Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Trình bày nội dung, những yêu cầu cụ thể và cơ sở triết học của nguyên tắc phát triển vận dụng nguyên tắc phát triển để xây dựng kế hoạch hoạt động cá nhân nhằm hoàn thiện nhân cách bản thân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (118.72 KB, 14 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH DOANH VÀ CÔNG NGHỆ HÀ NỘI

TIỂU LUẬN
TRIẾT HỌC MÁC – LENIN
Chủ đề 3:
Trình bày nội dung, những yêu cầu cụ thể và cơ sở triết học
của nguyên tắc phát triển. Vận dụng nguyên tắc phát triển để
xây dựng kế hoạch hoạt động cá nhân nhằm hoàn thiện nhân
cách bản thân.
Giảng viên hướng dẫn :
Tên

:

Lớp

:

Mã sinh viên

:


MỤC LỤC
LỜI CÁM ƠN................................................................................................................... 3
LỜI CAM ĐOAN............................................................................................................. 4
A. Mở đầu....................................................................................................................... 5
1. Lý do chọn đề tài............................................................................................... 5
2. Tính cấp thiết của đề tài..............................................................................5
B. Nội dung.................................................................................................................... 6
1. Định nghĩa về phát triển..............................................................................6


2. Nguyên lý về sự phát triển theo triết học Mac – Lenin...............7
3. Ý nghĩa phương pháp luận.......................................................................10
4. Vận dụng nguyên tắc phát triển để xây dựng hoạt động cá
nhân nhằm hoàn thiện nhân cách bản thân.........................................11
C. Kết luận.................................................................................................................. 13
TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................................14


LỜI CÁM ƠN
Trước khi đến với nội dung bài tiểu luận em xin gửi lời cám ơn sâu sắc
nhất đến cô giáo Hán Thị Hồng Liên đã giảng dạy giúp đỡ em nhiệt tình trong
suốt thời gian qua.


LỜI CAM ĐOAN
Bài tiểu luận là do bản thân em tự làm trong quá trình nghiên cứu tài liệu,
giáo trình và khơng tham khảo, sao chép bất kì nội dung của bài nào khác.


A. Mở đầu.
1. Lý do chọn đề tài.
Nguyên lý về sự phát triển của phép biện chứng duy vật phản ánh đặc
trưng phổ quát nhất của thế giới, mọi sự vật, hiện tượng trong thế giới khách
quan đều có sự vận động và phát triển.
Phát triển là những cái mới ra đời thay thế cái cũ, những vẫn trên cơ sở
kế thừa những hạt nhân hợp lý của cái cũ, cải tạo và phát triển chúng hợp lý để
nó trở thành điều kiện, tiền đề vững chắc cho cái mới phát triển nhanh, mạnh,
vững hơn.
Phát triển là đặc trưng phổ biến, phát triển là một tất yếu khách quan.
Hơn nữa mọi nhận thức và thực tiễn trong cuộc sống đều phát triển. Giống như

các kiểu và hình thức nhà nước trong lịch sử đã có sự phát triển, xuất hiện cái
mới phù hợp, hoàn chỉnh hơn. Nhận thấy ý nghĩa quan trọng của nguyên lý về
sự phát triển trong chủ nghĩa Mac – Lenin, em đã chọn đề tài số 3: “Trình bày
nội dung, những yêu cầu cụ thể và cơ sở triết học của nguyên tắc phát
triển. Vận dụng nguyên tắc phát triển để xây dựng kế hoạch hoạt động cá
nhân nhằm hoàn thiện nhân cách bản thân”.
2. Tính cấp thiết của đề tài.
Đề tài tiểu luận hướng đến việc nghiên cứu về sự phát triển trong triết
học Mác – Lenin đồng thời áp dụng vào thực tiễn việc xây dựng kế hoạch hoạt
động cá nhân nhằm hoàn thiện nhân cách bản thân. Đây là điều rất cần thiết để
phát triển bản thân mỗi chúng ta trong giai đoạn hiện nay.


