Tải bản đầy đủ (.pdf) (49 trang)

TÀI CHÍNH CÔNG NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NỢ CÔNG VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (857.5 KB, 49 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
-------***------

TIỂU LUẬN TÀI CHÍNH CƠNG
ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN NỢ CƠNG VIỆT NAM
Nhóm: 14
Lớp: TCH431.2
Khóa: 57
Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Thị Lan

Hà Nội, tháng 3 năm 2021


Danh sách thành viên
1. Trương Tuấn Ngọc, mã sinh viên: 1813310121
2. Lê Đức Tài,
mã sinh viên: 1813310146
3. Vương Kiến Quốc, mã sinh viên: 1813310140

Mục lục
PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................................. 4
1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................................. 4
2. Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................................... 4
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .............................................................................. 5
4. Bố cục của tiểu luận .................................................................................................... 5
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................................................................ 7
1.1. Tổng quan nghiên cứu ............................................................................................. 7
1.1.1. Các nghiên cứu trong nước ........................................................................................................7


1.1.2. Các nghiên cứu nước ngoài.........................................................................................................8
1.1.3. Khoảng trống trong nghiên cứu..................................................................................................9

1.2. Cơ sở lý thuyết và khung phân tích ...................................................................... 10
1.2.1. Cơ sở lý thuyết...........................................................................................................................10
1.2.2. Khung phân tích nợ cơng và các cân đối vĩ mơ ........................................................................13
1.3.1. Phương pháp nghiên cứu .........................................................................................................17

CHƯƠNG 2: MƠ HÌNH VÀ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU .............................................. 19
2.1. Mơ hình nghiên cứu ............................................................................................... 19
2.1.1. Đề xuất mơ hình nghiên cứu ....................................................................................................19
2.1.2. Xây dựng các giả thuyết thống kê .............................................................................................22

3.1. Kết quả nghiên cứu ................................................................................................ 27


3.1.1 Kết quả ước lượng OLS .............................................................................................................27
3.1.2. Mơ hình hồi quy mẫu ................................................................................................................28
3.1.3 Kiểm định và khắc phục các khuyết tật của mơ hình: ..............................................................28

3.2. Thảo luận kết quả nghiên cứu .............................................................................. 33
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH ................................................. 36
4.1. Kết luận ................................................................................................................... 36
4.2. Gợi ý chính sách ..................................................................................................... 36
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................ 42
PHỤ LỤC .......................................................................................................................... 47


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài

Tại các quốc gia có thu nhập trung bình thấp, ngồi các khoản thu ngân sách thì việc
tài trợ bằng các khoản vay trong nước và nước ngoài để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng
phục vụ phát triển kinh tế xã hội là nhu cầu tất yếu. Không thể phủ nhận rằng nợ cơng
mang lại những lợi ích quan trọng cho nền kinh tế vĩ mô của mọi quốc gia. Tuy nhiên, nợ
cơng tăng nhanh với quy mơ lớn có thể có một tác động xấu lên tích lũy vốn cũng như
năng suất lao động và làm giảm tăng trưởng kinh tế (Mencinger, và cộng sự, 2014) thông
qua nhiều kênh khác nhau bao gồm sự gia tăng lãi suất dài hạn, sự méo mó của hệ thống
thuế suất hay lạm phát gia tăng và khả năng xảy ra khủng hoảng lớn hơn. Và đặc biệt nếu
nền kinh tế tăng trưởng âm, vấn đề bền vững tài khóa càng trở nên trầm trọng thêm, điều
này làm gia tăng chi phí điều chỉnh nền kinh tế và ổn định tài khóa cũng như điều chỉnh
nợ cơng về mức an tồn.
Theo số liệu thống kê từ IMF, tỷ lệ nợ cơng/GDP nhóm các quốc gia thu nhập trung
bình thấp ln ở mức cao trên 50% và đang có xu hướng tăng nhanh theo thời gian, đặc
biệt là sau khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008. Việc quản lý nợ cơng chính vì vậy cần
được xem xét, đánh giá như một vấn đề quan trọng dưới nhiều góc độ để đảm bảo ng̀n
lực tài chính cho mục tiêu phát triển kinh tế và cân đối ngân sách, đờng thời giữ được độ
an tồn cần thiết cho toàn bộ nền kinh tế và hệ thống tài chính.
Nhằm trả lời rõ ràng các câu hỏi nghiên cứu này, đề tài “Những nhân tố ảnh hưởng
tới nợ công của Việt Nam” đã được lựa chọn để phân tích và nghiên cứu thực nghiệm.

2. Mục tiêu nghiên cứu
Hệ thống hóa cơ sở luận về nợ cơng và những nghiên cứu thực nghiệm đã được
công bố, đồng thời nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến nợ công, từ đó đề xuất ra các

4


giải pháp, kiến nghị nhằm góp phần hồn thiện chính sách quản lý nợ công của Việt Nam.
Định lượng các nhân tố tác động đến nợ công Việt Nam; chi tiết như sau:
-


Đánh giá tác động của Tăng trưởng kinh tế thực đến nợ công tại Việt Nam

-

Đánh giá tác động của Độ mở thương mại đến nợ công tại Việt Nam

-

Đánh giá tác động của Tỷ lệ thất nghiệp đến nợ công tại Việt Nam

-

Đánh giá tác động của Lãi suất vay đến nợ công tại Việt Nam

-

Đánh giá tác động của Tỷ giá hối đối đến nợ cơng tại Việt Nam

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Các nhân tố ảnh hưởng tới nợ cơng của Việt Nam. Trong
đó, luận văn tập trung vào việc đánh giá mức độ và xu hướng tác động của Tăng trưởng
kinh tế, Tỷ lệ thất nghiệp, Lãi suất vay, Độ mở thương mại, Tỷ giá hối đoái đến nợ công
Việt Nam
Phạm vi nghiên cứu: Số liệu được lấy từ 1999 đến 2019. Nghiên cứu này không
tính đến các yếu tố chính trị, rủi ro thể chế, văn hoá do những hạn chế về mặt số liệu
nghiên cứu.
4. Bố cục của tiểu luận
Ngoài phần mở đầu, cấu trúc của tiểu luận được xác định như sau:
• Chương 1 trình bày tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan tới

đề tài, cơ sở lý thuyết về nợ công và các nhân tố ảnh hưởng tới nợ công, cũng như
khung phân tích lý thuyết nợ công và tăng trưởng kinh tế.
• Chương 2 trình bày mơ hình thực nghiệm, phương pháp nghiên cứu và số liệu được
sử dụng để đưa ra mơ hình kinh tế các nhân tố ảnh hưởng đến nợ cơng Việt Nam.
• Chương 3 tóm tắt kết quả nghiên cứu và phân tích diễn dải kết quả.
• Chương 4 đưa ra kết luận và gợi ý những chính sách có liên quan.
Nhóm nghiên cứu đã rất nỗ lực trong việc tìm hiểu và tìm kiếm thơng tin để hồn
thành bài tiểu luận này, tuy nhiên do cịn nhiều hạn chế về chun mơn và kinh nghiệm,
5


bài tiểu luận khơng thể tránh khỏi những sai sót. Nhóm nghiên cứu chúng em rất mong
nhận được lời góp ý từ cơ để có thể hồn thiện được bài tiểu luận tốt hơn.
Nhóm nghiên cứu chúng em xin chân thành cảm ơn!

