MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây nợ công và khủng hoảng nợ công đang trở thành vấn đề nóng bỏng, nhức nhối
lan dần từ Châu Âu, Mỹ, Nhật Bản sang các nước đang phát triển trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Nợ
công của nhiều quốc gia đã vượt quá cao so với ngưỡng an toàn mà IMF khuyến cáo, điển hình như: Nhật
Bản (200% GDP), Mỹ (100% GDP), Hy Lạp (152% GDP), Italy (120% GDP), … và nhiều nước cũng đang
dân tiến tới tỷ lệ nợ an toàn theo IMF (60% GDP). Tuy nhiên nợ công bao nhiêu thì an toàn là một vấn đề
ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố không chỉ tính đến các con số trên báo cáo hay công bố mà còn do nội tại của
mỗi quốc gia, uy tín trên trường quốc tế hay tăng trưởng dự báo của nền kinh tế. Đứng trước các thách thức
phải đối mặt với nợ công ngày càng tăng, nhiều quốc gia đứng trước bờ vực vỡ nợ thì Việt Nam cũng cần
phải có được cho mình phương thức tính toán hợp lý, ước tính có mức độ chính xác cao cũng như phương
án dự phòng khi nguy cơ khủng hoảng tăng cao. Chính vì điều này mà chúng ta cần phải nhìn lại quá khứ,
xem xét các trường hợp quốc gia đi trước để nhìn lại mình, lựa chọn một con đường đúng đắn, chính sách
phù hợp để nợ công không trở thành mối đe dọa lớn tới nền kinh tế Việt Nam nói riêng và hiệu ứng lan tỏa
đến các quốc gia trong khu vực nói chung.
I. Nợ công và khủng hoảng nợ công
1. Nợ công:
a. Các định nghĩa về Nợ công
-
Theo Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Nợ công, theo nghĩa rộng,
là nghĩa vụ nợ của khu vực công, bao gồm các nghĩa vụ của Chính phủ trung ương, các
cấp chính quyền địa phương, ngân hàng trung ương và các tổ chức độc lập (nguồn vốn
hoạt động do ngân sách nhà nước quyết định hay trên 50% vốn thuộc sở hữu nhà nước và
trong trường hợp vỡ nợ, nhà nước phải trả nợ thay); theo nghĩa hẹp, nợ công bao gồm
nghĩa vụ nợ của Chính phủ trung ương, các cấp chính quyền địa phương và nợ của các tổ
chức độc lập được Chính phủ bảo lãnh thanh toán.
-
Quan niệm về nợ công của Ngân hàng Thế giới cũng tương tự như quan niệm của Hệ
thống quản lý nợ và phân tích tài chính của Diễn đàn Thương mại và Phát triển Liên hợp
quốc, bao gồm bốn nhóm chủ thể: nợ của Chính phủ Trung ương và các Bộ, ban, ngành
trung ương; nợ của các cấp chính quyền địa phương; nợ của Ngân hàng Trung ương và nợ
của các tổ chức độc lập mà Chính phủ sở hữu trên 50% vốn, hoặc việc quyết lập ngân
sách phải được sự phê duyệt của Chính phủ hoặc Chính phủ là người chịu trách nhiệm trả
nợ trong trường hợp tổ chức đó vỡ nợ.
-
Theo luật Việt Nam (Luật Quản lý nợ công số 29/2009/QH12), nợ công được quy định
bao gồm: Nợ chính phủ, nợ được chính phủ bảo lãnh và nợ chính quyền địa phương,
trong đó:
• Nợ chính phủ là khoản nợ được ký kết phát hành nhân danh Nhà nước hoặc
Chính phủ, các khoản nợ do Bộ Tài chính ký kết, phát hành hoặc ủy quyền phát
hành, không bao gồm các khoản nợ do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát
hành nhằm thực hiện mục tiêu chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ.
• Nợ chính phủ bảo lãnh là khoản nợ của doanh nghiệp, tổ chức tài chính, tín
dụng vay trong nước, nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh.
• Nợ chính quyền địa phương là khoản nợ do ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố
trực thuộc trung ương ký kết phát hành hoặc ủy quyền phát hành.
Theo như các định nghĩa trên có thể thấy Nợ công theo quan điểm của các tổ chức
quốc tế (WTO, IMF và Diễn đàn thương mại phát triển Liên hợp quốc) mang tính bao
quát và rộng hơn so với luật định của Việt Nam vì có tính đến cả nợ của Ngân hàng Trung
ương và các tổ chức độc lập có vốn Nhà nước trên 50%.
Xét về bản chất kinh tế, khi Nhà nước mong muốn hoặc bắt buộc phải chi tiêu vượt
quá khả năng thu của mình (khoản thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác) thì phải vay
vốn và điều đó làm phát sinh nợ công. Như vậy, nợ công là hệ quả của việc Nhà nước tiến
2
hành vay vốn và Nhà nước phải có trách nhiệm hoàn trả. Do đó, nghiên cứu về nợ công
phải bắt nguồn từ quan niệm về việc Nhà nước đi vay là như thế nào.
b. Phân loại nợ công:
Theo nguồn hình thành:
-
Nợ trong nước
-
Nợ nước ngoài: tổng các khoản nợ nước ngoài của Chính phủ, nợ được Chính phủ bảo
lãnh, nợ của doanh nghiệp và tổ chức khác được vay theo phương thức tự vay, tự trả theo
quy định của pháp luật Việt Nam.
Theo phương thức huy động của Chính phủ:
-
Các khoản nợ huy động bằng phát hành trái phiếu: loại trái phiếu do Bộ Tài chính phát
hành nhằm huy động vốn cho ngân sách nhà nước hoặc huy động vốn cho công trình, dự
án đầu tư cụ thể.
-
Nợ do Chính phủ bảo lãnh: khoản nợ của doanh nghiệp, tổ chức tài chính, tín dụng vay
trong nước, nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh.
-
Nợ ODA: là khoản vay nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam từ nhà tài trợ là chính
phủ nước ngoài, tổ chức tài trợ song phương, tổ chức liên quốc gia hoặc tổ chức liên
chính phủ có yếu tố không hoàn lại (thành tố ưu đãi) đạt ít nhất 35% đối với khoản vay có
ràng buộc, 25% đối với khoản vay không ràng buộc.
Theo tính chất ưu đãi của khoản nợ:
-
Các khoản nợ thương mại: khoản vay theo điều kiện thị trường.
-
Các khoản nợ ưu đãi: khoản vay có điều kiện ưu đãi hơn so với vay thương mại nhưng
thành tố ưu đãi chưa đạt tiêu chuẩn của vay ODA.
c. Mục đích đi vay của Chính phủ:
Xét về bản chất kinh tế, khi Nhà nước mong muốn hoặc bắt buộc phải chi tiêu vượt
quá khả năng thu của mình (khoản thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác) thì phải vay
vốn và điều đó làm phát sinh nợ công. Như vậy, nợ công là hệ quả của việc Nhà nước tiến
hành vay vốn và Nhà nước phải có trách nhiệm hoàn trả. Do đó, nghiên cứu về nợ công
phải bắt nguồn từ quan niệm về việc Nhà nước đi vay là như thế nào và vay để làm gì.
Dưới đây là các mục đích đi vay của Chính phủ (theo Luật Quản lý nợ công 2009):
-
Đầu tư phát triển kinh tế - xã hội thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách trung ương theo quy
định của Luật ngân sách nhà nước.
-
Bù đắp thiếu hụt tạm thời của ngân sách nhà nước từ vay ngắn hạn.