B. Nội dung.
Trong cuộc sống, mọi sự vật hiện tượng luôn vận động, phát triển và tồn
tại theo một quy luật nhất định. Sự phát triển gắn liền với tính phổ thông của
mọi sự vật, sự việc, hiện tượng. Trong phép biện chứng duy vật, nguyên lý về
sự phát triển là một trong hai nguyên lý quan trọng, là cơ sở hình thành quan
điểm tồn diện. Phát triển là đặc trưng phổ biến, phát triển là một tất yếu khách
quan.
1. Định nghĩa về phát triển.
Có nhiều quan điểm về ” phát triển”, theo đó:
Theo quan niệm biện chứng sự phát triển là một quá trình tiến lên từ thấp
đến cao. Q trình đó diễn ra dần dần, nhảy vọt đưa tới sự ra đời của cái mới
thay thế cái cũ, không phải lúc nào sự phát triển cũng diễn ra theo đường
thẳng, mà rất quanh co, phức tạp, thậm chí có những bước lùi tạm thời.
Theo quan điểm biện chứng, sự phát triển là kết quả của quá trình thay đổi
dần dần về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất, là q trình diễn ra theo
đường xốy ốc và hết mỗi chu kì sự vật lặp lại dường như sự vật ban đầu
nhưng ở cấp độ cao hơn. Quan điểm biện chứng cũng khẳng định nguồn gốc

của sự phát triển nằm trong bản thân sự vật.
Theo quan điểm siêu hình phát triển chỉ là sự tăng lên, giảm thuần túy về
lượng, khơng có sự thay đổi gì về mặt chất của sự vật; hoặc nếu có sự thay
đổi nhất định về chất thì sự thay đổi ấy cũng chỉ diễn ra theo một vịng khép
kín, chứ khơng có sự sinh thành ra cái mới với những chất mới. Những
người theo quan điểm siêu hình xem sự phát triển như là một q trình tiến
lên liên tục, khơng có bước quanh có, phức tạp.


Phát triển cũng là quá trình phát sinh và giải quyết mâu thuẫn khách quan
vốn có của sự vật, hiện tượng; là quá trình thống nhất giữa phủ định các
nhân tố tiêu cực và kế thừa, nâng cao nhân tố tích cực từ sự vật, hiện tượng
cũ trong hình thái của sự vật, hiện tượng mới.
2. Nguyên lý về sự phát triển theo triết học Mac – Lenin.
Theo quan điểm duy vật biện chứng, phát triển có 4 tính chất cơ bản: tính
khách quan, tính phổ biến và tính đa dạng, phong phú.
Tính khách quan của sự phát triển được biểu hiện trong nguồn gốc của sự
vận động và phát triển. Đó là q trình bắt nguồn từ bản thân của sự vật,
hiện tượng là quá trình giải quyết mâu thuẫn của sự vật, hiên tượng đó. Tính
chất này là thuộc tính tất yếu khơng phụ thuộc vào ý thức con người.
Ví dụ: Hạt lúa, hạt đầu khi có nước, đất, chất dinh dưỡng, ánh sáng dù
khơng có con người nhưng nó vẫn phát triển.
Tính phổ biến của sự phát triển được thể hiện ở các quá trình phát triển
diễn ra trong một lĩnh vực tự nhiên, xã hội và tư duy; trong tất cả mọi sự vật
và hiện tượng trong quá trình, mọi giai đoạn của sự vật hiện tượng đó.
Trong mỗi q trình biến đổi đã có thể bao hàm khả năng dẫn đến sự ra đời
phù hợp với quy luật khách quan.
Trong tự nhiên : Tăng cường khả năng thích nghi cơ thể trước sự biến
đổi của mơi trường
Ví dụ: Người ở Miền Nam ra cơng tác làm việc ở Bắc thời gian đầu với

khí hậu thay đổi họ sẽ khó chịu nhưng dần họ quen và thích nghi.