6


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ THUYẾT
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan nghiên cứu
1.1.1. Các nghiên cứu trong nước
Ở Việt Nam, một số nghiên cứu liên quan đến các nhân tố quyết định nợ công
cũng được tiến hành, cụ thể là:
Thúy Nguyễn, Liên Ngô (2016) đã dựa trên cơ sở phân tích và hồi quy dữ liệu
Việt Nam từ năm 2000-2015, nghiên cứu này sẽ chỉ ra mối tương quan giữa nợ công và
các yếu tố kinh tế vĩ mô cơ bản bao gồm thâm hụt ngân sách nhà nước, tăng trưởng
kinh tế, lãi suất thực tế và tỷ giá của Việt Nam dựa trên cơ sở lý thuyết về ràng buộc
ngân sách và mơ hình điều chỉnh sai số (ECM). Kết quả cho thấy, có mối quan hệ dài
hạn và ngắn hạn giữa nợ công và các yếu tố kinh tế vĩ mô. Nghiên cứu đã cho thấy đặc

trưng nổi bật của nền kinh tế Việt Nam khi chỉ ra được tăng trưởng GDP là yếu tố kinh
tế vĩ mô quan trọng làm gia tăng nợ công. Đối với các nước phát triển, tăng trưởng GDP
góp phần làm giảm nợ cơng do nền kinh tế đã có sự tích lũy, các khoản đầu tư và chi
ngân sách được bù đắp từ nguồn tích lũy này, từ đó giảm vay nợ và chi trả lãi vay. Tuy
nhiên, đối với trường hợp của Việt Nam, tăng trưởng kinh tế dựa trên thâm dụng vốn
đầu tư là cơ bản, có nghĩa để đảm bảo tăng trưởng, Việt Nam phải tăng cường chi ngân
sách nhà nước, đặc biệt là chi đầu tư cơ sở hạ tầng.
Bổn Nguyễn (2015), nghiên cứu thực nghiệm mối quan hệ giữa nợ công và lạm
phát đối với mẫu dữ liệu gồm 60 quốc gia đang phát triển ở Châu Á, Mỹ Latinh và Châu
Phi trong giai đoạn 1990 - 2014 thông qua phương pháp ước tính của GMM Arellano
Bond. Kết quả ước lượng cho thấy, xu hướng lạm phát có ảnh hưởng ngược chiều làm
giảm nợ cơng. Hơn nữa, nghiên cứu cũng tìm ra các yếu tố tác động đáng kể nợ công
các nước đang phát triển ở Châu Á, Mỹ Latinh và Châu Phi như lạm phát, GDP thực
trên đầu người, tỷ lệ thất nghiệp và thu nhập của chính phủ có những tác động làm giảm
quy mô nợ công đáng kể, trong khi đầu tư tư nhân và mức độ mở cửa thương mại có
ảnh hưởng làm gia tăng nợ cơng đáng kể.
7


1.1.2. Các nghiên cứu nước ngoài
Kristine Forslund, Lycia Lima, Ugo Panizza (2011) dựa trên nền tảng nghiên
cứu của Burger và Warnock (2006) và các nghiên cứu trước có liên quan mở rộng đánh
giá các nhân tố tác động đến nợ công ở các quốc gia đang phát triển và thị trường mới
nổi. Đây cũng là nghiên cứu đầu tiên khi tập trung đánh giá sâu vào các nhân tố tác
động đến nợ cơng của tồn bộ quốc gia thay vì chỉ là trái phiếu hay các khoản tín dụng
trong nước của chính phủ như trước đây. Với số mẫu lên đến 95 quốc gia, nghiên cứu
chỉ ra được mối quan hệ tác động yếu ớt của lạm phát đến quy mô nợ vay trong nước ở
các quốc gia thực hiện việc kiểm soát tài khoản vốn. Ở các quốc gia tự do hóa dịng vốn
hoặc trung lập, mối quan hệ giữa lạm phát và nợ công là ngược chiều nhau.
Pankaj Sinha, Varun Arora và Vishakha Bansal (2011), đã sử dụng phương

pháp hồi quy dữ liệu bảng của 31 quốc gia bao gồm các nước thu nhập cao và thu nhập
trung bình trong vịng 30 năm để tìm hiểu về các nhân tố tác động đến nợ cơng. Theo
đó, kết quả nghiên cứu cho thấy nhân tố quan trọng nhất quyết định tình trạng nợ của
một quốc gia là các tốc độ tăng trưởng GDP. Ngoài ra, các khoản chi tiêu của chính
phủ, chi tiêu cho giáo dục và cán cân tài khoản vãng lai cũng có tác động nhất định đến
nợ cơng hai nhóm quốc gia. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng cho thấy sự khác biệt giữa
hai nhóm quốc gia này khi các yếu tố lạm phát hay đầu tư trực tiếp nước ngồi khơng
ảnh hưởng gì đến đến tỷ lệ nợ trên GDP ở các nước có thu nhập cao trong khi đối với
nhóm các quốc gia thu nhập thấp hơn thì có tác động.
Adonia Chiminya và Eftychia Nicolaidou (2015) nghiên cứu các yếu tố chính
trị tác động đến nợ nước ngồi của nhóm 36 quốc gia từ Tiểu vùng Sahara Châu Phi
(SSA) với dữ liệu nghiên cứu từ năm 1975 đến năm 2012 thông qua sử dụng phương
pháp ước lượng dữ liệu bảng OLS và FEM. Bằng cách tiếp cận mới mẻ khi đề cập đến
các yếu tố chính trị so với trước đây chủ yếu là xem xét các nhân tố kinh tế vĩ mô,
nghiên cứu đã chỉ ra rằng, các chính phủ quản lý theo hướng dân chủ trong khu vực tích
lũy nhiều nợ hơn các chính phủ độc tài, trong khi đó các chính phủ có hệ thống nghị
viện có khả năng tích lũy nợ ít hơn các quốc gia theo thể chế dân chủ tổng thống. Nghiên
cứu cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của hoạt động kinh tế trong việc giảm tỷ lệ nợ
8