-
Cơ cấu lại khoản nợ, danh mục nợ chính phủ và nợ được Chính phủ bảo lãnh.
3
-
Cho doanh nghiệp, tổ chức tài chính, tín dụng, chính quyền địa phương vay lại theo quy
định của pháp luật.
-
Các mục đích khác nhằm bảo đảm an ninh tài chính quốc gia.
d. Các đặc trưng cơ bản của nợ công:
Nợ công là khoản nợ ràng buộc trách nhiệm trả nợ của Nhà nước. Khác với các khoản
nợ thông thường, nợ công được xác định là một khoản nợ mà Nhà nước (bao gồm các cơ
quan nhà nước có thẩm quyền) có trách nhiệm trả khoản nợ ấy. Trách nhiệm trả nợ của
Nhà nước được thể hiện dưới hai góc độ trực tiếp và gián tiếp. Trực tiếp được hiểu là cơ
quan nhà nước có thẩm quyền sẽ là người vay và do đó, cơ quan nhà nước ấy sẽ chịu
trách nhiệm trả nợ khoản vay. Gián tiếp là trong trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm
quyền đứng ra bảo lãnh để một chủ thể trong nước vay nợ, trong trường hợp bên vay
không trả được nợ thì trách nhiệm trả nợ sẽ thuộc về cơ quan đứng ra bảo lãnh.
Nợ công được quản lý theo quy trình chặt chẽ với sự tham gia của cơ quan nhà nước
có thẩm quyền. Việc quản lý nợ công đòi hỏi quy trình chặt chẽ nhằm đảm bảo hai mục
đích: một là, đảm bảo khả năng trả nợ của đơn vị sử dụng vốn vay và cao hơn nữa là đảm
bảo cán cân thanh toán vĩ mô và an ninh tài chính quốc gia; hai là, để đạt được những
mục tiêu của quá trình sử dụng vốn. Bên cạnh đó, việc quản lý nợ công một cách chặt chẽ
còn có ý nghĩa quan trọng về mặt chính trị và xã hội. Theo quy định của pháp luật Việt
Nam, nguyên tắc quản lý nợ công là Nhà nước quản lý thống nhất, toàn diện nợ công từ
việc huy động, phân bổ, sử dụng vốn vay đến việc trả nợ để đảm bảo hai mục tiêu cơ bản
như đã nêu trên.
Mục tiêu cao nhất trong việc huy động và sử dụng nợ công là phát triển kinh tế – xã
hội vì lợi ích chung. Nợ công được huy động và sử dụng không phải để thỏa mãn những
lợi ích riêng của bất kỳ cá nhân, tổ chức nào, mà vì lợi ích chung của đất nước. Xuất phát
từ bản chất của Nhà nước là thiết chế để phục vụ lợi ích chung của xã hội, Nhà nước là
của dân, do dân và vì dân nên đương nhiên các khoản nợ công được quyết định phải dựa
trên lợi ích của nhân dân, mà cụ thể là để phát triển kinh tế – xã hội của đất nước và phải
coi đó là điều kiện quan trọng nhất.
2. Những tác động kinh tế của nợ công:
Xét về mặt tích cực, Nợ công có thể được các chính phủ quốc gia sử dụng như một
công cụ để tài trợ vốn, đáp ứng nhu cầu đầu tư cho các dự án, công trình trọng điểm quốc
gia, khuyến khích phát triển sản xuất, kích thích tăng trưởng kinh tế. Việc chấp nhận tăng
nợ công để bù đắp thâm hụt ngân sách do cắt giảm thuế có thể sẽ góp phần kích thích tiêu
dùng, tăng sản lượng, việc làm, tăng tổng sản phẩm quốc dân trong ngắn hạn.
Tuy nhiên xét về mặt tiêu cực, trong dài hạn có một khoản nợ chính phủ lớn cũng là
nguyên nhân khiến cho lãi suất tăng, đầu tư giảm, tiết kiệm giảm, và khuyến khích luồng
4
vốn từ nước ngoài chảy vào, từ đó làm cho sự tăng trưởng sản lượng tiềm năng quốc gia
chậm lại. Nợ công tăng cao, vượt quá giới hạn an toàn sẽ khiến cho nền kinh tế dễ bị tổn
thương và chịu nhiều sức ép từ bên trong lẫn bên ngoài quốc gia. Có thể liệt kê chi tiết
các tác động như:
Nợ công lớn làm giảm tích lỹ vốn tư nhân, dẫn đến hiện tượng thoái lui đầu tư tư
nhân: Khi chính phủ tăng vay nợ, đặc biệt là vay trong nước, lúc này mức tích lũy
vốn tư nhân sẽ được thay thế bới tích lũy nợ chính phủ. Thay vì sở hữu cổ phiếu,
trái phiếu doanh nghiệp hay gửi tiết kiệm ngân hàng, dân chúng lại sở hữu trái
phiếu chính phủ làm cho cung về vốn giảm trong khi cầu tín dụng của chính phủ
lại tăng lên, từ đó đẩy lãi suất tăng, chi phí đầu tư tăng và có thể dẫn đến hiện
tượng “thoái lui đầu tư” khu vực tư nhân.
Nợ công làm giảm tiết kiệm quốc gia: Theo phương trình T – G = I + NX - S đã chỉ
ra rằng khi ngân sách nhà nước thâm hụt (T-G < 0) hay I + NX < S thì có thể có
những trường hợp xảy ra: S tăng, I giảm và NX giảm.
-
Tiết kiệm tư nhân (S) tăng: trong giả định tiết kiệm tư nhân tăng ít hơn phần tiết kiệm bị
giảm của chính phủ, như vậy tiết kiệm quốc dân giảm.
-
Đầu tư nội địa (I) giảm: Đầu tư nội địa giảm dẫn đến đầu ra là tổng vốn nội địa cũng giảm.
Lượng vốn ít, lãi suất tăng, chi phí biên của sản phẩm sẽ cao hơn, năng suất lao động sụt
giảm từ đó làm giảm mức lương và thu nhu nhập trung bình đãn đến giảm tiết kiệm quốc
gia.
-
Xuất khẩu ròng (NX) giảm: Khi lãi vay tăng lên, lái suất trong nước sẽ tăng tương đối so
với nước ngoài đẫn tới luồng tiền từ nước ngoài đổ vào tăng lên khiến cho tỷ giá hối đoái
tăng, giá hàng hóa trong nước trở nên đắt hơn so với nước ngoài, đánh mất cạnh tranh trên
thị trường quốc tế, từ đó làm giảm xuất khẩu ròng. Điều này có nghĩ là người dân nội địa
không còn nằm giữ nhiều vốn nước ngoài nữa, thu nhập giảm dẫn đến tiết kiệm quốc gia
giảm.
Nợ công tạo áp lực gây ra lạm phát: Chính phủ tăng vay nợ bằng cách phát hành
trái phiếu, một mặt làm tiêu dùng của chính phủ tăng lên, một mặt sẽ tạo áp lực đẩy
lãi suất lên cao. Lãi suất tăng khiến người nắm giữ trái phiếu cảm thấy giàu hơn,
tăng chi tiêu cá nhân và chi tiêu công dẫn đến cầu hàng hóa, dịch vụ tăng, tạo áp
lực lạm phát trong ngắn hạn từ đó tác động tiêu cực đến tốc độ tăng trưởng thực
của nền kinh tế.
Nợ công gây tổn hại phúc lợi xã hội: Dù chính phủ lựa chọn phương án vay nợ
trong nước hay nước ngoài thì đều có tác động làm méo mó các hoạt động kinh tế.