Trong xã hội: Nâng cao năng lực chinh phục tự nhiên, cải tạo xã hội, tiến
tới mức độ ngày càng cao trong sự nghiệp giải phóng con người.
Ví dụ:  Mức sống của dân cư xã hội sau lúc nào cũng cao hơn so với xã
hội trước.
Trong tư duy : Khả năng nhận thức ngày càng sâu sắc, đầy đủ, đúng đắn
hơn với tự nhiên và xã hội.
Ví dụ: Trình độ hiểu biết của con người ngày càng cao so với trước đây.
Tính đa dạng, phong phú của sự phát triển được thể hiện ở chỗ: phát triển
là khuynh hướng phát triển của sự vật hiện tượng song mỗi sự vật hiện
tượng lại có q trình phát triển khơng giống nhau, tồn tại ở những thời
gian, không gian khác nhau, chịu những ảnh hưởng khác nhau và sự tác
động đó có thể làm thay đổi chiều hướng quá trình phát triển của sự vật, đơi
khi có thể làm sự vật, hiện tượng thụt lùi tạm thời.
Đồng thời trong quá trình phát triển của mình, sự vật cịn chịu sự tác
động của các sự vật, hiện tượng khác, của rất nhiều yếu tố, điều kiện. Sự tác
động đó có thể thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển của sự vật, đơi khi có
thể làm thay đổi chiều hướng phát triển của sự vật, thậm chí làm cho sự vật
thụt lùi.
Chẳng hạn, nói chung, ngày nay trẻ em phát triển nhanh hơn cả về thể
chất lẫn trí tuệ so với trẻ em ở các thế hệ trước do chúng được thừa hưởng
những thành quả, những điều kiện thuận lợi mà xã hội mang lại. Trong thời
đại hiện nay, thời gian công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước của các
quốc gia chậm phát triển và kém phát triển sẽ ngắn hơn nhiều so với các


quốc gia đã thực hiện chúng do đã thừa hưởng kinh nghiệm và sự hỗ trợ của
các quốc gia đi trước. Song vấn đề còn ở chỗ, sự vận dụng kinh nghiệm và

tận dụng sự hỗ trợ đó như thế nào lại phụ thuộc rất lớn vào những nhà lãnh
đạo và nhân dân của các nước chậm phát triển và kém phát triển.
Để khái qt nên tính chất biến hóa của sự vật, hiện tượng, Ăng-ghen đã
viết rằng:” Tư duy của nhà siêu hình chỉ dựa trên những phản đề tuyệt đối
khơng thể dung nhau được, họ nói có là có, khơng là khơng. Đối với họ, một
sự vật hoặc tồn tại hoặc không tồn tại, một hiện tượng không thể vừa là
chính nó lại là vừa cái khác, cái khẳng định và cái phủ định tuyệt đối bài trừ
nhau…. Ngược lại tư duy biện chứng là một tư duy mềm dẻo linh hoạt,
khơng cịn biết đến những đường ranh giới tuyệt đối nghiêm ngặt, đến
những cái “hoặc là”…. “hoặc là”… “vơ điều kiện” nữa (kiểu như: “hoặc là
có, hoặc là không”, hoặc tồn tại, hoặc không tồn tại”). Tư duy biện chứng
thừa nhận trong những trường hợp cần thiết bên cạnh cái “hoặc là”… hoặc
là” cịn có cả cái “vừa là…. Vừa là” nữa. Chẳng hạn, theo quan điểm biện
chứng, một vật hữu hình trong mỗi lúc vừa là nó, vừa khơng phải là nó, một
cái tên đang bay trong mỗi lúc vừa ở vị trí A lại vừa khơng ở vị trí A, cái
khẳng định và cái phủ định vừa loại trừ nhau vừa khơng thể lìa nhau được
Theo Lênin: Muốn thực sự hiểu được sự vật cần phải nhìn bao quát và
nghiên cứu tất cả các mặt, các mối liên hệ và “quan hệ gián tiếp” của sự vật
đó và ơng cũng cho rằng: Phép biện chứng địi hỏi người ta phải chú ý đên
tất cả các mặt của mối quan hệ trong sự phát triển cụ thể của những mối
quan hệ đó.