trong khu vực khi nền kinh tế mở cửa hơn làm giảm gánh nặng nợ tốt hơn.
Tomislav Globan, Marina Matpsec (2016) kiểm tra vị thế tài chính các nước
thành viên EU mới cũng như đưa ra các đề xuất để ngăn chặn thành cơng hơn tình trạng
nợ cơng đang gia tăng bằng cách phân tích các yếu tố quyết định nợ công với biến phụ
thuộc là tỷ lệ tăng trưởng nợ công trên GDP, bao gồm dữ liệu hàng quý từ quý 1 năm
2000 đến quý 1 năm 2015 của tất cả 13 quốc gia. Các biến độc lập chính (nhân tố tác
động đến nợ công) là tốc độ tăng trưởng GDP thực và cán cân ngân sách tính theo tỷ
lệ %GDP. Nghiên cứu này cố gắng trả lời câu hỏi then chốt: liệu củng cố hệ thống tài
chính hay tăng trưởng kinh tế có tác động mạnh mẽ hơn trong việc xác định tỷ lệ

nợ/GDP. Kết quả phân tích dữ liệu bảng cho thấy, bằng cách đạt được một ngân sách
cân đối hơn, tăng trưởng nợ công giảm, nhưng hiệu quả là khá nhỏ.
Bên cạnh các nghiên cứu với dữ liệu bảng, một số nghiên cứu khác đi sâu vào
phân tích tác động của các nhân tố đặc trưng quốc gia đến nợ công với dữ liệu chuỗi
thời gian, chẳng hạn như:
Marilen Gabriel Pirtea, Ana-Cristina Nicolescu, Paulo R. Mota. (2013) đánh
giá các nhân tố tác động đến tỷ lệ nợ công trên GDP (%) của Romania. Kết quả cho
thấy các nhân tố kinh tế vĩ mô như thặng dư ngân sách chính phủ, lãi suất thực, tốc độ
tăng trưởng kinh tế và tỷ giá giữa đồng Romania và Đô la Mỹ có tác động đến đáng kể
đến nợ cơng, trong khi đó, yếu tố tỷ giá giữa đờng Romania và đờng Euro khơng có ảnh
hưởng nào. Nghiên cứu cũng chỉ ra mối quan hệ tác động ngược chiều của nợ công đối
với tăng trưởng kinh tế sau giai đoạn khủng hoảng tài chính với ẩn ý rằng việc khôi
phục các điều kiện kinh tế và giảm thiểu rủi ro lãi suất sẽ có vai trị quan trọng trong
việc quản lý nợ công.
1.1.3. Khoảng trống trong nghiên cứu
Trên cơ sở khảo lược các nghiên cứu trong nước và quốc tế có thể nhận thấy các
nghiên cứu trước đã định lượng và tìm ra các nhân tố chung nhất có tác động đến quy
mô nợ cộng các quốc gia. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào phân tích các nhân tố tác
động đến nợ công của chỉ riêng Việt Nam với dữ liệu chuỗi thời gian.
9


Như vậy, các thách thức đặt ra cho việc nghiên cứu chủ đề này như sau: (i) xác
định và lựa chọn các biến số, các yếu tố thực sự có ảnh hưởng và quyết định đến quy
mô nợ công của Việt Nam ; (ii) thu thập dữ liệu từ các nguồn đáng tin cậy; (iii) đánh
giá mức độ của từng yếu tố đến quy mô nợ công quốc gia.
1.2. Cơ sở lý thuyết và khung phân tích
1.2.1. Cơ sở lý thuyết
Khái niệm nợ công của các tổ chức quốc tế
Theo IMF (2010), nợ công được hiểu là nghĩa vụ trả nợ của khu vực cơng. Đi kèm

với đó là định nghĩa cụ thể về khu vực công. Khu vực công bao gồm khu vực Chính
phủ và khu vực các tổ chức Công. Cụ thể:
Khu vực Chính phủ bao gồm nợ chính phủ tại các cấp chính quyền, từ trung ương
đến địa phương.
Khu vực các tổ chức công bao gồm các tổ chức công tài chính và phi tài chính.
Các tổ chức cơng phi tài chính có thể là các tập đồn nhà nước khơng hoạt động trong
lĩnh vực tài chính như điện lực, viễn thơng…, hoặc cũng có thể là các tổ chức như bệnh
viện và các trường đại học công lập. Các tổ chức công tài chính là các tổ chức nhận hỗ
trợ từ chính phủ và hoạt động trong lĩnh vực tài chính, thực hiện các dịch vụ nhận tiền
gửi và trả lãi thuộc khu vực công, cung cấp các dịch vụ tư vấn tài chính, bảo hiểm hay
quỹ lương hưu.
Cịn theo WB (2002), nợ cơng là tồn bộ những khoản nợ của Chính phủ và những
khoản nợ được Chính phủ bảo lãnh.
Khái niệm nợ công theo quy định Việt Nam hiện hành
Luật quản lý nợ công của Việt Nam năm 2009 quy định nợ công được hiểu bao
gờm ba nhóm là nợ Chính phủ, nợ được Chính phủ bảo lãnh và nợ chính quyền địa
phương.
Như vậy, có thể nhận thấy là định nghĩa nợ công của Việt Nam gần giống với
những gì mà Ngân hàng Thế giới đã xác định và khá hẹp so với những định nghĩa rộng
10


hơn của IMF (2010). Trong nghiên cứu này, nợ công được xác định theo cách định
nghĩa của IMF (2010). Theo đó, nợ cơng bao gồm nợ trong nước và nợ nước ngồi.
Đo lường nợ cơng và quy mơ nợ cơng
Tiêu chí phổ biến nhất đo lường nợ công của một quốc gia là chỉ tiêu tỷ lệ nợ
công/GDP. Việc xem xét quy mơ nợ cơng có an tồn hay khơng được thực hiện bằng
các so sánh tỷ lệ nợ công trên GDP và một vài chỉ tiêu khác với những giới hạn nhất
định được xem là ngưỡng an toàn nợ cơng.
Tuy nhiên, hiện nay trên thế giới vẫn cịn đang có rất nhiều tranh cãi về việc quyết