Vay nợ nước ngoài thì nguồn để trả nợ cả gốc và lãi chỉ có thể lấy từ thu thuế.
Người dân sẽ phải chịu một khoản thuế cao hơn trong tương lai để trả lãi cho các
đối tượng ngoại quốc sẽ làm giảm thu nhập, giảm tiêu dùng… từ đó giảm chất
5
lượng cuộc sống. Vay trong nước tuy ít tác động hơn tuy nhiên ngay cả khi một
người bị đánh thuế để trả lãi cho chính họ (người giữ trái phiếu) thì vẫn có những
tác động khiến cho các hoạt động kinh tế của người đó bị bóp méo.
Các tác động khác ngoài kinh tế: Làm thay đổi quy trình quản lý Nhà nước do phải
thay đổi chính sách tài chính quốc gia để trang trải các khoản nợ; làm tổn hại đến
các hệ số tín nhiệm quốc gia. Các quốc gia phải chịu sức ép từ phía chủ nợ và các
tổ chức tài chính quốc tế về việc thắt chặt chi tiêu, tăng thuế, giảm trợ cấp xã hội
và xa hơn nữa là những yêu cầu về cái cách thể chế, thay đổi bộ máy quản lý, thay
đổi các định hướng kinh tế; giảm vị thế trong các mỗi quan hệ song phương, đa
phương.
6
II. Các cuộc khủng hoảng nợ công trên thế giới
1. Khủng hoảng nợ công khu vực Mỹ Latinh 1980s
a. Nguồn gốc và diễn biến khủng hoảng
Khủng hoảng nợ Mỹ Latin thập niên 80 được gọi là "Thập kỷ mất mát" đã manh nha
từ những năm 1970. Giai đoạn đó, nhiều nước Mỹ Latinh, điển hình là Brazil, Argentina,
và Mexico vay mượn số tiền khổng lồ từ các chủ nợ quốc tế để tiến hành chiến lược công
nghiệp hóa, đặc biệt là các chương trình cơ sở hạ tầng. Kinh tế của các quốc gia này đã có
sự tăng trưởng ấn tượng qua đó củng cố niềm tin của các chủ nợ. Các khoản vay đó chủ
yếu được thông qua World Bank. Sau năm 1973, các ngân hàng tư nhân có được dòng
tiền dồi dào từ các nước xuất khẩu dầu, và ngân hàng này cũng tin rằng nợ quốc gia
(sovereign debt) là khoản đầu tư an toàn. (hình 1)
Hình 1
7
Hình 2
Năm 1979. Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) đã thực thi chính sách tiền tệ chống lạm
phát: hàng loạt chính sách thắt chặt và đẩy lãi suất gia tăng. Tuy nhiên chính sách đã đẩy
nền kinh tế rơi vào suy thoái đồng thời tác động tiêu cực đến tăng trưởng và xuất khẩu
của các nước Mỹ Latinh này (hình 2). Lãi suất đô la tăng lên và đồng đô la lên giá. Do các
khoản nợ của các nước đang phát triển chủ yếu được định bằng đồng đô la nên khi đồng
đô la tăng giá đã làm tăng trách nhiệm nợ. Không những thế, các khoản vay còn bị sử
dụng thiếu thận trọng và có liên quan đến tham nhũng. Từ giữa năm 1975-1982, các
khoản nợ công của các nước Latinh đối với các tổ chức tài chính và ngân hàng thế giới
tăng với tỷ lệ gộp hàng năm lên đến trên 20%, khiến tổng nợ vay đã tăng từ 75 tỷ USD
năm 1975 lên đến hơn 315 tỷ USD năm 1983, trong đó, thanh toán lãi suất và trả vốn gốc
tăng mạnh, từ 12 tỷ USD năm 1975 lên 66 tỷ USD năm 1982 (The berge 1999). (hình 3)
8
Hình 3
Trước tình hình đó, hầu hết các tổ chức tài chính và ngân hàng thế giới đều đã từ chối
hoặc giảm cho vay các nước châu Mỹ Latinh. Hàng tỷ USD nhanh chóng đến hạn thanh
toán và các dòng vốn bắt đầu thoái lui khỏi các quốc gia trong khu vực khiến các nước
không còn có thể vay thêm.
Đầu thập niên 1980, giá hàng hóa thế giới giảm mạnh, tỷ giá thương mại làm lung lay
các nước kém phát triển. Ngày 12/8/1982, Mexico ra tuyên bố cấm tạm thời việc thanh
toán lãi. Mexico thông báo rằng họ đã không còn một đồng dự trữ ngoại tệ nào và không
thể đáp ứng được các nghĩa vụ nợ quốc tế. Cuộc khủng hoảng bùng nổ vào tháng 8 năm
1982 khi ngân hàng trung ương Mexico không thể trả khoản nợ 80 tỉ USD bằng ngoại tệ.
Vào cuối năm 1986, hơn 40 quốc gia đã đối mặt với trục trặc tài chính bên ngoài như
Argentina (1982, 1989), Bolivia (1980, 1986, 1989), Brazil (1983, 1986-1987) và
Ecuador (1982, 1984). Cuộc khủng hoảng gây ảnh hưởng lớn tới nền kinh tế của mỗi
quốc gia. Trong suốt những năm đầu của khủng hoảng, tăng trưởng GDP các nước trong
khu vực chỉ còn hơn 2%, một con số khá thấp so với những năm trước đây (hình 4).
9
Hình 4
b. Phản ứng của chính sách khi xảy ra khủng hoảng
Cuộc khủng hoảng nợ tại khu vực Mỹ Latin có thể chia thành 3 giai đoạn:
Giai đoạn đầu tiên từ trước diễn ra khủng hoảng cho đến năm 1985. Trong giai đoạn
này, một số quốc gia, chính phủ thể hiện lập trường cứng rắn trong việc đối phó với cuộc
khủng hoảng nợ, cụ thể là Thủ tướng Peru Alan García quyết định giới hạn việc vay nợ
của nước này dưới mức 10% doanh thu từ xuất khẩu. Bên cạnh đó là những cố gắng thành
lập một liên hiệp giữa những chủ nợ khu vực này. Điển hình là cuộc hội nghị diễn ra tại
Cartagena, Chile vào năm 1984. Sau hội nghị này, các khoản nợ của Bolivia và Ecuador
đã được hoãn lại, trong khi các con nợ lớn như Mexico, Brazil hay Venezuela vẫn phải
tiếp tục thỏa hiệp trực tiếp với các chủ nợ, còn Argentina lại tỏ thái độ cứng rắn và không
chịu thỏa hiệp. Điều này có thể thấy dù đã cố gắng nhưng khu vực này vẫn chưa có được
sự đồng thuận nhất định, nhiều quốc gia muốn tự giải quyết các khoản nợ của mình.
Chính sự bảo thủ này đã dẫn đến việc trong khi Hoa Kỳ dần phục hồi sau cuộc khủng
hoảng ngân hàng, khu vực Mỹ Latin lại càng lún sâu vào khủng hoảng.
10
Bắt đầu từ tháng 9-1985, cuộc khủng hoảng nợ bước vào giai đoạn 2, với sự khởi
xướng của kế hoạch Baker tại Seoul, Hàn Quốc nhằm điều chỉnh việc tạo ra những điều
luật cho vay hiệu quả hơn, cùng với một gói tín dụng đi kèm. Nhưng gói cứu trợ này vẫn
chưa đủ để giải quyết hoàn toàn cuộc khủng hoảng, nên 2 năm sau được thay thế bằng kế
hoạch Baker lần thứ 2, đổi mới trong việc tạo điều kiện cho các hoạt động mua lại hoặc
trao đổi nợ và cho phép phát hành trái phiếu với lãi suất thấp.