3. Ý nghĩa phương pháp luận.
Nguyên lý về sự phát triển là cơ sở lý luận khoa học để định hướng việc
nhận thức thế giới và cải tạo thế giới. Theo nguyên lý này, trong mọi nhận
thức và thực tiễn cần phải có quan điểm phát triển. Theo V.I.Lenin, “…
Logic biện chứng đòi hỏi phải xét sự vật trong sự phát triển, trong “sự tự
vận động”’…, trong sự biến đổi của nó”. Quan điểm phát triển địi hỏi phải
khắc phục tư tưởng bảo thủ, trì trệ, định kiến, đối lập với sự phát triển.

Theo quan điểm phát triển, để nhận thức và giải quyết bất cứ vấn đề gì
trong thực tiễn, một mặt cần phải đặt sự vật theo khuynh hướng đi lên của
nó vì vậy địi hỏi phải nhận thức được tính quanh co, phức tạp của sự vật,
hiện tượng trong quá trình phát triển của nó. Để nhận thức và giải quyết bất
cứ vấn đề gì trong thực tiễn, một mặt, cần phải đặt sự vật, hiện tượng theo
khuynh hướng đi lên của nó; mặt khác, con đường của sự phát triển lại là
một quá trình biện chứng, bao hàm tính thuận nghịch, đầy mâu thuẫn, vì
vậy, địi hịi phải nhận thức được tính quanh co, phức tạp của sự vật, hiện
tượng trong quá trình phát triển của nó, tức là cần phải có quan điểm lịch sử
– cụ thể trong nhận thức và giải quyết các vấn đề của thực tiễn, phù hợp với
tính chất phong phú, đa dạng, phức tạp của nó. Quan điểm phát triển góp
phần khắc phục tư tưởng bảo thủ, trì trệ, định kiến trong hoạt động nhận
thức và hoạt động thực tiễn. Với tư cách là những nguyên tắc phương pháp
luận, quan điểm toàn diện, quan điểm lịch sử – cụ thể, quan điểm phát triển
góp phần định hướng, chỉ đạo hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn
cải tạo hiện thực, cải tạo chính bản thân con người. Song để thực hiện được
chúng, mỗi người cần nắm chắc cơ sở lý luận của chúng nguyên lý về mối
liên hệ phổ biến và nguyên lý về sự phát triển, biết vận dụng chúng một
cách sáng tạo trong hoạt động của mình.


Từ đó có  thể rút ra được những bài học về sự phát triển như sau:
– Thứ nhất, cần tích cực, chủ động nghiên cứu tìm ra được những mâu
thuẫn trong mỗi sự vật, sự việc, hiện tượng để từ đó xác định được định
hướng phát triển và những biện pháp giải quyết phù hợp.
– Thứ hai, khi xem xét các sự vật, hiện tượng thì cần đặt sự vật hiện
tượng đó trong sự vận động và phát triển. Bởi sự vật khơng chỉ như là cái
mà nó đang có, đang hiện hữu trước mắt mà còn cần phải nắm được và hiểu
rõ được khuynh hướng phát triển, khả năng chuyển hóa của nó.
– Thứ ba, cần phải có sự nhìn nhận, đánh giá khách quan đối với sự vật

hiện tượng, không được dao động trước những quanh co, những phức tạp
của sự phát triển ở trong thực tiễn.
Kế thừa những thuộc tính, những bộ phận cịn hợp lý của cái cũ nhưng
đồng thời cũng phải kiên quyết loại quả những cái đã quá lạc hậu cản tở và
gây ảnh hưởng đến sự phát triển. Vì trong phát triển có sự kế thừa do đó cần
phải chủ động phát hiện, cổ vũ những cái mới, cái phù hợp từ đó có thể tìm
cách thúc đẩy để phát triển cái mới, để cái mới chiếm đóng vai trị chủ đạo.