định tiêu chuẩn chung về mức ngưỡng an toàn để áp dụng cho tất cả các nước. Reinhart
và Rogoff (2010) dựa trên số liệu quan sát của 44 nền kinh tế tiến bộ và mới nổi cùng
số liệu thống kê trong khoảng hai thế kỷ đã đưa ra ngưỡng nợ nguy hiểm là 90% GDP,
khi các quốc gia có mức nợ cơng vượt quá con số này, tăng trưởng kinh tế sẽ bắt đầu
suy giảm. Reinhart và Rogoff cũng mở rộng khi phân tích thêm dựa trên những số liệu
kể từ sau khủng hoảng về nợ nước ngồi, bao gờm cả nợ cơng và nợ tư ở các nền kinh
tế mới nổi. Kết quả chỉ ra rằng, khi dư nợ nước ngoài chạm mức 60% GDP, tăng trưởng
kinh tế sẽ bắt đầu suy giảm 2%, và nếu như vượt quá 90% GDP, mức tăng trưởng sẽ
giảm một nửa. Blanchard và Giavazzi (2003) cho rằng hạn mức trần nợ công áp dụng
chung cho tất cả các nước trong khối Khu vực đồng tiền chung châu Âu là dưới 60%
GDP, thâm hụt ngân sách dưới 3% GDP.
Chương trình hỗ trợ phát triển của Liên hiệp quốc (UNDP), Quỹ tiền tệ Quốc tế
(IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB) đều nhấn mạnh không nên dựa quá nhiều vào
ngưỡng nợ mà phải dựa trên cơ sở đánh giá thực trạng nợ, tình hình kinh tế vĩ mơ, chính
sách tài khóa, tiền tệ, nhu cầu về vốn đầu tư phát triển, hệ số tín nhiệm của quốc gia và
có thể tham khảo khuyến nghị của IMF/WB về ngưỡng an tồn nợ nước ngồi theo phân
loại chất lượng khn khổ thể chế và chính sách. Cụ thể, tỷ lệ hợp lý với trường hợp
các nước đang phát triển nên ở mức dưới 50% GDP. Tuy nhiên, trên thực tế khơng có
hạn mức an tồn chung cho các nền kinh tế; không phải tỷ lệ nợ công trên GDP thấp là
trong ngưỡng an toàn và ngược lại. Mức độ an tồn của nợ cơng phụ thuộc vào tình
trạng mạnh hay yếu của nền kinh tế thông qua hệ thống chỉ tiêu kinh tế vĩ mơ. Chính vì
11


vậy, để xác định, đánh giá đúng đắn mức độ an tồn của nợ cơng, khơng thể chỉ quan
tâm đến tỷ lệ nợ trên GDP, mà cần phải xem xét nợ cơng một cách tồn diện trong mối
liên hệ với hệ thống các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô của nền kinh tế quốc dân, nhất là: tốc độ
và chất lượng tăng trưởng kinh tế, năng suất lao động tổng hợp, hiệu quả sử dụng vốn
(qua tiêu chí ICOR), tỉ lệ thâm hụt ngân sách, mức tiết kiệm nội địa và mức đầu tư tồn
xã hội... Bên cạnh đó, những tiêu chí như: cơ cấu nợ công, tỷ trọng các loại nợ, cơ cấu

lãi suất, thời gian trả nợ… cũng cần được phân tích kỹ lưỡng khi đánh giá tính bền vững
nợ công.
Tác động kinh tế của nợ công
Trong ngắn hạn, việc thực thi chính sách thắt lưng buộc bụng sẽ làm suy giảm
tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, tác động âm trong ngắn hạn của việc củng cố kỷ luật tài
khóa lên tăng trưởng kinh tế thay đổi tùy vào các cơng cụ tài khóa được vận dụng. Các
cơng cụ có liên quan đến chi tiêu và đầu tư cơng có tác động mạnh lên hoạt động kinh
tế, trong khi các cơng cụ có liên quan đến thuế hoặc các phúc lợi xã hội thì tác động yếu
hơn. Nguyên nhân là chi chuyển nhượng chỉ có tác động gián tiếp lên sự thay đổi tiêu
dùng hoặc đầu tư thông qua việc điều chỉnh thu nhập của các hộ gia đình hoặc doanh
nghiệp. Thực vậy, củng cố kỷ luật ngân sách có thể làm tăng lãi suất, gây bất lợi cho
đầu tư tư nhân. Thêm vào đó, chúng có thể đưa đến sự sụt giảm tỷ lệ tiết kiệm. Theo đó,
lý thuyết tương đương Ricardo cho rằng sự gia tăng nợ công sẽ được bù đắp bằng sự
gia tăng tỷ lệ tiết kiệm tư nhân bởi vì các cá nhân tính đến viễn cảnh gia tăng thuế và
cắt giảm chi tiêu công trong tương lai. Tuy nhiên, lý thuyết tương đương dựa trên nhiều
giả định phi thực tế. Kết quả là, mặc dù sự gia tăng nợ cơng có thể đưa đến tỷ lệ tiết
kiệm tư nhân cao hơn, nhưng sẽ khơng đủ để bù đắp hồn tồn cho sự sụt giảm trong
tiết kiệm quốc gia ròng. Trong trường hợp đó, tác động âm lên tăng trưởng kinh tế trong
ngắn hạn có thể là rất nhỏ. Vì thế việc củng cố tài khóa (hạn chế thâm hụt ngân sách và
giảm nợ cơng) khơng nhất thiết sẽ có tác động âm lên hoạt động kinh tế (Bổn Nguyễn,
2015).
Ngược lại với các tác động trong ngắn hạn, tác động dài hạn của việc củng cố tài
khóa để đảm bảo tính bền vững của tài trợ công là tích cực. Các tác động bao gồm sụt
12


giảm lãi suất dài hạn do sự thu hẹp trong nguồn cung trái phiếu chính phủ trên thị trường
và sụt giảm phần bù rủi ro. Theo các nghiên cứu, củng cố tài khóa dựa trên cắt giảm chi
tiêu có tính hiệu quả hơn và có tác động tốt hơn lên tăng trưởng trong dài hạn so với
dựa vào sự gia tăng nguồn thu. Đặc biệt nếu ràng buộc ngân sách áp dụng cho chi thường