Giai đoạn 3 bắt đầu vào tháng 3-1989 với kế hoạch Brady, bao gồm việc giảm bớt cán
cân nợ, đi kèm với việc tạo điều kiện cho khu vực Mỹ Latin được vay mượn từ các nguồn
tài chính tư nhân quốc tế. Đây là giai đoạn cuối cùng của cuộc khủng hoảng và các quốc
gia Mỹ Latin dần đi vào phục hồi nền kinh tế. Tuy nhiên, 1 thập niên suy thoái vì khủng
hoảng đã khiến mức đóng góp của khu vực này vào GDP thế giới giảm 1,5%, GDP đầu
người trong khu vực giảm 8% so với các quốc gia công nghiệp và 23% so với mức trung
bình toàn thế giới.
2. Khủng hoảng tài chính Châu Á 1990s
Cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á bắt đầu năm 1997 bắt đầu tại Thái Lan được xem
là cuộc khủng hoảng dữ dội nhất xảy ra tại các quốc gia đang phát triển kể từ sau cuộc
khủng hoảng nợ năm 1982 tại Mỹ Latinh. Không chỉ dừng lại ở một quốc gia, nó tiếp tục
lan rộng sang hầu hết các quốc gia khác trong khu vực Đông Á, từ Nhật Bản, Hàn Quốc,
Hong Kong, đến các quốc gia Đông Nam Á như Indonesia, Malaysia và Philippines. Các
quốc gia như Trung Quốc, Ấn Độ, Đài Loan, Singapore và cả Việt Nam mặc dù ít bị ảnh
hưởng hơn nhưng cũng chịu nhiều tác động tiêu cực.
a. Nguồn gốc và diễn biến khủng hoảng
Trước khi khủng hoảng
Trước khi khủng hoảng tài chính bùng phát như trận hỏa hoạn ở các "nền kinh tế hổ"
của Châu Á, suốt một thập kỉ trước đó, Thái Lan, Malaysia, Singapore, Indonesia, Hồng
Kông và Hàn Quốc được ghi nhận một số tốc độ tăng trưởng kinh tế ấn tượng nhất trên
thế giới. Các nền kinh tế của họ mở rộng từ 6% đến 9% mỗi năm, (được tính bằng Tổng
Sản phẩm Trong nước).
11
Hình 5
Thịnh vượng được tạo ra dẫn đầu bởi tăng trưởng xuất nhập khẩu đã thúc đẩy mạnh
mẽ sự bùng nổ đầu tư vào tài sản thương mại và nhà ở, tài sản công nghiệp và cấu trúc hạ
tầng. Giá trị bất động sản thương mại và nhà ở tại các thành phố như Hồng Kông và
Bangkok tăng mạnh, tạo ra sự bùng nổ ở ngành xây dựng. Khi giá trị của tài sản càng
tăng, thì ngân hàng càng sẵn lòng cho vay, ngay cả khi đó là khoản vay cực lớn, tiềm ẩn
rủi ro. Đối với tài sản công nghiệp, sự thành công liên tục của các nhà xuất khẩu châu Á
đã khuyến khích họ thực hiện những đầu tư mạnh mẽ hơn trong lĩnh vực công nghiệp.
Điều này được minh chứng rõ nét nhất bởi các tập đoàn đa ngành khổng lồ Hàn Quốc,
hay Chaebol tham vọng xây dựng một vị trí chính cả trong ngành ô tô và bán dẫn toàn
cầu.
Đứng sau sự bùng nổ đầu tư có sự góp mặt của chính phủ: họ bắt tay vào những dự án
cơ sở hạ tầng khổng lồ. Ví dụ ở Malaysia, một trung tâm hành chính của chính phủ mới
được xây dựng tại Putrajaya với giá 20 tỉ đô la M (8 tỷ đô la Mỹ vào thời điểm trước
tháng 7/1997), hay việc chính phủ tài trợ phát triển một hành lang truyền thông công nghệ
cao khổng lồ, Đập Bakun với giá 13,6 tỷ đô la Mĩ_ 1 dự án phát điện năng lượng đắt nhất
nước này.
Trong toàn khu vực, chính phủ cũng khuyến khích các doanh nghiệp tư nhân đầu tư
vào một số lĩnh vực nhất định của nền kinh tế theo "mục tiêu quốc gia" và "chiến lược
công nghiệp hoá". Ví dụ ở Hàn Quốc, Tổng thống Kim Young-Sam đã kêu gọi các tập
đoàn đầu tư vào các nhà máy mới. Thực tế, Hàn Quốc đã tận hưởng một đầu tư dẫn đầu
12
sự bùng nổ kinh tế trong giai đoạn 1994-95, tuy nhiên mọi sự đều phải đánh đổi. Điển
hình như Chaebol luôn luôn phụ thuộc vào các khoản vay nặng, xây dựng các khoản nợ
lớn gấp bốn lần vốn cổ phần.
Nhìn chung, vào giữa những năm 1990, khu vực Đông Á đang ở trong tình trạng bùng
nổ đầu tư chưa từng có, phần lớn là do nguồn vốn vay mượn. Từ năm 1990 đến năm
1995, tổng đầu tư trong nước tăng 16,3% mỗi năm ở Indonesia, 16% mỗi năm tại
Malaysia, 15,3% ở Thái Lan, và 7,2% mỗi năm tại Hàn Quốc. Trong khi, đầu tư tăng
4,1% / năm so với cùng kỳ ở Mỹ, và 0,8% / năm ở tất cả các nền kinh tế có thu nhập cao.
Hơn nữa, tỷ lệ đầu tư tăng nhanh vào năm 1996. Ví dụ, tại Malaysia, chi đầu tư chiếm
43% GDP vào năm 1996
Các khoản nợ Bom.
Giữa những năm 1990, các khoản đầu tư vào cơ sở hạ tầng, năng lực công nghiệp, và
bất động sản thương mại hút hàng ngoại tệ ở mức chưa từng thấy. Để xây dựng cơ sở hạ
tầng, nhà xưởng, và cao ốc văn phòng, các nước Đông Nam Á đã mua thiết bị vốn và
nguyên vật liệu từ Mỹ, Châu Âu và Nhật Bản. Boeing và Airbus đã vây quanh số lượng
máy bay phản lực thương mại mà họ đang bán cho các hãng hàng không châu Á. Các
công ty thiết bị bán dẫn như Applied Materials and Lam Materials đã tự hào về những
đơn đặt hàng khổng lồ mà họ nhận được từ Châu Á. Motorola, Nokia và Ericsson đã thất
bại trong việc bán thiết bị viễn thông không dây cho các quốc gia châu Á. Công ty bán
các thiết bị phát điện như ABB và General Electric đã đặt mua đơn đặt hàng kỷ lục trong
khu vực.
Các khoản đầu tư khổng lồ vào tài sản công nghiệp và bất động sản đã tạo ra tình trạng
dư thừa năng lực và giá cả sụt giảm, trong khi để lại các công ty đã đầu tư rải rác dưới
gánh nặng nợ nần mà họ đang tìm kiếm rất khó phục vụ.
Phản ánh hàng nhập khẩu ngày càng tăng, nhiều quốc gia Đông Nam Á cho thấy tài
khoản vãng lai của cán cân thanh toán đã chuyển sang màu đỏ vào giữa những năm 1990.