4. Vận dụng nguyên tắc phát triển để xây dựng hoạt động cá nhân nhằm hoàn
thiện nhân cách bản thân.
Thứ nhất, nhằm hoàn thiện nhân cách của bản thân thì cá nhân em phải
cố gắng, nỗ lực học tập qua từng ngày. Học tập là hoạt động cơ bản nhất thể
hiện năng lực của bản thân. Việc học tập ở môi trường đại học đạt được kết
quả tốt là có nguyên nhân từ mục đích, tính chủ động, tích cực trong học tập


của bản thân. Việc học tập tốt sẽ giúp bản thân em được hoàn thiện hơn cả
về mặt kiến thức cũng như nhân cách của bản thân. Lí do bởi vì khi chúng ta
được học hành thì cách hành xử, đối nhân xử thế với mọi người xung quanh
sẽ đúng đắn hơn, chừng mực hơn, phải phép hơn.
Thứ hai là phải xây dựng thế giới quan, lập trường chính trị vững vàng.
Thế giới quan là toàn bộ những quan niệm, quan điểm của con người về thế
giới, về vai trò của con người trong thế giới mà chúng ta sinh sống. Xây
dựng thế giới quan cho bản thân là trang bị cho mình những kiến thức về thế
giới tự nhiên, xã hội và tư duy con người thông qua các nguyên lý, qui luật,
phạm trù cơ bản của chủ nghĩa Mac – Lenin. Việc nắm bắt, tiếp thu được
chủ nghĩa Mác – Lenin sẽ giúp em có cái nhìn bao quát, toàn diện và sâu sắc
hơn với các sự kiện, vấn đề xảy ra xung quanh bản thân, từ đó có hướng xử
lí đúng đắn, nhân văn hơn. Bên cạnh đó phải có lập trường vững vàng, để
khơng bị lay động bởi các thế lực xấu, bạn bè xấu lôi kéo rủ rê vào con

đường tội lỗi làm mất đi nhân cách của bản thân. Muốn được như thế thì bản
thân em phải rèn luyện, phấn đấu hàng ngày.
Cuối cùng là tích cực tham gia các hoạt động xã hội, giúp đỡ những
người có hồn cảnh khó khăn. Điều này là hết sức quan trọng vì một mặt
chúng ta có thể giúp đỡ những hồn cảnh khó khăn hơn mình, sau đó là rèn
luyện sự bền bỉ, chịu khó của bản thân khi đi các nơi xa xơi, khó khăn về
đời sống, kinh tế để hoạt động tình nguyện. Chính những điều nhỏ nhặt ấy
lại giúp chúng ta hoàn thiện nhân cách qua từng ngày, hoặc cũng có thể làm
từ những điều nhỏ nhất như dọn dẹp rác, vệ sinh xung quanh ta. Tất cả đều
khiến mình trở nên phát triển hơn về tư duy, suy nghĩ, hành động và nhân
cách ngày một tốt hơn.


C. Kết luận.
Xây dựng nhân cách là chủ đề tiểu luận rất thiết thực và ý nghĩa trong
bối cảnh hiện nay, khi mà có một bộ phận người dân trở nên suy đồi nhân
cách và đạo đức. Đề tài không chỉ góp phần khẳng định tính thời sự của lý
luận Mác – Lenin mà còn nêu lên được thực trạng, q trình xây dựng nhân
cách của sinh viên nói chung và bản thân em nói riêng để đáp ứng nhu cầu
của xã hội.
Con người được sinh ra nhưng nhân cách được hình thành. Việc hình
thành nhân cách ở mỗi con người là một quá trình liên tục, lâu dài và chịu
sự quy định của nhiều yếu tố, trong đó có tiền đề sinh học, hoàn cảnh sống
và các hoạt động, thói quen sinh hoạt của cá nhân là cơ bản. Đối với việc
xây dựng nhân cách sinh viên Việt Nam nói chung phù hợp với u cầu xã
hội địi hỏi phải dựa vào những cơ sở lý luận khoa học. Đó là phải dựa vào
tiền đề sinh học, hồn cảnh sống và hoạt động của cá nhân. Ngồi ra cũng
cịn phải tính đến các yếu tố khác như: tâm lý lứa tuổi, chức năng, nhiệm vụ
của sinh viên, yêu cầu xã hội… có như vậy thì xây dựng nhân cách cho sinh
viên mới đúng hướng, đúng mục tiêu và có hiệu quả.



TÀI LIỆU THAM KHẢO
-

Giáo trình Triết học Mác – Lenin – ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội.

-

Website: doc.edu.vn

-

/>


×