xuyên thay vì áp dụng cho chi đầu tư vào giáo dục, nghiên cứu và cải tiến. Phạm vi tác
động của củng cố tài khóa lên hoạt động kinh tế tùy vào việc sử dụng lượng tiền tiết
kiệm có được từ cắt giảm các khoản chi khơng hợp lý. Bên cạnh đó, thực tế cho thấy,
trong dài hạn, một khoản nợ chính phủ lớn cũng là nguyên nhân khiến cho lãi suất tăng,
đầu tư giảm, tiết kiệm giảm và khuyến khích l̀ng vốn từ nước ngồi chảy vào, từ đó
làm cho sự tăng trưởng sản lượng tiềm năng quốc gia chậm lại. Nợ công tăng cao, vượt
quá giới hạn an toàn sẽ khiến cho nền kinh tế dễ bị tổn thương và chịu nhiều sức ép từ
bên trong lẫn bên ngồi quốc gia.
1.2.2. Khung phân tích nợ công và các cân đối vĩ mô
Lý thuyết “Cái vịng luẩn quẩn” và “Cú hch từ bên ngồi”
Samuelson và Nordhaus (1976), với lý thuyết “Cái vòng luẩn quẩn” và “Cú huých
từ bên ngoài”, cho rằng phần lớn các nước đang phát triển đều thiếu các nguồn lực cần
thiết cho sự phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập và giảm bớt nghèo. Theo Samuelson,
một quốc gia muốn đạt được tới sự tăng trưởng và phát triển cần phải có 4 nhân tố: nhân
lực, tài nguyên, tư sản, kỹ thuật. Trong điều kiện cụ thể của các quốc gia đang phát triển
thì cả 4 nhân tố này đều ở trong tình trạng khan hiếm và chất lượng thấp.
Nhân lực (lực lượng lao động): ở các nước đang phát triển, tuổi thọ trung bình nói
chung thấp, tỷ lệ người biết chữ thấp do phải tập trung vào việc mưu sinh, vì vậy chỉ số
phát triển con người (HDI) cũng tương đối thấp. Phần lớn nguồn nhân lực tập trung
vào lĩnh vực nông nghiệp và sinh sống ở nông thôn nên tỷ lệ thất nghiệp trá hình
cao. Điều này địi hỏi các nước đang phát triển phải quan tâm nhiều đến việc đầu tư và
phát triển hệ thống y tế giáo dục, đa dạng hố việc làm ở nơng thơn để khắc phục tình
trạng thất nghiệp trá hình.
Tài nguyên: Ở các nước đang phát triển, với trữ lượng tài nguyên ít ỏi, lại phân
13


chia cho quy mô số dân đông đúc, khả năng phát huy được hiệu quả kinh tế của tài
nguyên là rất thấp. Tài nguyên quan trọng nhất đối với những nước này là tài ngun
đất nơng nghiệp. Vì vậy, cần có chế độ canh tác và sử dụng hợp lí đất đai. Phải có đầu

tư nước ngồi để khai thác những tài nguyên tiềm năng.
Nguồn vốn: Các nước đang phát triển muốn thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, bắt kịp
thu nhập với các nước phát triển thì địi hỏi phải có sự đầu tư phát triển. Điều này địi
hỏi phải có ng̀n vốn lớn. Tuy nhiên, hầu hết các nước này có mức sống thấp, lượng
tiết kiệm khơng cao nên nguồn vốn dành cho đầu tư khá thấp.

Nguồn: Samuelson và Nordhaus (1976)

Biểu đồ 1.2: Cái vòng luẩn quẩn của sự nghèo khổ
Kỹ thuật và công nghệ: Hầu hết các nước đang phát triển đều là nước lạc hậu và
đi sau về kỹ thuật và cơng nghệ. Mặc dù cịn lạc hậu về cơng nghệ nhưng các nước này
có lợi thế của các nước đi sau, có thể học hỏi và bắt chước ở các nước phát triển thông
qua chuyển giao cơng nghệ. Ngồi ra, thơng qua hợp tác và tiếp nhận chuyển giao
khoa học công nghệ từ các nước phát triển, các nước này có khả năng rút ngắn được
khoảng cách tụt hậu.
Qua sự phân tích và lập luận của mình, Samuelson cho rằng các yếu tố này ở các
nước đang phát triển đều khan hiếm nên việc kết hợp bốn yếu tố này gặp khó khăn trở
ngại lớn và ở nhiều nước nghèo khó khăn lại càng tăng thêm trong “cái vòng luẩn quẩn”
14


của sự nghèo khổ. Ông cũng nhấn mạnh rằng để phá vỡ vịng luẩn quẩn này thì cần phải
có “Cú huých từ bên ngoài”, tức là các quốc gia này cần có sự đầu tư từ bên ngồi về
về vốn, cơng nghệ, chun gia... Vì vậy, các nước đang phát triển cần phải có đầu tư
nước ngồi, phải tạo điều kiện thuận lợi để kích thích đầu tư nước ngoài nhằm vực dậy
và phát triển nền kinh tế
Mô hình hai khoảng cách (The two-gap model)

Biểu đồ 1.3: Mơ hình hai khoảng cách
Chenery và Strout (1966) trình bày mơ hình hai khoảng cách với việc phân tích

các mối quan hệ giữa ng̀n vốn từ nước ngồi và phát triển kinh tế. Ý tưởng chủ yếu
của mơ hình này là lấp đầy “khoảng cách đầu tư - tiết kiệm” và “khoảng cách thương
mại” bằng cách sử dụng hiệu quả các nguồn lực nội tại trong nước bên cạnh ng̀n lực
từ bên ngồi. Nghiên cứu này lập luận rằng sự thiếu hụt đầu tư là hạn chế chính còn
thâm hụt thương mại là hạn chế thứ hai cản trở cho sự phát triển kinh tế ở các nước đang
phát triển, đặc biệt ở những nước nghèo. Để giải quyết các vấn đề trên, ng̀n vốn từ
bên ngồi được xem là giải pháp hiệu quả trong trường hợp này. Thực vậy, các nguồn
lực từ bên ngồi là ng̀n vốn bổ sung tốt cho ng̀n lực công để chính phủ gia tăng
đầu tư vào những lĩnh vực cần thiết và cơ bản trong dài hạn để tạo động lực cho sự phát
triển của các hoạt động kinh tế trong nước. Nếu “khoảng cách tiết kiệm – đầu tư” lớn
hơn “khoảng cách thương mại” thì các nước sẽ giảm bớt đầu tư và gia tăng tiết kiệm
15


trong nước. Ngược lại thì các nước sẽ tăng cường xuất khẩu và giảm bớt nhập khẩu.
Việc sử dụng nguồn vốn từ bên ngoài để cân bằng hai khoảng cách thì sẽ thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế. Theo đó, chính phủ ở các nước sẽ chủ động điều chỉnh việc sử dụng
ng̀n vốn từ bên ngồi thơng qua ba giai đoạn: giai đoạn một là để bù đắp cho sự thiếu
hụt năng lực; giai đoạn thứ hai là cân bằng giữa tiết kiệm và đầu tư, và giai đoạn thứ ba
là để bù đắp những khoảng cách về ngoại hối.
Mô hình ba khoảng cách (The three-gap model)

