Tải bản đầy đủ (.pdf) (53 trang)

Bài giảng nâng cao nhận thức quản lý rừng cộng đồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (677.73 KB, 53 trang )

NÂNG CAO NHẬN THỨC
QUẢN LÝ RỪNG CỘNG ĐỒNG

Nam Đông, tháng 7/2020


CÁC NỘI DUNG

1. Các khái niệm liên quan đến quản lý rừng cộng đồng
2. Tổ chức bộ máy quản lý rừng cộng đồng
3. Thực hiện Quy ước quản lý, bảo vệ và phát triển rừng cộng
đồng.
4. Lập kế hoạch quản lý bảo vệ và phát triển rừng
5. Tổ chức tuần tra bảo vệ rừng
6. Phát triển rừng cộng đồng


Phần 1
CÁC KHÁI NiỆM LIÊN QUAN ĐẾN CÁC HOẠT
ĐỘNG QUẢN LÝ RỪNG CỘNG ĐỒNG


• Cộng đồng bao gồm cộng đồng dân cư thôn và nhóm hộ gia
đình.
• Rừng cộng đồng là rừng tự nhiên do Nhà nước giao cho cộng
đồng quản lý, bảo vệ, sử dụng và phát triển (QĐ 62/2019/QĐUBND)



Quản lý rừng cộng đồng (QLRCĐ) là một phương thức quản lý
rừng hướng đến nâng cao năng lực và tăng cường sự hợp tác


cho cộng đồng và bên liên quan nhằm quản lý tài nguyên bền
vững và góp phần nâng cao đời sống các cộng đồng.


• Ban giám sát rừng cộng đồng là tổ chức do cộng đồng dân cư
bầu chọn dưới sự chủ trì của Ban công tác Mặt trận thôn để
thực hiện việc giám sát các hoạt động liên quan đến quản lý,
bảo vệ và phát triển rừng cộng đồng.

• Ban quản lý rừng cộng đồng là tổ chức do cộng đồng tự thành
lập để điều hành các hoạt động có liên quan đến quản lý, bảo
vệ và phát triển rừng cộng đồng



• Kế hoạch quản lý, bảo vệ và phát triển rừng hằng năm là kế
hoạch về các hoạt động lâm nghiệp trong một năm của cộng
đồng trên cơ sở Phương án quản lý rừng bền vững.
• Quy ước bảo vệ và phát triển rừng của cộng đồng là quy ước

do cộng đồng được giao rừng lập nhằm mục đích quản lý, bảo
vệ, phát triển và sử dụng rừng theo quy định của pháp luật và
Quy chế này.


Phần 2
TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ
RỪNG CỘNG ĐỒNG



Ban giám sát
cộng đồng

Ban quản lý rừng
cộng đồng

Tổ quản lý bảo
vệ rừng

Thành viên

Thành viên

Tổ quản lý bảo
vệ rừng

Thành viên

Thành viên


Chức năng nhiệm vụ của Ban giám
sát cộng đồng
Ban giám sát rừng cộng đồng gồm 2 thành viên: 01 trưởng ban
do bí thư chi bộ thơn phụ trách và 01 ban viên do cán bộ mặt
trận thôn phụ trách.
Chức năng và nhiệm vụ

• Giám sát tất cả các hoạt động của cộng đồng liên quan đến
công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.

• Thực hiện giám sát độc lập các hoạt động: QLBV và PT rừng
cộng đồng; thu, chi kinh phí tài chính của cộng đồng; tham

gia, phối hợp xác minh các vụ việc vi phạm Quy ước và các
hoạt động khác liên quan đến QLBV và PT rừng cộng đồng.


Chức năng nhiệm vụ của BQL rừng
cộng đồng
BQLRCĐ gồm có 04 thành viên: 01 Trưởng ban; 01 Phó trưởng

ban; 01 Kế toán; 01 Thủ quỹ kiêm thư ký (chịu trách nhiệm
quản lý Quỹ phát triển rừng cộng đồng).
Chức năng nhiệm vụ:
• Xây dựng và triển khai thực hiện Phương án quản lý rừng bền
vững; Kế hoạch quản lý, bảo vệ và phát triển rừng hằng năm;
• Xây dựng và thực hiện kế hoạch tuần tra, bảo vệ rừng;


Chức năng nhiệm vụ của BQL rừng
cộng đồng
• Xây dựng kế hoạch sử dụng nguồn kinh phí của cộng đồng
và thực hiện kế hoạch sử dụng kinh phí sau khi được cộng
đồng thảo luận, thơng qua;
• Đại diện cho cộng đồng tham gia phối hợp với chính quyền