Vào năm 1995, Inđônêxia đang phải chịu khoản thâm hụt tài khoản vãng lai tương đương
với 3,5% GDP của nước này, Malaysia là 5,9%, Thái Lan là 8,1%. Với tình trạng thâm hụt
như hiện nay, các chính phủ các nước này ngày càng khó khăn để duy trì tỷ giá tiền tệ so
với đồng đô la Mỹ. Nếu không thể giữ được đồng peg, giá trị đồng nội tệ của đồng đô la
sẽ tăng lên, làm tăng tầm quan trọng của nợ xấu đối với thanh toán dịch vụ nợ (hình 6).
13
Hình 6
Sự bùng nổ
Hiệu quả kinh tế mạnh mẽ trong suốt những năm đầu của thập niên 1990 khiến các
quốc gia Châu Á tin rằng họ miễn dịch với loại khủng hoảng nổ ra ở châu Mỹ Latinh
trong những năm 1980 họ bởi không có thâm hụt tài chính lớn, gánh nặng nợ nần nặng
nề, sự mở rộng tiền tệ nhanh và những trở ngại về cơ cấu như Mỹ Latinh, do đó các quốc
gia Châu Á không xử lý nghiêm túc với các vấn đề nổi lên của họ cho đến khi quá muộn.
Câu chuyện của Thái Lan sẽ cho thấy “lòng tin” đó là sai lầm. Đầu năm 1997 IMF đã
cảnh báo chính phủ Thái Lan về cuộc khủng hoảng hối đoái sắp xảy ra, nhưng thật khó
thuyết phục họ về mức độ nghiêm trọng về những rủi ro đề đang nổi lên. Hơn nữa, IMF
đã không nhận thức được đầy đủ các vấn đề của Thái Lan vào thời điểm đó, bởi vì đồng
Baht Thái ban đầu được hỗ trợ bởi sự can thiệp mạnh trong thị trường chuyển tiếp. Giữa
năm 1997, dự trữ của nước này gần như cạn kiệt và chính phủ đã cầu cứu sự viện trợ từ
IMF. Tương tự với Hàn Quốc, IMF không biết rằng dự trữ ngoại hối của Hàn Quốc đã cạn
kiệt cho đến khi khủng hoảng bùng phát.
Ngày 5 tháng 2 năm 1997 tại Thái Lan, Somprasong Land, một nhà phát triển bất
động sản của Thái Lan đã thông báo họ không thể thực hiện khoản thanh toán lãi suất
theo lịch trình trị giá 3,1 triệu đô la với khoản vay trị giá 80 tỷ đô la Úc. Somprasong
Land là nạn nhân đầu tiên của việc quá tải trong thị trường bất động sản ở Bangkok. Thị
trường chứng khoán Thái Lan đã giảm 45% kể từ mức cao vào đầu năm 1996.
14
Nguyên nhân dẫn tới cuộc khủng hoảng châu Á.
Thứ nhất, lượng đầu tư nước ngoài khổng lồ thập niên 90 này mang lại một thời kỳ
phát triển thần kỳ cho các quốc gia Đông Á, nhưng lại tiểm ẩn rất nhiều rủi ro. Vốn nước
ngoài đổ vào sẽ làm tăng tỉ giá thực tế giữa đồng nội tệ và ngoại tệ, dẫn đến việc các
ngành ngoài xuất khẩu sẽ có điều kiện được phát triển và mở rộng, trong khi các ngành
trọng điểm xuất khẩu lại gặp nhiều khó khăn do đồng nội tệ quá cao. Hơn nữa, vốn nước
ngoài đổ vào cũng sẽ tạo áp lực cho hệ thống tài chính kém phát triển ở các quốc gia
Đông Á này, cả ngân hàng trung ương lẫn ngân hàng thương mại đều sẽ gặp nhiều khó
khăn trong việc đối phó với những vấn đề quản lý rủi ro cho những hoạt động của mình.
Các dòng vốn tín dụng phần lớn đổ vào thị trường bất động sản và chứng khoán, khiến
nền kinh tế dễ bị tổn thương nếu như dòng tín dụng bị chặn lại hoặc có xu hướng chảy
ngược ra khỏi các thị trường này. Những áp lực này tích tụ dần dần làm tăng rủi ro tài
chính của toàn bộ nền kinh tế. Bước sang thập niên 90, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ bắt đầu
nâng lãi suất, khiến cho dòng đầu tư nước ngoài chuyển hướng dần ra khỏi thị trường
Đông Á. Chính điều này là khởi nguồn cho khủng hoảng bởi sự suy giảm tốc độ tăng
trưởng của khu vực này, khi mà nguồn vốn suy giảm trong khi năng suất không còn tăng
nhanh so với khoảng thời gian trước đó.
Nguyên nhân thứ hai là do sự có mặt của giới đầu cơ. Khi thị trường chứng khoán suy
giảm, sự bất ổn tăng lên thì vấn đề thông tin bất đối xứng chỉ là hệ quả tất yếu. Chính sự
bất đối xứng giữa những luồng thông tin khác nhau càng làm gia tăng rủi ro và sự bất ổn
chung của nền kinh tế. Sự phá sản của tổ chức tài chính lớn nhất ở Thái Lan là Finance
One có thể được xem như một cột mốc đánh dấu sự sụp đổ của thị trường tài chính quốc
gia này, tạo thành hiệu ứng domino lan sang các quốc gia khác. Malaysia, cũng chịu ảnh
hưởng mạnh mẽ bởi sự tấn công của giới đầu cơ khi lãi suất liên ngân hàng nhảy vọt từ
8% lên đến hơn 40% chỉ trong một đêm (Radelet & Sachs, 1998). Kể cả các tổ chức đánh
giá tín dụng như Standard & Poor’s và Moody cũng không hề hạ điểm của khu vực này
cho đến sau khi cuộc khủng hoảng xảy ra (Radelet & Sachs, 1998). Trong báo cáo về viễn
cảnh kinh tế thế giới vào tháng 10 năm 1997, IMF đã đưa ra dự đoán rằng mức tăng
trưởng năm 1998 ở Hàn Quốc sẽ là 6,0%, các quốc gia đang phát triển ở Đông Á trung
bình là 7,4% (5,4% nếu ngoại trừ Trung Quốc và Ấn Độ) (IMF, 1997). Mặc dù mức tăng
trưởng dự đoán này đã thể hiện sự suy giảm kinh tế, nhưng nhìn chung IMF cũng không
hề lường trước được cuộc khủng hoảng, bởi nhìn vào thực tế, mức tăng trưởng thấp hơn
nhiều so với những con số trên.
b. Phản ứng của chính sách khi xảy ra khủng hoảng
Khi các quốc gia Châu Á tiếp cận IMF để được hỗ trợ, vấn đề khẩn cấp nhất ban đầu
là cung cấp cho họ nguồn tài chính đầy đủ để đối phó với cuộc khủng hoảng thanh khoản
do sự đột nhập của vốn và sự sụp đổ của đồng tiền của họ, và tạo niềm tin cho thị trường.
15
IMF đã cung cấp cho các khoản vay lớn nhất trong lịch sử của nó và sắp xếp tài trợ bổ
sung từ các nước khác trong khu vực cũng như từ nhóm các nước G7.