Khoảng cách
tiết kiệm đầu tư

Khoảng cách
Thâm hụt
ngân sách

Khoảng cách

thương mại

Nguồn: Bacha (1990)
Biểu đồ 1.4: Mơ hình ba khoảng cách
Mơ hình ba khoảng cách là sự bổ sung và phát triển từ mơ hình hai khoảng cách.
Theo đó, mơ hình này bổ sung thêm một khoảng cách thứ ba “khoảng cách thâm hụt
ngân sách” do vấn đề bội chi ngân sách của chính phủ. Trong thực tế, vấn đề bội chi
ngân sách được tài trợ thông qua các khoản nợ công. Đặc biệt, với nguồn lực vốn trong
nước có hạn, chính phủ các nước đang phát triển phải sử dụng các ng̀n lực từ bên
ngồi, tức là đi vay bên ngồi. Cách tiếp cận mơ hình ba khoảng cách cho thấy mối
tương quan của nợ công với khoảng cách thương mại và khoảng cách tiết kiệm – đầu tư
trên cơ sở kiểm soát khoảng cách thâm hụt ngân sách.
Ba khoảng cách này chính là ba khiếm khuyết của các nước trên thế giới, đặc biệt
các nước đang phát triển, được hình thành tự nhiên trong quá trình phát triển kinh tế ở
16


mỗi quốc gia và chính phủ ở các nước cần có những biện pháp hợp lý và hiệu quả để
thu hẹp nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Nếu “khoảng cách thương mại” lớn hơn
“khoảng cách thâm hụt ngân sách” thì chính phủ nên ưu tiên tăng ng̀n thu thơng qua
thuế đồng thời tăng xuất khẩu, giảm nhập khẩu để giảm bớt khoảng cách thương mại.
Nếu “khoảng cách thâm hụt ngân sách” lớn hơn “khoảng cách tiết kiệm - đầu tư” thì
các chính sách cần có là giảm chi tiêu chính phủ, tăng đầu tư với tốc độ phù hợp cùng
với việc tăng tiết kiệm trong tiêu dùng của người dân.
1.3. Quy trình và phương pháp nghiên cứu
1.3.1. Phương pháp nghiên cứu
Để đánh giá thực nghiệm các nhân tố tác động đến nợ cơng, nhóm thực hiện nghiên
cứu định lượng cho một mẫu dữ liệu chuỗi thời gian của Việt Nam từ năm 1999 đến
năm 2019, đề tài đề xuất quy trình nghiên cứu thực nghiệm như sau:
Bước 1: Xây dựng mơ hình nghiên cứu

Dựa trên cơ sở khảo lược mơ hình nghiên cứu thực nghiệm của WB (2005), Bổn
ngũn (2016) cũng như các nghiên cứu thực nghiệm trước đây có liên quan, tiến hành
xây dựng khung phân tích thực nghiệm các nhân tố tác động đến nợ công các quốc gia
thu nhập trung bình thấp trong khoảng thời gian nghiên cứu từ 1999-2019, với biến phụ
thuộc là tỷ lệ nợ công (%GDP), biến độc lập bao gồm các biến như: Độ mở thương mại,
Tăng trưởng kinh tế theo mô hình của Bổn Nguyễn (2016), biến Lãi suất đi vay theo
mơ hình của WB (2005), bổ sung thêm biến Tỷ lệ thất nghiệp và Tỷ giá (USD/VNĐ).
Bước 2: Thu thập và xử lý số liệu
Nghiên cứu tiến hành thu thập dữ liệu của Việt Nam trong giai đoạn 1999 - 2019.
Ngoại trừ dữ liệu về nợ công và thâm hụt ngân sách được lấy từ cơ sở dữ liệu của IMF,
các dữ liệu còn lại được thu thập từ cơ sở dữ liệu của Global Economy và WorldBank.
Sau khi xử lý số liệu, nghiên cứu thực hiện thống kê mô tả, phân tích ma trận
tương quan để nhận diện các tính chất của dữ liệu nghiên cứu. Ngoài ra, bài nghiên cứu
thực hiện kiểm định các khuyết tật của mô hình như hiện tượng đa cộng tuyến, tự tương
quan và phương sai thay đổi.
17


Bước 3: Ước lượng mơ hình và thực hiện các kiểm định cần thiết
Sau khi xử lý số liệu, nghiên cứu thực hiện thống kê mô tả, phân tích ma trận
tương quan để nhận diện các tính chất cũng như sơ khảo khuyết tật dữ liệu nghiên cứu.
Ngoài ra, bài nghiên cứu thực hiện kiểm định các khuyết tật của mơ hình như hiện tượng
đa cộng tuyến và phương sai thay đổi.
Phương pháp xây dựng mô hình
Phương pháp phân tích hời quy: Tìm quan hệ phụ thuộc của một biến, được gọi là
biến phụ thuộc vào một hay nhiều biến khác, được gọi là biến độc lập nhằm mục đích ước
lượng hoặc tiên đoán giá trị kỳ vọng của biến phụ thuộc khi biết trước các giá trị của biến
độc lập, cụ thể trong nghiên cứu này, phân tích mối quan hệ giữa biến độc lập (Quy mô
nợ công , Tăng trưởng kinh tế thực , Lãi suất , Độ mở thương mại , Tình trạng thất
nghiệp, Tỷ giá)

Phương pháp thu thập số liệu
Để phục vụ nghiên cứu và chạy mơ hình, nhóm thu thập mẫu thử và các giá trị ước
tính của các mẫu đó dựa trên dữ liệu của 20 quan sát từ năm 1999 đến năm 2019. Số liệu
của mơ hình là dữ liệu chuỗi thời gian, thu thập theo phương pháp thống kê với nguồn số
liệu tin cậy lấy từ World Bank và Global Economy.
Phương pháp xử lý số liệu
Bằng phương pháp ước lượng các hệ số của mơ hình bình qn tối thiểu thơng
thường OLS, dữ liệu được chọn và kiểm tra ý nghĩa thống kê của các hệ số hồi quy và sự
phù hợp của mơ hình dựa trên các quan sát, cũng như so sánh với các nghiên cứu trước
đây và tương tự để tìm ra kết quả tốt nhất để sử dụng để phân tích. Trong q trình làm
bài, nhóm đã sử dụng kiến thức của kinh tế lượng và kinh tế vĩ mơ, phương pháp định
lượng với sự hỗ trợ chính của phần mềm STATA, Microsoft Excel, Microsoft Word để
tổng hợp và hoàn thành tiểu luận này.

18


CHƯƠNG 2: MƠ HÌNH VÀ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU
2.1. Mơ hình nghiên cứu
2.1.1. Đề xuất mơ hình nghiên cứu
Để đánh giá thực nghiệm tác động của các nhân tố vĩ mô đến nợ công của Việt Nam
trong giai đoạn 1999 – 2019, việc lựa chọn và sử dụng các biến trong mơ hình nghiên cứu
của nhóm chúng em được thực hiện thông qua việc tham khảo các nghiên cứu đi trước và
các bài báo (trong và ngoài nước) viết về đề tài nợ công của một quốc gia đang phát triển
(dữ liệu chuỗi thời gian). Chi tiết các biến được dùng trong mơ hình của nhóm như sau:
i.

Biến phụ thuộc
Biến phụ thuộc của mơ hình là Quy mơ nợ cơng (kí hiệu: PD) được tính theo GDP.


Quy mô nợ công là tổng nợ của quốc gia (cả trong nước và nước ngồi), được lấy theo %
GDP cùng kì.
ii.