địa phương, các tổ chức, đơn vị trong công tác quản lý, bảo
vệ và phát triển rừng;
• Đại diện cộng đồng tổ chức huy động các nguồn vốn, kinh phí
từ các tổ chức, cơ quan phục vụ công tác quản lý, bảo vệ và


phát triển rừng;


Chức năng nhiệm vụ của BQL rừng
cộng đồng
• Định kỳ tổ chức các sự kiện:
➢ Tổ chức hội nghị sơ kết công tác quản lý bảo vệ rừng.
➢ Tổ chức Hội nghị tổng kết công tác quản lý bảo vệ rừng,
mời đại diện UBND xã và các cơ quan đơn vị có liên quan

đến tham dự.
• Xử lý các trường hợp vi phạm trong nội bộ Ban quản lý rừng
cộng đồng và các Tổ quản lý bảo vệ rừng.
• Báo cáo kết quả thực hiện công tác quản lý, bảo vệ và phát
triển rừng định kỳ hoặc đột xuất cho Ủy ban nhân dân cấp xã,

cơ quan Kiểm lâm khi có yêu cầu .


Chức năng nhiệm vụ của Tổ quản lý
bảo vệ rừng cộng đồng
Tổ quản lý bảo vệ rừng: là những tổ được BQLRCĐ phân chia

các thành viên trong cộng đồng, mỗi tổ có từ 8-12 thành viên.
Chức năng và nhiệm vụ:
• Thực hiện các hoạt động quản lý, bảo vệ và phát triển rừng
theo sự chỉ đạo của Ban quản lý rừng cộng đồng.
• Định kỳ hoặc đột xuất tổ chức tuần tra bảo vệ rừng, ghi chép
lại đầy đủ những thông tin vào sổ nhật ký sau mỗi đợt tuần tra

rừng.


Chức năng nhiệm vụ của Tổ
quản lý bảo vệ rừng cộng đồng
• Lập sơ đồ đường đi vào rừng và các khu vực nhạy cảm.
• Lồng ghép hoạt động chăm sóc ni dưỡng rừng trong q
trình tuần tra.
• Ngăn chặn các trường hợp xâm hại đến rừng.
• Phát hiện những đối tượng ngoài địa bàn xâm nhập vào rừng
khai thác rừng trái phép thì phải báo cáo ngay cho Ban quản

lý rừng cộng đồng để kịp thời xử lý.


Chức năng nhiệm vụ của thành viên
quản lý bảo vệ rừng
Thành viên là những hộ gia đình sinh sống trong thơn.

Chức năng và nhiệm vụ:
• Tham gia tất cả các cuộc họp thôn về xây dựng kế hoạch và
các hoạt động quản lý bảo vệ phát triển rừng cộng đồng.
• Chấp hành quy chế và quy ước quản lý bảo vệ và phát triển
rừng đã xây dựng.
• Tham gia vào các Tổ tuần tra bảo vệ rừng khi được phân

công. Ngăn chặn các trường hợp vi phạm quy chế, quy ước
quản lý bảo vệ rừng của cộng đồng.



Chức năng nhiệm vụ của thành viên
quản lý bảo vệ rừng
• Đóng góp ngày cơng lao động để thực hiện các biện pháp
bảo vệ và trồng phát triển rừng của cộng đồng.
• Giám sát việc thực hiện của Ban quản lý rừng cộng đồng và
Tổ quản lý bảo vệ rừng.
• Tham gia tố giác các trường hợp vi phạm về các quy định

quản lý bảo vệ rừng và Quy ước quản bảo vệ rừng của cộng
đồng.


Phần 3
THỰC HiỆN QUY ƯỚC QUẢN LÝ BẢO VỆ VÀ
PHÁT TRIỂN RỪNG CỘNG ĐỒNG


1- Quy định về đốt thực bì để làm rẫy.
• Khi phát rẫy phải phát dọn thực bì, làm đường băng cản lửa, cách
bìa rừng từ 10 m đên 15 m. Trước khi đốt phải báo cáo cho trưởng
BQL rừng cộng đồng và UBND xã, kiêm lâm địa bàn biết để kiểm

tra; tuyệt đối khơng cho đốt thực bì trong những ngày nắng nóng
có cấp dự báo cháy rừng từ cấp 3 trở lên.
• Đốt vào buổi sáng lúc 8-9 giờ, không được đốt vào buổi trưa và

