ảnh hưởng hơn Vietjet Air rất nhiều.
3.4.2 Biên lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh
Operating profit margin=

Lợi nhuậntrước thuế và lãi vay ( EBIT )
Doanh thu thuần

BIÊN LỢI NHUẬN TỪ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 2017-2019 (đvt: triệu đồng)
2017

2018

2019

2020

2021

EBIT

4712878

4873269


4843675

-10034734

-12158270

Doanh thu thuần

82950970

96810642

98228084

40538339

27911340

Operating profit margin

5,68%

5,03%

4,93%

-24,75%

-43,56%


Vietjet Index

13,10%

11,34%

9,72%

1,14%

7,65%


Lợi nhuận trước thuế và lãi vay chiếm 5.68 % năm 2017; 5.03 % năm 2018; 4.93 % năm
2019, -24.75 % năm 2020, và -43,56 năm 2021.
Biên lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh ổn định từ 2017-2019, thấp hơn đối thủ cạnh
tranh trực tiếp và Vietjet Air khoảng 5%, tuy nhiên sang 2020, 2021 nó có xu hướng
giảm nhanh và thấp hơn số liệu của Vietjet Air rất nhiều lần.
Chung quy xu hướng từ năm 2016-2020 giảm nhanh, lợi nhuận rất thấp, kinh doanh
không hiệu quả. Đây cũng là hậu quả do dịch bệnh, ảnh hưởng xấu đến ngành hàng
khơng. Cơng ty cần có những giải pháp để giảm thiểu hậu quả của dịch bệnh đối với hoạt
động kinh doanh. Cơng ty có thể học hỏi từ đối thủ Vietjet Air, tuy có lợi nhuận gộp âm,
tuy nhiên, nhờ thích ứng kịp thời, đầu tư vào các khoản tài chính, doanh thu khác nên đã
đạt lợi nhuận trước thuế dương.

2020

2021


2020

2021

3.4.3 Biên lợi ròng


Net profit margin=

Lợi nhuận sau thuế
Doanhthu thuần

BIÊN LỢI RÒNG CỦA HVN 2017-2019 (triệu đồng)

Lợi nhuận sau thuế
Doanh thu thuần

2017

2018

2019

2020

2021

2370500

2335040


2345802

-10927035 -12907118

82950970 96810642

98228084

40538339

27911340

Biên lợi nhuận ròng

2,86%

2,41%

2,39%

-26,95%

-46,24%

Chỉ số của Vietjet

11,99%

9,96%


7,52%

0,38%

0,62%


Lợi nhuận sau thuế của Vietnam Airlines chiếm 2.86 % năm 2017; 2.41 % năm 2018;
2,39 % năm 2019, -26.95 % năm 2020, -46,24% năm 2021. Biên lợi nhuận ròng của cơng
ty có xu hướng giảm mạnh và nó thấp hơn đối thủ cạnh tranh rất nhiều.
So với operating profit margin, net profit margin cịn phản ánh các chi phí sử dụng
vốn, bao gồm chi phí lãi vay và thuế thu nhập doanh nghiệp
Trong giai đoạn 2017 - 2019, lợi nhuận dương, cơ cấu vốn với tỷ lệ vốn vay cao giúp
Vietnam Airlines có thể tận dụng địn bẩy tài chính, lá chắn thuế, sử dụng nguồn vốn giá
rẻ.
Năm 2020, 2021, dịch Covid 19 bùng phát, kinh doanh đình trệ, địn bẩy tài chính, lá
chắn thuế khơng phát huy tác dụng, chi phí lãi vay đã trở thành một gánh nặng cho doanh
nghiệp.
Thu nhập sale & leaseback cùng mơ hình kinh doanh hiệu quả đã giúp biên ròng và
các chỉ số hiệu quả hoạt động của VJC cao hơn HVN rất nhiều dù có biên lợi nhuận
gộp tương đương.
3.4.4 Thu nhập trên mỗi cổ phần
THU NHẬP TRÊN MỖI CỔ PHẦN 2017-2019 (đvt: triệu đồng)
Năm

2017

2018


2019

2020

2021

Lợi nhuận sau thuế cổ đông
2370500
thường

2335040

2345802

-10927035

-12907118

Vốn cổ phần

12275338

13229123

14182908

14182908

18163425


Giá mỗi cổ phần

0,01

0,01

0,01

0,01

0,01

Số lượng cổ phần đang lưu hành 1227533800 1322912300 1418290800 1418290800 1816342500
EPS HVN (đvt: VNĐ)

1931

1765

1654

-7704

-7106

EPS VJC (đvt: VNĐ)

14487

10746


7111

131

139


Thu nhập trên mỗi cổ phần của công ty lần lượt qua các năm 1.931 đồng năm 2017;
1.765 đồng năm 2018; 1.654 đồng năm 2019, -7.704 đồng năm 2020, và -7106 đồng năm
2021. Chỉ số EPS của cơng ty có xu hướng giảm mạng từ 1.388 đồng xuống -7.106 đồng,
không tốt đối với cơng ty.
Nhìn trên biểu đồ từ 2017-2020, so với Vietjet Air, EPS của cơng ty tuy có sự ổn
định hơn nhưng thấp hơn rất nhiều. Công ty cần có những sáng kiến để giúp thúc đẩy lợi
nhuận, tăng thế mạnh cạnh tranh so với đối thủ trước các nhà đầu tư.
3.4.5 Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA)
Hệ số sinh lợi của tài sản (ROA) CỦA HVN 2017-2019 (triệu đồng)
2017

2018

Lợi nhuận sau thuế 2370500 2335040

2019

2020

2021

2345802


-10927035

-12907118

Tổng tài sản

92515407 85470371,5 79422561,5

69508502

62809937,5

ROA HVN

2,56%

2,73%

2,95%

-15,72%

-20,55%

ROA VJC

11,96%

13,32%


9,36%

4,29%

0,14%


×