Các biến độc lập
Tăng trưởng kinh tế thực (kí hiệu: GDPPC)
Giá trị tăng trưởng kinh tế thực được sử dụng trong nghiên cứu là GDP per capita

PPP.
Lãi suất (kí hiệu: INT)
Lãi suất thể hiện mức lãi suất trung bình đối với tất cả các khoản vay mới và các
khoản vay được bảo lãnh công khai của chính phủ trong năm.
Độ mở thương mại (kí hiệu: TradeOP)
Tỷ lệ giữa tổng xuất nhập khẩu và GDP, được lấy theo % của GDP.
Tình trạng thất nghiệp (kí hiệu: UNE)
Tỷ lệ lao động thất nghiệp trên tổng số lực lượng lao động.
Tỷ giá hối đối (kí hiệu: EXR)
Tỷ giá được sử dụng trong mơ hình là tỷ giá USD/VNĐ.
19


iii.

Mơ hình nghiên cứu đề xuất
Dựa vào lý thuyết về kinh tế, để phân tích ảnh hưởng của các yếu tố đến quy mơ nợ

cơng của Việt Nam, nhóm chúng em xin lựa chọn nghiên cứu mơ hình hời quy tuyến tính:
ln PD = 0 + 1 GDPPC2 + 2 INT + 3 TradeOP + 4 UNE + 5 EXR + ui
Trong đó:



0: Hệ số chặn



1: Hệ số góc của biến GDPPC



2: Hệ số góc của biến INT



3: Hệ số góc của biến TradeOP



4: Hệ số góc của biến UNE



5: Hệ số góc của biến EXR



ui: Sai số ngẫu nhiên của tổng thể ứng với quan sát thứ i, đại diện cho các

nhân tố khác ảnh hưởng đến PD nhưng khơng được đề cập trong mơ hình.

iv.


Giải thích các biến số trong mơ hình và kỳ vọng ảnh hưởng của biến độc lập lên
biến phụ thuộc

− Biến phụ thuộc:
PD: Quy mô nợ công - tổng nợ của quốc gia (cả trong nước và nước ngoài), được
lấy theo % GDP cùng kì.
− Biến độc lập:
Bảng 0.1.1.4 Giải thích các biến độc lập trong mơ hình

Biến số

Ý nghĩa

Đơn
vị

Dấu

vọng

20

Diễn giải


Tăng trưởng kinh tế
GDPPC

thực được tính theo

GDP bình qn đầu

Tăng trưởng kinh tế tăng lên giúp
USD

-

người

chính phủ tăng thu ngân sách và
giảm thâm hụt ngân sách, dẫn đến
giảm nợ công

Lãi suất thể hiện mức
lãi suất trung bình đối

Sự gia tăng giá trị hiện tại của tỷ

với tất cả các khoản vay

lệ nợ công trên GDP của các

mới và các khoản vay
INT

%

-

được bảo lãnh công


đi kèm với sự gia tăng thêm về

khai của chính phủ

mức độ ưu đãi của khoản vay mới

Tỷ lệ giữa tổng xuất
TradeOP

nhập khẩu và GDP,
được lấy theo % của

Độ mở thương mại tự nhiên sẽ làm
%

+

Tỷ lệ thất nghiệp chiếm tỷ lệ lớn

Tỷ lệ lao động thất
nghiệp trên tổng số lao

tăng nợ nước ngồi của chính phủ
dẫn đến tăng quy mơ nợ cơng

GDP

UNE


nước thu nhập trung bình và thấp

%

+

trong tổng số lao động là minh
chứng cho một nền kinh tế đang

động

dần đi xuống. Tổng thu nhập giảm

21


nhưng chi tiêu vẫn giữ nguyên,
đồng thời áp lực trợ cấp xã hội ra
tăng làm cho nợ cơng chính phủ
tăng lên

Khi Việt Nam Đồng mất giá
tương đối so với các ngoại tệ
khác, đặc biệt là đối với ngoại tệ
Tỷ giá USD/VNĐ

EXR

chiếm phần lớn trong cơ cấu nợ
+


nước ngoài của Việt Nam thì
gánh nặng nợ cơng của chính phủ
sẽ tăng lên

2.1.2. Xây dựng các giả thuyết thống kê
Trong phần này chúng ta sẽ củng cố những kì vọng về sự tương quan của các biến
độc lập lên biến phụ thuộc bằng cách tham khảo những nghiên cứu đi trước:
i.

Tăng trưởng kinh tế thực
Tăng trưởng kinh tế được đo lường bằng thu nhập bình qn đầu người thực (GDP

per Capita PPP).


Theo nghiên cứu của Dufrénot G. & Triki K. (2012): Tỷ lệ nợ công và các

yếu tố quyết định ở Pháp kể từ 1890
Tăng trưởng kinh tế là một trong những công cụ hiệu quả để giảm nợ công. Tăng
trưởng cao giúp các chính phủ tăng thu ngân sách và giảm thâm hụt ngân sách, dẫn đến
giảm nợ công. Một cú sốc tăng trưởng mạnh có thể giúp làm giảm nợ cơng. Bên cạnh đó,
khi tăng trưởng GDP thực tế cao, chính phủ dễ dàng tiếp cận các khoản vay hơn do những

22


tín hiệu tích cực từ thị trường mang lại, điều này làm cho chi phí vay nợ giảm. Ngược lại,
khi nền kinh tế tăng trưởng chậm hoặc trì trệ làm gia tăng chỉ tiêu nợ cơng trên GDP.



Theo nghiên cứu của Panizza, U. & Presbitero, A. F. (2013): Nợ công và

tăng trưởng kinh tế ở các nền kinh tế khác nhau
Nghiên cứu cung cấp bằng chứng thực nghiệm cho thấy tăng trưởng kinh tế có ảnh
hưởng giảm nợ cơng. Tăng trưởng GDP thực tế có tác động lớn đối với nợ nước ngoài của
các nước, đặc biệt là ở các nước đang phát triển. Yếu tố chính tác động đến nợ công là tốc
độ tăng trưởng kinh tế thực hàng năm, khi tăng trưởng kinh tế thực cao, tỷ lệ nợ công trên
GDP sẽ giảm. Một số nghiên cứu khác thì cho rằng mức độ tác động của tăng trưởng kinh
tế đến quy mơ nợ cơng cịn phụ thuộc vào đặc điểm quốc gia. Đối với các nước đã và đang
phát triển với sự dư thừa tương đối về vốn tư bản, tăng trưởng kinh tế sẽ góp phần làm
giảm nhu cầu vay nợ. Tuy nhiên, đối với trường hợp của các nước kém phát triển, tăng
trưởng kinh tế có thể dẫn đến gia tăng quy mô nợ công do tăng trưởng chủ yếu dựa trên
sự gia tăng về vốn. Do đó, xu hướng tác động là chưa xác định trước và còn tuỳ vào đặc
điểm của từng quốc gia.
Với trường hợp của Việt Nam là một nước đang phát triển với một tốc độ rất nhanh
và ổn định (từ những năm 2000 trở ra, nền kinh tế Việt Nam liên tục thể hiện một nền tảng
mạnh và khả năng chống chịu cao, nhờ nhu cầu trong nước và sản xuất định hướng xuất
khẩu ở mức cao, GDP thực tăng ước khoảng 7% trong năm 2019, tương tự tỉ lệ tăng trưởng
năm 2018, là một trong những quốc gia có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong khu vực),
chúng em sẽ đưa ra giả thuyết rằng tăng trưởng kinh tế sẽ giúp làm giảm nợ công của Việt
Nam.
Giả thiết đặt ra: Tăng trưởng kinh tế có tác động âm, làm giảm nợ công.
ii.