Chính sách tiền tệ
Chiến lược theo đuổi của các nước châu Á là tăng lãi suất ngắn hạn nhằm ngăn chặn
sự suy giảm tỷ giá hối đoái của họ và sau đó giảm dần lãi suất khi tỷ giá ổn định. Sự gia
tăng lãi suất ban đầu ở mức vừa phải và ngắn hạn. Ở Thái Lan, lãi suất ngắn hạn đã tăng
lên mức cao nhất 25% và ở Hàn Quốc lên đến 35% và họ ở lại những đỉnh này chỉ vài
ngày trước giảm nhanh chóng đến mức trước khi xảy ra khủng hoảng. Đồng thời, cả đồng
won và baht đều tăng lên đáng kể sau cuộc khủng hoảng ban đầu.
Trong khi đó, những nỗ lực ban đầu của Inđônêxia để ổn định rupiah đã không thành
công. Trong tuần đầu tiên của chương trình Inđônêxia, các nhà chức trách cho phép lãi
suất ngắn hạn tăng gấp đôi lên 30%. Kết quả là đồng rupiah đã đánh giá cao. Nhưng trong
vòng hai ngày, trái với sự hiểu biết của quốc gia với IMF, Ngân hàng Inđônêxia đã cắt
giảm lãi suất trở lại mức ban đầu, mở rộng thanh khoản, cùng với tín hiệu mạnh mẽ từ các
cấp cao nhất của chính phủ cam kết theo chương trình của IMF sẽ không được tôn trọng,
kết quả là đồng rupiah sụt giảm mạnh. Lạm phát cao đòi hỏi lãi suất cao hơn nhiều để tái
thiết ổn định tài chính. Nếu chính phủ kiên định với chương trình ban đầu thì chi phí điều
chỉnh sẽ thấp hơn đáng kể.
Sự yếu kém của các ngân hàng và các doanh nghiệp ở các nước Châu Á đã hạn chế
khả năng tăng lãi suất. Sự sụt giảm giá trị của đồng tiền làm tăng gánh nặng cho nợ nước
ngoài đối với các ngành ngân hàng và doanh nghiệp lên một mức độ không thể chấp nhận
và làm suy yếu sự ổn định tài chính. Như vậy, sự cân bằng giữa khấu hao và tăng lãi suất
sẽ tăng mạnh khi có sự vượt trội tỷ giá hối đoái. Việc mất giá tiền tệ sẽ có tác động tiêu
cực đến Indonesia và Hàn Quốc, vốn có tỷ lệ nợ nước ngoài cao đối với tín dụng trong
nước.
Chính sách tài khóa
Các nước Châu Á có vị trí ngân sách mạnh. Mục tiêu tài chính ban đầu của họ dự kiến
là một khoản thặng dư nhỏ để giúp điều chỉnh bên ngoài và cung cấp một cơ sở để tài trợ
cho chi phí tái cơ cấu ngành tài chính đáng kể. Tuy nhiên, khi điều kiện kinh tế xấu đi, các
mục tiêu tài chính ban đầu này được điều chỉnh để cho phép hoạt động của các chất ổn
định tự động và để tài trợ cho chi tiêu xã hội bổ sung để bảo vệ người nghèo của đất nước.
Trên thực tế, với chủ nghĩa bảo thủ tài chính của các nước này, trong một số trường hợp,
chính sách đã không đạt được kết quả như kì vọng. IMF cũng có một phần lỗi vì không
dự báo được sớm những bất ổn xảy ra.
16
Kết quả
Tình hình đã quay trở lại ở Hàn Quốc và Thái Lan, mặc dù cuộc khủng hoảng vẫn
chưa kết thúc. Tỷ giá đã được đánh giá cao, và lãi suất đã giảm xuống dưới mức trước khi
khủng hoảng, điều này sẽ cho phép đầu tư và tăng trưởng trở lại. Nhưng thời kỳ sắp tới
vẫn rất khó khăn. Nhiệm vụ quan trọng bây giờ là để quản lý tình huống một cách cẩn
thận để các vấn đề thất nghiệp không thoát khỏi tay. Cả hai quốc gia này sẽ thoát khỏi
khủng hoảng một cách đáng kể, miễn là họ duy trì quyết tâm tiến hành cải cách ngành tài
chính và doanh nghiệp.
Trường hợp Indonesia đã được chứng minh là phức tạp hơn nhiều vì sự tương tác bất
ổn của các vấn đề chính trị và kinh tế. Vào tháng 6 năm 1998, chính phủ của Tổng thống
Habibie đã đàm phán lại chương trình cải cách do IMF hỗ trợ nhằm làm giảm sự suy giảm
kinh tế nghiêm trọng đã xảy ra kể từ cuộc khủng hoảng bùng nổ, ngăn chặn lạm phát leo
thang khỏi tầm kiểm soát và mở rộng mạng lưới an sinh xã hội xuống đáy Tác động của
khủng hoảng đối với người nghèo.
3. Khủng hoảng nợ công châu Âu 2010s.
a. Nguồn gốc và diễn biến khủng hoảng
Bức tranh Châu Âu trước khủng hoảng:
Trước năm 1999, để thỏa mãn các quy định về tài chính công trong Thỏa ước ổn định
và tăng trưởng (mức thâm hụt ngân sách không được vượt quá 3% GDP và nợ công
không được vượt quá 60% GDP), các chỉ tiêu này đều được các quốc gia ứng viên tuân
thủ nghiêm túc. Tuy nhiên, xu hướng này có dấu hiệu đảo chiều khi Liên minh Kinh tế
tiền tệ châu Âu (EMU) đi vào hoạt động. Từ năm 2003, phần lớn các nước khu vực đồng
Euro có tỷ lệ nợ trên 60%/GDP. Điều này cho thấy các nước bắt đầu không tuân thủ
nghiêm ngặt các quy định trong EMU.
Trước cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2008, nợ công trung bình của EMU ổn định
qua các năm ở mức xấp xỉ 70% GDP, tuy nhiên nợ công giữa các nước thành viên lại có
sự khác biệt tương đối lớn. Trong khi Ai-len, Tây Ban Nha, Hà Lan duy trì mức nợ công
dưới 60% GDP, thì hầu hết các nước khác nợ công đều có xu hướng tăng lên, điển hình
như Đức, Pháp và Bồ Đào Nha; nợ công của Hy Lạp, Italia thường xuyên ở mức trên
100% GDP. Ai-len và Tây Ban Nha luôn duy trì được tình hình tài chính lành mạnh khi
ngân sách thường xuyên thặng dư và nợ công luôn ở mức thấp (nợ công Ai-len giảm đều
đặn qua các năm từ 48,6% năm 1999 còn 27% năm 2007, nợ công Tây Ban Nha thường
xuyên ở mức xấp xỉ 50% GDP) (hình 7)
17
Hình 7
Sau năm 2007, nợ công các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) đều có xu hướng
tăng đáng kể, hầu hết nợ công của các quốc gia thuộc EU đều vượt quá ngưỡng quy định
của khối, do chính sách tài khoá lỏng lẻo và khả năng quản trị tài chính công kém hiệu
quả.
Tháng 9/2008, cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu nổ ra xuất phát từ khủng hoảng tín
dụng và nhà đất ở Mỹ đã tạo nên một “cú sốc” mạnh mẽ đến nền kinh tế các nước thành
viên EU. Để cứu vãn nền kinh tế, các quốc gia đều phải tăng chi tiêu công, biến các khoản
nợ tư nhân thành nợ công. Hệ quả là sau thời điểm này, nợ công của EU có xu hướng tăng
vọt. điển hình là Hy Lạp và Italia đều ở mức trên 115% vào năm 2009 và trên 125% vào
năm 2010 (hình 8).