chiều tối; khi đôt phải chuẩn bị lực lượng và dụng cụ chữa cháy,
đốt xong phải dập lửa tắt hoàn toàn mới ra về;
• Thâm canh trên đất nương rẫy cần áp dụng các biện pháp nông


lâm kết hợp


2 - Quy định về phịng cháy, chữa cháy
rừng
• Mọi người dân trong thơn cần nâng cao ý thức phịng cháy,
chừa cháy rừng, không được đốt lửa trong rừng với các mục
đích cá nhân như: đốt tổ ong, nấu nướng ...
• Khi phát hiện có cháy rừng xảy ra phải kịp thời báo cho

trưởng thôn đồng thời tham gia chữa cháy rừng.
• Khi nghe báo động cháy rừng, mọi thành viên trong cộng
đồng phải kịp thời tham gia chữa cháy; Khi tham gia chữa
cháy phải mang theo dụng cụ chữa cháy.


3 - Quy định về khai thác, mua bán,
vận chuyển lâm sản
• Nghiêm cấm các hành vi khai thác, mua bán vận chuyển lâm
sản trái phép.
• Việc khai thác lâm sản của cộng đồng phải tuân thủ theo kế
hoạch quản lý rừng 5 năm, đã được cấp có thấm quyền phê

duyệt và phải đóng phí theo quy định của Cộng đồng
• Khai thác lâm sản vào mục đích gia dụng phải làm đơn xin và
được cấp có thẩm quyền phê duyệt mới được khai thác.


4- Quy định về việc chăn thả gia súc.


• Tồn dân trong cộng đồng thôn không được chăn thả gia súc
gây ảnh hường đến rừng mới trồng, rừng mới trồng dặm,
rừng cộng đồng thơn và các lồi cây trồng của hộ gia đình
trong thơn.


5 - Qui định về bảo vệ động vật rừng

• Người dân trong thôn không được săn bắt, bẫy động vật rừng
hoang dã trong phạm vi rừng cộng đồng quản lý và khu vực
lân cận.

• Việc săn bắt động vật rùng nhằm mục đích đế nghiên cứu
khoa học phải được phép của cơ quan có thẩm quyền.


6 - Xây dựng Quỹ bảo vệ phát triển
rừng của cộng đồng
• Qũy quản lý, bảo vệ và phát triển rừng của cộng đồng xây
dựng trên cơ sở được bàn bạc, thống nhất của nhân dân
trong cộng đồng,
• Các nguồn thu xây dựng Quỹ gồm: các chương trình dự án,

chương trinh chi trả dịch vụ mơi trường rừng, đóng góp của
cộng đồng và các khoản thu khác.
• Việc quản lý, sử dụng quỹ bảo vệ rừng của cộng đồng thôn
phải tuân theo các quy định trong Quy chế quản lý Quỹ bảo

vệ và phát triển rừng của cộng đồng.



7 - Trách nhiệm và nghĩa vụ của mọi
người dân trong cộng đồng thơn
• Phải tn thủ và thực hiện đầy đủ các quy định về QLBV và khai
thác rừng theo Quy ước BV và PT rừng của cộng đồng và các quy

định pháp luật.
• Ln nâng cao ý thức bảo vệ rừng, việc khai thác, sử dụng lâm sản
phải đảm bảo khơng gây thiệt hại đến rừng.
• Khi phát hiện các hành vi xâm hại rừng thì phải có trách nhiệm

ngăn chặn kịp thời, thông báo cho BQLRCĐ, UBND xã, đồng thời
phối hợp, tổ chức bắt giữ và lập biên bản đề xuất hướng xử lý
• Khi phát hiện cháy rừng phải nhanh chóng thơng báo cho BQL

RCĐ và cùng với mọi người dân trong thôn tham gia dập lửa nhằm
hạn chế thiệt hại do cháy rừng gây ra.


7 - Trách nhiệm và nghĩa vụ của mọi
người dân trong cộng đồng thơn (TT)
• Các hộ gia đình phải đóng góp ngày cơng lao động trong việc
bảo vệ và phát triển rừng khi có u cầu của cộng đồng.
• Nếu hộ nào khơng tham gia lao động thì phải nộp tiền
150.000 đồng/cơng.

• Hộ nào khơng thực hiện các qui định của cộng đồng thì
khơng được hưởng các khoản như: Khai thác lâm sản để sử
dụng trong gia đình, hưởng các thù lao, xét khen thưởng các
hoạt động ưu tiên.

• Mọi người dân trong cộng đồng nghiêm túc thực hiện và chấp

hành các hình thức xử lý và qui định của cộng đồng.


×