Lãi suất
Được đo lường qua lãi suất thể hiện mức lãi suất trung bình đối với tất cả các khoản

vay mới và các khoản vay được bảo lãnh cơng khai ký kết trong năm.



Nghiên cứu của Alesina, A. & Perotti, R. (1994): Nền kinh tế chính trị của

thâm hụt ngân sách
23


Đối với các nước phát triển, sự biến động của lãi suất trên thị trường sẽ ảnh hưởng
trực tiếp đến những khoản nợ cơng có lãi suất thả nổi và những khoản vay mới, bao gờm
cả những khoản vay có lãi suất cố định thông qua giá cả các khoản nợ. Bởi khi lãi suất
tăng lên, chi phí vay nợ thực tăng lên, chính phủ sẽ tốn nhiều chi phí hơn để được vay, và
do đó nợ cơng tăng lên. Lãi suất cao là yếu tố làm gia tăng nợ cơng, trong khi đó lãi suất
giảm sẽ cải thiện cân đối ngân sách. Lãi suất thấp có tác động tới nền kinh tế bằng những
tín hiệu tích cực vào thị trường sản xuất cũng như tiêu dùng, góp phần vào sự tăng trưởng
của nền kinh tế. Khi đó, tỷ lệ nợ công trên GDP sẽ giảm. Tương tự, nợ tăng lên làm tăng
chi phí lãi vay của chính phủ, sau đó được tài trợ bằng việc phát hành thêm trái phiếu
chính phủ, làm cho vịng luẩn quẩn xấu đi và gây tổn hại đến sự bền vững tài chính cơng.
Nghiên cứu này đã kết luận lãi suất cao chính là yếu tố quan trọng làm gia tăng nợ nước
ngoài của các quốc gia phát triển.


Nghiên cứu của Accademico, A. (2009) về các giả thuyết kinh tế

Ngược lại, Accademico, A. (2009) lại cho rằng việc gia tăng giá trị hiện tại của tỷ lệ
nợ công trên GDP của các nước thu nhập trung bình và thấp đã được đi kèm với sự gia
tăng thêm về mức độ ưu đãi của khoản vay mới (lãi suất ưu đãi) như các khoản ưu đãi
chính thức, làm cho lãi suất thực giảm. Đờng thời, khi lãi suất thực tăng, chính phủ sẽ tăng
cho vay và giảm vay trong nước, khiến cho tỷ lệ nợ cơng giảm. Và khi lãi suất thực giảm,
chính phủ sẽ tăng vay nợ và làm tăng quy mô nợ công.
Xét trường hợp của Việt Nam là một nước thu nhập trung bình và chính phủ thường đưa


-

ra các gói lãi suất ưu đãi, chúng em xin được đồng ý với giả thuyết dựa trên nghiên cứu
của Accademico, A.
Giả thiết đặt ra: Lãi suất các khoản vay mới trong năm có tác động âm, làm giảm
nợ công.
iii.

Độ mở thương mại
Độ mở thương mại được đo lường qua tỷ lệ giữa tổng xuất nhập khẩu và GDP, được

lấy theo % của GDP. Độ mở thương mại được xem là biến đại diện cho sự tự do hóa
thương mại này và cũng là chỉ số đo lường cho chính sách cởi mở của quốc gia.
24




Theo nghiên cứu của Combes, J. L. & Sedik, T. L. (2006): Mức độ mở cửa

thương mại ảnh hưởng đến thâm hụt ngân sách ở các nước đang phát triển như thế
nào?
Qua phân tích dữ liệu bảng tập trung vào 66 quốc gia đang phát triển, nghiên cứu
chỉ ra rằng, về mặt lý thuyết và thực nghiệm, tác động của mở cửa thương mại đối với cán
cân ngân sách thông qua ảnh hưởng của nó đối với sự bất ổn của ng̀n thu chính phủ là
khá rõ ràng: mở cửa thương mại làm tăng khả năng chịu đựng các cú sốc từ bên ngồi của
một quốc gia (cho dù đó là do sự mở cửa tự nhiên hay do chính sách thương mại ). Điều
này khắc phục những tác động tiêu cực của sự không ổn định của thời hạn thương mại đối
với cân đối ngân sách. Nghiên cứu cũng cho thấy rằng độ mở thương mại ảnh hưởng đến

cân bằng ngân sách thông qua nhiều kênh khác (tham nhũng, bất bình đẳng, v.v.). Combes,
J. L. và Sedik, T. L. kết luận rằng độ mở thương mại tự nhiên suy giảm cân bằng cán cân
ngân sách trong khi đó độ mở chính sách cải thiện chúng. Trong thời đại mở thương mại
tự do như hiện nay, độ mở thương mại ngày càng tăng ảnh hưởng làm tăng nợ nước ngoài
tích cực trong cả ngắn hạn lẫn dài hạn.
Giả thiết đặt ra: Độ mở thương mại có tác động dương, làm gia tăng quy mô của nợ
công.
iv.

Tình trạng thất nghiệp
Được đo lường bằng tổng số lao động thất nghiệp trên tổng số lực lượng lao động.


Theo nghiên cứu của Eberstadt, N. & Groth, H. (2010): Demography and

Public Debt: The Crisis Beyond
Sự thay đổi mạnh mẽ trong cơ cấu dân số như lao động thu hẹp lại, tăng dân số ở
tuổi hưu trí và những cam kết chi tiêu xã hội dẫn đến tăng trưởng kinh tế chậm lại và
những gánh nặng nợ công lớn. Một số nghiên cứu thực nghiệm cũng chỉ ra mối quan hệ
cùng chiều giữa quy mô nợ và tỷ lệ thất nghiệp, khi một quốc gia có tỷ lệ thất nghiệp cao,
khoản thu ngân sách từ thuế sụt giảm và họ phải chi nhiều hơn cho an sinh xã hội và kết
quả là nợ công tăng mạnh.

25


×