Sự bùng nổ
Khi lợi tức trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 2 năm của Hy Lạp liên tục tăng cao từ 3,47%
vào tháng 01/2010, lên 9,73% vào tháng 07/2010 cũng chính là dấu hiệu khởi đầu cho
cuộc khủng hoảng nợ công diễn ra tại EU. Đỉnh điểm của cuộc khủng hoảng nợ công là
18
Hy Lạp, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Ai-len và Síp đã phải xin cứu trợ quốc tế để tránh vỡ
nợ. Đồng Euro liên tục mất giá, cuộc khủng hoảng tài chính đã làm tổn thất hàng nghìn tỷ
USD thu nhập tài chính của các nước thành viên EU. Từ năm 2010, diễn biến nợ công của
khu vực đồng Euro ngày càng xấu đi khi nợ công tăng từ 65% năm 2007 lên 85% năm
2010 và ngân sách liên tục trong tình trạng thâm hụt vượt quá mức giới hạn 3% mà EU đã
đề ra. Tình hình của Hy Lạp lúc này làm dấy lên nỗi bất an trong giới đầu tư vào các quốc
gia như Ireland, Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha do đây cũng là các quốc gia vay nợ nhiều.
Hình 8
Tháng 11/2010, Ireland chính thức trở thành nạn nhân thứ hai của cơn bão khủng
hoảng nợ công khi phải cầu viện tới EU và IMF. Bản chất của khủng hoảng ở Ireland vẫn
là thâm hụt ngân sách trầm trọng, nhưng nguồn gốc chính lại không giống như Hy Lạp.
Chính phủ Ireland đã phải bỏ ra 50 tỉ euro nhằm cứu lấy sáu ngân hàng lớn của quốc gia
này trước sự đổ vỡ của bong bóng tài sản. Nguồn chi này làm cho thâm hụt ngân sách lên
tới 32% GDP. Cụ thể hơn, chính phủ đã tạo ra một định chế tài chính mới, gọi tắt là
NAMA (National Asset Management Agency) nhằm biến những khoản nợ tư nhân thành
những tài sản công.
Bước sang năm 2011, Bồ Đào Nha tiếp tục là quốc gia thứ ba rơi vào khủng hoảng khi
tuyên bố mức thâm hụt ngân sách đã lên tới 8,5% GDP, cùng với đó, nợ công cũng đã
vượt quá 90% GDP.
19
Italia và Tây Ban Nha mặc dù chưa thực sự rơi vào khủng hoảng, nhưng cũng ở trong
vòng nguy hiểm. Thâm hụt ngân sách của Italia vào năm 2011 mới chỉ ở mức 5% GDP,
nhưng nợ công đã xấp xỉ 120% GDP. Tây Ban Nha nợ công ở mức 72% GDP, trong khi
thâm hụt ngân sách lại rất cao, gần 9% GDP.
Cộng đồng chung châu Âu (EC) dự báo tỷ lệ thất nghiệp tại Eurozone sẽ tăng lên mức
kỷ lục 12% trong năm 2013 và 11% trên toàn EU, trong đó Tây Ban Nha là quốc gia có tỷ
lệ thất nghiệp ở mức báo động ( 27%) trong khi tỷ lệ này tại Áo chỉ là 4,7%. Ngoài dự
báo ảm đạm về tình hình kinh tế Eurozone, EC cho biết năm 2013, kinh tế Pháp và Cộng
hòa Síp đều rơi vào suy thoái, trong đó Pháp sẽ tăng trưởng âm 0,1% trong năm 2013 và
tỷ lệ thất nghiệp sẽ tăng từ 10,6% trong năm nay lên mức 10,9% trong năm 2014. Thâm
hụt ngân sách của nền kinh tế lớn thứ hai trong khu vực Eurozone này cũng được dự báo
sẽ tăng từ 3,9% GDP trong năm nay lên 4,2% GDP trong năm 2014. Cộng hoà Síp cũng
rơi vào suy thoái trầm trọng khi GDP được dự đoán giảm 12,6% trong vòng 2 năm tới
(8,7% trong năm nay và 3,9% trong năm 2014). Trong khi đó, Tây Ban Nha cũng được dự
báo chưa thể thoát khỏi cuộc khủng hoảng do bong bóng nhà đất kéo dài suốt một thập kỷ
tại nước này gây ra. EC dự đoán kinh tế nước này sẽ giảm 1,5% trong năm 2013 trước khi
có thể đạt mức tăng trưởng 1,4% trong năm 2014.
20
Source: Government expenditure (blue), fixed capital formation (red)
and consumption (right axis, green) are all taken as log variables.
Source of data: St. Louis Federal Reserve Economic Data (FRED), February 2012.
Hình 9
Nguyên nhân
Nguyên nhân chính của cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu là do chính sách tài khóa
thiếu bền vững và sự mất cân đối trong việc vay nợ của các quốc gia. Điển hình là Hy
Lạp, kể từ khi gia nhập khối đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) vào năm 2001 cho đến
khủng hoảng tài chính năm 2008, mức thâm hụt ngân sách được công bố trung bình vào
khoảng 5% mỗi năm, trong khi con số này của cả khối Eurozone chỉ là khoảng 2% (IMF,
2009). Chính vì thế, Hy Lạp đã không thể duy trì được những chỉ số theo chuẩn của Ủy
ban Kinh tế và Tiền tệ của EU (EMU), với mức trần thâm hụt ngân sách là 3% và nợ nước
ngoài là 60% GDP. Tuy nhiên, Hy Lạp không phải là quốc gia duy nhất, bởi có đến 25/27
thành viên EU không đạt được cam kết này. Hy Lạp còn được báo chí nhắc đến rất nhiều
về nạn trốn thuế, khi tăng trưởng GDP danh nghĩa trong giai đoạn 2000-2007 đạt mức
trung bình 8,25%, thì mức tăng về thu thuế chỉ là 7%. Ngoài mức chi tiêu công thông
thường, Hy Lạp còn phải trả cho khoản đầu tư công khổng lồ cho Ôlimpic 2004. Để bù
đắp cho khoản thâm hụt kép này, Hy Lạp đã đi vay trên thị trường vốn quốc tế và trong
suốt một thập kỷ, trước khi diễn ra cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, nước
này đã trở thành “con nợ”, với tổng số nợ nước ngoài lên tới 115% GDP (năm 2009). Đến
năm 2010, báo cáo của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) cho thấy, nợ công
của Hy Lạp đã lên tới con số 330 tỷ Ơrô, tương đương với 147,8% GDP.
Một nguyên nhân nữa là sự hạn chế trong cơ chế phối hợp điều hành trong khu vực sử
dụng đồng tiền chung (Eurozone), nhất là giữa tiền tệ và tài khóa. Các quốc gia trong khu
21
vực chủ yếu hợp tác trong các chính sách tiền tệ, nhằm bảo đảm duy trì giá trị đồng Eur,
trong khi các chính sách tài khóa lại chưa có được một sự đồng thuận và hài hòa tương
ứng. Rõ ràng, mặc dù đã có những quy định cụ thể về mức thâm hụt ngân sách cũng như
nợ công, nhưng lại không có một cơ chế giám sát và quản lý hiệu quả đối với từng quốc
gia thành viên. Chính vì vậy, sự kiện vỡ nợ tại một quốc gia là Hy Lạp đã kéo theo khủng
hoảng niềm tin lan sang các quốc gia có chính sách tài khóa lỏng lẻo khác.
Việc thiếu cơ chế phối hợp ứng phó giữa các quốc gia trong khu vực cũng là một trong
các nguyên nhân chính gây nên khủng hoảng. Hầu hết các quốc gia đều cố gắng thực hiện
những chính sách của riêng mình và khi không thể giải cứu được nền kinh tế mới nhờ đến
sự viện trợ của EU và IMF, mà không hề có những cảnh báo sớm với một chiến lược xử
lý về dài hạn được đưa ra.
b. Phản ứng của chính sách đối với khủng hoảng:
Đối mặt với cuộc khủng hoảng này, EU đã xây dựng nên các cơ chế giải cứu gồm
nhiều giai đoạn nhằm hỗ trợ các nước thoát khỏi cảnh nợ nần, cứu vãn các nền kinh tế
tránh nguy cơ vỡ nợ. Tháng 5/2010, các Bộ trưởng Tài chính các nước thuộc EU đã thành
lập Quỹ Bình ổn tài chính châu Âu (EFSF) với trị giá 440 tỷ Euro nhằm tài trợ vốn thông
qua các khoản cho vay và bảo lãnh, lấy lại niềm tin của thị trường. Tuy nhiên, do tính chất
phức tạp và xu hướng ngày càng mởrộng của cuộc khủng hoảng nợ, đến tháng 02/2012
các nước EU đã thống nhất thay thế Quỹ Bình ổn tài chính châu Âu bằng “Cơ chế Bình
ổn châu Âu” (ESM). Việc thay thế này đã nâng quy mô của Quỹlên 750 tỷ Euro nhằm hỗ
trợ tài chính cho các thành viên EU vào thời điểm khó khăn, duy trì sự ổn định tài chính
của khu vực. Các nước được hỗ trợ tài chính phải tiến hành cải cách tài chính và tái cơcấu
nền kinh tế nhằm cải thiện niềm tin của giới đầu tư. Ngoài ra, ESM còn có thể bơm tiền
trực tiếp cho những ngân hàng thiếu vốn trong khu vực, đồng thời mua trái phiếu tại thị
trường thứ cấp nhằm giúp giảm sức ép đối với các nước gặp khó khăn khi phải vay mượn
tiền với lãi suất quá cao. Những biện pháp này đã bước đầu thu được những kết quả lạc
quan, chứng khoán châu Âu có xu hướng tăng điểm, chi phí vay mượn của nhiều nước
giảm xuống đáng kể.
22
III. Nợ công ở Việt Nam
1. Thực trạng nợ công Việt Nam
a. Thu và chi ngân sách nhà nước
-
Thu Ngân sách Nhà nước
Theo các Báo cáo Quyết toán NSNN giai đoạn 2003-2010, có thể thấy nguồn thu
NSNN của Việt Nam khá ổn định, dao động trong khoảng từ 25-30% GDP. Tổng nguồn
thu được phân chia thành ba khoản bao gồm thu từ thuế và phí, thu về vốn, và thu viện trợ
không hoàn lại. Trong số này thì phần lớn vẫn đến từ nguồn thu thuế và phí, thu về vốn
chiếm khoảng 2% và thu viện trợ không hoàn lại chỉ chiếm khoảng 0,5% (Hình 10). Năm
2009 nguồn thu từ thuế có dấu hiệu suy giảm nhẹ do Chính phủ thực hiện hàng loạt các
biện pháp cắt giảm nhằm kích thích tổng cầu. Tuy nhiên sang năm 2010 thì tỉ lệ thu thuế
lại gia tăng trở lại, lên đến gần 30%. Theo như Dự toán NSNN trong hai năm gần nhất là
2011 và 2012 thì tỉ lệ thu thuế đang có xu hướng giảm xuống chỉ còn khoảng 25%. Mặc
dù vậy những con số của năm 2011 và 2012 chưa thể phản ánh đúng xu hướng này, do
nếu căn cứ vào thực trạng tổng thu NSNN từ năm 2003 đến 2010 thì những số liệu quyết
toán luôn luôn vượt so với những số liệu dự toán.
Hình 10: Các nguồn thu trong NSNN của Việt Nam 2003-2012 (% GDP)
So sánh với các quốc gia khác ở châu Á khác có thể thấy Việt Nam luôn là quốc gia có
tỉ lệ thu thuế cao nhất (Hình 11). Trung Quốc, mặc dù có sự gia tăng liên tục nhưng cũng
chỉ ở mức khoảng 17-18% GDP; Thái Lan hay Malaysia vào khoảng 15%; Indonesia và
Philippines vào khoảng 12%; trong khi Ấn Độ chỉ thu thuế vào khoảng 7%. Tổng mức thu
thuế cao đã hạn chế khả năng tích lũy của doanh nghiệp, làm giảm đầu tư phát triển cũng
như việc nâng cao năng lực cạnh tranh của khu vực tư nhân. Bên cạnh đó, mặc dù có mức
thu thuế cao nhất trong số các quốc gia châu Á nhưng có vẻ như các khoản thu thuế này
23
lại không tương xứng với tốc độ phát triển cơ sở hạ tầng cũng như các phúc lợi xã hội cho
người dân. Điều này có thể tạo nên những rào cản lớn trong việc phát triển kinh tế trong
dài hạn.
Hình 11: Doanh thu thuế tại Việt Nam và một số quốc gia châu Á 2001-2012 (%
GDP)
Nguồn: ADB (Key Economic Indicators 2012)
Về cơ cấu các nguồn thu trong NSNN, có thể thấy nguồn thu từ các doanh nghiệp
ngoài quốc doanh đang có xu hướng tăng lên. Nếu căn cứ vào số liệu Dự toán của Bộ Tài
chính thì nguồn thu từ khu vực này đã tăng gấp hơn hai lần nếu như so với một thập kỷ
trước, từ khoảng 7% vào năm 2003 lên đến 15% vào năm 2012 (Hình 12).
Tuy nhiên bất chấp việc đã có đóng góp nhiều hơn cho tổng nguồn thu của NSNN, thì
mức độ đóng góp của khu vực này vẫn nhỏ hơn nhiều so với mức đóng góp của khu này
vào GDP cả nước, gần 50% (Hình 13). Tương tự như thế, nghịch lý được đầu tư nhiều
nhưng đóng góp vào nguồn thu kém càng được thể hiện trong khu vực nhà nước, khi đóng
góp của khu vực này vào GDP cả nước vào khoảng 40%, nhưng nguồn thu từ khu vực này
lại chỉ ở mức trên dưới 20%. Nghịch lý này có thể được giải thích bằng các hoạt động
tham nhũng và trốn thuế của các doanh nghiệp Việt Nam.
Ngoài ra, nguồn thu từ khu vực các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài lại đang suy
giảm, từ chỗ khoảng 35% vào năm 2005 đã giảm xuống chỉ còn vào khoảng 25% tổng
nguồn thu. Trong khu vực này đáng chú ý là nguồn thu từ dầu thô đã suy giảm đáng kể và
chỉ còn ở mức khoảng 12% tổng nguồn thu (Hình 14). Điều này là dấu hiệu tích cực khi
24
nguồn thu NSNN đã không còn lệ thuộc nhiều vào dầu thô như trước đây, mặc dù vẫn giữ
được sự ổn định.
Hình 12: Cơ cấu nguồn thu NSNN 2003-2012 phân theo từng khu vực (% tổng thu)
Nguồn: Quyết toán NSNN (2003-2010) và Dự toán NSNN (2011-2012), Bộ Tài chính
Hình 13: Đóng góp vào GDP theo từng khu vực 2001-2010 (%)
25